Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại

107 0 0
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING          ***         ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại Giảng viên hướng dẫn: Thạc sỹ Đặng Phương Linh Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2023 1 LỜI MỞ ĐẦU Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự gia tăng số lượng người sử dụng Internet và sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử đã đem tới cho người tiêu dùng cách thức mới để mua sắm các sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện Và một trong số những sự tiện lợi mới ấy chính là dịch vụ thanh toán điện tử Với hàng nghìn website mua bán lớn nhỏ khác nhau, hàng triệu mặt hàng sản phẩm lẫn dịch vụ được bày bán trên sàn thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử đều được tích hợp vào quá trình thanh toán sản phẩm Sự phát triển mạnh mẽ của loại hình thanh toán này đã thu hút rất nhiều tầng lớp người tiêu dùng sử dụng trên khắp cả nước, đặc biệt là sau khoảng thời gian đại dịch Covid-19 ( năm 2020 - 2022) Đây là cú huých thúc đẩy thanh toán online phát triển bùng nổ Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, đòi hỏi phải nâng cao hoạt động thanh toán điện tử để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc mua hàng Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn các hình thức thanh toán điện tử đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, giúp khách hàng dễ dàng giao dịch vào bất cứ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu; thanh toán không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Đặc biệt hơn khi hình thức thanh toán này hướng tới tập khách hàng trẻ là mục tiêu chính để phát triển Nhóm tác giả đã dựa vào tệp khách hàng mục tiêu của thương mại điện tử để đề xuất và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán điện tử của sinh viên trường đại học Thương mại” Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết để các doanh nghiệp phát triển hình thức thanh toán này trong bối cảnh thị trường đầy tiềm năng nhưng còn nhiều thách thức và rủi ro Tuy đối tượng được nghiên cứu trong đề tài chỉ là một số lượng nhỏ, nhưng cũng phần nào cho thấy những suy nghĩ và băn khoăn của giới trẻ khi sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến trong việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài kiến nghị những hàm ý quản trị giúp cho các doanh nghiệp sở hữu nền tảng thanh toán trực tuyến có những chiến lược phát triển, mở rộng phù hợp với thực tế và thị hiếu của người tiêu dùng Với những điều kiện tiến hành nghiên cứu và năng lực bản thân vẫn còn những hạn chế, nhóm tác giả nghiên cứu chuyên đề khoa học có thể không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý ban giám khảo, các thầy cô và các vị độc giả! Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2023 Nhóm thực hiện đề tài 2 Danh sách nhóm thực hiện STT Họ và Tên Lớp hành Mã sinh viên SĐT chính 1 Phạm Hồng Ngọc K57C2 21D120033 088 8088 063 (Nhóm trưởng) 2 Lê Thị Quỳnh K57C3 21D120197 086 8286 864 21D120029 097 4108 668 3 Lê Trần Phương Ngân K57C3 21D300005 037 5290 970 21D120030 4 Nguyễn Quỳnh Chi K57LQ2 5 Doãn Lê Bảo Ngọc K57C4 3 Mục lục TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 0 KHOA MARKETING 0 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 8 1.2 Câu hỏi nghiên cứu: 10 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 10 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu: 10 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: 10 1.3.3 Khách thể nghiên cứu: 10 1.4 Mục tiêu nghiên cứu: 10 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu: 11 a) Ý nghĩa về mặt lý luận: 11 b) Ý nghĩa về mặt thực tiễn: 11 2.1 Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử: 13 2.1.1 Lý thuyết về thanh toán điện tử: 13 2.1.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử: 13 2.1.1.2 Đặc điểm của thanh toán điện tử: 13 2.1.1.3 Lợi ích của thanh toán điện tử: 14 2.1.1.4 Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay: 14 1 Cổng thanh toán điện tử: 14 a) Khái niệm: 14 b) Phân loại: 14 c) Quy trình: 15 2 Mobile banking/ QR code: 16 a) Khái niệm: 16 b) Quy trình: 16 3 Thẻ thanh toán: 16 a) Khái niệm: 16 b) Phân loại: 16 c) Quy trình: 17 4 Chuyển khoản điện tử: 17 a) Khái niệm: 17 b) Phân loại: 17 c) Quy trình: 18 5 Ví điện tử: 19 a) Khái niệm: 19 4 b) Quy trình: 19 2.1.2 Hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam: 20 2.1.3 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng và quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng: 21 1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng: 21 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: 21 2 Quyết định mua của người tiêu dùng: 23 2.1.4 Các mô hình lý thuyết: 25 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975): 25 2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM): 26 3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB): 26 2.2 Tổng quan nghiên cứu: 28 2.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước: 28 2.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới: 29 2.2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu: 33 Mô hình nghiên cứu: 33 Giả thuyết nghiên cứu: 33 2.2.3.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu: 34 2.2.4 Thang đo các biến trong mô hình: 37 2.2.5 Ký hiệu thang đo 40 3.1 Phương pháp nghiên cứu 45 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 45 3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: 45 ● Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm: 46 a Nội dung phương pháp: 46 b Định nghĩa các loại biến trong thực nghiệm: 46 c Quy trình thực hiện: 47 3.1.3 Phương pháp phân tích 48 ❖ Phân tích nhân tố: 49 Các tiêu chuẩn trong phân tích nhân tố: 49 ❖ Phương pháp phân tích hồi quy: 50 ● Quy trình phân tích dữ liệu: 51 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 53 4.1.1 Thống kê mô tả với các thông tin cá nhân 53 4.2 Phân tích thống kê mô tả với các biến 57 4.2.1 Mức độ đánh giá của sinh viên trường Đại học Thương mại về các yếu tố 57 - Yếu tố Mức độ hữu ích: 59 - Yếu tố Mức độ tiện lợi: 60 5 - Yếu tố Mức độ dễ làm quen: 60 - Yếu tố Mức độ nhận diện: 60 - Yếu tố Khả năng chấp nhận thanh toán: 61 - Yếu tố Mức độ bảo mật: 61 - Yếu tố Nhận thức rủi ro: 61 - Yếu tố Chương trình ưu đãi: 61 - Yếu tố Chính sách hỗ trợ: 61 - Yếu tố Quyết định sử dụng phương thức thanh toán online: 62 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ( Cronbach’s Alpha) 62 4.3 Phân tích nhân tố khám phá 66 1.Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập: 66 ● Phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất: 66 ● Phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai: 73 2.Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc: 79 3.Phân tích hồi quy và tương quan 81 ● Phân tích tương quan: 81 ● Phân tích hồi quy tuyến tính bội: 83 ● Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư: 83 ● Đồ thị tần số phần dư chuẩn hóa: 84 ● Đồ thị phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot: 85 ● Đồ thị Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính: 86 ● Ý nghĩa của hệ số hồi quy: 86 4.4 Thảo luận kết quả hồi quy 87 1 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa: 87 2 Hệ số hồi quy chuẩn hóa: 88 3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: 89 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu: 91 5.2 Kết luận về các kết quả nghiên cứu 93 5.3 Đề xuất 93 -Đối với các cơ quan hữu quan: 93 -Đối với các bên cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử: 94 -Đối với người sử dụng thanh toán điện tử: 95 5.4 Đóng góp của đề tài 95 5.5 Hạn chế của nghiên cứu 96 PHỤ LỤC 98 PHIẾU KHẢO SÁT 98 I Thông tin chung: 98 6 II Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thanh toán điện tử: 98 III Kết thúc và cảm ơn: 107 7 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời đại nở rộ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen sinh hoạt của mỗi người Mỗi cá nhân, vì vậy, cũng cần có những thay đổi cần thiết để bắt kịp được xu thế của cộng đồng, rộng hơn là phạm vi toàn cầu Có thể coi việc chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang các hình thức thanh toán online là một minh chứng điển hình Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới khi người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán điện tử cho hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày Tại Thụy Điển, kết quả các nghiên cứu được tiến hành cho thấy: tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế, đồng nghĩa với việc người dân Thụy Điển rất ít giao dịch bằng tiền mặt và tiến hành thanh toán bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển (với gần 2,4 tỷ giao dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong năm 2013, so với 213 triệu giao dịch trước đó 15 năm) Dữ liệu từ WorldPay từ FIS (Fidelity National Information Services Inc) cho thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thị phần thanh toán di động lớn nhất; trong đó có tới 44% các giao dịch được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tại POS (điểm bán hàng) thông qua điện thoại thông minh thay vì dùng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ Tỷ lệ này ghi nhận tại các gian hàng trực tuyến lên tới 69% Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã có tác động rõ rệt đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn cầu Số liệu của CPMI (Ủy ban Thanh toán và Hạ tầng Thị trường thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế) cho thấy tổng giá trị của các khoản thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ ở cả khu vực kinh tế tiên tiến (AE) và khu vực thị trường mới nổi và đang phát triển (EMDE) Số liệu trong giai đoạn 2012 – 2020 cho thấy, tỷ trọng giữa giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng GDP đều tăng ở cả hai khu vực, từ 60% lên 62% ở khu vực AE và tăng từ 57% lên gần 60% ở khu vực EMDE; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên 1.000 dân cũng tăng 100% ở cả hai khu vực 8 Hình 1 Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2012- 2020 (Nguồn: BIS tổng hợp) Tại Việt Nam, trong báo cáo chi tiết của Bộ Công Thương trong những năm trở lại đây, nhiều người tiêu dùng có thói quen mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại có xu hướng chuyển đổi từ việc thanh toán truyền thống (thanh toán tiền mặt) thành thanh toán điện tử Ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng - điều đó đồng nghĩa với việc kéo theo sự phát triển của thanh toán điện tử: các nghiên cứu khoa học trước cho thấy 90% hàng hóa và dịch vụ được mua trên các sàn điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, ) được thanh toán online thông qua thẻ ngân hàng Trong 90 triệu người Việt Nam, số người sử dụng internet chiếm 49%, số người sử dụng internet thông qua thiết bị điện thoại chiếm 34%, chính vì thế Việt Nam được coi là một trong các thị trường béo bở trong khu vực Châu Á để các doanh nghiệp có thể phát triển thương mại điện tử và các phương thức thanh toán điện tử Ngoài ra, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã còn được áp dụng nhiều trong các dịch vụ công ở Việt Nam như: thu thuế điện tử, nộp viện phí, học phí, tiền điện, nước… Khi thu hẹp phạm vi nghiên cứu ở trường Đại học Thương mại, chúng ta đều thấy được sự tiện lợi và nhanh chóng của việc thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng nói chung Thanh toán online đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng: là một công cụ, phương tiện thanh toán văn minh, hiện đại; giúp kiềm chế lạm phát và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, xã hội ngày nay Sinh viên sẽ không còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm mua các sản phẩm, dịch vụ: Thanh toán online giúp cho việc mua sắm, thanh toán dịch vụ, thuận tiện hơn khi có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào; không cần phải chen lấn, xô đẩy, từ đó rút ngắn thời gian để thực hiện giao dịch Các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trước đó như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và Huỳnh Anh Phúc về “Chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng xã hội trong sự chấp nhận thanh toán điện tử” (2017), cho thấy quyết định lựa chọn các phương thức thanh toán online tỉ lệ thuận với các yếu tố sau: ảnh hưởng xã hội, chất 9

Ngày đăng: 25/03/2024, 23:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan