1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY VIETNAM SUNEGY BẮC NINH Địa điểm: Lô CN09.1 và lô CN53, KCN Thuận Thành II, tỉnh Bắc Ninh

329 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 329
Dung lượng 55,79 MB

Nội dung

Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của Dự án với các Dự án khá

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Địa điểm: Lô CN-09.1 và lô CN-53, KCN Thuận Thành II, tỉnh Bắc Ninh

BẮC NINH, THÁNG NĂM 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

1 Xuất xứ của dự án 9

1.1 Thông tin chung về dự án 9

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 11

1.3 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 11

1.4 Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của Khu công nghiệp Thuận Thành II 16

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 17

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 17

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền 23

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 24

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 24

3.1 Tổ chức thực hiện 24

3.2 Danh sách những người tham gia ĐTM 26

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 28

4.1 Phương pháp ĐTM 28

4.2 Phương pháp khác 29

5 Tóm tắt về nội dung chính của báo cáo ĐTM 30

5.1 Thông tin về dự án 30

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 43

1.1 Thông tin về dự án 43

1.1.1 Tên dự án 43

1.1.2 Tên chủ dự án 43

1.1.4 Hiện trạng quản lý sử dụng đất, mặt nước của dự án 46

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 46

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của dự án 47

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 48

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 49

Trang 4

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 53

1.2.4 Các hoạt động của dự án 55

1.2.5 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 55

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án, nguồn cung cấp điện nước, nước và các sản phẩm của dự án 55

1.3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu hoá chất sử dụng của dự án 55

1.3.2 Nhu cầu sử dụng nước 56

1.3.3 Nhu cầu sử dụng điện 57

1.3.4 Sản phẩm đầu ra của dự án 57

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 57

1.4.2 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ 60

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 61

1.6 Tiến độ, tổng vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 61

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 61

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 63

CHƯƠNG 2 64

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 64

2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 64

2.2.1 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường khu vực dự án 64

a Điều kiện thời tiết, thời gian lấy mẫu 64

b Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 64

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 70

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện 71

Chương 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO, TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 72

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 72

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 72

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị 81

3.2 Đánh giá, dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai dự án đi vào hoạt động 82

Trang 5

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động trong quá trình dự án đi vào hoạt động 82

3.2.2 Các công trình biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành của dự án 124

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường 145

3.3.1 Danh mục các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 145

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình biện pháp bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 145

3.3.2 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác 145

3.3.4 Tóm tắt dự án toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 146

3.3.5 Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường 146

3.4 Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 147

3.4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 147

3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá 147

CHƯƠNG 4 150

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 150

Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 151

5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 151

5.2 Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 160

5.2.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 160 5.2.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại 161 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN 163

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 163

II Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn Error!

Bookmark not defined

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1: Bảng tổng hợp các hạng mục hiện hữu và khi ổn định của nhà máy

31

Bảng 1.2: Tọa độ giới hạn khu vực thực hiện dự án 43

Bảng 1.5: Các hạng mục công trình của dự án 48

Bảng 1.6: Hạng mục dây chuyền sản xuất sản phẩm chính của Nhà máy 48

Bảng 1.7: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng 55

Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nước của dự án tại địa điểm 1 57

Bảng 1.9: Danh mục máy móc thiết bị của dự án 60

Bảng 1.9: Tiến độ thực hiện của dự án 61

Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu không khí xung quanh 65

Bảng 2.2: Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm không khí khu vực dự án 65

Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu nước mặt 66

Bảng 2.12: Kết quả phân tích nước mặt khu vực dự án 67

Bảng 2.4: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu nước mặt 68

Bảng 2.5: Kết quả phân tích đất khu vực dự án 69

Bảng 3.1: Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của Dự án 72

Bảng 3.3: Dự báo nồng độ bụi trên đường vận chuyển 77

Bảng 3.4: Thành phần bụi khói của một số loại que hàn 78

Bảng 3.5: Tải lượng chất ô nhiễm trong quá trình hàn (mg/ 1 que hàn) 78

Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm khong khí do hoạt động hàn 78

Bảng 3.7: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 83

Bảng 3.8: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 84

Bảng 3.9: Tổng hợp các tác động tiêu cực của dự án 85

Bảng 3.10: Tóm tắt mức độ tác động đến các đối tượng/thành phần môi trường trong giai đoạn vận hành dự án 88

Bảng 3.11: Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho 90

hoạt động giao thông của 1 ngày của nhà máy tại địa điểm 1 90

Bảng 3.12: Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông trong giai đoạn vận hành 90

Bảng 3.13: Tải lượng khí thải phát sinh do các phương tiện tham gia giao thông trong giai đoạn ổn định 90

Bảng 3.14: Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông tại địa điểm 1 92

Bảng 3.15: Khí ô nhiễm và hệ số phát thải đối với một số loại hình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa 92

Bảng 3.16: Nồng độ VOC do quá trình ép tầng với TCVS 3733/2002/QĐ-BYT 94

Trang 7

Bảng 3.17: Thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước mưa 97

Bảng 3.18: Thống kê lượng nước thải phát sinh hàng ngày của nhà máy 97

Bảng 3.19: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại địa điểm 1 98

Bảng 3.20: Tổng hợp lượng chất thải sản xuất phát sinh tại Nhà máy 100

Bảng 3.21: Dự báo chất thải nguy hại phát sinh tại địa điểm 1 101

Bảng 3.22: Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông của 1 ngày của nhà máy tại địa điểm phương tiện tham gia giao thông trong giai đoạn ổn định 104

Bảng 3.24: Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải tại địa điểm 2 104

Bảng 3.16: Nồng độ VOC do quá trình ép tầng với TCVS 3733/2002/QĐ-BYT 105

Bảng 3.28: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 110

Bảng 3.29: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy 112

Bảng 3.30: Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh của dự án 114

Bảng 3.31: Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh của dự án 115

Bảng 3.32: Các tác hại của tiếng ồn 118

Bảng 3.36: Tiến độ thực hiện dự án tại địa điểm 2 145

Bảng 3.37: Kinh phí, công trình bảo vệ môi trường 146

Bảng 5.1: Kế hoạch quản lý môi trường của dự án 152

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí của Công ty 45

Hình 1.2: Quy trình sản xuất, gia công, lắp ráp tấm mô đun năng lượng mặt trời 58

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực hiện và quản lý của dự án 63

Hình 3.1: Mô hình phát tán nguồn đường 91

Hình 3.2: Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải của nhà máy 124

Hình 3.3: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 125

Hình 3.5: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt công suất 15 m3/ngày.đêm 126

Hình 3.4: Hình ảnh minh họa về làm thoáng nhà xưởng 128

Hình 3.6: Hệ thống xử lý khí thải tại địa điểm 1 129

Hình 3.7: Quy trình thu gom chất thải của Công ty 130

Hình 3.7: Sơ đồ rãnh thoát nước có hố ga 131

Hình 3.8: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải của dự án 132

Hình 3.9: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 132

Hình 3.11 : Sơ đồ thực hiện quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành 146

Hình 3.12 : Cơ cấu tổ chức an toàn môi trường trong giai đoạn vận hành 147

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

B

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD Nhu cầu oxy sinh hoá

COD Nhu cầu oxy hóa học

CHXHCN Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa

CP Chính Phủ

CTNH Chất thải nguy hại

K

KCN Khu công nghiệp

KPHT Không phát hiện thấy

QCCP Quy chuẩn cho phép

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/ngày (1.925 kWh/m2/năm) Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn các vùng ở phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung

và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm Nhằm đáp ứng cam kết của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc

về Biến đổi khí hậu (COP21) tháng 11/2015 Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra quan điểm phát triển năng lượng nói chung và điện năng nói riêng rất rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế trên thế giới và trong nước hiện nay

Đó là: “Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong đảm

bảo an ninh năng lượng, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường” Theo đó, đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể

như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030

Nắm bắt được tình hình thuận lợi đó, Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) được thành lập với sự đồng ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh với mã

số doanh nghiệp là 2301169109 cấp lần đầu ngày 10 tháng 03 năm 2021 và được Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số

3265028963 cấp lần đầu ngày 10 tháng 3 năm 2021 để hoạt động dự án “Nhà máy

Vietnam Sunergy Bắc Ninh” tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền,

huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Mục tiêu của dự án là sản xuất, gia công tấm pin năng lượng mặt trời Dự án này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 207/QĐ- STNMT ngày 15/4/2021 (Bản sao chụp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nằm tại phụ lục của báo cáo này)

Trang 12

Mặt khác, Ngày 26/9/ 2022, do diện tích nhà xưởng không đủ để đáp ứng sản xuất và nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên Công ty đã quyết định thuê thêm 12.166 m2 nhà xưởng của Công ty Cổ phần đầu tư NCS Bắc Ninh tại địa chỉ Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tăng công suất sản phẩm Dự này đã được Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ 03 ngày 26 tháng 9 năm 2022

+ Bổ sung thêm 01 địa điểm tại địa chỉ Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh;

+ Tăng quy mô sản xuất của nhà máy lên 4.000 MW/năm

Căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và căn cứ mục số 17, phụ lục II và mục số 12, phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án “Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh” thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Cấu trúc và nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được trình bày theo hướng dẫn tại Mẫu số 04 phụ lục

II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

ĐTM là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng mở rộng và lắp đặt thiết bị

và hoạt động vận hành của dự án ổn định Qua đó, lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu

để hạn chế và ngăn ngừa và xử lý những tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng Sau khi được phê duyệt, báo cáo này sẽ trở thành báo cáo chính thống, thay thế cho báo cáo cũ và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đây

Loại hình Dự án: Dự án thuộc loại hình bổ sung sản phẩm mới, nâng công suất công suất, thay đổi địa điểm

+ Địa điểm 1: Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

+ Địa điểm 2: Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Trang 13

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư “Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh” tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là đơn vị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự

án

1.3 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của

Dự án với các Dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trong công cuộc phát triển vào thời kỳ mới, các KCN, các công trình xây dựng

ở các quy mô khác nhau đang được xây dựng hàng loạt và ngày càng nhiều Xây dựng

và phát triển KCN tập trung là xu hướng chung của các quốc gia đang phát triển trên thế giới nhằm tạo ra bước chuyển biến vượt bậc trong nền kinh tế của một quốc gia Các KCN này có vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng lao động công nghiệp cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Phát triển các KCN nhằm tạo ra tiền đề toàn cầu hóa là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta Qua nhiều năm xây dựng và trong sự nghiệp CNH – HĐH: là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo việc làm, tiếp thu những công nghệ sản xuất và kỹ năng quản lý tiến tiến, hình thành một hệ thống đô thị mới ở nông thôn và góp phần công nghiệp hóa nông thôn nước ta

Dự án “Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh” tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hoàn toàn phù hợp với các chủ trương và định hướng phát triển của tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:

a Sự phù hợp của dự án với quy hoạch môi trường quốc gia

- Quyết định số 1393/2012/QĐ- TTG ngày 25/09/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2050:

+ Phù hợp với quan điểm, mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, cây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Mục tiêu Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu

tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh

Trang 14

+ Phù hợp với nhiệm vụ chiến lược xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại Thực hiện đô thị hoá nhanh, bền vững, duy trì lối sống hoà hợp với thiên nheien

ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu

- Theo quyết định 274/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/02/2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

có mục tiêu như sau:

+ Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: Phải xác định được các mục tiêu cơ bản,

có tính chất chủ đạo, xuyên suốt nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước;

+ Về mục tiêu cụ thể: định lượng được các mục tiêu cụ thể về các lập vùng bảo

vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên

và đa dạng sinh học; hình thành các khu quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo về chất lượng môi trường trên phạm vi

cả nước cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050

- Dự án phù hợp với Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 450/QĐ-TTg ngày 13/04/2022

+ Quan điểm của Chiến lược là môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa

là nhiệm vụ, cần được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; phát triển kinh

tế phải hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân có vai trò quan trọng; bảo vệ môi trường phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế Bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu Ưu tiên chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu,…

+ Tầm nhìn đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm

Trang 15

quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hoà với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050

Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát của nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phân đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước

Chiến lược cũng đề ra các mục tiêu cụ thể gồm chủ động phòng ngừa, kiểm soát các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi; tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ gồm chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường; bảo tồn thiên nhiên

và đa dạng sinh học, thúc đẩy bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên; chủ động bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính Sự phù hợp của dự án với chiến lược cụ thể như sau:

- Thực hiện phát triển hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường, chú trọng phát triển không gian xanh, công trình xanh, chống chịu với biến đổi khí hậu

- Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông gắn với bảo tồn

đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước Thúc đẩy mạnh mẽ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trong sản xuất, sinh hoạt

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật về thu gom, xử lý nước thải; thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đồng bộ, hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường

- Chủ động kiểm soát chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa theo hướng thân thiện với môi trường Thực hiện xanh hóa các ngành sản xuất công nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao, các khu công nghiệp sinh thái Khuyến khích sử dụng các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện với

Trang 16

môi trường

b Sự phù hợp của dự án với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác, các quy hoạch

và quy định khác của pháp luật có liên quan

* Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

- Quyết định 9028/QĐ- BTC ngày 08/10/2014 của Bộ công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Theo đó phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa- cao su và linh kiện phụ tùng điện – điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 cung ứng được 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên lãnh thỗ Việt Nam Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm linh kiện phụ tùng chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực này Đến năm 2030, cung ứng được 80% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất trong các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghệ cao

- Quyết định số 879/QĐ - TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lượng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035;

- Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Công văn số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh;

- Dự án phù hợp với "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được phê duyệt tại Quyết định số 1831/QĐTTg, ngày 09/10/2013 của Thủ Tướng Chính phủ, dựa trên các quan điểm phát triển cơ bản, bao gồm:

+ Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của tỉnh, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; tập trung tăng trưởng theo chiều sâu, tạo động lực phát triển để sớm thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước

+ Phát triển sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh, hài hoà; khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch

+ Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bao gồm: Tăng cường xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập

Trang 17

đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính

+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế, gắn các hoạt động ngoại giao với các hoạt động hợp tác kinh tế nhằm tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chính sách và môi trương đầu tư của tỉnh Qua đó, giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa

- xã hội, chính sách thu hút đầu tư, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư

- Dự án góp phần thúc đẩy và tiến tới hiện thực hóa quan điểm về phát triển kinh

tế xã hội tỉnh Bắc Ninh với chủ trương tăng thu hút vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Góp phần phát huy được các lợi thế trong xu hướng phát triển chung nhằm huy động tốt mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh Kết hợp các loại hình doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa hiệu quả, song chú ý đầu tư trang bị hiện đại, công nghệ mới ngay ở giai đoạn đầu Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề; kết hợp công nghiệp với các ngành sản xuất khác, du lịch, dịch vụ tạo hiệu quả tổng thể trên các lãnh thổ

Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 phê duyệt Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030, trong đó: “Quan điểm thu hút đầu tư: Ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có số thu ngân sách lớn, nâng cao mức sống của người lao động và nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, suất đầu tư lớn, tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo giá trị gia tăng cao Đầu tư đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với giải quyết các vấn đề về

xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

Định hướng thu hút đầu tư: Về ngành, lĩnh vực ưu tiên: Ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án phát triển công trình phúc lợi phục vụ nhân dân, các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế; phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp

hỗ trợ; các dự án dịch vụ có giá trị gia tăng cao như ngân hàng, bảo hiểm, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, tư vấn…; phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh - Về định hướng địa bàn thu hút đầu tư: đảm bảo cân đối hài hòa phát triển kinh tế giữa khu vực Bắc sông Đuống với khu vực Nam sông Đuống; trong và ngoài các khu công nghiệp tập trung Các dự án đầu tư phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển không gian vùng và chức năng vùng”

Do vậy, việc Công ty thực hiện dự án tại KCN Thuận Thành II là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Công ty cũng như chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Trang 18

1.4 Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của Khu công nghiệp Thuận Thành II

Dự án Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành

II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN Thuận Thành

II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) trong KCN Thuận Thành II, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 341/QĐ – BTNMT ngày 10 tháng 02 năm 2015 và xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự

án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp, đô thị Thuận Thành II tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh số 93/GXN – TCMT ngày 01/9/2017

Ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Thuận Thành II là pin năng lượng mặt trời

Vì vậy, Dự án Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh của Công ty TNHH Vietnam Sunergy Bắc Ninh với mục tiêu là sản xuất sản phẩm điện tử thuộc ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Thuận Thành II Do đó, Dự án hoàn toàn phù hợp với ngành nghề đầu

tư của KCN Thuận Thành II

- Vị trí Dự án thuộc khu công nghiệp có đường giao thông đối nội, đối ngoại đều thuận tiện Vị trí KCN nằm gần đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đây là trục đường giao thông quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sân bay quốc tế Nội Bài , rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nội bộ trong KCN cũng được quy hoạch theo chuẩn, toàn hệ thống giao thông nội bộ này được nối liền với hệ thống giao thông bên ngoài KCN nên rất thuận lợi trong giai đoạn thi công xây dựng và chở nguyên, nhiên,vật liệu và sản phẩm trong giai đoạn hoạt động của dự án

- Cơ bản hạ tầng kỹ thuật của KCN Thuận Thành II bao gồm hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống xử lý nước thải tập trung đã được đầu tư hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho dự án trong quá trình xây dựng và hoạt động

- Về khả năng tiếp nhận và xử lý nước thải của KCN Thuận Thành II: Dự kiến lượng phát sinh lượng thải của dự án lớn nhất là 84 m3/ngày đêm (được tính toán chi tiết chương 3)

Hiện tại KCN đang vận hành trạm xử lý nước thải công suất 2.000m3/ngày đêm với khối lượng nước thải phát sinh của các đơn vị khác từ 1.000 m3/ngày đêm Do vậy trạm xử lý nước thải của KCN đảm bảo khả năng tiếp nhận được lượng nước thải phát sinh của dự án

1.5 Phạm vi của báo cáo ĐTM

* Về quy mô công suất

+ Địa điểm 1: Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Trang 19

+ Địa điểm 2: Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

+ Tăng quy mô công suất

* Về quy mô hạng mục công trình

- Địa điểm 1: Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận

Thành, tỉnh Bắc Ninh:

+ Các hạng mục công trình chính và phụ trợ: nhà xưởng, nhà kho, giao thông, cây xanh, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đã hoàn thiện và tiếp tục

sử dụng, không xây dựng thêm

+ Các hạng mục công trình xử lý môi trường hiện hữu như: công trình xử lý khí thải; thu gom lưu giữ chất thải thông thường, chất thải nguy hại đã được xây dựng hoàn thiện và tiếp tục sử dụng, không xây dựng thêm

- Địa điểm 2: Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận

Thành, tỉnh Bắc Ninh sang đây:

+ Các hạng mục công trình chính và phụ trợ: nhà xưởng, nhà kho, giao thông, cây xanh, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, đã được Công ty Cổ phần đầu tư NCS Bắc Ninh xây dựng hoàn thiện, chỉ thực hiện cải tạo như lắp vách ngăn…để phù hợp với sản xuất

+ Các hạng mục công trình xử lý môi trường như: Đầu tư lắp đặt mới 01 hệ thống

xử lý khí thải, 01 kho lưu giữ chất thải rắn thông thường và 01 kho lưu giữ chất thải nguy hại

* Về đánh giá tác động môi trường

- Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án trong giai đoạn cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết

bị của dây chuyền mới;

- Đánh giá tác động và đề xuất công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của dự

án trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động sau khi bổ sung địa điểm

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh” tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) dựa trên cơ sở văn bản pháp lý như sau:

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

a Các văn bản pháp luật

a.1 Văn bản luật

Trang 20

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định chung “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu” (Điểm 1 Điều 63);

- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 30/06/1989;

- Luật PCCC số 27/2001/QH10 được Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001;

- Luật PCCC số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/11/2010;

- Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;

- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015;

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch số 28/2018/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/6/2018;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Trang 21

Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ban hành ngày 17/6/2020;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020

a.2 Nghị định

- Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

- Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật

Trang 22

Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

a.3 Thông tư

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa

và chữa cháy

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - TB&XH quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

- Thông tư số 24/2016/TT-BXD ngày 01/9/2016 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý Dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuân

kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường CCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng

Trang 23

nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 06/5/2017 về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 06/02/2018 về quy bảo

vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 24/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành, liên tịch ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 có hiệu lực chính thức ngày 20/2/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật PCCC và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC;

- Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

a.4 Quyết định:

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số về vệ sinh lao động;

Trang 24

- Quyết định số 59/2016/QDD-UBND về việc ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 41:NQ/TW của bộ chính trị và kế hoạch số 70-kh/tu của tỉnh uỷ

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Quyết định số 105/2014/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh

về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 16/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải

b Các quy chuẩn, tiêu chuẩn

- QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam;

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 06:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn KTQG về chất lượng nước mặt;

- QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu nơi làm việc;

Trang 25

- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 51:2017/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép;

- QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 06:2020/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

- TCVN 2622-1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

- Tiêu chuẩn 7 - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động;

- TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

- Tiêu chuẩn 12 của Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về mức tiếng ồn cho phép tại khu vực lao động;

- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và Công trình Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 3809-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình

- trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;

- TCVN 6707:2009/BTNMT: Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa;

- TCVN 6705:2009/BTNMT: Chất thải rắn thông thường;

- TCVN 6706:2009/BTNMT: Phân loại chất thải nguy hại;

c Các hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển - Trung tâm Khóa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, cục môi trường – Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường,1/2000

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền

Trang 26

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu;

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 270/QĐ- STNMT

do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 15/4/2021;

- Thông báo kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Hợp đồng thuê đất

- Hợp đồng thuê xưởng;

- Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và thu mua phế liệu;

- Hồ sơ pháp lý của các đơn vị thuê xưởng;

- Các bản vẽ liên quan của dự án;

- Kết quả quan trắc môi trường của nhà máy;

- Thuyết minh dự án đầu tư

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tổ chức thực hiện

Theo quy định, chủ đầu tư lập bản báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Do vậy, Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần EVR Việt Nam lập báo cáo đánh giá tác

động môi trường dự án này Thực thi luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định

số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện lập báo cáo ĐTM cho dự án “Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh” tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN

Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

a Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM

Chủ dự án:

CÔNG TY TNHH VIETNAM SUNERGY (BẮC NINH)

- Người đại diện: Ông RYU JUNSEI

- Chức danh: Tổng giám đốc Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm:

- Cung cấp tài liệu gốc về nhà máy

- Giới thiệu chung về dự án gồm: Quy mô, công nghệ sản xuất của dự án, các hạng mục công trình xây dựng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án,… để cơ quan tư vấn lập kế hoạch khảo sát, đánh

giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

b Đơn vị tư vấn:

Trang 27

CÔNG TY CỔ PHẦN EVR VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 88 phố Cù Chính Lan, P Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Đại diện: Ông Lưu Minh Tiến Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 024 6683 2223

c Các bước thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty Cổ phần EVR Việt Nam đã phối hợp với “Công

ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh)” tại Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh triển khai các công việc sau:

(1) Bước 1: Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) tiến hành Nghiên cứu

và thu thập các tài liệu về Dự án và các tài liệu liên quan đến Dự án;

(2) Bước 2: Chủ dự án lập kế hoạch và tiến hành Khảo sát sơ bộ dự án khu vực

dự án và chụp ảnh thị sát Trong quá trình này, chủ dự án phối hợp với các đơn vị để phòng ngừa, giảm thiểu các tác động môi trường ngay trong quá trình thi công của Dự

án với các biện pháp tránh ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy hiện tại và các đối tượng nhạy cảm khác (nếu có thể)

(3) Bước 3: Đơn vị tư vấn phối hợp với Chủ dự án làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá

về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho Dự án);

(4) Bước 4: Tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái,

hệ thủy sinh ), điều tra kinh tế - xã hội và tham vấn đơn vị Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, hạ tầng KCN là Công ty TNHH Phát triển nhà đất Shun – Far đề

bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Dự án Trong quá trình khảo sát và tham vấn, Tư vấn Môi trường đã phối hợp cùng Tư vấn Thiết kế, chủ dự án để phòng ngừa, giảm thiểu các tác động môi trường của Dự án trong quá trình thực hiện

(5) Bước 5: Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh) gửi báo cáo ĐTM và công văn xin tham vấn tới Ban quản lý hạ tầng KCN là Công ty TNHH Phát triển nhà đất Shun – Far, Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy tham vấn ý kiến

(6) Bước 6: Sau khi có các kết quả khảo sát môi trường và kết quả tham vấn và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả quả tham vấn của Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, hạ tầng KCN Thuận Thành II, Chủ dự án về tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, sàng lọc các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh trước khi nộp thẩm định tại Bộ Tài nguyên và Môi trường;

(7) Bước 7: Chủ dự án trình nộp báo cáo ĐTM tới Bộ Tài nguyên và môi trường

Trang 28

để thẩm định và phê duyệt

Nội dung của báo cáo là tổng hợp, xử lý tất cả các thông tin, số liệu từ quá trình nêu trên, xây dựng báo cáo ĐTM có nội dung phù hợp với quy định tại mẫu số 04 của

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Cụ thể như sau:

+ Mở đầu;

+ Chương 1 Thông tin về dự án;

+ Chương 2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

+ Chương 3 Đánh giá, dự báo các tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường;

+ Chương 4: Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học;

+ Chương 5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

+ Chương 6: Kết quả tham vấn;

+ Kết luận, kiến nghị và cam kết;

+ Các tài liệu, dữ liệu tham khảo;

+ Phụ lục

3.2 Danh sách những người tham gia ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập bởi nhóm chuyên gia quy hoạch, quản lý môi trường, công nghệ môi trường và các kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm Danh sách những người tham gia viết báo cáo ĐTM báo cáo gồm:

Trang 29

TT Họ và tên Chuyên ngành, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký Công ty TNHH Vietnam Sunergy (Bắc Ninh)

lý - Phụ trách dự án

Chủ trì, xem xét và ký duyệt nội dung báo cáo ĐTM trước khi trình thẩm định và phê duyệt

Công ty Cổ phần EVR Việt Nam

01 Lưu Minh Tiến KS Kinh tế Môi trường Chủ trì tổ chức thực hiện, xem xét và ký duyệt nội dung báo cáo ĐTM của

Dự án

02 Hoàng Thị Tính CN Khoa học môi trường Chủ trì thực hiện đánh giá, dự báo tác động môi trường, đề xuất biện pháp

giảm thiểu

03 Nguyễn Lý Huỳnh KS Công nghệ môi trường Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng điều kiện TN-KTXH khu vực Dự

án, Chịu trách nhiệm Chương I, II của báo cáo

04 Nguyễn Thế Xuân CN Khoa học môi trường Tham gia khảo sát thực địa, thu thập thông tin và số liệu môi trường

05 Nguyễn Thị Thảo Hiền KS Xây dựng Phối hợp thực hiện nội dung đánh giá, dự báo tác động môi trường

06 Nguyễn Thị Thắm ThS Khoa học môi trường Thực hiện đánh giá, dự báo tác động môi trường, đề xuất biện pháp giảm

thiểu

Trang 30

Trong quá trình thực hiện báo cáo, Công ty chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh;

- Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh;

- Công ty TNHH Phát triển nhà đất Shun – Far đề;

- Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành

- Công ty Cổ phần Đầu tư NCS Bắc Ninh

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Phương pháp ĐTM

a Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp này được xây dựng dựa trên việc thống kê tải lượng của khí thải, nước thải của nhiều dự án trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm Nhờ có phương pháp này, có thể xác định được tải lượng và nồng độ trung bình cho từng hoạt động của dự án mà không cần đến thiết bị đo đạc hay phân tích Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y

tế thế giới (WHO) và Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập

Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp đánh giá nhanh được sử dụng trong Chương 3 để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm như bụi, khí thải sinh ra trong quá trình san nền, phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công, quá trình hàn, quá trình sơn, quá trình đốt nhiên liệu; lượng nước thải sinh hoạt phát sinh Phương pháp này giúp

dự báo được lượng chất thải phát sinh ở mức độ nào để từ đó có biện pháp giảm thiểu thích hợp

b Phương pháp thống kê

Phương pháp liệt kê thực hiện dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ của

Dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi Dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường Đây là phương pháp rất hữu hiệu để chỉ ra các tác động

và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ý trong quá trình đánh giá tác động của Dự án, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng đánh giá sơ bộ mức độ tác động:

Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến Dự án Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các tác động môi trường của Dự án để từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính;

Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: Nguyên tắc lập bảng tương tự như

Trang 31

bảng liệt kê đơn giản, tuy nhiên việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, được chia ra gồm: tác động mạnh, tác động rõ rệt và tác động không rõ rệt Việc xác định này chủ yếu vẫn chỉ mang tính phán đoán dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia mà chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng

Phương pháp liệt kê có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và kết quả khá rõ ràng Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặt hạn chế đó là không thể đánh giá được một cách định lượng cụ thể và chi tiết các tác động của Dự án, hiệu quả đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm của chuyên gia Vì thế phương pháp liệt kê thường chỉ được sử dụng trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, từ đó khoanh vùng hay giới hạn phạm vi các tác động cần đánh giá Phương pháp này được sử dụng chính trong báo cáo ĐTM tại Chương 3 nhằm xác định và làm rõ nguồn phát sinh cùng các tác động đến môi trường

4.2 Phương pháp khác

a Phương pháp thu thập và thống kê thông tin, tư liệu

Các thông tin được thu thập bao gồm: những thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội… những thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực; những thông tin tư liệu về Dự án; các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường có liên quan, ngoài ra còn có các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và môi trường Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo và là một phương pháp quan trọng trong quá trình lập báo cáo để làm tăng độ chính xác và tính trung thực cho các đánh giá (thể hiện ở Chương 1)

b Phương pháp điều tra khảo sát:

Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng, bao gồm khảo sát, điều tra các hệ sinh thái, các cộng đồng dân cư, chọn điểm để tiến hành đo đạc các thông số

về môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, độ rung, tốc độ gió Nhằm đánh giá những ảnh hưởng từ Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế xã hội, phục vụ cho việc phân tích và

đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án (thể hiện ở Chương 2)

c Phương pháp lấy mẫu và phân tích:

Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng, bao gồm thực hiện đo và lấy mẫu môi trường không khí, môi trường nước mặt, đất phục vụ cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Dự án (thể hiện ở

Chương 2)

d Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các số liệu, dữ liệu và các tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án

Trang 32

- Kế thừa một số đánh giá từ các báo cáo về chất thải của công ty đã thực hiện về CTR, CTNH, nước thải để làm căn cứ ước tính cho phần mở rộng

e Phương pháp đánh giá cộng hưởng/ tích hợp/ tích lũy

Phương pháp này đánh giá hiện trạng môi trường hiện hữu và đánh giá cộng hưởng nồng độ ô nhiễm giữa hiện hữu và dự án (thể hiện ở Chương 3)

f Phương pháp tham vấn chuyên gia

- Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần của quá trình xây dựng báo cáo Đây là phương pháp quan trọng nhất, nhằm sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của các chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá,

dự báo và đề xuất các giải pháp xử lý Ngoài ra, hoạt động thẩm định Báo cáo của Hội đồng thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cũng chính là phương pháp Hội thảo khoa học Các thành viên trong hội đồng bao gồm các nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước các ngành, cơ quan quản lý nhà nước địa phương (huyện, xã) sẽ đóng góp các ý kiến quý giá cho Báo cáo ĐTM, giúp Chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức độ thấp nhất

g Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: các kết quả đo đạc, phân tích môi trường của Dự án sẽ được đánh giá trên cơ sở so sánh với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các thành phần môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn,… tại khu vực

Dự án Phương pháp này chủ yếu sử dụng tại Chương 2, 3 của báo cáo ĐTM

- Nhìn chung, các phương pháp được sử dụng trong quá trình ĐTM của dự án đều

sử dụng trong toàn bộ quá trình ĐTM và có các kết quả bổ trợ cho nhau để hoàn thiện báo cáo ĐTM tổng hợp của dự án với các nội dung được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo của báo cáo

5 Tóm tắt về nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Nhà máy Vietnam Sunergy Bắc Ninh

Trang 33

- Địa điểm thực hiện dự án: Lô CN -09.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Lô CN-53, KCN Thuận Thành II, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Chủ dự án: Công ty TNHH Vietnam Sunergy(Bắc Ninh)

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất của dự án

Bảng 0.1: Bảng tổng hợp các hạng mục hiện hữu và khi ổn định của nhà máy

Trang 34

TT Nội dung Công trình hiện hữu theo quyết định

Tổng diện tích của nhà máy là:

- Địa điểm 1: 12.166 m2 (Mua lại đất đã có cơ sở

3 Công suất + Sản xuất, gia công, lắp ráp tấm moddun

năng lượng mặt trời

+ Sản xuất, gia công, lắp ráp tấm moddun năng

lượng mặt trời lên 4.000 MW/năm

- Tăng quy mô công suất

Trang 35

5.1.3 Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất của dự án vẫn giữ nguyên công nghệ hiện tại, không thay đổi Quy trình sản xuất của dự án được tổ chức chặt chẽ theo một quy trình khép kín, đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện một cách đồng bộ, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động của nhân công, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm Quy trình sản xuất các sản phẩm của dự án gồm các dây chuyền:

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Nhà xưởng 1 diện tích 8.038,75 m2, nhà xưởng 2 diện tích 7.549,75 m2, nhà xưởng

- Hoạt động sản xuất của Dự án phát sinh bụi và khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn và độ rung,

3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án đầu tư

3.1 Nước thải, khí thải

3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

3.1.1.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị khoảng 14,5m3/ngày đêm Thành phần chủ yếu bao gồm các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và

3.1.2.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

Trang 36

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình; vận chuyển, lắp đặt các máy móc, thiết bị và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu bao gồm COx, NOx, SO2, HC,

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện hữu:

+ Hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm

ra vào Nhà máy phát sinh chủ yếu là bụi, khí thải với thành phần chủ yếu bao gồm COx,

NOx, SO2, HC,

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn hàn, gắn keo, ép tầng Thành phần chủ yếu bao gồm đồng và hợp chất, tính theo đồng, kẽm và hợp chất tính theo kẽm, Etylen oxyt, n-propanol, Xylen

3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

3.2.1.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị khoảng 2.340 kg/tháng Thành phần chủ yếu bao gồm vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,

- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị khoảng 9,55 tấn/tháng Thành phần chủ yếu bao gồm gỗ, nhựa, nylon, xốp, giấy vụn, bao bì catton,

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân sản xuất của Nhà máy hiện hữu khoảng 30 kg/ngày Thành phần chủ yếu bao gồm vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện hữu khoảng 1.200 kg/năm Thành phần chủ yếu bao gồm bìa carton, khay cuốn, nilon, hộp vật liệu PC, dây giấy, nhựa thải, gỗ thải, kính vỡ, nguyên liệu lỗi, sản phẩm lỗi…

3.2.1.2 Giai đoạn vận hành

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân Nhà máy khoảng 330 kg/ngày Thành phần chủ yếu bao gồm vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,

Trang 37

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy khoảng 6.696 kg/năm Thành phần chủ yếu bao gồm bìa carton, khay cuốn, nilon, hộp vật liệu PC, dây giấy, nhựa thải, gỗ thải, kính vỡ nguyên liệu lỗi, sản phẩm lỗi…3.2.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

3.2.2.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị với khối lượng khoảng 200 kg/năm Thành phần chủ yếu bao gồm dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, vỏ thùng, que hàn thải,…

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện hữu khoảng 1.000 kg/năm Thành phần chủ yếu bao gồm bóng đèn, găng tay, giẻ lau dính thành phần nguy hại, dầu động cơ hộp số bôi trơn tổng hợp thải, bao bì chứa thành phần nguy hại, các tấm pin điện tử thải,…

3.2.2.2 Giai đoạn vận hành

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của Dự án khoảng 1.500 kg/năm

Thành phần chủ yếu bao gồm bóng đèn, găng tay, giẻ lau dính thành phần nguy hại, dầu động cơ hộp số bôi trơn tổng hợp thải, bao bì chứa thành phần nguy hại, các tấm pin điện tử thải,…

3.3 Tiếng ồn và độ rung

3.3.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy móc thiết bị tham gia thi công, xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải vận chuyển máy móc, thiết bị và hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện hữu

3.3.2 Giai đoạn vận hành

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và hoạt động của các loại máy móc sản xuất trong các nhà xưởng sản xuất,

3.4 Các tác động khác

3.4.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ảnh hưởng tới đến hoạt động giao thông đường bộ và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khu vực Dự án và có nguy cơ xảy ra sự cố cháy

nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngập úng,…

- Hoạt động tập trung đông công nhân có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội khu vực Dự án

3.4.2 Giai đoạn vận hành

- Hoạt động sản xuất của Nhà máy có thể xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ, sự cố các công trình xử lý chất thải,

Trang 38

- Hoạt động tập trung đông công nhân có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội khu vực Dự án

4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư

4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải

4.1.1.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Nước thải sinh hoạt phát sinh trên công trường được thu gom, xử lý sơ bộ tại 04 nhà vệ sinh di động đôi module nguyên khối (01 nhà vệ sinh có 02 bể chứa tổng dung tích 1m3) Định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

Nước thải sinh hoạt → Nhà vệ sinh di động → Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân sản xuất của Nhà máy hiện hữu được thu gom và xử lý sơ bộ bằng 02 bể tự hoại hiện hữu dung tích 30m3/bể, sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của Nhà máy công suất 15 m3/ngày đêm để xử lý và đấu nối với hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thuận Thành II để tiếp tục xử lý theo thỏa thuận đấu nối nước thải

Quy trình thực hiện: Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại → Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của Nhà máy → Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thuận Thành II

- Yêu cầu bảo vệ môi trường: Thu gom và xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị và nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) phát sinh từ hoạt động của Nhà máy hiện hữu đáp ứng yêu cầu đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thuận Thành II để tiếp tục xử lý theo thỏa thuận đấu nối nước thải

4.1.1.2 Giai đoạn vận hành

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Nhà máy được thu gom và xử lý

sơ bộ bằng các bể tự hoại (bao gồm 10 bể tự hoại dung tích 30m3/bể

Tại Lô CN9.1: sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy công suất 15

m3/ngày đêm để xử lý và đấu nối với hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thuận Thành II để tiếp tục xử lý theo thỏa thuận đấu nối nước thải

Quy trình thực hiện: Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại → Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy → Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thuận Thành

II

Tại Lô CN-53: Đi vào hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của Công ty TNHH NCS Bắc Ninh

Trang 39

- Yêu cầu bảo vệ môi trường: Thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phát sinh quá trình hoạt động của Nhà máy và xử lý đáp ứng yêu cầu đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Thuận Thành II theo thỏa thuận đấu nối nước thải

4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải

4.1.2.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Đối với bụi, khí thải phát sinh từ quá trình xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị: + Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập kế hoạch tổ chức thi công như các biện pháp thi công, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, tai nạn giao thông + Lập hàng rào bằng tôn cao 2,5 - 3m xung quanh khu vực công trường thi công; chỉ sử dụng những phương tiện, máy móc được đăng kiểm; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải, ; thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận, đảm bảo thi công tới đâu sạch tới đó; phun nước giảm bụi, thu gom chất thải rơi vãi trên công trường

+ Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như: Khẩu trang, mũ, ủng, quần áo bảo hộ lao động trong khi làm việc để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người công nhân lao động

- Đối với bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện hữu: Đối với bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn gắn keo, hàn và ép tầng tiếp tục được thu gom và xử lý qua 01 hệ thống xử lý khí thải hiện hữu (công suất 8.000 m3/h/hệ thống); đảm bảo thu gom và xử lý bụi, khí thải phát sinh từ các quá trình keo, hàn và ép tầng công cụ bằng phương pháp hấp phụ (sử dụng màng lọc than hoạt tính) trước khí thải thải ra ngoài môi trường

Công nghệ xử lý bằng phương pháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính như sau: Khí thải → Chụp hút → Thiết bị xử lý khí thải bằng màng lọc than hoạt tính → Quạt hút → Thoát ra ngoài môi trường qua 01 ống thoát khí cao 3,5m

4.1.2.2 Giai đoạn vận hành

Đối với bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn gắn keo, hàn và ép tầng tiếp tục được thu gom và xử lý qua 02 hệ thống xử lý khí thải (công suất mỗi hệ thống là 8.000 m3/h/hệ thống); đảm bảo thu gom và xử lý bụi, khí thải phát sinh từ các quá trình keo, hàn và ép tầng công cụ bằng phương pháp hấp phụ (sử dụng màng lọc than hoạt tính) trước khí thải thải ra ngoài môi trường

Công nghệ xử lý bằng phương pháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính như sau: Khí thải → Chụp hút → Thiết bị xử lý khí thải bằng màng lọc than hoạt tính → Quạt hút → Thoát ra ngoài môi trường qua 01 ống thoát khí cao 3,5m

Trang 40

4.1.2.3 Yêu cầu bảo vệ môi trường: Thu gom và xử lý toàn bộ các nguồn thải khí phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B với các hệ

Kv = 1; Kp = 1 và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ trước khi thải ra môi trường

4.2 Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

4.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường

4.2.1.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng Dự án được thu gom vào các thùng rác có nắp đậy, tập kết tại kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt tạm thời diện tích 10m2 (bố trí tại lô CN-53) Hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định

- Chất thải rắn thông thường (chất thải xây dựng) phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng Dự án được thu gom vào các thùng rác có nắp đậy, tập kết tại kho lưu giữ chất thải rắn rắn thông thường tạm thời diện tích 90m2 (bố trí tại lô CN-53) Hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Nhà máy hiện hữu được thu gom vào các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực có phát sinh và lưu chứa tại kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt hiện hữu của Nhà máy (01 kho diện tích 5 m2) Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

- Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của Nhà máy hiện hữu được thu gom vào các thùng chứa chất thải rắn thông thường tại các khu vực có phát sinh và lưu chứa tại kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường hiện hữu của Nhà máy (01 kho diện tích 5 m2 tại lô F) Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

4.2.1.2 Giai đoạn vận hành

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Dự án được thu gom vào các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực có phát sinh và lưu chứa tại kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt của Nhà máy (01 kho diện tích 5 m2 tại lô CN-9.1, 01 kho diện tích 10m2 tại lô CN-53) Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển

và xử lý theo quy định

- Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của Dự án được thu gom vào các thùng chứa chất thải rắn thông thường tại các khu vực có phát sinh và lưu chứa tại kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường của Nhà máy (01 kho diện tích 10 m2 tại lô CN-9.1, 01 kho diện tích 10m2 tại lô CN-53) Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

Ngày đăng: 24/03/2024, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w