1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khát quát tình hình tài chính của đơn vị trung tâm thiết kế quy hoạch xây dựng hòa bình

70 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Khát Quát Tình Hình Tài Chính Của Đơn Vị Trung Tâm Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng Hòa Bình
Trường học Trường ĐHCN Việt - Hưng
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ TRUNG TÂM THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÒA BÌNH (10)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình (10)
    • 1.2. Người đại diện pháp luật và cách lĩnh vực hoạt động chủ yếu (11)
    • 1.3. Nguồn nhân lực và cơ cấu quản lý (12)
    • 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thiết kế quy hoạch Hòa Bình (15)
    • 1.5. Thuận lợi và khó khăn (16)
    • 1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của trung tâm (17)
  • CHƯƠNG II Đánh giá khái quát tình hoạt động tài chính của đơn vị Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình (20)
    • 2.1. Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản nguồn vốn (21)
      • 2.1.1. Sự biến động cơ cấu tài sản (21)
      • 2.1.2. Sự biến động về nguồn vốn (0)
    • 2.2 Phân tích sự biến động nguồn thu (41)
      • 2.2.1 Nguồn thu từ ngân sách nhà nước (41)
      • 2.2.2 Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (42)
      • 2.2.3. Phân tích sự biến động và hiệu quả chi tiêu (46)
    • 2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình (50)
      • 2.3.1. Hiệu quả hoạt động tài chính (50)
      • 2.3.2. Hiệu quả xã hội (51)
    • 2.4 Phân tích hệ số tài chính (52)
      • 2.4.1: Phân tích khả năng thanh toán (52)
      • 2.4.3. Phân tích khả năng sinh lời (60)
      • 2.4.4. Phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản (62)
    • 2.5. Đánh giá chung về hoạt động tài chính của đơn vị (64)
      • 2.5.1 Thành tựu (64)
      • 2.5.2. Hạn chế (66)
    • 3.1. Các đề tài dự kiến (68)
    • 3.2. Lý do lựa chọn đề tài (68)

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc , ngày tháng năm 20 PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Đơn vị Xác nhận sinh viên Ngày sinh Lớp Ngành Hệ[.]

KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ TRUNG TÂM THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Giới thiệu chung về Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình

Tên doanh nghiệp: Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình

Tên giao dịch: Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình Đơn vị chủ quản: Sở Xây dựng Hòa Bình.

Trụ sở chính: Tầng 1 – Văn phòng sở Xây dựng Hòa Bình. Địa chỉ: Đường Phan Bội Châu, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Tài khoản số: 3000 211 000 394 – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình.

Mã số thuế: 540 205 586. Điện thoại: 02183 885668 - 02183 885995 - 02183 854218 - 02183 883993 Fax: 02183 885995

Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hoà Bình được thành lập theo Quyết định số 1189/ QĐ-UB ngày 10tháng 08 năm 2001 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình Là tổ chức sự nghiệp kinh tế trực thuộc Sở Xây dựng, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ do Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao về công tác Quy hoạch và tư vấn thiết kế các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị, cụm dân cư nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Là đơn vị tổ chức sự nghiệp kinh tế Sở Xây dựng Hoà Bình, “ Trung tâm Thiết kế quy hoạch xây dựng Hoà Bình” được thành lập đi vào hoạt động từ cuối năm 2001, đến nay.

Nguyên tắc hoạt động: Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hoà Bình được tổ chức, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ Thực hiện chế độ Thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng theo quy định của pháp luật và quy chế dân chủ ở cơ quan.

Ngay từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động, tập thể cơ quan đã xác định rõ mục đích, nhiệm vụ công tác chuyên môn là tư vấn, thiết kế lập quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, xác định hướng đi đúng là sản xuất kết hợp với kinh doanh để làm ra nhiều sản phẩm

Từ khi thành lập đến nay Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên với phương châm “Lấy chất lượng mưu sinh tồn - Đem uy tín cầu phát triển” cùng với tinh thần làm việc thực sự cầu thị cùng với các dòng sản phẩm chất lượng cao và chế độ hậu mãi tốt vì vậy Trung tâm đã từng bước khẳng định được thương hiệu, tạo được thị phần ổn định và niềm tin của khách hàng ở tỉnh Hòa Bình nói riêng và ngành xây dựng nói chung

Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình với đội ngũ kiến trúc Kiến trúc sư, kỹ sư lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm cùng với sự ứng dụng sáng tạo các tiến bộ khoa học kỹ thuật Xây dựng Trung tâm đã và đang thực hiện nhiều công trình thiết kế quy hoạch chất lượng cao ng

Trung tâm gây dựng được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 24 người có chuyên môn giỏi cùng với sự phát triển ổn định của công ty thì thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng luôn được duy trì một cách ổn định Ngoài thu nhập chính từ lương hàng tháng Trung tâm còn động viên khích lệ nhân viên bằng các khoản thưởng quý, năm và hỗ trợ các khoản trợ cấp thăm hỏi ốm đau, thai sản cho nhân viên Không chỉ vậy Trung tâm luôn luôn nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ của nhà nước, các ban ngành và địa phương…Chính vì vậy Trung tâm luôn nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng cũng như chính quyền địa phương.

Người đại diện pháp luật và cách lĩnh vực hoạt động chủ yếu

a Người đại diện pháp luật :

Họ và tên: Bùi Quang Hiếu Giới tính: Nam

Quốc tịch: Việt Nam Ngày năm: 1977 tại Hòa Bình Chức danh : Giám đốc Trung tâm

Kinh nghiệm hoạt động:14 năm hành nghề tư vấn xây dựng. b Cách lĩnh vực hoạt động chủ yếu

- Lập quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng, thị trấn, thị tứ,cụm dân cư tập trung, cụm dân cư nông thôn và tư vấn công tác quản lí xây dựng quy hoạch đô thị.

- Lập quy hoạch chi tiết các khu trung tâm, khu chức năng, khu công nghiệp trập trung và cụm dân cư nông thôn Quy hoạch phân lô chi tiết phục vụ công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

- Khảo sát địa hình nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết.

- Tư vấn thiết kế quy hoạch chi tiết đô thị.

- Phối hợp đánh giá tài nguyên để lập, điều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng phục vụ chiến lược phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh.

- Tư vấn thiết kế các công trình giao thông, thủy lợi.

- Tư vấn thiết kế công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn.

- Khoan thăm dò, khảo sát địa chất phục vụ cho công tác thiết kế các công trình xây dựng, công trình giao thông thủy lợi.

- Tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình vỏ bao che, hạ tầng kỹ thuật, các công trình giao thông, thủy lợi.

- Tư vấn đầu thầu quản lý điều hành dự án.

- Tư vấn thẩm định, thẩm tra các công trình xây dựng dân dụng,công nghiệp, công trình vỏ bao che, hạ tầng kỹ thuật, các công trình giao thông,thủy lợi.

Nguồn nhân lực và cơ cấu quản lý

- Trung tâm Thiết kế quy hoạch xây dựng Hòa Bình có 30 cán bộ, viên chức Trong đó:

+ Đại học các loại: 24 người.

+ Cao đẳng, trung cấp các loại: 2 người

- Trong đó số lượng và kinh nghiệm của những người chủ nhiệm, chủ trì các loại:

+ Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư và kỹ sư hoạt động xây dưng: 7 người. + Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng: 6 người.

+ Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 9 người.

+ Chứng chỉ hành nghề kỹ sư khảo sát xây dựng: 2 người. b Cơ cấu quản lý

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức toàn Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình.

Phó Giám Đốc Quản lý chất lượng & giám sát công trình

Phòng thiết kế dân dụng và công nghiệp

Phòng thiết kế quy hoạch và hạ tầng kĩ thuật.

Phòng tài chính – kế toán

Phòng quản lý kĩ thuật và quản lý công trình

Phòng thẩm tra và quản lý dự án

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng tài chính – kế toán.

Là người đại diện cho toàn bộ nhân viên và có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với nhà nước.

- Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước pháp luật.

- Quyết địnhcác hoạt động hàng ngày của công ty

- Tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, đầu tư của công ty đồng thời phụ trách ký hết các hợp đồng kinh tế

- Quyết định các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty

- Quyết định lương, thưởng của công nhân viên trong công ty

- Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc.

- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công , đôn đốc nhắc nhở nhân viên trong các phòng ban của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

 Phòng tài chính – kế toán

- Phòng tài chính – kế toán là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Trung tâm, tham mưu cho ban điều hành đơn vị trong lĩnh vực quản lí tài chính và tổ chức hạch toán kế toán Giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng các chuẩn mực và Luật Kế toán hiện hành nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính cả Trung tâm.

 Phòng thiết kế quy hoạch và hạ tầng kĩ thuật.

- Kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

- Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Tư vấn quản lý dự án Tư vấn thẩm tra Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

 Phòng thiết kế dân dụng và công nghiệp.

- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Kiểm tra, tư vấn các công trình dân dụng

- Thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Kiểm tra thực tế các công trình Trung tâm sẽ và đang làm

- Giám sát trong quá trình thực hiện công trình

- Báo cáo về đơn vị số liệu, thông tin đã khảo sát về đơn vị.

 Phòng thẩm tra và quản lý dự án.

- Kiểm tra công trình thực hiện đối với dự án Trung tâm đảm nhiệm.

- Rà soát công trình xem đã thực hiện theo dự án chưa.

- Quản lý công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự án.

 Phòng quản lý kĩ thuật và quản lý công trình.

- Kiểm tra và quản lý về mặt kỹ thuật thực hiện dự án

- Quản lý toàn bộ công trình dự án từ khi nhận công trình đến khi bàn giao công trình.

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thiết kế quy hoạch Hòa Bình

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác 5 năm, hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ công tác của Trung tâm.

- Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thiết kế và quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng Hòa Bình giao.

- Quản lý về tổ chức cán bộ, viên chức, thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, viên chức theo phân cấp.

- Quản lý tài chính, tài sản, quản lý các hoạt động thu, chi của đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu cho Giám đốc Sở Xây dựng thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thiết kế và quy hoạch xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất, quản lý cơ sở dữ liệu theo quy định.

- Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của Nghị định43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 củaChính phủ.

- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, công tác và được quyền yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và Sở Xây dựng về kết quả hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ được giao của đơn vị.

- Tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng; tiếp nhận và chuyển giao hệ thống thiết bị, công nghệ mới các lĩnh vực ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi; dịch vụ tư vấn, môi giới và định giá bất động sản;

- Khảo sát, quy hoạch chi tiết, thiết kế công trình xây dựng; thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế và dự toán các công trình giao thông thủy lợi;

- Kiểm tra giám định chất lượng công trình xây dựng; xác định nguyên nhân và thiết kế sửa chữa, khắc phục sự cố các công trình xây dựng; kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trinh xây dựng;

- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, trang trí nội ngoại thất, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và công trình cấp thoát nước - xử lý môi trường;….

- Bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến thông tin khoa học công nghệ xây dựng và tiêu chuẩn hóa xây dựng.

Thuận lợi và khó khăn

- Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hoà Bình được tổ chức, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng nên được vạch ra con đường đi đúng đắn nhất

- Là tổ chức sự nghiệp kinh tế trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình nên Trung tâm thực hiện dự án theo chức năng, nhiệm vụ do Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao về công tác Quy hoạch và tư vấn thiết kế các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị, cụm dân cư nông thôn, khu công nghiệp Chính vì vậy, Trung tâm có cơ hội thực hiện nhiều công trình nhỏ và lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Trung tâm có một ban lãnh đạo điều hành gồm các kiến trúc sư, kĩ sư chuyên ngành có trình độ, năng lực lãnh đạo giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, năng động và nhiệt huyết với công việc Đội ngũ nhân viên có chuyên môn tốt, tận tình với công việc, năng động sáng tạo. b Khó khăn

- Với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước như hiện nay kéo theo sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các công ty xây dựng nên tạo ra sự cạnh tranh cao trên thị trường Và việc nhận thầu một công trình hay tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra đối với các doanh nghiệp ngày càng khó khăn.

- Giá cả của một số vật liệu xây dựng có xu hướng tăng nên ảnh hưởng của giá thành và giá thành sản phẩm Đối với công trình xây dựng mà Trung tâm nhận đấu thầu, theo hình thức đấu thầu trọn gói thì gặp khó khăn hơn Và nếu để ý trên thì trường hiện nay ta có thể thấy rằng một số công trình đang thi công buộc phải hoãn lại, buộc phải bỏ thầu tất cả là do sự biến động không lường trước được giá cả của các chi phí đầu vào hiện nay.

- Các quy định về quản lý xây dựng cơ bản, quy định về đất đai, thủ tục đầu tư có nhiều thay đổi gây khó khăn khi triển khai áp dụng

- Đặc trưng của ngành xây dựng là tỉ trọng nợ phải thu và hàng tồn kho lớn.Nhưng lãi suất huy động của ngân hàng đã tăng nên họ phải nâng lãi suất cho vay lên nhằm bù đắp chi phí huy động vốn Như vậy trong khi doanh nghiệp phải chi trả cho những khoản chi phí lãi suất của vốn vay cao thì vốn của chính họ lại đang bị chiếm dụng bởi các khách hàng, các nhà đầu tư và chứa đọng trong kho mình Đó chính là hạn chế của ngành nghề xây dựng.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của trung tâm

- Đặc trưng của dự án xây dựng: tổng mức đầu tư của dự án, quy mô của dự án, loại hình dự án, hình thức chủ đầu tư của dự án Quan hệ giữa nhóm yếu tố đặc trưng dự án và chậm trễ tiến độ là quan hệ gián tiếp

- Thanh toán trễ hạn: yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ trong dự án xây dựng là các vấn đề tài chính như chủ đầu tư chậm thanh toán, các vấn đề khó khăn về kinh tế và tài chính, tài chính của nhà thầu Các bên tham gia dự án như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, kĩ sư quản lý khối lượng,… đều có liên quan đến việc thanh toán trễ hạn của dự án Vì vậy, nếu một trong nhóm này có liên quan đến thanh toán trễ hạn thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thanh toán của cả một dự án do Trung tâm thực hiện.

- Quản lý nguồn ngân lưu dự án kém: Quản lý dòng ngân lưu dự án là quá trình theo dõi, phân tích, điều chỉnh dòng ngân lưu của dự án Quan trọng nhất là tránh kéo dài sự thiếu hụt về tiền mà nguyên nhân chính là sự phân bổ không hợp lý giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra Quản lý dòng ngân lưu của dự án tốt là yếu tố đảm bảo cho dự án thành công và giúp cho việc phân tích, kiểm soát, nhân biết về các vấn đề ngân lưu dự án Những yếu tố phản ánh quản lý nguồn ngân lưu dự án kém đó là: Năng lực tài chính nhà thầu yếu; Giá trúng thầu thấp; Nhà thầu thực hiện quá nhiều dự án trong cùng một thời điểm; Chủ đầu tư thiếu công tác dự báo nguồn ngân lưu dự án thường xuyên; Khó khăn trong việc sắp xếp tín dụng.; Đọng vốn. Như vậy, quản lý dòng ngân lưu vốn càng thiếu thì chậm trễ tiến độ của dự án càng kéo dài

- Tính không ổn định của thị trường tài chính: Các yếu tố của điều kiện nền kinh tế như chính sách tiền tệ, lạm phát sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến dòng tiền của dự án và nó tác động đến thời gian hoàn thành dự án Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của dự án là lãi vay tăng, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng, mức độ can thiệp của nhà nước về việc bình ổn giá Thị trường tài chính càng không ổn định thì chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng nói chung và của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dụng Hòa Bình nói riêng càng kéo dài.

1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của trung tâm.

- Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình thực hiện các dự án công trình trọng điểm của tỉnh thiết kế và quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng Hòa Bình giao Cùng với đó, đơn vị nhận các dự án công trình của các đơn vị hay cá nhân bên ngoài có nhu cầu về xây dựng Hoạt động chủ yếu của Trung tâm là hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể là kiểm tra, thiết kế, quy hoạch và quản lí dự án công trình do đơn vị đảm nhiệm Do vậy, khi nền kinh tế có biến động, lạm phát tăng cao, thị trường tiêu thụ thu hẹp đồng nghĩa với việc nhu cầu về xây dựng nói chung giảm đi, giá thành nguyên vật liệu tăng theo khó có thể dự đoán tổng chi phí ở mức chính xác nhất của gói thầu do đơn vị đảm nhiệm,…tất cả các yếu tố đó đã tác động tới năng suất và số lượng dự án công trình do Trung tâm thực hiện.

- Đặc trưng của dự án xây dựng: tổng mức đầu tư của dự án, quy mô của dự án, loại hình dự án, hình thức chủ đầu tư của dự án Quan hệ giữa nhóm yếu tố đặc trưng dự án và chậm trễ tiến độ là quan hệ gián tiếp

- Thanh toán trễ hạn: yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ trong dự án xây dựng là các vấn đề tài chính như chủ đầu tư chậm thanh toán, các vấn đề khó khăn về kinh tế và tài chính, tài chính của nhà thầu Các bên tham gia dự án như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, kĩ sư quản lý khối lượng,… đều có liên quan đến việc thanh toán trễ hạn của dự án Vì vậy, nếu một trong nhóm này có liên quan đến thanh toán trễ hạn thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thanh toán của cả một dự án do Trung tâm thực hiện.

- Quản lý nguồn ngân lưu dự án kém: Quản lý dòng ngân lưu dự án là quá trình theo dõi, phân tích, điều chỉnh dòng ngân lưu của dự án Quan trọng nhất là tránh kéo dài sự thiếu hụt về tiền mà nguyên nhân chính là sự phân bổ không hợp lý giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra Quản lý dòng ngân lưu của dự án tốt là yếu tố đảm bảo cho dự án thành công và giúp cho việc phân tích, kiểm soát, nhân biết về các vấn đề ngân lưu dự án Những yếu tố phản ánh quản lý nguồn ngân lưu dự án kém đó là: Năng lực tài chính nhà thầu yếu; Giá trúng thầu thấp; Nhà thầu thực hiện quá nhiều dự án trong cùng một thời điểm; Chủ đầu tư thiếu công tác dự báo nguồn ngân lưu dự án thường xuyên; Khó khăn trong việc sắp xếp tín dụng.; Đọng vốn. Như vậy, quản lý dòng ngân lưu vốn càng thiếu thì chậm trễ tiến độ của dự án càng kéo dài

- Tính không ổn định của thị trường tài chính: Các yếu tố của điều kiện nền kinh tế như chính sách tiền tệ, lạm phát sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến dòng tiền của dự án và nó tác động đến thời gian hoàn thành dự án Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của dự án là lãi vay tăng, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng, mức độ can thiệp của nhà nước về việc bình ổn giá Thị trường tài chính càng không ổn định thì chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng nói chung và của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dụng Hòa Bình nói riêng càng kéo dài.

Đánh giá khái quát tình hoạt động tài chính của đơn vị Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình

Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản nguồn vốn

2.1.1 Sự biến động cơ cấu tài sản.

 Bảng 2.1.1: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị tính: VNĐ

Chênh lệch năm 2012 với năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền

Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối

I Tiền và các khoản tương đương tiền

II Các khoản phải thu

↓6.35% 1.TSCĐ HH 717.689.268 94.62% 750.399.268 94.84% 700.171.996 94.49% 32.710.000 ↑4.56% -50.227.272 ↓6.69% -Máy móc, thiết bị

(Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng HB)

Qua bảng cân đối kế toán của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa

Bình trong 3 năm, ta thấy rằng tổng tài sản giảm dần: năm 2012 đạt 11.494.076.691

VNĐ, năm 2013 đạt 10.770.445.408 VNĐ, năm 2014 đạt 10.200.340.646 VNĐ

Biều đồ 2.1.1: SO SÁNH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA TRUNG TÂM THIẾT KẾ

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Trung tâm có nguồn tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn, còn tài sản dài hạn chiếm tỉ lệ rất nhỏ Đối với đơn vị hay doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng nói chung, tài sản ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng lớn hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản của mình Trong quá trình thành lập và mới phát triển, các công ty xây dựng thường mua sắm nhiều TSCĐ để phục vụ sản xuất kinh doanh lâu dài, rồi những năm tiếp đó TSDH tăng với số lượng ít hơn, thay vào đó gia tăng về số lượng TSNH để tiếp tục phục vụ nhu cầu đầu tư trong năm và những năm tiếp đó Dựa vào đặc điểm của ngành xây dựng nói chung, Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa

Bình cũng có kết cấu tài sản tương tự, phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

Năm 2012 tổng tài sản tương đối cao trong đó tài sản ngắn hạn đạt

10.735.569.123 VNĐ, chiếm 93.40% trong tổng tài sản; tổng tài sản dài hạn đạt

758.507.568 VNĐ chiếm 6.6% tổng tài sản Tổng tài sản năm 2012 ở mức lớn chứng tỏ Trung tâm đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sang năm 2013 tổng tài sản của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình đạt 10.770.445.408 VNĐ giảm 6.29% ( tức giảm 723.631.290 VNĐ) so với năm 2013 Năm 2014 tổng tài sản của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình thấp nhất so với 2 năm trước đó, đạt ở mức 10.200.340.646 VNĐ giảm 5.29% so năm tài sản năm 2013 Sự giảm nhẹ về tài sản của đơn vị đó là do đặc điểm của ngành nghể, khi các đơn vị xây dựng thành lập và mới phát triển mức độ đầu tư tài sản lớn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài, nhưng khi đã đầu tư đủ, càng về sau các đơn vị chỉ sắm sửa thêm nhưng không nhiều để kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ do đó tổng tài sản của Trung tâm giảm hơn năm trước đó là điều dễ hiểu.

Biều đồ 2.1.2: CÁC KHOẢN MỤC CHI TIẾT TRONG TỔNG TÀI SẢN

Tiền & Tương đương tiền Các khoản phải thu Tạm ứng

Trong TSNH, tiền mặt dư tại quỹ năm 2012 ở mức lớn, chiếm 91.45%, còn tiền gửi ngân hàng chiếm 8.55% trong tài khoản Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền mặt ở quỹ chiếm tỉ trọng lớn đó là do Trung tâm đang có kế hoạch tập trung tiền để tiếp tục thực hiện các dự án công trình, mở rộng đầu tư chính vì vậy tiền mặt lớn nên tiền gửi ngân hàng nhỏ Tuy vậy xét ở mức tổng thề thì tài khoản Tiền và các khoản tương đương tiền không lớn đạt 1.091.360.386 VNĐ, đạt 10.16% trong tổng TSNH Trung tâm đã luân chuyển tiền và các khoản tương đương tiền tốt, sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư hiệu quả, vốn tồn lại ở quỹ không nhiều đủ để trang trải những khoản phát sinh thêm trong quá trình hoạt động

TSNH năm 2013 đạt 9.979.227.840 VNĐ (tức 92.65%) so với năm trước giảm 7.04% Trong đó, Tiền và các khoản tương đương tiền giảm gần nửa so với năm

2012 ( năm 2012 đạt 1.091.360.386 VNĐ giảm còn 544.550.481 VNĐ trong năm

2013) Nguyên nhân chính là do năm 2012 Trung tâm đã gom tiền về để chuẩn bị đầu tư vào năm 2013, nhìn vào con số trên ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền được giải ngân tốt

Chỉ tiêu TSNH của Trung tâm năm 2014 giảm nhẹ 6.21% ( đạt 9.359.350.350 VNĐ) so với năm 2013 Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 221.462.900 VNĐ, giảm hơn nửa (↓59.33%) so với cùng kì năm ngoái Cũng giống như phần phân tích năm 2013, đối với năm 2014 Trung tâm đã sử dụng tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền để giải ngân cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư thêm cơ sở vật chất – kĩ thuật Ta thấy rằng, tiền được sử dụng hiệu quả, tiền được luân chuyển, không tồn đọng nhiều ở quỹ , vốn được quay vòng nhanh phản ánh khả năng thanh khoản tốt, Trung tâm biết sử dụng nguồn tiền sao cho hiệu quả Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền đọng lại không quá nhiều, đủ để chi phí cho các khoản phát sinh của đơn vị Tuy nhiên trong số tiền đó, tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều (60.01%) so với tiền mặt (39.99%), điều đó thể hiện mặc dù Trung tâm đã dành tiền để chi phí các khoản phát sinh khác nhưng khi chưa sử dụng, số tiền đó được gửi vào ngân hàng vừa giá trị của đồng tiền không bị mất vừa được hưởng thêm tiền lãi suất của số tiền trên Đó cũng chính là chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả của đơn vị.

 Các khoản phải thu năm 2012 đứng đầu trong tỉ trọng TSNH đạt mức4.852.145.005 VNĐ ( tức 45.20% trong tổng TSNH) so với năm 2013 chỉ tiêu này tăng 363.153.342 VNĐ Các khoản phải thu của Trung tâm chủ yếu bao gồm phải thu của khách hàng và tiền đặt cọc trước cho người bán đây cũng được coi là số vốn của Trung tâm bị chiếm dụng với mức lớn 45.20% Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao (45.20% trong tổng TSNH), trong khi đó do yêu cầu của thị trường, Trung tâm cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi Trung tâm phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của đơn vị không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với Trung tâm thì đơn vị sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu Do đó trong trường hợp này, Trung tâm phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất đầu tư với số lượng tương ứng với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có của mình, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu tư vào các công trình dự án đang và sẽ thực hiện của trung tâm Điều đó chứng tỏ, Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình đang bị đối tác chiếm dụng lớn nhất trong 3 năm, vì vậy lượng tiền để đơn vị đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh bị giảm do vậy khiến đơn vị hạn chế cơ hội đầu tư hơn.

Các khoản phải thu năm 2013 đạt 4.488.991.663 VNĐ (giảm 7.48% so với cùng kì năm trước), chỉ tiêu này có dấu hiệu giảm là tín hiệu đáng mừng cho Trung tâm, đơn vị đã có chính sách hợp lí để điều chỉnh khoản mục này Các khoản phải thu giảm đồng nghĩa với việc số vốn bị chiếm dụng giảm theo, đơn vị đối tác trả tiền nợ khi đó đơn vị có tiền để đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, chính sách điều chỉnh của Trung tâm chưa thật sự hiệu quả trong năm 2014 với mức 4.652.859.663 VNĐ ( tương đương với 49,71% so với tổng TSNH), tăng 3,65% so với năm 2013 Các khoản phải thu tăng nhẹ hay nói cách khác số vốn bị chiếm dụng nhiều hơn, do nền kinh tế dần được phục hồi, thị trường xây dựng mở rộng hơn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động hơn, nhưng do sự ảnh hưởng của năm 2012, khách hàng hay các nhà đầu tư vẫn gặp khó khăn về kinh tế, chưa đủ trả số vốn chiếm dụng cho Trung tâm đó cũng , do vậy khoản phải thu của đơn vị tăng nhẹ là điều dễ thấy.

Tài khoản tạm ứng năm 2012 cũng chiếm tỉ trọng lớn gần bằng khoản phải thu (chiếm 44.64% tổng TSNH) trong năm 2012 Trung tâm Thiết kế Quy hoạch

Xây dựng Hòa Bình có nguồn tạm ứng chủ yếu là ứng trước tiền lương cho công nhân viên, người lao động trong đơn vị nhận tiền để chi vì lợi ích của trung tâm, mua lẻ ở cửa hàng bán lẻ, khoản tạm ứng lớn thường được sử dụng để mua hàng hóa có giá trị hay ứng trước cho người lao động đi công tác phục vụ công việc,… Như mọi người đều thấy, đơn vị nào cũng có khoản tiền tạm ứng Nhưng cũng vì vậy mà việc tạm ứng tiền nhiều khi bị lạm dụng Bởi vì tiền lương phải chịu thuế thu nhập cá nhân, còn tiền tạm ứng thì không Như vậy, tài khoản tạm ứng lớn đã ảnh hưởng không tốt đến Trung tâm Do vậy Trung tâm cần cân đối chi tiêu cho hợp lí, lường trước các khoản sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án để có mức dự trù chi phí hợp lí, tăng mức lương để đảm bảo cuộc sống của cán bộ công nhân viên, tham khảo và học hỏi các doanh nghiệp các về xử lí khoản mục tạm ứng này.

Tuy nhiên, tài khoản tạm ứng năm 2013 của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình ở mức 4.945.685.696 VNĐ tăng so với năm trước đó là 3.21% và chính là tài khoản chiếm tỉ trọng lớn nhất của tổng TSNH trong năm Điều này không hề tốt cho Trung tâm, việc tạm ứng tiền nhiều khi bị lạm dụng Tạm ứng nhiều phán ảnh sự quản lý chưa được sát sao của Trung tâm Khi công nhân viên tạm ứng lương nhiều thể hiện đời sống của họ chưa được đảm bảo, điều đó dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao Hay công nhân viên tạm ứng khi đi công tác nhiều Trung tâm khó có thể kiểm soát được nguồn chi…

Tài khoản tạm ứng của Trung tâm năm 2014 đạt 4.585.027.787 VNĐ tuy giảm 7.29% so với năm trước nhưng chỉ tiêu này chiếm tỉ trọng 48.99% trong tổng TSNH Tạm ứng giảm đó là điều tốt nhưng với tỉ trọng cao như vậy đó là điều bất lợi đối với đơn vị Đối với tạm ứng lương cho công nhân viên phán ánh đời sống công nhân chưa được đảm bảo Mong rằng trong những năm sắp tới, Trung tâm có chính sách can thiệp hiệu quả để giảm bớt chỉ tiêu tạm ứng này.

Tài sản dài hạn của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình năm

2012 đạt mức 758.507.568 VNĐ ( tương đương với 6.6% tổng tài sản) so với 3 năm thì năm 2012 TSDH ở mức thấp nhất Tài sản dài hạn của Trung tâm chủ yếu làTSCĐ HH và TSCĐ VH Hoạt động chủ yếu của đơn vị đó là khảo sát, thiết kế, quy hoạch dự án xây dựng nên TSCĐ HH bao gồm máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý phục vụ cho hoạt động của đơn vị chiếm 94.62% tổng TSDH Đối với TSDH năm 2013 đạt 791.217.568 VNĐ, chiếm 7.35% tổng tài sản bao gồm TSCĐ HH và TSCĐ VH Trong đó, TSCĐ HH ở mức 750.399.268 VNĐ tăng 4.56% so với cùng kì năm ngoái phản ánh Trung tâm đã đầu tư thêm cơ sở vật chất – kĩ thuật để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng của mỗi công trình do Trung tâm thực hiện Điều đó thể hiện rõ bởi chỉ tiêu máy móc, thiết bị được Trung tâm đầu tư tăng 32.710.000 VNĐ (tương ứng với 5.49%) so với năm 2012.

Trong 3 năm, năm 2014 TSDH ở mức thấp nhất đạt 740.990.296 VNĐ Trong đó, TSCĐ HH đạt 700.171.996 VNĐ, giảm 6.69% so với năm 2013 điều đó thể hiện đầu tư vào TSCĐ của đơn vị giảm dần, thay vào đó tập trung đầu tư vào TSNH. TSCĐ giảm nhẹ có nghĩa là quy mô kinh doanh nhỏ dần, đơn vị tận dụng TSCĐ của các năm trước để sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình; mặt khác đối với ngành xây dựng, khi thành lập và mới phát triển các đơn vị thường tập trung vào mua sắm TSCĐ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, vì TSCĐ đầu tư với chi phí cao, qua từng năm TSCĐ đó vẫn luôn được sử dụng và chỉ bổ sung thêm một lượng nhỏ TSCĐ để theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ Do vậy, chi phí đầu tư vào TSCĐ được tiết kiệm hơn Bởi lẽ đó, năm

2014 TSCĐ của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình giảm nhẹ đó cũng là điều dễ hiểu

 Trong khi đó, TSCĐ VH của Trung tâm bao gồm phần mềm thiết kế đường, phần mềm BTBĐ địa hình, phần mềm TK san nền, nâng cấp phần mềm DT G8 và phần mềm tính kết cấu trong 3 năm ( năm 2012, 2013, 2014) đều giữ nguyên ở mức 40.818.300 VNĐ.

Tuy nhiên, nếu số liệu được nhìn nhận kĩ, ta thấy rằng TSCĐ VH năm 2012 so sánh với tổng TSCĐ chiếm tỉ trọng 5.38%., năm 2013 chiếm 5.16%, năm 2014 chiếm 4.85% Trong năm 2012 – năm 2013 TSCĐ VH có tỉ trọng giảm đó là do nền kinh tế đang bị khủng hoảng, thị trường xây dựng bị thu hẹp dần nên các dự án công trình được Trung tâm thực hiện ít đi khiến tổng tài sản giảm do vậy TSCĐ VH cũng giảm theo Giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu phục hổi (năm 2013- 2014), nhu cầu về xây dựng được cải thiện, Trung tâm thực hiện thêm nhiều dự án hơn so với giai đoạn trước, tổng tài sản tăng lên, TSCĐ VH cũng tăng theo để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, ở 3 năm đó mức tăng giảm chỉ tiêu vềTSCĐ VH là hợp lí

2.1.2 Sự biến động về nguồn vốn

Bảng 2.1.2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN Đơn vị tính: VNĐ

2013 với năm 2014 Năm 2012 Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối

2 Nợ dài hạn đến hạn trả 136.435.891 1,38% 151.564.898 1,66% 88.168.125 0,99% 15.129.007 11,09% -63.396.773 -71,90%

3 Phải trả cho người bán 855.436.825 8,64% 841.352.837 9,23% 808.410.015 9,09% -14.083.988 -1,65% -32.942.822 -4,08%

5 Phải trả cho người lao động 1.645.000.000 16,62% 1.496.100.000 16,42% 1.906.000.000 21,42% -158.900.000 ↓9.66% 419900000 ↑28.25%

6 Chi phí phải trả trong kì 4.975.447.038 50,26% 4.262.585.931 46,78% 4.305.206.121 48,39% -712.861.107 -14,33% 42.620.190 0,99%

7 Phải trả, phải nộp khác 1.103.655.238 11,15% 1.340.622.650 14.33% 841.213.622 9,46% 236.967.412 21,47% -49.409.028 -37.25%

11 Quỹ phát 25.547.748 0,26% 25.543.266 0,27% 23.526.326 0,26% 35.518 0,14% -2.016.940 -7.90% triển khoa học và công nghệ

12 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

2 Chênh lệch đánh giá lại TS 50.642.038 3,18% 49.894.392 3,01% 48.528.145 3,72% -747.646 -1,48% -1.366.247 -2,82%

3 Quỹ đầu tư phát triển 177.959.897 11,16% 166.161.293 12,67% 165.007.210 12,65% -11.798.604 -6,63% -1.154.083 -0,69%

4 Quỹ dự phòng tài chính 248.457.241 15,58% 272.110.214 16,41% 193.162.364 14,81% 23.652.973 9,52% -310.729.792 -160,86%

5 Kinh phí hình thành lên TSCĐ

(Nguồn: bảng Báo cáo tài chính 3 năm của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình – phòng Tài chính & Kế toán).

Biều đồ 2.1.3: SO SÁNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA TRUNG TÂM THIẾT KẾ

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÒA BÌNH.

Phân tích sự biến động nguồn thu

2.2.1 Nguồn thu từ ngân sách nhà nước

- Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình là tổ chức hành chính sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình hoạt động dưới hình thức tự có vốn, tự sản xuất kinh doanh (thiết kế và quy hoạch) các công trình, dự án trong lĩnh vực xây dựng, Trung tâm không có nguồn thu từ ngân sách nhà nước.

2.2.2 Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

 Bảng 2.2.1: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN THU TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. Đơn vị tính: VNĐ

S tt Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch năm 2012 và năm 2013

Chênh lệch năm 2013 và năm 2014

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1 Thu từ hoạt động thường xuyên

3 Chênh lệch thu chi HĐ thường xuyên

4 Thu từ HĐ SX cung ứng

5 Chi cho HĐ SX, cung ứng

6 Chênh lệch thu chi từ HĐ

7 KP NN thanh toán theo đơn đặt hang

8 Chi phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng nhà nước

9 Chênh lệch giá thanh toán với giá thực tế theo đơn đặt hàng của NN

Tổng số chênh lệch thu chi

Các khoản phải nộp nhà nước

Số thực tế phân phối 157.122.738 111.000.000 233.064.857 -46.122.738 ↓29.35% 122.064.857 ↑109.97% (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình năm 2012, 2013,

* Trung tâm là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhưng không nhận vốn từ NSNN mà nguồn thu chính đó là hoạt động sản xuất kinh doanh ( kiểm tra, thiết kế, quy hoạch , quản lý các dự án công trình do đơn vị đảm nhiệm – các dự án công trình do Sở Xây dựng Hòa bình giao và và dự án công trình do đơn vị nhận thực hiện) ngoài ra không phát sinh thêm bất kì khoản thu thêm nào

 Qua bảng phân tích trên cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình từ năm 2012 đến 2014 chưa cao

- Về doanh thu: Thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ là nguồn thu chủ yếu của Trung tâm Trong 3 năm gần đây, ta thấy nguồn thu chủ yếu này không ổn định: năm 2012 đạt 5.084.944.022 VNĐ, năm 2013 đạt 3.636.585.931 VNĐ, năm

+ Năm 2012 mặc dù bắt đầu chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã ảnh hưởng đến nước ta phần nào nhưng mức doanh thu của Trung tâm vẫn đạt mức khả quan (đạt 5.084.944.022 VNĐ), đó là do được sự quan tâm của nhà nước, mức độ ảnh hưởng của lạm phát chưa cao, thời điểm đó thị trường tiêu thụ hàng hóa mới bắt đầu thu hẹp dần, nhu cầu về xây dựng có xu hướng giảm nhẹ, giá cả có chút biến động nhưng Trung tâm đã có chính sách hiệu quả để duy trì hoạt động của mình.

+ Năm 2013 ở trong nước cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng lớn, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng lớn đó Do vậy doanh thu năm 2013 (đạt 3.636.585.931 VNĐ) so với năm 2012 (đạt 5.084.944.022 VNĐ) giảm 1.448.358.091 VNĐ, tương đương với giảm 28.48%. Thời điểm này là thử thách đối với Trung tâm: thị trường tiêu thụ kém, hàng tồn kho ở mức cao, giá cả biến động nhiều khiến việc đánh giá gói thầu của các dự án xây dựng khó chính xác, chi phí tăng cao; nền kinh tế bất ổn khiến nhu cầu về xây dựng giảm mạnh nên lượng cầu không cao Chính vì vậy, doanh thu của Trung tâm chưa đạt được ở mức như mong muốn.

+ Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 khả quan hơn năm 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện giảm bớt Đi cùng với sự chuyển mình đó, nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình năm 2014 tăng 1.173.649.038 VNĐ, tương ứng với tăng 32.27% so với năm 2013 Sự thay đổi đó là do chính sách hợp lí của Đảng và nhà nước ta trong thời gian gần đây khiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, thị trường tiêu thụ dần cải thiện, bình ổn về giá cả khiến việc định giá cũng như chi phí thực hiện dự án công trình dễ dàng hơn, cung đủ cho cầu, nguồn vốn được giải ngân hiệu quả.

- Về chi phí: Chi từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ là nguồn chi chủ yếu của Trung tâm Trong 3 năm qua chi phí của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình không ổn định: Năm 2012 chi 4.875.447.038 VNĐ, năm 2013 chi 3.488.585.931 VNĐ, năm 2014 chi 4.509.506.121 VNĐ.

+ Với mức doanh thu giảm 28.48% giữa năm 2012 và năm 2013 thì mức chi phí của 2 năm đó 28.45% ( tức ↓1.386.861.107 VNĐ) mức giảm chi này tương đối hợp lý Nếu ta so sánh mức độ chênh lệch giữa thu và chi của 2 năm thì con số ở mức không đáng kể ( Doanh thu giảm 28.48% ~ Chi phí giảm 28.45%) Khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tạo nên những tác động (đã kể trên) khiến nguồn thu giảm thì chi phí cũng giảm theo Thị trường xây dựng kém phát triển kéo theo các dự án, công trình cũng như lượng cầu giảm đi, nguồn chi của Trung tâm cũng từ đó giảm + Chi phí của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình năm 2014 tăng 1.020.920.190VNĐ (tức tăng 29.26%) so với năm trước đó Thị trường xây dựng bắt đầu hồi phục, nhu cầu về xây dựng cũng tăng dần, có thêm nhiều dự án công trình mới do Trung tâm thực hiện do vậy chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ tăng so với năm 2013.

- Như vậy, ta thấy được sự chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động sản xuất, cung ứng của 3 năm như sau: Chênh lệch giảm giữa năm 2012 và năm 2013 là 61.496.984 VNĐ ( tức 29.35%), Chênh lệch tăng năm 2013 và năm 2014 là 152.728.848 VNĐ (tức 103.19%).

- Từ tổng số chênh lệch thu chi ta tính được thuế TNDN của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình phải nộp chênh lêch giữa 3 năm: Chênh lệch giảm giữa năm 2012 và năm 2013 là 15.374.246 VNĐ (29.35%)do mức chênh lệch thu và chi ở mức tương đối Chênh lệch năm 2013 và năm 2014 tăng30.663.991VNĐ (82.96% ) chính là do tổng chênh lệch thu chi ở mức cao

2.2.3 Phân tích sự biến động và hiệu quả chi tiêu

Bảng 2.2.2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ CHI TIÊU Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2012 với năm 2013

Chênh lệch năm 2013 với năm 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

(Nguồn: bảng Báo cáo tài chính của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình năm 2012 đến năm 2014)

2.2.3.1 Phân tích sự biến động và hiệu quả hoạt động chi thường xuyên

 Chi thường xuyên của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình chủ yếu bao gồm trả lương cho người công nhân viên, chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách nhà nước.

 Xét trong 3 năm gần đây, ta thấy mức chi tiêu của đơn vị có sự biến động. Thời điềm năm 2012, tổng mức chi tiêu đạt ở mức cao nhất 6.912.622.949 VNĐ do Trung tâm hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mặc dù bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của lạm phát nhưng doanh thu của đơn vị cũng đạt ở mức cao nhất trong 3 năm Sang năm 2013, đơn vị cũng ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả hơn nên tổng chi tiêu cũng giảm 22.69% (tức 5.343.840.806 VNDD) Năm 2014, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, Trung tâm nhận thêm các dự án công trình hơn, do vậy tổng mức chi tiêu của năm đạt 6.846.262.932 VNĐ Để hiểu rõ thêm về sự biến động đó, ta cùng đi phân tích từng chỉ tiêu của 3 năm qua.

Biều đồ 2.2.1: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU TRONG CHI THƯỜNG

XUYÊN CỦA TRUNG TÂM THIẾT KẾT QUY HOẠCH XÂY DỰNG HB

Trả lương CNV Chi HĐ SX KD Nộp NSNN

- Đối với hoạt động chi trả lương cho công nhân viên trong năm 2012 Trung tâm đã chi 1.645.000.000 VNĐ ( tương ứng với 24.62% trong tổng chi thường xuyên) trong khi số lượng của cán bộ viên chức 31/12/2012 là 18 người Sang năm 2013

Trung tâm chi 1.486.100.000 VNĐ giảm 9.66% so với năm trước với số lượng người lao động là 18 người Tuy số cán bộ viên chức vẫn giữa nguyên trong 2 năm nhưng tổng mức lương của năm 2013 lại giảm 158.900.000 VNĐ Nguyên nhân chính là do năm 2013 Trung tâm chịu ảnh hưởng của lạm phát chung nên các dựa án thực hiện ít đi, năng suất làm việc của mọi người giảm bớt, Trung tâm vẫn đảm bảo mức lương của cán bộ viên chức theo quy định của Nhà nước nhưng mức thưởng các ngày lễ, ngày tết mà công nhân được hưởng giảm xuống Do vậy, tổng quỹ lương chi trả năm 2013 thấp hơn năm 2012 là điều dễ hiểu.

Phân tích hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình

2.3.1 Hiệu quả hoạt động tài chính

Biểu đồ 2.4.1: SO SÁNH SỰ BIẾN ĐỘNG DOANH THU VÀ CHI PHÍ

Tổng doanh thu Tổng chi phí

- Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không đươc ngân sách nhà nước rót vốn xuống mà tự sản xuất kinh doanh để có vốn nên nguồn thu chính của đơn vị là thu từ hoạt động sản xuất cung ứng DV mà khống có thêm nguồn thu nào khác nữa Do vậy, nguồn thu có bao nhiêu thì chi trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bấy nhiêu

- Thực tế cho thấy, năm 2012 Trung tâm thu được 5.084.944.022 VNĐ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhưng đã chi 4.875.447.038 VNĐ phục vụ cho hoạt động đó Nhưng nguồn chi không thể dừng lại ở đó, Trung tâm còn phải chi trả thêm cho chi thường xuyên (trả lương cho công nhân viên hay nộp NSNN) và chi đầu tư (mua sắm TSCĐ) khiến tổng chi phí lên đến 6.912.622.949 VNĐ Con số đó đáng để phiền lòng các nhà lãnh đạo của đơn vị Dòng thu nhỏ hơn với dòng chi,

- Năm 2013 dù đã cố gắng nhưng trước nền kinh tế chịu tác động lớn của lạm phát tình hình của đơn vị cũng không mấy khả quan Trong khi doanh thu đạt 3.636.585.931 VNĐ thì tổng chi ở mức 5.343.840.806 VNĐ, trong đó chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 3.494.182.376 VNĐ còn lại là các khoản trả lương cho công nhân viên, nộp NSNN, mua TSCĐ hay chi trả trước Chỉ có một nguồn thu chính vậy nên nó không đủ để phân bổ đồng đều cho rất nhiều khoản phải chi của Trung tâm Do vậy tình hình thua lỗ của Trung tâm vẫn tái diễn trong năm 2013.

- Sang năm 2014, doanh thu ở mức 4.810.234.969 VNĐ so với năm 2013 đã tăng lên 32.27% đó cũng được coi là tín hiệu đáng mừng của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình Tuy nhiên, mở rộng sản xuất đã khéo theo chi thường xuyên và chi đầu tư tăng nhiều dẫn đến tổng chi ở mức 6.846.262.932 VNĐ. Dòng chi lớn hơn nhiều dòng thu so với 2 năm trước đó Con số trên đã khiến cho các nhà lãnh đạo vô cùng đau đầu Trong khi chi để mua sắm TSCĐ chỉ có 52.990.296 VNĐ (chiếm 0.77% trong tổng dòng chi) thì chi thường xuyên vô cùng lớn Chiếm 64.58% trong tổng chi thường xuyên đó là khoản mục Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ đạt 4.516.206.121 VNĐ Con số đã cho ta thấy được thu được bao nhiêu thì chi gần hết cho phục vụ sản xuất Do vậy, khi đã giải ngân hết cho hoạt động sản xuất thì các khoản chi còn lại – mặc dù chiếm tỉ trọng ít hơn- lại thiếu vốn chi trả Dù cố gắng đến đâu nhưng do nguồn thu chỉ từ hoạt động sản xuất mà không có thêm bất cứ thu nhập thêm nào khác trong khi đơn vị vẫn phải chi trả đầy đủ theo quy định của nhà nước, do vậy tình hình thua lỗ của Trung tâm vẫn chưa được cải thiện.

- Như vậy, trong các năm phân tích ở trên, doanh thu đều nhỏ hơn chi phí tức là đơn vị chỉ làm ăn cầm chừng, không đạt được lợi nhuận như mong muốn Do đó, Trung tâm nên có các chính sách hợp lí hơn, song song với nó đơn vị nên mở rộng sản xuất kinh doanh và loại hình kinh doanh để có thêm nguồn thu nhập chứ không nên chỉ có một nguồn thu duy nhất như đơn vị đang thực hiện, đơn vị nên học hỏi từ các doanh nghiệp bạn để có khắc phục khó khăn còn tồn tại của mình.

- Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình trực thuộc Sở Xây dựng Hòa Bình thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thiết kế và quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng Hòa

Bình giao; tham mưu cho Giám đốc Sở Xây dựng thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thiết kế và quy hoạch xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Trung tâm thực hiện các dự án công trình nhỏ và vừa như:

+ Huyện ủy Kì Sơn – tỉnh Hòa Bình

+ Nhà ở cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

+ Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Hòa Bình

+ Khu hành chính – Chính trị thành phố Hòa Bình.

+ Một số địa điểm du lịch: khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí thung lũng Nữ hoàng; làng thể thao văn hóa huyện Lương Sơn – Hòa Bình,

+ Khu dân cư Sông Đà – thành phố Hòa Bình

- Trung tâm đã thực hiện rất nhiều công trình lớn, trọng điểm của tỉnh Hòa Bình góp phần thay đổi bộ mặt của toàn tỉnh làm phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho ngành giáo dục có cơ sở vật chất tốt, đời sống nhân dân tốt hơn với những khu dân cư được quy hoạch hợp lý.

- Phát triển nền kinh tế không là nhiệm vụ chung của riêng cá nhân hay tổ chức nào, Trung tâm đã hòa mình vào xu thế phát triển chung của đất nước, từng bước khắc phục khó khăn và nhược điểm, mở rộng quy mô đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng thêm cơ sở giáo dục, nhà ở, công trình phúc lợi góp phần nâng cao đời sống của người dân, mở rộng thị trường xây dựng ở địa bàn kiến xã hội ngày một hiện đại hơn ở khu vực tỉnh Hòa Binh nói riêng và khu vực miền núi phía bắc nói chung.

Phân tích hệ số tài chính

2.4 1: Phân tích khả năng thanh toán

Bảng 2.5.1: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Đơn vị tính: Lần

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng số tài sản/Số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn/Nợ phải trả

Hệ số giới hạn đầu tư an toàn

TSDH/(Nợ dài hạn+VCSH )

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền và tương đương tiền/

Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

(Nguồn: số liệu từ bảng báo cáo tài chính của Trung tâm Thiết kế Quy hoạch

Xây dựng Hòa Bình – Phòng tài chính kế toán).

Khả năng thanh toán là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động Đây cũng là thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm Do vậy phân tích khả năng thanh toán của mỗi đơn vị là rất cần thiết Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựngHòa Bình cũng không nằm ngoại lệ

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty trong kỳ báo cáo.Cho biết với tổng tài sản hiện có công ty có đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả hay không Xét 3 năm gần đây, hệ số này của đơn vị khá khả quan Năm 2012 hệ số ở mức 1.16 lần, năm 2013 và năm

2014 cùng đạt 1.15 lần, cả ba năm đều có hệ số khả năng thanh toán lớn hơn 1 chứng tỏ đơn vị có đủ và dư khả năng thanh toán, khi đó tình hình của đơn vị khả quan hơn điều đó tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh Trong năm 2012 hệ số này cao nhất trong 3 năm (hơn 0.01), tuy con số nhích lên không đáng kể nhưng ta vẫn đánh giá tốt về khả năng thanh toán của năm này, tổng tài sản hiện có của đơn vị đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của mình khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt năng suất và chất lượng tốt hơn Song năm 2013 và năm 2014 con số vẫn giữ nguyên ở mức 1.15, giảm nhẹ so với năm trước do nền kinh tế nước ta biến động do kinh tế bất ổn và lạm phát tang cao, thời điểm này rất nhiều đơn vị thua lỗ nặng nề và phá sản tuy vận Trung tâm vẫn giữ cho chỉ tiêu này giảm nhẹ là điều đáng mừng của đơn vị.

Xét hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, năm 2012 có hệ số cao nhất là 1.08 lần và kế tiếp năm 2013 ở mức 1.07 lần Chỉ tiêu này khá khả quan cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Trung tâm cao (>1) Tuy nhiên, sang năm

2014 hệ số này là 0.92 lần

Ngày đăng: 23/05/2023, 11:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w