Và sau buổi học đó tôi đã biết tới 6 học thuyết nói về tạo động lực ở môi trường làm việc từ giáo trình Quản trị nhân lực và bài giảng của thầy.. Sau khi học xong tôi đã biết, vì những n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN Học phần: Quản trị nhân lực
Đề: Bài luận liên hệ bản thân liên quan tới 3 hoạt động Quản trị nguồn nhân
lực theo chiến lược DIEP
Họ và tên sinh viên: Lưu Ngọc Hải
Lớp học phần: NLQT1103(123)_11-Quản trị nhân lực
MSV: 11222017
Trang 2REFLECTION ESSEY 2: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 5 REFLECTION ESSEY 3: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 7
Trang 3REFLECTION ESSEY 1 TOPIC: TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
INTRODUTION
Động lực trong một con người rất là quan trọng để làm bất cứ điều gì, và nhất là trong lao động nó là một yếu tố rất là quan trọng quyết định năng suất, hiệu quả lao động “Động lực là yếu tố quyết định thành công của bất kì tổ chức nào” (Peter F Drucker) Động lực luôn là động cơ vĩnh cửu cho cỗ máy sinh học con người
BODY
D – Describe:
Sau những bài giảng mới đây tôi học được với thầy Nguyễn Đức Kiên Tôi đã có một góc nhìn mới về động lực, tưởng chưa bao giờ ngỡ từng suy nghĩ sâu xa xem lí
do, động lực để mỗi người đi làm hằng ngày là gì? Vì tiền lương, vì đam mê, vì công danh,…? Và sau buổi học đó tôi đã biết tới 6 học thuyết nói về tạo động lực ở môi trường làm việc từ giáo trình Quản trị nhân lực và bài giảng của thầy Và ấn tượng nhất đối với tôi và cũng là học thuyết thầy giảng kĩ nhất chính là – học thuyết Maslow
I – Interpret:
Đây là một học thuyết được xây dựng theo hình kim tự tháp, từ dưới đáy đi lên là những nhu cầu cơ bản nhất của con người như ăn uống, hít thở,… và càng lên tới đỉnh nhu cầu được thể hiện của con người càng cao Tháp nhu cầu của Maslow được sắp xếp như sau Sinh lý – An toàn – Xã hội – Tôn trọng – Tự hoàn thiện Học thuyết này được sử dụng để hiểu rõ động lực của con người Nó giúp chúng ta thúc
Trang 4Sau khi học xong tôi đã biết, vì những người hay nghỉ việc chính là do công ty đó chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, nhất là nhu cầu sinh lý, thời đại càng phát triển nhu cầu sinh lí càng cao, không hề gói gọn lại, do đó cần phải nhìn nhận, phân tích
và thay đổi làm sao để có thể giữ chân nhân viên Và từ đây tôi cũng có thể dựa vào đây để phân tích xem công ty nào đang thấu hiểu và phát triển môi trường để tạo nguồn động lực cho nhân viên tốt nhất
P – Plan:
Trong cuộc sống này hẳn ai cũng sẽ có những lúc gục ngã, chán nản, mất động lực Nhưng khi hiểu được nguồn kiến thức ấy, tôi có thể tự tìm hiểu nhu cầu của bản thân, tự tạo động lực cho bản thân, thúc đẩy nó và cả của những người khác Hay đơn giản là trong khi làm việc nhóm, học thuyết Maslow giúp ta hiểu được tâm lý mọi người hơn, từ đó nhiều vấn đề sẽ nó chìa khoá để giải đáp Và cuộc sống không thể thiếu mất động lực được, không động lực bạn sẽ dậm chân tại chỗ, động lực chính là động cơ, là sức mạnh để “đẩy” bạn đi thật xa và có một cuộc sống ý nghĩa
CONCLUSION
Động lực cho người lao động là những yếu tố quan trọng thúc đẩy họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả và có ý nghĩa Điều này có thể bao gồm sự hứng khởi với mục tiêu cá nhân, niềm đam mê với công việc, sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và sự công nhận công bằng về thành tựu lao động.Tổng kết lại, những kiến thức mà tôi
đã học được giúp tôi có nhìn nhận sâu sắc hơn về những vấn đề này, dẫn lối cho tôi
về tư duy logic trong cuộc sống và những trả nghiệm thực tế của bản thân tôi Nó
sẽ giúp ích trong việc học tập và công việc sau này của tôi
Trang 5REFLECTION ESSEY 2 TOPIC: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
INTRODUCTION
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi nhất mang tới sự thành công của doanh nghiệp Sau tuần học vừa qua, tôi đã có thêm những kiến thức mới mẻ, những phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và tổ chức, đánh giá hiệu quả? Trước đó, tôi vẫn hay thắc mắc, mỗi doanh nghiệp đều có những văn hoá, sản phẩm, mục tiêu riêng Vậy, họ thiết kế nên những chương trình đào tạo như thế nào cho cả hàng trăm, hàng ngàn người để họ có thể phát triển góp sức cho doanh nghiệp
BODY
D – Describe:
Vấn đề đào tạo là cốt lõi trong vấn đề của doanh nghiệp Trong lĩnh vực đào tạo có rất nhiều vấn đề cần phải nhắc tới, trải qua rất nhiều bước, và mỗi bước đều rất quan trọng Nhưng tôi có ấn tượng nhất với vấn đề - Đánh giá hiệu quả học tập Đây là hệ thống mà doanh nghiệp thống kê lại kết quả đào tạo cho nhân viên Để dựa trên đó có thể đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo của doanh nghiệp, hiệu quả khi ứng dụng vào thực tế ra sao
I – Interpret:
Nhìn chung, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động cực kì quan trọng giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình phát triển nhân viên trong công ty, từ đó xây dựng, cái tiến các phương án đào tạo và phát triển
Trang 6nhưng cơ bản đều phải nắm bắt 3 bước: Xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo Cần tạo điều kiện tốt nhất để có được những nguồn nhân lực chất lượng cao, phải chú trọng đến môi trường đào tạo, chất lượng kiến thức, giảng viên,… và quan trọng nhất là hiệu quả áp dụng vào công việc tới đâu
P – Plan:
Qua chương này, nhìn nhận bản thân trong tương lai rồi cũng sẽ gia nhập vào thị trường lao động, hiện tại đang ngồi trong ghế học của nhà trường – cũng là một phương thức đào tạo cơ sở nhân lực cho đất nước Do đó bản thân cần phải cố gắng hơn nữa, để có thể tiếp thu khối kiến thức khổng lồ sắp tới, và những kiến thức ở chương này đã giúp tôi có một góc nhìn khách quan hơn về đào tạo nhân lực, không chỉ đơn thuần là cần cái gì – dạy cái đó Mà còn phải xét thêm nhiều những yếu tố khách quan Bản thân tôi là sinh viên chuyên nghành Quản trị Kinh doanh, cảm thấy chương này rất hữu ích đối với tôi trong công việc và cuộc sống tương lai sau này
CONCLUSION
Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một việc không thể thiếu “Đào tạo là một khoản đầu tư tốt nhất mà một tổ chức có thể thực hiện” – Peter F, Drucker Câu nói này của ông nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo nhân lực gắn liền với sự phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp Đào tạo mang lại kiến thức, kỹ năng và thái độ của người làm việc, từ đó cải thiện hiệu suất công việc năng suất lao động và sự hài lòng của nhân viên
Trang 7REFLECTION ESSEY 3 TOPIC: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
INTRODUTION
Trước hết ta cần có khái niệm về công việc Cũng có nhiều khái niệm khác nhau về công việc Ta có thể chấp nhận khái niệm về công việc như sau: “Công việc bao gồm một số công tác cụ thể mà một tổ chức phải hoàn thành nhằm đạt được mục tiêu của mình” Như vậy: “Phân tích công việc là quá trình thu thập các thông tin liên quan đến công việc một cách có hệ thống” Phân tích công việc được tiến hành nhằm để xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách tốt nhất
BODY
D – Describe:
Tôi học môn học Quản trị nhân lực với thầy Nguyễn Đức Kiên Ngay từ những buổi học đầu tiên, thầy dạy cho chúng tôi về những thứ tưởng chừng như không liên quan đến môn học, ngay buổi đầu tiên tôi đã thắc mắc phải chăng mình đã vào nhầm lớp? Chúng tôi được học về định nghĩa, về tư duy khác biệt, tư duy phản biện,… và tôi đã được biết rằng sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp được hình thành từ con người Càng ngày tôi càng nhận ra những thứ được học ở những buổi học ban đầu không hề phung phí, thầy đang thay đổi cách chúng tôi nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống, về tam quan (nhân sinh quan, thế giới gian và giá trị quan)
và tư duy cụ thể các sự việc
I – Interpret:
“Phân tích công việc là việc đầu tiên mà tất cả các nhà quản trị nhân sự đều phải biết và thành thục” (Giáo trình QTNL, 2012) Để làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ
Trang 8cấp của họ, chỉ cần các ứng cử viên có một tấm bằng từ một ngôi trường danh giá,
họ đã có cơ hội rất cao được lựa chọn vào công ti, Tuy nhiên, sau khi học về phân tích công việc, tôi nhận ra rằng để trở thành nhân viên của một công ti cần rất nhiều yếu tố khác nhau như kĩ năng, kinh nghiệm, phẩm chất,… Đồng thời, việc tạo ra một bản mô tả công việc không hề dễ dàng Để tạo ra một bản mô tả công việc hoàn hảo cần tới sự tỉ mỉ trong phân tích công việc cũng như sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau
P – Plan:
Trước khi được tiếp xúc với kiến thức về phân tích công việc, tôi đã luôn tự hỏi: Làm thế nào để biết rằng công ty cần những người như thế nào và làm sao để biết rằng bản thân mình phù hợp với một công việc cụ thể nào đó Nhưng sau khi học chương này, việc tìm kiếm thông tin một bản mô tả công việc của 1 công ty, và tìm hiểu kĩ về nó Tôi có thể hiểu rõ hơn về những yêu cầu của công việc này, biết được những thứ mình đang thiếu, từ đó tôi phải buộc trau dồi phát triển bản thân Ngoài ra, với bản mô tả công việc ấy, tôi có thể xem bản thân có thể phù hợp với công việc nào
CONCLUSION
Phân tích công việc là một hoạt động quan trọng trong quản trị nhân lực Phân tích công việc giúp doanh nghiệp xác định rõ bản chất của từng công việc, từ đó xây dựng các hoạt động quản trị nhân lực phù hợp Để phân tích công việc hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phù hợp, thu thập thông tin từ nhiều nguồn và đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin thu thập được
Trang 9PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS Nguyễn Vân Điềm (2012) Giáo trình Quản trị nhân lực Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Cuốn Management: Tasks, Responsibilities, Practices (1973, Peter F Drucker)