Xu hướng mới trong hoạt động phân phối của ngành:...32 Trang 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc ⁕⁕⁕⁕⁕⁕BIÊN BẢN HỌP NHÓMThời gian: 20h00 ngày 01/03/2024 Hình
Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vào cùng một lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất không thể bán (hoặc khó có thể bán) trực tiếp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng cuối cùng, mà họ phải sử dụng đến “các mô hình kênh phân phối” Thông qua các kênh phân phối, hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, thỏa mãn tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Vấn đề tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Các kênh phân phối và quản trị kênh phân phối làm nên sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Hàng ngàn công ty đang thấy rằng, để cạnh tranh thành công họ không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm tốt hơn khả năng sẵn sàng đáp ứng chúng ở những địa điểm xác định, khi nào và như thế nào mà người tiêu dùng muốn chúng và chỉ có qua các kênh phân phối, những khả năng này mới được thực hiện.
UNIQLO là một trong những doanh nghiệp đặc biệt chú trọng vấn đề phân phối Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về hệ thống kênh phân phối và thực trạng các mâu thuẫn trong kênh phân phối của UNIQLO, nhóm 3 đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Vẽ các dạng kênh phân phối hiện tại của một công ty sản xuất kinh doanh hàng may mặc đang áp dụng Phân tích các dạng mâu thuẫn trong kênh phân phối Chỉ ra những cơ hội với hoạt động phân phối trong thời gian tới, đề xuất giải pháp thích ứng với những cơ hội đó.” Từ đó sẽ có những nhìn nhận, đánh giá về kênh phân phối của UNIQLO và đề xuất một số giải pháp giúp doanh
6 nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội phát triển hoạt động phân phối trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ trong và ngoài nước.
Mục đích của đề tài thảo luận
• Mục đích tổng quát: Nắm được lý thuyết về kênh phân phối, mâu thuẫn trong kênh phân phối, cơ hội và thách thức từ kênh phân phối.
• Mục đích cụ thể: Hệ thống hóa lý thuyết về kênh phân phối cũng như thực trạng,nguyên nhân, các biện pháp mới được đưa ra nhằm giải quyết mâu thuẫn trong kênh phân phối, một số đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn và tận dụng cơ hội nhằm cải thiện hoạt động phân phối của công ty.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát về kênh phân phối
Kênh phân phối là đầu ra của chuỗi cung ứng Được hiểu là một tập hợp các tập hợp và các doanh nghiệp và cá nhân sở hữu một hàng hóa cụ thể trong quá trình chuyển đổi từ điểm xuất phát (cung ứng) tới các điểm tiêu thụ (nhu cầu).
Mô hình kênh phân phối:
1.1.2 Vai trò của kênh phân phối trong chuỗi cung ứng:
- Chuỗi cung ứng bán hàng qua các kênh phân phối, kênh phân phối ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng của chuỗi cung ứng.
- Kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp trung tâm với người tiêu dùng cuối cùng Kênh phân phối hiệu quả giúp mở rộng tiếp xúc và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm với người mua.
- Cung cấp trải nghiệm cho người tiêu dùng Từ đó, tạo nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp trung tâm và nhận thức chất lượng của người tiêu dùng trong tương lai.
- Là tài sản trong chiến lược chuỗi cung ứng, giúp định vị chuỗi cung ứng qua các dịch vụ kênh sáng tạo.
- Kênh phân phối mạnh là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, không dễ dàng bắt chước.
Các dạng kênh phân phối
1.2.1 Kênh phân phối trực tiếp:
Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà thành phần tham gia chỉ gồm nhà sản xuất và người tiêu dùng Hàng hóa sau khi sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng mà không phải thông qua bất kỳ khâu trung gian nào.
Kênh phân phối trực tiếp truyền thống: là kiểu phân phối sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không cần thông qua bất kỳ kênh trung gian nào Mô hình phân phối này khá phổ biến đối với những hộ kinh doanh quy mô nhỏ như cửa hàng ăn uống, tiệm bánh, hàng ăn uống, Kênh phân phối trực tiếp không chỉ hỗ trợ công việc bán hàng mà còn là một phần trong chiến lược marketing, giúp tăng cường độ nhận diện của hộ kinh doanh trong tâm trí khách hàng.
Kênh phân phối trực tiếp hiện đại: Nhờ vào sự phát triển “chóng mặt” của các sàn thương mại điện tử và kênh online, chuỗi các kênh phân phối trực tiếp hiện đại thông qua nền tảng internet, bao gồm các platform như: Facebook, website, đã được cho ra đời Chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như duy trì những kênh phân phối hiện đại thường ở mức thấp hơn khá nhiều so với kênh truyền thống Ngoài ra, bằng việc sử dụng các kênh hiện đại như vậy thì việc tiếp cận với khách hàng mới cũng dễ dàng hơn Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà hiện nay, nhiều công ty sản xuất nhỏ lẻ cũng đã áp dụng kênh phân phối này trong kinh doanh.
1.2.2 Kênh phân phối gián tiếp:
Kênh phân phối gián tiếp bao gồm nhà sản xuất, người tiêu dùng và các cấp phân phối trung gian ở giữa; được chia làm hai loại là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
Kênh phân phối gián tiếp truyền thống: là kênh phân phối mà hàng hóa khi sản xuất ra được phân phối theo trình tự từ nhà sản xuất qua các trung gian phân phối
10 và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng, hình thức thể hiện phổ biến của kênh phân phối truyền thống là các đại lý, cửa hàng tạp hoá phủ rộng khắp các khu vực địa lý từ thành thị tới nông thôn, gồm có 3 dạng:
- Kênh phân phối 1 cấp: Nhà sản xuất ⇒ Nhà bán lẻ ⇒ Người tiêu dùng
- Kênh phân phối 2 cấp: Nhà sản xuất ⇒ Nhà bán sỉ ⇒ Nhà bán lẻ ⇒ Người tiêu dùng
- Kênh phân phối 3 cấp: Nhà sản xuất ⇒ Môi giới ⇒ Nhà bán sỉ ⇒ Nhà bán lẻ
Kênh phân phối gián tiếp hiện đại: một dạng kênh phân phối gián tiếp, vẫn tồn tại 3 thành phần tham gia là nhà sản xuất, kênh phân phối trung gian và người tiêu dùng Tuy nhiên, với kênh phân phối hiện đại, thành phần trung gian thường là các hệ thống siêu thị như Big C, Vinmart và chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K hay Family mart Việc vận hành bán lẻ tại các chuỗi này được tổ chức có kế hoạch, bài bản hơn về mặt quản lý nguồn hàng, bán hàng và logistics.
Kênh phân phối đa cấp: là mô hình mà bản thân người tiêu dùng cũng là nhà phân phối và ngược lại Kênh phân phối đa cấp có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí dành cho quảng cáo, tuy nhiên họ vẫn phải chi hoa hồng cho các thành phần trung gian Ngoài ra, vì là một mạng lưới lớn gồm nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia, kênh phân phối đa cấp khó quản lý và dễ bị lợi dụng để lừa đảo.
Thành viên trong kênh phân phối
Các thành viên trong kênh phân phối là các trung gian trực tiếp tham gia đàm phán phân chia nhiệm vụ, công việc phân phối Là những người sở hữu hàng hóa,dịch vụ và chuyển quyền sở hữu cho các thành viên, tổ chức, doanh nghiệp khác,chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cuối cùng Bao gồm thành viên chính thức và thành viên bổ trợ.
Thành viên chính thức gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
Thành viên bổ trợ gồm công ty vận tải, công ty kho hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty nghiên cứu marketing.
Tuy nhiên, trong thành viên chính thức sẽ bao gồm kênh gián tiếp và kênh trực tiếp Kênh phân phối trực tiếp được hiểu là nhà sản xuất cung cấp, bán trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không qua trung gian hay các đại lý ủy quyền khác Còn kênh phân phối gián tiếp dựa vào các trung gian để thực hiện hầu hết hoặc tất cả các chức năng bán hàng, hay còn gọi là bán ủy quyền.
Mâu thuẫn trong kênh phân phối
Mâu thuẫn trong kênh phân phối nảy sinh khi một thành viên nhận thấy hành vi của thành viên khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp hay ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.4.1 Nguyên nhân mâu thuẫn kênh:
- Sự không thích hợp về vai trò: Mỗi thành viên đều có một vai trò nhất định trong kênh Nếu mỗi thành viên không thực hiện đúng vai trò của mình hoặc việc bố tró vai trò của nhà quản trị cho các thành viên không hợp lý, thì sẽ nảy sinh xung đột trong kênh.
- Sự khan hiếm nguồn lực: Việc phân chia các nguồn lực để đạt các mục tiêu mong muốn của các thành viên trong kênh không được thực hiện thống nhất sẽ dẫn đến xung đột.
- Sự khác nhau về nhận thức: Những nhận thức khác nhau về việc sử dụng kênh phân phối, về hoạt động quảng cáo, về khuyến mại… đã làm cho sự phối hợp giữa các thành viên trong kênh thiếu chặt chẽ, và có những phản ứng trái ngược nhau trước việc thực hiện mục tiêu chung của cả hệ thống.
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
- Sự khác nhau về mong muốn: Những thành viên khác nhau có những mong đợi về hành vi của các thành viên khác, và hoạt động dựa vào các yếu tố của hành vi mong đợi đó Tuy nhiên các hành vi phản ứng của thành viên khác lại không đúng với sự mong đợi, và do đó nảy sinh ra những xung đột trong nội bộ hệ thống kênh.
- Sự không đồng ý về phạm vi quyết định: Các thành viên kênh thường dành cho mình một phạm vi nhất định để ra các quyết định mà họ cảm thấy tốt nhất. Phạm vi ra quyết định có thể rõ ràng đối với kênh phân phối theo hợp đồng độc quyền, nhưng đối với hệ thống kênh phân phối không có liên kết giữa các công ty độc lập với nhau thì phạm vi quyết định khó xác định, và do vậy xung đột có thể xảy ra ở những thành viên có quyền làm các quyết định đó.
- Sự không thích hợp về mục tiêu: Mỗi thành viên đều có mục tiêu riêng của họ, và khi mục tiêu của họ không thống nhất hoặc không phù hợp với các thành viên khác thì xung đột có thể xảy ra.
- Khó khăn về thông tin: Một sự sai lệch thông tin hoặc mất thông tin có thể chuyển quan hệ hợp tác thành xung đột.
1.4.2 Các dạng mâu thuẫn kênh:
Mâu thuẫn dọc kênh (mâu thuẫn giữa các cấp khác nhau trong cùng một kênh):
Mâu thuẫn dọc giữa nhà sản xuất với người bán sỉ, mâu thuẫn giữa nhà sản xuất với những người bán lẻ.
Mâu thuẫn ngang kênh (mâu thuẫn giữa các thành viên trong vùng một cấp của cùng một kênh): Các trung gian thương mại ở cùng cấp do tính chất độc lập với nhau nên có thể thực hiện các chính sách quảng cáo và định giá trái ngược nhau, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau Trong trường hợp đó, người quản trị kênh cần xây dựng những chính sách rõ ràng phân định địa bàn kinh doanh và những quyền hạn cụ thể để kiểm soát các kiểu mâu thuẫn này.
Mâu thuẫn đa kênh (mâu thuẫn giữa các kênh khác nhau của nhà sản xuất):
Mâu thuẫn này xảy ra khu nhà sản xuất đã thiết lập hai hay nhiều kênh cạnh tranh với nhau trong việc bán hàng trên cùng một thị trường Mâu thuẫn này rất có thể trở nên gay gắt khi các thành viên của kênh hoặc là được hưởng giá thấp hơn, hoặc là sẵn sàng bán với mức lợi nhuận thấp hơn Trong trường hợp này, người quản trị kênh cần phân định lại ranh giới của kênh Ranh giới đó có thể được xác định căn cứ theo đặc điểm của khách hàng, theo nguyên tắc địa lí hay theo sản phẩm
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UNIQLO
Lịch sử hình thành thương hiệu Uniqlo
Năm 1963, Men's Shop Ogori Shoji được thành lập tại Ube, Yamaguchi.
Năm 1984, Hitoshi Yanai lúc đó đang điều hành một cửa hàng thời trang nam là Men's Shop Ogori Shoji ở Ube, Yamaguchi, đã mở thêm một cửa hàng mới là Unique Clothing Warehouse ở Fukuro-machi, Naka-ku, Hiroshima, tiền thân của Uniqlo Cái tên "Uniqlo" ra đời từ đây, là cách viết rút gọn của "unique clothing". Tháng 9 năm 1991, Men's Shop Ogori Shoji đổi tên thành Fast Retailing, và cho đến tháng 4 năm 1994, đã có hơn 100 cửa hàng Uniqlo hoạt động trên khắp nước Nhật.
Thương hiệu thời trang Uniqlo được sáng lập bởi Tadashi Yanai sinh năm 1949 tại Yamaguchi, Nhật Bản Ông được thừa hưởng cửa hàng kinh doanh thời trang của gia đình năm 1984 Ngay sau đó Tadashi Yanai mạnh dạn giới thiệu hàng loạt sản phẩm dành riêng cho nữ giới, mở thêm cửa hàng ở ngoại thành, và từ bỏ thương hiệu mà cha mình đã xây dựng cả đời để thành lập Unique Clothing Warehouse (sau này được rút gọn thành Uniqlo)
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
Quá trình phát triển thương hiệu Uniqlo trên thị trường quốc tế
Uniqlo mở rộng tại thị trường Châu Á:
Những năm đầu tiên của thế kỷ 21, sau khi đã đạt được sự ổn định tại thị trường Nhật Bản, thương hiệu thời trang Uniqlo mới bắt đầu vươn đến mục tiêu phát triển toàn cầu Nhà sáng lập Uniqlo - ông Tadashi Yanai bắt đầu chuyển hướng tập trung sang thị trường quốc tế, xâm nhập vào Mỹ, Châu Âu và bành trướng tại thị trường Đông Á.
Kể từ khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đại lục vào năm 2002 với cửa hàng đầu tiên được mở ra tại Thượng Hải Uniqlo đã liên tục mở rộng mạng lưới của mình và hiện nay sở hữu khoảng 403 cửa hàng tính đến tháng 10 năm 2015.
Thương hiệu thời trang Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài:
Vào năm 2002, Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên tại London và nhanh chóng mở thêm 21 cửa hàng cả trong thành phố và ngoại ô Như thế vẫn chưa đủ, Uniqlo đã
“chen chân” vào ba siêu thị New Jersey để chứng tỏ sự hiện diện của mình ở các cường quốc lớn nhất thế giới.
Do sự mở rộng nhanh chóng, Uniqlo đã gặp khó khăn và bị thiệt hại lên tới hàng chục triệu đô la Uniqlo đã buộc phải đóng cửa 16/21 cửa hàng ở nước Anh. Đồng thời, họ rút khỏi thị trường tiềm năng Hoa Kỳ.
Sự phát triển của Uniqlo tại thị trường Việt Nam:
Năm 2019, Uniqlo đã ra mắt thị trường Việt Nam với cửa hàng UNIQLO Dong Khoi Đây được đánh giá là cửa hàng có thiết kế đẹp nhất trong hệ thống các cửa hàng của Uniqlo trên toàn thế giới. Đến năm 2020, Uniqlo ra Hà Nội với cửa hàng Uniqlo tại Vincom Phạm NgọcThạch Hai cửa hàng của Uniqlo tại Việt Nam đều thuộc diện lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á
Năm 2020, Uniqlo đã khai trương hai cửa hàng mới tại Vincom Metropolis Liễu Giai và AEON MALL Long Biên…
Hiện tại, năm 2022, thương hiệu Uniqlo đã sở hữu tổng cộng 12 cửa hàng tại
Hà Nội, Hải Phòng và TpHCM.
Vị thế của Uniqlo hiện nay
Tính đến cuối tháng 8 năm 2022, UNIQLO có 2.519 cửa hàng tại 25 khu vực trên toàn thế giới, trong đó 814 cửa hàng ở Nhật Bản và 1.705 cửa hàng ở nước ngoài Ngày 13.10, Fast Retailing, chủ sở hữu chuỗi thương hiệu thời trang Uniqlo của tỷ phú Nhật Bản Tadashi Yanai, cho biết lợi nhuận trước thuế và lãi trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8.2022 đạt 297,3 tỷ yên (2 tỷ USD), tăng 19,4% với động lực từ doanh số bán hàng tại các thị trường Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc tăng mạnh Theo báo cáo thường niên 2021 của Fast Retailing, thương hiệu bán lẻ thời trang lớn nhất châu Á Uniqlo cho biết lợi nhuận trước thuế và lãi từ khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương với 270 cửa hàng tại Úc (25), Ấn Độ (6), Indonesia (40), Malaysia (48), Philippines (63), Singapore (26), Thái Lan (54) và Việt Nam (8), chiếm gần 20% tổng số cửa hàng trên toàn thế giới, tăng hơn ba lần trong cùng kỳ Ngược lại, lợi nhuận từ Trung Quốc đại lục, bao gồm cả hai thị trường Hong Kong và Đài Loan, trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8.2022 giảm 17% xuống còn 83,4 tỷ yên (559 triệu USD) Trong báo cáo thu nhập, công ty giải thích “lợi nhuận từ Trung Quốc đại lục giảm mạnh do lệnh hạn chế phòng COVID-19.” Với 932 cửa hàng, Trung Quốc đại lục chiếm hơn 60% tổng số cửa hàng Uniqlo của Fast Retailing trên thị trường quốc tế Trong danh sách 50 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản được Forbes công bố hồi tháng 5.2022, Tadashi Yanai, xếp vị trí thứ hai vào năm 2021, đã giành lại “ngôi vị” người giàu nhất xứ sở mặt trời mọc, mặc dù tài sản của ông giảm 44% xuống còn 23,6 tỷ USD Việc doanh thu từ thị trường nội địa cung như Trung Quốc chững lại ảnh hưởng lên giá cổ phiếu của
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
Fast Retailing Giá cổ phiếu của Fast Retailing trong năm 2022 giữ nguyên so với mức giảm 7,9% trên chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản.
Theo đó, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh (Operating profit) trong năm tài chính 2023 tính đến tháng 8/2023 sẽ là 370 tỷ yên (2,7 tỷ USD), tăng so với triển vọng lợi nhuận sẽ đạt 360 tỷ yên được đưa ra vào tháng 4, Fast Retailing cho biết hôm 13/7 Dự báo mới được đưa ra này cao hơn một chút so với ước tính trung bình của các nhà phân tích răng Uniqlo sẽ đạt lợi nhuận vào khoảng 363 tỷ yên.Công ty Uniqlo cung báo cáo thu nhập hoạt động (số doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán) tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái lên 110 tỷ yên trong quý 3 của năm tài chính 2023 (từ tháng 3 đến tháng 5), vượt qua ước tính của các nhà phân tích là 100 tỷ yên.
Sản phẩm và dịch vụ của Uniqlo
Uniqlo có một loạt các sản phẩm quần áo nổi bật và đa dạng Một số sản phẩm nổi bật của Uniqlo:
- Áo thun: Uniqlo nổi tiếng với các loại áo thun đơn giản và thoải mái Chất liệu vải chất lượng cao và thiết kế tối giản làm cho những chiếc áo thun của Uniqlo trở thành sản phẩm phổ biến.
- Áo khoác: Uniqlo cung cấp các loại áo khoác đa dạng, bao gồm áo khoác dù, áo khoác phao, áo khoác len và áo khoác gió Những chiếc áo khoác của Uniqlo thường được thiết kế nhẹ nhàng, ấm áp và chống thấm nước.
- Quần jeans: Uniqlo cung cấp các kiểu quần jeans phổ biến và đa dạng, từ quần jeans slim fit đến quần jeans cạp cao và quần jeans rách.
- Áo len: Uniqlo nổi tiếng với các loại áo len mềm mại và ấm áp Các áo len của
Uniqlo có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, phù hợp cho mọi giai đoạn của năm.
- Áo nỉ: Uniqlo cung cấp áo nỉ cao cấp với chất liệu vải mềm mại và giữ ấm tốt. Áo nỉ của Uniqlo thường có thiết kế tối giản và phù hợp cho cả nam và nữ. Ngoài ra, Uniqlo cũng có các sản phẩm khác như váy, áo sơ mi, quần shorts, áo len mỏng, áo khoác nỉ và phụ kiện như kính mát, tất, mũ, túi xách và nhiều sản phẩm khác.
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TẠI UNIQLO
Mô hình kênh phân phối
3.1.1 Vẽ mô hình kênh phân phối Uniqlo đang áp dụng:
Hệ thống kênh phân phối của UNIQLO gồm 1 kênh là kênh phân phối trực tiếp Trong kênh phân phối này, UNIQLO là bên giữ vai trò đội trưởng kênh Đây là thành viên mang thương hiệu của sản phẩm, có vai trò chủ đạo, là người bán thứ nhất và là điểm xuất phát của quá trình vận động hàng hóa Họ là người đưa ra các quyết định về tổ chức, chịu trách nhiệm về giám sát, chi phối, điều khiển toàn bộ kênh phân phối và các thành viên còn lại trong kênh.
Trong kênh phân phối trực tiếp của Uniqlo bao gồm 2 kênh:
Uniqlo - Cửa hàng Uniqlo trực tiếp - Người tiêu dùng cuối cùng (Kênh số 1)
Uniqlo - Cửa hàng Uniqlo trực tuyến - Người tiêu dùng cuối cùng (Quá trình phân phối được thực hiện thông qua đặt hàng trực tuyến) (Kênh số 2)
Các kênh phân phối có của UNIQLO tính liên kết với nhau, thể hiện đặc tính của hình thức bán lẻ đa kênh (Omnichannel) Điều này bao gồm việc kết hợp cửa hàng thực tế và thương mại điện tử của chính doanh nghiệp, đồng bộ hóa dữ liệu giữa các kênh phân phối nhằm tối đa hóa sự thuận tiện cho khách hàng Chiến lược phân phối của UNIQLO Việt Nam tập trung vào việc đưa sản phẩm lên kệ vào thời điểm phù hợp và đáp ứng nhu cầu hiện có của người tiêu dùng.
Uniqlo - Cửa hàng Uniqlo trực tiếp - Người tiêu dùng cuối cùng (Kênh số 1)
Trong kênh phân phối trực tiếp này, sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp từ Uniqlo đến tay người tiêu dùng thông qua chuỗi cửa hàng Uniqlo của họ mà không qua các kênh phân phối trung gian bên ngoài doanh nghiệp Vì công ty UNIQLO muốn kiểm soát chuỗi cung ứng của mình, nên họ cũng chính là nhà bán lẻ đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thông qua các chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình ở khắp nơi trên thế giới Mặt khác, khi xét đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam thì các cửa hàng bán lẻ Uniqlo chính là khách hàng cấp 1 của các công ty thương mại.
Uniqlo có vai trò là đội trưởng kênh phân phối, có nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dự đoán nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được vận chuyển đến các cửa hàng Uniqlo.
Chuỗi cửa hàng Uniqlo : Hiện tại, Uniqlo sở hữu khoảng hơn 2000 cửa hàng trên toàn thế giới, bao gồm châu Á, châu Đại Dương, Châu Âu và khu vực Bắc
Mỹ Trong đó, thị trường châu Á đang là mũi nhọn của thương hiệu này Hãng chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2019, với 10 dòng sản phẩm đặc trưng Và sau gần 5 năm có mặt tại Việt Nam, UNIQLO đã có 23 cửa hàng tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương Trong thời gian tới, UNIQLO cũng sẽ dự định có thêm nhiều cửa hàng nữa Đây là kênh giới thiệu trực tiếp sản phẩm và bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, chính vì vậy quá trình tiếp xúc này chính là hình ảnh về thương hiệu, là cái nhìn của khách hàng về Uniqlo.
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
Cửa hàng bán lẻ của UNIQLO không chỉ đơn giản là nơi bán sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng Với không gian mua sắm thoải mái và thân thiện, cửa hàng không chỉ là điểm đến để mua sắm mà còn là nơi khách hàng có thể trải nghiệm và tận hưởng thương hiệu UNIQLO Từ cách bày trí sản phẩm đến thiết kế nội thất, mỗi chi tiết đều được chăm chút kỹ lưỡng để tạo ra một không gian mua sắm đẹp mắt và cuốn hút Đồng thời, cửa hàng cũng cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng, giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm thuận tiện và thoải mái nhất Qua việc tương tác và giao tiếp trực tiếp với khách hàng, UNIQLO có thể thu thập phản hồi và ý kiến từ họ, từ đó cải thiện và phát triển sản phẩm và dịch vụ một cách liên tục Với vai trò này, cửa hàng bán lẻ không chỉ là nơi để mua sắm mà còn là biểu tượng của triết lý và giá trị của thương hiệu UNIQLO, tạo nên sự kết nối sâu sắc và đặc biệt với khách hàng.
Từ việc thu thập thông tin trực tiếp từ các cửa hàng của mình, UNIQLO có thể phân tích mọi thói quen mua sắm và nhu cầu của khách hàng, từ đó ưu tiên sản xuất những sản phẩm được yêu thích nhất Vì thế UNIQLO luôn giữ quyền chủ động, họ có thể dựa vào nhu cầu mà bổ sung hàng trong kho chỉ trong vài ngày và cải tiến sản phẩm trong vòng vài tuần mặc dù họ không sở hữu bất kỳ nhà máy nào mà thay vào đó, thương hiệu Nhật Bản thuê hàng loạt nhà máy trên khắp châu Á để sản xuất sản phẩm cho mình.
Uniqlo - Cửa hàng Uniqlo trực tuyến - Người tiêu dùng cuối cùng (Quá trình phân phối được thực hiện thông qua đặt hàng trực tuyến) (Kênh số 2)
Uniqlo cung cấp đặt hàng trực tuyến thông qua ứng dụng UNIQLO VN và trên website www.uniqlo.com/vn tại thị trường Việt Nam.
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
Trước khi bán hàng online, Uniqlo tập trung phát triển các cửa hàng bán lẻ của mình Trong bối cảnh các quốc gia phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, việc các cửa hàng phải tạm đóng cửa đã thúc đẩy UNIQLO nhanh chóng hoàn thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng cả trên nền tảng trực tuyến Nếu tại Châu Âu và Mỹ, thương hiệu này đã phát triển hệ thống bán lẻ thông qua Website từ rất lâu Đến ngày 05/11/2021 UNIQLO đã chính thức khai trương cửa hàng mua sắm online đầu tiên tại Việt Nam với hơn 15.000 sản phẩm UNIQLO tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi, voucher và kết hợp với các KOL nổi tiếng như Jun Phạm, H’Hen Nie, Châu Bùi, Khoai Lang Thang Vai trò quan trọng của cửa hàng online là giúp công ty vượt qua khoảng cách địa lý Họ vẫn có thể phục vụ khách hàng của mình, mang các sản phẩm LifeWear chất lượng cao đến những địa phương chưa có cửa hàng bán lẻ của UNIQLO Công ty cũng không ngừng áp dụng nhiều kỹ thuật mới giúp khách hàng có được những trải nghiệm thú vị nhất khi mua sắm trực tuyến
Quy trình đặt hàng trực tuyến tại Uniqlo đang được thiết kế và vận hành một cách linh hoạt và tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng Đầu tiên, khách hàng có thể dễ dàng truy cập vào trang web hoặc ứng dụng Uniqlo, sau đó lựa chọn các sản phẩm ưa thích và thêm vào giỏ hàng Việc thanh toán có thể thực hiện thông qua nhiều phương thức, bao gồm cả thanh toán trực tuyến và thanh toán khi nhận hàng Uniqlo sau đó tiến hành xử lý đơn hàng và chuyển hàng từ kho hàng của mình đến địa chỉ giao hàng được cung cấp bởi khách hàng
Khách hàng cũng được cung cấp nhiều lựa chọn giao hàng, bao gồm giao hàng tận nhà hoặc Click & Collect, cho phép họ đến cửa hàng Uniqlo gần nhất để lấy hàng Thời gian giao hàng dự kiến được hiển thị rõ ràng trong quá trình thanh toán, và khách hàng sẽ nhận được thông báo qua email khi đơn hàng đã được giao hoặc sẵn sàng để lấy Đặc biệt, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Uniqlo hoạt động 24/7, giúp khách hàng có thể gửi phản hồi hoặc yêu cầu hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, qua website, ứng dụng hoặc số điện thoại.
Ngoài ra, Uniqlo còn đang mở rộng các dịch vụ từ trực tuyến đến ngoại tuyến (O2O) để kết hợp cửa hàng thực và website bán hàng trực tuyến Khách hàng có thể chọn mua hàng trực tuyến ngay tại một cửa hàng Uniqlo sau khi đã chọn được sản phẩm phù hợp với mình Dịch vụ hai chiều này góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng Theo báo cáo tài chính UNIQLO năm 2021, tại thị trường quan trọng thứ
2 của UNIQLO – Đông Nam Á, phải tới tháng 9 công ty mới triển khai thương mại điện tử ở Indonesia, tháng 11 tại Việt Nam Với 10% tổng doanh thu tới từ thương mại điện tử, UNIQLO đã lên kế hoạch củng cố tổ chức và nâng cấp nền tảng thương mại điện tử để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng không giảm khi mua sắm online Ví dụ UNIQLO đã phát triển một dịch vụ đặc biệt là "Click and Collect", giúp khách hàng có thể đặt hàng online và tự đến cửa hàng để lấy sản phẩm UNIQLO không ngừng cập nhật những trải nghiệm mới trên cửa hàng trực tuyến để khách hàng luôn có được những trải nghiệm dễ dàng, thuận tiện và liền mạch trong mua sắm online, song song với việc mở rộng các cửa hàng thực tế.
3.1.2 Các thành viên bổ trợ cho kênh phân phối của Uniqlo:
Uniqlo không sở hữu bất kỳ nhà kho nào mà có hợp đồng với nhà kho bên ngoài Các nhà máy đối tác sẽ gửi nguyên vật liệu đến kho hàng và sau đó kho hàng sẽ phân phối sản phẩm đến các cửa hàng trực tuyến và cửa hàng thực tế của Uniqlo Kiểm soát hàng tồn kho, nhận thông tin đặt hàng từ các cửa hàng và kinh doanh thương mại điện tử cung như phản hồi ngược lại thông tin hàng tồn, có sẵn. Uniqlo có nhiều nhà kho trên toàn thế giới để lưu trữ hàng hoá và giúp quản lý việc vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng và khách hàng cuối Thông thường, các nhà kho của Uniqlo được đặt ở các vị trí chiến lược để dễ dàng cho quá trình vận
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) chuyển và phân phối hàng hoá Các vật liệu cần thiết cho việc sản xuất và đóng gói cung được lưu trữ trong các nhà kho này Uniqlo đặt mục tiêu sử dụng các nhà kho có tính hiệu quả cao và đảm bảo sự an toàn và bảo vệ môi trường Công ty này cung thường xuyên cập nhật hệ thống quản lý kho hàng để giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả vận hành.
Marketing của Uniqlo tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, tạo độc đáo và thu hút khách hàng thông qua các chiến lược và hoạt động đột phá Các biến số và quá trình thực hiện hoạt động Marketing cũng hỗ trợ kênh phân phối của Uniqlo có hiệu quả hơn Dưới đây là một số yếu tố chính của marketing của Uniqlo:
Mâu thuẫn trong kênh phân phối của UNIQLO
3.2.1 Thực trạng mâu thuẫn trong kênh phân phối của Uniqlo:
Hệ thống kênh phân phối của Uniqlo chưa được đa dạng Hiện tại, khi muốn mua sản phẩm trực tuyến, khách hàng của Uniqlo chỉ có 2 cách là mua qua trang web hoặc qua ứng dụng Uniqlo trên di động Uniqlo không tham gia vào bất kỳ sàn thương mại điện tử nào, mặc dù thương mại điện tử đang là vùng đất màu mỡ để Uniqlo có thể dễ tiếp cận hơn với khách hàng của mình khi thời gian
Uniqlo thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi trên kênh bán hàng trực tuyến với mức giá ưu đãi hơn so với cửa hàng truyền thống Điều này khiến cho các cửa hàng truyền thống gặp khó khăn trong việc cạnh tranh Kênh bán hàng trực tuyến cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà và đổi trả hàng hóa miễn phí, đây là những dịch vụ mà các cửa hàng truyền thống không có Khách hàng có thể mua sắm sản phẩm của Uniqlo qua nhiều kênh khác nhau, nhưng trải nghiệm mua sắm tại mỗi kênh lại khác nhau.
Uniqlo tập trung vào trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, nơi khách hàng có thể trực tiếp cảm nhận chất liệu và kiểu dáng sản phẩm Uniqlo muốn kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu trên các kênh bán hàng và lo ngại rằng việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ khó kiểm soát hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu Thương hiệu cũng muốn giữ mức giá bán thống nhất cho sản phẩm của mình trên tất cả các kênh phân phối Việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử thường đi kèm với các chương trình khuyến mãi, giảm giá, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Uniqlo Việc Uniqlo tự quản lý các cửa hàng bán lẻ của mình là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh và mô hình hoạt động tổng thể Mục đích nhằm kiểm soát chất lượng, duy trì sự nhất quán, bảo vệ thương hiệu và tránh hàng giả hàng nhái Tuy nhiên, việc này gây ra hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng Uniqlo.
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
Uniqlo có hệ thống logistics riêng để quản lý việc vận chuyển và giao hàng sản phẩm Việc hợp tác với các sàn thương mại điện tử có thể dẫn đến sự phức tạp trong việc quản lý logistics.
Việc duy trì một mức độ dịch vụ khách hàng nhất quán và chất lượng qua các kênh cũng là một thách thức, khi mỗi kênh có thể có những tiêu chuẩn và quy trình khác nhau.
- Thực hiện khảo sát: Tiến hành khảo sát định kỳ trực tuyến, tại cửa hàng, hoặc qua email để thu thập ý kiến và phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm Bằng cách tạo diễn đàn phản hồi, xây dựng một kênh trực tuyến cho phép khách hàng dễ dàng chia sẻ trải nghiệm và góp ý.
- Áp dụng phản hồi vào sản phẩm: Sử dụng thông tin từ khảo sát và phản hồi để cải thiện chất lượng sản phẩm, từ thiết kế đến chất liệu và quy trình sản xuất Nhận chứng nhận từ các tổ chức độc lập để xác thực chất lượng sản phẩm, củng cố niềm tin khách hàng.
- Tìm hiểu xu hướng trong thói quen mua sắm mới của khách hàng: dễ dàng đưa ra 1 số quyết định kịp thời trong điều chỉnh kênh phân phối phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Uniqlo đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu mâu thuẫn đa kênh và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng Một số biện pháp bao gồm việc tích hợp hệ thống quản lý hàng tồn kho để hàng hóa có sẵn trên tất cả các kênh, áp dụng chiến lược giá nhất quán, và cung cấp các dịch vụ như "click-and-collect" (đặt hàng online và nhận hàng tại cửa hàng), giúp tận dụng lợi thế của cả hai kênh bán lẻ trực tuyến và vật lý Thông qua việc áp dụng công nghệ và chiến lược quản lý kênh linh hoạt, Uniqlo cố gắng giảm thiểu mâu thuẫn và cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình. Đề xuất một số giải pháp khác:
- Phân định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng kênh phân phối.
- Áp dụng chính sách giá thống nhất cho tất cả các kênh phân phối.
- Cung cấp mức độ hỗ trợ và dịch vụ khách hàng tương đương cho tất cả các kênh phân phối.
Cơ hội với hoạt động phân phối của UNIQLO trong thời gian tới
3.3.1 Xu hướng mới trong hoạt động phân phối của ngành:
Năm 2023, sự phát triển mạnh mẽ của những hình thức mua sắm mới, điển hình là xu hướng livestream và bán hàng đa kênh, đã đem lại doanh thu khổng lồ cho những nhà bán hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, thương mại điện tử sẽ chứng kiến những thay đổi xu hướng trong năm 2024 cũng như thời gian tới với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại di động Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại xã hội đã và đang thay đổi cách con người khám phá, lựa chọn và mua sản phẩm trực tuyến Năm 2024, thương mại xã hội dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển, mang đến những cơ hội mới để doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng Đồng thời video sẽ thống trị trải nghiệm mua sắm trực tuyến vào năm 2024, khi ngày càng nhiều thương hiệu tương tác với người mua bằng video Đặc biệt, hoạt động mua sắm qua livestream đã thu hút được sự chú ý vì nó cung cấp cách thức tương tác theo thời gian thực để người tiêu dùng khám phá sản phẩm và mua hàng.
Trong năm 2024, bán lẻ đa kênh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thương mại điện tử Các nền tảng bán hàng đa kênh sẽ là công cụ hữu hiệu để
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) doanh nghiệp tiếp cận cơ sở khách hàng rộng hơn và tăng doanh số bán hàng trong môi trường trực tuyến, cung cấp trải nghiệm mua sắm nhất quán trên nhiều kênh. Đồng thời, bài toán tối ưu giao vận, quản lý chuỗi cung ứng… cần được chú trọng để giảm thiểu chi phí vận hành, tối đa lợi ích cho người tiêu dùng Ứng dụng Big Data để phân tích, theo sát thị trường, và xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả là một trong những phương thức triển khai chủ động của các doanh nghiệp tăng trưởng cao trên eCommerce
Nghiên cứu thực tế này, đại diện Sapo nhận xét: xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt với 55,4% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất hai kênh (cửa hàng và một số kênh online) Sàn thương mại điện tử tiếp tục là kênh bán hàng online được sử dụng nhiều nhất trong ngành bán lẻ Điểm nhấn đặc biệt trong năm 2023 là các nhà bán hàng có xu hướng mở rộng thêm kênh TikTok Shop (tỷ lệ người kinh doanh bán chủ yếu trên kênh TikTok chiếm 5,9%, tăng nhẹ so với năm 2022) “Bán hàng đa kênh được xác định là “cứu cánh” trong tình hình kinh tế nhiều biến động, giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn đang có sự trồi sụt thất thường, sự siết chặt quy định trên các sàn thương mại điện tử lớn, sự thay đổi về thuật toán trên các mạng xã hội ảnh hưởng đến quá trình tiếp thị, chào bán sản phẩm của ngành bán lẻ”, đại diện Sapo nhấn mạnh.
Theo Sapo, việc mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến và Shoppertainment & Edutainment- mua sắm tích hợp với trải nghiệm giải trí, sáng tạo nội dung số mang tính chất giáo dục đi kèm với tiếp thị sản phẩm sẽ là những xu hướng dẫn đầu ngành bán lẻ trong năm 2024 Livestream và bán hàng đa kênh tiếp tục sẽ là trọng tâm nâng cao doanh thu cho nhà bán trong năm tới…
Những tiến bộ công nghệ AI, Machine Learning và Big Data ngày càng phổ biến và dễ ứng dụng hơn cho cả doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế Nhiều doanh nghiệp có sự “lột xác” từ giao diện trên trang bán hàng trực tuyến; trải nghiệm mua hàng tinh tế, chính xác và an toàn hơn cho khách hàng; đến cách vận hành bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng dựa trên dữ liệu thay vì đánh giá cảm tính.
3.3.2 Cơ hội tiềm năng từ xu hướng mới tới hoạt động phân phối của Uniqlo:
Trong năm 2024, đại diện Sapo cho biết xu hướng dự định phổ biến nhất trong ngành bán lẻ là các nhà bán hàng mở rộng kênh bán (29, 37%) lên các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo (27, 07%); tiếp sau đó là các sàn thương mại điện tử
(21, 96%) và TikTok Shop (20, 66%). Đại diện Metric nhấn mạnh tới 4 xu hướng tiếp tục phát triển trong năm nay, gồm: DCT- Direct to Consumer (trực tiếp đến người tiêu dùng); AI, Machine Learning và phân tích Big Data; tiêu dùng bền vững; sự gia tăng chi tiêu cho mua sắm online của thế hệ baby boomer Ông Phạm Bảo Trung, Giám đốc kinh doanh Metric, cho rằng mặc dù là cơ hội mở rộng tệp khách hàng song cũng là cái “bẫy” khó nhằn khi nhà sản xuất cần cân đối và phân định các chính sách bán hàng hợp lý để giữ những kênh phân phối đại lý truyền thống, song song mở rộng kênh bán hàng trực tuyến- trực tiếp Từ đây, thấy được cơ hội tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ thời trang nói chung, cũng như UNIQLO nói riêng về chiến lược cường độ Qua đó, nhằm đạt được mục tiêu về phát triển thị trường mở rộng theo khu vực địa lý và tập khách hàng
Thứ hai, những tiến bộ công nghệ như AI, Machine Learning và Big Data ngày càng phổ biến và dễ ứng dụng hơn cho cả những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế Nhiều doanh nghiệp có sự “lột xác” từ giao diện trên trang bán hàng trực tuyến; trải nghiệm mua hàng tinh tế, chính xác và an toàn hơn dành cho khách hàng; cho đến cách vận hành bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng, R&D… của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu thay vì đánh giá cảm tính Đối với trường hợp của UNIQLO, thương hiệu đang sở hữu nguồn lực phù hợp nhằm có thể áp dụng, tận những lợi ích và cơ hội mà xu hướng này mang lại
Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)
Thứ ba, những doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội sẽ nhận được cảm tình từ người tiêu dùng Một số hoạt động có thể đẩy mạnh trong năm 2024 như: tạo thêm sản phẩm thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu đóng gói bền vững, tìm nguồn vật liệu hoặc sản phẩm từ nhà cung cấp có đạo đức Đây dường như là xu hướng và phong cách mà thương hiệu đã và đang theo đuổi Điều này tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh và mở ra tiềm năng cơ hội lớn về mở rộng và phát triển thị trường, cũng như thị phần.
Thứ tư, một điểm thú vị nhất của năm 2024 là sự “bành trướng” của thế hệ Baby Boomer nở muộn (1956- 1964) Thực tế, thời gian sử dụng mạng xã hội của thế hệ này trên thế giới đã tăng 68% lên gần 90 phút/ngày Trong khi đó, đây là thế hệ thuộc nhóm có khả năng chi trả cao và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để sở hữu sản phẩm chất lượng tốt Nếu nắm bắt tốt xu thế này, đây sẽ là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp một thị trường mục tiêu và tệp khách hàng mục tiêu mới đầy hứa hẹn.
3.3.3 Đề xuất giải pháp tận dụng cơ hội mới:
Cơ hội luôn đi kèm với những thách thức Trong ngắn hạn, trước tình thế khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi, thương hiệu cần có những chiến lược phân phối phù hợp nhằm tiếp tục duy trì vị thế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kỹ lưỡng những nguồn lực bên trong doanh nghiệp, chuẩn bị nắm bắt thời cơ khi nó xuất hiện Từ đó, nhằm xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, vượt trội giúp cho thương hiệu dành được lợi thế trong kinh doanh.
Phát triển mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối đa kênh của doanh nghiệp:
Như đã đề cập ở trên, hiện tại phía thương hiệu mới chỉ tập trung vào hai hình thức bán hàng trực tuyến bao gồm tiếp cận thông qua trang web chính thức hoặc tải xuống ứng dụng riêng của UNIQLO trên điện thoại di động Điều này được cho là hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Để khắc phục và tận dụng cơ hội này, thương hiệu nên có sự đầu tư chú trọng không chỉ tập trung vào những cửa hàng vật lý hay những kênh bán hàng trực tuyến sẵn có mà nên mở rộng ra cả những kênh xu hướng mới Có thể kể đến một số kênh bán hàng phổ biến, được ưa chuộng và tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam như các kênh mạng xã hội (Facebook, Zalo); tiếp sau đó là các sàn thương mại điện tử và TikTok Shop với những thông số thống kê ở trên Thông qua các nền tảng này, thương hiệu không chỉ tiếp cận tới gần hơn đối tượng khách hàng trung thành mà còn mở rộng tới cả đối tượng khách hàng tiềm năng Không chỉ giúp gia tăng doanh thu bán hàng mà còn cải thiện, thúc đẩy hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng Và để tận dụng tốt tiềm năng kinh doanh online, thương hiệu cũng cần tập trung vào hệ thống đóng gói, phân phối vận chuyển sản phẩm từ doanh nghiệp tới tay khách hàng và ngược lại Đầu tư hệ thống kho trung chuyển và quản lý, lưu giữ hàng hóa.
Tập trung, mở rộng theo hướng khách hàng tiềm năng mới:
Như đã đề cập trong nội dung phân tích tiềm năng của xu hướng mới, năm
2024 với dự báo bùng nổ nhu cầu của đối tượng khách hàng thế hệ Baby Boomer nở muộn Doanh nghiệp có thể thực hiện những nghiên cứu liên quan hướng tới xu hướng, nhu cầu và hành vi mua của đối tượng này Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể “đi tắt đón đầu” xu thế Phát triển và tạo ra được những sản phẩm được thị trường chấp nhận và tiêu dùng Đồng thời, phát triển hình thức phân phối phù hợp với đối tượng này Qua đó giúp cho doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần, tăng sức ảnh hưởng về lợi thế cạnh tranh trong thị trường thời trang đầy khắc nghiệt.
Tối ưu hóa việc lựa chọn nhà cung cấp và hệ thống giám sát: Để tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, Uniqlo không chỉ nên cải thiện hoạt động chuỗi cung ứng mà còn tối ưu hóa hệ thống quản lý nhà cung cấp Điều này bao gồm việc phát triển một hệ thống tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp