Trang 1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ CÁC CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG CÔNG SUẤT 3.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM” ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG NGUYỄN ÁI Q
Trang 1BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
“NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ CÁC CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG
CÔNG SUẤT 3.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM”
ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG NGUYỄN ÁI QUỐC, KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 3, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
ĐỒNG NAI, THÁNG 08 NĂM 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU xiii
DANH MỤC HÌNH ẢNH xvi
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ của Dự án 1
1.1 Thông tin chung về dự án 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 5
2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án 5
2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án 11
2.3.2 Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập 12
3 Tổ chức thực hiện ĐTM 13
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 17
4.1 Các phương pháp ĐTM 17
4.2 Các phương pháp khác 18
5 Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án 19
5.1 Các tác động môi trường chính của dự án 19
5.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án 19
5.2.1 Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải 19
5.2.2 Quy mô, tính chất của khí thải và vùng có thể bị tác động do khí thải 20
5.2.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường 21
5.2.4 Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại 22
5.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 22
5.4 Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án 28
2.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 29
5.6 Cam kết của chủ dự án 32
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 34
1.1 Thông tin chung về dự án 34
1.1.1 Tên dự án 34
1.1.2 Chủ Dự án 34
1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 34
1.1.4 Mục tiêu, quy mô, công nghệ và loại hình của Dự án 38
1.2 Các hạng mục công trình của dự án 38
Trang 41.2.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 39
1.2.3 Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan 41
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 42
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án 42
1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 46
1.3.2.1 Nhu cầu sử dụng điện 46
1.3.2.2 Nhu cầu cấp nước phục vụ dự án 46
1.3.2.3 Sản phẩm của dự án 49
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 52
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 65
1.6 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 65
1.6.2 Vốn đầu tư 65
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 66
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 68
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 68
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 68
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 69
2.1.3 Điều kiện thuỷ văn 73
2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 75
2.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật 75
2.2.2 Hiện trạng các thành phần môi trường khí thải, nước thải, không khí 84
2.2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 84
2.2.2.2 Hiện trạng môi trường nước 90
2.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN 91
2.3.1 Thông tin chung về KCN Nhơn Trạch III – Giai đoạn 1 91
2.3.2 Hiện trạng sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường của dự án hiện hữu 98
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 102
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 102
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 102
Trang 53.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường 132
3.2.2.1 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 132
3.2.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại 132 3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 165
3.3.1 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 165
3.3.2 Kế hoạch tổ chức, thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 167
3.3.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác 168
3.3.4 Tóm tắc dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 168
3.3.5 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 169
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 170
3.4.1 Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải 170
3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường không liên quan đến chất thải 170 3.4.3 Các đánh giá về rủi ro và sự cố môi trường 171
3.4.4 Đánh giá theo phương pháp áp dụng 171
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 172
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 173
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 173
5.2 Chương trình giám sát môi trường 177
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 181
6.1 Tham vấn cộng đồng 181
6.2 Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học (đối với dự án thuộc phụ lục IIa) 181
6.2.1 Quá trình tham vấn ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường 181
6.2.2 Ý kiến đánh giá của chuyên gia 182
6.2.3 Ý kiến giải trình, tiếp thu và cam kết thực hiện của chủ dự án 182
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 183
1 Kết luận 183
2 Kiến nghị 184
3 Cam kết 184
3.1 Cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án 186
Trang 63.2 Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố,
rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án 186
PHỤ LỤC 187
PHỤ LỤC 1 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ 187
PHỤ LỤC 2 CÁC BẢN VẼ KỸ THUẬT 187
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 187
PHỤ LỤC 5 DANH MỤC MSDS HÓA CHẤT 187
PHỤ LỤC 1 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN DỰ ÁN 188
PHỤ LỤC 2 CÁC BẢN VẼ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN DỰ ÁN 190
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 191
Trang 7Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM 15
Bảng 2 Danh mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 28
Bảng 3 Chương trình giám sát môi trường của dự án 29
Bảng 1 1 Giới hạn các điểm khép góc Công ty TNHH Thương mại Thái Nông 35
Bảng 1 2 Quy mô, công suất sản phẩm của dự án 38
Bảng 1 3 Diện tích các hạng mục công trình xây dựng của dự án 39
Bảng 1 4 Nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho dự án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 42
Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nước của dự án 48
Bảng 1 6 Sản phẩm của dự án 49
Bảng 1 7 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 62
Bảng 1 8 Hệ thống phụ trợ 63
Bảng 1 9 Hệ thống phụ trợ khác 63
Bảng 1 10 Tiến độ thực hiện của dự án 65
Bảng 1 11 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư dự án 65
Bảng 2 1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng qua nhiều năm (oC) 70
Bảng 2 2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng qua nhiều năm (%) 71
Bảng 2 3 Số giờ nắng của các tháng qua nhiều năm 72
Bảng 2 4 Lượng mưa các tháng qua nhiều năm (mm) 73
Bảng 2 5 Kết quả quan trắc thủy sinh tại sông Thị Vải năm 2020 81
Bảng 2 6 Vị trí lấy mẫu không khí 85
Bảng 2 7 Phương pháp phân tích chỉ tiêu vi khí hậu và không khí 85
Bảng 2 8 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực cổng bảo vệ 85
Bảng 2 9 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực kho chứa nguyên liệu 86
Bảng 2 10 Kết quả phân tích không khí tại khu vực đóng gói (tại khu vực máy đóng gói) 87
Bảng 2 11 Kết quả phân tích không khí tại khu vực sản xuất thuốc (tại khu vực máy trộn) 87
Bảng 2 12 Vị trí lấy mẫu khí thải 88
Trang 8Bảng 2 14 Kết quả phân tích khí thải tại Ống thải sau hệ thống xử lý hơi dung môi,
hơi hóa chất 89
Bảng 2 15 Vị trí lấy mẫu nước thải 90
Bảng 2 16 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước thải 90
Bảng 2 17 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại hố ga cuối trước khi đấu nối vào KCN 91
Bảng 2 18 Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch III – Giai đoạn 2 96
Bảng 3 1 Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại 103
Bảng 3 2 Tóm tắt các nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động của dự án 104
Bảng 3 3 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 105
Bảng 3 4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên 107
Bảng 3 5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước HTXL 108
Bảng 3 6 Tổng hợp lượng nước thải của nhà máy hiện hữu và dự án nâng công suất 110
Bảng 3 7 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông 113
Bảng 3 8 Hệ số ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông 114
Bảng 3 9 Tổng tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông của nhà máy hiện hữu và sau khi nâng công suất 115
Bảng 3 10 Tổng tải lượng ô nhiễm bụi, hơi nguyên liệu, hoá chất phát sinh từ quá trình sản xuất thuốc BVTV dạng bột, dạng hạt 117
Bảng 3 11 Tải lượng các chất ô nhiễm đặc trưng do sử dụng nguyên vật liệu sản xuất các sản phẩm thuốc BVTV dạng lỏng 119
Bảng 3 12 Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất 120
Bảng 3 13 Tổng hợp chất thải rắn không nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất sau khi nâng công suất 122
Bảng 3 14 Danh mục chất thải nguy hại phát sinh tại dự án 124
Bảng 3 15 Thống kê các hạng mục xây dựng HTXLNT tại Công ty 139
Bảng 3 16 Các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 139
Bảng 3 17 Kết quả chất lượng nước thải đầu ra sau HTXL nước thải 141
Bảng 3 18 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý khí thải 147
Bảng 3 19 Kết quả phân tích khí thải tại ống thải sau hệ thống xử lý bụi, hơi dung môi, hơi hóa chất 147
Trang 9Bảng 3 21 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 165
Bảng 3 22 Các phương án tổ chức, thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 167
Bảng 3 23 Dự toán kinh phí bảo trì, sửa chữa hàng năm cho các công trình xử lý môi trường 168
Bảng 3 24 Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải 170
Bảng 3 25 Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp thực hiện ĐTM 171
Bảng 5 1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 174
Bảng 5 2 Tổng hợp chương trình giám sát môi trường của dự án 178
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Vị trí của dự án 35
Hình 1 2 Vị trí dự án trong KCN Nhơn Trạch III - giai đoạn 1 36
Hình 1 3 Hình ảnh hiện trạng khu vực dự án 41
Hình 1 4 Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt côn trùng dạng bột (WP) 52
Hình 1 5 Quy trình pha chế thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt côn trùng dạng lỏng (SL, SC, EC) 53
Hình 1 6 Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt côn trùng dạng hạt AFUDAN 3GR 55
58
Hình 1 7 Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt côn trùng dạng hạt (GR) 58
Hình 1.8 Sơ đồ quản lý dự án 67
Hình 2 1 Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch III – Giai đoạn 2, công suất 4.000 m3/ngày.đêm (modun 1 và 2) 94
Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn của Nhà máy 133
Hình 3 2 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại 3 ngăn 135
Hình 3 3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải, công suất 5 m3/ngày đêm 137
Hình 3 4 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải, công suất 5 m3/ngày đêm 140
Hình 3 5 Sơ đồ HTXL bụi, hơi dung môi, hơi hoá chất từ quá trình sản xuất, công suất 15.000 m3/h 145
Hình 3 6 Hình ảnh hệ thống xử lý khí bụi, hơi dung môi, hơi hoá chất từ quá trình sản xuất, công suất 15.000 m3/h 146
Hình 3 7 Sơ đồ quản lý dự án 169
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của Dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Công ty TNHH Thương mại Thái Nông được thành lập vào năm 1995 tại KCN Nhơn Trạch III , huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0301123855 đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 06 năm 1995 và đăng ký thay đổi lần thứ 07 ngày 09 tháng 05 năm 2016 do Phòng Đăng
ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp với ngành nghề hoạt động chính của công ty là Sản xuất, gia công, pha chế, sang chai, đóng gói, tái đóng gói thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng, các hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
Công ty TNHH Thương mại Thái Nông đã được Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường cấp Phiếu xác nhận số 1097/MTg ngày 22/10/1999 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật số 34/CNSXT/BVTV ngày 08/11/2019
Hiện nay, nhận thấy nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm diệt côn trùng trên thị trường ngày càng cao và để đáp ứng nhu cầu đó Chủ đầu tư có
kế hoạch nâng công suất sản xuất tại nhà máy từ 1.000 tấn sản phẩm/năm lên 3.000 tấn sản phẩm/năm Do đặc thù của dự án chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm diệt côn trùng tại Việt Nam nên chia hoạt động vào các mùa chính vào tháng 11 đến tháng 7 năm sau sản xuất khoảng 80 tấn/tháng, các tháng còn lại chỉ sản xuất với công suất nhỏ khoảng 30 tấn/tháng Vì vậy, việc nâng công suất sản xuất không tăng máy móc thiết bị, nhân lực và công nghệ sản xuất đăng ký trong thủ tục môi trường đã được phê duyệt năm 1999 mà chỉ thực hiện nâng công suất bằng cách sản xuất tối đa công suất máy móc hiện tại của dự án cho toàn bộ các tháng cao
điểm và không cao điểm của mùa vụ
Đây là dự án đầu tư nâng công suất, không xây dựng thêm các hạng mục công trình trên khu đất hiện hữu Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo các quy định của pháp luật về môi trường và các hướng dẫn của Bộ tài nguyên và Môi trường về lập ĐTM cho các dự án đầu tư, nhằm đánh giá các tác động môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng
Trang 12phó sự cố môi trường, xây dựng các chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình vận hành thương mại
Căn cứ Luật môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022, nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường thì với quy mô thực hiện nêu trên của Dự án Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm diệt côn trùng thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (mục 4, cột 4, phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP) Theo phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án được phân loại nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường Do đó theo quy định tại điều 30 Luật bảo vệ môi trường thì đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Theo điểm a, khoản 1, điều 35 của Luật bảo vệ môi trường thì báo cáo ĐTM của dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư của dự án “Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm diệt côn trùng công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm” tại KCN Nhơn Trạch III sẽ do Công ty TNHH Thương Mại Thái Nông phê duyệt
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Dự án thực hiện pha trộn và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật và đã được Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường cấp Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 1097/MTg ngày 22/10/1999
Giấy chứng nhận số 34/CNSXT/BVTV ngày 08/11/2019 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Cục Bảo vệ thực vật chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Trang 13Dự án đặt tại KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai KCN Nhơn Trạch III đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ TNMT phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 2918/QĐ-MT ngày 21/12/1996 và Quyết định số 1087/QĐ-BTNMT ngày 25/8/2004 với các ngành nghề Các ngành công nghiệp nhẹ (Dệt nhuộm, tẩy trắng, tơ sợi ; May mặc; giày, da và các sản phẩm chế biến từ da; Các loại hình công nghiệp nhẹ khác ); Các ngành cơ khí chế tạo (Chế tạo ôtô, máy móc động lực; Chế tạo thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải và xây dựng; Chế tạo máy nông nghiệp; Cơ khí chế tạo); Sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch, sành sứ, firbo cement, bê tông tươi và bê tông đúc sẵn; Gia công kết cấu thép, tấm lợp mạ kẽm, trang thiết bị mạ kẽm, trang thiết bị nội thất, các sản phẩm phục vụ xây dựng khác); SX chế biến sản phẩm gỗ; Thực phẩm (Chế biến thịt, hải sản; SX rượu, bia, nước giải khát; Chế biến thực phẩm khác); Hoá chất, mỹ phẩm (Hoá chất cơ bản và hoá chất tiêu dùng; Hương liệu; Hoá mỹ phẩm; Dược phẩm, vật tư y tế); Điện gia dụng, điện tử, điện lạnh; Dịch vụ (Bưu điện, ngân hàng, viễn thông; các dịch vụ giải trí; Cung ứng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng, y tế công đồng, xử lý chất thải, kho bãi, nhà xưởng cho thuê ); Nhiệt điện; Sản xuất và tiêu thụ sợi nhân tạo, hạt polyeste; Nghiên cứu phát triển sử dụng sợi và các sản phẩm hóa học có liên quan; sản xuất và kinh doanh điện; Xây dựng và cho thuê kho, bãi, nhà xưởng; Sợi, vải, dây kéo; vật liệu xây dựng (bê tông tươi, kết cấu thép); Bột giấy, giấy; chế biến thủy hải sản; thuốc bảo vệ thực vật
Do đó, sự hình thành của dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của khu công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của địa phương
1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm diệt côn trùng công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm” của Công ty TNHH Thương Mại Thái Nông nằm tại KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như sau:
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và môi trường số TMg ngày 21/12/1996 về việc “Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
Trang 142918/QĐ-xây dựng khu công nghiệp Nhơn Trạch III – Đồng Nai” do Bộ khoa học, công nghệ và môi trường phê duyệt
- Quyết định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1696/QĐ-BTNMT ngày 15/11/2006 của dự án “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp Nhơn Trạch III, giai đoạn 2” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
- Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành số 110/GXN-BTNMT ngày 26/9/2018 của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, giai đoạn 2”
do Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tổng Cục môi trường phê duyệt
- Giấy phép xả thải số 3739/GP-BTNMT ngày 18/12/2018 với lưu lượng xả thải 7.000 m3/ngày.đêm do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp
1.4 Trường hợp dự án nằm trong Khu công nghiệp
Hiện nay, KCN Nhơn Trạch III đã đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục công trình như: Đường giao thông, các hệ thống cấp điện, cấp nước, khu xử
lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom và thoát nước thải, nước mưa, hệ thống cây xanh, KCN KCN Nhơn Trạch III đã hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ hoạt động hạ tầng của dự án và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 110/GXN-BTNMT ngày 26/9/2018
Dự án do Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa quản lý trực tiếp, do đó nước thải được thu gom về trạm XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch III, giai đoạn 2 để
xử lý (theo Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 24/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai V/v phê duyệt phương án thu gom nước thải từ các dự án nằm ngoài phân khu Formosa của KCN Nhơn Trạch III, giai đoạn 1, khu trung tâm dịch vụ 51,73 ha đưa về xử lý tại Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch III, giai đoạn 2)
Như vậy, nhìn chung cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tại khu vực KCN Nhơn Trạch III
Trang 152 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về
môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
❖ Các văn bản pháp luật và kỹ thuật căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập
- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Đầu tư số 49/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014;
Trang 16- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/06/2013, có hiệu lực ngày 01/07/2016;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 35/2003/nđ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 20/09/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ về
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị Định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Trang 17- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghi định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
- Nghi định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính Phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
- Nghi định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính Phủ Quy định về Quản lý Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư số 16/2010/TT-BKHCN ngày 21/09/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2009/TT-BKHCN ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử;
- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT quy định
về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
Trang 18- Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định
cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
- Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam
- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày
13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản
lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”;
- Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 quy định về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định 36/2018/QĐ-UBND ngày 06/09/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 của Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ủy quyền Ban Quản lý các Khu Công nghiệp thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
❖ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
Trang 19- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3147 :1990 - Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu cho thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5067:1995 về chất lượng không khí – phương pháp khối luợng xác định hàm lượng bụi;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4519:1998 – Hệ thống cấp thoát nước trong nhà
và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu;
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 309:2004 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung;
- Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 03:2004 về quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm do Bộ Công nghiệp ban hành ngày 05/05/2004
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6705:2009 về chất thải rắn thông thường - Phân loại;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2009 về chất thải nguy hại - Phân loại;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46-2012/BTNMT về quan trắc khí tượng;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước ngầm;
Trang 20- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2009/BTNMT về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với với một số chất hữu cơ;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2016/BYT về Điện từ trường tần số cao
- Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc
- QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc(thời lượng tiếp xúc với hóa chất 48 giờ làm việc/1 tuần làm việc 6 ngày)
Trang 212.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0301123855 đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 06 năm 1995 và đăng ký thay đổi lần thứ 07 ngày 09 tháng 05 năm
2016 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; mã số chi nhánh: 0301123855-001; đăng ký lần đầu ngày 14/09/2000; đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/09/2020
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Quyết định số 2918/QĐ-MTg ngày 21/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường về việc Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch, Đồng Nai
- Quyết định số 1087/QĐ-BTNMT ngày 25/8/2004 của Bộ TNMT phê duyệt báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III – giai đoạn 1 (bổ sung ngành Nhiệt điện)
- Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 1097/MTg ngày 22/10/1999 do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường cấp
- Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống PCCC của Bộ Công an tỉnh Đồng Nai
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cục Bảo vệ Thực vật số 34/CNSXT/BVTV ngày 08/11/2019
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 325/TD-PCCC (PC23) ngày 08/07/2009 của Công an tỉnh Đồng Nai
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 200/SĐK-CCBVMT ngày 18/09/2014 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai – Chi cục bảo vệ môi trường cấp theo mã số QLCTNH: 75.001379.T (cấp lần 3)
- Hợp đồng Chứng nhận hợp quy 36 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ngày 20/04/2018 với Công ty Cổ phần chứng nhận VietCert
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch III và Công ty TNHH Thương mại Thái Nông
Trang 22- Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường số 43/HĐRTSH.NT3 ngày 25/07/2012 với Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Tín Nghĩa; Phụ lục Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường số 60/PLHĐCTRTT ngày 30/05/2017
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại số 2109A/2021/HĐ-TĐX ngày 12/10/2021 với Công ty CP Công nghệ Môi trường Trái Đất Xanh
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý thùng phuy số
2109B/2021/HĐ-TĐX ngày 12/10/2021 với Công ty CP Công nghệ Môi trường Trái Đất Xanh
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường:
2.3.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tạo lập
- Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Công ty TNHH TM Thái Nông, năm 1999;
- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước tại khu vực thực hiện dự án (tại KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) năm 2020
- Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm diệt côn trùng công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm”;
- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy, thoát nước mưa, nước thải liên quan đến dự án
2.3.2 Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
- Các tài liệu, dữ liệu do cơ quan thực hiện dự án lập chủ yếu là kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, lấy mẫu phân tích ngoài thực địa khu vực dự án, khu vực lân cận có khả năng bị ảnh hưởng, phục vụ công tác lập báo cáo ĐTM khu vực dự án Các tài liệu được điều tra, thu thập bổ sung cho giai đoạn hoạt động của dự án Do đó tài liệu và dữ liệu sử dụng cho báo cáo có độ tin cậy và tính cập nhật cao
- Các số liệu cần phải điều tra khảo sát và đo đạc dựa vào phương pháp chung
để thực hiện ĐTM, đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (nước, không khí, đất
và các hệ sinh thái khác)
Trang 23- Trong quá trình lấy mẫu không khí, đất, nước ngoài hiện trường dự án và phân tích trong phòng thí nghiệm, chúng tôi thực hiện theo các phương pháp đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế theo Vilas Do đó số liệu thu được từ kết quả phân tích mẫu không khí, đất, nước có độ chính xác và tin cậy cao, xác định chính xác và đầy đủ hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí tại khu vực dự án
3 Tổ chức thực hiện ĐTM
Chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019, Công ty TNHH Thương mại Thái Nông chủ trì thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
và các chế phẩm diệt côn trùng công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm (hình thức phối trôn)” Báo cáo ĐTM được thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH TMDV TVMT Tân Huy Hoàng
❖ Chủ đầu tư:
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Thái Nông
- Người đại diện: Nguyễn Văn Thành Chức vụ: Giám đốc
❖ Đơn vị tư vấn:
- Tên công ty: Công ty TNHH TMDV TVMT Tân Huy Hoàng
- Người đại diện: Ông Lê Gia Khánh Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: B24, Cư xá Thủy Lợi 301, P.25, Q Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 10/46 Lê Quý Đôn, KP.4, phường Tân Hiệp, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Trang 24việc tại công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trên đảm bảo tin cậy về trình độ chuyên môn:
Trang 25Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM
STT Họ và tên Chuyên
ngành
Số năm kinh nghiệm
Chức vụ Nội dung phụ trách trong quá trình lập ĐTM Chữ ký
Đại diện chủ dự án
Chủ trì thực hiện ĐTM, phụ trách ký, duyệt hồ sơ Cung cấp thông tin pháp lý và quy mô đầu tư xây dựng, kiểm tra thông tin báo cáo
Đại diện đơn vị tư vấn
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của Dự án như: Khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của Dự án
Kỹ sư môi trường
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh Dự
án với các công việc như: khảo sát điều kiện địa lý – địa chất – vi khí hậu – thủy văn, khảo sát thu thập số liệu về điều kiện
tự nhiên – môi trường – xã hội, quanh khu vực Dự án
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các phương án quản lý môi trường trong quá trình hoạt động
và dự phòng sự cố môi trường
Minh
Kỹ sư môi trường
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội,
Trang 26Ngoài ra, trong quá trình thực hiện ĐTM của dự án, Chủ đầu tư dự án cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây:
- Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nhơn Trạch
STT Họ và tên Chuyên
ngành
Số năm kinh nghiệm
Chức vụ Nội dung phụ trách trong quá trình lập ĐTM Chữ ký
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các phương án quản lý môi trường trong quá trình hoạt động
và dự phòng sự cố môi trường
Kỹ sư môi trường
05 Nhân viên Khảo sát đo đạc, lấy mẫu vi khí hậu, tiếng ồn, không khí,
nước, đất
Trưởng phòng phân tích Phân tích chất lượng không khí, nước, đất
Trang 274 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Các phương pháp ĐTM
* Phương pháp liệt kê:
- Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án;
- Liệt kê các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động, bao gồm các nhân
tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động…;
- Dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra
- Áp dụng tại chương 3; chương 5
* Phương pháp thống kê:
- Dùng để thu thập các số liệu về các điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện
về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác và các
số liệu thống kê từ các kết quả đo đạc của nhiều dự án loại hình tương tự
- Áp dụng tại chương 2; chương 3;
* Phương pháp đánh giá nhanh:
- Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập và các đề tài nguyên cứu khoa học nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm
- Phương pháp này được áp dụng tại chương 3 để tính toán tải lượng ô nhiễm từ các hoạt động của dự án cũng như các tác động của chúng đến môi trường
* Phương pháp đánh giá môi trường tích luỹ
- Phương pháp này cho phép phân tích, đánh giá các tác động môi trường tích luỹ
từ dự án đến các yếu tố môi trường trong vùng dự án
Trang 28* Phương pháp chuyên gia
Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá…các tác động cụ thể của Dự
án
* Phương pháp dự báo
Dựa trên những tài liệu được sử dụng để tham khảo trong quá trình lập báo cáo
và những dự án có hoạt động tương tự kết hợp với kinh nghiệm để dự báo các tác động
có thể có của Dự án đến môi trường và KT-XH theo thời gian và không gian
* Phương pháp dự báo từ tổng hợp tài liệu
- Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án,
có vai trò quan trọng trong việc dự báo các tác động và sự cố môi trường từ hoạt động của Dự án
- Áp dụng tại chương 3
4.2 Các phương pháp khác
* Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
- Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế bao gồm:
+ Địa hình, địa chất, địa chất - thủy văn;
+ Khí tượng thủy văn;
+ Tình hình kinh tế - xã hội của địa điểm thực hiện dự án
- Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
+ Hệ thống đường giao thông
* Phương pháp lấy và phân tích mẫu
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án áp dụng tại chương 2 của báo cáo
Trang 295 Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án
5.1 Các tác động môi trường chính của dự án
- Nước thải sinh hoạt của công nhân viên; nước thải từ hoạt động vệ sinh máy móc thiết bị, nhà xưởng, từ phòng thí nghiệm, từ HTXL khí thải
- Bụi, khí thải:
+ Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra, vào khu vực Dự án có chứa bụi, SO2, CO, NO2, THC,…
+ Bụi từ quá trình sản xuất thuốc bột
+ Hơi dung môi, hóa chất từ quá trình sản xuất thuốc dạng lỏng
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên; Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; Chất thải rắn nguy hại
- Tác động do tiếng ồn, độ rung,… sinh ra trong quá trình hoạt động của Dự án
- Sự cố, rủi ro và rò rỉ nguyên liệu hóa chất tại dự án
5.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án
5.2.1 Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải
❖ Nước thải sinh hoạt của công nhân viên:
- Đối với dự án hiện hữu: khoảng 1,6 m3/ngày
- Sau khi nâng công suất, số lượng công nhân viên vẫn không thay đổi, vì vậy lượng nước dùng cho các hoạt động của công ty cũng không thay đổi
- Đặc trưng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N,P), vi khuẩn… các chất này gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nước gây tác hại cho đời sống các sinh vật thuỷ sinh nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài
- Vùng có thể bị tác động do nước thải sinh hoạt: nguồn tiếp nhận nước thải là KCN Nhơn Trạch III
❖ Nước thải sản xuất:
Do đặc thù ngành sản xuất hầu như không phát sinh nước thải từ công nghệ sản xuất, nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi ca sản xuất và thay đổi sản phẩm trong quá trình sản xuất
Trang 30- Đối với dự án hiện hữu: Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 1,51 m3/ngày
- Đối với dự án nâng công suất: Lưu lượng phát sinh khoảng 1,02 m3/ngày
5.2.2 Quy mô, tính chất của khí thải và vùng có thể bị tác động do khí thải
- Quy mô: nồng độ các chất ô nhiễm gây ra bởi các phương tiện vận tải, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất
- Tính chất:
+ Đối với bụi từ phương tiện vận tải vào ra khuôn viên Công ty để giao nhận hàng và các phương tiện bốc dỡ hàng tại Công ty: nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và không cố định nên việc khống chế, kiểm soát rất khó khăn
+ Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Dự án chủ yếu là từ quá trình sản xuất thuốc dạng bột, dạng hạt Trong quá trình sản xuất thuốc bột sẽ có các công đoạn làm phát sinh bụi như sau: quá trình nạp nguyên liệu, pha trộn và đóng gói thuốc bột, thuốc hạt,… Thành phần ô nhiễm chủ yếu từ nguyên liệu sản xuất, gồm: hoạt chất thuốc BVTV và các chất phụ gia
+ Hơi dung môi, hóa chất từ quá trình sản xuất thuốc dạng lỏng, chủ yếu là công đoạn chiết và đóng nắp sản phẩm: những dung môi nguy hại như: Xylen, Naphtalen…, ngoài ra còn có các hoạt chất thuốc BVTV
- Vùng có thể bị tác động:
+ Đối với bụi từ phương tiện vận chuyển: Bụi có thể gây ảnh hưởng đến các công ty lân cận cách khu vực Dự án Đối tượng chịu tác động lớn nhất của bụi, khí thải là những người công nhân trực tiếp làm việc tại dự án
+ Bụi từ quá trình sản xuất thuốc dạng bột, dạng hạt: Trong quá trình sản xuất thuốc dạng bột, dạng hạt sẽ có các công đoạn làm phát sinh bụi như sau: quá trình nhập liệu, quá trình nghiền, quá trình trộn,….Ngoài ra trong quá trình nhập kho cũng
Trang 31làm phát sinh một lượng bụi tương đối nhỏ, nhưng nếu để phát tán sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và người lao động
+ Hơi dung môi, hóa chất từ quá trình sản xuất thuốc dạng lỏng: Vùng có thể
bị tác động như công nhân lao động trực tiếp tại dự án, các Công ty lân cận…Các loại hóa chất và hơi dung môi này nếu tiếp lúc lâu dài sẽ gây khó chịu mệt mỏi dẫn đến rối loạn tim phổi, thần kinh và các triệu chứng về máu và các bềnh về da
5.2.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường
❖ Chất thải rắn sinh hoạt
- Đối với dự án hiện hữu: chất thải sinh hoạt phát sinh bao gồm: các loại bao bì,
vỏ lon đựng nước giải khát, thực phẩm thừa, thức ăn thừa, Khối lượng khoảng 7 kg/ngày
- Đối với dự án nâng công suất: bao gồm các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, thực phẩm thừa, thức ăn thừa, do dự án không tuyển dụng thêm công nhân nên khối lượng không thay đổi khoảng 7 kg/ngày
- Vùng có thể bị tác động tác động: Về cơ bản, lượng chất thải rắn sinh hoạt của
dự án không lớn, không mang tính độc hại, do đó ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể Tuy nhiên, trong môi trường khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, chất thải
bị thối rữa nhanh Nếu chất thải này không được quản lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển, làm phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (chuột, ruồi ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt nếu không quản lý tốt sẽ phát sinh mùi hôi thối, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực
❖ Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
- Đối với dự án hiện hữu: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh chủ yếu là bao bì giấy thải, giấy carton, pallet gỗ ước tính tổng khối lượng phát sinh khoảng 55 kg/tháng
Ngoài ra, còn có một lượng bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của dự
án khoảng 36,5 kg/ tháng Bùn thải có chứa các chất vô cơ, xác vi sinh, có thể gây ô nhiễm môi trường không khí nếu không được quản lý, thu gom theo quy định
Trang 32- Đối với dự án sau khi nâng công suất: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh chủ yếu là bao bì giấy thải, giấy carton, pallet gỗ ước tính tổng khối lượng phát sinh khoảng 40 kg/tháng
- Vùng có thể bị tác động tác động: xung quanh khu vực sản xuất và công nhân viên làm việc trực tiếp tại dự án
5.2.4 Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
- Đối với dự án hiện hữu gồm: dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; giẻ lau, bao tay nhiễm dầu mỡ, bao bì cứng thải bằng nhựa, bóng đèn huỳnh quang thải, với khối lượng phát sinh theo thống kê thực tế của Công ty trong năm 2020 khoảng
291 kg/tháng
- Đối với dự án sau khi nâng công suất gồm: dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; giẻ lau, bao tay nhiễm dầu mỡ, bao bì cứng thải bằng nhựa, bóng đèn huỳnh quang thải, với khối lượng phát sinh ước tính khoảng 603 kg/ năm
- Chất thải nguy hại chứa các chất hoặc hợp chất có các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm…) và có thể tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người
5.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
a Biện pháp khống chế và giảm thiểu nguồn phát sinh nước thải
❖ Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ba ngăn, sau đó dẫn về HTXLNT tập trung của KCN Nhơn Trạch III để xử lý đạt giới hạn quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường
❖ Nước thải sản xuất
Do đặc trưng của ngành nghề sản xuất không sử dụng nước trong quá trình sản xuất, chỉ sử dụng cho vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị và hệ thống xử lý khí thải Nước thải phát sinh sẽ được thu gom dẫn về HTXL nước thải cục bộ tại dự án, công suất 5 m3/ngày.đêm xử lý đạt giới hạn tiếp nhận của KCN trước khi đấu nối vào nhà máy XLNTTT KCN Nhơn Trạch III
b Khống chế ô nhiễm do khí thải
- Khống chế ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm
Trang 33+ Kho bãi, đường giao thông nội bộ trong khuôn viên dự án được làm nền bê tông và được vệ sinh thường xuyên
+ Thường xuyên tạo ẩm đường và khuôn viên nội bộ của Công ty vào mùa nắng mỗi khi xe tải ra vào xuất nhập nguyên liệu, sản phẩm
+ Quy định cho các phương tiện giao thông không được chở quá trọng tải quy định
+ Giảm tốc độ khi xe lưu thông trong khuôn viên Công ty <10 km/h
+ Bảo dưỡng phương tiện theo đúng định kỳ
+ Bố trí, sắp xếp thời gian hoạt động của các phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh hoạt động tập trung
+ Các phương tiện giao thông ra vào Công ty phải giảm tốc độ và đậu đúng vị trí quy định Khi bốc dỡ hàng hóa, yêu cầu lái xe phải tắt máy xe, sau khi bốc dỡ các loại vật liệu xong mới được nổ máy ra khỏi khu vực
+ Thường xuyên chăm sóc và trồng cây xanh nhằm tạo sự thoáng mát trong khuôn viên Công ty cũng như ngăn bụi phát tán ra môi trường xung quanh
- Giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động sản xuất
+ Nhà xưởng của Công ty được thiết kế, xây dựng cao, thoáng mát, có lắp đặt các quạt thông gió và hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ khoảng 22oC
+ Kho bãi, xưởng sản xuất được làm nền bê tông, tránh phát sinh bụi trong quá trình hoạt động sản xuất
+ Khu vực kho bãi, xưởng sản xuất thường xuyên được vệ sinh nhằm tránh phát tán bụi ra ngoài môi trường
+ Thiết bị chứa dung môi, hóa chất phải có nắp đậy kín
+ Khu vực lưu trữ dung môi, hóa chất được bố trí riêng biệt
+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các chi tiết máy, kịp thời thay sử hỏng hóc nhằm đảm bảo máy hoạt động tốt, giảm lượng phát sinh bụi và khí thải
+ Trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng cho nhân viên trực tiếp sản xuất
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, nguồn gây bụi có thể sinh ra do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu và thành phẩm Thực tế, bụi sinh ra không lớn và không
Trang 34liên tục nên có thể sử dụng cá biện pháp kỹ thuật đơn giản để giảm thiểu nồng độ bụi
và tác động của bụi tới cơ thể con người, các biện pháp đó là:
+ Cách ly khu vực phát sinh nhiều bụi, tránh ô nhiễm toàn khu vực
+ Cơ giới hóa sản xuất: tránh lao động gắng sức, phải hít thở nhiều hàm lượng bụi xâm nhập vào phôi tăng lên
+ Bố trí nhà xưởng thông thoáng
+ Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc tại các khâu phát sinh nhiều bụi + Phun nước đường nội bộ, sân bãi (nơi xe cộ hay hoạt động) trong thời gian mùa khô kéo dài
Ngoài các biện pháp giảm thiểu bụi và hơi phát sinh trong quá trình sản xuất, Công ty đã lắp đặt chụp hút dọc theo dây chuyển sản xuất để thu gom triệt để toàn bộ lượng bụi và hơi dung môi từ các công đoạn sản xuất đưa về HTXL khí thải tập trung công suất 15.000 m3/h để xử lý
Sơ đồ hệ thống xử lý bụi như sau:
Bụi, hơi dung môi, hơi hoá chất → Chụp hút → Tháp hấp thụ bằng nước → Than hoạt tính → Ống thoát khí (d = 300mm, h = 10m)
c Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
❖ Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Chủ dự án thiết lập hệ thống thùng đựng rác tại các khu vực phát sinh để thuận tiện cho công tác xử lý, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại ngay từ khi thu gom Chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày sẽ được tập kết tại khu vực chứa CTR sinh hoạt của Nhà máy hiện hữu
+ Các thùng chứa được lót bên trong bằng túi nylon để tiện thu gom Chất thải sau khi thu gom sẽ được bảo quản cẩn thận
+ Các thùng này được thu gom theo lịch trình nhất định, định kỳ 1 lần/ngày, sau
đó chuyển thẳng vào thùng chứa rác lớn để vào khu vực lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt của dự án và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
❖ Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường không nguy hại
+ Chất thải công nghiệp không nguy hại như bao bì giấy thải, giấy carton, pallet
Trang 35gỗ được thu gom, phân loại, sau đó lưu giữ tạm tại khu vực riêng và được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển để xử lý theo quy định
+ Bùn từ bể tự hoại định kỳ sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý
d Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
Công ty đã được Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai - Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 200/SĐK-CCBVMT ngày 18/09/2014 với mã số QLCTNH: 75.001379.T (cấp lần 3)
Chất thải nguy hại phát sinh sẽ được đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại (CTNH) theo chủng loại trong các bồn chứa, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau:
- Tên chất thải nguy hại, mã CTNH theo danh mục CTNH;
- Mô tả về nguy cơ do CTNH có thể gây ra (dễ cháy, dễ nổ, dễ bị oxi hóa, …);
- Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 về “Chất thải nguy hại
- dấu hiệu cảnh báo”;
Sau khi phân loại tại nguồn, chất thải được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng đối với từng loại chất thải và được tập trung chứa trong kho chứa chất thải nguy hại Kho lưu trữ được bố trí có mái che và tường bao quanh, được phân chia khu vực hợp lý, tương ứng với từng loại chất thải Sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng
để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định hiện hành
e Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác
❖ Giảm thiểu tiếng ồn
Đối với tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của hoạt động sản xuất, máy móc sản xuất, máy bơm nước thải,… chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:
- Hiện đại hoá thiết bị, sử dụng các loại thiết bị ít gây ồn và rung nhất: lắp ráp đúng quy trình kỹ thuật Các biện pháp chống rung dễ dàng thực hiện nhưng hiệu quả cao, đó là: lắp đặt máy móc, thiết bị đúng quy cách
- Cân chỉnh và bảo dưỡng các chi tiết truyền động của máy móc thiết bị;
- Phân bố các nguồn gây ồn ra các khu vực riêng biệt một cách hợp lý;
- Lắp đặt các đệm cao su cho máy móc thiết bị có công suất lớn có khả năng gây ồn trong quá trình sản xuất
Trang 36- Bố trí luân phiên nhóm công nhân làm việc tại khu vực có mức ồn cao
- Bố trí các máy móc hợp lý tránh tập trung các thiết bị có khả năng gây ồn trong khu vực hẹp
- Các khu vực sản xuất, đóng gói được bố trí cách biệt nhau để hạn chế khả năng lan truyền tiếng ồn
- Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung mặt nền
- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi cần thiết (ví dụ: thay dầu bôi trơn các máy móc, sửa chữa các mối hở của thiết bị hoặc thay mới các máy móc thiết bị hư hỏng, )
- Công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động Công ty có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân;
- Hạn chế vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm vào ban đêm để giảm thiểu tiếng
ồn ảnh hưởng đến khu vực xung
- Không để xe nổ máy lâu trong khu vực khi chờ bốc hàng hoặc đổ hàng;
- Hướng dẫn, huấn luyện cho nhân viên chuyên trách vận hành hệ thống thường xuyên và theo đúng kỹ thuật
- Xây bao tường xung quanh công ty để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh
- Duy trì mật độ cây xanh, thảm cỏ đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng diện tích đất sử dụng để tạo mỹ quan cho công ty cũng như điều hòa các yếu tố vi khí hậu, hạn chế ô nhiễm môi trường Đặc biệt, Công ty chú ý tăng cường trồng các dải cây xanh (cây
có tán với mật độ cao) xung quanh khu nhà xưởng để hạn chế tiếng ồn phát tán ra khu vực xung quanh
❖ Biện pháp giảm thiếu nhiệt thừa
Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cũng để đảm bảo môi trường vi khí hậu tốt cho công nhân làm việc, chủ dự án áp dụng một số biện pháp sau:
- Bố trí khu vực nhà xưởng thông thoáng bằng phương pháp thông gió tự nhiên bằng các cửa sổ thông gió trao đổi không khí dọc nhà xưởng sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông khí tự nhiên và bố trí các quạt công nghiệp
Trang 37đảm bảo đảm bảo duy trì nhiệt độ trong xưởng cũng như phòng ngừa các sự cố môi trường và tai nạn lao động
- Bố trí mặt bằng làm việc đủ rộng, ngăn cách riêng biệt giữa khu vực sản xuất với khu vực văn phòng
- Sử dụng hệ thống điều hòa không khí tại khu vực văn phòng
- Định kỳ kiểm tra, bảo dựỡng máy móc, thiết bị; các máy móc, thiết bị tại nhà máy có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;
- Phun nước sân bãi giảm hơi nóng do xe vận chuyển ra vào dự án nhất là vào mùa nắng
- Hệ thống cây xanh, thảm cỏ đạt tỷ lệ trên 20% tổng diện tích đất sử dụng để tạo mỹ quan cho công ty cũng như điều hòa các yếu tố vi khí hậu, hạn chế ô nhiễm môi trường
❖ Biện pháp ứng phó khi các công trình xử lý môi trường có sự cố và ngưng
Sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải, nước thải:
- Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ các công trình xử lý để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo khí thải đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường
- Chuẩn bị một số bộ phận, thiết bị dự phòng đối với bộ phận dễ hư hỏng như quạt hút, bơm
- Những người vận hành các công trình xử lý khí thải, nước thải được đào tạo các kiến thức về an toàn và vận hành đúng quy cách
Sự cố tại khu vực lưu giữ chất thải rắn - CTNH:
- Nguyên nhân: tràn đổ chất thải rắn và chất thải nguy hại, không thu gom đúng tần suất làm quá tải khu vực lưu giữ
Trang 38- Biện pháp khắc phục: khu vực kho chứa chất thải nguy hại được xây gờ bao quanh nhằm hạn chế lượng nước mưa cuốn theo chất thải nguy hại, ngăn ngừa sự tràn đổ phát tán chất thải nguy hại dạng lỏng ra môi trường nếu có sự cố
- Bố trí các thùng chứa cát, giẻ lau tại khu vực lưu giữ chất thải nguy hại nhằm khắc phục sự cố tràn đổ Cát, giẻ lau sau khi thu gom sẽ bị nhiễm hóa chất và được
xử lý như chất thải nguy hại
- Ngoài ra, trong quá trình vận hành các công trình xử lý môi trường nhà máy luôn bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường quản lý, đảm bảo giám sát quá trình hoạt động 24/24 nên khả năng xảy ra sự cố của hệ thống khống chế ô nhiễm tại Dự
án hầu như không có khả năng xảy ra
5.4 Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án
Bảng 2 Danh mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
STT Hạng mục công trình Quy mô
Trang 392.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
Bảng 3 Chương trình giám sát môi trường của dự án
STT Thành phần
quan trắc Vị trí giám sát
Ký hiệu Tần suất Thông số
Tiêu chuẩn/quy chuẩn
so sánh
A Giai đoạn vận hành thử nghiệm
I Giám sát nước thải
I.1 Giai đoạn hiệu chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình thiết bị xử lý nước thải
x 5 lần
pH, TSS, Màu, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Tổng phenol, Hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ
Giá trị giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch III – giai đoạn 2
pH, TSS, Màu, Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Tổng phenol, Hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ
3
01 mẫu nước thải tại vị trí đầu ra bể tuyển nổi (đầu vào bể sinh học hiếu khí)
NT3
pH, TSS, Màu, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Tổng phenol, Hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ
4
01 mẫu nước thải tại vị trí đầu ra bể sinh học hiếu khí (đầu vào bồn lọc áp lực)
Tổng Photpho
5
01 mẫu nước thải tại vị trí đầu ra bồn lọc áp lực (sau hệ thống xử lý nước thải
NT5
pH, TSS, Màu, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Tổng phenol, Hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ
I.2 Giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý nước thải
01 lần/ngày
pH, TSS, Màu, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Hóa chất bảo vệ thực vật Clo
Giá trị giới hạn tiếp nhận nước thải của
Trang 40STT Thành phần
quan trắc Vị trí giám sát
Ký hiệu Tần suất Thông số
Tiêu chuẩn/quy chuẩn
so sánh
x 7 ngày hữu cơ, Tổng phenol, Hóa chất bảo vệ thực vật
Photpho hữu cơ
KCN Nhơn Trạch III – giai đoạn 2
II Giám sát khí thải
2.1 Giai đoạn hiệu chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình thiết bị xử lý khí thải
15 ngày/lần
x 5 lần
Lưu lượng, Bụi, NH3, Methanol, Benzen, Xylene, Naphtalene
QCVN 19:2009/BTNMT Cột
B, Kv=0,8; Kp (theo tổng lưu lượng nguồn thải); QCVN 20:2009/BTNMT 2.2 Giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý khí thải
01 lần/ngày
x 7 ngày
Lưu lượng, Bụi, NH3, Methanol, Benzen, Xylene, Naphtalene
QCVN 19:2009/BTNMT Cột
B, Kv=0,8; Kp (theo tổng lưu lượng nguồn thải); QCVN 20:2009/BTNMT
B Giai đoạn vận hành thương mại
I Giám sát nước thải
pH, TSS, Màu, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Tổng phenol, Hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ
Giá trị giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch III – giai đoạn 2
11
01 mẫu nước thải tại vị trí đấu nối vào hệ thống XLNTTT của KCN Nhơn Trạch III – giai đoạn 2
Lưu lượng, Bụi, NH3, Methanol, Benzen, Xylene, Naphtalene
QCVN 19:2009/BTNMT Cột