Việc nghiên cứu diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông.
Trang 1NGUYỄN THỊ NGA
DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 8220121
Người hướng dẫn: TS NGUYỄN THANH SƠN
Bình Định - Năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nga
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô giáo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, phòng Đào tạo sau Đại học, thư viện trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
án
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, TS Nguyễn Thanh Sơn - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn khích lệ tôi hoàn thành đề án
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề án
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề án 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề án 10
7 Cấu trúc của đề án 11
CHUƠNG 1: LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 12
1.1 Về lý thuyết diễn ngôn 12
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn văn học 12
1.1.2 Tình hình giới thiệu, vận dụng lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam 18
1.2 Nguyễn Khải và sự trăn trở đổi mới truyện ngắn 23
1.2.1 Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khải 23
1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 30
CHƯƠNG 2: DIỄN NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 DƯỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG 36
2.1 Thức nhận về hiện thực cuộc sống 36
2.1.1 Sự kiếm tìm một tiếng nói mới 36
2.1.2 Sự chuyển dịch nhận thức về hiện thực cuộc sống sau chiến tranh 42 2.2 Diễn ngôn về quyền lực dân sự, thế sự 46
2.2.1 Hướng đến các vấn đề rộng lớn của hiện thực xã hội 46
2.2.2 Hướng tới những vấn đề cá nhân, bản thể 55
Trang 5CHUƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG
ĐIỆU 60
3.1 Chiến lược diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 qua ngôn ngữ trần thuật 60
3.1.1 Ngôn ngữ mang màu sắc thế sự 61
3.1.2 Ngôn ngữ mang tính chất đối thoại 64
3.1.3 Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, trữ tình 69
3.2 Chiến lược diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 qua giọng điệu trần thuật 72
3.2.1 Giọng điệu khẳng định ngợi ca cuộc sống đời thường 72
3.2.2 Giọng điệu triết lý, phẩm bình 75
3.2.3 Giọng điệu tâm tình, chia sẻ 79
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Là một trong những cây bút tiêu biểu hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Khải thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ Ông cũng là một trong những cây bút đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà Với sức viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc và không ngừng tìm tòi, đổi mới; Nguyễn Khải khẳng định vững chắc tên tuổi trên văn đàn Sau hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn thuộc nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tạp văn Ở mỗi thể loại, ông đều thể hiện tài năng và tâm huyết của một cây bút luôn tìm tòi đổi mới, luôn chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương Sức lôi cuốn trong các sáng tác của ông thể hiện ở những phát hiện nhạy bén, tính triết lý sắc sảo cùng với giọng văn hóm hỉnh mà đôn hậu, trầm lắng mang đậm cá tính riêng của tác giả Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng “muốn hiểu con người thời đại, những cái hay, cái dở của họ, cách suy nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải” [52, tr.126]; Nguyễn Khải đã góp phần làm nên diện mạo văn học Việt Nam
Trong văn nghiệp Nguyễn Khải, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần làm nên tên tuổi của ông Nhìn chung, truyện ngắn Nguyễn Khải khá phong phú về đề tài: về nông dân trong quá trình xây dựng cuộc sống mới; về bộ đội trong những năm chiến tranh; về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự; về cả những chuyện thường ngày, những trăn trở về chuyện nghề, chuyện đời trước những biến động phức tạp của xã hội
Dù viết về đề tài nào, truyện ngắn của ông thể hiện cái nhìn đa diện, sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, con người và xã hội Bao giờ cũng vậy, truyện ngắn Nguyễn Khải luôn thấm đượm một tình yêu tha thiết với đất nước và
Trang 7con người Việt Nam Trong đó, với hơn 70 truyện ngắn viết sau 1975; Nguyễn Khải bộc lộ cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống và con người Cuộc sống trong con mắt ông không đơn lặng, phẳng chiều, không êm đẹp mà thô nhám, xù xì, đầy cam go và thử thách như nó vốn có Về con người, nhà văn khám phá dưới góc độ thế sự đời tư; con người hiện lên “đời” hơn, thật hơn Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải có nhiều giá trị đóng góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam
Tác phẩm của Nguyễn Khải được đưa vào dạy học trong chương trình THPT và Đại học Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn cấp THPT
trước đây có truyện ngắn Mùa lạc và trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành
có truyện ngắn Một người Hà Nội Như vậy có thể thấy, Nguyễn Khải là một
trong những tác giả lớn và được quan tâm đúng mức của nền văn học Việt Nam hiện đại Việc nghiên cứu diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông
Nghiên cứu sáng tác Nguyễn Khải dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn là một hướng đi tiềm năng, hứa hẹn mở ra con đường tiếp cận mới đầy triển vọng Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 mới dừng lại ở một
số tác phẩm riêng biệt, chưa được quan tâm đúng mức Xuất phát từ thực tiễn trên cùng mong muốn khám phá truyện ngắn của ông từ lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước và phát triển đề
án Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975
Trang 8nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới chú ý từ những năm 60 của thế kỷ XX Trải qua hơn nửa thế kỷ, lý thuyết về phân tích diễn ngôn đã hình thành và phát triển nhanh, tạo ra bước đột phá mới trong việc tìm hiểu, giải mã các tín hiệu ngôn ngữ Thuật ngữ phân tích diễn ngôn (Discourse) bắt đầu được biết đến bởi Z.Harris 1952 với bài báo có tên gọi “Discourse Analysic” (phân tích diễn ngôn) Người đóng góp về phân tích diễn ngôn được biết đến nhiều nhất
là Mitchell (1957) Sau đó, lí thuyết này được phổ biến rộng rãi nhờ công của Van Dijk 1972, G.Brown và G.Yule năm 1983, D.Nunan năm1985 (Dẫn theo Diệp Quang Ban [4, tr.200])
Ở Việt Nam, đây là một hướng nghiên cứu còn tương đối mới mẻ Khởi
đi từ các công trình ngôn ngữ học liên quan đến lý thuyết diễn ngôn và các công trình dịch thuật, giới thiệu về diễn ngôn văn học; những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XX Trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, hướng nghiên cứu ngày càng quan tâm, với nhiều công trình quan trọng ra đời Có thể kể ra
những công trình tiêu biểu như: Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn (2009); Quy ước diễn ngôn giai đoạn 1986 -1991 (2010) và Diễn ngôn về sự thật trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (2015) của Trần Thiện Khanh; Luận văn thạc sĩ Đổi
mới diễn ngôn văn hóa trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh của
Khuất Thị Thu Hiền (2015); Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn của Trần Văn Lực (2015); Tiếp cận tác
phẩm Vợ nhặt từ lý thuyết phân tích diễn ngôn (2015); Bản chất xã hội và
thẩm mĩ của diễn ngôn văn học và Bước ngoặt diễn ngôn và sự thay đổi hệ hình trong nghiên cứu văn học của Trần Đình Sử (2016); 22 định nghĩa về diễn ngôn của Lã Nguyên (2016); Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngôn của Nguyễn Thị Hải Phương (Nxb Giáo dục Việt Nam,
Trang 92016); Luận án tiến sĩ Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Thị Vân Anh (2017); Luận văn thạc sĩ Diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại (khảo sát sáng tác của
Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ) của Nguyễn Thùy Hòa (2018);
Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải từ góc độ phân tích
diễn ngôn, Dương Thị Hồng (2018), Luận án tiến sĩ Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Vũ Thị Hương (2019); Diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại Việt Nam của Hồ Tiểu Ngọc (2020); Diễn ngôn tự
sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 của Phan Thị Cẩm Hiền
(2021)… Nhìn chung, các công trình đã tổng hợp một cách khá đầy đủ về lý thuyết diễn ngôn và có những hướng tiếp cận, cách lý giải mới mẻ đối với việc nghiên cứu văn học Việt Nam
Có thể thấy, tuy “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều hướng nghiên cứu khác như thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, sinh thái học… nhưng bức tranh nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc độ lý thuyết diễn ngôn trong vòng 20 năm qua khá đa dạng, phong phú Nhiều tác phẩm, tác giả, trào lưu, hiện tượng văn học ở tầm vĩ mô cùng những vấn đề cụ thể trong các tác phẩm ở tầm vi mô được các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học tiếp cận, soi chiếu,
lý giải từ lý thuyết diễn ngôn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng
2.2 Tình hình nghiên cứu Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải từ góc nhìn diễn ngôn nói riêng
Nguyễn Khải là một tài năng của văn học Việt Nam hiện đại Các sáng tác của ông ngay từ lúc công bố đã gây được nhiều sự chú ý lớn trong công chúng văn học cũng như giới nghiên cứu, phê bình Hơn nửa thế kỷ qua, đã
có nhiều công trình tiếp cận sáng tác Nguyễn Khải trên nhiều phương diện Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi xin điểm qua một số công trình quan trọng sau:
Trang 10Năm 1996, Tuyển tập Nguyễn Khải ra đời do Vương Trí Nhàn tuyển
chọn và viết giới thiệu Là cây bút nghiên cứu phê bình văn học chuyên nghiệp nhiều năm lăn lộn trong nghề, hiểu biết tường tận chuyện đời thường
(kể cả những “khuất lấp” đằng sau tác phẩm của nhà văn); Vương Trí Nhàn
có nhiều trang viết đặc sắc, thể hiện sự “tri âm” với Nguyễn Khải Đặt
Nguyễn Khải trong tiến trình văn học Cách mạng qua nửa thế kỷ với những
biến động dữ dội của lịch sử; Vương Trí Nhàn kết luận “Ông đã là một trong
những nhà văn dẫn đầu của thời đại Với cuộc Cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng một tài liệu tham khảo thực sự Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của
họ, phải đọc Nguyễn Khải” [52, tr.61]
Năm 1997, trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay; nhà nghiên cứu Bích Thu chỉ ra
sự phức hợp giọng điệu thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết lý, tranh biện; giọng tâm tình, chia sẻ, trải nghiệm; giọng hài hước hóm hỉnh Tác giả chuyên luận khẳng định sáng tác của Nguyễn Khải từ những
năm tám mươi cho đến nay không “chệch ra khỏi quy luật tiếp nối và đứt đoạn
của quá trình văn học Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo Lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hoá, mang tính đối thoại của tự sự hiện đại” [66, tr.132]
Năm 2001, trong luận án tiến sĩ Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải,
Trần Văn Phương đi sâu nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải về các phương diện: cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật Tác giả luận án khẳng định thế giới nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải phong phú, đa dạng, không giống với các nhân vật của tiểu thuyết truyền
Trang 11thống Trần Văn Phương cho rằng nét khác biệt độc đáo ngày càng thể hiện rõ trong tiểu thuyết Nguyễn Khải là yếu tố chính luận, triết luận; sự bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, đánh giá riêng của tác giả trở thành bộ phận quan trọng của tác phẩm; sự vận động của khuynh hướng tiểu thuyết đi từ những vấn đề cấp thiết của lợi ích Cách mạng, lợi ích cộng đồng đến những vấn đề có ý nghĩa triết học phổ quát
Năm 2002, cuốn “Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm” ra đời do Hà
Công Tài, Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu Đây là cuốn sách tập hợp tương đối đầy đủ bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình chuyên sâu bàn về sáng tác Nguyễn Khải Nhiều nhà nghiên cứu phê bình tên tuổi, có uy tín quan tâm đến Nguyễn Khải và có những đánh giá, những nhận định xác đáng như Phan Cư Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Huệ Chi, Đoàn Trọng Huy, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu, Huỳnh Như Phương… Ngoài bài viết của Hà Công Tài và Phan Diễm Phương trong phần giới thiệu, công trình gồm ba phần: Những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; sức chinh phục của tác phẩm; chuyện văn - chuyện đời được thể hiện trong 464 trang của cuốn sách Cuốn sách khẳng định nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải suốt nửa thế kỷ cầm bút Xác định vị trí Nguyễn Khải, Hà Công Tài trong bài giới thiệu, “Những chặng đường văn Nguyễn Khải” cho rằng: “Ông là nhà văn của lý tưởng, nhà văn của triết lý nhân sinh, suốt đời kiên trì phấn đấu, sáng tạo những giá trị văn học phục vụ
sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước (…) Nhiều vấn đề và nhiều nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Khải không chỉ là của hôm nay mà còn có ý nghĩ với mai sau” [64, tr 30]
Năm 2008, trong luận văn thạc sĩ Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới, Hoàng Thị Anh khẳng định tác phẩm
Trang 12Nguyễn Khải bộc lộ một cái nhìn hiện thực tỉnh táo, đi sâu mọi ngõ ngách cuộc sống nhằm tìm ra chân lí, sự thật tưởng như êm đềm, phẳng lặng
Năm 2010, trong luận văn Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn
Nguyễn Khải, Lê Thị Bích Ngọc tập trung khai thác một số đặc trưng của
truyện ngắn Nguyễn Khải trên bình diện nội dung qua cái nhìn về con người
và sự lựa chọn đề tài của nhà văn Về cái nhìn con người trong truyện ngắn Nguyễn Khải, tác giả luận văn khẳng định “Sự ca ngợi, trân trọng trong truyện ngắn Nguyễn Khải không chỉ dành riêng cho những con người bất hạnh biết vươn lên tìm hạnh phúc đời mình mà ông còn dành cho những con
người giàu lòng hi sinh, biết sống vì người khác” [49, tr 21] Về đề tài truyện
ngắn, Nguyễn Khải tập trung vào ba đề tài chủ yếu: những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, người phụ nữ trong sự thăng trầm biến đổi của thời cuộc và đề tài về Hà Nội thanh lịch hào hoa
Năm 2012, trong luận văn Tính liên tục và sự thay đổi trong sáng tác
truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1986, Nguyễn Thị Dương đi sâu phân tích tính
liên tục trong sáng tác Nguyễn Khải ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật Luận văn đề cập đến một số giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Khải gần với lối nói trong văn hóa dân gian Việt Nam Đó là giọng
kể chuyện hóm hỉnh, dân dã và giọng văn tâm tình, chia sẻ
Năm 2014, trong luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Bích đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trên ba
phương diện: ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật Tác giả luận án cho rằng qua giọng điệu trần thuật, Nguyễn Khải thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, đất nước và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Khải, tác giả khái quát “Thể hiện giọng điệu ngợi ca, nhà văn không hô hào bằng những mĩ từ, những hình ảnh so sánh bay
Trang 13bổng mà bằng lối tả thực với ngôn ngữ hiện thực, giàu sức sống” [5, tr.112]
Năm 2018, ở lĩnh vực lý thuyết diễn ngôn, luận văn thạc sĩ Tiếp cận tác
phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải từ góc độ phân tích diễn ngôn
(Dương Thị Hồng, Trường Đại học Hải Phòng), giúp người đọc hiểu hơn về tính liên kết và mạch lạc giữa các phát ngôn trong văn bản, làm rõ các giá trị
về mặt nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm Đây là công trình gợi ý khoa học trực tiếp cho đề án luận văn của chúng tôi
Như vậy, qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy: Về nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Khải nói chung, truyện ngắn của ông sau 1975 nói riêng dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn, cho đến nay hầu như chưa chưa được quan tâm đúng mức Xuất phát từ thực tiễn trên cùng mong muốn khám phá truyện ngắn của ông bằng
lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi nghiên cứu, kế thừa các nhà nghiên cứu đi
trước và phát triển đề án: Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích luận văn là tập trung làm sáng rõ những diễn ngôn tự sự tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 để thấy được đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn cũng như những cách tân trong truyện ngắn của ông sau 1975 Qua đó, thấy được những bước đi tiên phong của Nguyễn Khải
và những đóng góp quan trọng của ông đối với sự đổi mới truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất nói chung Để thực hiện mục đích nghiên cứu này, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ khảo sát,
mô tả, phân tích, biện giải về các diễn ngôn tiêu biểu cùng những chiến lược
diễn giải nổi bật trong truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là: Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975, cụ thể gồm: Nhận thức về hiện thực cuộc sống;
diễn ngôn về quyền lực dân sự, thế sự; chiến lược diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 khảo sát qua ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật
4.2 Phạm vi tài liệu nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chọn khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975, khảo sát trong đó tập trung nghiên cứu một số truyện
ngắn tiêu biểu trong các cuốn: Nguyễn Khải - Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa Thông tin, 2014; Hà Nội trong mắt tôi, Nxb Văn hóa Thông tin, 2014
- Ngoài ra, chúng tôi cũng có sự so sánh với những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải ở giai đoạn trước đổi mới và tác phẩm của một số nhà văn khác để tìm ra nét riêng trong sự thể hiện của Nguyễn Khải ở góc độ diễn ngôn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề án, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ học, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu những vấn đề ngôn ngữ học trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 qua đó, làm rõ những chiến lược diễn giải bằng ngôn ngữ trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải
Trang 155.2 Phương pháp loại hình
Với phương pháp loại hình, chúng tôi đặt những vấn đề nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 trong đặc trưng loại hình truyện ngắn và vận dụng lý thuyết diễn ngôn để làm sáng rõ chúng
5.3 Phương pháp liên văn bản
Với phương pháp liên văn bản, chúng tôi vận dụng lý thuyết liên văn bản để soi chiếu những vấn đề diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 qua tính liên văn bản của nó
5.4 Phương pháp liên ngành
Với phương pháp liên ngành, chúng tôi vận dụng những tri thức liên ngành của lịch sử học, xã hội học, văn hóa học… bổ trợ cho việc nghiên cứu
các vấn đề về diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975
Ngoài ra, để thực hiện luận văn này, chúng tôi còn sử dụng những thao tác nghiên cứu như so sánh đối chiếu, phân tích khái quát, phân loại, đánh giá,… Đây là những thao tác được sử dụng xuyên suốt trong quá trình giải quyết những vấn đề nêu ra trong luận án
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề án
- Luận văn góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Khải dưới góc nhìn diễn ngôn tự sự
- Thấy được sự tiếp nối và sáng tạo của Nguyễn Khải trong giai đoạn sáng tác sau 1975 để từ đó thấy được những đóng góp của Nguyễn Khải cho nền văn học nước nhà
- Từ góc nhìn của lí thuyết diễn ngôn, luận văn sẽ gợi ý thêm một cách đọc - hiểu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải nói riêng
- Kết quả của luận văn có thể vận dụng thêm vào việc giảng dạy truyện
Trang 16ngắn của Nguyễn Khải ở trường phổ thông
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi tìm hiểu về Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông
Chương 2: Diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm
1975 dưới góc độ nội dung tư tưởng
Chương 3: Đặc điểm diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 qua ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 17NỘI DUNG CHUƠNG 1: LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975
1.1 Về lý thuyết diễn ngôn
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn văn học
1.1.1.1 Khái niệm diễn ngôn
Thuật ngữ diễn ngôn (discourse) được đề xuất bởi các nhà lí luận phương Tây thế kỉ XX Diệp Quang Ban trong công trình Giao tiếp diễn ngôn
và cấu tạo văn bản, cho rằng “nhà ngôn ngữ học người Bỉ E.Buysen là người đầu tiên sử dụng discourse như một khái niệm chuyên môn trong tác phẩm Hoạt động nói năng và văn bản (1943)” [4] Ban đầu, diễn ngôn là một thuật
ngữ của chuyên ngành ngôn ngữ học Về sau, thuật ngữ này được áp dụng trong nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa văn học
Việc xác lập một cách hiểu thống nhất về diễn ngôn là điều không dễ dàng bởi đây là khái niệm khoa học có tính liên ngành và đa ngành Nói cách
khác, diễn ngôn là một khái niệm đa nghĩa Hiện nay, ở Việt Nam cũng như
trên thế giới đang tồn tại nhiều cách diễn giải diễn ngôn theo những tiêu chí
khác nhau Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn vận dụng khái niệm diễn ngôn trong
các lĩnh vực, có thể khái quát thành ba xu hướng nghiên cứu diễn ngôn cơ bản
đó là: ngôn ngữ học, phong cách học và xã hội học
Ở phương Tây, thoạt đầu khái niệm diễn ngôn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, là sản phẩm được tạo ra từ “bước ngoặt ngôn ngữ” Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ học cấu trúc của F de Sausure có hạn chế lớn là đối lập ngôn ngữ với lời nói Theo đó, ngôn ngữ học chỉ nghiên cứu phương diện ngôn ngữ (bao gồm hệ thống các nguyên tắc chi phối sự vận dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp) còn lời nói thuộc sở hữu của cá nhân nên
Trang 18không nằm trong đối tượng xem xét của ngôn ngữ học Sự xuất hiện của thuật ngữ diễn ngôn xuất phát từ chính nhược điểm vừa nêu, đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Một thuật ngữ mới chỉ xuất hiện khi nào phát hiện chỗ khiếm khuyết trong hệ hình tiếp cận cũ” [61] V.I Chiupa thực sự là nhà khoa học có công rất lớn đối với việc hoàn thiện khái niệm diễn ngôn dưới góc nhìn của thi pháp học và tu từ học hiện đại Quan điểm về diễn ngôn được
ông thể hiện cụ thể trong các bài viết: Diễn ngôn, Thẩm quyền diễn ngôn, Hình thái diễn ngôn in trong cuốn Thi pháp học: từ điển các thuật ngữ và khái niệm bức thiết do N.D Tamarchenko chủ biên
Nghiên cứu diễn ngôn trở thành một trào lưu khoa học phát triển rất mạnh ở phương Tây và “trở thành một khái niệm trung tâm, được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn” [43] Khải niện diễn ngôn ở được ứng dụng, giới thiệu ở nước ta từ những năm cuối thế kỷ XX, khởi đầu
từ những công trình nghiên cứu ngôn ngữ học Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm diễn ngôn vẫn chưa có sự thống nhất rõ ràng về cách hiểu
Trong Diễn ngôn tự sự (Narrativediscourse), trên cơ sở phân biệt discourse và story, G.Gennette cho rằng diễn ngôn tự sự là cách thức trình
bày một câu chuyện Tác giả phân chia diễn ngôn tự sự thành các phạm trù ngữ pháp như: thời, thức, và giọng Trong đó, thời và thức nằm ở cấp độ mối quan hệ giữa câu chuyện và diễn ngôn tự sự, giọng chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động kể và diễn ngôn tự sự, giữa hoạt động kể và câu chuyện Gennette
dùng phạm trù ngữ pháp này để phân tích cấu trúc tự sự trong Đi tìm thời gian
đã mất của M.Proust Cũng trong giai đoạn này, khái niệm diễn ngôn bắt đầu
được sử dụng rộng rãi và đặc biệt trở thành một khái niệm trung tâm trong trường phái Phân tích diễn ngôn (hay còn gọi là nghiên cứu diễn ngôn), một hướng nghiên cứu có phạm vi và ảnh hưởng rất rộng rãi, bao trùm rất nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí xã hội học, nghiên cứu văn học
Trang 19Trần Đình Sử, một trong những nhà lý luận văn học tiếp cận với lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học từ rất sớm cho rằng “thời gian gần đây trong nghiên cứu văn học, xã hội học, khái niệm diễn ngôn đã được
sử dụng nhiều, song nhìn kĩ các tài liệu tiếng Việt khi sử dụng khái niệm này hiện còn có phần lúng túng” [61] Và tác giả bài viết đưa ra sáu nội dung cơ bản của khái niệm diễn ngôn
Thứ nhất, diễn ngôn là thực tiễn hoạt động giao tiếp của con người
Mọi hoạt động giao tiếp của con người đều được xem là những diễn ngôn Hoạt động diễn ngôn thể hiện một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực trong xã hội của diễn ngôn đó mà các cá nhân đều phụ thuộc vào
Thứ hai, diễn ngôn là phương thức biểu đạt về mọi phương diện đời
sống bằng ngôn ngữ Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn thuyết, diễn đạt thành khái niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù, các từ then chốt, cách biểu hiện về con người, thế giới các sự việc bằng ngôn ngữ đều là diễn ngôn
Thứ ba, diễn ngôn hướng tới nhiệm vụ tái hiện mọi phương diện của
đời sống thông qua ngôn ngữ Chức năng diễn ngôn là kiến tạo sự thật, chân lí thông qua ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ tái hiện lại cuộc sống, có diễn ngôn văn học, chính trị, triết học, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, mĩ học
Thứ tư, diễn ngôn kiến tạo bức tranh thế giới, sự thật, chân lí theo
nguyên tắc, cơ chế của riêng nó Sự tái hiện bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ của diễn ngôn tuân theo những nguyên lý, nguyên tắc nhất định
Thứ năm, Diễn ngôn là hiện tượng giao tiếp cho nên nó là tiếng nói của một chủ thể quyền lực trong xã hội ấy, là ngôn ngữ của kẻ chiếm địa vị thống trị về tư tưởng Các chủ thể diễn ngôn do địa vị khác nhau mà có trật tự diễn ngôn khác nhau, để thuyết phục họ có chiến lược diễn ngôn khác nhau, từ tuyên bố, ra lệnh, cho đến đối thoại, trao đổi hay trình bày, diễn giải quan điểm của mình Như thế
Trang 20nghiên cứu diễn ngôn là đi tìm xem các chủ thể xã hội đứng đằng sau diễn ngôn, xem đó là tiếng nói của ai, vào thời điểm nào
Thứ sáu, diễn ngôn là hiện tượng xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục,
tính thống nhất, tính hệ thống Nó gắn với ý thức hệ xã hội, người ta có thể dùng ý thức hệ để gọi tên diễn ngôn Diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện trong các văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không giới hạn trong các văn bản Nó gắn với chủ thể diễn ngôn, song không có tác giả cụ thể bởi nó là tiếng nói của một thời đại, của chủ thể quyền lực trong một thời đại nào đó Tóm lại, “diễn ngôn là hiện tượng xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính thống nhất, tính hệ thống” [61, tr 191]
Diễn ngôn là một khái niệm hết sức phong phú Lã Nguyên, nhà nghiên
cứu lý thuyết văn học công bố bài dịch “22 định nghĩa về diễn ngôn” Trong
bài viết này, Lã Nguyên giới thiệu “22 đoạn trích” bàn luận về thuật ngữ diễn ngôn của các nhà phê bình văn học nổi tiếng thế giới, được rút ra từ tác phẩm Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa ngành [51] Qua 22 định nghĩa này, chúng ta có thể thấy, khái niệm diễn ngôn rất rộng, được ứng dụng trong
nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau, như nhận định của Sara Mills trong
Discourse: “Diễn ngôn là thuật ngữ có phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so
với bất cứ thuật ngữ nào khác thuộc lí luận văn học và văn hóa” [dẫn theo 36,
tr.14] Trong luận văn này, chúng tôi dựa trên 6 nội dung về thuật ngữ diễn ngôn trong cách hiểu của Trần Đình Sử làm cơ sở nghiên cứu vấn đề
1.1.1.2 Diễn ngôn văn học
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng cho đến nay trong hầu hết các tài liệu lí luận văn học ở Việt Nam đều chỉ hiểu ngôn từ như một phương tiện biểu đạt, một công cụ bề ngoài Các nhà nghiên cứu chưa đi sâu tìm hiểu bản chất xã hội, thẩm mĩ của nó, và do đó cũng chưa đi đến hiểu rõ bản chất của ngôn từ văn học với tư cách là một diễn ngôn (Trần Đình Sử) Thời gian gần
Trang 21đây khái niệm diễn ngôn xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu và trở thành thuật ngữ của nhiều ngành khoa học xã hội Đã có rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn, theo các góc độ khác nhau Nhiều hệ hình diễn ngôn ra đời: diễn ngôn văn hóa, diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn xã hội học, diễn ngôn văn học…Vậy, như thế nào là diễn ngôn văn học?
Bản chất văn học là diễn ngôn về đời sống Là một loại diễn ngôn, văn học mang tính chất chung của diễn ngôn nói chung, nhưng có nét đặc thù Cái chung đó là diễn ngôn văn học mang tính ý thức hệ; là phương thức tồn tại của con người, kiến tạo nên bản thân hiện thực; có quy tắc, cơ chế, chức năng riêng; nghiên cứu diễn ngôn văn học là nghiên cứu con người, xã hội, văn hóa Nói cách khác, mỗi tác phẩm văn học là một hay nhiều diễn ngôn về chính đời sống con người Theo Trần Đình Sử, trong thực tiễn giao tiếp của đời sống, có nhiều loại diễn ngôn khác nhau Nếu chính trị, pháp luật, chính sách, nghị quyết… được xem là những diễn ngôn trung tâm thì “văn học chủ yếu là diễn ngôn ngoại biên” [62, tr.193]
Diễn ngôn văn học gắn bó mật thiết với đời sống con người, là tiếng nói của con người ở mỗi thời đại, luôn đồng hành với con người qua từng thời kỳ lịch sử Mỗi thời đại quy định nên những diễn ngôn văn học khác nhau và qua diễn ngôn văn học ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về nhiều phương diện của đời sống con người ở từng thời đại mà diễn ngôn ấy thể hiện Theo Trần Đình Sử trong bài viết “Bước ngoặt diễn ngôn và sự thay đổi hệ hình nghiên cứu văn học”, cho rằng văn học là một loại diễn ngôn, vừa mang tính chất chung của diễn ngôn vừa có những đặc thù của loại hình nghệ thuật ngôn từ [62, tr.192] ông, cho rằng cái chung đó là diễn ngôn văn học mang tính ý thức hệ; là phương thức tồn tại của con người, kiến tạo nên bản thân hiện thực; có quy tắc, cơ chế, chức năng riêng Vì vậy, nghiên cứu diễn ngôn văn học nói chung
là nghiên cứu về con người, xã hội, văn hóa Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Trang 22Khải dưới góc độ diễn ngôn chính là nghiên cứu phát ngôn nghệ thuật về con người, xã hội, văn hóa Việt Nam trong truyện ngắn của Nguyễn Khải trước và sau 1975
Vậy từ đặc thù diễn ngôn văn học chúng ta hiểu thêm lí luận văn học, phê bình văn học cũng đều là các diễn ngôn về văn học Nó cũng do tri thức, ý thức hệ và quyền lực quy định Tính lịch sử là nội dung khoa học của chúng Diễn ngôn văn học là một vấn đề phức tạp Đã có nhiều công trình lý luận văn học tập trung nghiên cứu, những đặc thù của diễn ngôn văn học và chỉ ra những đặc thù ấy là “tính văn học”, “tính hư cấu”, “hình tượng”, “các biện pháp tu từ ” “Theo J Culler, nên hiểu tác phẩm văn học như là một diễn ngôn, có đặc điểm là nếu thoát ly ngữ cảnh thì tự nó sẽ thành ngữ cảnh, và tuy không có đặc trưng, nhưng nó có các thuộc tính có giá trị phân biệt trên nét lớn” [62, tr.193] Vậy, vì sao có thể xem văn học như là một diễn ngôn? Bởi
theo J Culler, 5 thuộc tính của diễn ngôn văn học là: Thứ nhất “Ngôn ngữ nổi bật do sử dụng các thủ pháp lạ hóa, các phép tu từ”; Thứ hai “Ngôn ngữ
sử dụng tổng hợp mọi thuộc tính, mọi quan hệ từ ngữ âm đến chữ viết để tạo
nên hiệu quả”; Thứ ba “Văn học là hư cấu”; Thứ tư “Văn học là đối tượng thẩm mĩ” và Thứ năm “Văn học là một kiến tạo văn bản tự nó khúc xạ, tự nó
tạo nghĩa” [62, tr.193] Các thuộc tính này có quan hệ mật thiết, giao thoa lẫn nhau
Nếu văn học là diễn ngôn về đời sống thì lí luận, phê bình văn học chính là diễn ngôn về văn học Như vậy, từ góc độ lý thuyết diễn ngôn, có thể nói, nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Khải chính là nghiên cứu diễn ngôn của Nguyễn Khải về con người và cuộc sống trong truyện ngắn của ông, bên cạnh những diễn ngôn khác
Tiếp cận tác phẩm Nguyễn Khải dưới góc độ diễn ngôn hiện nay vẫn còn là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và đầy triển vọng Vận dụng lý
Trang 23thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học là hướng đi khả thi, tiềm năng, có thể giúp giải mã nhiều vấn đề phức tạp của văn chương Đây cũng là hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn trong việc khám phá các tầng ý nghĩa của tác phẩm
văn học Luận văn Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
của chúng tôi là sự tiếp nối thành quả trước đó, đồng thời cũng là sự trải nghiệm mới trong hành trình khám phá một phần sự nghiệp văn học đồ sộ của ông Diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải đề cập nhiều vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống
1.1.2 Tình hình giới thiệu, vận dụng lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khoảng 20 năm, từ 1985 đến 2005, vấn đề diễn ngôn được giới thiệu sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học; Nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ liên quan đến lý thuyết diễn ngôn ra đời Phần lớn các nhà ngôn ngữ học trong giai đoạn này đều quan tâm đến vấn đề diễn ngôn Có thể kể tên
một số công trình và các tác giả như: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Phân tích diễn ngôn - một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn
Thái Hoà (2005)
Trong vòng chưa đầy 10 năm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, diễn ngôn được giới thiệu và ứng dụng rộng rãi vào nghiên cứu văn học với nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn đã liên tiếp được dịch và giới thiệu tại Việt Nam Chúng ta không thể không kể đến những công trình dịch thuật về diễn ngôn của các dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu
Trang 24như: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mark Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… Thông qua việc dịch
và giới thiệu những công trình như vậy, nhận thức về nghiên cứu diễn ngôn văn học ngày càng được bồi đắp thêm
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở nước ta, nhiều công trình vận dụng
lý thuyết diễn ngôn trong lĩnh vực nghiên cứu văn học kịp thời được dịch và
công bố Có thể kể ra các công trình tiêu biểu và các tác giả như: Những vấn
đề thi pháp Doxtoievxki và Lí luận và thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtin (1993), Độ không của lối viết của R.Barthes (1997), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết (2003), Các khái niệm và các thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX của I.P.Lin (2003), Logic học về các vấn đề thể loại văn học của Kate Hambuger (2004), Thi pháp văn xuôi (2004) của Tz.Todorov, Bản mệnh lí thuyết của A.Compagnon (2006), Nhập môn Foucault của L.A.Fillingham, M.Susser (2006), Dẫn luận về văn chương kì ảo của Tz.Todorov (2006), Thi học và ngữ học của R.Jakobson (2008), Những huyền thoại của R.Barthes (2008) Trên
đây là những công trình đặc sắc giới thiệu lý thuyết diễn ngôn văn học một cách rộng rãi ở Việt Nam Đây là những công trình có giá trị, là nguồn tài liệu tham khảo không thể thiếu đối với việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu thực tiễn văn học nước ta của nhiều nhà nghiên cứu trong bối cảnh diễn ngôn còn là một lý thuyết mới mẻ ở Việt Nam
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu về diễn ngôn của thế giới, các nhà nghiên cứu văn học trong nước tiếp tục bàn luận, kiến giải, trao đổi về khái niệm diễn ngôn nói riêng, lý thuyết diễn ngôn nói chung, Từ việc tiếp cận
Trang 25đó, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam có những phân tích, trao đổi, bàn luận về việc hiểu khái niệm diễn ngôn, lí thuyết diễn ngôn một cách chủ động, linh hoạt; từ đó vận dụng lí thuyết vào phân tích các hiện tượng văn học, tác phẩm, tác giả Sau đây chúng tôi sơ lược một số dấu mốc quan trọng trong lịch
sử ứng dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu văn học Việt Nam
Năm 2004, nhà lý luận văn học Trần Đình Sử trong bài viết Bản chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học, giới thiệu M.Foucault với những nghiên cứu về lý thuyết discourse (Trần Đình Sử dịch là ngôn từ, nhưng nội hàm khái
niệm được xác định ở đây tương đương khái niệm diễn ngôn) Trong bài viết, Trần Đình Sử nêu ra những vấn đề cốt lõi trong quan niệm của M.Foucault về diễn ngôn như “ngôn từ là hoạt động thực tiễn chủ yếu của con người, là hình thức biểu hiện ngôn ngữ của một quần thể người trong một điều kiện xã hội, lịch sử nhất định”, “cơ chế thầm kín chi phối quá trình biểu đạt ý nghĩa của ngôn từ đó là hình thái xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội” [62, tr.176] Từ bài viết, Trần Đình Sử chỉ ra con đường hợp lí để tìm hiểu ngôn từ văn học là phải xuất phát từ sự thống nhất giữa ngôn từ và ý thức; chỉ dẫn này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thao tác cần thực hiện khi nghiên cứu văn học, các hiện tượng văn học nước ta từ góc độ diễn ngôn
Năm 2008, trong công trình giới thiệu Những bậc tiên phong của tư duy hậu hiện đại đăng trên Tạp chí Văn học, nhà lý luận văn học Phương Lựu chỉ
ra 3 vấn đề trọng điểm trong quan niệm của M.Foucault về diễn ngôn là “tri thức”, “quyền lực” và “trách nhiệm” Ông viết: “Nếu tri thức là hư cấu của từ ngữ, quyền lực là hư cấu của sự vật, thì trách nhiệm là hư cấu của chủ thể”
Và “mặc dù trong từng lúc có thể đột xuất lên một khía cạnh nào đó, nhưng xét trong cả quá trình nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì thì tư duy của M.Foucault đều được song hành bởi ba phương diện đó” [61] Với những diễn giải sáng rõ,
Trang 26bài viết cho thấy quan niệm sâu sắc của M.Foucault về diễn ngôn cũng như vai trò tiên phong của M.Foucault và J.Lacan đối với việc hình thành, phát triển của tư duy hậu hiện đại
Năm 2009, Lã Nguyên, nhà lý luận văn học có bài trả lời phỏng vấn
Chủ nghĩa hậu hiện đại như một hệ hình thế giới quan trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Trong bài trả lời phỏng vấn, Lã Nguyên đưa ra 5 điểm nòng cốt
trong hệ hình thế giới quan của chủ nghĩa hậu hiện đại Trong đó, hai luận
điểm rất đáng chú ý với người nghiên cứu diễn ngôn: Thứ nhất, “văn hóa là
một hệ thống kí hiệu” Ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ, hoạt động của con người như một “thực tại diễn ngôn” luôn luôn là vấn đề trung tâm thu hút sự chú ý của chủ nghĩa hậu hiện đại Và “sự hiểu biết của chúng ta về thế giới chỉ có thể đạt được trong ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ Sự hiểu biết ấy không phải là sản phẩm của “thế giới như nó vốn có”, mà là kết quả của “lịch sử các văn
bản” Thứ hai, thế giới là một văn bản Những diễn giải như vậy tiếp tục bồi
đắp cho chúng ta hiểu biết về diễn ngôn, đồng thời gợi ý cho việc xác lập vấn
đề nghiên cứu khi tìm hiểu diễn ngôn văn học Đây là hai luận điểm liên quan mật thiết với vấn đề diễn ngôn văn hóa, diễn ngôn văn học Những kiến giải thú vị, quan trọng trong bài trả lời phỏng vấn giúp người đọc hiểu thêm sâu sắc
về diễn ngôn cũng như góp phần định hình những phương pháp luận trong nghiên cứu diễn ngôn văn hóa, diễn ngôn văn học
Năm 2013, tiếp tục mạch quan tâm đến diễn ngôn, Trần Đình Sử trong
bài viết Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay, trình bày một
cách khái quát, ngắn gọn những vấn đề cơ bản của nghiên cứu diễn ngôn văn
học như nội hàm của khái niệm diễn ngôn, sự nảy sinh vấn đề diễn ngôn, các
hướng nghiên cứu diễn ngôn chính trên thế giới hiện nay Bài viết nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong phương pháp luận đối với việc ứng dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu văn học: “Trong nghiên cứu văn học, diễn ngôn là chỉ
Trang 27chiến lược phát ngôn nghệ thuật, thể hiện trong các quy tắc cấu tứ, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ để vượt thoát khỏi các hạn chế nhằm phát ra được tiếng nói mới, thể hiện tư tưởng mới trong chỉnh thể sáng tác” [61]
Bên cạnh những công trình lược thuật, tổng thuật, dịch thuật, chuyên sâu về diễn ngôn, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, còn phải kể tới các công trình biên soạn của các nhà nghiên cứu khác ít nhiều đề cập tới vấn đề
diễn ngôn, như: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh (2002),
Sự đỏng đảnh của phương pháp do Đỗ Lai Thúy biên soạn và giới thiệu (2004), Tác phẩm như là quá trình của Trương Đăng Dung (2007), Lí luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập 1, 2 do Lộc Phương Thủy chủ biên
(2007).v.v…Đây là những công trình tuy không xem diễn ngôn là đối tượng trung tâm, nhưng đã đề cập đến nhiều vấn đề, phương diện khác nhau của lý thuyết diễn ngôn, góp phần làm sáng rõ về lý thuyết diễn ngôn ở nước ta
Kế thừa thành quả từ nhiều nhà nghiên cứu, các công trình dịch thuật
và công trình lý luận về diễn ngôn; nhiều chuyên luận, bài báo khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ, … về diễn ngôn trong văn học Việt Nam ra đời, được ghi nhận Tiêu biểu là những công trình sau: Trần Thị Ngọc Anh (2), Nguyễn Thị Vân Anh (3), Diệp Quang Ban (4), Phan Thị Cẩm Hiền (12) ,
Dương Thị Hồng (13), Trần Thiện Khanh (32), Trần Đình Sử (61)…
Cùng với nghiên cứu văn học trong nước, nhiều tác giả còn vận dụng lý thuyết diễn ngôn để nghiên cứu các hiện tượng của văn học nước ngoài Có
thể kể ra những công trình tiêu biểu như Sức mạnh của diễn ngôn tính dục trong một số tiểu thuyết Mỹ La tinh hiện đại của Nguyễn Thành Trung (2015),
Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học của Dương Ngọc Dũng (2017), Diễn ngôn tính dục trong sáng tác của Tanizaki Junichiro của Lê Thị Minh Tâm (2018)…
Như vậy, chúng ta có thể thấy, khái niệm diễn ngôn văn học, hay văn
Trang 28học như là diễn ngôn đem lại một cái nhìn mới, bước ngoặt mới đối với lí luận văn học nói chung và lịch sử, phê bình văn học nói riêng Diễn ngôn văn học được tiếp nhận, ứng dụng trong nghiên cứu văn học, mang đến những
“luồng gió mới” cho đời sống nghiên cứu phê bình văn học trong nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của lý luận phê bình văn học Việt Nam trong quỹ đạo hòa nhập vào nền lý luận, phê bình văn học thế giới
1.2 Nguyễn Khải và sự trăn trở đổi mới truyện ngắn
1.2.1 Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khải
1.2.1.1 Quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Nguyễn khải
Nguyễn Khải (1930 - 2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra tại Hà Nội Đầu năm 1947, ông gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo Cách mạng tháng Tám thành công đem lại sự khởi sắc cho đất nước trong đó có Nguyễn Khải Nhớ lại chặng đường đã qua, không ít lần ông tự hỏi mình - nếu không có cuộc Cách mạng tháng Tám cuộc đời mình sẽ như thế nào? Và rồi, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, như một quán tính, Nguyễn Khải hăng hái tham gia Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên
Nguyễn Khải viết trước hết là để phục vụ cuộc kháng chiến Tác phẩm
Người con gái quang vinh, viết về anh hùng Mạc Thị Bưởi là tác phẩm đầu tay
được sáng tác theo phong trào tuyên dương, ngợi ca những người anh hùng dân tộc, phục vụ cho công tác tuyên huấn của Đảng Ông là một trong số những nhà văn sớm có ý thức dùng văn chương để phục vụ cách mạng, góp phần làm cho cuộc sống, xã hội và con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn Ông lựa chọn những nơi cuộc sống diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm nguồn đề tài sáng tác văn học Và không chỉ tái hiện hiện thực, quan trọng hơn; ông phát hiện ra tính vấn
đề của hiện thực, từ đó nêu ra xem xét, đánh giá, suy ngẫm Chính Nguyễn
Trang 29Khải từng nói: “Tôi thích cái hôm nay, cái ngổn ngang, bộn bề”
Nguyễn Khải, khi nhìn nhận về quá trình sáng tác của mình, trong buổi
phỏng vấn trên báo Văn nghệ số ra ngày 16/02/1991 phân chia thành hai thời
kì: “Từ 1955 - 1977, tôi sáng tác một cách Từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo một cách khác” Giữa hai thời kì sáng tác người đọc vẫn thấy một sự thống nhất liên tục không hề bị ngắt quãng Mặc dù chính tác giả phân chia hai giai đoạn sáng tác như vậy, song khi nghiên cứu diễn ngôn trong sáng tác của Nguyễn Khải, người nghiên cứu vẫn lấy mốc thời gian phản ánh lớn nhất sự
vận động của nền văn học dân tộc đó là mốc thời gian trước và sau 1975
Giai đoạn trước năm 1975, Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tạp văn, truyện vừa Bạn đọc biết đến ông với các
tác phẩm như Xung đột, Họ đã sống và chiến đấu, Hà Nội trong mắt tôi, Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa, Chiến sĩ, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Một người Hà Nội, Cha và con, Nắng chiều, Sống ở đời, Đi tìm cái tôi đã mất… Với tác phẩm Xung đột, Nguyễn Khải chính thức đánh dấu sự có
mặt của mình trong làng văn Việt Nam Lấy bối cảnh vào cuối năm 1956 tại một thôn công giáo, tác phẩm là những “ghi chép” của tác giả về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bộ đội ta và đội ngũ phản động đội lốt tôn giáo nổi lên tìm cách chống phá cách mạng ở một xóm đạo Ở đây, Nguyễn Khải đi vào một mảng hiện thực rộng lớn, có sức khái quát cao - đó là nông thôn trên con đường cải tạo và xây dựng cuộc sống mới Vì thế, tác phẩm đặt ra một nhiệm
vụ khám phá hiện thực vốn có đầy căng thẳng, mâu thuẫn và cũng có phần tương đối nhạy cảm ở một số vùng nông thôn lúc bấy giờ
Tiếp tục mạch tư tưởng đó, Nguyễn Khải tìm đến một mảng hiện thực khác cũng mới mẻ và sôi động không kém - cuộc sống ở nông trường Điện Biên và Hợp tác xã tiên tiến ở miền Bắc Với những chuyến đi thực tế tại những vùng đất mới, Nguyễn Khải liên tiếp cho ra đời những tác phẩm phản
Trang 30ánh kịp thời những diễn biến mới nhất của tình hình cách mạng Tập truyện
ngắn Mùa lạc, các tác phẩm Tầm nhìn xa, Người trở về, Hãy đi xa hơn nữa, Gia đình lớn, Chủ tịch huyện… bước đầu xác lập cho Nguyễn Khải một chỗ đứng trên văn đàn
Bắt đầu từ sau 1965, Nguyễn Khải tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, mọi giá trị được xác định ở mức độ chân thật nhất của nó Mỗi con người đều phải đấu tranh với bản thân một cách nghiêm khắc để vững lòng tin và thêm nghị lực chiến đấu Với tư cách là một người chiến sĩ, Nguyễn Khải xông xáo đến những nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt nhất như ra Cồn Cỏ - nơi đầu sóng
ngọn gió để cho ra đời Họ đã sống và chiến đấu; đến với người chiến sĩ công binh trên huyết mạch Trường Sơn ông viết Đường trong mây; vào
tuyến lửa Vĩnh Linh - nơi có những con người ngày đêm xông pha vượt mọi
nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, ông có Ra đảo; tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào ông có Chiến Sĩ và Tháng Ba ở Tây Nguyên được
viết khi Nguyễn Khải tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam… Ở những tác phẩm này, Nguyễn Khải tập trung “lý giải những mâu thuẫn, từ những vấn đề tình cảm, tình yêu, tình đồng chí đến những vấn đề mối quan hệ giữa
cá nhân với tập thể, dân chủ tập trung, bảo thủ và tiên tiến, sống và chết, sản xuất và chiến đấu, tiền tuyến và hậu phương, tinh thần và vũ khí, chống Mỹ
và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [47, tr.72]
Nhìn một cách khái quát, những tác phẩm viết trước năm 1975 của Nguyễn Khải tập trung khắc họa hình tượng người anh hùng cách mạng với tất cả sự sùng kính và lòng trìu mến Tuy nhiên, chính điều đó khiến cho những sáng tác của ông thiên về ca ngợi một chiều Đó là sự đơn giản hóa, trong tính cách và đôi khi hình tượng nhân vật được thể hiện thông qua lối minh họa đơn giản Sau này có dịp nhìn nhận lại những sáng tác giai đoạn
Trang 31này, Nguyễn Khải nhận xét rất thành thật: Tôi không thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều Tôi muốn nhân vật của mình lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn để đến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhưng trong thời chiến, những lúc cả nước đang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mình
không thể viết như thế được
Sau năm 1975, đất nước thống nhất kéo theo một loạt những thay đổi trong đời sống chính trị xã hội, mở ra một hướng đi mới cho đất nước cũng như trong đời sống văn học Ngay từ những năm 70 hướng đi mới, tìm tòi mới đã bắt đầu manh nha Nguyễn Khải tạm gác mối quan tâm đến với mảng hiện thực lao động và chiến đấu ở miền Bắc để chuyển sang khai thác một hiện thực hoàn toàn mới: cuộc sống miền Nam sau giải phóng Với những tìm tòi trăn trở không ngừng, Nguyễn Khải cho ra đời những sáng tác có giá trị
trong thời gian này như: Cách mạng (kịch), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Cha và con, và…, Điều tra về một cái chết
Vở kịch Cách mạng xoay quanh số phận con người ở thành phố vừa
được giải phóng, bước vào cuộc sống mới với nhiều mặc cảm, ngỡ ngàng Dù mặc cảm về quá khứ, dù còn đang phân vân trong hoàn cảnh bắt buộc, những người ấy phải lựa chọn một con đường đi cho mình Đó là những con người như chị Hoàng, như Huy, phần nào còn luyến tiếc với ảo ảnh của một thời vàng son Chủ đề lựa chọn của những người dưới chế độ Sài Gòn cũ trong vở kịch
tiếp tục được triển khai và giải quyết thấu đáo hơn trong Gặp gỡ cuối năm
Trong Thời gian của người, một tác phẩm đầy tính chính luận, lại đi
theo một hướng khác Ở đó Nguyễn Khải có dịp phát huy thế mạnh vốn có của một cây bút giàu tính triết lý Tác phẩm xoay quanh suy nghĩ hồi tưởng của bốn nhân vật về quãng đời đã qua: chị Ba Huệ - cán bộ huyện, Quân - sĩ quan quân báo, bác Hai riềng - công nhân cao su, suy ngẫm: “Chúng ta đã có những năm tháng sống rất đẹp Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực
Trang 32rỡ của nó và còn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau Trong chúng ta người nào tiếp thu đầy đủ tinh thần của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện nay để mãi mãi trở thành một nhân cách đáng
kiêu hãnh” Bên cạnh đó, cùng với Cha và con, và…, Điều tra về một cái chết, tác phẩm nối tiếp vấn đề đặt ra ở Xung đột, đó là tôn giáo trong thống
nhất đất nước và hòa hợp dân tộc Đến đây những hạn chế trước kia dẫn đến mâu thuẩn, xung đột đã được ông khắc phục Nguyễn Khải quan niệm tôn giáo không đối lập với cách mạng; cách mạng và tôn giáo vẫn có thể hòa hợp, người chiến sĩ cách mạng có thể là con chiên ngoan đạo, một cha xứ vẫn có thể đóng góp tích cực cho cách mạng Như thế càng về sau, ngòi bút Nguyễn Khải càng phát huy, bộc lộ rõ sự sắc sảo trong việc tái hiện hiện thực, con mắt của ông luôn phát hiện ra chỗ có “vấn đề” khi mà người khác chưa thấy Đồng thời qua những vấn đề đó, chất chiêm nghiệm, triết lý lại được bộc lộ ngày càng đậm nét Với cách đào sâu, lật xới vấn đề trở lại trong các tác phẩm, ông luôn biết cách làm mới tác phẩm và làm mới chính mình
Sau 1975, người đọc chứng kiến sự nở rộ về truyện ngắn, với sự ra đời
của hàng loạt tác phẩm được in trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2
tập) Trước một hiện thực và một chính sách dân chủ mới mẻ, ngòi bút Nguyễn Khải có điều kiện thỏa sức vùng vẫy Với một thế giới nhân vật được
mở rộng, truyện ngắn Nguyễn Khải chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới Những bạn bè đồng nghiệp, bà con họ hàng thân thuộc, những mảnh đất một thời ông đi qua nay trở lại với tác phẩm của ông Mỗi người với một số phận riêng giúp ông suy ngẫm thêm về cuộc đời với nhiều niềm xót xa thương cảm Cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn, cũng thay đổi bằng sự khoan hòa thắm thiết trong trang viết đầy yêu thương và cảm thông Cùng với đó tính chất hiện thực thay đổi, đời sống con người thay đổi khiến những thể loại dài hơi trở nên không còn phù hợp nữa
Trang 33Nguyễn Khải trở lại với thể loại truyện ngắn - một thể loại mà ông dành không ít trang viết về Hà Nội, nơi ông đã sống và lớn lên một thời tuổi trẻ Đó
có thể là nét đẹp của con người trong gia đình Nguyễn Khải, đó có thể là nếp sống, nét ứng xử văn hóa mang giá trị nhân văn của đất kinh kỳ
Tóm lại trước, sau người ta vẫn thấy ở Nguyễn Khải có sự thống nhất:
đó là một sự khao khát vô tận, muốn có mặt trong cuộc sống này, là niềm vui sướng mỗi khi được lắng nghe, được trò chuyện và được người đời khen - chê
1.2.1.2 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải
Nguyễn Khải, nhà văn có ý thức nghệ thuật luôn thống nhất trong mỗi trang viết và nhất quán trong các giai đoạn sáng tác Chính quan điểm về nghệ thuật chi phối sáng tác và để lại dấu ấn riêng trong văn Nguyễn Khải
Nguyễn Khải quan niệm sáng tạo nghệ thuật được ví như khoa học thể hiện lòng người Đó là một quan niệm vừa mang tính triết học vừa thể hiện sự đặc thù của loại hình nghệ thuật văn học với các loại hình nghệ thuật khác
“Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: Là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người (…) sự thật chỉ có thể viết những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự chân thực theo quan niệm của tôi (…) Hãy nói về sự thật lòng người, sự chân thật kết quả của sự nghiên cứu thận trọng, tỉ mỉ của chúng ta Tôi tin Đảng không phản đối, quần chúng không phản đối sự phát hiện quý giá đó, vi phạm mọi sự chân chính đều ủng
hộ lí tưởng chúng ta, ủng hộ sự nghiệp chúng ta” [14, tr.8,9]
Nguyễn Khải nhấn mạnh đến phương diện ý thức nhà văn về chức năng nhận thức của văn học Văn học nghiên cứu thế giới tinh thần, đời sống tình cảm tâm lí, tư tưởng và toàn bộ tâm hồn con người để giúp con người nhận thức chính mình và thế giới khách quan Nhà văn có thể phơi bày, phanh phui
Trang 34tất cả những thiên tính và thói tật của con người và đời sống một cách thẳng thắn, chân thật không né tránh bao biện
Nguyễn Khải quan niệm sáng tác là thể hiện, con người và xã hội một cách chân thực Bởi sự thật là chân lí và con người luôn hướng tới chân lí Mục đích cuối cùng của nghệ thuật là hướng đến con người, đến các giá trị Chân - Thiện - Mĩ, hướng cuộc sống đến sự hoàn hảo, ông cho rằng nhà văn:
“không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao cả, tốt đẹp thủy chung ” [10]
Nguyễn Khải cho rằng: “Nhà văn cũng đồng thời là nhà tư tưởng, một người hoạt động xã hội” [17] Nhà văn phải tham gia vào đời sống xã hội như một nhà tư tưởng, người hoạt động xã hội tích cực bằng văn học Vì thế, nhà văn luôn quan tâm mọi vấn đề của đời sống chính trị, xã hội, hiểu rõ sự phức tạp của nó: “Con người và đời sống tinh thần của con người thường làm cho
nó cũng phải ngạc nhiên về sự phong phú, phức tạp và sự vận động hết sức kì
lạ của nó” Nguyễn Khải quan niệm nhà văn là người chiến sĩ tích cực tham
gia vào hoạt động xã hội, trực tiếp lí giải các hoạt động của đời sống, bày tỏ quan điểm và trách nhiệm của mình trước con người và cuộc sống Là một cây bút sắc sảo, có ý thức trách nhiệm, Nguyễn Khải không cho phép mình viết một cách dễ dãi mà “Viết những truyện được bạn đọc cho là được vẫn cứ
có mặc cảm là ngồi không là chưa làm gì cả” [27] Mỗi nhà văn thường đi tìm
đáp án câu hỏi viết cái gì? Viết như thế nào? Nguyễn Khải luôn hoạt động xông xáo trong các vấn đề nổi bật của cuộc sống chính trị, xã hội Trong
những năm chiến tranh, ông là một “chiến sĩ” trên “mặt trận” văn hóa với Mùa lạc, Xung đột, Chiến sĩ, Đường trên mây, Ra đảo; thời kỳ sau 1975 các tiểu thuyết, truyện ngắn đề cập trực tiếp các vấn đề tư tưởng xã hội
Sau 1975, ngòi bút Nguyễn Khải trở nên đằm thắm hơn khi đề cập đến đạo đức nhân nghĩa, nói đến giá trị truyền thống của dân tộc, gia đình Trong
Trang 35cái nhìn đạo đức ấy, Nguyễn Khải đặc biệt đề cao gia phong, xem như một thứ tài sản quý giá, níu giữ con người trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống; “Muốn dưỡng thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp có phần truyền thống và danh dự của dòng họ, có đạo đức của kẻ trên và nghĩa vụ của người dưới” Như vậy là, những năm gần đây “Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải càng xúc động hơn, tình cảm hơn, giàu chất trữ tình cách mạng hơn và nói chung là nhân hậu và tin yêu con người hơn…” [7, tr.135] Từ cái nhìn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, ông chuyển sang một cái nhìn đạo đức, một cái nhìn có chiều sâu lịch sử văn hóa
Say mê khám phá cái mới, cái người khác chưa nhìn thấy; Nguyễn Khải dần hình thành một thói quen ưa lí giải, thích khái quát triết lí, thích xới lên vấn đề mà người khác cùng nghĩ với mình Hứng thú tranh luận về những
vấn đề cuộc sống đặt ra và cần lời giải đáp đã trở thành “cố tật” của nhà
văn Ông thú nhận: “Tôi vốn là người hay nói, hay hỏi, gặp vấn đề lại càng muốn hỏi, muốn nói, nay ngồi nói chuyện với ông lão lưỡi phải cuốn lại, không được hỏi, không được nói, đến bình luận cũng không được nốt, cám
thấy bứt dứt quá Nhưng làm sao được mỗi người đều có cái tật của mình” [15] “Cái tật” ấy càng thể hiện rõ trong những sáng tác sau 1980 Người
đọc thường bắt gặp cái tôi lí sự của nhà văn trong những trang mô tả, thuật kể; trong những lời phân tích, bình luận, tranh luận triết lí
Ông muốn chiếm lĩnh cuộc sống hiện thực ở “ở cái bề sâu, ở cả cái bề xa” với khát vọng thể hiện chân thực lòng người trong những năm tháng lịch
sử đầy biến động Với quan niệm luôn khát khao “đi tìm cái tôi đã mất” Nguyễn Khải khẳng định một khuynh hướng riêng, một phong cách riêng biệt độc đáo trong đời sống văn học
1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
Nguyễn Khải thành công ở nhiều thể loại kí sự, ghi chép, truyện ngắn
và tiểu thuyết Tác phẩm của ông phản ánh cuộc chiến đấu quyết liệt, kiên
Trang 36cường của quân và dân ta chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ như Họ sống và chiến đấu - kí sự (1966); Hòa Vang - bút kí (1967); Ra đảo, Đường trong mây - tiểu thuyết (1970); Chiến sĩ - tiểu thuyết (1973); Tháng ba ở Tây Nguyên - kí sự (1976); và phản ánh hiện thực đất nước sau chiến tranh, nhất là ở miền Nam như Cách mạng - kịch (1978); Cha và con và tiểu thuyết (1979); Gặp gỡ cuối năm - tiểu thuyết (1982), Nguyễn Khải
còn là cây bút truyện ngắn rất có duyên Đặc biệt truyện ngắn thời kỳ đổi mới của ông có một sức hấp dẫn kì lạ
Sau 1975, với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, thể loại truyện ngắn phù hợp hơn với nhịp sống của con người hiện đại Nguyễn Khải
“bước vào một đợt viết sôi nổi nữa sau hai đợt viết hào hứng trước đây”
Nguyễn Khải viết khoảng 70 truyện; với hàng chục truyện ngắn đặc sắc, để lại
nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc như Đời khổ, Luật trời, Người ngu, Nắng chiều, Anh hùng bĩ vận, Một người Hà Nội, Lính chữa cháy, Một bàn tay và chín bàn tay, Đàn ông, Đàn bà, Sống giữa đám đông, Đổi đời, Ông cháu, Phía khuất mặt người… Cùng với sự đổi thay xã hội, cái nhìn nghệ thuật của
Nguyễn Khải về hiện thực cuộc sống và con người đã có nhiều biến chuyển, vận động theo xu hướng đi gần sát hơn với cuộc đời
Nhà văn tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai thời kỳ:
"Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách Từ 1978 đến nay sáng tác theo cách khác" Thực ra sự chuyến biến về tư tưởng và nghệ thuật từ sau 1975 là hiện tượng chung của nhiều cây bút, không chỉ riêng Nguyễn Khải Tuy nhiên mức độ chuyển biến ở mỗi cây bút có khác nhau, tuỳ theo bản lĩnh và sự nhạy cảm với thời thế của mỗi người Đại hội lần thứ VI của Đảng với tinh thần dân chủ và khẩu hiệu: “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” dường như đã đáp ứng nhu cầu tự thân của Nguyễn Khải Sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ này đặc biệt nở rộ, trong đó có sự thành công ở thể loại truyện ngắn
Trang 37Đất nước tiến hành đổi mới, đăc biệt sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đem lại nhiều biến đổi tốt đẹp cho xã hội Bên cạnh đó nó cũng làm biến dạng hàng loạt những quan hệ xã hội, những quan niệm, tình cảm đẹp đẽ trước đây của con người Con người quan niệm rất khác về cuộc sống, về đạo đức cá nhân và cách ứng xử của họ về đồng tiền cũng khác trước Đây là thời gian Nguyễn Khải đi thăm lại những nơi, những con người mà ông đã có dịp qua, đã có dịp viết về họ Ông cũng gặp lại những người quen cũ, bạn bè, người thân, họ hàng Và cùng với sự từng trải của một người đi nhiều, viết nhiều, cảm xúc hiện thực đã giúp Nguyễn Khải tái hiện trong các truyện ngắn của mình chất liệu đời sống “ngổn ngang, bề bộn” ấy Nguyễn Khải có khả năng chớp lấy sự thật của cuộc sống, sự thật tiềm ẩn trong cái bình thường, trong những sự việc hàng ngày của đời sống thực Những sự việc ấy tưởng chừng như chẳng có gì, nhưng dưới con mắt của Nguyễn Khải đều trở thành những sự việc “có vấn đề” Điều hấp dẫn ở ngòi bút Nguyễn Khải là qua những sự việc đời thường, ông đã tìm thấy chân lý ở bề sâu của nó Cuộc sống
và cuộc đời trong con mắt ông không đơn lặng, phẳng chiều, không êm đẹp mà thô nhám, xù xì, đầy cam go và thử thách như nó vốn có Như vậy, giá trị sáng tác của Nguyễn Khải là sự gắn bó giữa sáng tác và cuộc sống
Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ này tập trung vào hai đề tài chủ yếu:
“Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự Hai là số phận của những người thân trong
họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu bà mợ mà tâm tư tình cảm Nguyễn Khải còn quyến luyến” [64, tr.116] Đây là thời kỳ cảm hứng triết lý, tranh biện của tác giả có cơ hội thể hiện Triết lý là một ưu thế tạo ra phong cách rất riêng cho văn Nguyễn Khải Người ta ví ông là một “Chế Lan Viên trong văn xuôi” quả không sai, bởi ông là một người rất tỉnh táo, tỉnh táo trước Thời và Thế và giàu khả năng triết lý trước các vấn đề của đời sống thế sự nhân sinh
Trang 38Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải thời kỳ này thực sự phong phú: từ già đến trẻ; từ thông minh, tháo vát đến vụng về; từ lạc thời, bế tắc đến gặp thời;
từ chân thật đến xảo trá Mỗi nhân vật là một vẻ nhưng họ đều chứa đựng
một triết lý sống của “thì hiện tại” Trong Chút phấn của đời, đó là niềm tin,
hạnh phúc của sự cho Trong Hai ông già ở Đồng Tháp Mười là lẽ sống quý
giá nhất của cuộc đời - “một niềm tin, một niềm vui mà chỉ đến lúc đứng tuổi mới nhận ra ý nghĩa thâm trầm của nó” Nguyễn Khải đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm con người, những con người nhỏ bé, nhưng qua số phận của họ nhà văn nói lên được nhiều điều Đó là mảnh đời khốn khổ như chị
Vách trong Đời khổ, anh Khang trong Cái thời lãng mạn dù bị bao nhiêu
tủi hờn, thách thức khổ đau của cái thời gió bụi này nhưng họ vẫn kiên trì nhẫn nại, chịu đựng vượt qua
Nổi lên trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ này là lớp người trẻ tuổi - “những nhân vật chính của một vận hội mới” thời mở cửa Nguyễn Khải đánh giá đúng tiềm năng của họ, giỏi tính toán việc làm ăn, hợp với
thời buổi kinh tế thị trường như Định trong Cái thời lãng mạn, Lộc trong Chúng tôi và bọn hắn Nhưng ông cũng tỉnh táo nhìn nhận những khiếm
khuyết của tuổi trẻ và đặt vấn đề làm sao cho lớp trẻ phấn đấu tạo ra nhũng giá trị có ý nghĩa chấn hưng dân tộc Với con mắt thông cảm, chia sẻ nhà văn viết về những con người đã hết thời tuổi trẻ nhưng vẫn muốn cống hiến
sức mình cho cuộc sống hôm nay: đó là Hợp trong Người kể chuyện thuê, ông Trắc trong Lạc thời, nhân vật nhà văn trong Anh hùng bĩ vận Còn một
loại nhân vật Nguyễn Khải viết rất hay về họ, đó là những người Hà Nội Những con người gắn với mảnh đất nơi ông sinh ra và mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ Đó là cô Hiền, một con người bình thường nhưng sống rất
chuẩn mực, gia giáo, làm nên phong cách Hà Nội trong Một người Hà Nội,
là chị Khuê, bà Mặm , là những con người bình dị nhưng ẩn chứa bên trong
là cả bề sâu của một nền văn hoá lâu đời đất kinh kì Họ là những “hạt bụi
Trang 39vàng” của Hà Nội, khiến cho tác giả phải ao ước “những hạt bụi vàng lấp
lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh
kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội) Trong những câu
chuyện cảm động của Nguyễn Khải về những con người bình thường của Hà Nội thường lấp lánh những suy tư khiến người đọc phải chiêm nghiệm, thấm thía: “Chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở cái mầm yêu
thương” (Nắng chiều); “Cái nghĩa tình thầm lặng, nhỏ nhoi của mỗi gia đình,
của mỗi vùng đất luôn luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn cứ là mạch nước ngầm trong suốt, vô nhiễm để nuôi sống
những tinh hoa của dân tộc” (Đất kinh kì); “Ở đời chỉ có cái đức là trường
tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa Kì dư những thứ khác đều là phù
du cả, có đấy mất đấy, phúc đấy, hoạ đấy, không tính trước được đâu”
(Người của ngày xưa)
Nguyễn Khải là nhà văn luôn ý thức sống có trách nhiệm với xã hội, với con người Qua những truyện ngắn sau 1975, Ông luôn nhìn cuộc sống trong sự vận động, biến đổi và bao giờ cũng muốn khám phá những vấn đề hiện thực ở chiều sâu của nó Nguyễn Khải quan niệm về chức năng của văn học: “Tác phẩm là một mảnh của đời sống chung, phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung” Phương hướng đề tài nhằm thẳng vào cuộc sống hiện tại khiến cho tác phẩm của Nguyễn Khải trở thành nơi giao tiếp, đối thoại với bạn đọc cùng thế hệ và cả những bạn đọc thế hệ sau của tác giả Nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, Vương Trí Nhàn cho rằng:
“Đến với truyện của ông, người ta đươc đến với một thế giới đa dạng hơn, nhiều sắc thái hơn, cái anh hùng xen với cái bình thường, cái đáng căm giận đáng phỉ nhổ không thiếu, nhưng còn bao nhiêu cái đáng cảm động, đáng để tin yêu, nó góp phần làm nên một cuộc sống thú vị có cả tiếng cười lẫn nước mắt” [53, tr.119]
Sự chuyển biến về nghệ thuật theo hướng đi gần, đi sâu, đi sát với hiện
Trang 40thực đời sống là một đặc điểm của nền văn học cách mạng của chúng ta, là một xu thế chung đối với một thế hệ nhà văn trưởng thành và bước ra từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Tuy nhiên, nếu phần lớn các nhà văn khác, sự chuyển biến đó mang tính đột xuất, đứt đoạn thì ở Nguyễn Khải trước sau vẫn
có chỗ liên tục, vẫn có nét riêng biệt Bởi lẽ, Nguyễn Khải có một lí trí tỉnh tảo, sáng suốt, một đôi mắt nhìn đời, nhìn người sắc sảo, nghiêm ngặt và đặc biệt là có một trái tim không bao giờ nguội lạnh trước cuộc đời, hay nói như
nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh là do ông đã “khoán chui tư tưởng”
trước khi khoán tự do