Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
402,15 KB
Nội dung
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn học: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS HUỲNH QUỐC KHIÊM Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG NGỌC KHẢ DI PHẠM THỊ NGỌC HIỀN NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN NGUYỄN LÊ MINH PHƯƠNG NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG Lớp: FIN313_231_1_D05 - Nhóm: 4 TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 LỜI CAM ĐOAN Chúng em là : TRƯƠNG NGỌC KHẢ DI – MSSV : 030138220052 PHẠM THỊ NGỌC HIỀN – MSSV : 030138220126 NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU – MSSV : 030138220181 PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN – MSSV : 030138220249 NGUYỄN LÊ MINH PHƯƠNG – MSSV : 030138220324 NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG – MSSV : 030138220421 Cam đoan bài tiểu luận nhóm: Quá trình hình thành và phát triển ngành chứng khoán tại Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: ThS HUỲNH QUỐC KHIÊM Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính chất độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng em TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2023 Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) TRƯƠNG NGỌC KHẢ DI PHẠM THỊ NGỌC HIỀN Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) NGUYỄN LÊ MINH PHƯƠNG NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Thành viên Công việc Mức độ Ghi chú hoàn thành - Tìm và nộp nội dung 1 Trương Ngọc chương 2 mục 2.3, chương 3 100% Khả Di - Thuyết trình chương 1 và chương 2 mục 2.1 - Thuyết trình chương 2 mục 2 Phạm Thị 2.2, mục 2.3 và chương 3 100% Ngọc Hiền - Làm powerpoint chương 1 và chương 2 mục 2.2 - Tổng hợp nội dung và trình bày trên word 3 Nguyễn Thị - Làm powerpoint chương 2 100% Thúy Kiều mục 2.1 - In bài word nộp cho giảng viên Phạm Nguyễn - Tìm và nộp nội dung 4 Kim Ngân chương 1, chương 2 mục 2.1 100% và chương 3 5 Nguyễn Lê - Tìm và nộp nội dung 100% Minh Phương chương 2 mục 2.2, chương 3 - Tổng hợp nội dung và trình 6 Nguyễn Thị bày trên word 100% Huyền Trang - Làm powerpoint chương 2 mục 2.1, 2.3 và chương 3 Người phân công và đánh giá: Nguyễn Thị Thúy Kiều (nhóm trưởng) Xác nhận của các thành viên: Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) TRƯƠNG NGỌC KHẢ DI PHẠM THỊ NGỌC HIỀN Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) NGUYỄN LÊ MINH PHƯƠNG NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG MỤC LỤC Lời cam đoan Bảng phân công công việc Mục lục Danh mục hình ảnh Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3 BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÀNH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CỘT MỐC ẤN TƯỢNG 2.1.1 Giai đoạn 1996 đến 2000 2.1.2 Giai đoạn 2001 đến 2010… 2.1.3 Giai đoạn từ 2011 đến 2014 2.1.4 Giai đoạn từ 2015 đến nay 2.2 NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.2.1 Thị trường cổ phiếu 2.2.2 Thị trường trái phiếu 2.2.3 Thị trường chứng khoán phái sinh 2.3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.3.1 Đẩy mạnh hợp tác đa phương và song phương 2.3.2 Nâng cao vị thế ngành chứng khoán Việt Nam trên thị trường chứng khoán quốc tế Chương 3: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN CHUNG CỦA NHÓM Danh mục tài liệu tham khảo DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Diễn biến VN-Index và HNX-Index năm 2021 Hình 2.2 Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2016-2020 Hình 2.3 Thống kê giao dịch chứng khoán phái sinh Hình 2.4 Số tài khoản mở mới và VN-Index từ 2018 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư Có thể định nghĩa rằng : Thị trường chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ và quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thị trường chứng khoán hoạt động Việc nghiên cứu và phân tích đề tài này giúp nhóm chúng em thấu hiểu những thách thức và cơ hội trong tương lai của thị trường từ đó rút ra được những kiến thức thực tế bổ ích để ứng dụng cho công việc trong tương lai mà cụ thể là lĩnh vực tài chính - ngân hàng mà chúng em đang theo học, đồng thời có thể hiểu rõ hơn về các giai đoạn quan trọng, những sự kiện đặc biệt và cách mà thị trường chứng khoán đã định hình ngành công nghiệp tài chính 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam từ đó rút ra nhận xét khách quan của nhóm về thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm hiện tại Phương pháp nghiên cứu của nhóm chủ yếu là thu thập, nghiên cứu thông tin và phân tích dữ liệu từ các bài báo, trang web, giáo trình Từ đó tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu đã thu thập được 1.3 BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của ngành chứng khoán Việt Nam Chương 3: Nhận xét, kết luận chung của nhóm 1 Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÀNH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CỘT MỐC ẤN TƯỢNG Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay được chia thành 4 giai đoạn: 2.1.1 Giai đoạn từ 1996 đến 2000 Ngày 28/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP, đánh dấu việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam.Việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đã tạo nền tảng cho sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của thị trường Uỷ ban này không chỉ giữ vai trò quản lý mà còn định hình chiều hướng phát triển của thị trường chứng khoán Ngày 11/07/1998, theo Nghị định 48/CP, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức khai sinh Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) ra đời Sự ra đời của HoSE đã tạo ra một môi trường giao dịch chuyên nghiệp, góp phần tạo ra sức hút và niềm tin từ các nhà đầu tư Ngày 28/07/2000, diễn ra phiên giao dịch đầu tiên với sự sôi động, REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần Sam Holdings) là hai mã cổ phiếu xuất hiện trong phiên giao dịch; mỗi tuần có 2 phiên giao dịch Những phiên giao dịch hàng tuần từ các doanh nghiệp đã đóng góp vào việc tạo lập lịch trình ổn định cho thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các nhà đầu tư Điều này đã giúp thị trường chứng khoán phát triển không chỉ về quy mô mà còn về tính minh bạch và tính thanh khoản Như vậy, giai đoạn từ 1996 đến 2000 được coi là thời kỳ quan trọng, là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Chứng khoán Việt Nam 2.1.2 Giai đoạn từ 2001 đến 2010 Năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập Sự ra đời của VSD đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quản lý và xử lý các giao dịch chứng khoán, tạo ra một hệ thống lưu ký hiệu quả, giúp tăng cường tính minh bạch và an toàn trong quản lý tài sản chứng khoán Ngày 08/03/2005, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ra đời Việc HNX ra đời không những mở rộng không gian giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm cơ hội giao dịch, đồng thời đa dạng hóa thị trường chứng khoán Năm 2006, việc Quốc hội ban hành Luật chứng khoán Việt Nam là bước ngoặt quan trọng, làm cho thị trường có bước nhảy vọt mạnh mẽ, vốn hoá đạt 22,7% GDP Việc quốc hội ban hành Luật chứng khoán đã đưa ra khung pháp luật chặt chẽ, tạo nền 2 tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động giao dịch chứng khoán, điều này đã giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Năm 2007, việc áp dụng chính thức các đạo luật chứng khoán đưa chỉ số vốn hoá thị trường lên mức trên 43% GDP Quyết định nới rộng thời gian giao dịch và ra mắt sàn UPCoM đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp chưa niêm yết, đồng thời giúp thị trường trở nên đa dạng và linh hoạt hơn Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thị trường Chứng khoán gặp nhiều khó khăn, vốn hoá giảm xuống còn 18% GDP Năm 2009, sự hồi phục nhẹ của thị trường được thấy rõ khi vốn hóa tăng lên 37,71%, đồng thời nhiều công ty niêm yết báo hiệu tích cực Nhìn chung, từ 2001 đến 2010, thị trường chứng khoán trải qua 10 năm thăng trầm Điển hình vào năm 2010 là một năm bất lợi của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, tuy nhiên vào nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12, thị trường đã có dấu hiệu hồi phục và hy vọng sẽ khởi sắc trong năm 2011 2.1.3 Giai đoạn từ 2011 đến 2014 Ngày 06/02/2012, chỉ số VN30 - nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn xuất hiện trên sàn HoSE Sự ra đời của chỉ số này đánh dấu sự tăng cường trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn, từ đó thúc đẩy sự quan tâm từ phía nhà đầu tư và tạo đà tích cực cho sự phát triển của thị trường Tháng 09/2012, thay đổi trong cách thức giao dịch như việc rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống còn T+3, thuận lợi hơn nên thu hút nhiều nhà đầu tư Quyết định rút ngắn thời gian thanh toán đã giảm rủi ro và tăng tính thanh khoản, thuận lợi cho nhà đầu tư Điều này đã đóng góp vào việc tăng cường tính tích cực và sự tin tưởng của thị trường Ngày 22/07/2013, thời gian giao dịch mở rộng đến 15h chiều trên sàn HoSE và sau 7 ngày, sàn HNX cũng thay đổi thời gian giao dịch tương tự Việc kéo dài thời gian giao dịch lên đến 15h chiều trên sàn HoSE và sau đó trên sàn HNX đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, cung cấp thêm thời gian để tham gia giao dịch và tăng cơ hội lợi nhuận Bổ sung loại lệnh mới như lệnh thị trường, ATC, và nhiều thay đổi khác Những cải tiến trong giai đoạn từ 2011-2014 đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Tăng cường thanh khoản, mở rộng thời gian giao dịch, và sự đa dạng hóa loại lệnh là những yếu tố quan trọng giúp thị trường trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững trong tương lai 2.1.4 Giai đoạn từ 2015 đến nay 3 Ngày 01/07/2015, sàn UPCoM điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% lên thành +/- 15%, tạo ra một môi trường giao dịch linh hoạt hơn Ngày 01/01/2016, chu kỳ thanh toán T+3 rút ngắn xuống T+2, góp phần đã giảm rủi ro và tăng tính thanh khoản của thị trường Tháng 8/2017, chứng khoán phái sinh xuất hiện, đánh dấu sự đa dạng về phương thức đầu tư trong thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2019, Luật Chứng khoán đã trải qua một lượt thay đổi với nhiều điểm mới mang tính đột phá, kèm theo đó là sự điều chỉnh và bổ sung các văn bản quy phạm dưới Luật, điều này đã đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống khung pháp luật Cuối năm 2020, tổng quy mô thị trường chứng khoán đạt 131,95% GDP, chiếm tỉ trọng 47% tổng tài sản hệ thống tài chính, dần tiệm cận với quy mô tín dụng ngân hàng Thậm chí, vượt xa tỉ trọng 21% của năm 2010 Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn và tăng trưởng của thị trường so với các lĩnh vực khác Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bứt phá mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2021, lập kỷ lục mới về chỉ số và giá trị giao dịch Đến cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020 Sáng 11/12/2021, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quản lý và phát triển thị trường Tóm lại, các thành tựu và sự kiện trên đã làm nổi bật sự phát triển tích cực và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn quan trọng này Điều này không chỉ làm tăng cường niềm tin của nhà đầu tư mà còn thể hiện sự đổi mới và sẵn sàng của thị trường để đối mặt với thách thức và cơ hội mới 2.2 NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.2.1 Thị trường cổ phiếu Theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ước tính đến ngày 31/12/2018, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP (cuối 2017 là 70,2% GDP) Thanh khoản thị trường luôn đạt ở mức cao trong vài năm trở lại đây, kể cả thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số và giá trị giao dịch Tính đến cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt gần 1,500 điểm 4 Hình 2.1: Diễn biến VN-Index và HNX-Index năm 2021 (Đơn vị tính: điểm) (Nguồn: vietstock.vn, 2021) Đối với thị trường cổ phiếu cần thúc đẩy vấn đề minh bạch thông tin, gia tăng uy tín của thị trường để ngày càng phát triển hơn Ngoài việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch hơn nữa việc công bố thông tin, giao dịch trên thị trường chứng khoán, Chính phủ vẫn tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước Đồng thời, xúc tiến nhanh việc đưa các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa lên niêm yết và giao dịch trên Sàn chứng khoán Việc bán phần vốn nhà nước ở nhiều doanh nghiệp thời gian qua đã thu hút thêm dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước 2.2.2 Thị trường trái phiếu Năm 2000, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được hình thành và từng bước phát triển cho đến ngày nay đã có nhiều thành tựu đáng kể Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán ACBS, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua nhưng vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai Đến cuối năm 2020, dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 10,3% tổng dư nợ tín dụng và bằng 15,1% GDP 5 Hình 2.2: Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2016-2020 (Đơn vị tính: %/năm) (Nguồn: Fingroup, ACBS, 2020) Các doanh nghiệp phát hành chưa được xếp hạng tín nhiệm và phần lớn các đợt phát hành là phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tổ chức mà chủ yếu là ngân hàng Theo dữ liệu từ FinGroup, hơn 70% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là do các ngân hàng nắm giữ Do đó, ngân hàng vẫn đóng vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế Năm 2009, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt ra đời với vai trò then chốt trên thị trường trái phiếu, đáp ứng hai mục tiêu: thứ nhất, là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ công tác phối hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ và thứ hai là góp phần củng cố hình ảnh, độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế Sự phát triển của thị trường chứng khoán giúp cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam bền vững hơn Trước đây, vốn phụ thuộc vào Ngân hàng thương mại với lợi thế huy động vốn ngắn hạn và có thế mạnh cho vay vốn lưu động Cùng với thị trường trái phiếu, các doanh nghiệp có nhiều kênh huy động vốn đa dạng và chất lượng hơn Mỗi loại vốn có đặc điểm, tính chất khác nhau, doanh nghiệp có thể xây dựng cấu trúc vốn tối ưu, an toàn và linh hoạt Định hướng của Chính phủ trong những năm sắp tới là phát triển kênh trái phiếu, bởi khi doanh nghiệp cần nguồn vốn đầu tư dài hạn thì vẫn ưu tiên huy động vốn bằng trái phiếu vì có hiệu quả hơn thông qua vốn cổ phiếu Chính phủ cần đa dạng hơn nữa các chính sách khuyến khích, phát triển trái phiếu doanh nghiệp, không chỉ là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản mà của 6 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác; đồng thời, thành lập Tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để minh bạch thông tin, kiểm soát rủi ro đối với nhà các đầu tư tham gia 2.2.3 Thị trường chứng khoán phái sinh Trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã có những hoạt động chuẩn bị cho việc ra đời Thị trường Chứng khoán phái sinh: Năm 1998, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) có Đề án Phát triển thị trường hàng hóa kỳ hạn về nông sản Năm 2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch) hợp tác với một số tổ chức tài chính Hoa Kỳ tổ chức Sàn giao dịch kỳ hạn hạt điều Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Thương mại, trong đó có quy định giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa Sau ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) qua đó tham gia vào thị trường rộng lớn toàn cầu Chính sự kiện trọng đại này đã góp phần hoàn thiện, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam đi theo con đường quốc tế hoá thị trường tài chính Xu thế tự do hoá tài chính từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ quốc gia nào mà nó đang là hướng đi tất yếu bắt buộc để các quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới Bởi vậy, việc cấu trúc lại hệ thống tài chính, xây dựng và hình thành thị trường chứng khoán phái sinh cũng có thể xem là vấn đề tất yếu, cần phải được chú trọng và đầu tư đúng chuẩn Năm 2011, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bắt đầu xây dựng đề án và tổ chức nhiều cuộc hội thảo về thị trường chứng khoán phái sinh Năm 2012, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt, qua đó Bộ Tài chính thành lập ban soạn thảo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thị trường Chứng khoán Phái sinh nhằm tạo khung pháp lý để xây dựng và phát triển Thị trường Chứng khoán Phái sinh Việt Nam Ngày 11/3/2014, Thủ tướng ký quyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thị trường Chứng khoán Phái sinh Việt Nam Mặc dù nguồn cung ứng chứng khoán cho thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay còn nhiều hạn chế, nhưng với mục tiêu cổ phần hoá tất cả các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt, trong Hội nghị “Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước” được tổ chức ngày 13/11/2015, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước nghiêm túc đẩy mạnh, khẩn trương quá trình cổ phần hoá Có thể nói đề án cổ phần 7 hoá các doanh nghiệp quy mô lớn như Mobifone, Vinalines, … hay việc thoái hoá vốn Nhà nước ở các công ty tên tuổi hàng đầu như Vinamilk, FPT, Bảo Minh, sẽ mang lại cổ phiếu được nhà đông đảo nhà đầu tư chào đón trên sàn chứng khoán, qua đó làm phong phú danh mục đầu tư hàng hoá cơ sở và mang lại tương lai hứa hẹn cho Thị trường Chứng khoán Phái sinh Ngày 10/8/2017, Thị trường Chứng khoán Phái sinh chính thức được khai trường đưa vào vận hành tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với sản phẩm đầu tiên đưa vào giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Thị trường chứng khoán phái sinh giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường chứng khoán cơ sở Việc ra đời thị trường chứng khoán phái sinh đã tạo một bước ngoặt mới cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung Năm 2019, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã cho ra mắt sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm Năm 2021, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tiếp tục được đưa vào giao dịch, phù hợp định hướng và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Hình 2.3: Thống kê giao dịch chứng khoán phái sinh (Đơn vị tính: chục nghìn) (Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, 2022) Sau 6 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã có bước tăng trưởng ổn định, giao dịch sôi động và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường Qua đó, quy mô thị trường và thanh khoản của sản phẩm hợp đồng tương lai, chỉ số VN30 tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng bình quân 38,65%/năm vào giai đoạn 2018 - 2022, trong đó, năm 2020 được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất 79,9% 8 Trong giai đoạn thị trường giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19 năm 2022, thanh khoản thị trường phái sinh (hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30) ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng mạnh 43,8% so với năm 2021 Điều này phù hợp với diễn biến chung của thị trường chứng khoán phái sinh thế giới, khi các thị trường cơ sở trên thế giới bước vào xu hướng giảm, giao dịch chứng khoán cơ sở giảm, trong khi đó nhu cầu phòng vệ rủi ro cho danh mục chứng khoán cơ sở tăng lên, khiến dòng tiền tập trung vào thị trường chứng khoán phái sinh như một tất yếu khách quan Trong 7 tháng đầu năm 2023, khối lượng giao dịch bình quân đạt 225.178 hợp đồng/phiên, giảm 17,41% so với năm 2022, tuy nhiên đây vẫn là mức giao dịch bình quân năm cao thứ nhì, chỉ sau mức cao nhất trong năm 2022 Hình 2.4: Số tài khoản mở mới và VN-Index từ 2018 (Đơn vị tính: tài khoản) (Nguồn: VSD, 2023) Từ đó có thể thấy được thị trường phái sinh đã ngày càng thu hút nhà đầu tư, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh liên tục tăng lên Sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán phái sinh cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài Thị trường chứng khoán phái sinh là giải pháp hữu hiệu để giữ chân dòng tiền ở lại thị trường chứng khoán, tránh tình trạng nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường khi thị trường cơ sở sụt giảm Hệ thống các thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh cũng phát triển nhanh chóng, từ 7 công ty chứng khoán thành viên khi mới khai trương 9 thị trường, đến nay đã có 24 công ty chứng khoán thành viên Các công ty chứng khoán thành viên này đều có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên 2.3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.3.1 Đẩy mạnh hợp tác đa phương và song phương Việt Nam đang xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, bao gồm: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, ngoại giao nghị viện Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương: “Đẩy mạnh song phương và nâng tầm đa phương là định hướng đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới” Đối tác chiến lược toàn diện: + Trung Quốc (2008) + Nga (2012) + Ấn Độ (2016) + Hàn Quốc (2022) + Hoa Kỳ (2023) + Nhật Bản (27/11/2023) Hiệp định thương mại tự do (FTA): Việt Nam đã ký kết, thực hiện và đang tiến hành đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định Thương mại Tự do: + 10 FTA đã ký kết và thực hiện + 2 FTA đã ký kết và đang trong thời gian phê chuẩn + 1 FTA vừa kết thúc đàm phán + 3 FTA đang đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (ký vào tháng 3/2008 với 11 quốc gia) 2.3.2 Nâng cao vị thế ngành chứng khoán Việt Nam trên thị trường chứng khoán quốc tế Đối với thị trường cổ phiếu: Tiếp nối đà tăng của năm 2021, thị trường cổ phiếu Việt Nam đã đạt mức điểm lịch sử là 1528,57 điểm vào ngày 6/1/2022 Ngay sau đó, vì chịu tác động của chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm chỉ còn 911,9 điểm vào ngày 15/11/2022 Sau quá trình nỗ lực khôi phục, vào ngày 30/12/2022, chỉ số VN-Index chạm mức điểm 1007,09- giảm 32,8% so với cuối năm 2021 Đối với thị trường trái phiếu niêm yết: Thị trường trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp) có 450 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.743 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2021 (tính đến cuối năm 2022) 10 Đối với thị trường chứng khoán phái sinh và sản phẩm chứng khoán có bảo đảm (CW): thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với khối lượng giao dịch bình quân năm 2022 của hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng 44% so với bình quân năm trước Đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW): sau 3 năm triển khai, CW đã có sự phát triển mạnh mẽ và thu hút quan tâm của nhà đầu tư Tính chung cả năm 2022, khối lượng giao dịch chứng quyền đạt 32,36 triệu chứng quyền/năm, tăng 51% so với năm 2021 Các thành tựu tiêu biểu: + Tổ chức S&P Dow Jones đã đánh giá Việt Nam hạng B, B+ (triển vọng và ổn định) + Tổ chức Moody’s, trong 2 năm qua đã xếp Việt Nam là BAA2 (triển vọng và ổn định) + Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được 2 tổ chức xếp hạng thị trường uy tín nhất thế giới là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 (thị trường cận biên) Trong đó, FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên Nhóm 2 (thị trường mới nổi) 11 Chương 3: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN CHUNG CỦA NHÓM Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển đáng kể từ khi thành lập Ban đầu, thị trường có quy mô nhỏ, thiếu tính minh bạch và gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư Tuy nhiên, thông qua các biện pháp cải cách và chính sách hỗ trợ, thị trường đã trở nên linh hoạt hơn, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và công ty niêm yết Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về quy mô và thanh khoản của thị trường chứng khoán, điều này phản ánh sự tăng cường niềm tin từ phía các nhà đầu tư Sự mở cửa của các công ty nước ngoài cũng đã đóng góp vào sự đa dạng hóa và tính toàn cầu hóa của thị trường Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như biến động giá cổ phiếu lớn, rủi ro hệ thống và nhu cầu cải thiện các tiêu chí minh bạch và quản lý rủi ro Mặc dù, gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế với sự công nhận của các tổ chức xếp hạng thị trường quốc tế Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán tại Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu rủi ro, áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) khai thác thông tin, tăng cường giáo dục và cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán để mọi người hiểu rõ về cơ hội và rủi ro khi đầu tư, thiết lập hệ thống giám sát chặt chẽ và liên tục để kiểm tra các hoạt động giao dịch trên thị trường nhằm tuân thủ những nguyên tắc và quy định đã đề ra 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 1 Chí Kiên (2022), truy cập tại , [01/12/2023] 2 Minh Phương (2021), truy cập tại , [01/12/2023] 3 Nhật Quang (2023), truy cập tại , [01/12/2023] 4 PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa cùng tập thể tác giả (2016), Giáo trình Thị trường tài chính và các định chế tài chính, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh 5 Phạm Bảo Anh (2022), truy cập tại , [01/12/2023] 6 Tạ Thanh Bình (2023), truy cập tại https://vneconomy.vn/thi-truong-chung-khoan- viet-namdau-an-2022-va-trien-vong-2023.htm, [01/12/2023] 7 Tập thể tác giả (2018), Các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước (asiabizconsult.com), [01/12/2023] 8.Tập thể tác giả (2021), truy cập tại , [01/12/2023] 9 Tập thể tác giả (2022), truy cập tại , [ 01/12/2023]