1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khát quát về thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng tại ấn độ

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khát quát về thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng tại Ấn Độ
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Nguyên nhân,Các quan điểm - LyTuong.netBất bình đẳng là sự chênh lệch và khoảng cách trong tiếp cận và lợi ích về các mặtđời sống giữa các cá nhân, các gia đình, giữa các nhóm dân cư tro

Trang 1

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH

ĐẲNG TẠI ẤN ĐỘ

I Giới thiệu

1 Sơ lược về Ấn Độ

Ấn Độ (tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ) là một quốc gia cộng hòa có chủ

quyền tại khu vực Nam Á Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và là quốc gia đôngdân nhất trên thế giới với dân số trên 1,410 tỷ người tính đến nay

1.1 Địa lý:

a Vị trí địa lý: Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung

Quốc, Nepal và Bhutan Phía Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh Phía Tây Bắcgiáp Pakistan và Afganistan Phía Tây, Đông và Nam giáp Ấn Độ Dương

Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trêntiểu lục địa Ấn Độ

Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía Nam đến ôn hòa ở phía Bắc

và bị ảnh hưởng lớn bởi dãy núi Himalaya và sa mạc Thar

b Ngôn ngữ: Ấn Độ có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức Điều này cũng

dễ hiểu vì Ấn Độ rất đông dân mà không có một ngôn ngữ đồng nhất như quốc gialáng giềng Trung Quốc Tiếng Hindi là ngôn ngữ phổ biến nhất với khoảng 41% dân

số sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi

1.2 Lịch sử

Ấn Độ có trên 5000 năm lịch sử, là một trong những cái nôi văn minh của loài người.Những khu định cư của con người thời cổ đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, dần pháttriển thành văn minh lưu vực sông Ấn Tiếp sau đó là văn minh Veda, do những bộtộc Ấn – Aryan sáng tạo ra Từ khoảng năm 550 trước công nguyên, nhiều vươngquốc độc lập xuất hiện trên khắp đất nước Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, triềuđình Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là “thời đại vàng son” trong lịch sử

cổ đại Ấn Độ Ở phía Nam, nhiều triều đình như Chalukyas, Rashtrakutas, Cheras,Cholas, Pallavas và Pandyas nổi lên ở những giai đoạn khác nhau Khoa học, nghệ

Trang 2

thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, triết học, tôn giáo phát triển mạnh dướithời cai trị của các triều đại đó.

Từ cuối thế kỷ XV, người Châu Âu bắt đầu đến Ấn Độ Trong thế kỷ 18 và 19, nhiềunước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh ban đầu đến Ấn Độ với tư cách

là những nhà buôn, sau đó dần thành lập ra các thuộc địa ở Ấn Độ Từ năm 1856, đaphần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn (Anh) với thủ đô tạiCalcutta Một năm sau, cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của người Ấn Độ

nổ ra, nhưng thất bại Năm 1958, Ấn Độ bị Anh quản lý trực tiếp

Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra tại Ấn Độ dưới sự lãnh đạocủa những tên tuổi như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar VallabhbhaiPatel, Jawaharlal Nehru… Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày 15/8/1947 Ngày26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa

1.4 Kinh tế

Ấn Độ là một nước có diện tích rộng lớn, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiênphong phú Trong 4 năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng cao, bình quânhằngnăm trên 8%; riêng năm 2009 đạt khoảng 9%; dự trữ ngoại tệ đạt 180 tỷ USD.Tổng GDP năm 2007 đạt 1.099 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người năm 2007khoảng 2.600 USD

Ấn Độ có một lực lượng lao động khoảng 496,4 triệu người, trong số đó nông nghiệpchiếm khoảng 60%, công nghiệp 17% và dịch vụ chiếm 23% Nông nghiệp Ấn Độsản xuất ra gạo, lúa mì, hạt dầu, sợi cotton, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia súc, trâu,

Trang 3

cừu, dê, gia cầm và cá Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hóa chất, chếbiến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí.

Đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, NhậtBản, Trung Quốc…

1.5 Văn hóa

Ấn Độ là một quốc gia có di sản văn hóa phong phú và đa dạng Đặc trưng văn hóa ở

Ấn Độ là sự pha trộn nhiều nền văn hóa truyền thống và nhiều tư tưởng khác nhauqua các thời kỳ lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm Trong đó, các nềntảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành, ngoài ra Ấn Độ

có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo,

và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia Ấn Độ giáo là tôn giáochiếm ưu thế,

2 Định nghĩa về bất bình đẳng và nghèo đói

2.1 Định nghĩa về bất bình đẳng: Bất bình đẳng xã hội là gì? Nguyên nhân,

Các quan điểm - LyTuong.net

Bất bình đẳng là sự chênh lệch và khoảng cách trong tiếp cận và lợi ích về các mặtđời sống giữa các cá nhân, các gia đình, giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia vàgiữa các quốc gia

Có thể hiểu một cách đơn giản, bất bình đẳng là khi một số người có nhiều hơnnhững người khác, không chỉ về mặt tài sản, thu nhập, mà còn về quyền lực, cơ hội,

và chất lượng cuộc sống

2.2 Định nghĩa về nghèo đói: Đói nghèo là gì? Định nghĩa, khái niệm -

EU-Vietnam Business Network (EVBN)

Nghèo đói là một khái niệm đa chiều, có thể được định nghĩa theo nhiều cách khácnhau Theo nghĩa hẹp nhất, nghèo đói được hiểu là tình trạng thiếu thốn về các nhucầu vật chất cơ bản của con người, bao gồm thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở,chăm sóc sức khỏe, và giáo dục

Trang 4

Theo nghĩa rộng hơn, nghèo đói còn được hiểu là tình trạng thiếu hụt các cơ hội vànguồn lực để phát triển toàn diện của con người Điều này bao gồm cả các yếu tố nhưgiáo dục, việc làm, tham gia chính trị, và các mối quan hệ xã hội.

II Thực trạng bất bình đảng và nghèo đói ở ấn độ

1 Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập và tài sản Chi tiết tin (mof.gov.vn)

Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Ấn Độ đang gia tăng

Người dân Ấn Độ đang giàu lên với tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn,nhưng của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người, chiếm một tỷ lệ cực nhỏ so vớitổng dân số

Hình 1: Làng Ấn Độ

Báo Financial Express ngày 13/8 dẫn một báo cáo gần đây của AfrAsia cho hay,trong vòng 1 thập kỷ đến năm 2018, tài sản do tư nhân nắm giữ ở Ấn Độ đã tăng gấpđôi Tuy nhiên, tài sản lích lũy tăng mạnh như vậy không phải là tin tốt lành bởikhông được san sẻ đồng đều

Theo một báo cáo của Oxfam, mặc dù Ấn Độ là một trong những nền kinh tế pháttriển nhanh nhất thế giới, nước này cũng đứng đầu thế giới về bất bình đẳng thu nhập.Tình trạng này đã trở nên tồi tệ hơn trong 30 năm qua

Báo cáo lưu ý, 77% GDP thuộc về 10% dân số giàu nhất ở Ấn Độ Trong khi đó,73% tài sản được tạo ra trong năm 2017 do 1% những người giàu nhất nước này sở

Trang 5

hữu Ngoài ra, hệ thống y tế ở Ấn Độ cũng đang đẩy khoảng 63 triệu người vào cảnhnghèo khó mỗi năm, do chi phí điều trị y tế rất cao.

Một số hành vi phân biệt giới tính như:

Phân biệt giới tính trẻ sơ sinh

Theo ước tính, có khoảng 239.000 trẻ em gái dưới 5 tuổi qua đời ở Ấn Độ mỗi năm

do không được quan tâm, liên quan đến nạn phân biệt đối xử dựa trên giới tính

Nghiên cứu cho thấy các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thường ở khu vựcnông thôn, với trình độ học vấn thấp, mật độ dân số cao và tỷ lệ sinh cao Báo cáocũng chỉ ra rằng rất nhiều trong số các trường hợp tử vong là vì trong xã hội Ấn Độ,trẻ em gái không được yêu mến bằng trẻ em trai

Trang 6

Hình 2: Phân biệt giới tính khiến hơn 200.000 trẻ em gái Ấn Độ tử vong mỗi năm

Chỉ có 25% phụ nữ được làm việc bên ngoài:

Trong tổng số: có 98% là do bị phân biệt đối xử vì giới tính - 2% còn lại là do trình

độ học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc

“Chúng tôi phát hiện ra rằng, nếu một người đàn ông và một phụ nữ có cùng xuấtphát điểm như nhau, thì người phụ nữ sẽ bị phân biệt đối xử trong lĩnh vực kinh tế, và

sẽ bị thua kém về mức đãi ngộ cũng như quá trình phát triển nghề nghiệp”, AmitabhBehar - Giám đốc điều hành của Oxfam Ấn Độ - cho biết

Nói đến việc làm thêm thì phải nhắc đến ngành mía đường của Ấn Độ, là nước sảnxuất mía đường lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ tạo ra rất nhiều việc làm, đặc biệt là bangMaharashtra phía Tây Ấn Độ nơi có nhiều đồn điền mía đường cũng cung cấp nhiềuviệc làm cho người dân nông thôn Ấn Độ

Hình 3: Hàng chục ngàn phụ nữ làm nghề thu hoạch mía ở Ấn Độ.

"cầm tù" phụ nữ có kinh nguyệt:

Trang 7

Ở nơi đây, chỉ khoảng 20% phụ nữ được tiếp cận với vật dụng thiết yếu cho kì kinhnguyệt, còn những người còn lại họ không được giảng dạy về kiến thức sinh học Khiđến kì kinh nguyệt, những người phụ nữ sẽ không được tiếp xúc với mọi người ngoài

xã hội và đền thờ

Thậm chí, có những nơi, người phụ nữ đến chu kì sinh lý sẽ bị đuổi ra khỏi nhà,không được vào bếp, chạm vào đồ ăn vì họ cho rằng những người như vậy "khôngthuần khiết", nếu những người phụ nữ ấy chạm vào đồ ăn, tiếp xúc với mọi người,đền thờ thì được coi là "bị vấy bẩn"

Hình 4: Nữ sinh viên tụ tập bên ngoài Học viện nữ Shree Sahajanand, Ấn Độ vì ị phân biệt khi đến chu kỳ.

"Làng của những phụ nữ không tử cung": nơi có nhiều phụ nữ trẻ phải

phẫu thuật cắt bỏ tử cung của mình, người trẻ nhất mới 20 tuổi Họ làm điều này là đểmưu sinh và không bị kì thị

Thậm chí, tại Sitatola - một ngôi làng ở bang Maharashtra, miền trung Ấn Độ còndựng sẵn những túp lều tên là "gaokor", làm nơi trú ngụ của những người phụ nữ đến

Trang 8

Tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ:

Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giớiđược tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới17%

Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho 101 triệu người đàn ông Nam giớichiếm 54% trong tổng số người được tiêm chủng tính đến thời điểm này

Số lượng tử vong nữ nhiều hơn nam giới

Trang 9

Hình 5: Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ

Đặc biệt, Đại dịch Covid 19 đã làm người dân Ấn Độ nghèo đói chỉ sau 1 năm bùngphát dịch

Nhiều người suy dinh dưỡng nhất thế giới

Trong Báo cáo An ninh lương thực thế giới năm 2017 của Tổ chức Nông nghiệp

và Lương thực của LHQ (FAO):

Trang 10

Ấn Độ có 190,7 triệu người suy dinh dưỡng, tương đương 14,5% dân số Với

tỷ lệ này, Ấn Độ là quốc gia có số người suy dinh dưỡng nhiều nhất trên thế giới.Ngoài ra, khoảng 51,4% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) bịthiếu máu, 38,4% số trẻ em dưới năm tuổi gầy yếu hoặc thấp còi Trẻ bị suy dinhdưỡng có nguy cơ tử vong cao do các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét Vìvậy, năm 2017, Ấn Độ được xếp hạng 100 trong số 119 quốc gia trong bảng đánhgiá GHI, tụt ba bậc so năm 2016

Mặt trái của tăng trưởng

Măc dù quốc gia này đang nắm nhiều lợi thế để tiếp tục tăng trưởng kinh tế trongnhững năm tới NHƯNG:

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hơn 30% dân

số trẻ ở quốc gia Nam Á này thuộc nhóm đối tượng “ba không”: không việc làm,không giáo dục và không được đào tạo

Do đó, chất lượng cuộc sống của phần lớn thanh, thiếu niên còn rất thấp Đặc biệt

là các chính sách phúc lợi xã hội đối với phụ nữ, trẻ em chưa tương xứng tốc độphát triển kinh tế

Ở nhiều địa phương tại Ấn Độ, hủ tục và tập quán cũ còn nặng nề Trong bữa ăn,phụ nữ là người phải ăn sau cùng trong gia đình, thậm chí nhiều khi họ không còn

gì để ăn

Dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh dẫnđến trẻ mới sinh không bảo đảm cân nặng hoặc trẻ sinh ra thiếu tháng

Ngoài ra, bệnh tiêu chảy lan rộng khiến trẻ em lại càng còi cọc hơn, tình trạng mất

vệ sinh ở nhiều khu vực dễ gây bệnh tật và tỷ lệ tử vong tăng cao

Trang 11

Hình 6: Tình trạng mất vệ sinh

Hình 7: Tình trạng trẻ em sinh thiếu tháng

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN

NỀN KINH TẾ ẤN ĐỘ

I Nguyên nhân xảy ra

1 Nguyên nhân bất bình đẳng về thu nhập

a Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao

Ấn Độ từng được xem là sở hữu “phép màu kinh tế” – dân số đông nhất thế giới và

số người trong độ tuổi lao động sẽ đạt 1 tỷ người trong thập kỷ tới, Tuy nhiên, đằngsau đó lại là một mặt trái khiến các nhà chức trách “đau đầu”, đó là quá ít việc làm.Theo thống kê của Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE), tính đến tháng12/2022, có tới 45,8% dân số trong độ tuổi dưới 25 tại Ấn Độ bị thất nghiệp ÔngKaushik Basu, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell và cựu cố vấn kinh tế trưởng củachính phủ Ấn Độ, từng nhận xét tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Ấn Độ “cao mộtcách đáng kinh ngạc” “Nếu dân số càng ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thất nghiệpcũng tăng thì đó sẽ là vấn đề lớn đối với Ấn Độ”, ông nói

Trang 12

Theo một số chuyên gia, nền kinh tế Ấn Độ đã thất bại trong việc tạo ra việc làm,đặc biệt là những việc làm có mức thu nhập xứng đáng

b Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn

Bất bình đẳng thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn là rất lớn Trong cácthành phố lớn như Mumbai và Delhi, một số người có thu nhập cao sống trong điềukiện thoải mái, trong khi người nông dân ở các vùng nông thôn thường phải đối mặtvới đói nghèo và khó khăn trong việc trang trải cuộc sống Các thành phố có nhiều cơhội việc làm và thu nhập cao hơn, trong khi nông thôn thường phải đối mặt với nghèođói và giáo dục kém

Ấn Độ từng có thuế tài sản nhưng đã bị chính phủ bãi bỏ vào năm 2015 Điều này bấtchấp cả nước có hơn 142 tỷ phú Chính phủ Ấn Độ cũng cắt giảm thuế doanh nghiệpvào năm 2019 dẫn đến khoản lỗ tài chính gần 22 triệu USD trong 2 năm

Tuy nhiên thuế gián thu trong nước đã tăng lên Hiện tại, một người lao động bìnhthường và một triệu phú cùng trả một khoản thuế khi mua gói bơ, gần 12%

"Giá nhiên liệu và thuế gián thu tăng đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cảthực phẩm Điều này dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡngnghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ", Bhardwaj nói thêm

Còn theo ông Himanshu, đói nghèo song hành cùng bất bình đẳng thu nhập Tuynhiên, điều đó không có nghĩa là nếu bất bình đẳng được giảm bớt thì nạn đói sẽ đượcgiải quyết

Trang 13

"Đánh thuế người giàu sẽ tạo thêm nguồn lực cho chính phủ, nhưng trừ khi nhữngnguồn lực đó hướng đến an sinh xã hội, nó sẽ không dẫn đến bất kỳ thay đổi nào",ông Himanshu giải thích.

2 Nguyên nhân bất bình đẳng về giới

Như chúng ta đã biết, hiện tượng kỳ thị phụ nữ ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt.Trong xã hội gia trưởng như Ấn Độ, những người ở đây tin rằng nam giới đem lạimay mắn cho gia đình, con trai được coi là trụ cột tương lai và có nghĩa vụ chăm sóccha mẹ khi về già Còn phụ nữ chỉ đem tới đen đủi, thường bị coi là “tốn kém” vì cáccha mẹ có con gái phải chịu áp lực dành tiền của hồi môn cho con gái khi lấy chồng.Xuất phát từ văn hóa, quan niệm, tư tưởng của người dân nước này, định kiến xãhội về giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận thức của người dân Ấn

Độ Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia đình là tráchnhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù hợp với côngviệc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ… Không những thế, chênh lệch về giới tính cũngkhiên phụ nữ trở nên yếu thế hơn, dễ dàng bị đối mặt với nguy cơ cao về bạo lực tạigia đình và cộng đồng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà cònlàm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội và kinh tế

Trang 14

Cố thể thấy, hệ thống chính sách, pháp luật của chính phủ Ấn Độ về bình đẳnggiới vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn những lỗ hổng gây thiệt thòi về quyền và lợi íchchính đáng cho nữ giới Thêm vào đó, những chế tài đối với các hành vi bất bìnhđẳng giới chưa đủ sức răn đe, đôi khi bất hợp lý Điều đó làm cho những đối tượng viphạm có tâm lý coi thường pháp luật và những phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng cũngthiếu niềm tin vào pháp luật để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân.

3 Nguyên nhân nghèo đói

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới, sau Pháp và đứng trước Italia Nằmtrong khu vực Nam Á phát triển nhanh nhất toàn cầu và đang nắm nhiều lợi thế đểtiếp tục tăng trưởng kinh tế trong những năm tới Trên thực tế, Ấn Độ là đất nước códân số hàng đầu, nhưng lại không tận dụng được lợi thế này Theo báo cáo của Tổchức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hơn 30% dân số trẻ ở quốc gia Nam Ánày thuộc nhóm đối tượng “ba không”: không việc làm, không giáo dục và khôngđược đào tạo

Giải thích cho sự "tréo ngoe" này, giới chuyên gia nhận định đó là do Ấn Độ có dân

số quá đông ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người

Do đó, chất lượng cuộc sống của phần lớn thanh, thiếu niên còn rất thấp Đặc biệt làcác chính sách phúc lợi xã hội đối với phụ nữ, trẻ em chưa tương xứng tốc độ pháttriển kinh tế Việc bị xếp hạng đói nghèo ở mức nghiêm trọng có nguyên nhân mộtphần bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ nói chung, phụ nữ mang thai vànuôi con nhỏ nói riêng

Ở nhiều địa phương tại Ấn Độ, hủ tục và tập quán cũ còn nặng nề Tình trạng lãngphí thực phẩm trong xã hội cũng là rào cản lớn khiến các nỗ lực giảm nghèo của Ấn

Độ đi chậm lại Trong khi lương thực làm ra thừa cung ứng cho người dân ở tầng lớptrên, thì người nghèo lại khó tiếp cận lượng thực phẩm dư thừa đó Số liệu của BộNông nghiệp Ấn Độ chỉ ra rằng, gần 40% giá trị sản xuất lương thực hằng năm của

Ấn Độ bị lãng phí, nguyên nhân là bị hỏng do thiếu kho chứa và phương tiện vậnchuyển, hoặc bị chuột và côn trùng phá hoại…

Trang 15

Ngoài ra, Ấn Độ được xem là một quốc gia nghèo còn được đánh giá dựa trên 5 tiêuchí Chỉ số Xã hội hóa toàn cầu (The Global Social Mobility Index)

Sức khỏe

Đa số dân số Ấn Độ sống trong môi trường ô nhiễm, nguy cơ cao bị nhiễm trùng vàdịch bệnh, hệ thống y tế lạc hậu và quá tải Nhiều dịch bệnh đã không còn tồn tại ởnhiều quốc gia thông qua tiêm chủng nhưng vẫn còn có mặt ở Ấn Độ vì điều kiệnsống kém vệ sinh

Không chỉ vậy, Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh mạn tính khôngtruyền nhiễm và bệnh tâm thần Ước tính tới năm 2030, các bệnh không truyền nhiễm

và rối loạn tâm thần sẽ làm tiêu tốn của nền y tế nước này hơn 6.500 tỷ USD

Y Tế

Theo thống kê thì có tới 1,4 triệu trẻ em Ấn Độ chết mỗi năm trước khi lên 5 tuổi, làmột trong những quốc gia có tỉ lệ trẻ em chết cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu

do dịch bệnh như viêm phổi, sốt rét, tiêu chảy, suy dinh dưỡng mạn tính

AIDS cũng là mối lo ngại chính của Ấn Độ khi có hơn 2,7 triệu người mắc bệnh này,trong đó hơn 220 nghìn ca ở trẻ em

Giáo dục

Trang 16

Có tới 2/3 nhà tuyển dụng ở Ấn Độ nói rằng họ không tuyển được công nhân viên đủtrình độ yêu cầu, mặc dù dân số nước này gần 1,4 tỷ người nhưng giáo dục vẫn đang

là thách thức và gánh nặng đối với chính quyền Hơn 50% phụ nữ ở Ấn Độ mù chữ,điều này càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới

Điều kiện làm việc

Mù chữ, ít học là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thất nghiệp và sốngnghèo khổ ở Ấn Độ Có tới 25% trẻ em Ấn không được đi học, và phải đi làm sớm.Luật pháp ở Ấn cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi, tuy nhiên theo thống kê cótới hơn 65 triệu trẻ em đang đi làm ở độ tuổi 5 - 14 tuổi, thậm chí hàng triệu em trong

số đó là lao động chính trong nhà

II Tác động của nghèo đói và bất bình đẳng đến nền kinh tế ấn độ

Nghèo đói và bất bình đẳng cản trở tăng trưởng

1 Bẫy nghèo đói

Nghèo đói có thể làm suy yếu tăng trưởng bằng cách cản trở việc tích lũy vốn con người thông qua cả y tế và giáo dục.

- Nghèo đói làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao: Ấn Độ là một trong những quốcgia có tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất thế giới, với hơn 1,4 triệu trẻ em tử vong trướcsinh nhật lần thứ 5 mỗi năm Viêm phổi, sốt rét, bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡngmãn tính là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

- Nghèo đói có liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, thấp còi: Khi nói đến tìnhtrạng suy dinh dưỡng, Ấn Độ đứng đầu; hơn 200 triệu người, trong đó có 61 triệu trẻ

em, bị suy dinh dưỡng

Trang 17

- Gia tăng việc tảo hôn: Mặc dù việc trẻ em kết hôn là bất hợp pháp nhưng việc nàyvẫn được thực hiện ở một số cộng đồng người Ấn Độ Các cô gái trẻ trở thành mẹ khi

họ vẫn còn là trẻ em Nhiều người chết trước khi đến tuổi trưởng thành Vì hoàn cảnhnghèo khó, nhiều bậc cha mẹ khuyến khích con kết hôn sớm với hy vọng có cuộcsống tốt đẹp hơn

Ngày đăng: 24/03/2024, 19:35

w