1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XỬ LÝ SẠT LỞ BỜ BIỂN HUYỆN HÒN ĐẤTTỈNH KIÊN GIANG

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án: Đầu Tư Xử Lý Sạt Lở Bờ Biển Huyện Hòn Đất Tỉnh Kiên Giang
Trường học Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang
Chuyên ngành Đầu Tư Và Xây Dựng Các Công Trình Nông Nghiệp Và PTNT
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Kiên Giang
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

Trang 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT ---***---BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XỬ LÝ SẠT

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

-*** -BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN:

ĐẦU TƯ XỬ LÝ SẠT LỞ BỜ BIỂN HUYỆN HÒN ĐẤTTỈNH KIÊN GIANG

(Dự thảo)

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH SÁCH BẢNG 6

DANH SÁCH HÌNH 8

GIỚI THIỆU 9 1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9

1.1 Thông tin chung về dự án 9

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi 10

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 11

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 11

2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng 12

2.3 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 13

2.4 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 13

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 14

3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM 14

3.2 Các tổ chức, đơn vị, thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM 14

3.2.1 Đại diện Chủ đầu tư 14

3.2.2 Đơn vị tư vấn 15

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 17

4.1 Phương pháp đánh giá nhanh 17

4.2 Phương pháp xác định tác động 17

4.3 Phương pháp lập bản đồ 17

4.4 Phương pháp ma trận tác động 18

4.5 Thảo luận nhóm tập trung và tham vấn cộng đồng 18

4.6 Phương pháp kế thừa, phân tích và tổng hợp thông tin và dữ liệu 18

Trang 4

4.10 Phương pháp so sánh 19

4.11 Phương pháp chuyên gia 19

4.12 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 19

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 19

5.1 Thông tin về dự án 19

5.1.1 Thông tin chung 19

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 20

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 20

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường 21

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 22

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 24

5.3.1 Nước thải, khí thải 24

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 24

5.3.3 Tiếng ồn, độ rung 24

5.3.4 Các tác động khác 24

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 25

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 25

5.4.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường 26

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 27

5.4.4 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 27

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 29

5.5.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công dự án 29

5.5.2 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành 30

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 31

1.1 Thông tin về Dự án 31

1.1.1 Các thông tin chung của dự án 31

1.1.2 Vị trí địa lý của dự án 31

1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 32

1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 32

1.1.5 Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án 33

1.2 Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế 33

1.2.1 Cấp công trình thủy lợi (công trình NN và PTNT) 33

1.2.2 Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản 33

1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 34

1.3.1 Các hạng mục công trình chính 34

1.3.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 37

1.3.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 37

1.4 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 38

Trang 5

1.4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn cung cấp 38

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án 39

1.4.3 Điều kiện cung cấp dịch vụ hạ tầng 40

1.4.4 Máy móc thi công 40

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 40

1.5.1 Công tác chuẩn bị 40

1.5.2 Chế tạo các chi tiết đúc sẵn 41

1.5.3 Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính 41

1.5.4 Hoàn thiện công trình 42

1.5.5 Nhân sự thi công 42

1.6 Công nghệ sản xuất và vận hành 43

1.7 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 43

1.7.1 Tiến độ thực hiện dự án 43

1.7.2 Tổng mức đầu tư 43

1.7.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 44

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 45

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 45

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 45

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 50

2.1.3 Tài nguyên 57

2.1.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 61

2.1.5 Tình hình thiên tai và thiệt hại 64

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện Dự án 70

2.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học 70

2.2.2 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án 75

2.2.3 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án 76

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 78

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 78

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 79

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 89

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 97

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 97 3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

Trang 6

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết

bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 99

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 99

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 100

3.4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 100

3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá 101

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 103

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 104

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án 104

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ Dự án 112

5.2.1 Giám sát chất thải 112

5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường khác 112

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 114

6.1 Tham vấn cộng đồng 114

6.2 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 114

6.2.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 114

6.2.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 114

6.2.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 114

6.2.4 Kết quả tham vấn cộng đồng 114

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 116

1 Kết luận 116

2 Kiến nghị 117

3 Cam kết của Chủ dự án 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

Trang 7

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu

BQLDA : Ban quản lý dự án

BVMT : Bảo vệ môi trường

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

ĐTXD : Đầu tư xây dựng

NBD : Nước biển dâng

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

UBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Danh sách nhân sự lập báo cáo ĐTM 15

Bảng 2: Các hạng mục công trình chính của dự án 20

Bảng 3: Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 23

Bảng 4: Tổng hợp vị trí của các tuyến kè thuộc dự án 31

Bảng 5: Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản các công trình của dự án 34

Bảng 6: Quy mô kết cấu kè giảm sóng 35

Bảng 7: Tổng hợp các nguyên, nhiên và vật liệu sử dụng cho dự án 38

Bảng 8: Danh mục các máy móc thiết bị thi công dự án 40

Bảng 9: Tổng mức đầu tư của dự án 43

Bảng 10: Lượng mưa bình quân năm 47

Bảng 11: Nhiệt độ không khí trong vùng dự án 47

Bảng 12: Bốc hơi khu vực Kiên Giang 47

Bảng 13: Độ ẩm không khí trong khu vực dự án 48

Bảng 14: Vận tốc và hướng gió trong năm trong vùng dự án 48

Bảng 15: Đặc trưng mực nước triều Rạch Giá 49

Bảng 16: Mực nước (Hmax) cao nhất qua số năm lũ lớn nhất 49

Bảng 17: Tần suất mực nước tại trạm Rạch Giá 49

Bảng 18: Dân số và phân bố dân cư trong vùng dự án 50

Bảng 19: Số hộ nghèo và cận nghèo trong vùng dự án 53

Bảng 20: Thành phần dân tộc trong vùng dự án 54

Bảng 21: Hiện trạng các công trình cấp nước trong vùng dự án 55

Bảng 22: Hiện trạng sử dụng đất toàn huyện năm 2022 56

Bảng 23: Thực vật phù du ở vùng dự án 59

Bảng 24: Động vật phù du ở vùng dự án 59

Bảng 25: Động vật đáy ở vùng dự án 60

Bảng 26: Hiện trạng kênh cấp 1 trong vùng dự án 62

Bảng 27: Hiện trạng kênh cấp 2 trong vùng dự án 62

Bảng 28: Hiện trạng công trình cống điều tiết trong vùng dự án 62

Bảng 28: Giá trị độ ồn tại các vị trí quan trắc 70

Bảng 28: Kết quả chất lượng môi trường nước biển trong khu vực dự án 72

Bảng 28: Kết quả chất lượng trầm tích đáy trong khu vực dự án 74

Trang 9

Bảng 29: Xác định các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án theo Khoản 4 Điều 25 của

Nghị định 08/2022/NĐ-CP 75

Bảng 30: Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công dự án 78

Bảng 31: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 80

Bảng 32: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại một điểm thi công 80

Bảng 33: Mức độ ồn tối đa của một số phương tiện và thiết bị thi công dự án 86

Bảng 34: Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ bảo vệ môi trường của dự án 99

Bảng 35: Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp được sử dụng trong báo cáo 101

Bảng 36: Chương trình quản lý môi trường của dự án 105

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Sơ đồ hoạt động của dự án 20

Hình 2: Đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm với tuyến kè dự kiến xây dựng 22

Hình 3: Bản đồ vị trí của dự án trong bản đồ tổng thể tỉnh Kiên Giang 32

Hình 4: Vị trí tuyến kè của dự án (màu đỏ) 35

Hình 5: Mặt cắt ngang điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm 36

Hình 6: Mặt bằng điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm 36

Hình 7: Hình phối cảnh đơn nguyên kè giảm sóng điển hình 36

Hình 8: Biện pháp đóng cọc bê tông ly tâm 42

Hình 9: Biện pháp thi công bê tông dầm, giằng đầu cọc 42

Hình 10: Bản đồ địa hình huyện Hòn Đất 45

Hình 11: Hiện trạng hệ thống sông, kênh rạch huyện Hòn Đất 50

Hình 12: Mật độ dân cư vùng dự án và toàn huyện Hòn Đất 51

Hình 13: Phân bố dân cư vùng dự án trong huyên Hòn Đất 52

Hình 14: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng dự án trong tổng thể huyện Hòn Đất 57

Hình 15: Hiện trạng đê biển đoạn từ cống số 9 đến cống Hòn Sóc 63

Hình 16: Bản đồ hiện trạng xói, bồi bờ biển ĐBSCL 67

Hình 17: Rừng phòng hộ bị xâm hại, đê nằm trực diện với biển ở vùng dự án 67

Hình 18: Đoạn kè từ kênh Thần Nông - cửa kênh Vàm Răng, L=6,3km 68

Hình 19: Diễn biến đường bờ từ kênh Thần Nông - cửa kênh Vàm Răng (2004-2022) 68

Hình 20: Tình hình sạt lở khu vực kênh Thần Nông - cửa kênh Vàm Răng: Đường bờ bị xói lở (tay trái) và Rừng phòng hộ bị phá hoại (tay phải) 68

Hình 21: Đoạn kè từ kênh Mương Khâm - Hòn Me, L=5,7km 69

Hình 22: Diễn biến đường bờ từ kênh Mương Khâm - Hòn Me từ năm 2004 đến 2019 69

Hình 23: Vị trí đo độ ồn môi trường hiện trạng 70

Hình 22: Vị trí lấy mẫu môi trường nước dọc tuyến kè dự kiến xây dựng 71

Hình 22: Vị trí lấy mẫu đánh giá trầm tích đáy dọc tuyến kè dự kiến xây dựng 73

Hình 23: Sử dụng máy đào đứng trên sà lan để ép cọc 83

Trang 11

GIỚI THIỆU

1.1 Thông tin chung về dự án

− Tên Dự án: Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

− Loại hình Dự án: Công trình xây mới

− Cơ quan chủ quản Dự án: UBND tỉnh Kiên Giang

− Cơ quan thẩm định dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang

− Cơ quan thực hiện Dự án: Ban quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng (ĐTXD) các công trình NN và PTNT tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có đường bờ biển dài khoảng 200km Ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố sóng, dòng chảy, mực nước biển dâng và sự thiếu hụt bùn cát do biến đổi khí hậu và các hoạt động thượng nguồn làm gia tăng nguy cơ xói lở trong tương lai về quy mô và mức độ Đứng trước nguy cơ và hiện trạng đó thì mục tiêu phát triển xây dựng một hệ thống bảo vệ bờ biển ổn định, bền vững

là vô cùng cấp bách, cần thiết

Cùng với diễn biến phức tạp của tình hình BĐKH đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, tình hình sạt lở bờ biển ở khu vực huyện Hòn Đất nói riêng

và tỉnh Kiên Giang nói chung đang xảy ra ngày càng khó lường và phức tạp Mức độ ảnh hưởng sạt lở năm sau cao hơn năm trước, hàng năm thường xuyên đe dọa hệ thống

đê biển trong khu vực Tình trạng sạt lở trong thời gian dài vừa qua đã làm cho nhiều đoạn của đai rừng phòng hộ bờ biển Tây huyện Hòn Đất ngày càng mỏng dần, một số vị trí sạt lở đã khoét sâu, lở hàm ếch vào phía trong gây ra xói lở nghiêm trọng khu vực

bờ biển, đe dọa sự an toàn của hàng trăm hộ dân cư sinh sống quanh khu vực, nhà cửa

và các công trình xây dựng trên vùng đất nguy cơ xói lở có thể bị nước biển cuốn trôi bất cứ lúc nào đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sản xuất và cuộc sống của người dân nơi đây Đặc biệt trong mùa mưa bão hiện nay, nước biển dâng cộng với sóng

to, gió lớn, đã phát sinh diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm Hiện nay, diễn biến sạt lở ngày càng gia tăng bình quân khoảng (20-30) m/năm Với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có các giải pháp hữu hiệu kịp thời, tình trạng này sẽ tác động xấu đến đời sống cùa người dân vùng sạt lở và các công trình khác trong khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn ven biển, tuyến đê phục vụ ngăn mặn, bảo vệ đất sản xuất phía trong đê biển khoảng 35.000 ha các xã ven biển của huyện Hòn Đất Các tuyến kè này được xây dựng sẽ là lá chắn bảo vệ và phòng, chống sạt lở tuyến đê biển khu vực dự án Ngoài ra, tuyến kè còn có khả năng hỗ trợ sự phát triển tự nhiên, giảm sóng gây bồi tạo bãi để từng bước phục hồi rừng ngập mặn và kết hợp với các

Trang 12

với kế hoạch, quy hoạch của địa phương trong việc xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển theo đề án phòng, chống sạt lở được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 và hướng tới mục tiêu chống chịu ứng phó trước diễn biến của BĐKH và ảnh hưởng của các hoạt động thượng nguồn trong tương lai

Chính vì vậy, việc thực hiện “Dự án đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh

Kiên Giang” nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, chống sạt lở, bảo vệ vùng

ven biển,… đang là những vấn đề rất cấp bách hiện nay của tỉnh Kiên Giang

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi

- Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang

- Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh

Kiên Giang

▪ Địa chỉ liên lạc: 6 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang

▪ Số điện thoại: 0297 3862 135; Fax: 02973.812.417

- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và

PTNT tỉnh Kiên Giang

▪ Địa chỉ: Số 40-B11, đường Tôn Đức Thắng, phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

▪ Điện thoại: 0297.3860189; Fax: 0297.3922201

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án đề xuất được xây dựng bám sát vào các quy hoạch: Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023; Quy hoạch quy hoạch thủy lợi tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018

Như vậy thực hiện Dự án đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang với giải pháp xây dựng kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi để trồng rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ hiệu quả tuyến đê biển, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hoạt động của con người nhằm bảo vệ vùng ven biển một cách hiệu quả, kinh tế và bền vững cho các khu vực vùng Dự án là phù hợp với giải pháp thủy lợi tổng thể cho vùng ĐBSCL nói chung và phù hợp với trình tự ưu tiên trong định hướng phát triển thủy lợi ở tỉnh Kiên Giang nói riêng

Trang 13

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

− Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

− Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

− Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

− Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

− Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

− Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

− Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;

− Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

− Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

− Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

− Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

− Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật bảo vệ môi trường;

− Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

− Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một

số nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

− Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

− Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một

số điều của các nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước;

− Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về tình hình thi hành Luật Đất đai;

− Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

− Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Trang 14

− Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

− Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

− Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng quy định

về quản lý chất thải rắn xây dựng;

− Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy định về quan trắc môi trường;

− Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

− Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/02/017 của Bộ Xây dựng quy định quy định

về quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình;

− Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang;

− Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 05/01/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quy chế bảng giá bồi thường thực vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2021;

− Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quy chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

− Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quy chế bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng

− QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

− QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

− QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

− QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ sinh vật dưới nước

− QCVN 05:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

− QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh

− QCVN 03:2023/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất

Trang 15

− QCVN 15:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất

− QCVN 43:2017/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

− QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

− QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

− QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

− QCVN 27:2010/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động

− TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường - Phân loại

− TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại – Phân loại

− QCVN 07:2009/BTNM- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

− QCVN 18:2014/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng

− QCVN 05:2020/BCT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

2.3 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

− Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 13/11/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về Chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

− Công văn số 2357/UBND-KT ngày 24/11/2023 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 13/11/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về Chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

2.4 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

− Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án

− Các bản vẽ kỹ thuật

− Các tài liệu khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí, tại khu vực dự án Các số liệu về hiện trạng khu vực dự án, hiện trạng chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, sinh thái

− Kết quả tham vấn ý UBND, UBMTTQ các xã trong khu vực dự án

Trang 16

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM

Báo cáo ĐTM của Dự án do Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình NN và PTNT tỉnh Kiên Giang làm Chủ dự án Chủ dự án thuê đơn vị thực hiện lập báo cáo ĐTM là Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cùng với BQLDA tổ chức thực hiện Nội dung và trình

tự các bước thực hiện Báo cáo ĐTM dựa vào các hướng dẫn của Nghị định

08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường (BVMT) số 72/2020/QH14 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT Các bước tiến hành như sau:

− Bước1: Đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu và thu thập các tài liệu về Dự ánvà liên quan đến Dự án;

− Bước 2: Sau khi nắm rõ các nội dung chính của Dự án và các tài liệu liên quan, Đơn vị tư vấn lập kế hoạch và tiến hành khảo sát khu vực dự án và chụp ảnh khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học ), điều tra kinh tế - xã hội ;

− Bước 3: Đơn vị tư vấn làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho Dự án);

− Bước 4: Đơn vị tư vấn lập kế hoạch và phối hợp với Chủ dự án tiến hành tham vấn cộng đồng các địa phương, tổ chức, đăng tải tham vấn online về báo cáo ĐTM của

Dự án;

− Bước 5: Đơn vị tư vấn tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng, phối hợp với Chủ dự

án kiểm tra lại lần cuối cùng các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh;

− Bước 6: Đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ và gửi báo cáo ĐTM tới Chủ dự án để rà soát, góp ý và chỉnh sửa các nội dung góp ý Chủ dự án trình nộp báo cáo ĐTM tới

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang để xin thẩm định và phê duyệt cho Dự

án

3.2 Các tổ chức, đơn vị, thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM

3.2.1 Đại diện Chủ đầu tư

− Chủ đầu tư Dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Kiên Giang

− Thông tin liên hệ:

▪ Địa chỉ Số 40 - Lô B11 - Đường Tôn Đức Thắng - Phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

Trang 17

▪ Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Tư

▪ Điện thoại: 02773860189

3.2.2 Đơn vị tư vấn

− Tư vấn: Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam

− Địa chỉ: 658 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Tp.HCM

− Người đại diện: Ông Trần Bá Hoằng

− Điện thoại: (028)39235028

Đơn vị tư vấn là một đơn vị có năng lực và kinh nghiệm trong việc chuẩn bị các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho nhiều dự án thuỷ lợi Danh sách các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá tác động, rủi ro của dự án và lập báo cáo ĐTM của dự án

được trình bày trong Bảng 1

Bảng 1: Danh sách nhân sự lập báo cáo ĐTM

− Đội trưởng

− Chủ trì lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hạng mục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

− Tham gia khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích môi trường nền

− Viết báo cáo nội dung hiện trạng môi trường nền, phân tích tác động của dự án đến môi trường tự nhiên;

− Điều tra khu hệ thực vật rừng ngập mặn, khu hệ thủy sinh vật, cá trong khu vực dự án

− Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường

− Chịu trách nhiệm bảo vệ đánh giá tác động môi trường của dự án trước hội đồng thẩm định

− Hoàn thiện chỉnh sửa báo cáo theo yêu cầu của hội đồng thẩm định

− Chủ trì thực hiện tham vấn cộng đồng cho

dự án

2 Vũ Nguyễn − Thạc sĩ Môi − Hỗ trợ, phối hợp chủ nhiệm lập kế hoạch

Trang 18

− Xây dựng giải pháp giảm thiểu tác động của

dự án đến môi trường tự nhiên, lập kế hoạch quản lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt

− Xây dựng chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

3 Dương Thị

Thành

− Thạc sĩ Khoa học Môi trường, cử nhân sinh học

− Phân tích các nội dung liên quan đến hiện trạng môi trường đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng trong khu vực dự án

− Xây dựng chương trình quan trắc, giám sát môi trường của dự án

4 Dương Thị

Giáng Hương

− Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường

án

− Phân tích các nội dung liên quan đến hiện trạng môi trường đa dạng sinh học dưới nước, khu hệ nuôi sò trong khu vực

− Tham gia phân tích và viết báo cáo liên quan đến dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự

án

5 Đỗ Quang

Phước

− Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường

− Phân tích và đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án

− Thực hiện phân tích, đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

Trang 19

− Thành viên

− Nghiên cứu các tài liệu liên quan của dự án

− Trực tiếp đi điều tra, khảo sát thực địa, tổ chức thực hiện thu thập tài liệu về môi trường sinh thái đa dạng sinh học trên cạn

và dưới nước, thực hiện lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường sinh học

− Thực hiện phân tích, đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

7 Nguyễn Ngân

− Kỹ sư Môi trường

− Xây dựng viết báo cáo liên quan đến tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ

môi trường

4.1 Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành vào năm

1993 Cơ sở của phương pháp này là bản chất của vật liệu, công nghệ và quy tắc của các quá trình tự nhiên cũng như kinh nghiệm trong việc đánh giá tải lượng ô nhiễm

Tại Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và áp dụng trong nhiều báo cáo ESIA, thực hiện tính toán tương đối chính xác về tải lượng ô nhiễm trong bối cảnh các dụng

cụ đo lường và phân tích hạn chế Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm được thực hiện theo hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới (Sách nguồn đánh giá môi trường, Tập II, Hướng dẫn ngành, Môi trường, Ngân hàng Thế giới, Washington DC 8/1991) và Sổ tay phát thải, nguồn phi công nghiệp

và công nghiệp, Hà Lan) Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của báo cáo 4.2 Phương pháp xác định tác động

Phương pháp này được áp dụng thông qua các bước cụ thể sau: mô tả thành phần môi trường; xác định các thành phần dự án ảnh hưởng đến môi trường đồng thời xác định đầy đủ các dòng chất thải liên quan, các vấn đề môi trường để phục vụ cho việc đánh

giá chi tiết Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1 và Chương 3 của báo cáo

Trang 20

phương pháp này dựa trên kết quả đánh giá tác động của dự án Phương pháp này áp dụng để thể hiện vị trí của dự án và vị trí lấy mẫu trên nền các bản đồ hành chính và

được sử dụng ở toàn bộ báo cáo

4.4 Phương pháp ma trận tác động

Phương pháp này là liệt kê đồng thời các hoạt động của dự án với một danh sách các yếu tố môi trường có thể bị ảnh hưởng Kết hợp các danh sách này dưới dạng hàng và cột để có được một ma trận môi trường để thấy rõ hơn mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động của dự án và các yếu tố môi trường bị tác động đồng thời trong các ô ma trận Tùy thuộc vào cách sử dụng, ma trận môi trường có thể được chia thành các loại sau:

ma trận đơn giản, ma trận phức tạp, ma trận định lượng phức tạp

Trong báo cáo này, phương pháp ma trận định lượng đã được sử dụng, trong đó hàng được liệt kê cho các hoạt động của dự án và cột là danh sách các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng Mỗi ma trận ma trận đánh giá tác động có thể có của hoạt động dự án đối

với một yếu tố môi trường Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 3

của báo cáo

4.5 Thảo luận nhóm tập trung và tham vấn cộng đồng

Các buổi tham vấn được thực hiện dưới hình thức thảo luận nhóm tập trung và các cuộc họp cộng đồng hoặc đăng tải trên các trang web của các cơ quan có liên quan để xác nhận những phát hiện trong quá trình thực địa cũng như các cuộc phỏng vấn hộ gia đình Ngoài ra, phương pháp tham vấn cộng đồng cũng được sử dụng để lấy ý kiến của cộng đồng về các tác động môi trường và xã hội cũng như biện pháp quản lý và giảm thiểu

tác động được đề cập trong báo cáo Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2

và Chương 6 của báo cáo

4.6 Phương pháp kế thừa, phân tích và tổng hợp thông tin và dữ liệu

Phương pháp này là xác định và đánh giá điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án thông qua dữ liệu và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường nền của khu vực và các nghiên cứu có liên quan Đồng thời, việc kế thừa các nghiên cứu

và báo cáo có sẵn để sử dụng hết các phát hiện đã có sẵn và xác định thêm các hạn chế Trong quá trình thực hiện báo cáo, số liệu, thông tin về thông tin dự án, điều kiện kinh

tế - xã hội trong vùng dự án được thu thập từ các nguồn có liên quan và tin cậy Phương

pháp này được sử dụng trong Chương 1 và 2 của báo cáo

4.7 Đánh giá dữ liệu thứ cấp

Đánh giá dữ liệu thứ cấp bao gồm đánh giá các tài liệu hiện có liên quan đến vùngdự án

và xem xét thông tin có sẵn từ các tài liệu dự án Đặc biệt quan trọng là việc xem xét dữ liệu/thông tin có sẵn từ Nghiên cứu khả thi của dự án, và các thông tin liên quan khác,

và số liệu thống kê

Trang 21

4.8 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là bắt buộc đối với ĐTM để xác định hiện trạng vùng dự án, các đối tượng xung quanh có liên quan để lựa chọn vị trí lấy mẫu, đánh giá hiện trạng môi trường nền, thủy văn, điều kiện khí hậu, sử dụng đất, thảm thực vật, động thực vật trong khu

vực dự án Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1 và 2 của báo cáo

4.9 Quan sát thực địa

Đối với đánh giá xã hội, quan sát thực địa là một nguồn thông tin tốt giúp xác minh kết quả của việc việc xem xét dữ liệu thứ cấp Quan sát thực địa nhằm mục đích thu thập và

bổ sung thông tin đã có sẵn để đóng góp vào việc thiết kế khảo sát hộ và các câu hỏi để

thảo luận nhóm Phương pháp này được sử dụng ở Chương 1, 2 và 3 của báo cáo 4.10 Phương pháp so sánh

Phương pháp này là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng nước thải, tải lượng ô nhiễm,… trên cơ sở so sánh với các chỉ tiêu và tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các nghiên cứu và thí

nghiệm liên quan Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 và 3 của báo cáo 4.11 Phương pháp chuyên gia

Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về khoa học môi trường mình, các chuyên gia của nhóm tư vấn và các đơn vị nghiên cứu khoa học khác từ các trường Đại học và Viện đã thảo luận và thống nhất về những phát hiện của ĐTM Phương pháp này được sử dụng

trong toàn bộ báo cáo

4.12 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Để đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực, các mẫu môi trường không khí, đất, trầm tích, nước mặt và thủy sinh, nước thải và nước ngầm… đã được lấy trong khu vực

dự án Kết quả phân tích mẫu được sử dụng làm dữ liệu nền để đánh giá tác động của việc thực hiện dự án đối với môi trường và các vấn đề mà chủ dự án cần lưu ý trong quá

trình thực hiện dự án Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 của báo cáo

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

− Tên dự án: Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

− Địa điểm thực hiện: huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Trang 22

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

Phạm vi và quy mô của dự án được trình bày trong Bảng 2

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

5.1.3.1 Các hạng mục công trình

Các hạng mục công trình chính của dự án được tổng hợp như trong Bảng 2

Bảng 2: Các hạng mục công trình chính của dự án

1 Tên dự án: Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

2 Địa điểm xây dựng: xã Bình Sơn, xã Mỹ Lâm, Thổ Sơn và TT Sóc Sơn huyện

Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

3 Cấp công trình: Công trình Nông nghiệp & PTNT cấp IV

4 Vị trí tuyến công trình: Phạm vi đầu tư gồm 2 đoạn:

▪ Đoạn kè từ kênh Thần Nông - kênh Vàm Răng dài khoảng trên 6.300m thuộc xã Mỹ Lâm và thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất; tuyến kè cách mép đường bờ hiện hữu khoảng 100-120m

▪ Đoạn kè từ kênh Mương Khâm - Hòn Me dài khoảng trên 5.700m thuộc xã Bình Sơn và xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất; tuyến kè cách mép đường bờ hiện hữu khoảng 100-120m

5 Kết cấu công trình: Kè giảm sóng gây bồi, tạo bãi

− Cao trình đỉnh kè +1.60m

− Bề rộng mặt kè Bm = 2,6m

− Chiều dài tuyến 4.425 m

− Kết cấu kè Bằng hai hàng cọc ly tâm BTCT, bên trong bỏ đá hộc

5.1.3.2 Hoạt động của dự án

Dự án hoạt động theo quy trình như trong Hình 1

Hình 1: Sơ đồ hoạt động của dự án

Khảo sát thiết kế

Giải phóng mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu

Thi công các hạng mục công trình

Hoàn thiện, bảo dưỡng đưa vào sử dụng

Bụi, khí thải

Bụi, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung

Trang 23

Công nghệ sản xuất, vận hành dự án: Tuyến kè sau khi được xây dựng xong và bàn giao cho đơn vị vận hành đưa vào khai thác và sử dụng Sau khi hết thời gian bảo trì, tuyến

kè sẽ được duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa theo quy định

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 Theo đó:

- Theo luật đầu tư công, tổng kinh phí xây dựng dự án là 250 tỷ thuộc dự án nhóm B;

- Dự án không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị;

- Dự án không có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật

về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng;

- Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm

môi trường quy định tại Phụ lục II nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Dự án không xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước

sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

- Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy

định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định;

- Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam

thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Dự án không yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu

bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ;

- Tuyến kè trong dự án có cấu phần được xây dựng trên biển (Phân cấp vùng biển theo

khoản 1 và khoản 3 điều 3 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP)

-

Trang 24

Hình 2: Đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm với tuyến kè dự kiến

Theo phụ lục IV số thứ tự 8 của nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 dự án kè thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường Như vậy dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án nhóm B, có sử diện tích mặt biển; thẩm quyền giao khu vực biển xây dựng tuyến

kè là UBND tỉnh Kiên Giang; dự án do UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt chu trưởng đầu tư do vậy Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường cho dự án sẽ do UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi

trường được trình bày trong Bảng 3

Trang 25

Bảng 3: Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

TT Giai đoạn Các hạng mục công trình

chính

1 Thi công Tuyến kè (kho bãi, lán trại phục

vụ thi công…) - Vận chuyển nguyên vật liệu đến và đi - Thi công kho bãi, lán trại phục vụ thi công,

các hạng mục của tuyến kè (đóng cọc, bê tông cốt thép, trải vải địa kỹ thuật…)

- Bụi, khí thải, tiếng ồn

- Nước thải sinh hoạt, xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng

- Chất thải nguy hại

- Chuyển mục đích sử dụng đất

2 Vận hành Vận hành tuyến kè - Hoạt động của tuyến kè

- Bảo dưỡng

- Sự cố môi trường (gió, bão,…)

- Bụi, khí thải, tiếng ồn

- Các yếu tố môi trường bất lợi

Trang 26

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nước thải, khí thải

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

− Nước thải sinh hoạt:

▪ Trong giai đoạn thi công xây dựng: Tổng số cán bộ công nhân trong giai đoạn xây dựng: 24 người Định mức sử dụng nước của công nhân trên công trường là 60 lít/người/ngày Do vậy, tổng lượng nước thải tối đa ra môi trường là 60l/người/ngày x 24 người = 1,44 m3/ngày Thành phần nước thải chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật Nước thải sinh hoạt nếu không được thu gom xử lý sẽ tác động đến môi trường đất, môi trường nước mặt gần khu vực dự án

▪ Trong giai đoạn vận hành: trong giai đoạn vận hành, sẽ có 2-3 các cán bộ tham gia kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng với tần suất 1 năm/lần và mỗi lần 1-2 ngày Do lượng nước thải sinh hoạt không đáng kể

− Nước thải thi công: Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là dầu mỡ, đất, cát, xi măng xây dựng với lượng nước thải xây dựng phát sinh khoảng 2

m3/ngày.đêm

5.3.1.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải

− Bụi và khí thải do vận chuyển nguyên vật liệu

− Bụi và khí thải do vận hành máy móc, thiết bị thi công

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

− Chất thải sinh hoạt của công nhân: 24* 0,3kg/người/ngày = 7,2kg

− Chất thải xây dựng: vỏ bao xi măng, dây nhựa cột…

− Chất thải nguy hại: dẻ lau nhiễm dầu, dầu mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang…

5.3.3 Tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung của dự án bao gồm:

− Trong giai đoạn thi công: tiếng ồn, độ rung phát sinh từ tàu thuyền vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công, các máy móc thiết bị thi công

− Trong giai đoạn vận hành: các hoạt động của dự án rất ít phát sinh tiếng ồn và độ rung khi bảo dưỡng tuyến kè

5.3.4 Các tác động khác

− Trong giai đoạn thi công:

▪ Tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật dưới nước

Trang 27

▪ An toàn sức khoẻ của công nhân và người dân trong khu vực

▪ Tác động đến việc lấy nước thuỷ sản

▪ Phát hiện tình cờ

− Trong giai đoạn vận hành:

▪ Thay đổi chế độ thuỷ văn, dòng chảy

▪ Điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

5.4.1.1 Về thu gom và xử lý nước thải

− Trong giai đoạn thi công:

▪ Thuê nhà dân xung quanh khu vực công trình để làm văn phòng và nơi lưu trú của công nhân thi công, ưu tiên thuê các nhà dân có sẵn bể tự hoại 3 ngăn thu gom nước thải sinh hoạt công nhân

▪ Bố trí 01 nhà vệ sinh di động có kích thước bể chứa 500 lít trên công trường Nhà vệ sinh di động dùng để thu gom nước thải bài tiết (phân, nước tiểu, ) từ các công nhân, đây là những nước thải chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao vì vậy bắt buộc phải xử lý trước khi xả thải ra môi trường Đơn vị thi công sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, xử lý theo quy định khi các bể chứa này đầy Việc lựa chọn vị trí nhà vệ sinh di động phải đảm bảo: bố trí gần khu vực lán trại, cách xa nguồn nước sử dụng, không gây mất mỹ quan Công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm, quy định vệ sinh của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng (TCVN 79572008) Khi kết thúc giai đoạn xây dựng, các nhà vệ sinh

di động này cũng được tháo dỡ, trả lại mặt bằng cho khu vực Dự án

▪ Nước thải xây dựng được dẫn vào bể lắng và tách dầu sau đó được sử dụng để tưới ẩm khu vực Dự án

▪ Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào khu vực thoát nước tự nhiên của khu vực

− Trong giai đoạn vận hành: Sử dụng lao động tại địa phương để hạn chế lượng nước thải phát sinh

Trang 28

− Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm trên công trường, trang bị bảo hộ lao động

5.4.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công

nghiệp thông thường

5.4.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt

− Trong giai đoạn thi công:

▪ Rác sinh hoạt trên các sà lan thi công được thu gom và chứa trong 01 thùng rác

có dung tích mỗi thùng khoảng 120 lít, có nắp đậy Cuối mỗi ngày, công nhân sẽ đem về nhà trọ Tại đây, công nhân sẽ thực hiện việc phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu tác động của rác thải đến môi trường

▪ Chất thải rắn có thể tái chế sử dụng (lọ nhựa, thủy tinh, giấy loại, bì ni lông, ) được thu gom để bán phế liệu

▪ Đối với lượng rác không thể tái chế sẽ được đưa ra khu vực tập kết rác thải của

xã gần nhất để đơn vị môi trường thu gom vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện xử lý

− Trong giai đoạn vận hành: rác thải chủ yếu phát sinh khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống kè sẽ được cán bộ vận hành và bảo dưỡng mang lên bờ và giao cho đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định sau khi bảo dưỡng xong

5.4.2.2 Chất thải rắn xây dựng thông thường

− Trong giai đoạn thi công: chất thải rắn xây dựng được thu gom, phân loại thành các nhóm và xử lý cụ thể như sau:

▪ Chất thải rắn có thể tái chế: Các loại sắt thép, bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa, dây nhựa được thu gom và chứa trong các thùng rác 120L Sau đó, đơn vị thi công hợp đồng chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu mua mỗi tuần theo đúng quy định

▪ Chất thải rắn không thể tái chế: Các loại chất thải như gạch, xà bần, bê tông, được chứa trong các thùng rác 240L và sau đó được vận chuyển tới khu vực tập kết rác của địa phương trong ngày

− Trong giai đoạn vận hành: rác thải chủ yếu phát sinh khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống kè sẽ được Đơn vị vận hành và bảo dưỡng mang lên bờ và giao cho đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định sau khi bảo dưỡng xong

5.4.2.3 Chất thải rắn nguy hại

− Trong giai đoạn thi công:

▪ Chủ dự án sẽ yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng hạng mục kho chứa chất thải nguy hại đầu tiên khi bắt đầu thi công

Trang 29

▪ Ngăn ngừa dầu thấm xuống đất hoặc tràn vào nguồn nước lân cận: Khu vực để nhiên liệu và lưu giữ dầu thải, chất thải chứa dầu chờ chuyển đi sẽ bố trí 1 vị trí nhất định, cao ráo, tại công trường Vị trí này sẽ được tính toán chi tiết, đủ sức chứa các phuy dầu thải và chất thải chứa dầu thu gom từ các nguồn thải khác nhau trong thi công trước khi chuyển đi để xử lý tiếp theo; vị trí để nhiên liệu và lưu giữ dầu thải, chất thải chứa dầu chờ chuyển đi có mái che, nền làm bằng xi măng và có gờ chắn Đồng thời, trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định

▪ Thu gom và lưu giữ đúng quy cách: Toàn bộ dầu thải và chất thải nhiễm dầu từ khu vực bảo dưỡng máy móc thiết bị tại công trường sẽ được thu gom vào các phuy riêng biệt, loại cho dầu thải và loại cho chất thải nhiễm dầu Sau khi đầy, các phuy này được chuyển ra kho lưu trữ chờ chuyển đi đã bố trí ở trên, đồng thời với việc bố trí phuy mới tại khu vực sửa chữa Tại mỗi khu vực công trường cần bố trí 2 phuy (Thể tích mỗi phuy 200L) bên ngoài phuy dán nhãn “chứa chất thải lỏng nguy hại” và hướng dẫn mọi người đổ dầu nhớt thải vào thùng phuy; 1 thùng chứa chất thải nhiễm dầu thể tích 240L có nắp đậy kín, bên ngoài thùng dán nhãn “chứa chất thải rắn nhiễm dầu” và hướng dẫn mọi người bỏ chất thải nhiễm dầu vào thùng này; 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang thải thể tích 60L

có nắp đậy kín, bên ngoài thùng dán nhãn “bóng đèn huỳnh quang thải” và hướng dẫn mọi người bỏ bóng đèn huỳnh quang vào thùng này

▪ Chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển và xử lý bởi các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom và xử lý thông qua hợp đồng theo đúng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

▪ Tần suất định kỳ chuyển giao xử lý: 1 tuần/lần (ngoài ra có thể vận chuyển xử lý khi cần thiết nếu lượng chất thải nguy hại nhiều hoặc không thể tạm lưu chứa được tại khu vực công trường)

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

Giai đoạn thi công:

− Sắp xếp thời gian thi công hợp lý và sử dụng thiết bị, máy móc đảm bảo chất lượng

− Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra các loại phương tiện vận chuyển, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định Tránh sử dụng các loại phương tiện, máy móc quá cũ tạo ra tiếng ồn lớn

− Hạn chế sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc thiết bị thi công gây

độ ồn lớn vào cũng một thời điểm để tránh tác động cộng hưởng tiếng ồn

5.4.4 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

5.4.4.1 Tác động đến việc lấy nước nuôi thuỷ sản

Trang 30

− Tham vấn người dân và chính quyền địa phương về thời gian xây dựng nhằm hạn chế tới hoạt động sản xuất của người dân khu vực xung quanh

5.4.4.2 Tác động do tập trung công nhân

− Xây dựng quy chế quản lý công nhân và phổ biến thực hiện trước khi thi công

− Đăng ký tạm trú cho công nhân và phối hợp với chính quyền địa phương, trưởng thôn/tổ dân phố trong quản lý công nhân

− Sử dụng tối đa công nhân lao động phổ thông tại địa phương

− Tuyên truyền, vận động người dân trong việc hợp tác, hỗ trợ công nhân trong thời gian thi công

5.4.4.3 Phương án phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường

a) Trong giai đoạn thi công

− Các thiết bị, máy móc phải được kiểm tra định kỳ

− Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi làm việc vào ban đêm

− Có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật

− Cung cấp đầy đủ trang, thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay cách điện, ủng cách điện, khẩu trang, kính hàn, và có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng

− Tuyên truyền và tập huấn thường xuyên cho cán bộ công nhân tham gia thi công trên công trường về các quy trình an toàn vệ sinh lao động

− Phải có trang bị phao để đề phòng trường hợp ngã xuống biển

− Niêm yết kế hoạch quản lý môi trường tại UBND xã nơi thực hiện dự án, để dân biết kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường khi thi công

− Thông báo kế hoạch thi công cho chính quyền địa phương trước khi triển khai thực hiện

− Chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp

b) Trong giai đoạn vận hành

− Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành công trình kè xảy ra ngoài ý muốn do các diễn biến phức tạp tự nhiên Tuy nhiên để hạn chế mức thấp nhất có thể xảy ra trong quá trình vận hành chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thiết kế các công trình rà soát đo đạc kỹ các yếu tố địa chất nền, móng, địa chất và qui luật đường bờ trước khi thi công công trình

− Yêu cầu lựa chọn vật liệu, kích thước chân bảo vệ kè bờ bao đảm bảo phòng tránh xói lở có thể xảy ra trong quá trình vận hành

− Tính toán chiều cao, kè giảm sóng trên cơ sở đo đạc thực tế mức độ sóng trên sông, biển và mực nước triều cường

Trang 31

− Thường xuyên duy tu bảo dưỡng, kiểm tra phát hiện các vết nứt, điểm sạt lở xuất hiện trên tuyến kè và có biện pháp khắc phục kịp thời

− Thiết lập qui trình, kế hoạch ứng cứu khi xảy ra các sự cố

− Tổ chức đánh giá thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công dự án

5.5.1.1 Giám sát chất thải

− Nội dung của công tác giám sát chất thải bao gồm: Giám sát khối lượng, thành phần rác thải và nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, dầu mỡ thải

− Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

− Thời gian thực hiện: bắt đầu thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị mặt bằng đến khi cuối giai đoạn thi công

− Công việc này do các đơn vị thi công trực tiếp thực hiện, chủ dự án và tư vấn giám sát xây dựng sẽ giám sát của các đơn vị thi công và báo cáo lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang sau các đợt giám sát

5.5.1.2 Giám sát chất lượng môi trường khác

− Giám sát nước mặt:

▪ Tần suất: 03 tháng/ 01 lần

▪ Vị trí giám sát: 2 vị trí (01 vị trí trên tuyến kè từ kênh Cống Thần Nông - cửa kênh Vàm Răng; 01 vị trí trên tuyến kè từ kênh Mương Khâm - Hòn Me)

▪ Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, Độ đục, TSS, COD, BOD5, Tổng N, NH4+, NO3-, NO2, Tổng P, PO43-, Tổng Coliform;

▪ Quy chuẩn so sánh: QCVN 10:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

− Giám sát trầm tích:

▪ Tần suất: 03 tháng/01 lần

▪ Vị trí giám sát: 02 vị trí (1 vị trí tại tuyến kè Đoạn kè từ kênh Cống Thần Nông đến cửa kênh Vàm Răng và 1 vị trí từ kênh Mương Khâm - Hòn Me)

▪ Chỉ tiêu giám sát: Chỉ tiêu giám sát: pHKCl, Cu, Fe, Mn, Zn, Cd, As

▪ Quy chuẩn so sánh: QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích (cột trầm tích nước mặn, nước lợ)

Trang 32

5.5.2 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành

Do tính chất của Dự án là tuyến kè, vì vậy không bố trí các điểm giám sát môi trường trong giai đoạn thử nghiệm và vận hành, khai thác tuyến kè Đơn vị vận hành sẽ định kỳ quan trắc lún định kỳ 2 lần/năm để có các biện pháp xử lý kịp thời tránh làm hư hỏng công trình, trong đó:

− Nội dung chủ yếu là quan trắc cao độ đỉnh kè sau thời gian công trình làm việc, so sánh với cao trình thi công lắp đặt hoàn thiện để đánh giá tốc độ lún và ổn định công trình

− Thời gian: hàng năm tiến hành đo đạc ít nhất 2 lần để đánh giá, thời điểm đo đạc vào thời gian biển êm, thời điểm trước và sau mùa sóng

Trang 33

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1 Thông tin về Dự án

1.1.1 Các thông tin chung của dự án

− Tên Dự án: Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

− Loại hình Dự án: mới

− Cơ quan chủ đầu tư Dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN và PTNT tỉnh Kiên Giang

− Thông tin liên hệ:

▪ Địa chỉ Số 40 - Lô B11 - Đường Tôn Đức Thắng - Phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

▪ Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Tư

▪ Điện thoại: 02773860189

− Tiến độ thực hiện dự án: 2023 -2024

▪ Thời gian chuẩn bị: năm 2023-2024

▪ Thời gian thi công: 2024

1.1.2 Vị trí địa lý của dự án

Dự án bao gồm 2 tuyến kè được xây dựng trong phạm vi từ xã Mỹ Lâm đến xã Thổ Sơn (giáp huyện Kiên Lương) thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang với phạm vi từ

10o04’03” đến 10o05’45” vĩ độ bắc, 104o53’21” đến 105o01’9” kinh độ Đông (xem trong

Bảng 4 và Hình 3)

Bảng 4: Tổng hợp vị trí của các tuyến kè thuộc dự án

TT Tên đoạn kè Địa điểm xây

Chiều dài (m)

10°5’

44.07’’

104°59' 31.26" 6.300

10°5' 11.42"

104°53' 20.8"

10°5' 32.76"

104°56' 24.49" 5.700

Trang 34

Hình 3: Bản đồ vị trí của dự án trong bản đồ tổng thể tỉnh Kiên Giang

1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Dự án sẽ sử dụng 3,5 ha đất vĩnh viễn Tuy nhiên, toàn bộ đây là đất bãi bồi và mặt nước, không có nhà cửa và các công trình xây dựng trên đất này Do đó, Dự án sẽ không phát sinh công tác bồi thường và di dời

1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường

Công trình xây dựng ngoài biển, phạm vi cách bìa rừng hiện trạng khoảng 100-120m

Do đó, dự án không ảnh hưởng đến nhà cửa và số dân phải di dời, không gây tổn thất

về ruộng đất, nhà cửa, các công trình, cơ sở hạ tầng…, Công trình cách nhà dân gần nhất

Trang 35

cũng trên 500 m và hoàn toàn không ảnh hưởng đối với các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa,

1.1.5 Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án

1.1.5.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của dự án là xây dựng tuyến kè làm lá chắn phòng, chống sạt lở ven biển, tuyến đê biển khu vực huyện Hòn Đất trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD), bảo tồn, tái tạo rừng ngập mặn và diện tích nông nghiệp ven biển huyện Hòn Đất, từng bước phục hồi phần đất liền đã bị sạt lở trong những năm qua, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế cho diện tích khoảng 35.000ha và khoảng 60.000 người dân các xã ven biển của huyện Hòn Đất được bảo vệ một cách bền vững

− Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khoảng 60.000 người dân các xã ven biển của huyện Hòn Đất

1.1.5.3 Nhiệm vụ công trình

− Xây dựng công trình Kè giảm sóng gây bồi, tạo bãi, chống sạt lở dài khoảng trên 10.000m nhằm tăng cường tính chống chịu BĐKH, đảm bảo an toàn tuyến đê biển để ổn định sản xuất và sinh kế cho người dân vùng ven biển huyện Hòn Đất

− Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế

1.2 Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế

1.2.1 Cấp công trình thủy lợi (công trình NN và PTNT)

Cấp của công trình thủy lợi được xác định theo Bảng 1 - Mục 3 - QCVN 04-05:2022 căn cứ vào các tiêu chí về năng lực phục vụ và đặc tính kỹ thuật của các loại công trình trong dự án Cấp công trình kè: Cấp IV

1.2.2 Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản

Trang 36

Bảng 5: Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản các công trình của dự án

a Cấp công trình

b Tần suất, mực nước thiết kế

- Tần suất tính toán ổn định kết cấu % 3,33

- Tần suất để tính toán thi công % 10,00

- Mực nước cao tổng hợp với P=3,33% Ztk m +1,48

Chiều cao sóng tính toán Hs m 1,36

1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.3.1 Các hạng mục công trình chính

Các hạng mục công trình của dự án là 2 đoạn kè (Hình 4) giảm sóng gây bồi, tạo bãi,

chống sạt lở dài khoảng 12.000m bằng bê tông cốt thép có kết cấu như sau (xem trong

− Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

− Cấp công trình: Công trình cấp IV

Trang 37

Hình 4: Vị trí tuyến kè của dự án (màu đỏ) Bảng 6: Quy mô kết cấu kè giảm sóng

TT Z đỉnh

(m)

Bmặt

1 +2,00 2,60 − Thân kè gồm 2 hàng cọc bê tông ly tâm dự

ứng lực đường kính D300, chiều dài 8-9m

Khoảng cách hai tim cọc theo phương ngang 2,1m, theo phương dọc 0,6m

− Trên đầu cọc bố trí hệ dầm giằng theo phương dọc và ngang bằng BTCT M400;

kích thước dầm dọc 50x30cm, dầm ngang 40x30cm, 50x30cm

− Bên trong kè dưới đệm phên tràm kích thước ô 20x20cm, trên xếp đá hộc 40-60cm

Toàn tuyến

Trang 38

Hình 5: Mặt cắt ngang điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm

Hình 6: Mặt bằng điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm

Hình 7: Hình phối cảnh đơn nguyên kè giảm sóng điển hình

Trang 39

1.3.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Do đặc thù của dự án là việc thi công sẽ diễn ra ở ngoài biển, phần lớn cấu kiện cho dự

án được sản xuất ở nhà máy, được vận chuyển đến chân công trình bằng sà lan và việc thi công chủ yếu diễn ra trên sà lan nên không có công trình phụ trợ được xây dựng cho

dự án

1.3.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1.3.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng

a) Nhà vệ sinh

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình, Chủ dự án/Nhà thầu sẽ thuê nhà dân trong khu vực dự án để làm lán trại, nhà điều hành của công trình Nhà thầu sẽ ưu tiên thuê các nhà dân có hệ thống bể phốt 3 ngăn để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường bên ngoài

Ngoài ra, Chủ dự án/Nhà thầu sẽ bố trí 2 nhà vệ sinh di động có kích thước bể chứa 500 lít trên công trường Nhà vệ sinh di động dùng để thu gom nước thải bài tiết (phân, nước tiểu, )

b) Nước thải xây dựng

Nước thải xây dựng của dự án chủ yếu là nước rửa thiết bị trộn bê tông Nước thải này

có hàm lượng pH cao, có khả năng trung hòa phèn trong đất và giảm được tác động tiêu cực của đất phèn đến môi trường nước nên được đổ xuống phần đất trống gần khu vực thi công nên không yêu cầu công trình xử lý

c) Khu chứa chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại

− Đối với chất thải sinh hoạt:

▪ Rác sinh hoạt trên các sà lan thi công được thu gom và chứa trong 04 thùng rác

có dung tích mỗi thùng khoảng 150 lít, có nắp đậy Cuối mỗi ngày, công nhân sẽ đem về nhà trọ Tại đây, công nhân sẽ thực hiện việc phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu tác động của rác thải đến môi trường

▪ Chất thải rắn có thể tái chế sử dụng (lọ nhựa, thủy tinh, giấy loại, bì ni lông, ) được thu gom để bán phế liệu

▪ Đối với lượng rác không thể tái chế sẽ được đưa ra khu vực tập kết rác thải của

xã gần nhất để đơn vị môi trường thu gom vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện xử lý

− Đối với chất thải nguy hại:

▪ Toàn bộ dầu thải và chất thải nhiễm dầu từ khu vực bảo dưỡng máy móc thiết bị tại công trường sẽ được thu gom vào các phuy riêng biệt, loại cho dầu thải và loại

Trang 40

phuy dán nhãn “chứa chất thải lỏng nguy hại” và hướng dẫn mọi người đổ dầu nhớt thải vào thùng phuy; (ii) 1 thùng chứa chất thải nhiễm dầu thể tích 240L có nắp đậy kín, bên ngoài thùng dán nhãn “chứa chất thải rắn nhiễm dầu” và hướng dẫn mọi người bỏ chất thải nhiễm dầu vào thùng này; (iii) 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang thải thể tích 60L có nắp đậy kín, bên ngoài thùng dán nhãn

“bóng đèn huỳnh quang thải” và hướng dẫn mọi người bỏ bóng đèn huỳnh quang vào thùng này

▪ Chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển và xử lý bởi các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom và xử lý thông qua hợp đồng theo đúng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

▪ Tần suất định kỳ chuyển giao xử lý: 1 tuần/lần (ngoài ra có thể vận chuyển xử lý khi cần thiết nếu lượng chất thải nguy hại nhiều hoặc không thể tạm lưu chứa được tại khu vực công trường)

− Chất thải rắn xây dựng:

▪ Chất thải rắn có thể tái chế: sắt thép, bao xi măng, thùng nhựa, dây nhựa được chứa trong 1 thùng rác 240L trên sà lan Sau đó, đơn vị thi công hợp đồng chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu mua mỗi tuần theo đúng quy định

▪ Chất thải rắn không thể tái chế: bố trí gạch, đá dư được thu gom và chứa vào thùng 240 trên sà lan và sau đó được vận chuyển tới khu vực tập kết rác của địa phương trong ngày

1.3.3.2 Giai đoạn vận hành

Các hạng mục công trình của dự án sẽ được bàn giao cho các đơn vị quản lý chuyên trách để quản lý và vận hành Do vậy, Dự án sẽ không bố trí các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn này

1.4 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn cung cấp

Lượng nguyên, vật liệu sử dụng: xem Bảng 7

Bảng 7: Tổng hợp các nguyên, nhiên và vật liệu sử dụng cho dự án

4 Bê tông bền sun phát M300 dầm giằng các loại m3 2.158,0

Ngày đăng: 24/03/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w