1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu

521 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Định dạng
Số trang 521
Dung lượng 42,29 MB

Nội dung

Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án .... ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG, ỨNG PHĨ SỰ CỐ MÔI TRƯỜ

Trang 2

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Xuất xứ của dự án 5

1.1 Thông tin chung về dự án 5

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án 6

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các dự á, quy hoạch phát triển khác đã được phê duyệt có liên quan 6

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 12

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn ký thuật có liên quan 12

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp thẩm quyền liên quan đến dự án 19

2.3 Các tài liệu dự án, dữ liệu được chủ dự án tạo lập 19

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 19

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 22

4.1 Các phương pháp ĐTM 22

4.2 Các phương pháp khác 23

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 25

5.1 Thông tin về dự án 26

5.1.1 Thông tin chung 26

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 26

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 33

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường 34

5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường………… 34

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án……… 34

5.3.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải 34

5.3.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải 35

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường 35

5.3.4 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại 35

5.3.5 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của tiếng ồn và độ rung 36

5.3.6 Các tác động khác 36

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 37

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải 37

5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải 38

5.4.3 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường 38

5.4.4 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý chất thải nguy hại 39

5.4.5 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung 39

5.4.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 39

5.4.7 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 40

Trang 3

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 42

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 43

1.1 Thông tin chung về dự án 43

1.1.1 Tên Dự án… 43

1.1.2 Chủ dự án… 43

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 43

1.1.3 Mục tiêu của dự án 46

1.1.4 Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật 47

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 47

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án, nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án 65

1.3.1 Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án 65

1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước 68

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 69

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 69

1.5.1 Thực hiện giải phóng mặt bằng 69

1.5.2 Biện pháp thi công chủ đạo 70

1.5.3 Các hoạt động phụ trợ thi công 73

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 74

1.6.1 Tiến độ thực hiện Dự án 74

1.6.2 Tổng mức đầu tư 74

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 75

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 76

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 76

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 76

2.1.1.1 Điều kiện địa lý, địa hình, địa mạo 76

2.1.1.2 Điều kiện về khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi 86

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 90

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 94

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng 94

2.1.3 Tình hình thiên tai 101

2.1.4 Hiện trạng chung về các công trình giao thông, công trình thủy lợi 103

2.1.2.2 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực 106 2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 106

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 106

2.2.1.1 Dữ liệu về đặc điểm môi trường 106

2.2.1.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 107

2.2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực 122

Trang 4

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án

122

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án 123

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 125

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 125

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 128

3.1.1.1 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng 129

3.1.2 Dự báo các rủi ro sự cố trong quá trình xây dựng 138

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 150

3.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 151

3.4 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 152

3.4.1.Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án Đánh giá, dự báo các tác động……… 152

3.4.2 Danh mục và kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 153

3.5 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 153

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 157

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 157

4.1.1 Mục tiêu……… 157

4.1.2 Tóm lược nội dung chương trình quản lý môi trường 157

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 167

4.2.1 Giám sát chất thải rắn và nước thải 167

4.2.2 Chương trình giám sát khác 168

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẦN CỘNG ĐỒNG 171

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 171

5.1.1 Tóm tắt quá trình tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 171

5.1.2 Tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án……… 171

5.1.3 Tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án……… 175

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 176

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 179

2 Kiến nghị 180

3 Cam kết 180

Trang 5

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 0 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 20

Bảng 1 1 Nhiên liệu dự kiến sử dụng 66

Bảng 1 2 Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công của dự án 67

Bảng 1 3 Khối ượng đất đá đào đắp, làm đường thi công vận hành trong giai đoạn chuẩn bị 67

Bảng 1.4 Tổng mức đầu tư dự án 74

Bảng 2 1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 88

Bảng 2 2 Lượng mưa trung bình tháng và năm 88

Bảng 2 3 Đặc điểm nằng tại khu vực tỉnh Lai Châu 89

Bảng 2 4 Đặc trưng độ ẩm các huyện vùng 90

Bảng 2 5 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đến hết năm 2022 100

Bảng 2 6 Thống kê về dân số và dân tộc thiểu số của tỉnh đến hết năm 2022 100

Bảng 2 7 Thống kê thiên tai và thiệt hại trong 10 năm gần đây của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Lai Châu 102

Bảng 2 8 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 110

Bảng 2 9 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 113

Bảng 2 10 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 116

Bảng 2 11 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 120

Bảng 2 12 Các đối tượng bị tác động do các hoạt động của Dự án 123

Bảng 3 1 Tổng hợp các tác động môi trường và xã hội của các công trình 128

Bảng 4 1 Tóm lược chương trình quản lý môi trường 158

Bảng 4.2 Chương trình giám sát chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng 167

Bảng 4.3 Chương trình giám sát khác 169

Bảng 5 1 Bảng tổng hợp ý kiến, kiến nghị của kết quả tham vấn cộng đồng 176

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Lai Châu là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Việt Nam, có tiềm năng

để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra mưa lớn kéo dài gây lũ lụt, sạt lở Đặc biệt trong năm 2019, mưa lũ đã làm 05 người chết, 02 người mất tích, 01 người bị thương; 1.197 ngôi nhà bị ảnh hưởng (22 nhà ở bị sập đổ, 13 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, 1.162 ngôi nhà bị tốc mái) 37 điểm trường bị thiệt hại, ảnh hưởng Cùng với

đó là nhiều công trình kè, cầu cống bị sạt lở, cuốn trôi, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng nặng Ước thiệt hại hơn 281 tỷ đồng Năm 2020, tình trạng lũ quét, sạt lở đất, ngập úng xảy ra trên địa bàn tỉnh khiến 04 người chết, 17 người bị thương, hơn 8.447 ngôi nhà bị ảnh hưởng nặng (51 ngôi nhà bị sập đổ, 8.396 ngôi nhà bị tốc mái), hơn 750 ha lúa bị ngập, hơn 113 ha ngô và hoa màu bị gẫy dập, hơn 2.500 con gia súc và gia cầm bị chết…, tổng thiệt hại ước tính trên 172 tỷ đồng Thực tế cho thấy lũ quét, sạt lở đất có mức độ tàn phá khốc liệt gây hậu quả nghiêm trọng

về sinh mạng cũng như công trình hạ tầng, phá huỷ ruộng đất canh tác, rừng và môi trường sinh thái, đe dọa tính mạng của người dân Việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện, đường tỉnh và đường xã là phù hợp với quy hoạch ngành và kế hoạch phát triển KTXH của các huyện và tỉnh bởi vì theo thực tế hiện trạng giao thông của tỉnh Lai Châu thì các tuyến đường xã, thôn bản mới cứng hóa được 55%, còn lại 45% là đường đất mặt đường xấu Hệ thống đường thôn bản, đường dân sinh nói chung còn rất lạc hậu, nền, mặt đường nhỏ, hẹp, các công trình trên tuyến còn tạm thời, đường chưa vào cấp, kết cấu mặt đường chủ yếu vẫn là mặt đường đất, điều kiện đi lại ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết Do vậy, việc phát triển kinh tế -

xã hội của cộng đồng dân cư nghèo càng khó khăn hơn nếu như không được đầu tư nâng cấp đường giao thông nhằm hỗ trợ nhân dân dễ dàng tiếp cận sản phẩm thương mại, thị trường, trường học, dịch vụ y tế và các cơ hội nâng cao thu nhập

Tỉnh Lai Châu có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh

có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tỉnh Lai Châu vừa là đô thị loại III, vừa có vùng cao biên giới có nhiều dân tộc cùng chung sống; đời sống 29 kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí còn thấp, trong khi đó tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp như: cờ bạc, ma túy, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và tệ nạn xã hội,

Trang 7

bên cạnh đó vị trí địa lý của tinh tiếp giáp biên giới với Trung Quốc là vùng nhạy cảm về quốc phòng Để thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng - quân sự địa phương của tỉnh Lai Châu cần phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân

Trên cơ sở đó, ngày 26/10/2022 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu” tại Quyết định số 1290/QĐ-TTg Theo đó, Dự án được thực hiện tại các huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Than Uyên, tỉnh Lai Châu với quy mô gồm 12 tiểu dự án thành phần, gồm:

- 10 tiểu dự án đầu tư mở mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông tại các huyện: Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Than Uyên

- 01 tiểu dự án thủy lợi: nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi Mường Than, huyện Than Uyên

- 01 tiểu dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ suối khu vực cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên

Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu thuộc dự án nhóm I theo quy định tại điểm c, khoản 3, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và mục số 6, phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Báo cáo ĐTM của Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án

- Thủ tướng chính phủ là cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

- Địa chỉ liên lạc: số 01 Hoàng Hoa Thấm, Ba Đình, Hà Nội

- Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu

- Địa chỉ: Số 145 - Lê Duẩn - Phường Tân Phong - Thành Phố Lai Châu - Lai Châu

Trang 8

kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và quy hoạch phát triển tỉnh Lai Châu nói riêng, cụ thể:

a) Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đến năm 2020 có định hướng đến năm 2030 của tỉnh Lai Châu:

- Dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lai Châu đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020 Trong đó có đặt mục tiêu về kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng:

+ Đến năm 2020: Thu nhập bình quân đầu người đạt 46,7 tr.đ/năm; Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tương ứng là 41%, 35,2%; bình quân lương thực đạt trên 400kg/người/năm; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 90.000 tỷ đồng; Tập trung phát triển vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn các với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, mắc ca, thảo quả, chè, rao, hoa quả (cây cao su 30.000 ha, cây chè 3.200 ha, thảo quả 4.700 ha, )

+ Hệ thống đường giao thông: Đến năm 2020 tập trung đầu tư xây dựng mới các tuyến đường liên thông, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đạt cấp IV

và cấp V kết nối với hệ thống đường Quốc lộ; Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường GTNT đến các trung tâm xã (cứng hóa mặt đường, hệ thống thoát nước và an ninh đầy đủ) đảm bảo đi lại được các mùa mưa trong năm

+ Thủy lợi: Đến năm 2020 phải kiên cố 100% kênh mương, đảm bảo tưới chủ động 90% diện tích vụ Đông xuân và 100 % vụ Mùa

- Dự án phù hợp với quy hoạch thủy lợi số 613/QĐ-UBND ngày 06/6/2012 của UBND tỉnh Lai Châu Phê duyệt quy hoạch Thủy lợi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020

+ Mục tiêu: Phấn đấu đến 2020 đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa, các công trình tưới tự chẩy tăng diện tích ruộng lúa nước 800 ha lúa vụ mùa và 600 ha lúa vụ chiêm xuân; cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo tưới trắc ruộng nước 18.200 ha lúa vụ mùa, 6.200 ha lúa vụ chiêm xuân

+ Về mục tiêu xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi kết hợp phục vụ mục tiêu Xây dựng cánh đồng mẫu lớn Bình Lư, Mường Than thành vùng chuyên canh lúa gạo với quy mô 10.000 tấn/ năm để đáp ứng cho các thị trường cao cấp

Trang 9

- Dự án phù hợp với quy hoạch giao thông tại Quyết định số UBND ngày 26/9/2007 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Quy hạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Quyết định số 1854/QĐ- UBND ngày 26/12/2013 về phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, Kế hoạch như:

20/2007/QĐ-+ Giai đoạn 2020: Hệ thống Quốc lộ, Tỉnh lộ phải đưa vào cấp hạng kỹ thuật, 100 % đường tỉnh được nhựa hóa, Quốc lộ chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp IV, III, tỉnh lộ chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, một số tuyến đạt cấp IV Các cầu cống được thiết kế phù hợp với đường, đảm bảo tải trọng khai thác được lâu dài; Giao thông nông thôn: Các tuyến đường huyện chủ yếu đạt cấp VI và GTNT A, hệ thống đường dân sinh, thôn, bản dự kiến nâng cấp 10% tổng chiều dài đường dân sinh, đường xã Mở mới 500 km đường dân sinh, nâng cấp mặt đường đạt 50% rải cấp phối

+ Giai đoạn 2021-2030: Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh Nâng cấp đồng bộ các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV,III, các tuyến đường tỉnh cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp V, IV Nhựa hóa và bê tông hóa 100% đường huyện

và cứng hóa 50% đường xã, đường thôn bản gắn với việc xây dựng nông thôn mới

có hạ tầng giao thông hiện đại

b) Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch hiện hành (đến năm 2030):

- Dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn

đến năm 2050 đã được tỉnh Lai Châu tổ chức lập và hoàn thiện (đã thực hiện lập và

lấy ý kiến góp ý nhiều lần trong nội bộ tỉnh, đã lấy ý kiến các tỉnh lân cận trong khu vực và các bộ, ngành trung ương, hiện đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định); trong đó bao gồm cả các quy hoạch ngành như giao thông,

thủy lợi (theo quy định của Luật Quy hoạch thì các quy hoạch ngành của địa

phương sẽ được tích hợp chung vào Quy hoạch tỉnh) Trong đó, đặt ra một số mục

tiêu, chỉ tiêu chính như sau:

+ Mục tiêu tổng quát: Tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển, nguồn lực bên trong và bên ngoài, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng, xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có bản sắc, trên các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giai đoạn 2021-2025, phát triển nông

Trang 10

nghiệp, nông thông tiếp tục giữ vai trò quan trọng, tạo dựng nền tảng cho giai đoạn 2026-2030 kinh tế tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ hơn theo hướng tăng trưởng với trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch; nâng cao chất lượng, hiệu quả ngành công nghiệp;

cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới; mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa địa phương; phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ứng dụng hiệu quả khoa học

- công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; giữ vững quốc phòng, anh ninh, chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; bảo vệ môi trường sinh thái; đưa Lai Châu vào nhóm tỉnh phát triển trung bình của Vùng Trung du miền núi phía Bắc vào năm

2030

+ Về kinh tế (đến năm 2030): Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,6%/năm; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 116,6 triệu đồng/người (tương đương 4.266 USD); tăng trưởng năng suất lao động đạt 7,1%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.500 tỷ đồng; tổng lượt khách du lịch tăng bình quân khoảng 20%/năm và đạt 2 triệu khách vào năm 2030

+ Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế (đến năm 2030): Dân số đạt gần 546.000 người, tốc độ tăng dân số trung bình 1,4-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2-3%/năm, riêng các huyện nghèo giảm 3-4%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71%, giải quyết việc làm cho 8.500-10.000 lao động/năm; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 80%; số xã đạt chuẩn nông thông mới đạt 70% số xã

+ Về bảo vệ môi trường (đến năm 2030): Tỷ lệ che phủ đạt trên 56%; trên 97% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý, 88% số xã, phương, thị trấn được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

+ Về kết cấu hạ tầng (đến năm 2030): 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh và cấp huyện và 90% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (Nhựa hóa và bê tông hóa 100% đường huyện và cứng hóa trên 80% đường xã, thôn, bản của tỉnh và cứng hóa 100% đường xã, thôn, bản ở thành phố Lai Châu); trên 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 30%

+ Về quốc phòng an ninh, đối ngoại (đến năm 2030): 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, cơ sở vững mạnh toàn diện Thực hiện

Trang 11

tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới và mốc giới quốc gia; tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

* Trong đó, quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030 xác định 3 đột phá phát triển là:

+ Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là

hạ tầng giao thông, để đảm bảo tính kết nối của Lai Châu với các địa phương trong vùng, cả nước và thị trường Vân Nam của Trung Quốc; phát triển hạ tầng du lịch, nông nghiệp, đô thị để thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hạ tầng công nghệ thông tin để hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; phát triển hạ tầng xã hội đảm bảo nhu cầu xã hội và đảy mạnh phát triển dịch vụ xã hội

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách hành chính, tạo động lực phát triển mạnh các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển như: Nông nghiệp, du lịch, thủy điện, công nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, sáng tạo, làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của địa phương Thu hút các nhà đầu

tư lớn, hình thành các dự án lớn, đặc biệt là trong các ngành trụ cột tăng trưởng

+ Thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, trọng tâm là hỗ trợ, đầu tư tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao trong

cơ cấu lao động; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, nhất là trong các kĩnh vực cải cách hành chính, đào tạo nhân lực, thương mại, nông nghiệp, du lịch Đồng thời, khuyến khích đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng cống hiến, vươn lên; phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, con người Lai Châu

- Dự án còn phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của trong trong giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kì 2020-2025 số 05-NQ/ĐH ngày 23/10/2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Lai Châu được HĐND tỉnh Lai Châu thông qua tại Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020, được UBND tỉnh Lai Châu giao tại Quyết định số 45/2020/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 Theo đó, xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ chính liên quan đến dự án như: Tốc

độ tăng trưởng GRDP 8- 10%/năm, GRDP bình quân đầu người 65 tr.đ/năm Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp trên 5%/năm, tổng sản lượng lương thực có hạt trên

226 nghìn tấn, thu ngân sách trên địa bàn 3000 tỷ đồng…100% số thôn bản có

Trang 12

đường xe máy hoặc ô tô đi lại; Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thực hiện đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung giai đoạn 2021-2025…

- Dự án phù hợp với Kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025 đã được xây dựng theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 13/7/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Kế hoạch số 1827/KH-UBND ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Kế hoạch số 1730/KH-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh Lai Châu Trong đó việc đầu tư xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ suối là một trong các mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phòng chống thiên tai của tỉnh

- Ngoài ra, Dự án còn phù hợp với các chiến lược, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia mới được ban hành để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo như: Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngay 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trường đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất: Dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu cho vào danh mục các công trình được chấp thuận cho thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng tại Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 15/9/2021 và Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 13/7/2023

Từ các căn cứ trên, cho thấy Dự án phù hợp với các quy hoạch phát triển của quốc gia và tỉnh Lai Châu, các hạng mục của Dự án không gây xung đột với các quy hoạch đã được phê duyệt và được trình phê duyệt trong thời gian tới

Trang 13

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn ký thuật có liên quan

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về Xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thông tư Bộ tài nguyên và môi trường ngày

27 tháng 1 năm 2015 về việc quy định chi tiết một số điều của nghị định số

Trang 14

43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ;

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

và sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai

- Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất;

- Nghị định số 06/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/01/2020 sửa đổi bổ sung điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

- Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được

ưu tiên bảo vệ;

- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

- Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

- Quyết định số 1975/2021/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

Về lĩnh vực Phòng, chống thiên tai

- Luật số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội về Phòng, chống thiên tai;

- Luật số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015 về Khí tượng thủy văn

- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng Thủy văn

Trang 15

- Nghị định 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thuỷ lợi, đê điều;

- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Kết luận của Bộ Chính trị số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

- Nghị đinh số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/07/2021 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều;

- Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/06/2021 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

- Quyết đinh số 18/2021/QĐ-TTG ngày 22/4/2021 của Thủ tướng chính phủ

về quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai về ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;

- Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

 Về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6;

- Nghị định số 160/2018/NĐ- CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều Luật phòng, chống thiên tai;

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy;

Về lĩnh vực tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 của Quốc hội quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và

Trang 16

khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước

và xử lý nước thải;

- Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 điều 31 nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/07/2019 của chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 Nghị định của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông

Trang 17

phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 thông tư về quy định phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định

về quản lý an toàn lao động thi công xây dựng công trình

- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây Dựng quy định

về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;

 Về lĩnh vực thủy lợi và giao thông vận tải

- Luật số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc Hội về Luật Thủy lợi;

- Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;

Một số văn bản khác

- Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019;

- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HDDNN8 ngày 30/6/1989 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa VIII, kỳ hợp thứ 5;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

bố trí gờ quây gom dầu cho két chứa, máy, thiết bị, khu vực bảo dưỡng

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ công thương thông

tư quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật hóa chất;

Trang 18

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định chi tiết Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

- Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

bố trí gờ quây gom dầu cho két chứa, máy, thiết bị, khu vực bảo dưỡng

- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng - ồn mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ

Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khoẻ người lao động;

Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

* Quy chuẩn

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước mặt;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất;

- QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

- QCVN 18/2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong xây dựng;

- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

- QCVN 19: 2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

Trang 19

- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 01-1:2018/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuất Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

* Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn thiết kế công trình giao thông

- TCVN 4054-2005: Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô

- TCVN 10380-2014: Đường GTNT – Yều cầu thiết kế

- 22 TCN 211-2006: Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm

- 22 TCN 272-05: Quy trình thiết kế cầu

- 22 TCN 18-79: Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn

- 531 - 11 – 01: Thiết kế điển hình Cầu bản BTCT, mố nhẹ bê tông

- 22 TCN 273-2001: Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô (thiết kế nút giao)

- TCVN 9845:2013: Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ

- 86-06X: Thiết kế điển hình Tường chắn đất bê tông và đá xây

- 22 TCN 242-98: Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông

- QCVN 41: 2019/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường

bộ

Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi

- QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu

Trang 20

- TCVN 8412:2010 - Công trình thủy lợi - Hướng dẫn lập quy hình vận hành;

- TCVN 4118:2012 - Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 5574-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 12845:2020 - Công trình thủy lợi - Thành phần, nội dung lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Tính toán thủy văn công trình theo: QP - TL-C-6-77 của Bộ Thủy lợi;

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tại tỉnh Lai Châu sử dụng vốn vay Nhật Bản;

- Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh Lai Châu

về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiện tai tỉnh Lai Châu sử dụng vốn vay Nhật Bản

2.3 Các tài liệu dự án, dữ liệu được chủ dự án tạo lập

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: “Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu”

- Các kết quả đo đạc, khảo sát môi trường Dự án do Đơn vị tư vấn thực hiện bao gồm các hạng mục về chất lượng môi trường không khí, ồn, độ rung, nước mặt, nước ngầm, đất Vị trị, thông số, tần suất, thời gian đo đạc, khảo sát và lấy mẫu các hạng mục này được trình bày chi tiết trong chương 2;

- Kết quả tham vấn cộng đồng dân cư vùng dự án được trình bày chi tiết trong chương 5

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu do Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu làm Chủ dự án với sự tư vấn của Liên danh Công ty

cổ phần ứng dụng công nghệ tài nguyên và môi trường và Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường thực hiện

* Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp

và PTNT tỉnh Lai Châu

Đại diện (Ông): Nguyễn Bá Nho; Chức vụ: Giám đốc

Trang 24

đó đánh giá tác động môi trường các phương án, lựa chọn phương án tối ưu hoặc kiến nghị phương án thay thế Phương pháp này được ứng dụng tại chương 3 các mục đánh giá về khí thải, chất thải

a Phương pháp điều tra khảo sát

Trên cơ sở các tài liệu về Dự án, tiến hành điều tra, khảo sát địa điểm khu vực thực hiện Dự án nhằm xác định vị trí cũng như mối tương quan đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực Đồng thời khảo sát hiện trạng môi trường nền trong khu vực Điều tra, khảo sát khu vực dự án để làm cơ sở đánh giá sự thay đổi hiện trạng khu vực dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án đồng thời thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng và điều tra xã hội học Phương pháp này áp dụng tại chương 1 báo cáo mục hiện trạng khu vực dự án

- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa môi trường xã hội

Điều tra, phỏng vấn cá nhân, tổ chức được sử dụng kết hợp với việc thu thập các tài liệu sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội, dân sinh liên quan trong khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng môi trường, xã hội khu vực dự án và làm cơ sở để so sánh, dự báo khi xây dựng và vận hành dự án trong các giai đoạn khác nhau Kết quả điều tra khảo sát đã được thể hiện trong chương 2 của báo cáo ĐTM (Điều kiện kinh tế xã hội) Quá trình khảo sát điều tra triển khai trong tháng 6/2023 với nội dung về hiện trạng môi trường

- Phương pháp khảo sát, điều tra hệ sinh thái

Kế thừa qua các tài liệu tham khảo, được các chuyên gia sinh thái sử dụng trong quá trình lập chuyên đề sinh thái cho khu vực dự án như sau:

Thành phần loài thực vật: sử dụng phương pháp điều tra, các tuyến nghiên cứu được lựa chọn để tiến hành điều tra thu mẫu thành phần loài Sau đó tiến hành định loại thực vật Cụ thể:

Trang 25

+ Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh Danh pháp và sắp xếp các taxon được xử lý theo www.theplantlist.org, www.tropicos.org và Danh lục các loài thực vật Việt Nam Danh lục các loài, họ được sắp xếp theo thứ

tự a, b, c…

+ Thảm thực vật dựa vào bảng phân loại thảm thực vật của Phan Kế Lộc (1985): "Thử vận dụng bảng phân loại Thảm thực vật của UNESCO 1973 để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam"

Phần động vật: sử dụng phương pháp điều tra thực địa, phỏng vấn thông tin tại các điểm khảo sát dự kiến của trong khu vực dự án

Phân loại chim: Danh sách thành phần loài được sắp xếp theo hệ thống học của Richard Howard and Alick Moore, 1991) Tên Việt Nam và La Tinh theo Võ Quý, Nguyễn Cử (1995)

Thủy sinh vật: phương pháp điều tra thực địa, lấy mẫu thành phần loài dọc theo các tuyến nghiên cứu được lựa chọn

b Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ

sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương 2 tại các bảng phân tích và chương 3 tại một số TCVN, QCVN do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành của báo cáo để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo thì tương lai của

Dự án

c Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có các hạng mục tương

tự để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra được áp dụng xuyên suốt trong báo cáo

d Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích môi trường

- Lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất

- Đo đạc hiện trường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động

Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định

Trang 26

hiện hành của Việt Nam về lấy mẫu hiện trường Số liệu thu được là đáng tin cậy và mang tính đặc trưng khu vực cao Đơn vị lấy và phân tích mẫu là Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường đã được cấp giấy chứng nhận môi trường VIMCERTS 112 do Bộ TNMT cấp đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do BTNMT cấp ngày Kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong Chương 2 của Báo cáo ĐTM.

e Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu

về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, môi trường và kinh tế-xã hội tại khu vực dự án và lân cận, cũng như các số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường dự án được áp dụng tại tất cả các chương của báo cáo

f Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc Tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các xã bị ảnh hưởng bởi

dự án, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án về các tác động của dự

án và các đối tượng liên quan đến dự án để thu thập thông tin cần thiết cho công tác đánh giá tác động môi trường của dự án, được áp dụng trong Chương 5 của báo cáo

g Phương pháp thống kê

Phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sở bộ môi trường nền nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên – môi trường thông qua: Điều tra, khảo sát, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, tiếng ồn Sau đó, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên Môi trường và các Bộ ngành liên quan ban hành

Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

Trang 27

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu

- Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Than Uyên, tỉnh Lai Châu, cụ thể:

+ Tại huyện Tân Uyên: ở xã Mường Khoa, Phúc Khoa;

+ Tại huyện Tam Đường: ở xã Tả Lèng, Hồ Thầu, Bản Bo;

+ Tại huyện Sìn Hồ: ở xã Nậm Tăm, Nậm Cha, Tá Ngáo;

+ Tại huyện Nậm Nhùn: ở xã Nậm Pì, Nậm Hàng;

+ Tại huyện Than Uyên: ở xã Mường Than, Phúc Than

- Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu

- Đại diện Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Bá Nho; Chức vụ; Giám đốc

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu gồm 12 tiểu

dự án, phạm vi thực hiện Dự án nằm trong ranh giới địa lý hành chính của 12 xã thuộc 05 huyện là huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Than Uyên,

tỉnh Lai Châu Chi tiết như sau:

- 10 tiểu dự án đường giao thông: đầu tư mới, nâng cấp gồm:

Trang 28

STT Tiểu dự án Phạm vi, thông số kỹ thuật tiểu dự án Phạm vi ranh giới

Tổng chiều dài tuyến là L= 25,8km, bao gồm 04 tuyến đường:

- Tuyến đường số 01: Chiều dài tuyến L= 3,87km với điểm đầu Nối từ trục đường nhựa trung tâm xã Mường Khoa; điểm cuối đến đầu bản Nà Út hết đất Tân Uyên và Tuyến đường số 03: chiều dài tuyến L= 4,38km với điểm đầu nối từ trục đường nhựa trung

tâm xã Mường Khoa; điểm cuối đến cuối bản Nà An hết đất Tân Uyên Quy mô thiết kế như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: Cấp B theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 20km/h theo TCVN 10380:2014

- Tuyến đường số 02 (bao gồm các tuyến nhánh 01, 02, 03)

với tổng chiều dài tuyến L= 11,27km gồm tuyến chính (dài 4,44km): điểm đầu tại vị trí Km 0+481m tuyến đường số 01; điểm cuối nối với vị trí km 2+656m tuyến đường số 01 và các tuyến nhánh số 01 (dài 1,38km), 02 (dài 1,96km), 03 (dài 0,32km) nối tuyến đường số 02 với các tuyến đường trục vùng chè khu vực xã Phúc Khoa Và Tuyến đường số 04: chiều dài tuyến L= 6,19km với điểm đầu nối từ trục đường nhựa Trung tâm xã Mường Khoa; điểm cuối Nối với truc đường nhựa vị trí cuối bản Nậm Cung Quy mô thiết kế như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: Cấp B theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h theo TCVN 10380:2014

xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên

Trang 29

2 Đường Nà Còi - Hô

- Tuyến nhánh: đi Hô So 1 dài 3,32km, điểm đầu giao với tuyến chính Nà Còi đi Hô Cha tại km7+456.52 và điểm cuối tuyến thuộc bản Hô So 1

- Tuyến nhánh: đi Hô So 2 dài 1,45km, điểm đầu giao với tuyến nhánh đi Hô So1 tại km0+949.90 và điểm cuối tuyến thuộc bản Hô

So 2

- Tuyến nhánh: đi Nậm Cung dài 3,4km, điểm đầu giao với đường nhựa Mường Khoa - Nà Tăm và điểm cuối tuyến giao với tuyến chính Nà Còi đi Hua Cha tại km7+50.48

- Quy mô thiết kế các tuyến như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: Đường cấp C-MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 10km/h theo TCVN 10380:2014.

xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên

=18%); Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin =15m (cá

xã Tả Lèng, huyện Tam

Đường

Trang 30

biệt Rcb=10m)

- Kết cấu mặt đường loại 1: Tận dụng kết cấu cũ còn tốt bù vênh BTXM M 100, lớp móng BTXM M100 dầy 14cm, lót nilon chống mất nước khi thi công, lớp mặt BTXM M250 dày

18 cm

4

Đường Hồ Thầu kết nối

đường đi bộ lên đỉnh Pu

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp C -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h

- Tuyến chính 2 dài 3,42km, quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp B -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 20km/h

- Tuyến chính 3 dài 6,94km, quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp B -MN theo TCVN 10380:2014;

xã Bản Bo, huyện Tam Đường và xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên

Trang 31

Tổng chiều dài tuyến là L= 6,191km, bao gồm 03 tuyến chính:

- Tuyến chính dài 2,699km; điểm đầu: Giao với Km 376+397m trên Quốc lộ 32, thuộc địa phận bản Hương phong, xã Bản Bo, huyện Tam Đường; điểm cuối: là bản Hợp Nhất, xã Bản Bo, huyện Tam Đường

- Tuyến nhánh 1 dài 1,610km; điểm đầu: Giao với Km 0+301m trên tuyến chính 3, đường Nậm Phát -:- Nà Can, thuộc địa phận bản Hợp nhất, xã Bản Bo; điểm cuối: Giao với Km 1+424m trên tuyến chính 1, đường Nậm Phát -:- Nà Can, thuộc địa phận bản Hợp nhất,

- Quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

Tổng chiều dài tuyến là L= 12,051km, quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

Trang 32

chính và 01 tuyến nhánh

- Tuyến chính dài 16,4082km; điểm đầu ở Km0+0.00 (Giao Km1+300, đường Pá Bon – Pá Đởn – Pá Sập); điểm cuối đấu nối đường bê tông nội bản Ma Sang

- Tuyến nhánh dài 1,0209km; điểum đầu Đấu nối tuyến chính Km13+431.70; điểm cuối ở Trung tâm bản Pề Ngài 2

- Quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

bố trí TĐC bản Nậm Vời Quy mô thiết kế

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

Nà Khằm đi qua bản Mường với Én Luông

- Tuyến nhánh số 1 dài 1,635km; Điểm đầu: đấu nối với đường

xã Mường Than, Phúc Than, huyện Than Uyên

Trang 33

tránh đi qua bản Én Luông; Điểm cuối: đấu nối với đường nội bản Hua Than

- Tuyến nhánh số 2 dài 0,796km; Điểm đầu: Đấu nối vào đường bê tông mặt bằng khu 10 xã Mường Than; Điểm cuối: đấu nối với đường nội bản Ngà

- Tuyến nhánh số 3 dài 3,343km; Điểm đầu: đấu nối với đường tránh đi qua bản Sam Sẩu xã Phúc Than; Điểm cuối: đấu nối với đường tránh của bản San Xẩu xã Phúc Than

- Tuyến nhánh số 4 dài 1,885km; Điểm đầu: đấu nối với đường nội đồng Nà Phái; Điểm cuối: đấu nối với đường nội bản Sân Bay

- Tuyến nhánh số 5 dài 1,669km; Điểm đầu: đấu nối với km165 trên QL279; Điểm cuối: đấu nối với đường tránh đi qua bản Sắp Ngụa

- Tuyến nhánh số 6 dài 0,829km; Điểm đầu: đấu nối với đường nội bản Sắp Ngụa; Điểm cuối: đấu nối với đường tránh của bản Sắp Ngụa

Quy mô thiết kế:

Trang 34

- 01 tiểu dự án thủy lợi: Nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi Mường Than:

+ Địa điểm xây dựng: xã Mường Than và Phúc Than, huyện Than Uyên

+ Loại dự án: dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa

+ Nhóm dự án: Dự án nhóm B, công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Cấp công trình và tần suất thiết kế: Cấp IV; tần suất lưu lượng, mực nước thiết kế:

P = 2%; Tần suất lưu lượng, mực nước kiểm tra: P = 1%; Tần suất lưu lượng, mực nước dẫn dòng thi công: P = 10%; Tần suất lưu lượng, mực nước kiệt: P = 95%

+ Quy mô đầu tư: Xây dựng mới 1 đập đầu mối thu nước, sửa chữa nâng cấp 1 tràn thu nước, làm mới một cửa thu nước; Nâng cấp hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 có tổng chiều dài L=9094m, tuyến kè bảo vệ ruộng lúa dài khoảng 666m và các hạng mục phụ trợ khác.’

- 01 tiểu dự án chỉnh trị sông suối: Kè chống sạt lở bờ suối khu vực cánh đồng

Mường Than:

+ Địa điểm xây dựng: xã Mường Than và Phúc Than, huyện Than Uyên

+ Nhóm dự án: Dự án nhóm B, công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Cấp công trình và tần suất thiết kế: Cấp IV

+ Quy mô đầu tư: Xây dựng mới tuyến kè bảo vệ các vị trí xung yếu hai bên bờ suối Nậm Phang với chiều dài theo tim tuyến kè khoảng L=1200m ( tuyến bên tả L=718m); bên hữu (L=482m)

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình của dự án bao gồm:

+ Xây dựng 01 tiểu dự án chỉnh trị sông suối: đầu tư xây dựng kè chống sạt

lở bờ suối khu vực cánh đồng Mường Than

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

+ Bải đổ đất đá loại;

+ Hệ thống thoát nước ngang, thoát nước dọc

Trang 35

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Việc thực hiện Dự án có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong lúa

- Hoạt động của các phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải và nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn giao thông

- Hoạt động vận hành, bảo trì, sửa chữa nhỏ trên tuyến phát sinh chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng:

- Nước thải sinh hoạt (của cán bộ công nhân viên) phát sinh tối đa: 2,4m3/ngày Đêm Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu

cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật

b) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Nước thải sinh hoạt (của cán bộ công nhân viên) phát sinh tối đa: 8m3/ngày Đêm Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật

- Nước thải thi công với thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,…, bao gồm:

+ Nước thải từ hoạt động rửa xe: khoảng 2,4m3/ngày

+ Nước thải từ trạm trộn bê tông: khoảng 20,48 m3/ngày đêm

Trang 36

- Nước mưa chảy tràn trên công trường thi công phát sinh với lưu lượng khoảng 5,2 m3/toàn tuyến dự án/trận mưa lớn nhất Thành phần chủ yếu là chất rắn

lơ lửng, đất, cát, cành lá cây,…

c) Trong giai đoạn vận hành: không phát sinh

5.3.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

Hoạt động chuẩn bị mặt bằng, thi công các hạng mục công trình, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công, đất thải, đá thải, phế thải và hoạt động tại các trạm trộn bê tông xi măng phát sinh chủ yếu là bụi và khí thải Thành phần chủ yếu

là COx, NOx, SO2, VOC,

b) Trong giai đoạn vận hành:

Hoạt động của phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến phát sinh chủ yếu

là bụi, khí thải Thành phần chủ yếu là COx, NOx, SO2, VOC,

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

- Hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng phát sinh chất thải rắn thông thường với tổng khối lượng khoảng 8,2 tấn gỗ Thành phần chủ yếu là chất thải thực bì, cây gỗ, cây cỏ, cành lá, rễ,

- Hoạt động phá dỡ các công trình vật kiến trúc phục vụ thi công phát sinh phế thải với tổng khối lượng khoảng 1.388,2 m3 Thành phần chủ yếu là đất, đá, gạch, ngói, bê tông, phế liệu,

- Hoạt động đào, đắp phát sinh đất, đá thừa, bentonite với tổng khối lượng khoảng 19.574,9 m3 Thành phần chủ yếu là đất đá thải, bentonite

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng khoảng 40 kg/ngày/công trường thi công Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, rau củ, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, giấy báo,…

b) Trong giai đoạn vận hành:

Hoạt động bảo trì, vận hành các công trình phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 2÷3 m3/đợt bảo dưỡng Thành phần chủ yếu là bê tông, cọc tiêu hỏng,

5.3.4 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

Trang 37

Hoạt động văn phòng và hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu đối với phương tiện thi công phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 25 kg/tháng/công trường thi công Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải, pin thải, hộp mực in thải,

b) Trong giai đoạn vận hành:

Hoạt động vận hành, bảo trì các công trình và hệ thống an toàn giao thông trên tuyến phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 3 kg/đợt bảo dưỡng Thành phần chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng, sơn thừa,…

5.3.5 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của tiếng ồn và độ rung

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải phát sinh tiếng ồn và rung chấn, có khả năng ảnh hưởng tới nhiều tổ chức, cá nhân, khu dân cư nằm dọc hai bên tuyến với khoảng cách từ 30 m÷150 m

b) Trong giai đoạn vận hành:

Hoạt động lưu thông của các phương tiện giao thông trên các tuyến phát sinh tiếng ồn có khả năng ảnh hưởng tới một số khu dân cư nằm dọc hai bên tuyến ở khoảng cách từ 10 m ÷ 30 m tính từ phạm vi đất dành cho đường bộ

5.3.6 Các tác động khác

- Dự án chiếm dụng và có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khoảng hơn 100ha đất Hoạt động chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án làm suy giảm diện tích trồng lúa, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, tâm lý, đời sống, thu nhập, việc làm, hoạt động kinh doanh, sản xuất và sinh

kế của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải ảnh hưởng tới đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động giao thông đường bộ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khu vực Dự án và có nguy cơ xảy ra sự cố úng ngập, cản trở tiêu thoát lũ, cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…

- Hoạt động tập trung đông công nhân có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội khu vực Dự án

Trang 38

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

- Đối với nước thải sinh hoạt: Lắp đặt tại mỗi công trường thi công 02 nhà vệ sinh di động, dung tích mỗi nhà vệ sinh di động khoảng 03 m3 để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử

lý khi đầy bể, không xả thải ra môi trường Quy trình xử lý như sau: Nước thải sinh hoạt → nhà vệ sinh lưu động → đơn vị chức năng bơm hút, vận chuyển, xử lý

- Đối với nước thải thi công:

+ Xây dựng tại mỗi công trường thi công hệ thống cầu rửa xe, cống và 01 bể lắng cấu tạo 03 ngăn với tổng dung tích khoảng 03 m3 để thu gom, tách dầu và lắng lọc toàn bộ nước thải từ hoạt động vệ sinh phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công tại công trường thi công Nước thải sau khi tách dầu mỡ, lắng cặn được tái sử dụng toàn bộ vào mục đích làm ẩm vật liệu thi công, đất đá thải trước khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công; váng dầu được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với chất thải nguy hại khác của Dự án theo quy định; đất, cát, cặn tại bể lắng được thu gom và vận chuyển đến vị trí đổ thải phế thải xây dựng Quy trình xử lý như sau: Nước thải từ hoạt động vệ sinh phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công → bể lắng 03 ngăn → tách dầu → lắng cặn → nước rửa sau khi được lắng cặn → làm ẩm vật liệu đất thải khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công

+ Xây dựng tại mỗi công trường một bể lắng cấu tạo 02 ngăn, dung tích khoảng 03 m3/bể để thu gom, lắng cặn toàn bộ nước thải từ hoạt động của trạm trộn

bê tông; nước thải sau khi lắng cặn được bơm lên bồn trộn để tái sử dụng cho hoạt động sản xuất bê tông Quy trình xử lý như sau: Nước rửa cối trộn → bể lắng 02 ngăn → lắng cặn → tái sử dụng cho hoạt động sản xuất bê tông

- Đối với nước mưa chảy tràn: Thi công hệ thống rãnh thu gom nước mưa hình thang kích thước miệng rãnh x đáy x sâu khoảng (0,8 x 0,4 x 0,4) m và hệ thống hố lắng kích thước L x B x H khoảng (1,0 x 1,0 x 1,0) m với khoảng cách khoảng 50 m/hố lắng xung quanh các công trường thi công và dọc 2 bên ranh giới tuyến đường đang thi công với các khu vực dân cư để thu gom và lắng lọc nước mưa chảy tràn; thường xuyên nạo vét các rãnh thoát nước và hố ga, đảm bảo lưu thông dòng chảy, không gây ngập úng cục bộ; bùn đất tại rãnh thoát nước được thu

Trang 39

gom cùng đất đá thải của Dự án Quy trình xử lý như sau: Nước mưa chảy tràn →

hệ thống rãnh thu gom nước mưa và hố lắng → lắng cặn→ môi trường

b) Trong giai đoạn vận hành: Không có

5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

Sử dụng các phương tiện, máy móc được đăng kiểm; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải, ; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; phun nước giảm bụi, thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận; lắp đặt hệ thống vệ sinh phương tiện vận chuyển tại mỗi công trường thi công, đảm bảo tất cả các xe được rửa sạch bùn đất trước khi ra khỏi công trường; lắp đặt các túi lọc bụi tại các silo xi măng tại trạm trộn bê tông xi măng; lắp dựng hàng rào tôn xung quanh vị trí thi công các nút giao, các công trình cầu và các khu vực dân cư, đảm bảo môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án luôn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

b) Trong giai đoạn vận hành:

Định kỳ thực hiện quét, thu gom chướng ngại vật và rửa mặt đường trên tuyến đường, kênh thủy lợi

5.4.3 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

- Bố trí tại mỗi công trường thi công khoảng 2 thùng rác chuyên dụng có nắp đậy, dung tích khoảng 240 lít/thùng, đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Dự án; hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử

lý theo quy định

- Tận dụng đất từ hoạt động bóc đất mặt để đắp hai bên lề đường và taluy Phần không thể tận dụng được thu gom, vận chuyển đi đổ thải vào các vị trí đã được sự chấp thuận của chính quyền địa phương

b) Trong giai đoạn vận hành:

Thu gom toàn bộ chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động vận hành, bảo trì các công trình và hệ thống an toàn giao thông, kênh thủy lợi trên tiểu dự án

về vị trí thích hợp, không cản trở giao thông; chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định khi có phát sinh

Trang 40

5.4.4 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý chất thải nguy hại

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

Bố trí tại mỗi công trường thi công 02 thùng chứa chuyên dụng có nắp đậy, dung tích khoảng 200 lít/thùng có gắn mã phân định chất thải nguy hại theo quy định để thu gom, lưu chứa tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh, bảo đảm lưu chứa an toàn, không tràn đổ, có gắn biển hiệu cảnh báo theo quy định và định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

b) Trong giai đoạn vận hành:

Thu gom toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh vào thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy, có gắn mã phân định chất thải nguy hại theo quy định, đảm bảo lưu chứa

an toàn, không tràn đổ; chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định khi có phát sinh

5.4.5 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:

- Lắp dựng hàng rào bằng tôn xung quanh khu vực thi công các nút giao và vị trí thi công gần các khu dân cư

- Hạn chế thi công vào thời gian từ 22h - 6h; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; đền bù mọi thiệt hại nếu hoạt động thi công gây hư hại đến công trình, đảm bảo môi trường xung quanh khu vực Dự án luôn ở mức độ cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

b) Trong giai đoạn vận hành: Không có

5.4.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

a) Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chiếm dụng đất

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo đền bù đất và cây trồng trên đất theo quy định, đảm bảo đủ và kịp thời ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng; thực hiện các biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và hỗ trợ đào tạo nghề đề xuất trong phương án bồi thường, hỗ trợ; chỉ triển khai thực hiện

dự án sau khi hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 23/03/2024, 11:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w