Nội dung tóm tắt:Bắt đầu khoảng tháng 12 năm 2021, các nhà nhập khẩu sản phẩm bao gồm:rượu, thịt bò, sữa, gỗ tròn và than bùn có nguồn gốc từ Lithuania một quốc gia thuộcLiên minh Châu Â
Trang 1● ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BÌNH LUẬN VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ WT/DS610/1
THEO ĐIỀU I.1 GATT 1994 MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Mã lớp học phần: 231LU0207
Giảng viên: Th.S Nguyễn Minh Bách Tùng
Nhóm 10
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
I TÓM TẮT TRANH CHẤP WT/DS610/1 4
II BÌNH LUẬN 5
2.1 Về lập luận của EU 5
2.2 Về lập luận của Trung Quốc 6
2.3 Quan điểm của nhóm trong tình huống trên 7
III KẾT LUẬN 9
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
PHỤ LỤC 1 13
PHỤ LỤC 2 14
2
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi – nhóm tác giả xin cam đoan rằng bài tiểu luận “Bình luận về vụ tranh chấp WTO/DS610/1 của WTO theo Điều I.1 GATT 1994” là kết quả nghiên cứu độc lập, không hề sao chép bất kỳ công trình nào khác Những thông tin, dữ liệu và kết quả được trình bày trong bài luận này là hoàn toàn chân thật, trung thực và là thành quả chung của nhóm tác giả Tất cả các tài liệu tham khảo và số liệu thống kê được sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn và đề cập rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Nguyễn Phạm Quỳnh Như
3
Trang 4I TÓM TẮT TRANH CHẤP WT/DS610/1
1.1 Bên khởi kiện: Liên minh Châu Âu (European Union - EU)
1.2 Bên bị kiện Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (Trung Quốc - Mainland China) 1.3 Nội dung tóm tắt:
Bắt đầu khoảng tháng 12 năm 2021, các nhà nhập khẩu sản phẩm (bao gồm: rượu, thịt bò, sữa, gỗ tròn và than bùn) có nguồn gốc từ Lithuania (một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu) và quá cảnh qua các cảng của Lithuania bắt đầu gặp phải các hạn chế trong việc đảm bảo thông quan để hàng hóa của họ vào lãnh thổ Trung Quốc Các biện pháp hạn chế của Trung Quốc đối với Lithuania, bao gồm:
- Thuế quan cao: Trung Quốc đã áp đặt thuế quan cao lên nhiều mặt hàng nhập
khẩu từ Lithuania, bao gồm gỗ, giấy, kim loại, hóa chất và các sản phẩm điện tử
- Kiểm tra nghiêm ngặt: Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập
khẩu từ Lithuania, dẫn đến thời gian thông quan kéo dài
- Cấm nhập khẩu: Trung Quốc đã cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ Lithuania,
bao gồm rượu, thịt và hải sản vào tháng 02 năm 2022
Những hạn chế này lặp đi lặp lại dai dẳng, có mối tương quan chặt chẽ về mặt thời gian và nội dung, cũng như về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và có ảnh hưởng lâu dài
EU cho rằng các biện pháp của Trung Quốc dường như vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm các lợi ích mang lại cho EU một cách trực tiếp và gián tiếp
Trung Quốc cho biết họ lấy làm tiếc về quyết định của EU trong việc theo đuổi yêu cầu thành lập ban hội thẩm và cho biết họ rất coi trọng các cam kết của mình với WTO Trung Quốc cho biết họ sẽ bảo vệ mạnh mẽ các biện pháp của mình trong quá trình tố tụng của hội đồng xét xử
“DS610: China — Measures Concerning Trade in Goods”, truy cập tại
https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds610_e.htm >
4
Trang 5II BÌNH LUẬN
2.1 Về lập luận của EU
Vào ngày 27/01/2022, EU gửi bản yêu cầu thành lập ban hội thẩm lên Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO2, với các lập luận và dẫn chứng sau:
Thứ nhất, các nhà nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ Litva và/hoặc quá cảnh qua các cảng của Litva và/hoặc với một số liên kết khác đến Litva bắt đầu gặp phải những hạn chế trong việc đảm bảo thông quan cho hàng hóa của họ vào lãnh thổ Trung Quốc
EU đã lập luận rằng Trung Quốc vi phạm Điều I.1 GATT 1994, bởi vì Trung Quốc không tuân thủ ngay lập tức và vô điều kiện đối với sản phẩm tương tự có nguồn gốc từ hoặc sẽ đến lãnh thổ EU, đối với tất cả các quy tắc và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, các lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc quyền miễn trừ do Trung Quốc cấp cho bất kỳ sản phẩm nào có xuất xứ hoặc được gửi đến bất kỳ quốc gia nào khác Những hạn chế của Trung Quốc đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Lithuania vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Cụ thể, đối với việc áp đặt mức thuế quan cao, các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ Lithuania bị áp mức thuế là 12.35% vào năm 2021 Thuế quan đối với gỗ nhập khẩu từ các quốc gia khác chỉ ở mức 2% Các quốc gia khác mà Trung Quốc nhập khẩu gỗ bao gồm: Nga, Canada, Mỹ, Úc, Brazil, Trong số các quốc gia này, thuế quan đối với gỗ nhập khẩu từ Nga là xấp xỉ 2% (số liệu được lấy từ năm 2021).3Như vậy, có thể thấy rằng thuế quan đối với gỗ nhập khẩu từ các quốc gia khác chỉ ở mức 2%, thấp hơn đáng kể so với mức thuế 15% đối với gỗ nhập khẩu từ Lithuania Điều này cho thấy rằng Trung Quốc đã phân biệt đối xử đối với hàng hóa của Lithuania khi áp dụng thuế quan cao hơn đối với hàng hóa này so với hàng hóa tương tự từ các quốc khác
Thứ hai, các nhà chức trách Trung Quốc được cho là thường xuyên từ chối thông quan hơn đối với các lô hàng các sản phẩm khác nhau có giấy chứng nhận SPS do chính quyền Litva cấp mà không đưa ra lý do chính đáng
Eszter Zalan“EU takes WTO action against China over 'bullying' Lithuania”, euobserver (28/01/2022), truy
cập tại < https://euobserver.com/world/154221 >
Requests for Consultations by EU”, (30/01/2022),
< https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/SS/directdoc.aspx?filename=q:/WT/DS/610-1.pdf&Open=True >
5
Trang 6Đến tháng 2 năm 2022, Trung Quốc đại lục cũng chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm đã bị phong tỏa bằng cách đình chỉ chấp nhận tờ khai nhập khẩu từ Lithuania
Khi được yêu cầu giải thích thêm, Trung Quốc đã không chứng minh được rằng những lệnh cấm này là chính đáng Thống kê của hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại từ Lithuania sang Trung Quốc giảm 80% từ tháng 1 đến tháng 10 năm
2022 so với năm trước.4
2.2 Về lập luận của Trung Quốc
Trung Quốc cho rằng việc yêu cầu thành lập ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp liên quan đến Lithuania của EU là quá sớm và không đủ căn cứ
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập luận rằng các biện pháp hạn chế đối với Lithuania là phù hợp với các quy tắc của WTO Trung Quốc cho rằng các biện pháp này là cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, vì Lithuania đã vi phạm các nguyên tắc Một Trung Quốc Cụ thể, theo quan điểm của Trung Quốc, Lithuania đã vi phạm các nguyên tắc khi cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện ngoại giao tại thủ đô của quốc gia này vào ngày 18 tháng
11 năm 2021.5Nguyên tắc Một Trung Quốc là nguyên tắc chính sách đối ngoại của Trung Quốc, theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc các quốc gia khác thiết lập quan hệ chính thức hoặc tham gia các liên hệ chính thức với Đài Loan
Việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện được coi là một hành động vi phạm nguyên tắc Một Trung Quốc Trung Quốc cho rằng văn phòng đại diện này là một cơ quan đại diện chính thức của Đài Loan, và việc Lithuania cho phép văn phòng này hoạt động là một sự công nhận chính thức Đài Loan là một quốc gia độc lập
5 “Taiwan opens Lithuania representative office using its own name; defies pressure campaign by Beijing”, The Economic Times (18/11/2021), truy cập tại:
< https://economictimes.indiatimes.com/news/international/world-news/taiwan-opens-lithuania-representative-off ice-using-its-own-name-defies-pressure-campaign-by-beijing/articleshow/87785402.cms?utm_source=contentofi nterest&utm_medium=text&utm_campaign=cppst >
Valdis Dombrovskis, EU requests two WTO panels against China: trade restrictions on Lithuania and
high-tech patents”, Press Club Brussels Europe (07/12/2022), truy cập tại:
< https://www.pressclub.be/press-releases/eu-requests-two-wto-panels-against-china-trade-restrictions-on-lithuan ia-and-high-tech-patents/ >
6
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
International
Trade Law
Trường Đại học…
19 documents
Go to course
11839 Binh Lng Phng Nht K214081850 Ln…
None
8
Phân loại hối phiếu -Tài liệu về các loại…
None
1
Tham khảo phần virus viêm gan-Mim… tài liệu 100% (1)
8
Revison 3 -(DƯỢC
TC 5,6) SV
tài liệu 100% (1)
3
SWOT analysis of Vietjet Air
Marketing
Essential 100% (15)
3
Trang 8Lithuania, tuy nhiên, khẳng định rằng văn phòng đại diện của Đài Loan tại thủ đô Vilnius chỉ là một cơ quan thương mại và văn hóa, và không có ý định vi phạm các nguyên tắc Một Trung Quốc Lithuania cũng cho rằng việc họ thiết lập quan hệ với Đài Loan là quyền tự do của họ, và không nên bị Trung Quốc can thiệp Vụ việc này
đã dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa Lithuania và Trung Quốc Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania, và áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Lithuania nên dẫn đến vụ tranh chấp này
Trung Quốc lập luận rằng các biện pháp của họ không phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu từ Lithuania, không vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều I.1 GATT 1994 Trung Quốc cho rằng các biện pháp này áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất từ các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc Ngoài ra, việc Trung Quốc đưa ra các hạn chế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ, hoặc quá cảnh từ Lithuania thuộc trường hợp ngoại lệ tại Điều 21 GATT 1994 vì quốc gia Lithuania đã xâm phạm đến an ninh quốc gia của họ khi vi phạm chính sách Một Trung Quốc Do
đó, Trung Quốc không cần phải xin phép hoặc thông qua thủ tục đặc biệt nào của WTO để ban hành lệnh hạn chế đặc biệt đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Lithuania
2.3 Quan điểm của nhóm trong tình huống trên
Việc khởi kiện của EU là hợp lý EU khởi kiện Trung Quốc ra WTO là để bảo vệ quyền lợi của mình EU cho rằng bởi vì Trung Quốc không tuân thủ ngay lập tức và vô điều kiện đối với sản phẩm tương tự có nguồn gốc hoặc sẽ đến lãnh thổ EU đối với tất
cả các quy tắc và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, các lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc quyền miễn trừ do Trung Quốc cấp cho bất kỳ sản phẩm nào có xuất xứ hoặc được gửi đến bất kỳ quốc gia nào khác Các biện pháp hạn chế thương mại của Trung Quốc từ Litva không chỉ ảnh hưởng đến Litva mà còn ảnh hưởng đến thương mại nội khối EU và chuỗi cung ứng nội khối EU, đồng thời tác động đến hoạt động của thị trường nội khối EU Bên cạnh đó, việc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác (bên thứ 3) như: Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, New Zealand, Úc, Vương quốc Anh, Türkiye, Đài Bắc Trung Hoa, Indonesia, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Colombia, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ ¹ EU cũng cho biết rằng theo thống kê của
7
Tiki's marketing strategy Marketing Essential 100% (13)
3
Trang 9hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại từ Litva sang Trung Quốc đã giảm 80% từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2022 so với năm trước 6
Tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Lithuania mở ra một chương mới trong quan hệ châu Âu-Trung Quốc, Trung Quốc có thể sử dụng sự phụ thuộc kinh tế
và vấn đề chính trị để gây tổn hại đến các quốc gia châu Âu Theo chuyên gia Justyna Szczudlik7, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đóng vai trò đáng gờm, có khả năng gây hại không chỉ là nền kinh tế của quốc gia này mà còn là cả thị trường to lớn
EU do sự phụ thuộc lẫn nhau của chuỗi cung ứng
Mặt khác, theo ý kiến của chuyên gia Grzegorz Stec8, tranh chấp giữa Lithuania
và Trung Quốc không làm thay đổi đánh giá cơ bản của EU và Trung Quốc về mối quan hệ giữa họ, nhưng nó là minh chứng cho những lo ngại, góp phần làm trầm trọng thêm sự ngờ vực lẫn nhau và củng cố một quỹ đạo gây tranh cãi hơn Nó có thể không mang lại sự thay đổi ngay lập tức trong chính sách, nhưng nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi trong suy nghĩ của những người ra quyết định Trong bối cảnh tranh chấp xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc xác định ranh giới đỏ, cả Trung Quốc và EU đều đặt ra những yêu sách và nguyên tắc quan trọng Bắc Kinh nhấn mạnh rằng các hành động của Lithuania đối với Đài Loan là vi phạm Nguyên tắc Một Trung Quốc Trong khi đó, EU không chấp nhận việc Trung Quốc vi phạm và sử dụng thị trường chung như một công cụ chiến lược, một khía cạnh quan trọng trong quá trình hội nhập châu Âu Các cố vấn ngoại giao và Đại diện cấp cao của EU đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc áp đặt áp lực lên Lithuania tại một cuộc họp không chính thức gần đây ở Berset Tuy nhiên, các quốc gia thành viên không đồng tình với việc thực hiện những biện pháp phản kháng cụ thể, thay vào đó chỉ đề cập đến việc tìm cách hạ nhiệt tình hình Đồng thời, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán tại nhiều thủ đô châu Âu như Paris, Berlin, Warsaw và Tallin, với mục tiêu chứng minh rằng mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc nói chung không bị sa sút
tldd
Viking Bohman, Justyna Szczudlik, Mariah Thornton, and Grzegorz Stec, “Ask the Experts: Does China’s dispute with Lithuania signify a shift in its broader relationship with Europe?” (21/01/2022), truy cập tại
< https://blogs.lse.ac.uk/cff/2022/01/21/ask-the-experts-does-chinas-dispute-with-lithuania-signify-a-shift-in-its-b roader-relationship-with-europe/ >
6 European Commission, “WT/DS610 - China – Measures concerning trade in goods and services”, truy cập tại
< https://policy.trade.ec.europa.eu/enforcement-and-protection/dispute-settlement/wto-dispute-settlement/wto-dis putes-cases-involving-eu/wtds610-china-measures-concerning-trade-goods-and-services_en >
8
Trang 10Sự quan tâm đến việc điều chỉnh lại quan hệ giữa EU và Trung Quốc vẫn chưa được thể hiện một cách rõ ràng từ cả hai phía Tất cả những điều này đều thể hiện một tình hình phức tạp và đòi hỏi sự thấu hiểu, linh hoạt, và sự thống nhất mạnh mẽ từ cả hai bên để giữ cho mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển một cách bền vững và có lợi cho cả hai phía
Mặc dù phía Trung Quốc đã lập luận cho rằng các biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ Lithuania là để trừng phạt quốc gia này vì Lithuania đã
vi phạm chính sách một Trung Quốc của quốc gia này, tuy nhiên, việc cấm nhập khẩu các sản phẩm từ EU có ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông hàng hoá bên phía EU và gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất nhập khẩu của EU Mặt khác, Trung Quốc cũng không đưa ra được các lập luận rõ ràng về việc Lithuania đã cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện ngoại giao tại thủ đô của quốc gia này có ảnh hưởng như thế nào đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc Đồng thời Trung Quốc đã không chứng minh được rằng những lệnh cấm này là chính đáng Do đó, nhóm cho rằng hành động hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc đối với Lithuania là không hợp lý, gây bất lợi cho Liên minh Châu Âu và vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với hàng hoá có nguồn gốc từ Lithuania
III KẾT LUẬN
Có thể thấy việc Trung Quốc không tuân thủ ngay lập tức và áp đặt các hạn chế
vô điều kiện đối với sản phẩm từ Lithuania, không chỉ gây ảnh hưởng tới nền thương mại của riêng quốc gia này Nhóm có thể khẳng định rằng nếu việc này không được giải quyết thỏa đáng, Trung Quốc sẽ lại có hành vi hạn chế tương tự đối với hàng hóa
có nguồn gốc từ các quốc gia khác (đầu tiên là các quốc gia thuộc khối EU-Lithuania cũng trực thuộc) đối với tất cả các quy tắc và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, các lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc quyền miễn trừ do Trung Quốc cấp cho bất kỳ sản phẩm nào có xuất xứ hoặc được gửi đến bất kỳ quốc gia nào khác, khi các quốc gia đó
có hành vi giống như Lithuania trong vụ việc này (liên quan tới vấn đề “Một Trung Quốc”)
Nhóm cho rằng Trung Quốc không thể viện dẫn Điều 21 GATT 1994 như một ngoại lệ để ra chính sách hạn chế với Lithuania được, khi chưa chứng minh được mức
độ đe dọa an ninh quốc gia của hành vi “liên hệ chính thức” giữa Lithuania với Đài
9