Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Đào Xuân Học nhấn mạnh: thiên tai ở miền Trung nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang ngày một tăng và diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. Vì vậy, một trong những mối quan tâm của chính phủ lẫn các nhà tài trợ là sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước và vốn ODA trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai. Ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, Việt Nam đã và đang huy động mọi các nguồn lực kinh tế xã hội cho công cuộc phòng chống thiên tai. Câu hỏi chính đặt ra ở đây là làm sao lồng ghép vấn đề giảm nhẹ thiên tai vào phát triển kinh tế xã hội. Thứ trưởng hoan nghênh việc tổ chức hội thảo, cho rằng đây là cơ hội để giải đáp những câu hỏi trên bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm trong các dự án giảmnhẹ thiên tai sử dụng phương thức tiếp cận tổng hợp
Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai Phòng 407, Nhà A9, Bộ NN và PTNT, Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt nam Điện thoại: (84-4) 733 6658, Fax: (84-4) 733 6641, Email: ndmp@ccfsc.org.vn, website: www.ccfsc.org.vn/ndm-p BÁO CÁO TÓM TẮT HỘI THẢO Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện dự án giảm nhẹ thiên tai theo phương thức tiếp cận tổng hợp Tổ chức tại Đà Nẵng ngày 23 tháng 4 năm 2007 KHAI MẠC Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Đào Xuân Học nhấn mạnh: thiên tai ở miền Trung nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang ngày một tăng và diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của Vì vậy, một trong những mối quan tâm của chính phủ lẫn các nhà tài trợ là sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước và vốn ODA trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai Ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, Việt Nam đã và đang huy động mọi các nguồn lực kinh tế xã hội cho công cuộc phòng chống thiên tai Câu hỏi chính đặt ra ở đây là làm sao lồng ghép vấn đề giảm nhẹ thiên tai vào phát triển kinh tế xã hội Thứ trưởng hoan nghênh việc tổ chức hội thảo, cho rằng đây là cơ hội để giải đáp những câu hỏi trên bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm trong các dự án giảmnhẹ thiên tai sử dụng phương thức tiếp cận tổng hợp Tiếp đó, ông Trần Phước Chính, Phó chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng đã có bài phát biểu Ông cho rằng những dự án GNTT theo phương thức tiếp cận tổng hợp được thực hiện trong khuôn khổ NDMP tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bịnh Định đã thực hiện thành công, đạt được những kết quả quan trọng Buổi hội thảo chính là cơ hội chia sẻ bài học kinh nghiệm của các tỉnh thực hiện dự án với các địa phương khác Thay mặt đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Nguyễn Ngọc Lý nhận định, sự có mặt của đông đảo đại biểu đến tham dự cho thấy mối quan tâm cũng như tầm quan trọng của chủ đề hội thảo Theo bà Lý, khả năng đổi mới, sáng tạo và tính hiệu quả là những yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng các hoạt động giảm nhẹ thiên tai và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra ở Việt Nam Theo kinh nghiệm của UNDP, một trong những điều kiện tiên quyết để thành công là Chính phủ cần hỗ trợ thể chế hóa những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện dự án bằng cách phản 1 ánh những kinh nghiệm đó trong các chính sách, quy hoạch và quy định về quản lý Hơn nữa, đói nghèo và khả năng dễ bị tổn thương trước thiên tai có mối liên hệ mật thiết, vì vậy chúng ta cần chú ý lồng ghép phòng chống giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội Đối tác Giảm nhẹ thiên tai hoạt động như một cơ chế hợp tác nhằm điều phối các hoạt động GNTT và lồng ghép GNTT vào phát triển KTXH Do đó, bà Lý đề nghị chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo những hoạt động chiến lược của Đối tác được hiệu quả TÓM TẮT NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CÁC ĐẠI BIỂU DỰ HỌP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN GNTT THEO PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN TỔNG HỢP A) KINH NGHIỆM CHUNG - Nhìn chung, đại biểu các tỉnh đều nhất trí rằng phương thức tiếp cận tổng hợp giúp tăng cường hiệu quả cho dự án GNTT Việc lồng ghép không diễn ra dễ dàng, tuy nhiên lãnh đạo các tỉnh và những người thực hiện dự án đang dần dần học cách áp dụng phương thức này Vì vậy, điều quan trọng là phải thiết lập một khung hành động linh hoạt để có thể dần dần điều chỉnh cách tiếp cận và các mục tiêu ưu tiên - Một số đại biểu, gồm đại diện tỉnh Quảng Ngãi và đại diện của CARE nhấn mạnh, rất cần có một cơ cấu quản lý dự án hiệu quả và toàn diện, trong đó làm rõ mối quan hệ và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tổ chức liên ngành để phương thức tiếp cận tổng hợp thành công Ví dụ, Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Ngãi do ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Giám đốc, thành phần gồm nhiều đại diện của các ban, ngành liên quan trong tỉnh và các tổ chức địa phương như Hội Chữ thập đỏ tỉnh Việc các thành viên Ban Quản lý dự án đồng thời có trách nhiệm quản lý bốn hợp phần dự án và ban quản lý cũng nằm trong Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh giúp cho địa phương có thể giám sát dự án được tốt hơn, tăng hiệu quả lồng ghép và điều phối các hoạt động của dự án Theo đại diện của tổ chức World Vision, nếu cơ chế quản lý không phù hợp, phân công trách nhiệm không rõ ràng và giữa các cơ quan liên ngành không có sự hợp tác hiệu quả, có thể sẽ gây khó khăn cho chính các cơ quan đó - Cũng theo đại diện của World Vision, quản lý thiên tai không phải là trách nhiệm ngành dọc mà cần được coi là nỗ lực chung của toàn xã hội Điều này được thể hiện rõ trong công tác ứng phó với thiên tai, tuy nhiên lại chưa được phát huy hết mức trong giai đoạn phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai - Theo đại diện của AusAID, cơ chế điều phối hiệu quả giữa các bộ ngành và cơ quan chính phủ giúp thực hiện các dự án giảm nhẹ thiên tai nói chung cũng như dự án theo phương thức tiếp cận tổng hợp nói riêng đúng tiến độ và chất lượng 2 - Kinh nghiệm cho thấy, quy trình thủ tục quản lý quá lằng nhằng phức tạp sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án Vì thế cần có biện pháp hài hòa những quy định của nhà tài trợ với cơ chế quản lý mà chính phủ và địa phương áp dụng - Các bài tham luận tại hội thảo đã trình bày nhiều cách tiếp cận và quy trình thực hiện dự án khác nhau Một số dự án tập trung vào đầu tư công trình (như dự án ở Quảng Ngãi), một số khác có quy mô nhỏ hơn, hướng đến xây dựng năng lực (như dự án Đà Nẵng và hầu hết dự án của các tổ chức phi chính phủ) Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sĩ Nuôi, Giám đốc Đối tác GNTT, tất cả các dự án dù to hay nhỏ cũng đều là những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào phát triển KTXH - Dù các dự án thí điểm cũng có thể đem lại kinh nghiệm hữu ích, nhưng kinh nghiệm của dự án Đà Nẵng cho thấy, chính những dự án được các nhà tài trợ và chính quyền địa phương đầu tư liên tục trong thời gian dài, địa bàn rộng mới hỗ trợ lồng ghép GNTT vào phát triển KTXH hiệu quả hơn - Các đại biểu tham dự hội thảo nhìn chung đều đồng ý rằng Đối tác GNTT đã thực hiện tốt vai trò điều phối chung cho các dự án thí điểm, nâng cao nhận thức và đưa cách tiếp cận tổng hợp vào quá trình xây dựng và thực hiện dự án, đồng thời góp phần xây dựng khung pháp lý cho việc lồng ghép GNTT vào quy hoạch phát triển KTXH - Việc phân quyền trong quản lý dự án tỏ ra hiệu quả, đặc biệt với những dự án tổng hợp bởi vì nó làm giảm các bước trung gian, đơn giản hóa các thủ tục quản lý (kinh nghiệm của Quảng Ngãi) Những bài học về xây dựng, thực hiện, quản lý dự án và sử dụng các nguồn hỗ trợ kỹ thuật cần được nhân rộng hoặc thể chế hóa, góp phần huy động hiệu quả các nguồn lực (ông Nguyễn Duy Lễ, bộ Tài chính) - Nên tăng cường sử dụng hỗ trợ kỹ thuật của địa phương cũng như của các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia để góp phần xây dưng năng lực lâu dài và giảm thiểu chi phí (bà Nguyễn Ngọc Lý, đại diện UNDP) B) KẾT HỢP CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ PHI CÔNG TRÌNH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐA NGÀNH - Giai đoạn xây dựng dự án cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực Đây là điều kiện quan trọng để các tỉnh và các bên liên quan ở địa phương tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, lồng ghép nội dung dự án với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - Khi thiết kế dự án cần liên kết chặt chẽ giữa xây dựng cơ sở hạ tầng với nâng cao năng lực, phát triển sinh kế cho người dân Trong thực tế, không dễ kết hợp giải pháp công trình với việc áp dụng những mô hình sinh kế mới, một phần do chính quyền 3 tỉnh không duy trì được những mô hình này một cách hệ thống Như ở dự án Quảng Ngãi, người dân thường thay đổi cách kiếm sống sau khi đã hưởng lợi từ các biện pháp tăng cường phòng chống lũ lụt Điều này đặt ra câu hỏi: liệu thực hiện thí điểm những mô hình sinh kế một cách rời rạc trong các dự án đầu tư công trình có thực sự hiệu quả không - Kinh nghiệm dự án Quảng Ngãi cho thấy, về phạm vi thực hiện, nên thực hiện dự án theo vùng địa lý, ở đây là toàn bộ lưu vực sông Dự án nên bao phủ toàn bộ hoặc ít nhất cũng phải xem xét các điều kiện của toàn khu vực bị lũ lụt trong thiết kế và lập kế hoạch dự án Tương tự, dự án Đà Nẵng gắn liền với việc quản lý nguồn nước trên phạm vi rộng - Phương thức quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng quan tâm đến nhu cầu của những cộng đồng khác nhau và chủ động giúp cộng đồng bị ảnh hưởng của thiên tai tham gia vào quá trình lập kế hoạch ở địa phương Các chương trình dự án dựa vào cộng đồng vì vậy cần bao gồm nhiều ngành và nhấn mạnh đến sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập kế hoạch ở địa phương Điều này lại đòi hỏi phải chú ý đến tăng cường nhận thức cộng động, áp dụng các phương thức lập kế hoạch dựa trên thôn-xã và tạo ra mối liên kết giữa lập kế hoạch ở thôn và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương - Tiến hành đánh giá rủi ro dựa vào cộng đồng với các dự án đầu tư công trình thường giúp người dân và chính quyền địa phương nhận ra tầm quan trọng của sự kết hợp giữa công trình và phi công trình, vận động người dân tích cực tham gia vào giai đoạn vận hành và bảo dưỡng (O&M) Dự án Quảng Ngãi coi đây là một thành công quan trọng - Tương tự, về mặt kỹ thuật, tăng cường nhận thức sẽ giúp đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào giai đoạn vận hành-bảo trì (O&M) và nhân rộng mô hình Vì vậy các hoạt động tuyên truyền phổ biến cho người dân cần trở thành một phần của bất kỳ dự án đầu tư công trình nào Tuyên truyền giáo dục qua trường học tỏ ra rất hữu hiệu - Theo tỉnh Quảng Ngãi, những thành quả của dự án chỉ có thể duy trì lâu dài nếu các công trình hạ tầng và trách nhiệm vận hành-bảo trì kèm theo được giao cho người dân – bởi vì lúc này họ có lợi ích tự thân khi tham gia Tuy nhiên, hiện tại chưa có mô hình nào thực sự hiệu quả để huy động người dân tham gia vào công tác lập kế hoạch và bảo trì trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn, mặc dù những dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ hậu quả lũ lụt và đảm bảo an toàn sinh kế cho nhân dân 4 - Theo kinh nghiệm của dự án Đà Nẵng, việc thống nhất những quy trình và thiết kế kỹ thuật xây dựng cũng quan trọng không kém việc thống nhất quy định thủ tục quản lý và lập kế hoạch dự án - Cần thể chế hóa việc tiếp nhận và quản lý các dự án xây dựng Đó là cơ chế hiệu quả để duy trì dự án, dựa vào đó các tỉnh và địa phương có thể phân bổ ngân sách cho hoạt động vận hành và bảo trì (ông Nguyễn Duy Lễ, bộ Tài chính) C LỒNG GHÉP PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH, NGÂN SÁCH VÀ THỰC HIỆN Ở CẤP TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là một phần chủ chốt trong các chiến lược phát triển KTXH, trong đó mỗi dự án giảm nhẹ thiên tai cần được coi là một viên gạch để thực hiện Chiến lược Phòng chống và Giảm nhẹ TT Ở cấp vĩ mô, phương pháp tiếp cận theo chương trình cần kết hợp tôn trọng 3 nguyên tắc là một kế hoạch, một ngân sách và một cơ chế quản lý (ông Nguyễn Duy Lễ, Bộ Tài chính) Một số đại biểu trong đó có ông Lễ của Bộ TC nhấn mạnh rằng hài hòa các thủ tục lập kế hoạch dự án của các nhà tài trợ với thủ tục của chính quyền địa phương là một tiền đề quan trọng để lồng ghép quy hoạch trên cơ sở dự án với các khuôn khổ quy hoạch phát triển KTXH địa phương Các thủ tục nên càng đơn giản càng tốt để giúp các cấp hành chính cơ sở nơi năng lực lập và thực hiện kế hoạch còn hạn chế có thể áp dụng được Theo ý kiến của CARE, Tầm nhìn Thế giới và một số đại biểu khác, các cơ quan và người dân địa phương cần có ý thức sở hữu hơn trong quá trình lập kế hoạch cơ sở nhằm lồng ghép Phòng chống và giảm nhẹ TT vào quy hoạch KTXH Dù sao, Phòng chống và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên hiện còn mới và quan trọng là các phương pháp tiếp cận này còn chưa tương thích với các phương pháp lập kế hoạch chủ đạo của tỉnh và huyện Hầu hết các đại biểu đều chỉ ra rằng một số tỉnh và rất nhiều huyện xã hiện chưa có đủ nguồn lực và khả năng cần thiết để thực hiện công tác lập KH có lồng ghép GNTT một cách đúng đắn Vì vậy quá trình này cần có sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cơ sở, tỉnh và cả trung ương Về mặt này, tập huấn nâng cao năng lực cho cấp xã để hỗ trợ lồng ghép GNTT và quy hoạch KTXH là vô cùng cần thiết, và cán bộ cấp tỉnh cũng cần được nâng cao năng lực về đào tạo giảng viên để hỗ trợ hiệu quả các nỗ lực cấp xã Ngoài ra, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan địa phương cần được làm rõ, kể cả vai trò tiềm năng của các đoàn thể quần chúng đổi với công tác nâng cao nhận thức và hỗ trợ sự tham gia của cấp thôn xóm vào quá trình lập kế hoạch của địa phương Mạng lưới chuyên môn kỹ thuật cấp tỉnh và quốc gia cần 5 được thiết lập để trở thành phương tiện hỗ trợ nâng cao năng lực cấp tỉnh và thấp hơn, và các tổ chức phi chính phủ có thể đóng vai trò to lớn trong lĩnh vực này Cuối cùng là đề xuất có thể dùng các tiêu chí khác nhau trong phân bổ tài trợ cho các khu vực khác nhau dựa trên năng lực thực hiện ở khu vực đó Đại diện của Đại sứ quán Hà Lan cho rằng áp dụng các phương pháp lập KH lồng ghép sẽ góp phần đánh giá tính khả thi, phù hợp và hiệu quả chi phí của các quyết định và dự án đầu tư của tỉnh Quy hoạch và mô hình hóa quản lý lũ đồng bằng là rất quan trọng để ưu tiên hóa các hoạt động và đầu tư trong quy hoạch phát triển KHXH và các quyết định tài chính Một số đại biểu, trong đó có đại diện các tỉnh, ông Nguyễn Duy Lễ ở Bộ Tài chính và bà Nguyễn Ngọc Lý từ UNDP đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân quyền quyết định đầu tư cho các tỉnh Ông Lễ chỉ ra những nỗ lực về phía Chính phủ nhằm hỗ trợ nhằm hài hòa các thủ tục và áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp trong công tác lập kế hoạch, tài chính và thực hiện dự án trong thời điểm Chiến lược QG Phòng chống giảm nhẹ thiên tai sắp được ban hành và Quyết định 131 về quản lý vốn ODA mới ban hành Quyết định 131 là cơ sở để tăng cường điều phối ở cấp trung ương, phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan trung ương và cấp tỉnh, tổ chức phân quyền quản lý vốn ODA cho các tỉnh và chuẩn bị áp dụng những thủ tục mới như hỗ trợ về ngân sách Một cơ chế tài trợ chung trong lĩnh vực Giảm nhẹ thiên tai do Chính phủ, các nhà tài trợ và khu vực tư nhân cùng thiết lập có thể làm tăng tính hiệu quả, điều phối và lồng ghép Đại diện AusAID cho biết, cộng đồng các nhà tài trợ rất sẵn lòng chuyển sang cơ chế hỗ trợ ngân sách trong lĩnh vực GNTT và nhất trí rằng Chiến lược quốc gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai mới và Quyết định 131 là cơ sở pháp lý và chiến lược cho cơ chế mới này Bên cạnh đó cũng cần tăng cường năng lực cấp tỉnh trong việc lập kế hoạch theo phương thức tổng hợp phù hợp với những yêu cầu Chiến lược đặt ra và có sự quản lý tài chính minh bạch KẾT LUẬN Trong bài phát biểu bế mạc, Thứ trưởng Đào Xuân Học cảm ơn các đại biểu đã đến dự và đóng góp cho sự thành công của hội thảo Thứ trưởng khẳng định, sự tham gia đông đảo và nhiệt tình này cho thấy các đại biểu rất quan tâm tới vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai Các bài tham luận đã trình bày nhiều mô hình quản lý và thực hiện theo phương thức tiếp cận tổng hợp đã và đang được nhiều dự án sử dụng, góp phần giảm nhẹ những hậu quả của thiên tai GNTT là vẫn đề của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, vì vậy cần tăng cường điều phối giữa các bộ Sự tham gia của nhân dân và chính quyền địa phương trong công tác kế hoạch, tài chính và thực hiện dự án là yếu 6 tố then chốt tạo nên sự thành công của các dự án GNTT Ở cấp độ thực thi, cần tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý duy tu bảo dưỡng đê kè và các công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai khác Ngoài ra việc nghiên cứu điều phối cũng góp phần làm nên thành công của dự án Theo bà Nguyễn Ngọc Lý, đại diện UNDP và các đại biểu khác, những bài học từ các dự án do NDMP điều phối và các dự án khác sử dụng phương thức tiếp cận tổng hợp trong GNTT cần được được nhân rộng ra các tỉnh khác Trong quy hoạch và khung pháp lý ở cấp trung ương, địa phương cũng nên hỗ trợ áp dụng phương thức này Sau cuộc họp, Đối tác GNTT sẽ tóm tắt những kinh nghiệm và đề xuất được trình bày tại hội thảo và gửi tới các đại biểu tham gia hội thảo cũng như các tổ chức liên quan để làm cơ sở tư vấn với các đối tác của NDMP về những nội dung hành động tiếp theo Cụ thể, nhóm làm việc liên ngành của NDMP dự kiến sắp thành lập nên là đơn vị tham gia tích cực vào quá trình này 7