Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN VĂN THUẤN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020 TẠI XÃ TUNG QUA LÌN, HUYỆN PHONG T
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN VĂN THUẤN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020 TẠI
XÃ TUNG QUA LÌN, HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN VĂN THUẤN
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020 TẠI
XÃ TUNG QUA LÌN, HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 885.01.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Kiều Quốc Lập
Thái Nguyên – 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Kiều Quốc Lập, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Phan Văn Thuấn
Trang 4Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS Kiều Quốc Lập – Phó Trưởng Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Viễn thám quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu, Chi cục thống kê tỉnh Lai Châu, UBND huyện Phong Thổ, UBND xã Tung Qua Lìn tỉnh Lai Châu đã cung cấp số liệu, tư liệu cho luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia
sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2021
Tác giả
Phan Văn Thuấn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU vi
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, MÔ HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa của đề tài 3
5 Cấu trúc luận văn 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất 4
1.1.1 Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất 4
1.1.2 Mục đích, yêu cầu và tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5
1.1.3 Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 7
1.1.4 Các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8
1.2 Tổng quan về công nghệ viễn thám và GIS 10
1.2.1 Tổng quan về công nghệ viễn thám 10
1.2.2 Tổng quan về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 14
1.2.3 Khả năng tích hợp công nghệ viễn thám và GIS 18
1.3 Cơ sở của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 20
1.3.1 Cơ sở khoa học của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 20
1.3.2 Cơ sở pháp lý của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 22
1.3.3 Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 24
Trang 61.4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên xã Tung Qua Lìn 28
1.4.2 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội xã Tung Qua Lìn 30
1.4.3 Đánh giá chung 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 34
2.2 Nội dung nghiên cứu 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất tại xã Tung Qua Lìn 40
3.1.1 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 40
3.1.2 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 41
3.1.3 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng 43
3.2 Kết quả ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Tung Qua Lìn 45
3.2.1 Chuẩn bị dữ liệu và phần mềm biên tập bản đồ 45
3.2.2 Các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tung Qua Lìn 47
3.2.3 Kết quả bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tung Qua Lìn 55
3.3 Kết quả đạt được và đề xuất các giải pháp trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ viễn thám và GIS 58
3.3.1 Một số kết quả đạt được 58
3.3.2 Một số khó khăn, hạn chế 59
3.3.3 Các giải pháp trong quản lý đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 7Bộ Tài nguyên Môi trường Chính phủ
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc Hiện trạng sử dụng đất
Hệ thống thông tin địa lý Nghị định
Tài nguyên môi trường Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân Quy hoạch sử dụng đất Quyết định
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Tung Qua Lìn năm 2020 44
Bảng 3.2 Thông tin ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu 45
Bảng 3.3 Mô tả các loại sử dụng đất dùng trong phân loại ảnh 51
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 xã Tung Qua Lìn 56
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, MÔ HÌNH
Hình 1.1 Mô hình viễn thám 11
Hình 1.2 Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên 12
Hình 1.3 Thành phần chính của GIS 16
Hình 1.4 Vị trí địa lý xã Tung Qua Lìn trong lãnh thổ tỉnh Lai Châu 29
Hình 2.1 Mô hình chồng xếp GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tung Qua Lìn năm 2020 37
Hình 2.2 Mô hình ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tung Qua Lìn năm 2020 39
Hình 3.1 Cảnh ảnh SPOT-5 khu vực phía Tây xã Tung Qua Lìn 46
Hình 3.2 Cảnh ảnh Sentinel-2A khu vực phía Đông xã Tung Qua Lìn 46
Hình 3.3.Chọn điểm để khống chế ảnh 49
Hình 3.4 Nắn chỉnh hình ảnh bản đồ xã Tung Qua Lìn 49
Hình 3.5 Ảnh trước tăng cường 50
Hình 3.6 Ảnh sau tăng cường 50
Hình 3.7 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tung Qua Lìn năm 2020 57
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng bậc nhất với mỗi quốc gia; là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề được cả nước đặc biệt quan tâm [1]
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế
và toàn quốc [15] Mục đích của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm và
5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất; Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai; Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt; Làm tài liệu cơ bản, thống nhất
để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp
Với tình trạng biến động đất đai như hiện nay, việc quản lý đất đai bằng
sổ sách và bằng bản đồ giấy không thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin về biến động đất đai một cách kịp thời Công tác xây dựng và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng các phương pháp truyền thống đã gặp phải không ít khó khăn trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt nó đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật trong toàn ngành địa chính cũng như có sự phối hợp đồng bộ và nỗ lực to lớn của tất cả các cấp quản lý Việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho phép cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và tương đối chính xác về hiện trạng sử dụng đất, đồng thời giảm chi phí điều tra khảo sát tại thực địa
Trang 11Tung Qua Lìn là một xã miền núi thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Xã nằm xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn, ít đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa Tổng diện tích của xã là 32,08 km², dân số năm 2020 là 2383 người, mật độ dân số đạt 74 người/km² [28] Hiện trạng sử dụng đất của xã Tung Qua lìn trong những năm gần đây có nhiều biến động Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt phức tạp, do đó công tác xây dựng và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã bằng phương pháp truyền thống gặp rất nhiều khó khăn
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2020 tại xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” làm định hướng
cho đề tài luận văn thạc sĩ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc quản
lý, sử dụng, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình biến động đất đai; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tại xã Tung Qua Lìn bằng công nghệ viễn thám và GIS;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám và GIS tại khu vực nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tại xã Tung Qua Lìn;
- Xây dựng phương pháp, mô hình nghiên cứu;
- Thành lập thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tại xã Tung
Trang 12- Đề xuất một số giải pháp trong việc thành lập, sử dụng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tại xã Tung Qua Lìn
4 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất có ý nghĩa khoa học và mang lại hiệu quả cao Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở khoa học phục vụ việc đánh giá biến động đất đai theo thời gian, giúp đánh giá tính hiệu quả của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn Nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai là phương pháp khoa học, có hiệu quả cao, thích hợp cho việc áp dụng vào thực tế
Ý nghĩa thực tiễn: Sản phẩm đề tài có ý nghĩa trong việc theo dõi biến
động các loại đất, kịp thời phát hiện những biến động trong hiện trạng sử dụng đất, giúp các cấp nắm được số liệu hiện trạng sử dụng đất một cách nhanh chóng, kịp thời Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá hiện trạng sử dụng đất thực tế, giải quyết nhu cầu quản lý đất đai, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1 Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực
tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước [12]
Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ban hành ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ rõ một số khái niệm và quy định liên quan đến bản đồ HTSDĐ [15]:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bổ các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm
kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước
- Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hoá từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số
- Khoanh đất là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao kép kín Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó
- Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích
sử dụng đất
- Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác
Trang 14định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất loại đất được biểu thị bằng các ký hiệu tương ứng trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử dụng chính của khoanh đất
1.1.2 Mục đích, yêu cầu và tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a Mục đích của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất;
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai;
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt;
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…
b Yêu cầu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01 hàng năm;
- Đạt được độ chính xác cao;
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã, huyện, tỉnh, cả nước), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã, phường, thị trấn là tài liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh, các tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước;
Trang 15- Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất
Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định cho các cấp như sau :
- Cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
+ Diện tích dưới 150 ha: tỷ lệ 1/1.000 + Diện tích trên 150 ha đến 300 ha: tỷ lệ 1/2.000 + Diện tích trên 300 ha đến 2.000 ha: tỷ lệ 1/5.000 + Diện tích trên 2.000: tỷ lệ 1/10.000
- Cấp huyện:
+ Diện tích dưới 2.000 ha: tỷ lệ 1/5.000 + Diện tích trên 2.000 ha đến 10.000 ha: tỷ lệ 1/10.000 + Diện tích trên 10.000: tỷ lệ 1/25.000
- Cấp tỉnh:
+ Diện tích dưới 130.000 ha: tỷ lệ 1/25.000 + Diện tích trên 130.000 ha đến 500.000 ha: tỷ lệ 1/50.000 + Diện tích trên 500.000: tỷ lệ 1/100.000
- Vùng lãnh thổ: tỷ lệ 1/250.000
Trang 161.1.3 Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a Bản đồ nền (nội dung cơ sở địa lý)
Bản đồ nền dùng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp là tài liệu đo vẽ trực tiếp mặt đất (toàn đạc, bàn đạc, hoặc các tài liệu bản đồ xây dựng bằng phương pháp gián tiếp (ảnh hàng không, ảnh viễn thám,…)
Tài liệu dùng làm bản đồ nền phải đáp ứng yêu cầu chung về thể hiện các yếu tố địa lý, bao gồm: Lưới km (lưới kinh vĩ độ); Ranh giới hành chính 364; Địa hình; Thủy hệ; Giao thông; Các điểm địa vật quan trọng, các công trình kinh tế văn hóa, xã hội
b Nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Việc xác định nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo được các mục đích, yêu cầu, tỷ lệ bản đồ đặt ra Bản đồ phải thể hiện được đầy đủ các tính chất sử dụng đất phù hợp với biểu mẫu thống kê nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin về hiện trạng sử dụng đất được thể hiện lên bản
đồ về các mặt như: vị trí, số lượng, nội dung,… của các loại đất Nội dung bản
đồ hiện trạng sử dụng đất cụ thể như sau:
- Ranh giới các loại đất:
Khoanh đất là yếu tố chính của bản đồ HTSDĐ được biểu thị dạng đường viền khép kín Khoanh đất là một hoặc nhiều thửa đất có cùng loại đất nằm liền
kề nhau Thể hiện khoanh đất phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo tỷ lệ cụ thể như sau:
Bản đồ HTSDĐ cấp xã: các khoanh đất có diện tích >=10 mm2
theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ Nếu diện tích khoanh đất <10
mm2 nhưng có đặc tính đặc biệt thì có thể nới rộng, phóng đại lên nhưng không quá 1,5 lần và đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu
để thể hiện
Bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, cả nước: các khoanh đất có diện tích >= 4mm2 theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ Nếu diện tích khoanh
Trang 17- Ranh giới lãnh thổ sử dụng như: nông trường, lâm trường, nhà máy, xí
nghiệp, doanh trại quân đội nhân dân,…
- Đường bờ biển (nếu có)
- Mạng lưới thủy văn: Hệ thống sông ngòi, kênh mương tưới tiêu, hồ ao, trạm bơm,…(hướng dòng chảy và tên gọi)
- Mạng lưới giao thông: Đường sắt các loại; Các đường giao thông: quốc
lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và tên đường; Các đường liên xã, đường đi lớn trong khu dân cư nông thôn và ngoài đồng ruộng; Các công trình liên quan với đường sá như cầu, cống, bến phà,…
- Dáng đất: Thể hiện dáng đất trên bản đồ HTSDĐ bằng điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và đường đồng mức đối với vùng đồi núi Dáng đất được thể hiện phù hợp với yếu tố khác (thủy hệ, đường sá, thực vật,…)
- Ghi chú địa danh: Ghi chú địa danh trên bản đồ gồm tên sông suối
chính, tên đường quốc lộ, tên tỉnh, thành phố, tên huyện, thị xã, tên xã, thị trấn, tên các hồ lớn,…
- Thể hiện vị trí trung tâm: tỉnh lỵ, huyện lỵ, UBND xã, phường, thị trấn
1.1.4 Các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Về mặt lý luận, bản đồ HTSDĐ được xây dựng theo quy trình sau:
Trang 18a Công tác chuẩn bị: Nhiệm vụ chủ yếu của bước này là thu thập, kiểm
tra, đánh giá các tài liệu, số liệu và điều tra khảo sát thực địa theo yêu cầu đặt ra
về nội dung bản đồ HTSDĐ
b Xử lý tài liệu, số liệu: Lựa chọn và tổng hợp các nội dung cần thể hiện
trên bản đồ HTSDĐ bằng các khoanh lấy bỏ tự nhiên hay khoanh lấy bỏ tổng hợp
c Lựa chọn phương pháp thành lập: Bản đồ HTSDĐ có thể được xây
dựng theo các phương pháp sau: Phương pháp đo vẽ trực tiếp (đo mới); Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh viễn thám; Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có; ứng dụng công nghệ bản đồ số
Trong Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ban hành ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ rõ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;
- Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước Phương pháp này chỉ được áp dụng khi: Không có bản đồ địa chính cơ sở và ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh; bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước được thành lập trên bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi số lượng và diện tích các khoanh đất ngoài thực địa đã biến động không quá 25% so với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của chu kỳ trước
Tuy nhiên, trên thực tế chọn phương pháp nào tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể, do các yếu tố sau quyết định: đặc điểm điều kiện địa vật, địa hình của khu vực, nguồn tài liệu hiện có và chất lượng của chúng; khả năng về tài chính và trang thiết bị; khả năng về trình độ chuyên môn của người thực hiện,
Trang 19d Tạo thành phẩm: Tiến hành thu phóng tài liệu bản đồ, can ghép và
chuyển vẽ các nội dung HTSDĐ lên tài liệu bản đồ nền Xây dựng bản biên vẽ, kiểm tra chất lượng bản đồ, chỉnh sửa, nghiệm thu và sao nhân bản
1.2 Tổng quan về công nghệ viễn thám và GIS
1.2.1 Tổng quan về công nghệ viễn thám
a Khái niệm viễn thám:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về viễn thám như: "Viễn thám là một nghệ thuật, khoa học, nói ít nhiều về một vật mà không cần chạm vào vật đó" (Ficher and other, 1997) "Viễn thám là quan sát về một đối tượng bằng một phương tiện cách xa vật trên một khoảng cách nhất định" (Barnet and Curtis, 1976) "Viễn thám là khoa học và nghệ thuật thu nhận thông tin về một vật thể, một vùng hoặ một hiện tượng, qua phân tích dữ liệu thu được bởi những phương tiện không tiếp xúc với vật, vùng hoặc hiện tượng khi khảo sát" (Linkkes and Kiefer, 1986) [10]
Các khái niệm đều có nét chung, nhấn mạnh "Viễn thám là khoa học thu nhận từ xa các thông tin về các đối tượng, hiện tượng trên trái đất" Hiểu một cách đơn giản: Viễn thám là khoa học nghiên cứu các phương pháp thu thập đo lường và phân tích thông tin của vật thể quan sát mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng (Lê văn Trung, 2000)
Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đất hay các hành tinh mà
nó còn có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh Trên Trái Đất, người ta có thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát các ảnh viễn thám Viễn thám được sử dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm địa lý, khảo sát đất đai, và hầu hết các ngành khoa học Trái Đất (thủy văn, sinh thái học, khí tượng học, hải dương học, glaciology, địa chất); nó cũng có các ứng dụng trong quân sự, tình báo, thương mại, kinh tế, kế hoạch và trong các ứng dụng nhân đạo
Trang 20Hình 1.1 Mô hình viễn thám
(Nguồn GEOViet, 2013)
b Nguyên lý cơ bản của viễn thám:
Nguyên lý cơ bản của viễn thám đó là đặc trưng phản xạ hay bức xạ của các đối tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau Kết quả của việc giải đoán các lớp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về mối tương quan giữa đặc trưng phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các đối tượng tự nhiên Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép các nhà chuyên môn chọn các kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất về đối tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng
Khả năng phản xạ phổ của mỗi loại thực vật là khác nhau, chúng thay đổi theo độ dài bước sóng Trong vùng sóng ánh sáng nhìn thấy các sắc tố của lá cây ảnh hưởng đến đặc tính phản xạ phổ của nó, đặc biệt là chất clorophin trong lá cây và một số sắc tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phản xạ phổ của thực vật, cận hồng ngoại
Khả năng phản xạ phổ của thổ nhưỡng tăng theo độ dài bước sóng, đặc biệt là trong vùng cận hồng ngoại và hồng ngoại Ở đây chỉ có năng lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ mà không có năng lượng thấu quang Tuỳ thuộc vào
Trang 21các loại đất có thành phần cấu tạo, các chất hữu cơ và vô cơ khác nhau khả năng phản xạ phổ sẽ khác nhau Cấu trúc của đất phụ thuộc vào tỷ lệ sét, bụi, cát trong đất
Hình 1.2 Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên
(Nguồn: Nguyễn Khắc Thời, 2006)
Khả năng phản xạ phổ của nước thay đổi theo chiều dài bước sóng chiếu tới và thành phần vật chất có trong nước Khả năng phản xạ phổ ở đây còn phụ thuộc vào bề mặt nước và trạng thái của nước Trên kênh hồng ngoại và cận hồng ngoại đường bờ nước được phát hiện dễ dàng, còn một số đặc tính của nước phải sử dụng dải sóng nhìn thấy để nhận biết Trong điều kiện tự nhiên mặt nước hoặc 1 lớp nước mỏng sẽ hấp thụ rất mạnh năng lượng ở dải cận hồng ngoại và hồng ngoại, do vậy năng lượng phản xạ rất ít Vì khả năng phản xạ phổ của nước ở dải sóng dài khá nhỏ nên việc sử dụng các kênh sóng dài để chụp cho ra khả năng đoán đọc điều vẽ thuỷ văn (ao, hồ…) ở dải sóng nhìn thấy khả năng phản xạ phổ của nước tương đối phức tạp
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về đặc tính của đối tượng Ảnh viễn thám cung cấp thông tin
về các vật thể tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng đã xác định Đo lường và phân tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh viễn thám, cho phép tách thông tin hữu ích về từng lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tương tác giữa bức xạ điện từ và vật thể
Trang 22Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi là bộ cảm biến Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy quét.Phương tiện mang các bộ cảm biến được gọi là vật mang (máy bay, khinh khí cầu, tàu con thoi hoặc vệ tinh…) Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời, năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được bộ cảm biến đặt trên vật mang thu nhận
Thông tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được ảnh viễn thám thu nhận và xử lí tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia Cuối cùng, các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vật thể và hiện thượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, môi trường…
Ngày nay viễn thám còn được dùng để chỉ việc sử dụng các công nghệ cảm biến dựa trên vệ tinh hoặc máy bay để phát hiện và phân loại các vật thể trên Trái Đất Nó bao gồm bề mặt Trái Đất, bầu khí quyển và đại dương, dựa trên việc truyền tính hiệu
c Một số vệ tinh và ảnh viễn thám phổ biến hiện nay:
Vệ tinh Spot: Vệ tinh Spot là tên chung cho hệ thống vệ tinh chuyên dùng
để quan sát bề mặt trái đất của Pháp Trên mỗi vệ tinh Spot được trang bị một hệ thống tạo ảnh nhìn thấy có độ phân giải cao HRV (High Resolution Visible imaging system) Các thế hệ vệ tinh SPOT 1 đến 3 có 3 kênh phổ phân bố trong vùng sóng nhìn thấy ở các bước sóng xanh lục, đỏ và gần hồng ngoại Năm 1998 Pháp phóng vệ tinh SPOT 4 với hai bộ cảm HRVIR và thực vật (Vegetation Instrument) Ba kênh phổ đầu của HRVIR tương đương với 3 kênh phổ truyền thống của HRV Năm 2002 Pháp đã phóng thành công vệ tinh SPOT 5 với độ phân giải cao hơn: 2,5 m; 5m; 10m [10]
Vệ tinh Sentinel: Sentinel là tên của một loạt các vệ tinh quan sát trái đất
thuộc Chương trình Copernicus của Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) Các
vệ tinh được đặt tên từ Sentinel-1 tới Sentinel-6 có các thiết bị thu nhận quan sát đất liền, đại dương và khí quyển Hiện tại đã có Sentinel-1 và Sentinel-2 trên quĩ
Trang 23đạo, còn từ Sentinel-3 tới Sentinel-6 đang chế tạo Sentinel-3 có kế hoạch đưa lên quĩ đạo trong tháng 12/2015, gồm 3 vệ tinh Sentinel-3A, Sentinel-3B và Sentinel-3C theo kế hoạch sẽ hoàn tất việc phóng trước năm 2020 Trong đó, vệ tinh Sentinel-2A được phóng lên quĩ đạo ngày 23/6/2015 Đây là vệ tinh gắn thiết bị thu nhận ảnh đa phổ với 13 kênh phổ, từ dải ánh sáng nhìn thấy và cận hồng ngoại đến dải hồng ngoại sóng ngắn với các độ phân giải không gian khác nhau, đầu thu đa phổ của Sentinel-2A mang lại khả năng giám sát mặt đất ở cấp
độ chưa từng có [10]
Vệ tinh Landsat: Landsat là vệ tinh thí nghiệm của Mỹ do cơ quan hàng
không vũ trụ NASA (National Aeronautics and Space Administration) quản lý
Là hệ thống vệ tinh quỹ đạo cận cực (góc mặt phẳng quỹ đạo so với mặt phẳng xích đạo là 98,2°), lúc đầu có tên là ERST (Earth Remote Sensing Satellite), sau
2 năm kể từ lúc phóng ERST-1 đổi thành Landsat, sau đó là Landsat - TM và Landsat -ETM Bộ cảm ETM+ của vệ tinh Landsat là một bộ cảm quang học ghi lại năng lượng trong vùng nhìn thấy, có độ phân giải không gian là 30 m x 30 m cho 6 kênh (1, 2, 3, 4, 5, 7), kênh 6 hồng ngoại nhiệt có độ phân giải không gian
là 120 m x 120 m và kênh 8 kênh toàn sắc có độ phân giải không gian là 15 m x
15 m Trên vệ tinh Landsat bộ cảm có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu tài nguyên và môi trường [10]
1.2.2 Tổng quan về Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
a Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý:
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong những năm lại đây GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các
cá nhân đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh
tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích
Trang 24hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào
Hiểu một cách tổng quan, GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và
hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể [11]
Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS là hệ thống các phần mềm nhằm xử lý thông tin không gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng Có thể nói các chức năng phân tích không gian (tìm kiếm không gian, nội suy không gian, phân tích vùng đệm và tính diện tích) đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý
Ngày nay GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý tài nguyên, giám sát môi trường, dự báo thiên tai, quy hoạch lãnh thổ, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình giao thông, quản lý nhân khẩu, cứu hoả, trong phần lớn các lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động
b Các thành phần của GIS:
Theo các tài liệu có liên quan, GIS có các thành phần cấu thành cơ bản sau:
- Phần cứng máy tính bao gồm các thành phần vật lý của máy tính và các thiết bị ngoại vi khác (máy in, scanner, máy vẽ .)
- Phần mềm GIS là các chương trình máy tính thực hiện các công viêc chuyên môn của GIS, thực hiên các chức năng thu nhận và lưu trữ các dữ liệu không gian cũng như thuộc tính, các thao tác xử lý số liệu, mô hình số độ
Trang 25cao.v.v Có thể kể ra một số phần mềm chuyên dụng GIS như Arc/Info, Map/Info, Arcview, QGIS, Mapinfo
Hình 1.3 Thành phần chính của GIS
(Nguồn ESRI)
- Dữ liệu GIS bao gồm các dữ liệu không gian (ảnh, bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (các đặc điểm, tính chất của các đối tượng không gian, các quá trình, hiện tượng xảy ra ở các đối tượng không gian đó) của các đối tượng được nghiên cứu
- Người sử dụng là yếu tố mang tính chất quyết định, là người thiết kế và thực hiện các thao tác kỹ thuật để có được kết quả theo các yêu cầu khác nhau Các hợp phần trên nằm trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau tạo thành
Hệ thống thông tin địa lý
c Chức năng của GIS:
GIS có 6 chức năng cơ bản bao gồm: Thu thập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, truy vấn (tìm kiếm) dữ liệu, phân tích dữ liệu, hiển thị dữ liệu và xuất dữ liệu
- Thu thập dữ liệu (data collection): Dữ liệu mô tả các đối tượng địa lý được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa lý Cơ sở dữ liệu địa lý là một thành phần có chi phí xây dựng cao và tồn tại trong một thời gian dài cùng với hệ thống, vì vậy
Trang 26liệu chỉ tồn tại trên dạng giấy vào cơ sở dữ liệu? Dữ liệu này ở dạng số nhưng không thể sử dụng được, vậy nó ở định dạng nào? Một hệ thống thông tin địa lý phải cung cấp các phương pháp để nhập dữ liệu địa lý (tọa độ) và dữ liệu dạng bảng (thuộc tính) Hệ thống càng có nhiều phương pháp nhập dữ liệu thì càng mềm dẻo và linh hoạt
- Lưu trữ dữ liệu (data Storage): Có hai mô hình cơ bản được sử dụng để lưu trữ dữ liệu địa lý: vector và raster Một hệ thống thông tin địa lý cần phải có khả năng lưu trữ cả hai định dạng dữ liệu này Trong mô hình dữ liệu vector, đối tượng địa lý được biểu diễn tương tự như cách chúng biểu diễn trên bản đồ (bằng các đối tượng điểm, đường và vùng) Một hệ tọa độ x,y được sử dụng để xác định vị trí của các đối tượng này trong thế giới thực Mô hình dữ liệu raster biểu diễn các đối tượng bằng cách sử dụng một lưới bao gồm nhiều ô Mức độ chi tiết của đối tượng phụ thuộc vào kích thước của các ô trong lưới Định dạng
dữ liệu raster rất phù hợp cho các bài toán phân tích không gian cũng như việc lưu các dữ liệu dạng ảnh
- Truy vấn dữ liệu (data query): Một hệ thống GIS phải có các công cụ để tìm ra các đối cụ thể dựa trên vị trí địa lý hoặc thuộc tính của nó Các truy vấn, thường được tạo ra bởi các câu lệnh hoặc biểu thức logic, sẽ được sử dụng để chọn ra các đối tượng trên bản đồ và các bản ghi của chúng trong cơ sở dữ liệu Một truy vấn của một hệ thống GIS thông thường sẽ trả lời câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Trong kiểu truy vấn này, người sử dụng biết đối tượng nằm ở vị trí nào và muốn biết các thuộc tính của nó Điều này có thể được thực hiện trong hệ thống GIS bởi vì đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ sẽ có liên kết với thông tin thuộc tính của nó lưu trong cơ sở dữ liệu Một kiểu truy vấn khác của GIS là tìm các vị trí thỏa mãn một số tính chất nào đó Trong trường hợp này, người sử dụng biết rõ các tính chất quan trọng và muốn tìm xem những đối tượng nào có thuộc tính đó
- Phân tích dữ liệu (data analysis): Phân tích địa lý thường liên quan đến nhiều tập dữ liệu khác nhau và yêu cầu một quá trình nhiều bước để cho ra kết
Trang 27quả cuối cùng Một hệ thống GIS phải có khả năng phân tích mối quan hệ không gian giữa các tập dữ liệu để trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề mà người sử dụng đặt ra Ba phương pháp phân tích thông tin địa lý phổ biến là:
+ Phân tích gần kề xấp xỉ: Sử dụng thuật toán buffering để xác định mối quan hệ gần kề giữa các đối tượng
+ Phân tích chồng xếp: Kết hợp các đối tượng của hai lớp dữ liệu để tạo
ra một lớp mới, lớp kết quả này sẽ chứa đựng các thuộc tính có trong cả hai lớp gốc Lớp kết quả có thể được phân tích để tìm ra những đối tượng chồng phủ hoặc để tìm ra mức độ một đối tượng nằm trong một vùng hoặc nhiều vùng nào
đó là bao nhiêu
+ Phân tích mạng lưới: Để giải quyết các bài toán như mạng lưới giao thông, mạng lưới thủy văn…
- Hiển thị dữ liệu (data display): Hệ thống GIS cũng cần phải có các công
cụ để hiển thị các đối tượng địa lý sử dụng nhiều ký hiệu khác nhau Đối với nhiều loại phép toán phân tích, kết quả cuối cùng chính là bản đồ, đồ thị hoặc các báo cáo
- Xuất dữ liệu (data export): Hiển thị kết quả là một yêu cầu bắt buộc của
hệ thống GIS Việc hiển thị được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau Càng nhiều dạng đầu ra mà GIS có thể đưa ra thì khả năng tiếp cận thông tin và đối tượng chính xác càng cao
1.2.3 Khả năng tích hợp công nghệ viễn thám và GIS
Những kết quả ứng dụng viễn thám gần đây chỉ ra rằng giải quyết một vấn đề thực tiễn chỉ dựa đơn thuần trên tư liệu ảnh viễn thám là một việc hết sức khó khăn và trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được Vì vậy cần có một sự tiếp cận tổng hợp trong có sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS Tích hợp giữa viễn thám và GIS nhằm tạo ra dòng luân chuyển thông tin và chuyển đổi dữ liệu trong quá trình xử lý và giải đoán ảnh, để tạo ra dữ liệu không gian gắn với vị trí nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong công tác phân
Trang 28Như vậy, tích hợp viễn thám và GIS là việc hợp nhất các ưu điểm của hai loại tư liệu viễn thám và GIS thành một thể thống nhất, đồng thời tìm cách hạn chế các yếu điểm của hai loại tư liệu nói trên
Ưu điểm của phương pháp tích hợp viễn thám và GIS là chỉ rõ được vị trí, diện tích, hình dạng của đối tượng nghiên cứu, gồm cả những khu vực rất khó đến được như rừng nguyên sinh, đầm lầy và hải đảo Ảnh vệ tinh có chu kỳ lặp nhanh và liên tục trên cùng một đối tượng trên mặt đất nên có thể theo dõi đối tượng được thường xuyên, thường được ứng dụng trong công tác giám sát, kiểm
kê tài nguyên thiên nhiên và môi trường Dữ liệu ảnh vệ tinh phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất tại thời điểm chụp ảnh
Nhược điểm của phương pháp tích hợp viễn thám và GIS là để phương pháp đạt độ chính xác cao thì yêu cầu dữ liệu ảnh vệ tinh phải có độ phân giải cao, chi phí lớn
Công nghệ viễn thám hiện nay là một trong những công nghệ thu thập dữ liệu không gian quan trọng và hiệu quả nhất Sự tích hợp dữ liệu viễn thám và GIS dựa trên dữ liệu Raster rất khả thi vì cấu trúc dữ liệu giống nhau, hơn nữa
có sự tương đồng giữa kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám và GIS đó là trong thực tế
cả hai kỹ thuật này đều xử lý dữ liệu không gian và có thể thành lập bản đồ số Khi ảnh vệ tinh đã được xử lý và cung cấp dưới dạng tương thích với GIS, những chức năng phân tích của GIS có thể áp dụng hiệu quả đối với dữ liệu vectơ của GIS (ranh giới, tọa độ, độ cao ) phối hợp các chức năng sẵn có của hai công nghệ mà còn có thể khai thác tối đa dữ liệu thuộc tính nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc cung cấp thông tin đáp ứng nhanh các nhu cầu trong quy hoạch, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, theo dõi biến động
sử dụng đất và thành lập bản đồ chuyên đề [29]
Trang 291.3 Cơ sở của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.3.1 Cơ sở khoa học của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Như phần tổng quan đã phân tích, viễn thám có khả năng nghiên cứu từ
xa về một đối tượng hoặc một hiện tượng mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc hiện tượng đó GIS là công cụ hữu hiệu có khả năng phân tích không gian, trong đó có dữ liệu viễn thám Sự tích hợp giữa viễn thám và GIS là
cơ sở khoa học trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản chất của thông tin viễn thám là sự thu nhận thông tin phản xạ từ các đối tượng trên mặt đất dưới tác dụng của năng lượng điện từ Như vậy, các giá trị độ xám của mỗi pixel có thể khác nhau giữa hai thời kỳ, tùy thuộc vào bản chất pixel đó Ảnh biến động các loại hình sử dụng đất được xây dựng sẽ thể hiện sự thay đổi giá trị độ xám của từng pixel ảnh Giá trị đó có thể nêu lên nhiều tính chất khác nhau của đối tượng ví dụ tính chất của nước, của đất đá, của các công trình xây dựng Tư liệu viễn thám được sử dụng trong nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất bao gồm nhiều loại ảnh dạng tương tự, ảnh toàn sắc (đơn phổ), ảnh đa phổ, ảnh số với độ phân giải khác nhau Các tư liệu viễn thám có thể là dạng quang học, dạng hồng ngoại nhiệt, dạng radar
Các phương pháp nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bao gồm nhiều phương pháp như phương pháp phân ngưỡng thủ công (Manual thresholds), phương pháp phân loại không kiểm định (Unsupervised classification), phương pháp phân loại có kiểm định (Supervised classification), phương pháp Fuzzy (Fuzzy classification or Mixing models) Hai phương pháp đang dùng phổ biến
để phân loại hiện trạng sử dụng đất hiện nay là phương pháp phân loại không kiểm định và phương pháp phân loại có kiểm định Mỗi phương pháp phân loại đều sử dụng những thuật toán nhất định Các thuật toán có giới hạn và khả năng ứng dụng trong các trường hợp khác nhau Những thuật toán thường được sử dụng phổ biến là khoảng cách nhỏ nhất (Minimum Distance), Parallelepiped và
Trang 30phân loại sử dụng nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu thảm phủ Thuật toán Minimum Distance thường được áp dụng trong phương pháp phân loại không kiểm định, còn hai thuật toán Maximum Likelihood và Parallelepiped thường được áp dụng trong phương pháp phân loại có kiểm định [10]
Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương pháp làm nổi bật yếu tố thực vật như phương pháp phân tích chỉ số thực vật và phép biển đổi Tasseled cap Trong phạm vi đề tài đã sử dụng một số phương pháp cho phân tích và giải đoán lớp phủ mặt đất mà được nhiều nhà nghiên cứu hay sử dụng hiện nay đó là phương pháp phân loại có kiểm định (Supervised) Phân loại có kiểm định là phép phân loại ảnh dựa trên các pixel mẫu đã được chọn sẵn bởi người phân tích Bằng cách chọn mẫu, người phân tích đã chỉ ra giúp máy tính xác định những pixel có cùng một số đặc trưng về phổ phản xạ Lựa chọn các đặc tính bao gồm các đặc tính về phổ và các đặc tính về cấu trúc của các loại hình sử dụng đất Việc lựa chọn này có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép tách biệt các lớp đối tượng với nhau Chọn vùng mẫu: chọn các vùng mẫu cho chính xác và phù hợp với mục đích cần phần loại, cần chọn lựa các vùng mẫu này ở ngoài thực địa và các tài liệu liên quan để có thể lấy vùng mẫu chuẩn
Phương pháp nghiên cứu biến động sau phân loại (Post-classification change detection) là phương pháp phân tích hai ảnh độc lập tạo ra hai bản đồ lớp phủ tại hai thời điểm, sau đó chiết tách thông tin biến động bằng việc so sánh hai bản đồ lớp phủ Việc chiết tách thông tin phục vụ thành lập các bản đồ lớp phủ
có thể được thực hiện bằng mắt hoặc phân loại đa phổ Quá trình so sánh xác định biến động được thực hiện nhờ GIS, dữ liệu đầu vào có thể là vector hoặc raster Phương pháp sau phân loại được sử dụng từ cuối những năm 1970, được coi là phương pháp đáng tin cậy nhất và được sử dụng để đánh giá chất lượng kỹ thuật trừ ảnh (Differencing) mới nổi Ưu điểm của phương pháp này là không đòi hỏi phải hiệu chỉnh, chuẩn hóa phổ (Normalization) cũng như không yêu cầu hai ảnh này phải được thu nhận cùng một mùa vì hai ảnh được phân loại riêng biệt Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào độ tin cậy quá trình phân loại hai ảnh
Trang 311.3.2 Cơ sở pháp lý của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất
Các căn cứ pháp lý của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ HTSDĐ xã Tung Qua Lìn bao gồm:
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Nghị Định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa;
Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ quy định sử đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019;
Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT ngày 07/8/2019 của Bộ Tài nguyen và Môi trường quy định định mức kinh tế - kỹ thuật Thống kê, Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019;
Quyết định số 1762/QĐ- BTNMT ngày 14 tháng 7 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Phương án thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019;
Công văn số 4032/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 30/7/2018 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc chuẩn bị kiểm kê đất đai năm 2019 và thực hiện thống kê
Trang 32Công văn số 663/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/02/2020 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường V/v đôn đốc thực hiện công tác kiểm kê dấtđai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019;
Công văn số 304/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐ ngày 21/2/2020 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019;
Nghị Quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 về việc thành lập, sáp nhập thôn, bản, khu phố, thuộc các huyện: Phong Thổ, Tam Đường, Mường
Tè, Tân Uyên, Than Uyên;
Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 05/8/2019 củ UBND tỉnh Lai Châu
về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Lai Châu;
Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 05/8/2019 của UBND tỉnh Lai Châu
về việc Phê duyệt phương án kiểm kê đất đai và lập bản dồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Lai Châu;
Công văn số 262/UBND-NC ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh Lai Châu về việc cung cấp số liệu chiều dài đường biên giới quốc gia theo địa giới hành chính thuộc tỉnh Lai Châu;
Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của UBND huyện về việc ban hành phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2019 huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Thực hiện Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 05/8/2019 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Lai Châu và Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của UBND huyện về việc ban hành phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu UBND xã Tung Qua Lìn đã phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện kiểm
kê đất đai
Trang 331.3.3 Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a Tổng quan ứng dụng viễn thám và GIS trên thế giới:
Viễn thám và GIS đã được ứng dụng trong thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử
lý, phân tích và cung cấp thông tin để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, thành lập bản đồ HTSDĐ Trên quy mô toàn thế giới, FAO (1983) đã ứng dụng GIS trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp (Agro - Ecological Zone - AEZ) để đánh giá đất đai thế giới tỷ lệ 1/5.000.000 [6]
Tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ & Canada), Mỹ là một trong những nước đi đầu về công nghệ GIS, hệ thống dữ liệu quốc gia được xây dựng rất hoàn chỉnh dựa trên hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế GIS đã được phát triển ở khắp các lĩnh vực liên quan đến không gian lãnh thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải dương học, địa chất học, khí tượng thuỷ văn…); hành chính – xã hội (nhân khẩu học, quản lý rủi ro, an ninh…); kinh tế (nông nghiệp, khoáng sản, dầu mỏ, kinh doanh thương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu điện…); đa ngành liên ngành (trắc địa, quản lý đất đai, quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, thuế bất động sản…) Đã có nhiều phần mềm GIS của Mỹ được lập và sử dụng tại nhiều nước trên Thế giới như: ESRI, Integraph, MapInfo, Autodesk; phần mềm GIS của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới [22]
Tại Pháp, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS như: Dịch vụ công (quy hoạch lãnh thổ quốc gia, địa chính, lãnh thổ địa phương, dân số học, hạ tầng xã hội, giáo dục, quốc phòng,…), tiếp vận (hàng không, tối ưu hóa hành trình tuyến đường…); môi trường/tài nguyên (nông nghiệp, địa chất, quản lý đất,…); bất động sản (kiến trúc, xây dựng, quản lý di sản…); hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, quản lý mạng lưới, gas, thông tin lien lạc…); thị trường (bảo hiểm, ngân hàng, thương mại…); xã hội, tiêu dùng (xuất bản, y tế, du lịch)
Trong quy hoạch sử dụng đất, GIS được áp dụng thành công trong quy
Trang 34liệu Quốc gia phong phú, nền chuẩn Quốc gia – địa hình, địa chính, bản đồ không ảnh, thành lập bản đồ HTSDĐ [22]
Tại Nhật Bản, ứng dụng viễn thám và GIS đã được áp dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực Những năm 70, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin khu vực, thông tin đô thị, hệ thống thông tin về sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị Những năm 80, triển khai ứng dụng vào công tác quản lý tại địa phương (quy hoạch, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đô thị…), nghiên cứu nâng cao và chuyên sâu vào hệ thống thông tin đô thị Những năm
90, áp dụng vào đa ngành, liên ngành (nông nghiệp, khảo cổ, khoa học trái đất, giao thông, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, giáo dục) Nhật Bản đã ứng dụng GIS trong công tác quản lý và quy hoạch đất đai (trong đó có việc thành lập bản đồ HTSDĐ) từ cấp Chính phủ đến các địa phương
Tại Hàn Quốc, Viễn thám GIS đã được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước Hàn Quốc đã triển khai xây dựng hệ thống GIS quốc gia chia thành 03 giai đoạn: 1995 – 2000, 2001 – 2005 và 2006 – 2010 với tổng mức đầu khoảng 2 tỷ USD nhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tàng cơ sở (bản đồ địa hình toàn quốc, địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, phát triển công nghệ GIS, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ…); xây dựng hệ thống ứng dụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ thống quản lý thông tin quy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát triển hệ thống nâng cao (thành phố thông minh-U-city, tối ưu hóa ứng dụng nâng cao, hệ thống hỗ trợ quyết sách quy hoạch…) [22]
Trong công tác quản lý đất đai, nhiều nguồn thông tin có thể được khai thác sử dụng, bao gồm ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất, thông tin địa giới hành chính, phân bố thực vật và thông tin thống kê kinh tế, xã hội, môi trường Chính
vì vậy, với ứng dụng viễn thám và GIS có thể dễ dàng phân tích, tổng hợp được khối lượng thông tin lớn cho độ chính xác cao và xử lý nhanh
Trang 35Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng công nghệ viễn thám
và GIS trong công tác nghiên cứu và quản lý đất đai (trong đó, có việc thành lập bản đồ HTSDĐ) Ứng dụng viễn thám và GIS trong lĩnh vực này đã đem lại kết quả to lớn, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các nhà quản lý ra quyết định hợp lý phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững
b Tổng quan ứng dụng viễn thám và GIS tại Việt Nam:
Từ những năm cuối thập niên 80, hệ thống thông tin địa lý (GIS) bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác Quốc tế Tuy nhiên, cho đến những năm cuối thế kỷ XX, viễn thám và GIS mới có cơ hội phát triển tại Việt Nam GIS ngày càng được nhiều người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý đất đai, xây dựng bản đồ [11]
Công nghệ viễn thám và GIS được thí điểm khá sớm và được sử dụng phổ biến để quản lý nhiều lĩnh vực Từ năm 1995, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập dự án Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên
và giám sát môi trường, tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cả nước tiếp cận với công nghệ thông tin địa lý (GIS) Hàng năm công nghệ GIS đều được Bộ Khoa học và Công nghệ xác định là một trong những nội dung nghiên cứu ứng dụng phục vụ nghiên cứu chuyên ngành và hiện đại hóa quản lý nhà nước
Thực tế cho thấy trình độ ứng dụng viễn thám và GIS tại Việt Nam nói chung chưa đạt mức phát triển cao trên thế giới, hiện chỉ đạt trung bình Cơ sở
dữ liệu còn chưa đồng bộ và thiếu tính liên kết Các cơ quan tự tạo lập dữ liệu qua quá trình nghiên cứu triển khai cụ thể nên hệ thống dữ liệu cũng đã tản mát, khó tập trung Số liệu của ngành thống kê rất cần thiết để sử dụng chung cho các ngành nhưng không đủ chi tiết
Điểm mạnh của viễn thám và GIS so với các công nghệ khác là khả năng gắn kết các thông tin kể cả yếu tố không gian phục vụ phân tích và truy cập theo yêu cầu Trong đó, GIS là một công nghệ kết hợp nhiều loại hình công nghệ (đồ
Trang 36năng phân tích, GIS được coi như là một công cụ trợ giúp đắc lực hiện nay, hệ thống GIS đã và đang được ứng dụng trong nhiều bộ ngành ở các lĩnh vực: quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, các cơ quan đo đạc bản đồ… và đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại một số trường đại học [7]
Trong lĩnh vực Tài nguyên & môi trường, hệ thống viễn thám và GIS chủ yếu vẫn hoạt động độc lập riêng biệt, chưa có sự liên kết khớp nối liên ngành
Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành một số văn bản quy định liên quan đến hệ thống ký hiệu và quy chuẩn trong việc thể hiện bản đồ; tuy nhiên đây mới chỉ là quy chuẩn ngành
Trong ngành giao thông vận tải, hệ thống viễn thám và GIS đã được áp dụng thực tế vào một số yêu cầu cụ thể về quản lý cơ sở hạ tầng giao thông cũng như quản lý phương tiện giao thông theo thời gian thực Phần mềm GIS được sử dụng phổ biến là MapInfo và Arcgis
Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ: đã ứng dụng hệ thống viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ ảnh số, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính bằng công nghệ số, đo đạc và thành lập các lưới tọa độ, độ cao, xây dựng các cơ
sở dữ liệu nền GIS cho các thành phố Phần mềm GIS được sử dụng: Intergraph, MapInfo, ArcGIS…[9]
Trong công tác quy hoạch xây dựng, công nghệ viễn thám và GIS thời gian gần đây đã được áp dụng tại một số đơn vị trong ngành quy hoạch xây dựng và cơ quan quản lý địa phương như: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc Gia, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, tại Đà Lạt, Nam Định… và nhiều cơ quan khác Tuy nhiên, trong thực tế công tác lập quy hoạch xây dựng hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo công nghệ truyền thống với phần mềm hỗ trợ thiết kế AutoCad và các phần mềm diễn họa
Công nghệ viễn thám và GIS đã có sự phát triển vượt bậc trong các ứng dụng ở Việt Nam Các cơ quan Trung ương như Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Trang 37Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông đã có những
dữ liệu và ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý Nhà nước Ở các địa phương,
đã có nhiều dự án triển khai ứng dụng GIS trong phạm vi tỉnh Đặc biệt, hiện nay trong công tác thành lập bản đồ HTSDĐ viễn thám và GIS như là công cụ không thể thay thế
Tại Việt Nam, nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đang tiếp cận sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để giải quyết những bài toán thiết kế quy hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai Một số cơ quan ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS ở Việt Nam như: Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý đất đai; Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn biển thuộc Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn và BĐKH; Trung tâm Viễn thám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Tư vấn môi trường biển thuộc Viện Cơ học; Trung tâm bảo vệ môi trường thuộc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới; Phân viện Quy hoạch Thuỷ lợi Nam Bộ - Bộ NN&PTNT; Ngoài ra, còn có một số trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học, các sở, ban ngành, các địa phương và một số tổ chức doanh nghiệp (VidaGIS, GeoViet, DitaGis, Trung tâm GIS và Ứng dụng mới…) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS
1.4 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tung Qua Lìn
1.4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên xã Tung Qua Lìn
Trang 38Hình 1.4 Vị trí địa lý xã Tung Qua Lìn trong lãnh thổ tỉnh Lai Châu
(Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu, 2020)
b Địa hình, địa mạo:
Là một xã biên giới núi cao địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Địa hình đồi núi nhấp nhô có nhiều núi cao cao hơn 2000 m, nơi thấp nhất cũng trên 800 m Núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, địa hình của xã thích hợp để phát triển lâm nghiệp và cao
su tiểu điền [27]
c Khí hậu, thời tiết:
Xã có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao Nhiệt độ trung bình hàng năm là 300C, mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 90% lượng mưa cả năm Độ ẩm không khí tương đối dao động từ 85 - 90% Vào những Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4 – 50C, kèm theo lạnh có sương mù dày đặc, gió bắc và sương muối
Trang 39d Thuỷ văn:
Xã Tung Qua Lìn có nhiều suối nhỏ như: suối Can Hồ, Suối Hợp Phai, suối Thèn Thầu Hồ, suối Pin Hồ và nhiều khe rạch nhỏ khác Đây là nguồn nước chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân
e Cảnh quan môi trường:
Xã Tung Qua Lìn có trên 85% diện tích tự nhiên là đồi núi Với ỷ lệ che phủ của rừng đạt 82,83% Môi trường của xã chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động của con người, bên cạnh đó điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường
xã thích hợp để phát triển ngành nông lâm nghiệp [28]
1.4.2 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội xã Tung Qua Lìn
a Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp:
kỳ năm 2018 là 6,5 tấn giảm 2,5 tấn do cá chết trong đợt nắng nóng tháng 6,7
năm 2020 [28]
- Lâm nghiệp:
UBND xã đã chỉ đạo BCĐ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã Tung Qua Lìn giai đoạn 2016-2020 đẩy mạnh công tác tuyên truyền