1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích hoạt động cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường. Những tác động tích cực và tiêu cực của độc quyền. Ý nghĩa thực tiễn

33 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Cạnh Tranh Và Độc Quyền Trong Nền Kinh Tế Thị Trường. Những Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Của Độc Quyền. Ý Nghĩa Thực Tiễn
Tác giả Tô Quỳnh Anh, Nguyễn Dương Yến Anh, Dương Uyển Nhi, Phạm Thị Thanh Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 752,3 KB

Nội dung

Sự cạnh tranh gay gắt có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong nền kinh tế thị trường, bao gồm sự xuất hiện của độc quyền, làm ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển kinh rõ hơn về mối qu

Trang 1

TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2024 ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Mã lớp học phần : 24D1POL51002439

Sinh viên thực hiện : Tô Quỳnh Anh

Nguyễn Dương Yến Anh Dương Uyển Nhi

Phạm Thị Thanh Thảo

TIỂU LUẬN

Phân tích hoạt động cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Những tác động tích cực và tiêu cực của độc quyền? Ý nghĩa thực tiễn

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Nhóm em xin cam kết bài tiểu luận này dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm

trên nhiều phương diện Các nguồn tài liệu, trích dẫn mà nhóm tham khảo đều được để tại

mục “Tài liệu tham khảo”

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM

Thành viên Mã số sinh viên Nội dung Đánh giá

Tô Quỳnh Anh 31231020036 Phần 2.1

Phạm Thị Thanh Thảo 31231020763 Phần 3

Nguyễn Dương Yến Anh 31231023266 Phần 1

Dương Uyển Nhi 31231023321 Phần 2.2

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT……… i

DANH SÁCH NHÓM……… ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN……… iii

LỜI MỞ ĐẦU………1

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG……….2

1.1 Khái niệm 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh………2

1.1.2 Khái niệm độc quyền……….2

1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền 1.2.1 Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân……… 2

1.2.2 Liên hệ thực tế……… ……… 4

1.3 Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường………….5

1.3.1 Cạnh tranh và độc quyền - mối quan hệ phức tạp ở nhiều mặt………5

1.3.2 Đa dạng mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền……….………… 5

1.3.3 Liên hệ thực tế……….…… ……….………… 6

PHẦN II ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG………7

2.1 Lý luận của V.I Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường………7

2.1.1 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản……… 7

2.1.2 Biểu hiện mới của độc quyền trong điều kiện ngày nay……… …….10

2.1.3 Tác động của độc quyền đến kinh tế - chính trị - xã hội……….….12

2.2 Lý luận của V.I Lênin về độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường 14

2.2.1 Khái niệm và nguyên nhân hình thành phát triển độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản……… 14

2.2.2 Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản……… … 15

2.2.3 Đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản………….…16

2.2.4 Những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước……… … 17

Trang 7

trong chủ nghĩa tư bản

PHẦN III: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM……… 19

3.1 Hình thức độc quyền……… 19

3.1.1 Độc quyền do kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường……… …19

3.1.2 Độc quyền do quy định của pháp luật ban hành cho các……….……… 20

chính sách kinh tế hay tồn tại từ cơ chế hành chính cũ 3.2 Xu hướng độc quyền doanh nghiệp……… 21

3.3 Mối tương quan giữa độc quyền nhà nước……… 21

trong chủ nghĩa tư bản và độc quyền nhà nước tại Việt Nam 3.4 Giá trị của độc quyền đối với thị trường……….23

3.4.1 Lợi ích từ quy mô kinh tế………23

3.4.2 Nâng cao khả năng tạo ra phát minh và sản phẩm mới……….……23

KẾT LUẬN……… 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 25

KIỂM TRA ĐẠO VĂN………26

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, đó là điều tồn tại không tránh khỏi Nếu không có cạnh tranh, sự phát triển sẽ không thể diễn ra, vì cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Mỹ, như bất kỳ quốc gia nào khác, phải tuân thủ quy luật cạnh tranh và các quy định khác trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường của Mỹ luôn đầy quyết liệt và gay gắt, với sự cạnh tranh không ngừng giữa các thành phần kinh tế Mỹ được xem là quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Tuy nhiên, nền kinh tế của Mỹ vẫn đối diện với nhiều thách thức Với sự toàn cầu hóa

là một xu hướng phổ biến, cơ hội hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác đã được mở ra Do

đó, sự cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các quốc gia khác Sự cạnh tranh gay gắt có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong nền kinh tế thị trường, bao gồm sự xuất hiện của độc quyền, làm ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển kinh

rõ hơn về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong bối cảnh Mỹ và nhận biết các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của độc quyền, việc phân tích cặn kẽ về vấn đề này là rất cần thiết, và đó cũng là đề tài của tiểu luận này: "Phân tích hoạt động cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường Tác động tiêu cực và tích cực của độc quyền và ý nghĩa thực tiễn"

Trang 9

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do và cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự đoán rằng sự tự do trong cạnh tranh sẽ dẫn đến sự tích tụ và tập trung sản xuất Theo họ, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tích cực sẽ phát triển đến một mức độ nào đó, từ đó dẫn đến sự hình thành của độc quyền

1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa tư nhân nhằm giành giật lấy điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thuận lợi nhất để thu lợi ích tối đa Trong lĩnh vực kinh tế hàng hóa, cạnh tranh không chỉ là một môi trường mà còn là một động lực

1.1.2 Khái niệm độc quyền

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

Đây là một trong những trường hợp thất bại của thị trường, biểu hiện mức độ cực đoan của việc thiếu tính cạnh tranh Mặc dù trên thực tế rất hiếm có trường hợp nào đáp ứng hoàn hảo cả hai tiêu chuẩn của độc quyền, và do đó, độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại Tuy nhiên, các dạng độc quyền không thuần túy thường dẫn đến sự không hiệu quả của lợi ích xã hội

1.2 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH ĐỘC QUYỀN

1.2.1 Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn Trong những năm 1900, nền kinh tế thị trường mở rộng với sự xuất hiện của các ngành sản xuất mới nhờ tiến bộ khoa học và công nghệ, yêu cầu các doanh nghiệp mở rộng quy mô Điều này tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, tập trung vào sản xuất với quy mô lớn do tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị thặng dư, tích lũy, và tập trung

Thứ hai, cạnh tranh gay gắt:

Làm suy yếu hoặc phá sản các doanh nghiệp nhỏ, khi các doanh nghiệp lớn cố gắng chiếm thị trường để trở thành doanh nghiệp độc quyền Điều này là hậu quả tất yếu của môi trường cạnh tranh khốc liệt

Thứ ba, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1873:

Kéo dài 5 năm 5 tháng tại châu Âu và Bắc Mỹ đã gây ra sức ép lớn cho nền kinh tế Công nhân bị sa thải, sàn giao dịch chứng khoán tại New York đóng cửa hơn 10 ngày, các

Trang 10

hệ thống đường sắt quốc gia xuống cấp và nhiều ngành nghề khác như xây dựng, bất động sản, kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực

Thứ tư, sự phát triển của hệ thống tín dụng:

Trở thành một công cụ mạnh mẽ thúc đẩy sự tập trung sản xuất, đặc biệt là trong việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, chúng có khả năng kiểm soát giá mua và giá bán hàng hóa theo cách độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

Thứ năm, sự không hoàn hảo của thị trường:

Trong một số trường hợp, thị trường không hoạt động một cách hiệu quả và thiếu sự cạnh tranh, điều này dẫn đến sự hình thành của các doanh nghiệp độc quyền Các doanh nghiệp này thường tận dụng quyền lực của mình để kiểm soát giá cả, sản xuất, và thậm chí

là chính sách công cộng

Thứ sáu, quyền lực chính trị:

Sự tương tác giữa quyền lực kinh tế và chính trị thường góp phần vào việc xuất hiện của các doanh nghiệp độc quyền Các doanh nghiệp này thường sử dụng quyền lực chính trị để bảo vệ hoặc mở rộng vị thế độc quyền của mình thông qua ảnh hưởng đến quyết định chính sách và pháp luật

Thứ bảy, sự tiên tiến về công nghệ và kỹ thuật:

Trong một số trường hợp, các công ty sở hữu công nghệ và kỹ thuật tiên tiến có thể tạo

ra độc quyền trong một ngành công nghiệp cụ thể Công nghệ và quy trình sản xuất độc quyền này có thể tạo ra rào cản lớn cho các đối thủ mới

Thứ tám, chi phí cố định cao:

Trong một số ngành như hóa chất hoặc dầu khí, việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc hệ thống phân phối có thể tạo ra chi phí cố định cao Điều này có thể tạo điều kiện cho các công ty đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng này để kiểm soát thị trường và tạo ra độc quyền

Thứ chín, chính sách của chính phủ:

Chính sách và quy định của chính phủ cũng có thể tác động đến sự hình thành của độc quyền trong kinh tế Việc ban hành các quy định và luật pháp có thể tạo ra rào cản cho sự cạnh tranh hoặc bảo vệ các doanh nghiệp hiện có

 Lợi nhuận độc quyền:

- Là lợi nhuận vượt trội so với lợi nhuận trung bình, được tạo ra bởi sự chiếm đóng thị trường của các tổ chức độc quyền

- Các tổ chức độc quyền thường thống trị bằng cách thiết lập giá bán hàng hóa cao và giá mua hàng hóa thấp, từ đó tạo ra lợi nhuận độc quyền cao Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền này bao gồm:

 Lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền:

Trang 11

Công nhân trong các doanh nghiệp độc quyền thường phải làm việc với điều kiện lao động không công bằng và lương thấp, góp phần vào lợi nhuận cao của tổ chức độc quyền

 Lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp không độc quyền:

Người lao động trong các doanh nghiệp không thuộc sở hữu độc quyền cũng có thể phải chịu điều kiện lao động khắc nghiệt và thu nhập thấp do áp lực cạnh tranh

 Lao động thặng dư của những người sản xuất nhỏ và nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc:

Trong các nền kinh tế tư bản và các nước thuộc địa, lao động thường phải làm việc với điều kiện khó khăn và lương thấp, đồng thời phải đối mặt với sự khống chế từ các tổ chức độc quyền, dẫn đến việc họ không thể thu được phần công bằng và lợi nhuận từ lao động của mình

 Giá cả độc quyền:

- Là giá mà các tổ chức độc quyền thiết lập khi mua và bán hàng hóa

- Giá cả độc quyền bao gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền Các tổ chức độc quyền thường thiết lập giá bán cao và giá mua thấp Trong thực tế, giá cả độc quyền vẫn phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa Trong mối quan hệ này, giá trị vẫn là yếu tố quan trọng, là nội dung cơ bản của giá cả độc quyền Giá cả độc quyền chủ yếu xoay quanh giá trị hàng hóa, và khi giá cả độc quyền tăng giảm, giá cả thị trường cũng sẽ tương ứng điều chỉnh Trong giai đoạn độc quyền, các tổ chức độc quyền thường thực hiện giao dịch hàng hóa với giá cả độc quyền, từ đó thu được lợi nhuận độc quyền cao hơn

- Những yếu tố này có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với nhau để tạo ra một môi trường kinh doanh độc quyền trong lĩnh vực kinh tế và chính trị

1.2.2 Liên hệ thực tế

Một ví dụ cụ thể về nguyên nhân gây ra độc quyền trong thực tế là sự tập trung nguồn lực hoặc công nghệ độc đáo tại một số doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, một công ty có thể phát triển một công nghệ tiên tiến hoặc sản phẩm

độc đáo mà không có đối thủ cạnh tranh đủ lớn để cạnh tranh

Ví dụ khác chính là Apple với sản phẩm iPhone của họ Khi iPhone được ra mắt, nó mang lại một trải nghiệm người dùng mới và tiên tiến mà không có sản phẩm cạnh tranh nào có thể so sánh được Như vậy, Apple đã đạt được độc quyền trong lĩnh vực điện thoại

di động trong một thời gian, cho phép họ áp đặt giá cả cao và kiểm soát thị trường một cách tương đối

Trang 12

Một lần nữa, điều này cho thấy rằng sự tập trung nguồn lực hoặc công nghệ độc đáo có thể dẫn đến sự hình thành của độc quyền trong một ngành công nghiệp, ảnh hưởng đến cạnh tranh và sự công bằng trong thị trường

1.3 QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.3.1 Cạnh tranh và độc quyền - mối quan hệ phức tạp ở nhiều mặt

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền là phức tạp và thường xuyên được quan tâm Dưới đây là một số mặt của mối quan hệ này:

Tính đối nghịch:

Cạnh tranh và độc quyền thường đối nghịch với nhau Trong một thị trường cạnh tranh sôi động, độc quyền thường bị giảm bớt do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh Ngược lại, khi độc quyền gia tăng, cạnh tranh có thể bị hạn chế hoặc thậm chí bị loại bỏ

Sự tác động lẫn nhau:

Cạnh tranh có thể tạo ra động lực cho sự phát triển và sáng tạo, khi các doanh nghiệp cố gắng cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình để chiếm lĩnh thị trường Tuy nhiên, độc quyền có thể ngăn chặn sự cạnh tranh và làm giảm sự động lực này, dẫn đến sự suy giảm của sự sáng tạo và chất lượng

Hiệu quả kinh tế:

Trong một số trường hợp, độc quyền có thể dẫn đến sự không hiệu quả kinh tế, khi các doanh nghiệp không còn cần phải cạnh tranh và có thể hoạt động theo cách không hiệu quả Trái lại, một môi trường cạnh tranh khỏe mạnh thúc đẩy sự hiệu quả và tăng cường sự tiến

bộ kinh tế

Quản lý từ phía chính phủ:

Chính phủ thường can thiệp để giám sát và kiểm soát sự cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế Việc thiết lập và thực thi các quy định và chính sách cạnh tranh có thể giúp duy trì một môi trường kinh doanh cạnh tranh và công bằng

Vì vậy, với sự tương tác phức tạp giữa cạnh tranh và độc quyền, việc hiểu và quản lý quan hệ này là quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng của nền kinh tế thị trường

1.3.2 Đa dạng mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền

Độc quyền không chỉ là kết quả của sự loại bỏ cạnh tranh, mà thực tế, nó thúc đẩy sự đa dạng và cạnh tranh gay gắt hơn trong nền kinh tế thị trường Nó không chỉ là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn là sự đối đầu giữa các tổ chức độc quyền Các loại hình cạnh tranh mới xuất hiện, tạo ra một môi trường cạnh tranh phong phú và phức tạp hơn

Trang 13

Đầu tiên, là sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và các doanh nghiệp không độc

quyền Trong trường hợp này, các tổ chức độc quyền thường tận dụng quyền lực của họ để kiểm soát nguồn cung, hệ thống vận chuyển, hoặc thậm chí là tín dụng Bằng cách này, họ

có thể áp đặt điều kiện và giá cả, tạo ra một bức tranh cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp không độc quyền

Thứ hai, là sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau Đây có thể là cạnh tranh

giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành liên quan với nhau Cuộc đối đầu này thường kết thúc bằng sự thỏa hiệp hoặc thậm chí là sự sụp đổ của một bên Các tổ chức này có thể tiến hành các thỏa thuận không công bằng để chia sẻ thị trường hoặc thậm chí là để loại bỏ các đối thủ tiềm năng

Cuối cùng, là sự cạnh tranh nội bộ trong các tổ chức độc quyền Các thành viên trong

các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau để giành ưu thế Họ có thể đấu tranh

để chiếm tỉ lệ cổ phần lớn hơn, tạo ra một sự đấu đá tàn khốc trong tổ chức

Vậy nên, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền thường tồn tại cùng nhau và mức độ của chúng phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nền kinh tế Sự tương tác giữa các yếu tố này tạo ra một môi trường kinh doanh phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và chiến lược linh hoạt để tồn tại và phát triển

1.3.3 Liên hệ thực tế

Một ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền tại Mỹ là ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nơi mà các công ty hàng đầu như Google, Facebook, Amazon và Apple (được biết đến với biệt danh "GAFA") chiếm lĩnh thị trường Trong lĩnh vực này, sự cạnh tranh đã khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ mới

và nhỏ, song cũng tạo ra một mức độ tập trung cao tại GAFA Các công ty này thường tận dụng quyền lực thông qua việc thâu tóm hoặc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền trong ngành

Một ví dụ rõ ràng khác là vấn đề liên quan đến quảng cáo trực tuyến Google và Facebook, hai trong số những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này, độc tài thị trường quảng cáo trực tuyến tại Mỹ Sự ảnh hưởng của họ trong việc thu thập dữ liệu và định hình thông tin đã tạo ra một môi trường không công bằng cho các đối thủ nhỏ, gây khó khăn cho các công ty độc lập trong việc cạnh tranh Điều này dẫn đến việc GAFA có thể thiết lập giá cả quảng cáo cao và điều kiện không công bằng cho các nhà quảng cáo khác

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong ngành ICT ở Mỹ là một minh chứng cho cách mà sự cạnh tranh có thể dẫn đến tập trung quyền lực và sự thống trị của các tổ chức độc quyền, ảnh hưởng đến sự công bằng và cạnh tranh trong nền kinh tế

Trang 14

PHẦN II ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1 LÝ LUẬN CỦA V.I LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.1 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

Độc quyền mở rộng nhờ tích tụ và tập trung tư bản

Tích tụ và tập trung tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và các quy luật thị trường đã thay đổi nền kinh tế theo hướng sản xuất quy mô lớn Các doanh nghiệp nhỏ lẻ bắt đầu liên kết, sáp nhập với nhau tạo thành các tổ chức độc quyền

Các doanh nghiệp độc quyền còn thỏa hiệp cùng nhau để nắm lấy địa vị độc quyền Sự hợp tác ấy thông qua hai hình thức: liên kết ngang và liên kết dọc:

 Liên kết ngang là sự hình thành liên minh độc quyền trong cùng một lĩnh vực (giai đoạn đầu của quá trình độc quyền hóa)

 Liên kết dọc là sự hình thành liên minh độc quyền đa ngành, mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Nhờ đó, các tổ chức độc quyền được chia thành các kiểu sau:

Cartel là sự thỏa thuận giữa các tổ chức độc quyền về các hoạt động kinh doanh thực

tiễn như giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, ; nhằm tối đa hóa lợi nhuận

và giảm cạnh tranh Tuy nhiên liên minh này thường không bền vững vì mỗi doanh nghiệp luôn theo đuổi lợi ích riêng, luôn muốn đạt được nhiều hơn so với thỏa thuận

Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền ổn định hơn Cartel Các xí nghiệp tham

gia hình thức này vẫn giữ độc lập về sản xuất, còn về lưu thông hàng hóa sẽ được điều hành, quản lý bởi một ban quản trị chung Lợi ích Syndicate mang lại là lợi nhuận đạt được cao hơn nhờ thống nhất đầu mối mua-bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá cao

Trust là tổ chức độc quyền dạng công ty cổ phần Các nhà tư bản tham gia vào sẽ

thành những cổ đông và nhận cổ tức theo số cổ phần

Consortium là một hình thức độc quyền có trình độ và quy mô lớn với kiểu liên kết

dọc Thành viên của Consortium ngoài những nhà tư bản còn có các hình thức liên minh độc quyền trên, thuộc các ngành khác nhau có liên quan đến kinh tế, kỹ thuật

Mô hình độc quyền hóa ngày càng phổ biến, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất nên các hình thức liên minh độc quyền thêm đa dạng hơn Không chỉ phát triển trong phạm vi một ngành, một quốc gia; mà đã liên minh theo cả hai chiều dọc và ngang, cả ở trong nước hay quốc tế Là tiền đề cho khái niệm "công ty độc quyền xuyên quốc gia" ra đời, tạo thêm hai hình thức tổ chức độc quyền mới: Concern và Conglomerate

Concern là tổ chức độc quyền đa ngành, đa quốc gia Bởi có thành viên là hàng trăm

công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau (có thể có hoặc không có quan hệ sản xuất) Mục tiêu hướng đến là khắc phục tình trạng cạnh tranh gay gắt việc kinh doanh chuyên môn hóa hẹp Hơn nữa, các Concern cũng dễ đối phó với luật chống độc quyền

Trang 15

Conglomerate khác với Concern về quy mô khi đây là sự kết hợp giữa nhiều doanh

nghiệp vừa và nhỏ, gần như không có liên quan trực tiếp đến sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất Đa phần các khoản lợi thu được là từ kinh doanh chứng khoán Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng quy mô hoạt động kinh tế Từ các hình thức tổ chức độc quyền trên, các doanh nghiệp độc quyền liên minh theo nhiều cách và hướng đến mục tiêu phát triển trở thành những công ty xuyên quốc gia

Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt - nguyên nhân quyền lực độc quyền thao túng thị trường

Khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong ngân hàng cũng như trong công nghiệp hình thành nên độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp:

Độc quyền ngân hàng được tạo thành bởi các hoạt động đào thải và thôn tính giữa

các ngân hàng lớn - nhỏ Các ngân hàng nhỏ, độc lập giảm dần, bị sáp nhập vào các ngân hàng có thị phần cao hơn và mô hình ngân hàng lớn với nhiều chi nhánh dần tăng lên Điều này vừa có điểm lợi cũng có bất lợi Lợi ích thu về chính là loại bỏ được các ngân hàng yếu kém và có thể tạo ra được những ngân hàng lớn có đủ sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế Còn điểm bất lợi ở đây, chính là một mô hình ngân hàng lớn mạnh kéo theo những vấn đề trong các khâu quản lý, dịch vụ,

Độc quyền công nghiệp là hình thức liên minh giữa các doanh nghiệp độc quyền

Nhằm giảm cạnh tranh, hợp tác đôi bên cùng có lợi, tạo thế liên minh nắm quyền lực thị trường

Độc quyền ngân hàng cho phép các tổ chức độc quyền trong ngành công nghiệp vay và gửi các khoản tiền lớn trong dài hạn Còn các độc quyền công nghiệp tham gia vào ngành ngân hàng bằng cách mua cổ phần, chi phối các hoạt động của độc quyền ngân hàng Bởi thế mà 2 tổ chức độc quyền ngân hàng và công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, kiểm soát nhau Sự kết hợp này tạo nên "Tư bản tài chính"

V.I.Lênin từng nói: “Tư bản tài chính là kết quả hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một

số ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền về công nghiệp” Tư bản tài chính xuất hiện đem lại sự liên kết thị trường mạnh mẽ, xuất hiện thêm các ngành kinh tế mới

 Trước hết là sự liên kết mạnh mẽ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp công nghiệp khác dưới hình thức "người cho vay - kẻ đi vay" Ngân hàng sẽ cho các công nghiệp vay vốn và đảm bảo kinh doanh với điều kiện đi kèm: có lợi cùng hưởng, có lỗ cùng chịu Ngoài ra bên ngân hàng còn đầu tư vào bất động sản, phương tiện sản xuất nhằm cho thuê lại

 Các ngành kinh tế mới xuất hiện như ngành bảo hiểm, dịch vụ, ngày càng phổ biến Những thay đổi này diễn ra ngày càng nhanh và rộng rãi bởi quá trình liên kết cộng xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp

Trang 16

Tư bản tài chính ngày càng lớn mạnh, vô hình chung tạo nên một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối mọi hoạt động kinh tế - chính trị của xã hội, được gọi là tài phiệt (đầu sỏ tài chính):

 Về mặt kinh tế, các ông "trùm tài chính" thực hiện sự thống trị của mình thông qua

"chế độ tham dự" Thực chất đây là hoạt động thu mua cổ phiếu khống chế, qua đó chi phối công ty gốc hay còn gọi là "công ty mẹ" Tiếp tục áp dụng cách thức đó để thống trị các "công ty con", rồi đến "công ty cháu", trở thành "nhà cầm quyền" cả một hệ thống các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau Không những thế, các nhà tài phiệt còn lập công ty mới, phát hành chứng khoán, đầu cơ ruộng đất, với mong muốn củng cố địa vị và thu lại lợi nhuận độc quyền cao

 Về mặt chính trị, hệ thống tài phiệt còn có thể nhúng tay vào các hoạt động như chính sách đối nội, đối ngoại, bầu cử, ; khiến cho nhà nước tư bản trở thành "công cụ" phục vụ cho lợi ích của giới tài phiệt Sự kiện chấn động trong lần bầu cử Tổng thống Mỹ thứ 25, khi bộ ba nhà tài phiệt quyền lực là John D Rockefeller Sr , Andrew Carnegie và J.P.Morgan đã liên minh cùng nhau đưa ứng viên đảng Cộng hòa William McKinley lên làm chủ Nhà Trắng Sự khẩn trương ấy bắt nguồn từ lời cam kết quét sạch 3 đế chế tài phiệt này từ đại diện đảng Dân chủ - William Jennings Bryan Vì vậy họ cùng một nhà tài phiệt khác đã chi 1 triệu USD (chưa kể đến các khoản đút lót cho báo giới) Cuối cùng, tháng 11/1896, giới tài phiệt thắng khi tỷ lệ phiếu bầu của McKinley chiếm 51% so với 47% của đối thủ Đó chính là quyền lực chi phối chính trị của hệ thống tài phiệt, thao túng tất cả nhằm đạt được lợi ích cá nhân

Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến

V.I.Lênin vạch ra rằng:" xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản

tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền" Trước hết, phân biệt giữa "xuất khẩu hàng hóa" và "xuất khẩu tư bản" Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm tăng thu nhập cho các nước xuất khẩu, cải thiện thị trường lao động và tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với nước bạn Đối với xuất khẩu tư bản, không đơn thuần là mua bán của cải vật chất, mà là đầu tư tư bản ở nước ngoài để thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản

Về hình thức, xuất khẩu tư bản được chia thành:

Đầu tư trực tiếp (FDI) là hình thức xuất khẩu tư bản thông qua việc xây dựng công

ty mới hoặc mua lại các công ty đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó trở thành chi nhánh của công ty mẹ Các doanh nghiệp mới được hình thành chịu sự quản lý song phương, nước xuất khẩu tư bản rót vốn thêm vào hoặc đôi khi các doanh nghiệp này có toàn bộ số vốn là từ một công ty nước ngoài Đơn giản đây là hình thức chủ doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra quốc tế, có thêm chi nhánh nước ngoài, thu được lợi nhuận cao hơn dựa vào chênh lệch tỉ giá hối đoái

Đầu tư gián tiếp (ODA) hay còn gọi là xuất khẩu tư bản cho vay Chính là cho các

nước nhập khẩu tư bản vay còn nhà đầu tư thì thu lợi tức từ việc làm đó Hay các

Ngày đăng: 23/03/2024, 20:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN