1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT KÍNH QUANG HỌC VÀ PHỤ KIỆN KÍNH QUANG HỌC SỬ DỤNG CHO MÀN HÌNH CẢM ỨNG

199 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng
Tác giả Công Ty Tnhh Kính Kỹ Thuật Luminous (Việt Nam)
Thể loại Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 58,55 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (8)
    • 2. Tên dự án đầu tư (8)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (9)
      • 3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư (9)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (10)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (13)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (13)
      • 4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở (13)
      • 4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu (điện, nước, gas/dầu) (15)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (17)
      • 5.1. Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động của dự án đầu tư (17)
      • 5.2. Vị trí thực hiện dự án đầu tư (17)
      • 5.3. Các hạng mục công trình sử dụng của dự án đầu tư (18)
      • 5.4. Sơ đồ tổ chức, quản lý hoạt động của Dự án (21)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (22)
    • 1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (22)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (23)
  • Chương III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (24)
    • 1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư (29)
    • 2. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong (29)
      • 2.1.1. Đánh giá tác động của các nguồn phát sinh chất thải (31)
        • 2.1.1.1. Nguồn phát sinh bụi và khí thải (31)
        • 2.1.1.2. Nguồn phát sinh nước thải (34)
        • 2.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường (37)
        • 2.1.1.4. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại (38)
      • 2.1.2. Đánh giá tác động của các nguồn phát sinh không liên quan đến chất thải (39)
      • 2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án giai đoạn vận hành (43)
      • 2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (43)
        • 2.2.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (43)
          • 2.2.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (43)
          • 2.2.1.2. Thu gom, thoát nước thải (45)
          • 2.2.1.3. Công trình xử lý nước thải (46)
        • 2.2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (49)
        • 2.2.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (50)
        • 2.2.5. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (51)
          • 2.2.6.1. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy, nổ (51)
          • 2.2.6.5. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (54)
          • 2.2.6.6. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) (54)
    • 3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (59)
    • 4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (60)
  • Chương V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC (61)
  • Chương VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (64)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có) (62)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (62)
  • Chương VII. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG (0)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (64)
    • 2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (65)
  • Chương VIII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (0)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư (75)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (75)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (75)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (75)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (76)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (76)
  • Chương IX. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (77)
  • Chương X. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN (0)

Nội dung

Trang 1 CƠNG TY TNHH KÍNH KỸ THUẬT LUMINOUS VIỆT NAM BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT KÍNH QUANG HỌC VÀ PHỤ KIỆN KÍNH QUANG HỌC SỬ DỤNG CHO

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH KÍNH KỸ THUẬT LUMINOUS (VIỆT NAM) Địa chỉ văn phòng: Thuê nhà xưởng số 5 của Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam), Lô CN8 (trước đây là lô CN2-1), Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông HSU, FU-HSIUNG Chức danh: Tổng Giám đốc Điện thoại: 024 33 884 168

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 010512556, đăng ký lần đầu ngày 29/10/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 9, ngày 10/11/2023 Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 010512556 chứng nhận lần đầu ngày 29/10/2010; chứng nhận thay đổi lần thứ 10 ngày 04/01/2023 do Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cấp.

Tên dự án đầu tư

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT KÍNH QUANG HỌC VÀ PHỤ KIỆN KÍNH QUANG HỌC SỬ DỤNG CHO MÀN HÌNH CẢM ỨNG Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Thuê nhà xưởng số 5 thuê của Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam), Lô CN8 (trước đây là lô CN2-1), Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép:

+ Quyết định số 4022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án

“Thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng” của Công ty TNHH Kính quang học Luminous (Việt Nam) (nay là Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam)) tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai;

+ Giấy xác nhận số 20/STNMT-CCMT ngày 05 tháng 08 năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xác nhận thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho Dự án Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam);

+ Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng”;

- Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư dự án 572.795.000.000 đồng (Năm trăm bảy mươi hai tỷ bảy trăm chín mươi lăm tỷ đồng) Như vậy, căn cứ theo khoản 2 Điều 9 của Luật đầu tư công 2019, dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới

1500 tỷ đồng thuộc loại Nhóm B Lĩnh vực hoạt động của cơ sở là sản xuất thiết bị điện tử thuộc số thứ tự 17, Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Theo đó quy mô của cơ sở thuộc Nhóm I theo quy định của Luật BVMT số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 Hiện tại cơ sở đã đi vào hoạt động, do vậy cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho cơ sở là UBND thành phố Hà Nội

Theo Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 06/01/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường trong Khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố, Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là cơ quan cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Trong thời gian tới, Nhà máy đi vào vận hành với quy mô công suất như sau:

Bảng 1.1 Quy mô sản xuất của dự án đầu tư

STT Tên sản phẩm Đơn vị Quy mô công suất Ghi chú

1 Kính quang học Sản phẩm/năm 6.000.000 (1)

2 Phụ kiện kính quang học Sản phẩm/năm 6.000.000 (1)

3 Tấm đèn nền của màn hình Bộ/năm 3.000.000 (2)

4 Linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền Bộ/năm 3.000.000 (2)

(1): Các sản phẩm đã được phê duyệt tại Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng”, hiện tại Công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm kính quang học từ tháng 10/2023 (hiện chỉ lưu các sản phẩm tồn kho tại Nhà máy) và vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm phụ kiện kính quang học (phục vụ cho các sản phẩm kính quang học đang tồn kho tại Nhà máy)

(2): Các sản phẩm mới bổ sung, chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Hiện tại Nhà máy đã lắp đặt các máy móc thiết bị và chưa tiến hành sản xuất các sản phẩm này Đối với hoạt động này, Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam) đã có hành vi vi phạm hành chính do không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Hiện nay, Công ty đã thực hiện nộp phạt theo Quyết định số 625/QĐ-XPVPHC ngày 31/01/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ theo điểm c khoản 14 Điều 168 – Điều khoản chuyển tiếp, chủ dự án cần phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho Dự án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) trong thời gian khắc phục hậu quả vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Nội dung báo cáo đề cấp Giấy phép môi trường của Dự án được tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy như sau:

3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học (hiện tại đã ngừng hoạt động sản xuất đối với sản phẩm kính quang học Dây chuyền sản xuất phụ kiện kính quang học vẫn đang tiếp tục hoạt động cho đến khi Công ty xuất hết hàng tồn kho kính quang học)

Hình 1.1 Quy trình sản xuất phụ kiện kính quang học

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 14/5/2018, sản phẩm kính quang học và phụ kiện kính quang học được thực hiện chung 1 dây chuyền sản xuất Tuy nhiên, hiện nay

Công đã ngừng sản xuất sản phẩm kính quang học Do đó, quy trình sản xuất phụ kiện kính quang học chỉ được thực hiện tại một số bước phục vụ cho quy trình sản xuất Công nghệ sản xuất phụ kiện kính quang học của Công ty TNHH Kính kỹ thuật Lumious Việt Nam bao gồm các bước cơ bản sau:

Thiết kế: Công ty thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng bằng máy tính trước khi đưa kính nguyên liệu vào sản xuất

Cắt phim: Các tấm phim được cắt theo đúng kích thước và thiết kế của tấm kính thành phẩm

Dán phim và đóng gói thành phẩm: Phim sau khi cắt được dán vào các tấm kính thành phẩm và chuyển sang công đoạn đóng gói, lưu kho

3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất tấm đèn nền của màn hình và linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền

Hình 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất tấm đèn nền của màn hình và linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Chủ dự án nhập các tấm film sẵn, tiến hành vệ sinh làm sạch tấm film, sau đó được đưa sang công đoạn dán nhãn, băng dính trên khung Tấm film sau khi được dán nhãn, băng dính được chuyển sang lắp ráp tấm nền nhôm và đèn Led, dán màng lên tấm dẫn quang, lắp tấm phản xạ lên tấm nền, gắn keo silicon, lắp tấm dẫn quang vào tấm nền Sau đó được tiến hành thực hiện các công đoạn kiểm tra, bọc màng, đóng gói và lưu kho

Danh mục các máy móc sản xuất của Nhà máy bao gồm:

Bảng 1.2 Danh mục các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất đã lắp đặt, hoạt động

STT Tên máy móc Số lượng

(Cái) Xuất xứ Tình trạng máy móc thiết bị

I Sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học

(đã lắp đặt và hoạt động)

I.1 Các máy móc liên quan đến sản xuất kính quang học Công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm kính quang học và hiện tại chỉ còn hoạt động dây chuyền

4 Máy tăng áp 10 Trung Quốc

5 Máy làm sạch siêu âm 9 Trung Quốc

STT Tên máy móc Số lượng

(Cái) Xuất xứ Tình trạng máy móc thiết bị

6 Máy mạ chân không 1 Trung Quốc sản xuất phụ kiện kính quang học (Phục vụ cho tồn kho của sản phẩm kính quang học)

7 Máy tráng phim 2 Trung Quốc

8 Máy chiếu 3D và 2D 6 Trung Quốc

9 Đồng hồ căng bề mặt 1 Trung Quốc

10 Máy kiểm tra ball Drop 1 Trung Quốc

11 Máy quang phổ 1 Trung Quốc

12 Máy kiểm tra góc liên kết 1 Trung Quốc

13 Máy đo độ nhám bề mặt 1 Trung Quốc

14 Máy kiểm tra mài mòn 1 Trung Quốc

16 Máy rửa hóa chất 1 Trung Quốc

I.2 Các máy móc liên quan đến sản xuất phụ kiện kính quang học

2 Màn hình in 69 Trung Quốc

3 Máy kiểm tra sức nén 1 Trung Quốc

II Sản xuất tấm đèn nền của màn hình và linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền (đã lắp đặt và chưa đi vào hoạt động)

1 Máy chọn và đặt JUKI RS-1R 2 Nhật Bản Mới 100%

2 Máy in tự động YAMAHA

3 Thiết bị đo nhiệt độ KIC X5

4 Thiết bị kiểm tra quang học tự động 3D TR7700QE

5 Thiết bị kiểm tra mối hàn 3D

6 Máy kiểm tra bảng mạch lắp ráp TR5001T SII TINY

7 Băng truyền SMT 7 Trung Quốc Mới 100%

8 Máy hàn linh kiện điện tử trên tấm mạch in

9 Máy trộn kem hàn G-5000A 1 Đài Loan Mới 100%

10 Máy in phun Markem imaje -

11 Máy đo mức độ chịu lực theo chiều ngang/dọc của linh kiện điện tử

12 Máy xử lý nhiệt mối hàn SMD-

13 Bàn trượt XY ZYDJ-661 1 Trung Quốc Mới 100%

14 Thiết bị đo độ sáng 1 Trung Quốc Mới 100%

15 Máy làm sạch bụi màng Trung Quốc Mới 100%

16 Robot găp hàng UR5 4 Trung Quốc Mới 100%

17 Máy in tem mã vạch 1 Trung Quốc Mới 100%

18 Máy đo hạt bụi không khí 1 Trung Quốc Mới 100%

STT Tên máy móc Số lượng

(Cái) Xuất xứ Tình trạng máy móc thiết bị

19 Máy XRAY 1 Trung Quốc Mới 100%

20 Máy cân bằng nhiệt độ độ ẩm 1 Trung Quốc Mới 100%

21 Máy làm sach siêu âm khô 1 Trung Quốc Mới 100%

22 Robot YAMAHA 2 Trung Quốc Mới 100%

23 Máy thử nghiệm độ rung 1 Trung Quốc Mới 100%

24 Thiết bị kiểm tra quạt chống tĩnh điện

25 Kính hiển vi quang học 1 Trung Quốc Mới 100%

26 Kính hiển vi quang học iN10 1 Mỹ Mới 100%

(Nguồn: Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam)

Như chủ dự án đã đề cập, hiện tại Công ty đã ngừng sản xuất đối với sản phẩm kính quang học và vẫn đang hoạt động dây chuyền sản xuất phụ kiện kính quang học Đối với sản xuất sản phẩm mới (tấm đèn nền của màn hình và linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền), chủ cơ sở đầu tư mới toàn bộ máy móc thiết bị cho nhà xưởng để tiến hành sản xuất Vì một số lý do bất khả kháng, hiện tại chủ cơ sở đã hoàn thành việc lắp đặt máy móc, tuy nhiên chưa đi vào vận hành sản xuất các sản phẩm này

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

- Kính quang học (hiện đang tồn kho khoảng 3.000.000 sản phẩm)

- Phụ kiện kính quang học

- Tấm đèn nền của màn hình và linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền

Dưới đây là một số hình ảnh minh họa sản phẩm của cơ sở:

(phụ kiện kính quang học) (tấm đèn nền của màn hình)

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở

Do cơ sở đã ngừng hoạt động sản xuất đối với sản phẩm kính quang học, trong thời gian tới chỉ tiếp tục sản xuất phụ kiện của kính quang học (phục vụ cho các sản phẩm kính quang học đang tồn kho) và sản xuất tấm đèn nền của màn hình, các linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền Do đó, báo cáo chỉ đề cập đến nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm mới

Bảng 1.3 Khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng trong sản xuất của cơ sở STT Nguyên, nhiên liệu

Lượng dùng trung bình 1 tháng

I Đối với sản xuất phụ kiện của kính quang học (sản xuất phục vụ cho sản phẩm kính quang học đang tồn kho tại Nhà máy, tương ứng khoảng 3.000.000 sản phẩm)

II Đối với sản xuất tấm đèn nền của màn hình

2 Tấm khuếch tán ánh sáng 10000

5 Tấm phản quang (trái – phải) 20000

6 DBEF tấm tăng cường ánh sáng 10000

7 Tấm tăng cường ánh sáng 10000

13 Băng dính cố định PCB 1 10000

14 Băng dính cố định PCB 2 10000

15 Băng dính cố định PCB 3 20000

16 Băng dính cố định PCB 4 10000

II Đối với sản xuất linh phụ kiện có liên quan của tấm đèn nền

10 Tấm khuếch tán ánh sáng 50000

13 Tấm phản quang (trái – phải) 100000

14 Tấm tăng đường độ sáng kép 50000

35 Tấm đế hợp kim nhôm 50000

(Nguồn: Công ty TNHH Kinh kỹ thuật Luminous (Việt Nam))

Hoạt động sản xuất của cơ sở chủ yếu là lắp ráp, dán các linh kiện do đó không có nhu cầu sử dụng hóa chất

4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu (điện, nước, gas/dầu) a Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện cung cấp cho dự án là nguồn điện trung thế 22kV được lấy từ nguồn điện lưới của khu vực Nguồn điện trung thế 22kV của khu vực được cấp đến tủ trung thế của trạm biến áp; từ tủ trung thế nguồn điện trung thế 22kV được cấp đến máy biến áp khô 22/0.4kV – 3 pha 4 dây để cấp điện cho toàn bộ dự án thông qua các tủ hạ thế tổng

Theo hóa đơn tiền điện trong 06 tháng gần nhất (từ tháng 06/2023 đến tháng 11/2023), lượng điện tiêu thụ bình quân của Nhà máy là 68.917 (kWh/tháng) Hiện tại, lượng điện cấp cho Nhà máy đang được dùng cho nhu cầu văn phòng và các hoạt động sản xuất, vận hành hệ thống xử lý khí thải

Cơ sở không sử dụng máy phát điện dự phòng

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng điện

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng

1 Điện tiêu thụ kì 1 tháng 6/2023 kWh 65.300

2 Điện tiêu thụ kì 2 tháng 6/2023 kWh 82.400

3 Điện tiêu thụ kì 3 tháng 6/2023 kWh 74.600

4 Điện tiêu thụ kì 1 tháng 7/2023 kWh 62.100

5 Điện tiêu thụ kì 2 tháng 7/2023 kWh 76.800

6 Điện tiêu thụ kì 3 tháng 7/2023 kWh 105.800

7 Điện tiêu thụ kì 1 tháng 8/2023 kWh 67.400

8 Điện tiêu thụ kì 2 tháng 8/2023 kWh 93.800

9 Điện tiêu thụ kì 3 tháng 8/2023 kWh 97.300

10 Điện tiêu thụ kì 1 tháng 9/2023 kWh 57.500

11 Điện tiêu thụ kì 2 tháng 9/2023 kWh 67.500

12 Điện tiêu thụ kì 3 tháng 9/2023 kWh 65.600

13 Điện tiêu thụ kì 1 tháng 10/2023 kWh 45.700

14 Điện tiêu thụ kì 2 tháng 10/2023 kWh 49.400

15 Điện tiêu thụ kì 3 tháng 10/2023 kWh 79.300

16 Điện tiêu thụ kì 1 tháng 11/2023 kWh 46.100

17 Điện tiêu thụ kì 2 tháng 11/2023 kWh 51.600

18 Điện tiêu thụ kì 3 tháng 11/2023 kWh 52.300

Trung bình tháng 68.917 b Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cấp nước cho Nhà máy được lấy từ hệ thống cấp nước chung của KCN Thạch Thất – Quốc Oai cho Lô CN8 Nước sạch được sử dụng cho các mục đích: sinh hoạt và các hoạt động khác (tưới cây, vệ sinh sân đường)

Theo hóa đơn tiền nước trong năm 2023 (từ tháng 01/2023 đến tháng 11/2023), lượng nước cấp cho hoạt động của Nhà máy như sau:

Bảng 1.5 Hóa đơn tiền nước năm 2023 tại Nhà máy

Tháng Nước cấp (m 3 /tháng) Nước thải (m 3 /tháng)

(Nguồn: Hóa đơn tiền nước của Công ty)

Trước thời điểm tháng 10/2023, cơ sở vẫn đang hoạt động sản xuất sản phẩm kính quang học, có phát sinh nước thải sản xuất Tuy nhiên, đến tháng 10/2023, cơ sở đã ngừng hoạt động sản xuất sản phẩm kính quang học và hiện tại chỉ tiếp tục sản xuất sản phẩm phụ kiện kính quang học (phục vụ cho các sản phẩm kính quang học đang tồn kho tại Nhà máy) do đó không còn phát sinh nước thải sản xuất

Trong thời gian tới, khi Nhà máy đi vào vận hành sản xuất 2 sản phẩm mới (tấm đèn nền và linh phụ kiện của tấm đèn nền), cũng không làm phát sinh nước thải sản xuất Nhà máy chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt từ cán bộ công nhân viên nhà máy

Cơ sở có bếp ăn ca tuy nhiên không có hoạt động nấu ăn, mà chỉ đặt các suất ăn công nghiệp Do đó không có nước thải nhà bếp

Như vậy, hoạt động của cơ sở hiện tại chỉ có nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên (100 người) Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục sản xuất sản phẩm phụ kiện kính quang học (phục vụ cho hàng tồn kho kính quang học tại Nhà máy hiện nay, khoảng 3.000.000 sản phẩm/năm) và thay vào đó là sản xuất 2 sản phẩm mới (tấm đèn nền và linh phụ kiện của tấm đèn nền) Do vậy, số lượng công nhân viên của Nhà máy cũng sẽ không thay đổi so với hiện tại

Theo định mức lượng nước quy định tại TCVN 13606:2023, lượng nước cấp sinh hoạt được tính là 45 lit/người/ngày Như vậy, tổng lượng nước cấp cho hoạt động của cơ sở là:

Q1 = 0,045 m 3 /người/ngày*100 người = 4,5m 3 /ngày, tương đương 117 m 3 /tháng Ngoài ra, cơ sở có sử dụng 02 máy giặt để giặt đồ bảo hộ cho cán bộ công nhân phòng sạch vào cuối mỗi tuần Tần suất sử dụng là 01 lần/tuần (tương đương 4 lần/tháng) Trung bình lượng nước sử dụng là 180 lit/máy/lần Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này là:

Q2 = 180 lit/máy/lần * 4 lần/tháng * 02 máy = 1,44 m 3 /tháng

Tổng lượng nước cấp sử dụng cho hoạt động của cơ sở là:

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động của dự án đầu tư

Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam) (trước đây có tên gọi khác là Công ty TNHH Kính quang học Luminous (Việt Nam)) được thực hiện tại Nhà xưởng số 5 thuê của Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) tại Lô CN8 (trước đây quy hoạch là lô CN2-1) khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng là 16.740m 2 Cơ sở được thành lập và đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0105012556 được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/10/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 10/11/2023

Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam) đã được Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số

0105012556, chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 29/10/2020, đăng ký thay đổi lần thứ

Trong quá trình đi vào hoạt động, dự án đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 4022/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 và Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 14/5/2018

5.2 Vị trí thực hiện dự án đầu tư

Dự án được triển khai thực hiện tại Nhà xưởng số 5 đã được xây dựng sẵn bởi Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) tại lô CN8, KCN Thạch Thất – Quốc Oai với tổng diện tích sử dụng của Nhà xưởng là 16.740m 2 theo Hợp đồng thuê nhà xưởng số YF/LUMINOUS20201203001 ngày 03/12/2020 ký giữa Công ty TNHH

Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) và Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam)

Vị trí tiếp giáp của Dự án như sau:

+ Phía Nam giáp đường giao thông nội bộ KCN và Công ty Mỹ Đức

+ Phía Bắc tiếp giáp phần đất trống còn lại của lô CN8

+ Phía Đông tiếp giáp với đường nội bộ của KCN Thạch Thất – Quốc Oai và Công ty cổ phần Dệt mùa đông, Công ty TNHH nhựa Đức Anh

+ Phía Tây tiếp giáp giáp đường giao thông nội bộ KCN và Công ty TNHH Công nghệ điện tử Yantin

Khu đất của Công ty được giới hạn bởi các điểm như sau:

Bảng 1.6 Tọa độ vị trí địa lý của khu vực dự án Điểm góc Tọa độ các điểm theo VN2000

Hình 1.3 Vị trí Nhà máy trong Lô CN8-KCN Thạch Thất – Quốc Oai 5.3 Các hạng mục công trình sử dụng của dự án đầu tư

Vị trí và diện tích của Nhà xưởng: Nhà xưởng số 5 thuộc lô CN8, có số tầng từ tầng 1 đến tầng 3 với tổng diện tích sàn là 5.580 m 2 x 3 tầng = 16.740m 2

Nhà xưởng có kiến trúc 3 tầng, mỗi tầng có diện tích sàn là 5580 m 2 kết cấu khung cột dầm sàn BTCT đúc sẵn lắp ghép, kết cấu chịu lực mái là kèo thép tổ hợp tiền chế, phía trên gác xà gồ thép, lợp tôn dốc 2 phía Kết cấu móng sử dụng móng cọc BTCT

+ Tầng 1 của nhà xưởng được bố trí khu vực lễ tân, các kho chứa chất thải rắn thông thường và kho chứa chất thải nguy hại của nhà máy

+ Tầng 2 được bố trí khu văn phòng, bếp ăn (không có hoạt động nấu ăn)

+ Tầng 3 được bố trí khu vực kho chứa nguyên vật liệu sản xuất, kho thành phẩm và khu vực tổ chức sản xuất sản phẩm tấm đèn nền và các linh phụ kiện liên quan của tấm đèn nền

Trên mái tầng 3 được bố trí hệ thống xử lý khí hàn từ dây chuyền SMT (sử dụng lọc hấp phụ bằng than hoạt tính)

Ngoài ra, một số hạng mục công trình phụ trợ khác như:

- Nhà bảo vệ: Nhà cấp 4, tường xây gạch, mái đổ BTCT, bố trí hệ thống các cửa đi, cửa sổ, nền nhà lát gạch men, hệ thống cửa nhôm kính;

- Nhà để xe máy, ô tô: Kết cấu cột khung thép, móng đơn bê tông cốt thép mác

200, đá 1x2, mái lợp tôn màu dày 0,43mm Nền bê tông gạch vỡ mác 50 và láng lớp vữa XMCV mác 100 dày 3cm;

- Kho chứa chất thải nguy hại: Diện tích 10m 2 , kết cấu móng BTCT, tường bao xây gạch, mái và xung quanh bịt tôn kín, nền bê tông sơn nền chống thấm, có hệ thống bình cứu hỏa bên ngoài;

- Kho chứa CTR thông thường: Diện tích 10m 2 , kết cấu móng BTCT, tường bao xây gạch, mái và xung quanh bịt tôn kín, nền bê tông sơn nền chống thấm 3 lớp, có hệ thống bình cứu hỏa bên ngoài;

Các kho được bố trí phục vụ riêng cho hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam), các hạng mục phụ trợ khác cũng được tách riêng với các công trình phụ trợ của Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) Dưới đây là một số hình ảnh các phòng chức năng bên trong nhà máy

(Khu vực phòng đào tạo)

5.4 Sơ đồ tổ chức, quản lý hoạt động của Dự án

Tổng số lượng cán bộ, công nhân viên của Nhà máy hiện tại là 100 người Khi

Dự án đi vào hoạt động, số lượng công nhân viên không thay đổi so với hiện tại

Công ty thành lập bộ phận an toàn môi trường với tổng số nhân sự phụ trách là 01người

Chế độ làm việc: 2 ca/ngày (8h/ca), 26 ngày/tháng, 300 ngày/năm

Cơ cấu tổ chức quản lý của dự án như sau:

An toàn và Môi trường

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, được triển khai thực hiện tại Nhà xưởng số 5 thuê của Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam), Lô CN8 (trước đây quy hoạch là lô CN2-1), Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) đã được cấp các giấy phép như sau:

+ Giấy phép xây dựng số 591/BQL – GPXD ngày 07 tháng 07 năm 2010 của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, cấp cho công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam)

+ Giấy phép xây dựng số 985/BQL – GPXD ngày 30 tháng 10 năm 2013 của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, cấp cho công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam)

+ Quyết định số 3261/QĐ – UBND do UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp ngày 31 tháng

07 năm 2008 về việc phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy sản xuất màn hình cảm ứng, màn hình điện tử và các loại linh kiện đi kèm tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai của công ty TNHH Young Fast Optoelectronics

+ Quyết định số 6039/QĐ - UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thiết kế sản xuất và gia công màn hình cảm ứng, màn hình điện tử và các loại linh kiện đi kèm” tại KCN Thạch Thất, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội - công ty TNHH Young Fast Optoelectronics

+ Quyết định số 5325/QĐ – UBND ngày 30 tháng 08 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “xây mới nhà xưởng giai đoạn III công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) (nhà xưởng 31)” tại KCN Thạch Thất, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

+ Giấy xác nhận số 537/STNMT – CCMT ngày 23 tháng 10 năm 2013 do Sở tài nguyên môi trưởng của thành phố Hà Nội xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “ Thiết kế sản xuất và gia công màn hình cảm ứng, màn hình điện tử và các loại linh kiện đi kèm” tại KCN Thạch Thất, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử Do đó loại hình hoạt động của dự án được đánh giá là phù hợp với quy hoạch của Lô CN8

Trong quá trình đi vào hoạt động, Công ty đã thực hiện các thủ tục môi trường bao gồm:

+ Quyết định số 4022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án

“Thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng” của Công ty TNHH Kính quang học Luminous (Việt Nam) (nay là Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam)) tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai;

+ Giấy xác nhận số 20/STNMT-CCMT ngày 05 tháng 08 năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xác nhận thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho Dự án Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam)

+ Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng”

Như vậy, địa điểm hoạt động của Dự án phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường Loại hình sản xuất của Nhà máy là sản xuất công nghiệp nhẹ, ít tác động đến môi trường.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Quá trình hoạt động của dự án đầu tư trong giai đoạn hiện tại chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt (từ hoạt động của 100 cán bộ công nhân viên), chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại và khí thải Dự án không phát sinh nước thải từ quá trình sản xuất

Theo tính toán tại Chương I, tổng lượng nước cấp sử dụng của cơ sở là khoảng

4,55m 3 /ngày đêm Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước cấp đầu vào Do đó lượng nước thải phát sinh từ cơ sở là khoảng 3,64 m 3 /ngày đêm

Toàn bộ nước thải của Nhà máy được thu gom và xử lý tại 02 bể tự hoại với thể tích mỗi bể là 35m 3 được xây ngầm, bố trí sẵn tại Nhà xưởng số 5 trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp để tiếp tục xử lý

Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam) đã ký với Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Địa chất (là đơn vị quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN) tại Hợp đồng số 1503/2014/HĐ-XLNT ngày 15/3/2014 và Biên bản thỏa thuận đấu nối thoát nước mặt nước thải ngày 19/11/2011 với Công ty cổ phần ĐTPT Hà Tây (là đơn vị chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp) Do đó, KCN có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý nước thải của Nhà máy Công ty TNHH Kính kỹ thuật Luminous (Việt Nam) đạt quy chuẩn hiện hành trước khi xả ra môi trường Đối với khí thải

Khí thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động của cơ sở (từ dây chuyền hàn SMT) được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý khí thải (gồm 01 hệ thống hấp phụ than hoạt tính, công suất 12000m 3 /giờ)

(Chi tiết công nghệ xử lý và thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải sẽ được trình bày tại mục 2 Chương 3 của Báo cáo).

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

Dự án được triển khai trong KCN Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Hiện trạng địa điểm thực hiện Dự án là tại nhà xưởng xây sẵn thuê lại, Công ty không phải triển khai bất cứ hoạt động xây dựng nào Do vậy, báo cáo này không đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị (san lấp, đền bù, giải tỏa) cũng như giai đoạn thi công xây dựng

Mặt khác, vì tình thế bất khả kháng vào thời điểm cuối tháng 12/2023, chủ dự án đã nhập máy móc, thiết bị về và bố trí trong nhà xưởng đảm bảo điều kiện bảo quản thiết bị, không nhằm mục đích sản xuất Theo nội dung giải trình tại mục 3.1 – Chương I, Công ty đã thực hiện nộp phạt theo Quyết định xử phạt số 625/QĐ- XPVPHC ngày 31/01/2024 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Hiện tại quá trình lắp đặt máy móc thiết bị đã được hoàn hiện và dự án chưa đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm mới Do đó, báo cáo không trình bày nội dung đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công lắp đặt máy móc, thiết bị

Việc đánh giá các tác động môi trường do hoạt động của dự án trong báo cáo này sẽ chỉ thực hiện đối với giai đoạn vận hành dự án: gồm các hoạt động vận hành (thử nghiệm và thương mại) hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, hoạt động vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm và các hoạt động dịch vụ văn phòng phục vụ cho hoạt động tại Nhà máy.

Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

2.1 Đánh giá, dự báo các tác động

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các tác động môi trường của Dự án

TT Các hoạt động Tác động Đối tượng bị tác động

Mức độ/ thời gian tác động

I Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm

- Công nhân viên làm việc tại Nhà máy

Trung bình Thời gian: gián đoạn, không liên tục

Tuyến đường vận chuyển và khu vực tập kết hàng hóa tại Nhà máy

- Khí thải từ công đoạn hàn SMT

- Công nhân làm việc trong khu vực dự án

Trung bình Thời gian: liên tục trong thời gian sản

Khu vực sản xuất trong nhà xưởng

TT Các hoạt động Tác động Đối tượng bị tác động

Mức độ/ thời gian tác động

Phạm vi tác động xuất (8h/ngày)

Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm, lưu trữ chất thải

- CTR từ các bao bì nguyên liệu

- CTNH: giẻ lau dính thành phần nguy hại, bao bì thùng chứa, than hoạt tính thải,

- Cảnh quan khu vực dự án và lân cận

- Công nhân làm việc tại Nhà máy

Trung bình Thời gian: liên tục

Khu vực nhà xưởng thực hiện dự án Khu vực kho lưu giữ CTNH của Nhà máy

- Môi trường tự nhiên (nước, không khí)

- Công nhân làm việc tại Nhà máy

Thấp Thời gian: liên tục theo ca làm việc

- Khả năng tiếp nhận xử lý của

HT XLNT và thu gom, thuê xử lý RTSH của KCN

- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải của KCN

II Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm

Tiếng ồn Cản trở giao thông (mật độ lưu thông xe tăng cao) Rủi ro, sự cố: tai nạn giao thông

Kinh tế - xã hội khu vực

Trung bình Thời gian: gián đoạn, không liên tục

Tuyến đường vận chuyển gần nhà máy

Tiếng ồn Rủi ro, sự cố:

Sự cố mất điện, chập điện, cháy nổ, tai nạn lao động

Công nhân vận hành và người lao động làm việc tại phạm vi gần Nhà máy

→ cao Thời gian: liên tục trong thời gian sản xuất

Khu vực Nhà xưởng thực hiện dự án và lân cận

Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm, lưu trữ chất thải

- Mùi hôi từ khu vực lưu trữ chất thải

Rò rỉ nguyên liệu, hóa chất, CTNH rơi vãi, sự cố cháy nổ

- Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí)

Trung bình Thời gian: liên tục

Khu vực Nhà xưởng và xung quanh nhà máy

TT Các hoạt động Tác động Đối tượng bị tác động

Mức độ/ thời gian tác động

Tập trung công nhân: mâu thuẫn, gây xáo trộn ảnh hưởng tới an tinh trật tự, tệ nạn xã hội; mật độ lưu thông xe tăng cao trên các tuyến đường gần nhà máy, tai nạn giao thông, tai nạn lao động

Kinh tế - văn hóa – xã hội tại địa phương

Gián đoạn, không liên tục (giờ vào ca và tan ca)

Môi trường làm việc tại Nhà máy

2.1.1 Đánh giá tác động của các nguồn phát sinh chất thải

2.1.1.1 Nguồn phát sinh bụi và khí thải a Bụi phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào Dự án

Phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy là các loại xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện đi lại của cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy Nhiên liệu sử dụng của các phương tiện chủ yếu là xăng, dầu diezel, các loại nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ phát sinh khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải trên chủ yếu là: Bụi, SO2, NOx,

CO, CO2, VOCs Số lượt xe đi lại của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào nhà máy và phương tiện đi lại của cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy được tính như sau:

+ Tổng khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm của nhà máy khi đi vào vận hành là khoảng 2.293,5 tấn/tháng (gồm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất phụ kiện kính quang học và nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm mới) Nhà máy dự kiến sử dụng loại xe tải 16 tấn, sử dụng nguyên liệu dầu DO, trung bình mỗi tháng làm việc 26 ngày, như vậy kế hoạch vận chuyển của nhà máy trung bình khoảng 6 chuyến/ngày Quãng đường vận chuyển ước tính khoảng 20km/lượt

+ Xe gắn máy cá nhân: Tổng số lượng cán bộ công nhân viên trong giai đoạn vận hành là 100 người, tương đương khoảng 100 chiếc, số lượt xe di chuyển là 100 lượt/ngày Quãng đường hoạt động ước tính trung bình 5km/lượt

Tải lượng ô nhiễm không khí của các xe chạy vận chuyển nguyên, nhiên liệu ra vào dự án được tính theo công thức sau:

Tải lượng ô nhiễm = Hệ số phát thải  Quãng đường/lượt  số lượt xe/ngày

Tính toán quãng đường vận chuyển của các phương tiện ra vào nhà máy cụ thể như sau:

Bảng 4.2 Quãng đường di chuyển trong ngày của phương tiện ra vào nhà máy

TT Loại phương tiện Lượt xe/ngày

Quãng đường di chuyển/lượt (km)

Tổng quãng đường di chuyển (km)

Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông như sau:

Bảng 4.3 Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông

TT Loại phương tiện Hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe (kg/1.000km)

Bụi SO 2 NO 2 CO VOC

2 Xe tải 3,5 ÷ 16 tấn 0,9 4,15.S 14,4 2,9 0,8 Áp dụng công thức tính toán như sau: Q = Hệ số ô nhiễm × quãng đường vận chuyển

Kết quả dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm cho nhà máy được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.4 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông

Bụi SO 2 NO x CO VOC

Tổng 620 0,078 0,00188 0,604 7,816 5,282 Nhận xét: Kết quả tính toán, dự báo nồng độ phát tán của khí thải từ các phương tiện là tương đối nhỏ Khí thải loại này phát sinh phân tán trên tuyến đường di chuyển của xe, trong khoảng không gian rộng Do đó sẽ tác động không lớn đến hoạt động của nhà máy cũng như sức khỏe của cán bộ nhân viên làm việc tại nhà máy b Khí thải từ quá trình hàn gắn linh kiện (SMT) (thực hiện tích hợp tại lò hàn (Reflow Oven))

Công đoạn in hàn SMT được thực hiện tại khu vực phòng sạch có diện tích khoảng 500m 2

Trong quá trình hàn, Nhà máy có sử dụng lò hàn (Reflow Oven) để gắn các linh kiện trên bản mạch kết hợp công đoạn sấy khô bản mạch, với nguồn nhiệt sinh ra từ máy sẽ tạo điều kiện bay hơi kem hàn có chứa thành phần chủ yếu là hơi thiếc (Sn), hơi đồng (Cu), hơi bạc (Ag) gây tác động đến môi trường không khí

Lượng kem hàn bốc hơi chiếm khoảng 2% lượng kem hàn sử dụng (theo nguồn Air Emission Inventories Control, WHO 1993)

Khi dự án đi vào hoạt động, với lượng kem hàn sử dụng là 480 kg/năm thì lượng kem hàn bốc hơi là:

Gkem hàn = 2% × 480 kg/năm = 9,6 kg/năm = 0,032 kg/ngày (trung bình làm việc

Nồng độ hơi kem hàn phát sinh trung bình trong lớp không khí gần mặt đất khu vực thực hiện dự án được xác định theo công thức:

Nồng độ hơi kim loại phát sinh trung bình Trong đó:

+ Tải lượng hơi kem hàn phát tán trong ngày là: 0,032 kg/ngày

+ Thể tích tác động trên mặt bằng nhà xưởng

S: diện tích khu vực sản xuất 500 m 2 ;

H: Chiều cao không gian tác động: 5m (lấy theo chiều cao của tầng 2 nhà xưởng) Nồng độ hơi kem hàn phát sinh trung bình trong 8 giờ (mg/m 3 ) là:

Tỷ lệ thành phần các chất trong kem hàn lần lượt là Sn 99%, Cu 0,7% và Ag 0,3% nên nồng độ phát sinh từng thành phần trung bình trong 8 giờ là:

Nồng độ Sn = 99% × 1,6 mg/m 3 = 1,58 mg/m 3

Nồng độ Cu = 0,7% × 1,6 mg/m 3 = 0,0112 mg/m 3

Nồng độ Ag = 0,3% × 1,6 mg/m 3 = 0,0048mg/m 3

Theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, nồng độ Sn trong môi trường làm việc là 2 mg/m 3 (tính trung bình trong 8 giờ làm việc), Ag là 0,01 mg/m 3 (tính trung bình trong 8 giờ làm việc); nồng độ Cu (theo QCVN 03:2019/BYT) trong môi trường làm việc trung bình là 0,1 mg/m 3 Như vậy, hơi kim loại phát sinh chưa vượt tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên, quá trình hoạt động sản xuất cần xử lý triệt để hơi Sn, Cu, Ag phát sinh để tránh bị tích tụ trong khu vực làm việc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân vận hành

Dưới đây là hình ảnh mô tả hoạt động của lò hàn (Reflow Oven):

Tuy nhiên, hệ thống lò hàn (Reflow Oven) của nhà máy đều được thực hiện trong hệ kín, có thiết kế tích hợp các filter lọc bụi, mùi trước khi thải ra môi trường theo đường ống dẫn Do đó tác động là không đáng kể c Mùi phát sinh từ quá trình thu gom, lưu giữ chất thải

Tại các thùng chứa rác (chủ yếu là rác thải sinh hoạt), tại các vị trí đặt thùng rác phân loại và khu vực lưu giữ rác tạm thời chờ đưa đi xử lý khi thời tiết ẩm ướt có thể phát sinh quá trình lên men và sự phân hủy hữu cơ làm phát sinh mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí

Khí thải từ hệ thống thu gom và chứa rác thải được xác định do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải gây mùi khó chịu Quá trình lưu trữ sẽ phát sinh

Tải lượng hơi kem hàn × 10 6

(V × 8) các khí gây mùi khó chịu từ việc lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ (chủ yếu là CTR sinh hoạt) Thông thường, CTR sẽ bắt đầu phân hủy sau một ngày lưu trữ Thành phần các khí sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ, gây mùi chủ yếu là: NH3, H2S, hợp chất mercaptan Các hợp chất gây mùi chứa S tạo ra từ quá trình phân huỷ kỵ khí nước thải được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.5 Các hợp chất gây mùi chứa S tạo ra từ quá trình lưu giữ rác thải

TT Các hợp chất Công thức Mùi đặc trưng Ngưỡng phát hiện (ppm)

1 Allyl mercaptan CH2=CH-CH2-SH Mùi tỏi - cafe mạnh 0,00005

2 Amyl mercaptan CH3-(CH2)3-CH2-SH Khó chịu, hôi thối 0,0003

3 Benzyl mercaptan C6H5CH2-SH Khó chịu, mạnh 0,00019

4 Crotyl mercaptan CH3-CH=CH-CH2-SH Hôi hám 0,000029

5 Dimethyl sulffile CH3-S-CH3 Thực vật thối rữa 0,0001

6 Ethyl mercaptan CH3CH2-SH Bắp cải thối 0,0019

8 Propyl mercaptan CH3-CH2-CH2-SH Khó chịu 0,000075

9 Sulfua dioxide SO2 Hăng, dị ứng 0,009

10 Tert-bytul mercaptan (CH2)3C-SH Hối hám 0,00008

11 Thiophennol C6H5SH Thối, mùi tỏi 0,000062 Nếu bị rò rỉ hoặc phát tán ra môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng công nhân làm việc nhà máy, gây ra mùi khó chịu cho môi trường không khí nơi đây Tuy nhiên những ảnh hưởng từ mùi hôi sẽ được giảm thiểu bằng việc sử dụng các thùng chứa rác thải có nắp đậy kín và được tập kết tại các khu vực tập kết rác thải đặt tại khu vực riêng, sau đó được thu gom mang đi xử lý hàng ngày theo hợp đồng với đơn vị có chức năng d Tác động do khí thải từ hệ thống máy lạnh, máy điều hoà

Hệ thống máy điều hoà, máy lạnh sử dụng trong nhà máy tại khu vực văn phòng, nhà xưởng được trang bị đều hoàn toàn mới và sẽ được lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành đúng quy cách nên mức độ và nồng độ NH3 rò rỉ từ hệ thống máy điều hoà, máy lạnh được đánh giá là không đáng kể

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.16 Danh mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án

STT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng

1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa Hệ thống 01

2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải Hệ thống 01

3 Hệ thống xử lý khí từ công đoạn hàn SMT Hệ thống 01

4 Bể tự hoại 3 ngăn (thể tích 35m 3 /bể) Bể 02

5 Kho chứa chất thải rắn thông thường Nhà 01

6 Kho chứa chất thải nguy hại Nhà 01

3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường Đối với các công trình: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; Hệ thống thu gom, thoát nước thải; Bể tự hoại 3 ngăn; Kho chứa chất thải rắn thông thường; Kho chứa chất thải nguy hại đã được bố trí sẵn tại Nhà máy Trong thời gian tới, các công trình này vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do đó chủ dự án sẽ tiếp tục sử dụng mà không cần cải tạo/xây dựng bổ sung Đối với hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn hàn SMT (công suất thiết kế 12.000m 3 /h): Đã được chủ dự án đầu tư lắp đặt đồng bộ với máy móc thiết bị mới, đã được hoàn thành vào cuối tháng 12/2023

3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

Chủ dự án quản lý trực tiếp trong công tác thực hiện bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành và có cán bộ chuyên trách công tác quản lý, giám sát môi trường Tổ chức bộ máy quản lý môi trường được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Hình 4.6 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Dự án

Văn phòng điều hành dự án Phòng vệ sinh môi trường

Quản lý toàn bộ quá trình xây dựng dự án và ứng phó với các sự cố xảy ra

Quản lý chất thải, thu gom, phân loại, chuyển giao, chất thải cho các đơn vị đủ chức năng xử lý Thực hiện giám sát môi trường

Quản lý các vấn đề chung về môi trường, cập nhật và triển khai việc thực hiện theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án “Thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng” được thực hiện dựa theo các phương pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993, Phương pháp so sánh Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá trong GPMT được trình bày trong bảng như sau:

STT Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân

Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam

2 Phương pháp so sánh Cao Kết quả phân tích được so sánh với

3 Phương pháp thống kê Cao

Thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án để đánh giá nguy cơ bị ảnh hưởng

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho dự án “Thiết kế và sản xuất kính quang học và phụ kiện kính quang học sử dụng cho màn hình cảm ứng” được thực hiện thuê nhà xưởng số 5 của Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics (Việt Nam), Lô CN8 (trước đây là lô CN2-1), Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Đơn vị tư vấn đã đánh giá đầy đủ và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại

Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo đề xuất cấp GPMT theo phương đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993 này đã cũ và một số đánh giá còn định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá định lượng.

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Dự án không thuộc nhóm dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học Do đó, dự án không thuộc phạm vi đánh giá phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

Chương VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có)

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 “Dự án đầu tư nhóm

I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành”

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt Công ty đã ký hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thạch Thất - Quốc Oai là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Địa chất Công trình xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Do đó, Công ty không thuộc đối tượng đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với nước thải

(Bản sao Hợp đồng xử lý nước thải với KCN được đính kèm tại Phụ lục báo cáo)

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Nguồn phát sinh khí thải: từ công đoạn hàn của dây chuyền SMT

Lưu lượng xả khí thải tối đa: 12.000m 3 /giờ

Dòng khí thải: 01 dòng khí thải sau xử lý tại hệ thống xử lý khí thải công suất 12.000m 3 /giờ, xử lý bằng phương pháp hấp phụ, sử dụng than hoạt tính

Khí sau xử lý đạt: QCTĐHN 01:2014/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội Kp=1 (P≤20.000m 3 /h),

Kv=0,9 (hệ số vùng tại khu vực huyện Thạch Thất áp dụng đối với các thông số: Bụi tổng; Lưu huỳnh điôxit, SO2), Kv=1 (hệ số vùng tại khu vực huyện Thạch Thất áp dụng đối với thông số: Nito oxit, NOx) Cụ thể nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải từ công đoạn làm sạch bề mặt của quá trình sản xuất như sau:

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn

- Vị trí, phương thức xả thải: Khí sau khi xử lý đạt quy chuẩn sẽ được quạt hút đẩy qua ống thoát khí (gồm 01 ống) ra ngoài môi trường

- Phương thức xả thải: Liên tục theo ca sản xuất

- Tọa độ điểm thoát khí thải (Theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn số 1: Từ các máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất tại khu vực dây chuyền SMT

- Nguồn số 2: Từ các máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất tại khu vực dây chuyền hoàn thiện sản phẩm

- Nguồn số 3: Từ hoạt động của cụm máy điều hòa

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Vị trí nguồn số 1: Toạ độ X = 2 344 939; Y = 579 128

- Vị trí nguồn số 2: Tọa độ X = 2 344 925; Y = 579 137

- Vị trí nguồn số 3: Tọa độ X = 2 344 885; Y = 579 523

(Theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 0 )

3.3 Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

TT Giới hạn tối đa cho phép Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Từ 6-21 giờ (dBA) Từ 21-6 giờ (dBA)

1 70 55 - Khu vực thông thường 3.3.2 Độ rung:

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có)

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 “Dự án đầu tư nhóm

I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành”

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt Công ty đã ký hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thạch Thất - Quốc Oai là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Địa chất Công trình xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Do đó, Công ty không thuộc đối tượng đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với nước thải

(Bản sao Hợp đồng xử lý nước thải với KCN được đính kèm tại Phụ lục báo cáo)

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Nguồn phát sinh khí thải: từ công đoạn hàn của dây chuyền SMT

Lưu lượng xả khí thải tối đa: 12.000m 3 /giờ

Dòng khí thải: 01 dòng khí thải sau xử lý tại hệ thống xử lý khí thải công suất 12.000m 3 /giờ, xử lý bằng phương pháp hấp phụ, sử dụng than hoạt tính

Khí sau xử lý đạt: QCTĐHN 01:2014/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội Kp=1 (P≤20.000m 3 /h),

Kv=0,9 (hệ số vùng tại khu vực huyện Thạch Thất áp dụng đối với các thông số: Bụi tổng; Lưu huỳnh điôxit, SO2), Kv=1 (hệ số vùng tại khu vực huyện Thạch Thất áp dụng đối với thông số: Nito oxit, NOx) Cụ thể nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải từ công đoạn làm sạch bề mặt của quá trình sản xuất như sau:

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn

- Vị trí, phương thức xả thải: Khí sau khi xử lý đạt quy chuẩn sẽ được quạt hút đẩy qua ống thoát khí (gồm 01 ống) ra ngoài môi trường

- Phương thức xả thải: Liên tục theo ca sản xuất

- Tọa độ điểm thoát khí thải (Theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn số 1: Từ các máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất tại khu vực dây chuyền SMT

- Nguồn số 2: Từ các máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất tại khu vực dây chuyền hoàn thiện sản phẩm

- Nguồn số 3: Từ hoạt động của cụm máy điều hòa

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Vị trí nguồn số 1: Toạ độ X = 2 344 939; Y = 579 128

- Vị trí nguồn số 2: Tọa độ X = 2 344 925; Y = 579 137

- Vị trí nguồn số 3: Tọa độ X = 2 344 885; Y = 579 523

(Theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 0 )

3.3 Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

TT Giới hạn tối đa cho phép Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Từ 6-21 giờ (dBA) Từ 21-6 giờ (dBA)

1 70 55 - Khu vực thông thường 3.3.2 Độ rung:

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCTĐHN

Quý I Quý II Quý III Qúy IV

9 Phenol tổng số mg/l KPH KPH

Ngày đăng: 25/03/2024, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN