Trang 1 --- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOẠN TỪ CẦU THỦ BIÊN - SÔNG SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 1Địa điểm: Thành phố Thủ
Trang 1-
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOẠN TỪ CẦU THỦ
BIÊN - SÔNG SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1) Địa điểm: Thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên, thị xã
Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
Trang 2BAO CAO
cria dry 6n: DAU rtlxAv o$Nc BtIOxc vAI\H DAI 4
nrf,N - sONc sAr coN (cIAI DoAN 1)
Dia tli6m: Thdrnh pn5 fnn DAu MQt, thirnh ptrS tffn Uy0n, thi xi
B6n Cit, huyQn Bic T0n UyGn thuQc tinh Binh Duong
,4fia funry Qyt
DON VI TIJ VAN
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt 5
Danh mục các bảng, các hình vẽ 9
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 13
1.1 Thông tin chung về dự án 13
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án 15
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy định khác của pháp luật có liên quan 15
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 16
2.1 Các căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật 16
2.2 Các văn bản pháp lý về dự án 23
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 24
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24
3.1 Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM 24
3.2 Trình tự thực hiện lập báo cáo ĐTM 26
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 28
4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 28
4.2 Các phương pháp khác 29
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 29
5.1 Thông tin về dự án 29
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 32
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 32
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 35
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 36
Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 39
1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 39
1.1.1 Tên dự án 39
1.1.2 Chủ dự án 39
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 39
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 48
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 48
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 54
Trang 41.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 56
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 56
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 88
1.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 106
1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 107
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án 107
1.3.2 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 114
1.3.3 Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án 115
1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 116
1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 116
1.5.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công 116
1.5.2 Biện pháp tổ chức thi công chủ đạo 125
1.5.3 Công tác tổ chức phân luồng giao thông 137
1.5.4 Tổ chức thi công và bố trí các mũi thi công 138
1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 138
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 138
1.6.2 Tổng mức đầu tư của dự án 139
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 140
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 143
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 143
2.1.1 Vị trí địa lý 143
2.1.2 Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng 146
2.1.3 Điều kiện khí tượng 151
2.1.4 Điều kiện thủy văn 155
2.1.5 Tóm tắt điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án 160
2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 172
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 172
2.2.1.1 Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật 172
2.2.1.2 Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án 178
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 189
2.2.2.1 Hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp 189
2.2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học đô thị 189
2.2.2.3 Hiện trạng đa dạng sinh học các thủy vực 190
2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 191
Trang 52.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 194
2.4.1 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án với chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 194
2.4.2 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án với quy hoạch ngành quốc gia 195
2.4.3 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án với quy hoạch vùng 195
2.4.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 195
2.4.5 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án với chiến lược, quy hoạch về bảo vệ môi trường 196
Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 197
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 197
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 197
3.1.1.1 Tác động do chiếm dụng đất, di dân và tái định cư 201
3.1.1.2 Tác động do giải phóng mặt bằng và chuẩn bị công trường 204
3.1.1.3 Tác động đến môi trường không khí 210
3.1.1.4 Tác động đến môi trường nước 226
3.1.1.5 Tác động do chất thải rắn và chất thải nguy hại 236
3.1.1.6 Tác động đến chất lượng môi trường đất 240
3.1.1.7 Tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội 242
3.1.1.8 Tác động do rủi ro, sự cố môi trường 245
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 247
3.1.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất, di dân và tái định cư 247
3.1.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do giải phóng mặt bằng và chuẩn bị công trường 251
3.1.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí 254
3.1.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước 258
3.1.2.5 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn và chất thải nguy hại 262
3.1.2.6 Biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường đất 263
3.1.2.7 Giảm thiểu tác đến hoạt động kinh tế - xã hội 266
3.1.2.8 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố môi trường 269
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 272
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 272
3.2.1.1 Tác động đến môi trường không khí 272
3.2.1.2 Tác động do tiếng ồn và rung động 275
3.2.1.3 Tác động đến chất lượng nước và hệ thống thủy văn dọc tuyến 278
Trang 63.2.1.4 Tác động do chia cắt đất đai 278
3.2.1.5 Tác động đến kinh tế - xã hội do xuất hiện tuyến đường mới 278
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 279
3.2.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn 279
3.2.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động tới chế độ thủy văn và chất lượng nước 280
3.2.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động đến đất đai và tài nguyên sinh vật 280
3.2.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động các tác động kinh tế - xã hội 281
3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 282
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 282
3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 283
3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 283
3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 286
3.4.1 Mức độ chi tiết của kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 286
3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá, dự báo 287
Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 291
Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 293
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 293
5.1.1 Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường 293
5.1.2 Nội dung chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 293
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 300
5.2.1 Mục tiêu của chương trình quan trắc, giám sát môi trường 300
5.2.2 Cơ sở thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường 300
5.2.3 Nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 300
5.2.4 Dự toán kinh phí quan trắc, giám sát môi trường và chế độ báo cáo 302
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 303
1 Kết luận 303
2 Kiến nghị 304
3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 304
TÀI LIỆU THAM KHẢO 307
PHỤ LỤC I 309
PHỤ LỤC II 311
Trang 7Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
A
B
C
Trang 9TSP Tổng lượng bụi lơ lửng (Total Suspended Particulate)
Trang 10U
X
Trang 11Danh mục các bảng, các hình vẽ
Danh mục các bảng
Bảng 1.1 Thống kê chiều dài tuyến của dự án qua địa phận các phường xã 40
Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng sử dụng đất của dự án 48
Bảng 1.3 Các thông số thiết kế hình học của tuyến đường dự án 57
Bảng 1.4 Tổng hợp các công trình cầu của trên tuyến dự án 70
Bảng 1.5 Tổng hợp các nút giao trên tuyến đường của dự án 84
Bảng 1.6 Tổng hợp khối lượng hầm chui dân sinh của dự án 89
Bảng 1.7 Tổng hợp khối lượng cống ngang trên tuyến đường của dự án 91
Bảng 1.8 Thống kê các trạm thu phí trên tuyến đường của dự án 105
Bảng 1.9 Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu phần đường của dự án 107
Bảng 1.10 Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu phần cầu của dự án 108
Bảng 1.11 Thống kê các mỏ cát đã khảo sát phục vụ dự án 110
Bảng 1.12 Thống kê các mỏ đất đắp đã khảo sát phục vụ dự án 111
Bảng 1.13 Thống kê các mỏ đá đã khảo sát phục vụ dự án 112
Bảng 1.14 Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu phần cầu của dự án 114
Bảng 1.15 Tổng hợp vị trí và trữ lượng các bãi đổ thải trong khu vực dự án 122
Bảng 1.16 Thống kê những vị trí đất yếu trên tuyến dự án và biện pháp xử lý nền đất yếu được áp dụng 126
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm khu vực dự án 151
Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm khu vực dự án 152
Bảng 2.3 Lượng mưa trung bình của các tháng trong năm khu vực dự án 153
Bảng 2.4 Thống kê số giờ năng trong năm khu vực dự án 154
Bảng 2.5 Thống kê mực nước điều tra đoạn tuyến từ Km64+500 đến Km76+500 157 Bảng 2.6 Thống kê mực nước điều tra đoạn tuyến từ Km76+500 đến Km103+800 158
Bảng 2.7 Thống kê mực nước điều tra đoạn tuyến từ Km103+800 đến Km111+950 159
Bảng 2.8 Mô tả các vị trí quan trắc, thu mẫu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực dự án 179
Bảng 2.9 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án 181 Bảng 2.10 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án 183
Bảng 2.11 Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực dự án 184
Bảng 2.12 Hiện trạng chất lượng trầm tích trong khu vực dự án 186
Bảng 2.13 Hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực dự án 186
Bảng 3.1 Tóm lược các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 197
Trang 12Bảng 3.2 Thiệt hại do chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp của dự án 202
Bảng 3.3 Mức ồn điển hình trong hoạt động phá dỡ, phát quang (đơn vị: dBA) 207
Bảng 3.4 Tổng hợp khối lượng đào đắp của dự án 211
Bảng 3.5 Tải lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm trong thi công bù ngang 214
Bảng 3.6 Tải lượng của các chất ô nhiễm từ hoạt động của xà lan vận chuyển 215
Bảng 3.7 Tải lượng của các chất ô nhiễm từ hoạt động thi công bù dọc (tính đối với dòng thải từ việc tiêu thụ nhiên liệu) 217
Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm theo khoảng cách của hoạt động thi công bù dọc 219
Bảng 3.9 Mức ồn điển hình của các thiết bị thi công (đơn vị: dBA) 224
Bảng 3.10 Tính toán mức ồn phát sinh trong hoạt động thi công của dự án 224
Bảng 3.11 Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt 227
Bảng 3.12 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của dự án (tính cho 120 công nhân trên công trường) 238
Bảng 3.13 Các loại hình chất thải nguy hại phát sinh của dự án 240
Bảng 3.14 Tóm lược nguồn và phạm vi tác động môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án 272
Bảng 3.15 Dự báo lưu lượng dòng xe trên tuyến Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương năm 2030 273
Bảng 3.16 Dự báo tải lượng ô nhiễm của các dòng phương tiện năm 2030 273
Bảng 3.17 Nồng độ các chất ô nhiễm của dòng xe trên tuyến đường vào năm 2030 275
Bảng 3.18 Dự báo mức ồn lan truyền trong giai đoạn khai thác tuyến đường 277
Bảng 3.19 Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý môi trường của dự án 285
Bảng 5.1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 294
Bảng 5.2 Chương trình giám sát môi trường của dự án 301
Danh mục các hình vẽ Hình 1.1 Vị trí tuyến dự án trong đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh 41
Hình 1.2 Vị trí tuyến dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Bình Dương 42
Hình 1.3 Vị trí tuyến dự án và hướng tuyến trên bản đồ tỉnh Bình Dương 42
Hình 1.4 Phân đoạn tuyến dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận tỉnh Bình Dương) 43
Hình 1.5 Hiện trạng đoạn tuyến Thủ Biên - Đất Cuốc trên bản đồ không ảnh 44
Hình 1.6 Hiện trạng đoạn tuyến Đất Cuốc - VSIP 2A trên bản đồ không ảnh 45
Trang 13Hình 1.7 Hiện trạng đoạn tuyến VSIP 2A - cầu Thới An trên bản đồ không ảnh 46
Hình 1.8 Hiện trạng đoạn tuyến cầu Thới An - cầu Phú Thuận trên bản đồ không ảnh 46
Hình 1.9 Hình ảnh trên bản đồ không ảnh các khu vực dân cư tuyến dự án đi qua 52
Hình 1.10 Sơ đồ tim tuyến điểm đầu của dự án (cầu Thủ Biên) 58
Hình 1.11 Sơ đồ tim tuyến tại lý trình Km76+500 đến Km79+000 59
Hình 1.12 Sơ đồ tim tuyến tại nút giao của dự án với ĐT.744 60
Hình 1.13 Hướng tuyến của dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương 60
Hình 1.14 Trắc dọc một số đoạn tuyến đại diện của tuyến đường của dự án 63
Hình 1.15 Hiện trạng mặt cắt ngang đoạn tuyến Thủ Biên - Đất Cuốc 64
Hình 1.16 Mặt cắt ngang đại diện đoạn tuyến Thủ Biên - Đất Cuốc đoạn từ Km70+200 đến Km74+350 65
Hình 1.17 Mặt cắt ngang đại diện các đoạn tuyến Thủ Biên - Đất Cuốc đoạn từ Km64+500 – Km70+200 và từ Km74+350 đến Km77+000 65
Hình 1.18 Mặt cắt ngang đại diện đoạn tuyến Đất Cuốc - ĐT.742 (Km77+000 – Km91+540) 66
Hình 1.19 Mặt cắt ngang đại diện các đoạn tuyến hiện hữu trong KCN VSIP 2A và KCN Mỹ Phước 3 66
Hình 1.20 Mặt cắt ngang đại diện đoạn tuyến xây dựng mới từ KCN VSIP 2A đến KCN Mỹ Phước 3 67
Hình 1.21 Mặt cắt ngang đại diện đoạn từ cầu Thới An đến cuối tuyến (Km103+800 - Km111+950.69) 67
Hình 1.22 Kết cấu áo đường của dự án 70
Hình 1.23 Bản vẽ trắc dọc của cầu vượt cao tốc và cầu vượt sông của dự án 74
Hình 1.24 Bản vẽ mặt cắt ngang cầu đại diện của dự án 76
Hình 1.25 Bản vẽ đại diện bố trí dầm cầu của dự án 78
Hình 1.26 Bản vẽ mặt cắt ngang đại diện mố và trụ cầu của dự án 81
Hình 1.27 Bản vẽ đại diện một số chi tiết khác của công trình cầu trên tuyến dự án 83 Hình 1.28 Bản vẽ mặt cắt ngang và bố trí các nút giao của dự án 88
Hình 1.29 Mặt cắt ngang đại diện và bố trí mặt bằng hầm chui dân sinh của dự án 90
Hình 1.30 Mặt cắt ngang điển hình hệ thống thoát nước ngang của dự án 94
Hình 1.31 Mặt cắt ngang hệ thống thu gom nước mặt đường của dự án 95
Hình 1.32 Mặt cắt ngang hệ thống chiếu sáng của tuyến dự án và mặt cắt ngang đại diện hệ thống chiếu sáng trên các loại hình đường 98
Hình 1.33 Bản vẽ đại diện hệ thống biển báo và an toàn giao thông của dự án 100
Hình 1.34 Cấu trúc hệ thống ITS cho tuyến đường của dự án 101
Hình 1.35 Bản vẽ đại diện bố trí hệ thống ITS cho tuyến đường của dự án 104
Trang 14Hình 1.36 Bản vẽ bố trí hệ thống trạm thu phí và mặt cắt ngang đại diện giá long môn
của trạm thu phí trên tuyến đường của dự án 106
Hình 1.37 Vị trí các mỏ vật liệu khảo sát để phục vụ dự án trên bản đồ không ảnh 113 Hình 1.38 Sơ họa bố trí mặt bằng công trường thi công của dự án 119
Hình 1.39 Bố trí mặt bằng thi công các công trình cầu của dự án 120
Hình 1.40 Sơ họa bố trí công trường, bãi tập kết vật liệu và bãi đổ thải của dự án 121 Hình 1.41 Sơ họa các vị trí tiếp nhận đổ thải của dự án 125
Hình 1.42 Mặt cắt ngang xử lý nền đất yếu bằng biện pháp đào thay thế 127
Hình 1.43 Mặt cắt ngang xử lý nền đất yếu bằng biện pháp bấc thấm 128
Hình 1.44 Dự kiến tiến độ thực hiện của dự án 139
Hình 1.45 Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 140
Hình 2.1 Vị trí của tỉnh Bình Dương trong khu vực Đông Nam bộ 143
Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 145
Hình 2.3 Bản đồ địa chất, thổ nhưỡng khu vực dự án 150
Hình 2.4 Diễn biến chất lượng môi trường không khí khu vực dự án 174
Hình 2.5 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án 176
Hình 2.6 Diễn biến chất lượng môi trường đất khu vực dự án 178
Hình 2.7 Vị trí các điểm quan trắc, lấy mẫu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường dọc tuyến đường của dự án 181
Hình 2.8 Một số hình ảnh của công tác khảo sát, quan trắc, thu mẫu đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án 189
Hình 3.1 Mô phỏng kết quả tính toán phát thải bụi và khí thải từ thi công bù dọc 222 Hình 3.2 Minh họa hình ảnh vòi phun nước tiêu chuẩn 254
Hình 3.3 Minh họa hình ảnh trạm rửa xe tại công trường 256
Hình 3.4 Sơ đồ mô hình lắng thấm nước thải sinh hoạt tại công trường 260
Hình 3.5 Minh họa tấm ngăn bùn và rào chắn bùn 261
Hình 3.6 Minh họa mức ồn nguồn dự báo trong giai đoạn khai thác tuyến đường 276 Hình 3.7 Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của dự án 284
Hình 3.8 Cơ chế thực hiện công tác quản lý môi trường của dự án 285
Hình 5.1 Sơ đồ vị trí giám sát môi trường trong giai đoạn thi công của dự án 302
Trang 15MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
Tuyến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 Dự án
có điểm đầu tại đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), điểm cuối tại cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh) Tuyến đường đi qua địa phận của 05 tỉnh thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Long An với tổng chiều dài khoảng 197,6km Quy
mô từ 6 ÷ 8 làn xe cao tốc và đường song hành mỗi bên 2 làn xe
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm
2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, tuyến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh quy hoạch có chiều dài 199km quy mô 8 làn xe và tiến trình đầu tư trước năm 2030
Trong số 5 tỉnh, thành phố có tuyến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh
đi qua, hiện có 3 tỉnh đã tiến hành đầu tư xây dựng, tuy nhiên kết quả vẫn còn khiêm tốn: tỉnh Đồng Nai đã đầu tư được khoảng 6km (trùng với đường HL.10) quy mô mặt cắt ngang là 12m, tỉnh Bình Dương đầu tư được khoảng 22.35km quy mô mặt cắt ngang đoạn lớn nhất là 62m, tỉnh Long An đầu tư được khoảng 17,25km quy mô mặt cắt ngang là 17m
Để thúc đẩy tiến trình đầu tư, ngày 29/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1263/TTg-CN giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các
dự án của đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 18km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 45km (không bao gồm cầu Thủ Biên), đoạn qua địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 49km (gồm cầu Thủ Biên), đoạn qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17km (bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), đoạn qua địa phận tỉnh Long An khoảng 71km (bao gồm đoạn khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận Tp Hồ Chí Minh)
Dự án được hoàn thành sẽ góp phần cụ thể hóa mục tiêu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000km đường cao tốc, góp phần hình thành tuyến đường Vành đai liên vùng trước năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã
Trang 16hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để tạo sự đồng bộ, liên tục nhằm nâng cao khả năng kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đồng thời tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô Thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó, tuyến đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi kết nối liên kết và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả của các tuyến đường này, kết nối thuận lợi giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm của TP Hồ Chí Minh, tạo điều kiện, tiền đề để các địa phương khu vực dự án phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực hai bên tuyến đường nói riêng và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 1263/TTg-CN ngày 29/9/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Nghị quyết số 09/NQ-HĐNN ngày 19/5/2023 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố
Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP), giao cho Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) là nhà đầu tư đề xuất dự án và tiến hành hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án thành phần 2 theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Dự án thuộc đối tượng quy định tại mục 1 (I) Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường là nhóm dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, đồng thời dự án cũng thuộc đối tượng sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô lớn quy định tại mục 6 (III) Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Căn cứ điểm a, điểm c khoản 3 Điều 28 và điểm
a khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do Bộ Tài nguyên
và Môi trường thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư phát triển Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) đã phối hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ Môi trường giao thông
(TEEC) tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây
Trang 17dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1)” trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt kết quả
thẩm định
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án
- Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là cơ quan phê duyệt quy hoạch
và quy hoạch chi tiết của dự án (Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011; Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021)
- Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án (Nghị quyết số 09/NQ-HĐNN ngày 19/5/2023)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy định khác của pháp luật có liên quan
* Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia:
Hiện nay Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được phê duyệt, vì vậy dự án không đánh giá sự phù hợp này
* Sự phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh
- Dự án phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ Về nội dung quy hoạch hệ thống đường bộ cao tốc, tại Phụ
lục 1 nêu rõ: Tuyến Vành đai 4 (CT41), chiều dài 199km, quy mô hoàn chỉnh 8 làn xe, tiến trình đầu tư trước 2030
- Dự án phù hợp với Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt theo Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ
- Dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012, trong đó đã xác định rõ: xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh (điểm 4 mục IV Điều 1)
- Dự án phù hợp với Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/1/2010
Trang 18- Dự án phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XV thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021
- Dự án phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XV thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021
- Dự án phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 11/6/2014;
- Dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 3247/QĐ-UBND ngày 16/12/2013
* Sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Dự án phù hợp với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được nêu trong Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1 Các căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/6/2019
Trang 19- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/11/2018
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 19/6/2017
- Luật Lâm nghiệp số 17/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 15/11/2017
- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014, và Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 19/6/2013; Luật số 60/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam thông qua ngày 21/6/2012
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 31/11/2008
- Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008
- Luật Giao thông đường thủy nội bộ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2004; và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông
đường thủy nội địa được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
Trang 20- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ Về thoát nước
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 21/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học
Trang 21- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ về Quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định 64/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010; Nghị định 125/2018/NĐ-11/2010/NĐ-CP ngày 19/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
- Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
- Nghị định 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ
về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng về quy định
về quản lý chất thải rắn xây dựng
- Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Trang 22- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ
về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Ban hành danh mục máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động
- Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27/12/2019 của Bộ Quốc phòng Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01
tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
- Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số
136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy
❖ Nghị quyết
- Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025
- Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
- Nghị quyết số 43/2022/NQ15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Trang 23- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm an quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông
- Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020
- Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm
2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025
- Quyết định số 3247/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
2.1.2 Các tài liệu kỹ thuật
- Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Cục Môi trường (Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường): Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các Dự án phát triển Hà Nội, 2000
- Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi
trường): Sổ tay ĐTM - tập 1 Hà Nội, 2009
- Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường): Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Công trình giao thông, Hà Nội, 2009
- Ngân hàng Thế giới (WB): Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường
- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các nước đang phát triển
Trang 24- Bộ Giao thông vận tải: Quy trình ĐTM khi lập dự án khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông vận tải, 22TCN242-98
2.1.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 01:2022/BQP - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
- QCVN 02:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
- QCVN 07/2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Các công trình hạ tầng
kỹ thuật
- QCVN 41:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
- TCXDVN 104:2007 - Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế
- TCVN 11823:2017 - Thiết kế cầu đường bộ
- 22 TCN 262-2000: Tiêu chuẩn khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu
- TCVN 4054-05: Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô
- 22TCN 220-95: Qui trình tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
- 22TCN304-03: Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên
- 22TCN 334-06: Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường
Trang 25- 22TCN 249-98: Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa
- TCVN4453-1995: Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép toàn khối
2.2 Các văn bản pháp lý về dự án
- Văn bản số 5670/BGTVT-ĐTCT ngày 16/6/2021 của Bộ Giao thông vận tải
về việc thống nhất phạm vi các dự án thành phần để giao cho các tỉnh, thành phố làm
cơ quan có thẩm quyển triển khai đầu tư Dự án vành đai 3, vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn bản số 1263/TTg-CN ngày 29/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương là Cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh
- Thông báo số 253/TB-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tại cuộc họp bàn về phương thức đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố
Hồ Chí Minh
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh Bình Dương
về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường Thủ Biên - Đất Cuốc
- Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh Bình Dương
về việc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn) theo phương thức đối tác công tư (PPP)
- Văn bản số 87/BB-HĐTĐ ngày 26/4/2023 của Hội đồng thẩm định, ban hành Biên bản họp Hội đồng thẩm định BCNCTKT dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai
4 đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn
- Thông báo số 130/TB-UBND ngày 19/05/2023 của UBND tỉnh Bình Dương
về ý kiến kết luận của đồng chí Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư (PPP)
- Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 19/05/2023 của HĐND tỉnh Bình Dương
về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư (PPP)
- Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của HĐND tỉnh Bình Dương về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn
từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Trang 262.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn(giai đoạn 1)”
- Tập bản vẽ thiết kế cơ sở công trình dự án “Đầu tư xây dựng đường Vành đai
4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn(giai đoạn 1)”
- Tập báo cáo khảo sát địa chất công trình dự án “Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn(giai đoạn 1)”
- Tập báo cáo khảo sát thủy văn công trình dự án “Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn(giai đoạn 1)”
- Kết quả quan trắc, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
do Trung tâm Môi trường và sinh thái ứng dụng thực hiện tháng 10/2023
- Kết quả tham vấn cộng đồng đối với UBND các thành phố, thị xã, huyện và tham vấn tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM
* Đơn vị chủ trì lập báo cáo ĐTM:
- Tên đơn vị: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP
- Đại diện: Ông Phạm Ngọc Thuận Chức vụ: Tổng giám đốc
- Địa chỉ: Số 08 đường Hùng Vương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- Website: www.becamex.com.vn
* Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM:
- Tên đơn vị: Trung tâm Khoa học công nghệ Môi trường giao thông
- Địa chỉ: Tầng 3, Nhà T1 - Trường Đại học Giao thông Vận tải, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
* Đơn vị quan trắc và phân tích môi trường:
- Tên đơn vị: Trung tâm Môi trường và sinh thái ứng dụng
Trang 27- Đại diện: Ông Hoàng Văn Tùng Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Phòng 2B cao ốc 26 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án là các chuyên gia trong các lĩnh vực: kỹ thuật môi trường, công nghệ môi trường, quản lý môi trường và sinh thái môi trường Danh sách các thành viên của Chủ dự án và đơn vị tư vấn tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được nêu dưới đây
Chuyên môn
Kinh nghiệm
Nhiệm vụ được phân
II Thành viên của đơn vị tư vấn: Trung tâm Khoa học công nghệ Môi trường giao thông
1 Trịnh Xuân Báu
ThS Khoa học
và công nghệ Môi trường
20 năm Tư vấn trưởng, chủ trì lập
báo cáo ĐTM
2 Ngô Quang Dự TS Khoa học
trái đất 20 năm
Trưởng nhóm môi trường
tự nhiên, chịu trách nhiệm
về nội dung báo cáo ĐTM
3 Vũ Văn Khoát
ThS Quản lý Môi trường và Phát triển
9 năm
Trưởng nhóm môi trường
xã hội, chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo ĐTM
4 Thân Thị Hải Yến ThS Kỹ thuật
môi trường 18 năm
đề lập báo cáo ĐTM
5 Bùi Lê Hồng Minh ThS Kỹ thuật
môi trường 16 năm
6 Đoàn Danh Cường ThS Kỹ thuật
Môi trường 9 năm
Trang 28đề lập báo cáo ĐTM
8 Trần Trung Dũng ThS Kỹ thuật
XDCTGT 9 năm
9 Đinh Quốc Cường ThS Kỹ thuật
Môi trường 8 năm
10 Bùi Quang Toàn KS Kỹ thuật
môi trường 7 năm
11 Vũ Công Thắng KS Kỹ thuật
môi trường 7 năm
12 Nguyễn Chí Trung KS Kỹ thuật
môi trường 7 năm
13 Nguyễn Tuấn
Thành
ThS Kỹ thuật ATGT 7 năm
14 Hoàng Văn Thuận KS Kỹ thuật
môi trường 5 năm
15 Nguyễn Tuấn Kiệt KS Kỹ thuật
môi trường 3 năm
3.2 Trình tự thực hiện lập báo cáo ĐTM
Để thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thực hiện các công việc như sau:
(1) Chủ đầu tư cung cấp thông tin của dự án và chịu trách nhiệm về độ chính
xác của thông tin cung cấp Các tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư cung cấp bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án
Trang 29- Thông tin chung của dự án: Tên dự án, vị trí thực hiện, khối lượng và quy mô các hạng mục công trình, biện pháp tổ chức thi công, quy trình hoạt động dự án, nhu cầu sử dụng điện, nước dự án, số lượng công nhân viên và tổ chức quản lý dự án
- Hệ thống bản vẽ kỹ thuật của dự án: hướng tuyến, trắc dọc, mặt cắt ngang, các công trình cầu, cống, thoát nước dọc, đường gom, nút giao…
- Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
(2) Đơn vị tư vấn kết hợp Chủ đầu lập báo cáo ĐTM của dự án, báo cáo đánh
giá đầy đủ những tác động của dự án đến môi trường và đề xuất những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả trong quá trình xây dựng và hoạt động của
Dự án Các nội dung đơn vị tư vấn thực hiện:
- Thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu củ dự án từ Chủ đầu tư
- Tiến hành khảo sát hiện trạng dự án, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hoạt động bảo vệ môi trường tại dự án
- Tiến hành quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu để đánh giá chất lượng môi trường nền (không khí, đất, nước…) trong khu vực dự án
- Xây dựng các báo cáo chuyên đề và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng cấu trúc và nội dung quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Cụ thể:
+ Đề xuất phương pháp đánh giá tác động môi trường áp dụng trong quá trình lập ĐTM
+ Mô tả xuất xứ dự án, căn cứ pháp lý kỹ thuật, tổ chức thực hiện ĐTM
+ Tóm tắt nội dung dự án: thông tin chung dự án, vị trí thực hiện dự án, mục tiêu của dự án, các hạng mục công trình dự án; quy trình vận hành, hoạt động dự án; máy móc thiết bị và chi tiết tiến độ thực hiện dự án; nguồn vốn đầu tư và tổ chức thực hiện dự án
+ Từ quy trình hoạt động của dự án đơn vị tư vấn đánh giá, dự báo nguồn phát thải phát sinh trong quá trình hoạt động Từ đó, đơn vị tư vấn đánh giá những tác động của dự án đến môi trường và đề xuất những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tương ứng
+ Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường để Chủ đầu tư có cơ sở thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định khi dự án đi vào hoạt động
- Hoàn thiện báo cáo ĐTM để phục vụ công tác tham vấn cộng đồng
Trang 30(3) Tiến hành tham vấn cộng đồng: Tổ chức tham vấn cộng đồng tại các thành
phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương bằng cách xin ý kiến tham vấn Tiến hành tham vấn trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định
(4) Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo ĐTM: Sau khi có kết quả tham vấn,
tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo ĐTM theo đúng cấu trúc và nội dung quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
(5) Nộp báo cáo ĐTM vào Văn phòng một cửa của Bộ Tài nguyên và Môi
trường xin thẩm định báo cáo ĐTM
(6) Chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo ĐTM theo kết quả thẩm định Nộp
báo cáo ĐTM vào Văn phòng một cửa của Bộ Tài nguyên và Môi trường xin phê duyệt kết quả thẩm định
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp danh mục: Phương pháp danh mục dùng để nhận dạng các tác
động, tóm lược các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải nêu trong Chương 3
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này do Tổ chức Y tế thế giới và
một số quốc gia thiết lập nhằm ước tính tải lượng khí thải và các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án Phương pháp này được áp dụng để dự báo tải lượng và nồng độ
ô nhiễm tại Chương 3
- Phương pháp ma trận: Sử dụng trong việc liệt kê các hoạt động của việc thực
hiện dự án với các nhân tố môi trường có thể bị tác động và đánh giá mức độ tác động
của từng hoạt động cụ thể Phương pháp này được áp dụng trong Chương 3
- Phương pháp mô hình: Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong
Chương 3, bao gồm: Dùng mô hình Gausse, Sutton để tính toán, dự báo và mô phỏng khả năng khuếch tán, mức độ tác động và phạm vi lan truyền bụi và các khí ô nhiễm
Sử dụng mô hình ASJ Model để dự báo ô nhiễm tiếng ồn
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp sử dụng để thu thập và xử lý những
đánh giá, dự báo những tác động môi trường của dự án từ bằng cách tập hợp các câu hỏi và xin ý kiến đánh giá từ các chuyên gia tham vấn đối với các nội dung nhóm thực
Trang 31hiện ĐTM chưa nắm rõ về chuyên môn sâu Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong tất cả các chương mục của báo cáo
4.2 Các phương pháp khác
- Phương pháp thống kê: Sử dụng trong xử lý các số liệu của báo cáo Phương
pháp thống kê được áp dụng để thống kê các số liệu về điều kiện khí tượng, hiện trạng môi trường khu vực dự án (Chương 2) và thống kê các số liệu tính toán, lượng hóa trong đánh giá tác động môi trường (Chương 3)
- Phương pháp so sánh đối chứng: Dùng để đánh giá hiện trạng và mức độ tác
động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Phương pháp này được áp dụng tại Chương
2 và Chương 3 của báo cáo
- Phương pháp điều tra xã hội: Điều tra, thu thập các thông tin, số liệu về tình
hình kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường liên quan đến dự án Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 của báo cáo để thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án
- Phương pháp đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường: Nhằm đánh giá chất
lượng môi trường khu vực dự án thông qua việc quan trắc, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 trong nội dung đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu trong phòng: Các phương pháp phân tích
mẫu nước mặt, nước ngầm, đất và khí thải được trình bày tại Chương 2 và phân tích,
xử lý các số liệu tính toán, dự báo trong Chương 3
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
5.1.1 Thông tin chung
- Tên dự án: Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí
Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1)
- Địa điểm thực hiện dự án: Tuyến dự án đi qua 12 phường xã, bao gồm: xã Thường Tân, xã Tân Mỹ, xã Tân Lập và xã Bình Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên); phường Uyên Hưng, phường Hội Nghĩa và phường Vĩnh Tân (thành phố Tân Uyên); phường Hòa Phú (thành phố Thủ Dầu Một); phường Hòa Lợi, phường Thới Hòa, xã An Điền
và xã An Tây (thị xã Bến Cát) thuộc tỉnh Bình Dương
Trang 32- Chủ dự án: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP
5.1.2 Phạm vi, quy mô của dự án
a Phạm vi của dự án
- Điểm đầu tại đầu cầu Thủ Biên thuộc địa phận xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, hướng tuyến cơ bản bám theo tuyến đường Thủ Biên - Đất Cuốc hiện tại (Km64+500, theo lý trình đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh tại
vị trí vuốt nối đường VĐ4 với đầu cầu Thủ Biên tại bên tỉnh Bình Dương)
- Điểm cuối tuyến tại khu vực trước mố cầu Phú Thuận trên địa bàn xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Km111+950.69, theo lý trình đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh)
- Tổng chiều dài tuyến khoảng 47,455km
b Quy mô của dự án
- Cấp dự án: Dự án nhóm A, thuộc công trình giao thông cấp I, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729-2012)
- Quy mô đầu tư của dự án: Quy mô trong phân kỳ đầu tư gồm 4 làn xe, quy mô Bnền = 24,75m; B cầu = 24,75m; bố trí các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, trạm thu phí, ITS trên tuyến Tuyến đường gom 02 làn xe với Bnềndg = 8m Tốc
độ thiết kế 100 km/h; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch
c Các hạng mục công trình của dự án
* Phần đường:
- Đầu tư theo quy mô đường giao thông cấp I , tiêu chuẩn thiết kế thuộc nhóm đường cao tốc (tuyến chính) theo TCVN 5729:2012 Phân kỳ đầu tư gồm 4 làn xe, mặt đường rộng 24,75m, vận tốc thiết kế từ 100 km/h
- Đầu tư đường song hành và đường gom dọc hai bên tuyến chính, tiêu chuẩn thiết kế đường gom cấp 2 đô thị, mặt đường rộng 8m, vận tốc thiết kế từ 60 km/h
* Phần cầu:
- Thi công 13 cầu, bao gồm 07 cầu dọc trên tuyến và 06 cầu vượt ngang Trong
đó có 05 cầu vượt đường bộ, 05 cầu vượt nút giao và 03 cầu vượt nước
- Thi công 60 cống ngang thoát nước, gồm cống hộp và cống tròn
* Nút giao:
- Thi công 06 nút giao liên thông Hoạt tải thiết kế HL93, người 0,003Mpa, tần suất thiết kế tuyến chính: P =1%, tĩnh không đứng đường cao tốc: H= 5,0m
Trang 33* Hầm chui, đường dân sinh:
- Thi công đường gom dân sinh quy mô bề rộng nền đường Bnền = 6,5m, trong
đó phần xe chạy Bmặt = 5m, tương lai mở rộng theo quy mô quy hoạch Bmặt = 8m
- Thi công 08 hầm chui dân sinh, tĩnh không tối thiểu là 3m, bề mặt nền cầu < 5m, khẩu độ thiết kế 7x4,5m
* Hệ thống chiếu sáng:
- Thi công hệ thống chiếu sáng đồng bộ trên tuyến đường Bố trí các cột đèn chiếu tròn côn rời cần đơn cao 10m, thân cột cao 8m, cần đèn cao 2m vươn 1,5m, khoảng cách trung bình khoảng 30m - 35m/cột
* Hệ thống ITS:
- Thi công hệ thống ITS đặt tại Trạm thu phí Nút giao Nguyễn Văn Linh Bố trí các vị trí thiết bị ITS thành phần bên đường phần đi trên cầu, phần đường chính và đường song hành
* Trạm thu phí:
- Thi công hệ thống trạm thu phí gồm 06 trạm thu phí tuyến chính và 03 trạm thu phí tuyến nhánh với mỗi trạm có từ 4 đến 6 làn thu phí ETC
d Các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án
- Các khu dân cư có khả năng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án, bao gồm: cụm dân cư khu vực đầu cầu Thủ Biên giao cắt với ĐT.476 (xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên); cụm dân cư tại điểm giao của ĐT.476 và ĐH.414 (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên); khu dân cư tập trung tại điểm giao của ĐT.747 và ĐT.746B (phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên); cụm dân cư nằm trên ĐH.409 (phường Vĩnh Tân, thành phố Tân Uyên); khu dân cư tập trung nằm hai bên trục chính của KCN VSIP 2A (phường Vĩnh Tân, thành phố Tân Uyên); khu dân cư tập trung dọc hai bên ĐT.741 (phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát); khu dân cư đô thị tập trung trên địa bàn phường Thới Hòa (thị xã Bến Cát); khu vực dân cư tập trung hai bên ĐT.748 (xã An Điền, thị
xã Bến Cát); cụm dân cư dọc hai bên ĐT.744 và ĐH.609 (xã An Tây, thị xã Bến Cát)
- Các trường học trong bán kính 1km theo đường chim bay: trường THCS Hội Nghĩa; trường Mầm non Hội Nghĩa, trường THCS Vĩnh Tân, trường Tiểu học Vĩnh Tân, trường THCS Hòa Lợi, trường Đại học Việt Đức, trường Tiểu học An Sơn, trường THPT Tây Nam, trường THCS Phú An
- Các cơ quan, công sở, khu công nghiệp trong bán kính 1km theo đường chim bay: trụ sở UBND phường Hội Nghĩa, trụ sở UBND phường Vĩnh Tân, trụ sở UBND
Trang 34phường Hòa Lợi, KCN KSB, KCN VSIP 2A, KCN VSIP 2, KCN Mỹ Phước 1, KCN
Mỹ Phước 2, KCN Mỹ Phước 3, KCN Mỹ Phước 4, KCN Việt Hương
- Ngoài ra còn mạng lưới giao thông trong khu vực, các thủy vực nước mặt và
hệ sinh thái nông nghiệp là đối tượng chịu tác động từ hoạt động của dự án
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
- Dự án chiếm dụng 2.000.837 m2 đất, trong đó đất ở đô thị là 104.085 m2, đất trồng cây lâu năm là 1.843.462 m2 và đất sản xuất kinh doanh là 53.290 m2
- Hoạt động phá dỡ công trình, hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị mặt bằng thi công
sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nước, phát sinh CTR và CTNH
- Các hoạt động thi công phần đường, thi công phần cầu, thi công các nút giao, thi công các hạng mục công trình phụ trợ trên tuyến sẽ phát sinh ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nước, phát sinh CTR và CTNH, tác động đến kinh tế - xã hội khu vực Các hoạt động vận chuyển gây ô nhiễm môi trường không khí, hư hại hạ tầng giao thông Ngoài ra còn các nguy cơ sạt lở, lún sụt, úng ngập khu vực công trình
- Hoạt động khai thác tuyến đường phát sinh ô nhiễm môi trường không khí, chia cắt hệ sinh thái nông nghiệp, các vấn đề an toàn giao thông
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
5.3.1 Đối với giai đoạn thu hồi đất, đền bù, di dân, tái định cư và GPMB
- Tác động do thu hồi đất, di dân, tái định cư dẫn đến người dân mất đất sản xuất, phải di dời chỗ ở, có thể phải chuyển đổi công việc Ngoài ra việc chiếm dụng tạm thời đất nông nghiệp (làm công trường, lán trại công nhân, bãi vật liệu) cũng tác động đến những người dân cho thuê đất và lao động địa phương
- Tác động đến môi trường do hoạt động phá dỡ nhà cửa, di dời công trình hạ tầng (cột điện), phát quang thực vật, chuẩn bị công trường thi công Các hoạt động này
sẽ phát sinh ô nhiễm bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, bùn đất nạo vét hữu cơ, xà bần
từ phá dỡ nhà cửa và công trình hạ tầng
- Dự án sẽ thu hồi 104.085 m2 đất thổ cư đô thị, 1.843.462 m2 đất cây lâu năm
và 53.290 m2 đất sản xuất kinh doanh Hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến người dân mất đất sản xuất và lao động trong khu vực dự án Thiệt hại thu nhập trên đất ước tính 1.238,143 triệu đồng đối với đất trồng cây lâu năm
Trang 35- Tác động đến hệ sinh thái, làm giảm tính đa dạng, chất lượng, số lượng các loài cá thể trong khu vực dự án, phá vỡ hệ thống quần xã, quần thể sinh vật, các chuỗi thức ăn, lưới thức ăn vốn có ở khu vực dự án và các vùng xung quanh
- Ô nhiễm bụi từ hoạt động phá dỡ nhà cửa và công trình hạ tầng: nồng độ ô nhiễm của bụi từ hoạt động đào đắp thi công nền đường là 0,721 mg/m3
- Ô nhiễm do chất thải rắn: Lượng xà bần từ phá dỡ nhà cửa phát sinh trung bình
là 20,817 tấn Tổng sinh khối thực vật phát sinh trong phát quang là 1.198,25 tấn
5.3.2 Đối với giai đoạn thi công xây dựng
- Tác động đến môi trường không khí do bụi, khí thải từ hoạt động đào đắp, thi công móng, nền, mặt đường, hệ thống thoát nước; hoạt động vận chuyển vật liệu, chất thải phục vụ thi công; và trong khu vực đun nấu tại các lán trại công nhân Cụ thể:
- Ô nhiễm bụi từ hoạt động đào đắp thi công nền đường: nồng độ ô nhiễm của bụi từ hoạt động đào đắp thi công nền đường được tính toán là 0,433 mg/m3
+ Ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động của máy móc thi công (bù ngang) được tính toán như sau: bụi phát sinh 1,60-5 mg/m3, SO2 phát sinh 0,57-4 mg/m3, NOx phát sinh 1,62-4 mg/m3, CO phát sinh 4,04-5 mg/m3, VOCs phát sinh 1,99-6 mg/m3
+ Ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển vật liệu (cát đắp) bằng đường thủy (tàu kéo xà lan): tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán như sau: bụi phát sinh 0,024mg/m.s, SO2 phát sinh 0,023mg/m.s, NOx phát sinh 0,31mg/m.s, CO phát sinh 16,7.10-5mg/m.s, VOCs phát sinh 0,014mg/m.s
+ Ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động thi công bù dọc (vận chuyển bằng phương tiện đường bộ): tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán như sau: bụi phát sinh 139,08 mg/m.s, SO2 phát sinh 23,32 mg/m.s, NO2 phát sinh 234,68 mg/m.s, CO phát sinh 139,19 mg/m.s, VOCs phát sinh 2,88 mg/m.s Kết quả mô phỏng cho thấy ô nhiễm bụi trong khoảng cách 30m, ô nhiễm NO2 trong khoảng cách 90m từ nguồn phát thải
+ Ô nhiễm do tiếng ồn: Kết quả tính toán mức ồn suy giảm theo khoảng cách cho thấy, ở khoảng cách 150m từ công trường thi công có đến 5 nhóm máy móc thiết
bị có mức ồn cao hơn GHCP ở mức âm cao nhất (so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT)
- Tác động đến môi trường nước do nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị, rửa phương tiện; từ quá trình rửa vật liệu, dưỡng hộ bê tông và các hoạt động thi công khác; và nước mưa chảy tràn có cuốn theo bùn đất và các chất bẩn trên
bề mặt đào đắp, xây dựng… trong toàn bộ giai đoạn thi công Cụ thể:
Trang 36+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của của công nhân xây dựng phát sinh là 11,52 m3/ngày đêm
+ Nước thải từ hoạt động rửa xe trong quá trình thi công là 4,84 m3/ngày + Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khu vực dự án được xác định là 806 lít/giây
- Tác động đến môi trường do chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động thi công (đất đá thải, CTR xây dựng); các CTNH như giẻ lau dính dầu, dầu
mỡ thải trong hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công; rác thải sinh hoạt từ lán trại công nhân, từ khu vực nghỉ giữa và sau ca Cụ thể:
+ Lượng rác thải phát sinh trung bình mỗi ngày là 60kg/ngày
+ Lượng chất thải xây dựng phát sinh theo thực tế của quá trình xây dựng, ước lượng khoảng 0,3 ÷ 3,5 tấn/ngày
+ Lượng dầu thải phát sinh là 442 lít dầu thải/tháng Các loại CTNH khác phát sinh theo mức độ sử dụng
- Các tác động không liên quan đến chất thải như tiếng ồn và rung động từ các phương tiện vận chuyển, các máy móc thi công trình Bồi lắng, xói lở tại các tuyến đường và các kênh rạch do thi công cầu Các rủi ro, tai nạn về lao động, sự cố cháy nổ,
sự cố điện và sức khỏe của công nhân trên công trường
Các tác động môi trường khác bao gồm tác động đến kinh tế - xã hội khu vực
dự án, tác động đến hệ thống giao thông vận tải, tác động đến môi trường đất đai và cảnh quan, tác động lên tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái
5.3.3 Đối với giai đoạn khai thác vận hành dự án
- Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn do sự tham gia giao thông của dòng phương tiện trên tuyến đường
- Tác động đến hệ thống thủy văn dọc tuyến do việc hình thành tuyến đắp cao nên có khả năng gây cản trở khả năng thoát nước mặt, gây ứ đọng hoặc ngập cục bộ một số vị trí thấp trên tuyến đường thi công
- Tác động do chia cắt đất đai gây phân mảnh đất nông nghiệp dọc hai bên tuyến
đường dẫn đến khó khăn trong tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
- Tác động do xuất hiện tuyến đường mới sẽ tạo ra các yếu tố tích cực trong lưu
thông cũng như yếu tố tiêu cực do nâng cao tuyến
Trang 375.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Đối với giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng
- Giảm thiểu tác động do hoạt động chuẩn bị công trường thi công: Giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất tạm thời làm công trường thi công và bãi chứa vật liệu Chủ dự án thỏa thuận với chủ sở hữu đất theo hợp đồng, đồng thời thống nhất các cam kết việc làm sạch, hoàn nguyên hoặc cải tạo phục vụ mục đích khác
- Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải: Kiểm soát phát tán bụi trong lưu giữ vật liệu; Kiểm soát phát thải của các phương tiện tham gia thi công; Thực hiện tốt công tác quản lý và giám sát thi công trên công trường
- Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn: Không sử dụng các phương tiện cũ, lạc hậu Bảo dưỡng máy móc, phương tiện định kỳ Trang bị cho công nhân xây dựng các phương tiện bảo hộ lao động
- Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước: Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng trước khi thải ra môi trường Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi, đổ chất thải vào nguồn nước
- Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại: Thu gom tất cả các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại hàng ngày và thuê đơn vị vận chuyển và xử lý theo quy định
- Các biện pháp khác: đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động; an toàn cháy nổ, an toàn điện và phòng ngừa thiên tai
5.4.2 Đối với giai đoạn khai thác vận hành
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông: Phân luồng, quy định tốc độ đối với các phương tiện lưu thông trên tuyến đường; Kiểm soát quá trình phát thải của các loại phương tiện cùng quá trình kiểm định phương tiện để giảm nguồn phát thải khí thải của dòng xe; Bảo trì thường xuyên tuyến đường để các phương tiện lưu thông trên tuyến thuận lợi, giảm phát sinh tiếng ồn
- Giảm thiểu tác động tới chế độ thủy văn và chất lượng nước: Giảm thiểu tác động đến chất lượng nguồn nước và tiêu thoát nước trong khu vực
- Giảm thiểu tác động đến đất đai và tài nguyên sinh vật: Hạn chế phân mảnh đất sản xuất và phòng chống xói mòn đất Duy trì, bảo dưỡng các hệ thống mương rãnh
và kênh thoát nước Trồng cây xanh và giữ các thảm cỏ tự nhiên
- Giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội: Cần khuyến khích các cấp chính quyền có liên quan phát triển các hoạt động phi nông nghiệp dọc theo tuyến đường và
Trang 38theo kế hoạch khai thác quỹ đất ven đường Lắp đặt trang thiết bị chiếu sáng, đảm bảo
an toàn và an ninh trong khu vực
5.4.3 Đối với phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố, rủi ro
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về PCCC, đặc biệt là an toàn điện, an toàn lao động, phòng ngừa sự cố do thiên tai Xây dựng chương trình ứng phó với sự cố, rủi
ro phát sinh trong quá trình thi công và khai thác vận hành tuyến đường
5.4.4 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án
- Tấm (rào) chắn bùn tạm thời: bằng vải địa kỹ thuật dùng để bẫy chất lắng,
trong khi vẫn cho nước chảy qua
- Vòi phun nước giảm bụi: Sử dụng các vòi hình trụ có các lỗ thoát nước phân
bố đều trên ống và đường kính to dần từ giữa ra 2 đầu
- Nhà vệ sinh, thùng rác di động, thùng chứa chất thải nguy hại: gồm 04 nhà vệ
sinh lưu động thể tích 50m3/nhà, 03 thùng rác loại 100 lít có nắp, 01 xe rác loại 0,5 m3,
1 thùng phuy loại 100 lít có nắp để chứa dầu thải và 1 thùng phuy loại 100 lít có nắp
để chứa chất thải chứa dầu và các chất thải nguy hại khác
- Hệ thống xử lý sơ bộ và thoát nước thải: Bể lắng nước thải xây dựng kích
thước tối thiểu là 1m x 2m x 1m Hệ thống rãnh thu và thoát nước thải có kích thước tối thiểu 50cm x 50cm x 30cm
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
5.5.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Quản lý công tác chuẩn bị và thi công xây dựng (Chủ đầu tư, nhà thầu)
- Kế hoạch an toàn trong công tác thi công (Chủ đầu tư, nhà thầu)
- Quản lý vật tư, thiết bị thi công (Nhà thầu)
- Kế hoạch và tiến độ thi công các hạng mục công trình (Nhà thầu)
- Quản lý chất thải (Chủ đầu tư, nhà thầu)
- Quản lý việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với sự cố (Chủ đầu tư, nhà thầu)
5.5.2 Trong giai đoạn vận hành khai thác:
- Đơn vị tiếp nhận quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng tuyến được sẽ thực hiện công tác quản lý môi trường theo quy định của công trình công
Trang 395.5.3 Chương trình giám sát môi trường
Dự án sẽ tiến hành giám sát 04 nội dung như sau:
- Giám sát chất lượng không khí xung quanh, ồn, rung: tại 08 vị trí trên tuyến đường trong giai đoạn thi công (điểm đầu của tuyến dự án và ĐT.746; Điểm giao của tuyến dự án với ĐT.746 và ĐH.414; Điểm giao của tuyến dự án với ĐT.747; Điểm giao của tuyến dự án với ĐT.742; Điểm giao của tuyến dự án với ĐT.741; Điểm giao của tuyến dự án với ĐT.748; Điểm giao của tuyến dự án với ĐT.744; và Điểm giao của tuyến dự án với ĐH.609) Các thông số giám sát bao gồm: bụi, tiếng ồn, SO2, NO2,
CO Tần suất quan trắc là 1 tháng/lần
- Giám sát chất chất lượng nước mặt: tại 01 vị trí trên tuyến đường trong giai đoạn thi công, là nơi thi công xây dựng cầu Thới An vượt sông Thị Tính Các thông số giám sát bao gồm: DO, BOD5, COD, TSS, NH4+, NO3-, PO43-, Dầu mỡ tổng Tần suất thu mẫu là 1 tháng/lần
- Giám sát CTR và CTNH: tại kho và vị trí lưu giữ tạm thời chất thải thông thường, giám sát thành phần và tổng lượng thải, tần suất giám sát hàng ngày
- Giám sát sụt lún và xói lở trên tuyến đường, mố trụ cầu: trong suốt quá trình thi công và trong 2 năm đưa vào khai thác