1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam

271 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả Trương Thị Thu Hà
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, TS. Tôn Thu Hiền
Trường học Học viện tài chính
Chuyên ngành Tài chính – ngân hàng
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 271
Dung lượng 5,68 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án (9)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (11)
  • 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (14)
  • 6. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 7. Kết cấu của luận án (16)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (17)
    • 1.1. Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài (17)
    • 1.2. Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài (25)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (35)
    • 2.1. Cơ sở lý luận chung về hóa đơn và hóa đơn điện tử (35)
      • 2.1.1. Cơ sở lý luận về hóa đơn (35)
        • 2.1.1.1 Khái niệm hóa đơn (35)
        • 2.1.1.2. Nội dung hóa đơn (37)
        • 2.1.1.3. Phân loại hóa đơn (37)
        • 2.1.1.4. Vai trò của hóa đơn (40)
      • 2.1.2. Cơ sở lý luận về hóa đơn điện tử (42)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp (50)
      • 2.2.1. Khái niệm quản lý hóa đơn điện tử (50)
      • 2.2.2. Yêu cầu quản lý hóa đơn điện tử (55)
      • 2.2.3. Nội dung quản lý hóa đơn điện tử (57)
      • 2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hóa đơn điện tử (66)
        • 2.2.4.1. Nhân tố khách quan (66)
        • 2.2.4.2. Nhân tố chủ quan (70)
    • 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hóa đơn điện tử và bài học cho Việt Nam (72)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế (72)
      • 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (80)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (84)
    • 3.1. Bối cảnh triển khai hóa đơn điện tử ở Việt Nam và cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan thuế đối với quản lý hóa đơn điện tử của doanh nghiệp ở Việt Nam (84)
    • 3.2. Thực trạng tổ chức, triển khai và quản lý hóa đơn điện tử (89)
      • 3.2.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về hóa đơn điện tử (89)
      • 3.2.2. Thực trạng tổ chức, triển khai và quản lý hóa đơn điện tử (96)
        • 3.2.2.1. Lộ trình triển khai hóa đơn điện tử (96)
        • 3.2.2.3. Thực trạng tổ chức và triển khai quản lý hóa đơn điện tử theo Quyết định số 2660/QĐ-BTC và Quyết định số 1209/QĐ-BCT (103)
        • 3.2.2.4. Thực trạng tổ chức và triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tƣ số 78/2021/TT-BTC (106)
      • 3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành trong quản lý hóa đơn điện tử 122 3.2.4. Thực trạng xử lý vi phạm trong quản lý hóa đơn điện tử (130)
      • 3.2.5. Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý hóa đơn điện tử (148)
    • 3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với (149)
      • 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc (149)
      • 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế (151)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ (159)
    • 4.1. Dự báo và định hướng của quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam tầm nhìn 2030 (159)
      • 4.1.1. Dự báo (159)
      • 4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam (160)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam (162)
      • 4.2.1. Tham mưu xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về quản lý hóa đơn điện tử154 4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai quản lý hóa đơn điện tử (162)
        • 4.2.2.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (164)
        • 4.2.2.2. Các giải pháp về nguồn lực (166)
      • 4.2.3. Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát trong quản lý hóa đơn điện tử (170)
      • 4.2.4. Nhóm giải pháp trong xử lý vi phạm hóa đơn điện tử (178)
    • 4.3. Các đề xuất, kiến nghị (179)
      • 4.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hóa đơn điện tử (179)
      • 4.3.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý (180)
      • 4.3.3. Phát triển thanh toán điện tử (182)
      • 4.3.4. Cân đối nguồn lực tài chính để thực thi (184)
  • KẾT LUẬN (34)
    • 1. Phụ lục 1: Phiếu khảo sát chuyên gia và công chức thuế (195)
    • 2. Phụ lục 2: Phiếu khảo sát đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với việc quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế tại Việt Nam (200)
    • 3. Phụ lục 3: Thống kê kết quả phỏng vấn chuyên gia và công chức thuế (0)
    • 4. Phụ lục 4: Đánh giá hoạt động quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam từ phía (0)

Nội dung

Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam

Tính cấp thiết của đề tài luận án

Hóa đơn có tầm quan trọng đặc biệt bởi hóa đơn là chứng từ gốc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh giá trị giao dịch giữa người bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với người mua hàng hóa, dịch vụ Không chỉ vậy, hóa đơn còn là cơ sở quan trọng cho việc hạch toán kế toán và xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Bởi vậy, quản lý hóa đơn là một trong những nội dung rất quan trọng của quản lý thuế Hóa đơn điện tử ra đời mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý Việc triển khai hóa đơn điện tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế: góp phần giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho doanh nghiệp và khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao tính lành mạnh của hệ thống doanh nghiệp

Hóa đơn điện tử đƣợc áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2011 với sự ra đời của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tƣ số 32/2011/TT-BTC quy định hướng dẫn về triển khai và sử dụng hóa đơn điện tử, tuy nhiên giai đoạn này việc triển khai hóa đơn điện tử vẫn còn chƣa triển khai mở rộng, hình thức hóa đơn điện tử lúc này vẫn còn sơ khai, chƣa có quy định về việc kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế nên chƣa phục vụ cho công tác quản lý thuế Trước những bất cập từ việc quản lý hóa đơn theo phương thức cũ theo Thông tƣ số 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử đã đƣợc quy định chuẩn định dạng và có kết nối chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế phục vụ công tác quản lý thuế và áp dụng triển khai trên toàn quốc theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 Từ 01/07/2022, hóa đơn điện tử đã đƣợc triển khai trên toàn lãnh thổ Việt Nam,đã hoàn toàn thay thế hóa đơn đặt in do doanh nghiệp đặt in và hóa đơn tự in của doanh nghiệp, cơ quan thuế đã có trong tay thông tin cơ sở dữ liệu của hàng tỷ hóa đơn đã sử dụng của doanh nghiệp Do đó đòi hỏi việc kiểm soát, xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử của cơ quan thuế phải nhanh chóng và kịp thời hơn, công tác phân tích dữ liệu cũng cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ dữ liệu để kịp thời phát hiện, dự báo những trường hợp nghi ngờ trong việc gian lận sử dụng hóa đơn điện tử, và cần thiết phải có hệ thống cơ sở dữ liệu độc lập để đáp ứng yêu cầu xử lý lƣợng dữ liệu khổng lồ nhằm khai thác cơ sở dữ liệu đang có Bên cạnh đó, cần thiết phải hoàn thiện chính sách pháp luật về hoá đơn điện tử, hoàn thiện văn bản pháp lý về chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm để có tính chất răn đe, cảnh cáo phù hợp, có các biện pháp phòng ngừa trước các biểu hiện gian lận, bên cạnh đó cần đảm bảo việc tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử triệt để

Trước xu thế mở rộng và phát triển, các hiệp định, cam kết giữa các nước về thương mại tự do, Việt Nam đang hướng đến thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh tế, thực hiện chủ trương số hóa quốc gia, đẩy mạnh việc đƣa khoa học công nghệ vào khối hành chính công và các hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai hóa đơn điện tử là biện pháp quan trọng trong chuyển đổi phương thức quản lý thuế, là tiền để để ngành tài chính Việt Nam đạt được những mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số Cơ quan thuế từng bước tiến tới hiện đại hóa công tác quản lý hóa đơn khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ, góp phần công khai, minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu thuế cũng nhƣ tạo sự thuận lợi cho việc hiện đại hóa công tác quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao tính tuân thủ thuế Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý thuế góp phần ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế, tình trạng thất thu thuế trở thành mục tiêu hàng đầu của ngành Thuế trong những năm qua, với sự nỗ lực trong chuyển đổi số của ngành Thuế, từ 01/07/2022, cơ bản trên cả nước Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi thành công hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Về cơ bản, sau khi triển khai hóa đơn điện tử thành công trên cả nước dần bộc lộ những hạn chế trong quá trình vận hành và quản lý.Trong những năm đầu triển khai và triển khai mở rộng hóa đơn điện tử một số nội dung lý luận cần đƣợc phát triển để bổ sung hoàn thiện, nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra cần có lời giải thỏa đáng Những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử, những vấn đề mới đã và sẽ phát sinh luôn đƣợc cơ quan quản lý quan tâm thực hiện để có thể hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp Quản lý hóa đơn điện tử là một nội dung mới và thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề đặt ra mà các công trình khoa học đã công bố chƣa giải quyết đƣợc thấu đáo, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn để công tác quản lý hóa đơn của cơ quan thuế hiệu quả một cách toàn diện quá trình triển khai, việc vận hành, giải quyết được các vướng mắc nảy sinh, những khó khăn, những rủi ro trong quản lý nguồn thu mà cơ quan thuế cần tập trung kiểm soát

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:

“Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam’’ làm đề tài nghiên cứu của mình.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục tiêu tổng quát của luận án là phát triển, bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý hóa đơn điện tử; đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận án đề ra 4 nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp qua đó tìm ra khoảng trống, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu và từ đó xác định rõ đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Thứ hai, hệ thống hóa và hoàn thiện các vấn đề lý luận về hóa đơn điện tử và quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp

Thứ ba, đánh giá thực trạng quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân trong việc quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế ở Việt Nam

Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam tới 2030.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam

+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 2010 (là thời điểm ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP) đến nay Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2010-2017, việc triển khai hóa đơn điện tử mới chỉ mang tính chất thí điểm, chƣa đƣợc triển khai đại trà, các số liệu về quản lý hóa đơn điện tử còn ít và chƣa hệ thống Chỉ từ khi Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đƣợc ban hành, hóa đơn điện tử bắt đầu đƣợc triển khai mở rộng Vì vậy, các số liệu về quản lý hóa đơn điện tử trong luận án tập trung vào giai đoạn 2018-2023 và đề xuất tầm nhìn đến năm 2030 Thời gian thực hiện phương pháp khảo sát là năm 2023

+ Về không gian: nghiên cứu này chỉ tập trung vào hoạt động quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Việt Nam, không đề cập đến các đối tƣợng khác

+ Về nội dung: luận án tiếp cận khái niệm quản lý theo nghĩa rộng, tức là nghiên cứu cả khía cạnh chính sách và tổ chức thực thi chính sách Tuy nhiên, đứng từ góc độ của Cơ quan thuế đối với quản lý hóa đơn điện tử, luận án tập trung vào hoạt động tham mưu xây dựng và hoàn thiện văn bản chính sách liên quan đến quản lý hóa đơn và quá trình tổ chức thực hiện quản lý hóa đơn điện tử; kiểm tra giám sát; xử lý vi phạm về hóa đơn.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lƣợng

- Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa để đánh giá tổng quan nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu; đồng thời hình thành cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp; làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hóa đơn điện tử

- Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện với mô hình đánh giá sự hài lũng SERVPERF của Grửnroos (1984) và SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985) nhằm đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam và đánh giá tác động của các nhân tố đến quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp Phương pháp thực hiện và kết quả chạy mô hình đƣợc trình bày tại phụ lục…

- Nguồn dữ liệu thực hiện nghiên cứu: tác giả sử dụng kết hợp nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập, tổng hợp từ các báo cáo của ngành thuế, các nghiên cứu của các tác giả có uy tín, … Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua việc khảo sát bằng bảng hỏi đối với công chức thuế và các doanh nghiệp

- Mẫu khảo sát: tác giả đã khảo sát bằng bảng hỏi với 100 cán bộ, công chức thuế làm việc tại Cục thuế và các chi cục thuế (chủ yếu là các lãnh đạo cơ quan thuế và công chức làm việc tại các bộ phận Kiểm tra, giám sát thuế) tại một số cục thuế lớn nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng , Hồ Chí Minh, Bình Định…trong quá trình triển khai và quản lý hóa đơn điện tử và 462 đối tƣợng đến từ các loại hình doanh nghiệp khác nhau (bao gồm Giám đốc/Phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc kế toán thuế của doanh nghiệp) tại một số thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng , Hồ Chí Minh, Bình Định…

- Công cụ khảo sát: tác giả thiết kế 2 bảng hỏi dành cho cán bộ thuế và doanh nghiệp Nội dung khảo sát cán bộ thuế là các vấn đề gắn liền với công tác quản lý hóa đơn do bản thân cán bộ thuế thực hiện Nội dung khảo sát doanh nghiệp là mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử Công cụ khảo sát đƣợc trình bày trong phụ lục …

Việc phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc qua phiếu khảo sát đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm điều tra xã hội SPSS, AMOS

Thực hiện phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại các biến không phù hợp trong thang đo Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn lựa chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunally & Burnstein 1994) [82]

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đảm bảo hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Các tiêu chuẩn EFA tuân thủ khi chạy CFA và SEM:

+ Sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay

+ Factor loading lớn nhất của mỗi Item > = 0,5

+ Tại mỗi Item, chênh lệch (Factor loading) lớn nhấ và Factor loading bất kỳ phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Jabnoun & Al – Tamimi, 2003) [76]

+ Tổng phương sai trích >P% (Gerbing & Anderson, 1988)

+ KMO>=0,5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05)

Thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA- confirnatory factor analysis) Nhằm khẳng định lại kết quả phân tích khám phá (EFA), thông qua các chỉ tiêu Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số tích hợp so sánh CFI (comparative Fit Index), chỉ số TLI (Tucker & Lewis index), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) và chỉ số MI (Modification Indices) Nếu một mô hình nhận đƣợc giá tri ̣ TLI, CFI > 0,9; CMIN/df

Ngày đăng: 23/03/2024, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w