1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “CÔNG TY TNHH UNITEX WAN GUAN TECHNOLOGY (VIỆT NAM)”

169 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)”
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 35,87 MB

Nội dung

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khá

Trang 1

- -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN “CÔNG TY TNHH UNITEX WAN GUAN

TECHNOLOGY (VIỆT NAM)”

ĐỊA ĐIỂM: ĐƯỜNG SỐ 3, KHU CÔNG NGHIỆP HOÀ KHÁNH,

PHƯỜNG HOÀ KHÁNH BẮC, QUẬN LIÊN CHIỂU,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của dự án 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 3

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 5

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 5

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định, các cấp thẩm quyền có liên quan đến dự án 10

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 11

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 11

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 14

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 16

5.1 Thông tin về dự án 16

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 18

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 21

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 23

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 28

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 29

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 29

1.1.1 Tên dự án 29

Trang 4

trường 32

1.1.6 Mô tả mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình của Dự án 32

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN 34

1.2.1 Quy mô các hạng mục công trình chính 34

1.2.2.Các hạng mục công trình phụ trợ 43

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 45

1.2.4 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 47

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 47

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng của dự án, nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 47

1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành 48

1.3.3 Các sản phẩm của dự án 50

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 51

1.5 Biện pháp tổ chức, thi công 54

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 54

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 57

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội 57

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình 57

2.1.2 Điều kiện khí hậu, khí tượng 57

2.1.3 Đặc điểm thủy văn 63

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động do dự án 64

2.2.1 Hiện trạng các thành phần môi trường không khí 64

2.2.2 Hiện trạng hoạt động - hạ tầng kỹ thuật và các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của KCN Hòa Khánh 66

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 67

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 67 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ

Trang 5

3.1.2 Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải 75

3.1.3 Đánh giá, dự báo các tác động do các rủi ro, sự cố 76

3.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 77

3.2.1 Các công trình xử lý khí thải 77

3.2.3 Các công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại 86

3.2.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 88

3.2.5 Biện pháp giảm thiểu tác động do rủi ro, sự cố 89

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 90

3.3.1 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 90

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 91

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường91 3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 91

3.4.1 Về mức độ chi tiết của các đánh giá 91

3.4.2 Về độ tin cậy của các đánh giá 92

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 94

4.1 Chương trình quản lý môi trường 94

4.2 Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 96

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 98

1.Kết luận 98

2 Kiến nghị 99

3 Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM của dự án 12

Bảng 2: Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực hiện 14

Bảng 3: Các hạng mục công trình của dự án 17

Bảng 4: Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 17

Bảng 5: Các tác động môi trường của dự án 19

Bảng 6: Các hạng mục công trình của dự án 34

Bảng 7: Nhu cầu máy móc sử dụng tại nhà máy trong quá trình vận hành 35

Bảng 8: Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 49

Bảng 9:Các sản phẩm đầu ra của dự án 50

Bảng 10: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong 10 năm (2011 – 2020) 58

Bảng 11: Độ ẩm trung bình các tháng trong 10 năm (2011-2020) 59

Bảng 12: Tổng lượng mưa trung bình trong 10 năm (2012 – 2021) 60

Bảng 13: Số giờ nắng trung bình các tháng trong 10 năm (2011 – 2020) 61

Bảng 14: Tốc độ, tần suất gió các tháng trong năm 62

Bảng 15: Tần suất (%) xuất hiện lặng gió và 8 hướng gió chính ở Đà Nẵng 62

Bảng 16: Tình hình bão lũ ở Đà Nẵng 63

Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 64

Bảng 18: Kết quả phân tích mẫu đất khu vực xung quanh nhà máy 65

Bảng 19: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 69

Bảng 20: hệ số phát thải do 1 phương tiện tham gia giao thông 71

Bảng 21: Thời gian tác động tối đa cho phép đối với tiếng ồn 76

Bảng 22: Thông số kỹ thuật của hệ thống 80

Bảng 23: Thông số kỹ thuật của hệ thống 82

Bảng 24: Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 90

Bảng 25: Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đánh giá ĐTM 92

Bảng 26: Chương trình quản lý môi trường 94

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Vị trí địa lý Dự án nhà máy 30

Hình 2: Tổng mặt bằng dự án 31

Hình 3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của cơ sở 45

Hình 4: Các công đoạn của dây chuyền sản xuất motor 51

Hình 5:Hình ảnh minh hoạ các công đoạn trong quy trình lắp ráp motor 53

Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy 56

Hình 7: Thông gió cho nhà xưởng 79

Hình 8: Sơ đồ thu gom và khử mùi hôi hơi keo phát sinh tại dự án 79

Hình 9: Công đoạn nhỏ giọt keo tạo lớp cách điện 80

Hình 10: Bộ lọc hơi keo bằng than hoạt tính 81

Hình 11: Sơ đồ thu gom bụi kim loại tại máy mài 81

Hình 12: Dùng ống mềm hút bụi kim loại tại máy mài 81

Hình 13: Thùng chứa bụi kim loại 82

Hình 14: Sơ đồ thu gom khói thải từ quá trình hàn bảng mạch điện 83

Hình 15: Công đoạn hàn mạch bảng điện 83

Hình 16: Đường ống thu khói từ điểm phát sinh khói về máy khử khói hàn 83

Hình 17: Hình ảnh minh hoạ thiết bị khử khói hàn 84

Hình 18: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của cơ sở 85

Hình 19: Sơ đồ rãnh thoát nước có hố ga 86

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Trong quá trình Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa như hiện nay, ngành công nghiệp điện đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt

là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Với tiềm năng tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước, ngành này đang có lộ trình và cơ hội lớn để phát triển

Với thị trường trong nước, theo quy định Số 48/2008/QĐ-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2025, ngành sản xuất thiết bị điện sẽ phải đầu tư và phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về những thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% nhu cầu về động cơ điện và một số loại máy phát điện thông dụng Cũng theo kế hoạch, vào năm 2025, các sản phẩm trong nước có thể cung cấp trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp,… Với các kế hoạch mà Chính phủ đã đề xuất ở trên, đây quả thật là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện

Với lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động (17-60 tuổi), nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới là những lí do khiến Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành sản xuất thiết bị điện

Unitex Wan Guan Technology (Xiamen) CO.,LTD là doanh nghiệp chuyên đầu

tư, sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Trung Quốc Nhận thấy Việt Nam là một thị trường có tiềm năng và môi trường đầu tư ổn định, thủ tục đầu tư thuận lợi Vì vậy, Unitex Wan Guan Technology (Xiamen) CO.,LTD đã quyết định đầu tư dự án “Công

ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” tại Đường số 3, Khu công nghiệp Hoà Khánh, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Đồng thời, thành lập Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) làm đơn vị đại hiện thực hiện dự án

Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) có trụ sở tại Đường

Trang 10

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án được Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng chứng nhận lần đầu ngày 09 tháng 12 năm 2022, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 1 ngày 18 tháng 9 năm 2023; mã số dự án 7651257213 Mục tiêu của dự án là sản xuất động cơ điện với quy mô dự án 2.000.000 sản phẩm/năm

Dự án là dự án đầu tư mới toàn bộ máy móc thiết bị trên cơ sở hạ tầng nhà xưởng

đã được Chủ cho thuê nhà xưởng là Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư Tuấn Đức xây dựng hoàn thiện

Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.567,03 m2 với tổng vốn đầu tư là 55.246.000.000 (Năm mươi lăm tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu) đồng Việt Nam tương đương 2.300.000 (Hai triệu ba trăm ngàn) đô la Mỹ

Dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” là dự án đầu

tư xây dựng mới, nằm trong danh mục các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại mục 17, phụ lục II của Nghị Định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) đã phối hợp với đơn

vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” trình Bộ tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Cấu trúc và nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được trình bày theo mẫu số 04, phụ lục II, ban hành kèm theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương

- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 11

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

a) Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia

Ngày 18/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 274/QĐ-TTg

về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Tuy nhiên, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang trong quá trình

Dự thảo nội dung Đề án Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Do vậy, chưa có bộ công cụ hướng dẫn cụ thể các tiêu chí trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Tuy nhiên theo dự thảo báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Quy hoạch như sau:

➢ Mục tiêu tổng quát: Cụ thể hóa mục tiêu và định hướng BVMT trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuộc sống Bảo đảm phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, thiết lập khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; quản lý CTR, chất thải nguy hại; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc để bảo vệ, bảo tồn, phát triển hài hòa với môi trường, thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững đất nước

➢ Mục tiêu cụ thể:

- Xác lập được các vùng môi trường trên phạm vi toàn quốc và các địa phương thành vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, vùng cư trú nhạy cảm và vùng cư trú tự nhiên để bảo vệ, bảo tồn, phát triển hài hòa với môi trường và thích ứng với BĐKH; Thiết lập khu vực bảo

vệ, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH để bảo đảm các HST tự nhiên quan trọng, khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH và hành lang ĐDSH cùng với các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; tăng cường quan trắc và xây dựng

Trang 12

CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 và Chiến lược BVMT quốc gia đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên đất, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, BVMT và yêu cầu phát triển KT-XH; phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường, chủ động thích ứng với BĐKH

Xét thấy, dự án lựa chọn địa điểm thực hiện nằm trong Khu công công nghiệp Hoà Khánh - khu vực được quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia trong mục tiêu phân vùng môi trường - thống nhất phân chia không gian lãnh thổ cả nước thành các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác dựa trên tiêu chí yếu tố nhạy cảm

về môi trường dễ bị tổn thương do ô nhiễm môi trường, nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật bằng các biện pháp, công cụ phù hợp

b) Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của Khu công nghiệp

KCN Hòa Khánh đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Khánh tại Quyết định số 211/QĐ-BKHCNMT ngày 22 tháng 2 năm 1999 Đây là vùng kinh tế tổng hợp, đa ngành và đa lĩnh vực Ngành nghề

dự kiến thu hút đầu tư vào KCN Hòa Khánh là các ngành nghề sản xuất chế biến thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị điện, cơ khí, sản xuất động cơ ô tô, sản xuất giấy và các sản phẩm của giấy, logistics, … Do vậy, ngành nghề đầu tư của Dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của KCN Hòa Khánh

Xung quanh và tiếp giáp dự án là các nhà máy sản xuất, không có hoạt động thương mại dịch vụ, không có dân cư sinh sống nên hoạt động của dự án cơ bản không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh

c) Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng và quy hoạch của thành phố

Trang 13

tổng diện tích ban đầu là 423,5ha, nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10km, cảng biển Tiên Sa 20km, cảng Sông Hàn 13km, cảng biển Liên Chiểu 5km Dự án đầu tư KCN Hòa Khánh do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) thực hiện

Hiện nay, các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đều đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động ổn định, sẵn sàng phục vụ nhà máy sản xuất và kinh doanh Các dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp luôn sẵn có để đáp ứng ngay nhu cầu của các nhà đầu tư

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015;

Trang 14

Việt Nam số 27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 04/10/2001; Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 20/11/2012;

a Các văn bản dưới luật:

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009; Thông tư số BTNMT ngày 16/11/2009; Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010; Thông

25/2009/TT-tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011; Thông 25/2009/TT-tư số 32/2013/TT-BTNMT, ngày 25/10/2013; Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn

Trang 15

26/2016/TTBYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc Thông tư số 02/2019/TT-BYT ngày 21/3/2019 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

* Các văn bản pháp luật về Xây dựng:

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiêt một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo

vệ môi trường ngành xây dựng

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Quyết định số 1329/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng;

* Về Đất đai, đầu tư, KCN:

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06

Trang 16

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ công thương quy định

cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất

* Về Phòng cháy chữa cháy và An toàn vệ sinh lao động:

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh, lao động;

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công An hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản

lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

- Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06:2010/BXD;

* Một số văn bản có liên quan

- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài

Trang 17

- Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Quyết định 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 về Quy chế ứng phó sự cố chất thải;

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

- QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch

sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

Trang 18

- QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình

- TCXDVN 33:2006: Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4514:1988: Cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 6707:2009: Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo;

- TCXD 45:1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 4514:1988: Xí nghiệp công nghiệp-Tổng mặt bằng-Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 3993:1985: Chống ăn mòn trong xây dựng - kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế;

- TCXDVN 338:2005: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4604:1988: Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4371: 1986: Nhà kho - nguyên tắc cơ bản để thiết kế;

- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạ tầng

kỹ thuật;

- TCVN 3254:1989: An toàn cháy Yêu cầu chung;

- TCVN 3255-86: An toàn nổ Yêu cầu chung;

- TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và

sử dụng

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định, các cấp thẩm quyền có liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mã số doanh nghiệp 0402178642 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 02 tháng 02 năm 2023

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 7651257213 chứng nhận lần đầu ngày 09 tháng 12 năm 2022, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 18 tháng 9 năm 2023

do Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cấp cho Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)

- Hợp đồng thuê lại đất số 08/2021/HĐTLĐ-HK ngày 17/5/2021 giữa Công ty

Cổ phần Xúc tiến đầu tư Tuấn Đức và Công ty phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng để thuê lại lô đất tại Đường số 3, Khu công nghiệp Hoà Khánh, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Hợp đồng thuê nhà xưởng số 01/2022/HĐTK –TĐ ngày 05/11/2022 giữa Công

ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) và Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu

tư Tuấn Đức để thuê nhà xưởng tại lô đất có địa chỉ tại Đường số 3, Khu công nghiệp

Trang 19

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện trên cơ sở các tài liệu và số liệu như sau:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” kèm các bản vẽ liên quan kỹ thuật liên quan đến

dự án tương đương báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

- Kết quả khảo sát đo đạc ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm; các thông số môi trường khu vực dự án do Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Xây dựng môi trường Thiên Phú, đơn vị quan trắc là Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn – Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ

- Các số liệu điều tra về KT-XH tại khu vực dự án;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành;

- Ý kiến tham vấn của Ban quản lý Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Đà Nẵng nơi thực hiện dự án

- Ý kiến tham vấn của Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Khánh – Công

ty phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng

- Ý kiến tham vấn qua cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường

để xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của Dự án

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” do chủ Dự án là Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Xây dựng Môi trường Thiên Phú thực hiện và lập theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường

- Chủ dự án: Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)

Người đại diện: Ông Bei, Guosheng

Trang 20

Điện thoại: 02363.899.755

- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Xây dựng Môi trường Thiên Phú

Đại diện: Ông Nguyễn Tiến Trình

Địa chỉ: 127 Đỗ Thúc Tịnh, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0905662946

Bảng 1: Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM của dự án

TT Họ và tên Chức vụ/ chuyên

ngành đào tạo Vai trò Chữ ký

I Chủ đầu tư: Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Xây dựng Môi trường Thiên Phú

1 Nguyễn Tiến

Trình

Giám đốc/ Ks Công nghệ Môi trường

Quản lý chung/Kiểm duyệt báo cáo

3 Nguyễn Thị Thiên

Hương

Chuyên viên kỹ thuật/

Ks Kỹ thuật môi trường

Đánh giá tác động và

đề xuất biện pháp giảm thiểu trong quá trình chuẩn bị và thi công xây dựng dự án

4 Trần Thị Kim

Chung

Chuyên viên kỹ thuật/

Ks Quản lý môi trường

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình

5 Trần Thị Ánh

Chuyên viên kỹ thuật/

Ks Kỹ thuật môi trường

Biên tập nội dung điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự

án

Đánh giá tác động và

Trang 21

8 Huỳnh Thịnh Chuyên viên kỹ thuật/

Kỹ sư môi trường

Trình tự thực hiện ĐTM theo các bước sau:

Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật hướng dẫn việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án, Báo cáo ĐTM của dự án được thực hiện theo trình tự như sau:

▪ Bước 1: Thu thập các số liệu, tư liệu liên quan đến hoạt động của dự án

▪ Bước 2: Khảo sát hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, hiện

trạng hoạt động sản xuất xung quanh khu vực dự án

▪ Bước 3: Đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường nhằm

đánh giá hiện trạng môi trường khu vực chịu ảnh hưởng từ hoạt động của dự án

▪ Bước 4: Phân tích, đánh giá các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác

động do hoạt động sản xuất của dự án đến môi trường

▪ Bước 5: Xây dựng các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng

ngừa và ứng phó sự cố môi trường do hoạt động của Dự án gây ra

▪ Bước 6: Tham vấn thông qua việc đăng tải trên trang thông tin điện tử; Ban

quản lý và giải trình, chỉnh sửa báo cáo theo các ý kiến tham vấn

▪ Bước 7: Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trình thẩm định và

phê duyệt theo quy định

Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều

Trang 22

2 Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng

3 Công ty phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập Báo cáo ĐTM dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” tại Đường số 3, KCN Hoà Khánh, Phường Hoà Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam của Công

ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) liệt kê trong bảng sau:

Bảng 2: Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực hiện

TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo

I Phương pháp nhận dạng, đánh giá, dự báo tác động

1

Phương pháp liệt kê: Được sử dụng để

nhận dạng, liệt kê các tác động của dự án

đến môi trường, bao gồm tác động từ

nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn

lao động Đây là phương pháp nhanh,

đơn giản, có vai trò lớn trong việc xác

định và làm rõ các nguồn phát sinh cùng

tác động đến môi trường

Phần mở đầu: Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến dự án Chương 1: Liệt kê đầy đủ hiện trạng

sử dụng đất của dự án Chương 3: Liệt kê đầy đủ các nguồn gây tác động tới môi trường trong các quá trình dự án

2

Phương pháp đánh giá nhanh: Phương

pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng

các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình

hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô

nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

thiết lập Phương pháp này nhằm ước

tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các

hoạt động của Dự án, sử dụng hệ số phát

sinh các chất ô nhiễm bao gồm TSP,

SO2, NO2, CO, định lượng các nguồn

II Phương pháp khác

Phương pháp khảo sát: Khảo sát hiện Chương 1: áp dụng vào việc thu thập

Trang 23

TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo

Chương 2: áp dụng vào nội dung lấy mẫu, đo đạc chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án

2

Phương pháp thống kê: Sử dụng để thu

thập, phân tích và xử lý một cách hệ

thống các nguồn số liệu về điều kiện tự

nhiên, môi trường và kinh tế xã hội tại

khu vực dự án và lân cận, cũng như các

số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp khống chế, giảm

thiểu tác động môi trường dự án

Chương 2: Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin hiện trạng nơi thực hiện dự

án

3

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết

quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các

dự án cùng loại đã được chỉnh sửa, bổ

sung theo ý kiến hội đồng thẩm định

Chương 3: Dự báo nguồn ô nhiễm và đánh giá các tác động của dự án tới môi trường

Chương 4: Chương trình quản lý môi trường và chương trình giám sát môi trường

4

Phương pháp tổng hợp, so sánh: Dựa

vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện

trường, kết quả phân tích trong phòng thí

nghiệm và kết quả tính toán theo lý

thuyết, so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn

Việt Nam để xác định chất lượng môi

trường hiện hữu tại khu vực dự án;

Chương 3: So sánh các giá trị nồng

độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN để đánh giá mức độ ô nhiễm

và so sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý với QCVN để đánh giá hiệu quả xử lý

5

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường

và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của

các thành phần môi trường là không thể

thiếu trong việc xác định và đánh giá

hiện trạng chất lượng môi trường nền tại

Chương 2: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nền của dự án, gồm môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh

Trang 24

TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo

dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế

hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân

tích…

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

a Thông tin chung

- Tên dự án: “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)”

- Địa điểm thực hiện dự án: Đường số 3, KCN Hoà Khánh, Phường Hoà Khánh

Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

- Chủ dự án: Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)

- Địa chỉ trụ sở chính: Đường số 3, KCN Hoà Khánh, Phường Hoà Khánh Bắc,

Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

b Phạm vi, quy mô, công suất

Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) được thực hiện tại Đường số 3, KCN Hoà Khánh, Phường Hoà Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố

Đà Nẵng với tổng diện tích sử dụng đất là 4.567,03 m2 , với quy mô về nhân lực khoảng 30 người

c Công suất của dự án

Dự án sản xuất động cơ điện với công suất 2.000.000 sản phẩm/năm

d Công nghệ sản xuất

Dây chuyền công nghệ sản xuất áp dụng cho dự án là dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, sử dụng hiệu quả và rộng rãi nâng cao năng suất lao động của công nhân, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn cho môi trường Quy trình sản xuất các sản phẩm của dự án như sau:

Chèn trục  Lắp phần đế  Lắp cổ góp  Chèn giấy cách điện  Quấn dây đồng  Chèn tấm cách nhiệt vào khe Hàn cổ góp Kiểm tra rotor đợt đầu và chèn quạt  Nhỏ keo cách điện  Mài bề mặt cổ góp  Cân bằng trọng lượng Kiểm tra bằng hình ảnh  Kiểm tra rotor đợt 2 Lắp ráp stator  Lắp rotor vào vỏ  Lắp giá

đỡ chổi than  Lắp khít motor Nạp từ tính Đo độ mở rộng trục và phần đế  Hàn PCB  Khắc laser  Kiểm tra hiệu suất  Bôi dầu chống gỉ, kiểm tra trực quan

và đóng gói  Kiểm tra chất lượng  Sản phẩm đạt tiêu chuẩn  Nhà kho thành phẩm

Trang 25

Bảng 3: Các hạng mục công trình của dự án STT Hạng mục công trình Diện tích xây

dựng (m 2 )

Diện tích sàn (m 2 ) Số tầng Chiều

cao

* Hoạt động của dự án: sản xuất động cơ điện

f) Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Các hạng mục công trình bảo vệ xử lý chất thải và bảo vệ môi trường gồm: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom nước thải; bể tự hoại; hệ thống

xử lý hơi keo từ công đoạn nhỏ keo bề mặt tạo lớp cách điện; máy hút bụi kim loại; máy khử khói hàn; kho chứa chất thải rắn nguy hại Cụ thể:

Bảng 4: Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án

Chưa lắp đặt

Trang 26

g) Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án có yếu tố nhạy cảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và điểm a khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nằm trong nội thành, nội thị của

đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

a Giai đoạn thi công, lắp đặt

+ Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển máy móc, thiết bị;

+ Bụi, khí thải từ hoạt động hàn các chi tiết máy;

+ Chất thải công nghiệp, CTNH từ quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị;

+ Tiếng ồn từ quá trình lắp ráp máy móc;

+ Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân

b Giai đoạn vận hành

+ Mùi hôi phát sinh từ công đoạn nhỏ giọt keo cách điện;

+ Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy;

+ Khói thải từ quá trình hàn bảng mạch điện

+ Bụi kim loại phát sinh từ quá trình giũa bề mặt cổ góp

+ Mùi hôi từ khu vực lưu giữ rác thải

Trang 27

+ Chất thải rắn thông thường và CTNH từ hoạt động sản xuất

Các hoạt động trên sẽ ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái khu vực dự án với mức độ khác nhau và diễn ra trong suốt giai đoạn thi công lắp đặt, vận hành nhà máy Cụ thể như sau:

Bảng 5: Các tác động môi trường của dự án

TT Nguồn gây

tác động

Đối tượng

bị tác động

Nguyên nhân gây tác động Mức độ

I Giai đoạn thi công lắp đặt

Tiếng ồn, rung động, bụi, khí thải

từ các phương tiện giao thông cơ giới

Tác động nhỏ, ngắn hạn, phạm vi vùng

bị ảnh hưởng Giao thông

địa phương

- Làm tăng áp lực và làm xuống cấp hệ thống giao thông hiện hữu trong khu vực

- Hoạt động thường xuyên của phương tiện cơ giới trong các khu vực dân cư có thể làm hạn chế hoặc cản trở hoạt động giao thông địa phương, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực

Tác động vừa, ngắn hạn, phạm vi vùng

bị ảnh hưởng

Môi trường nước

Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ

từ các loại phương tiện cơ giới, máy móc sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt, nhất là mùa mưa Nước mưa chảy tràn qua các bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy, v.v có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và đất

Tác động nhỏ, ngắn hạn, phạm vị vùng

bị ảnh hưởng

Trang 28

cảnh quan

tự nhiên và sức khoẻ cộng đồng

định sẽ làm mất đi mỹ quan của khu vực còn là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất (nước rò rỉ

từ các bãi rác mang mầm bệnh cao và khó xử lý)

- Lượng nước thải này nếu không được thu gom và xử lý thích hợp

sẽ làm ô nhiễm môi trường nước

Văn hoá, kinh tế xã hội của địa phương

Lực lượng lao động từ nơi khác đến sẽ xáo trộn nếp sống truyền thống của dân bản địa, tăng nguy

cơ xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng với dân địa phương

Tác động vừa, ngắn hạn, phạm vi vùng

bị ảnh hưởng

Y tế cộng đồng

Tăng áp lực cho hệ thống y tế của địa phương

Tác động vừa, ngắn hạn, phạm vi vùng

tự nhiên và sức khoẻ cộng đồng

- Nước thải sinh hoạt chứa nhiều

vi trùng, nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm nguyên nhân lan truyền bệnh cho người dân sử dụng nước phía hạ lưu

Tác động nhỏ, dài hạn, phạm

vị vùng bị ảnh hưởng

Hoạt động hàn các linh kiện phát sinh khói ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trong nhà máy và môi trường xung quanh

Tác động nhỏ, dài hạn, phạm

vị vùng bị ảnh hưởng

Trang 29

máy móc

thiết bị

máy móc thiết bị

làm ức chế các vi sinh vật có lợi cho đất, nước, thường dễ cháy nổ

có khả năng gây nguy hại đến tài sản, tính mạng con người nếu không được thu gom, lưu giữ theo đúng quy định

Hoạt động phát sinh Quy mô Tính chất

A Giai đoạn thi công, lắp đặt

1 Bụi, khí thải

- Từ các thiết bị sử dụng dầu diezen;

- Từ hoạt động lắp đặt

các thiết bị

Bụi, khí SO2, NOx, CO…

thừa…

5 Chất thải

nguy hại

Bảo dưỡng thiết bị, xe,

máy thi công 10 kg/tháng

Găng tay, giẻ lau,

Trang 30

10,5 kg/ngày

Các loại bao bì, vỏ chai lọ, thức ăn thừa…

Từ hoạt động sản xuất 18 kg/ngày

hỏng, pin, ăc quy,…

Hoạt động xử lý khí

thải, nước thải

Than hoạt tính thải,

bùn thải,

5.3.1 Quy mô, tính chất của nước thải

a Trong giai đoạn thi công lắp đặt

- Nước thải sinh hoạt phát sinh của công nhân khoảng 0,45 m3/ngày đêm Thành phần: Tổng N, Tổng P, BOD5, TSS, Coliform…

- Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án kéo theo một lượng các tạp chất lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trên mặt đất

b Trong giai đoạn vận hành

- Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của CBCNV, lớn nhất khoảng 1,35m3/ngày đêm Nước thải này chứa các thành phần ô nhiễm như BOD5, COD, TSS, Coliform, Dầu mỡ động thực vật, NO3 - , NH4+ ,…

- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên bề mặt đường giao thông, cây xanh, sân bãi… của dự án

5.3.2 Quy mô, tính chất của khí thải

a Trong giai đoạn thi công, lắp đặt

Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển máy móc, thiết

bị tại dự án gồm: Bụi TSP, SO2, NO2, CO,

b Trong giai đoạn vận hành

- Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông của cán bộ nhận viên làm việc tại nhà máy và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chủ yếu là các khí , CO, NOx, bụi, hơi dung môi,…

Trang 31

với kích thước lớn, không có khẳ năng phát tán xa mà rơi ngay tại khu vực sản xuất

- Khói thải từ công đoạn hàn bảng mạch điện, chủ yếu là khói thiếc

5.3.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

a Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của công nhân thi công, lắp đặt tại nhà xưởng khoảng 5 kg/ngày Thành phần chủ yếu thức ăn thừa, giấy vụn,…

b Trong giai đoạn vận hành

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ nhân viện… khoảng 10,5 kg/ngày đêm chủ yếu là các thành phần khó phân huỷ như: Bao bì, hộp đựng thức ăn, đồ uống bằng nilon, thuỷ tinh, kim loại, giấy vụn các loại

- Chất thải phát sinh từ công đoạn giũa bề mặt cổ góp Thành phần chủ yếu của công đoạn này là bụi kim loại Ngoài ra chất thải còn phát sinh từ quá trình nhập nguyên liệu, đóng gói, thành phàn chủ yếu là các bao bì, bìa carton lỗi, hỏng Khối lượng chất thải phát sinh khoảng 1,2 tấn/năm

- Bùn và cặn lắng từ quá trình nạo vét hệ thống thoát nước mưa, nước thải… 5.3.4 Quy mô, tính chất của các chất thải nguy hại

a Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Chất thải nguy hại phát sinh tại dự án chủ yếu là: Chất thải có chứa dầu, găng tay, giẻ lau dính dầu, dầu thải, bóng đèn huỳnh quanh thải,…

- Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công lắp đặt máy

móc tại dự án khoảng 10 kg/tháng

b.Trong giai đoạn vận hành

CTNH phát sinh từ các hoạt động sản xuất của dự án chủ yếu gồm dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy thải, than hoạt tính thải., dung dịch cặn bẩn, thùng đựng hoá chất khối lượng khoảng 21 kg/tháng tương đương

252 kg/năm

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Về thu gom, thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

5.4.1.1 Đối với nước thải sinh hoạt

a Giai đoạn thi công

- Lập nội quy công trường, nghiêm cấm các trường hợp phóng uế bừa bãi;

Trang 32

thải sinh hoạt Nước thải sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn xả vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp dẫn về HTXLNT tập trung của KCN để tiếp tục xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường

- Nhà xưởng thuê đã ký hợp đồng đấu nối nước thải Công ty chủ đầu tư hạ tầng KCN về việc tiếp nhận nước thải xử lý sơ bộ sau bể tự hoại của Nhà xưởng

- Tại vị trí đấu nối ra hệ thống thoát nước KCN Hoà Khánh bố trí hố ga kiểm tra

để kiểm soát chất lượng nguồn nước sau xử lý trước khi đấu nối

5.4.1.2 Đối với nước mưa chảy tràn

- Xây dựng hệ thống đường ống thu gom, thoát nước mặt và hệ thống thoát nước thải riêng biệt;

- Bố trí các song chắn rác tại cửa thu của các hố ga trên đường cống dẫn

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước

5.4.2.Về xử lý bụi, khí thải

a Giai đoạn thi công lắp đặt

Để xử lý bụi và khí thải phát sinh trong giai đoạn thi công lắp đặt Chủ đầu tư dự án: Sử dụng phương tiện giao thông đạt tiêu chuẩn theo quy định; bố trí thời gian vận chuyển hợp lý, tránh khung giờ cao điểm, tưới nước tuyến đường vận chuyển trước nhà máy khi cần thiết Do chúng tôi thuê lại nhà xưởng đã đầu tư hoàn chỉnh kết cấu,

hạ tầng điện nước, bố trí công năng, nên hầu như chiwr thực hiện vận chuyển máy móc đến và tiến hành bố trí lắp đặt, không xây dựng thêm các hạng mục, do đó các tác động đến khu vực xung quanh do công tác xây dựng được hạn chế đáng kể

b.Giai đoạn vận hành

* Giảm thiểu khí thải từ quá trình sản xuất:

- Tổ chức vệ sinh nhà xưởng theo quy định sản xuất 1 ngày một lần;

- Vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi ca sản xuất;

- Áp dụng biện pháp thông gió bằng các cửa sổ xung quanh xưởng, lắp đặt các quạt gió, phương pháp này có chức năng giúp đối lưu gió trong xưởng, ngoài ra còn

giúp ánh sáng tự nhiên vào trong xưởng

- Lắp đặt bộ lọc khử mùi trên đường ống thoát để xử lý mùi hôi hơi keo (vật liệu lọc bằng than hoạt tính) công suất 400m3/h để xử lý khí thải phát sinh, giảm thiếu tác động do mùi hôi hơi keo phát sinh trong quá trình nhỏ keo tạo lớp cách điện

+ Công nghệ xử lý mùi hôi hơi keo như sau:

Mùi hôi hơi keo → Đường ống thu gom → bộ lọc bằng than hoạt tính → Ống

Trang 33

số chất hữu cơ) → Thoát ra ngoài môi trường

- Đầu tư 01 máy hút bụi kim loại để thu gom lượng bụi kim loại phát sinh từ công đoạn giũa bề mặt cổ góp

+ Sơ đồ thu gom như sau:

Bụi kim loại → máy hút bụi → thùng chứa bụi kim loại

Lượng bụi kim loại sau khi thu gom sẽ được bán lại cho đơn vị thu mua

- Đầu tư 03 máy khử khói từ quá trình hàn bảng mạch điện

+ Sơ đồ công nghệ như sau:

Khói thải → máy khử khói → khí sạch

* Giảm thiểu khí thải từ phương tiện GTVT

- Thực hiện biện pháp tưới nước làm ẩm đường giao thông nội bộ nhất là vào những ngày khô hanh (tần suất 2 lần/ngày, tại các tuyến đường gần khu vực nhà máy

và đường nội bộ trong nhà máy) và bố trí các phương tiện giao thông ra vào nhà xưởng hợp lý, khoa học, có bãi đỗ xe rộng rãi, thông thoáng từ mọi phía

- Công ty có chế độ bảo dưỡng định kỳ thường xuyên cho các xe tải vận chuyển sản phẩm và nguyên vật liệu sản xuất, xe hoạt động theo đúng các thông số của nhà chế tạo để hạn chế tác động xấu tới môi trường

5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại

* Giai đoạn thi công, lắp đặt:

- Đối với chất thải công nghiệp: Chất thải phát sinh từ hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị được thu gom, lưu giữ tại kho lưu giữ chất thải của nhà máy Các chất thải có khả năng tái chế công ty sẽ bán cho đơn vị thu gom Chất thải không có khả năng tái chế sẽ được đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

- Đối với chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình này được thu gom và lưu giữ tạm thời tại kho chứa CTNH của nhà máy theo quy định Sau

đó sẽ được thuê đơn vị thu gom xử lý theo quy định của Nhà nước

* Giai đoạn vận hành:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Tận dụng các thùng rác trong giai đoạn thi công, bố trí tại các văn phòng, nhà bếp, nhà xưởng, CDA thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

Trang 34

đó sẽ được thuê đơn vị thu gom xử lý theo quy định của Nhà nước

5.4.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

5.4.5 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

a Giai đoạn thi công lắp đặt

- Kế hoạch an toàn lao động:

+ Tất cả công nhân thi công lắp đặt máy móc, thiết bị đều được học tập và thực hiện nội quy an toàn, quán triệt phương châm “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”

+ Mọi công nhân đi làm đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ, phòng hộ lao động như mũ, quần áo, giày, ủng, găng tay, dây an toàn trước khi vào công trường + Lắp đặt hệ thống báo hiệu thi công công trình: Biển phía trước có công trường thi công, biển đi chậm…

+ Kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn thiết bị trước khi sử dụng; Lắp đặt biển báo cấm người qua lại trong phạm vi hoạt động của các thiết bị và công trường; Kiểm tra tay nghề, bằng lái của những công nhân phụ trách các phương tiện

máy móc và thiết bị thi công

- Lập kế hoạch ứng cứu khi xảy ra tai nạn:

+ Công ty sẽ lập kế hoạch cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động, bao gồm cả đội cứu trợ, tổ chức và kế hoạch ứng cứu (người chỉ huy, trình tự thực hiện) và xác định địa chỉ cần thiết để tiếp xúc trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có các bệnh viện

trong địa bàn

- Biện pháp phòng cháy:

+ Đối với sự cố cháy nổ do chập điện

Tại mỗi công trường, trước khi dùng lưới điện hay điện máy tự phát đều phải kiểm tra công suất thiết bị phù hợp với khả năng chịu tải của nguồn, của đường dây dẫn

Bọc kín các điểm tiếp nối điện bằng vật liệu cách điện để phòng tránh cháy nổ do

chập điện

Treo biển báo và cử người cảnh giới khi có sửa chữa điện lớn

Trang 35

kịp thời cho cơ quan chức năng có biện pháp xử lý Tổ chức huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy tại hiện trường Tạo đường băng

cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy

b Giai đoạn vận hành

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động: Tuân thủ theo quy định về sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, bảo quản các thiết bị điện; tuyên truyền các thông tin về vệ sinh, an toàn lao động; khám bệnh định kỳ cho cán bộ, bố trí biển cảnh báo

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ xảy ra trong quá trình sản xuất của giai đoạn thi công lắp đặt

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hư hỏng hệ thống

xử lý chất thải, hệ thống đường ống thoát nước trong quá trình sản xuất của nhà máy;

sự cố mất điện, mất nước; sự cố ngộ độc thực phẩm ở giai đoạn thi công lắp đặt

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố an ninh trật tự

trong quá trình sản xuất của nhà máy ở giai đoạn

- Có bảo vệ trực thường xuyên 24/24h mỗi ngày

- Công nhân viên làm việc tại nhà máy phải được cấp thẻ ra vào

- Khách đến giao dịch tại nhà máy phải xuất trình giấy tờ kèm theo (như: giấy

giới thiệu, giấy giao dịch hoặc chứng minh công dân/thẻ căn cước….)

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và ứng phó rủi ro do mưa bão, lũ

lụt trong quá trình sản xuất của nhà máy ở giai đoạn 2

- Đối với cây xanh: Chặt tỉa cành, nhánh của cây cao, có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới

5.4.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

a Giai đoạn thi công, lắp đặt

- Đảm bảo tải trọng các thiết bị để đảm bảo đủ tải trọng vận chuyển phù hợp với cấp đường vận chuyển

- Chia nhỏ khối lượng thiết bị để vận chuyển, tránh ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông

- Che chắn thùng xe trong quá trình vận chuyển bằng bạt phủ

Trang 36

b Giai đoạn vận hành

- Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; lưu giữ số liệu để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

tiến hành kiểm tra khi cần thiết

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

* Giám sát khí thải

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 98, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì Công trình xử lý, thiết bị xả bụi khí thải của dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ

* Giám sát nước thải

Do nước thải sau hệ thống xử lý của công ty được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp nên Công ty chủ động giám sát nước thải tại điểm đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN và tự chịu trách nhiệm về việc vận hành hệ thống đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào của Khu công nghiệp

- Tần suất giám sát: Hàng ngày và có sổ ghi chép

* Giám sát chất thải nguy hại

- Giám sát nguồn và chất thải nguy hại phát sinh

- Tần suất giám sát: Hàng ngày và có sổ ghi chép

Trang 37

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án

CÔNG TY TNHH UNITEX WAN GUAN TECHNOLOGY (VIỆT NAM) 1.1.2 Chủ dự án

Chủ dự án: Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)

Địa chỉ: Đường số 3, Khu công nghiệp Hoà Khánh, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Người đại diện: Ông HOA BAO Chức vụ: Giám đốc

Tiến độ thực hiện dự án: Dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức cuối Quý I năm

2024

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án

Địa điểm thực hiện dự án tại Nhà xưởng cho thuê (của Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư Tuấn Đức) tại Đường số 3, Khu công nghiệp Hoà Khánh, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Cơ sở hạ tầng: lưới điện, đường giao thông, mạng lưới nước cấp, hệ thống thoát nước, đã xây dựng hoàn chỉnh

- Tọa độ địa lý khu vực thực hiện dự án: 16°04'50.7"N 108°08'04.1"E

- Ranh giới tiếp giáp của Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam) như sau:

+ Phía Đông: giáp đường số 3

+ Phía Tây: giáp Nhà in Daprico

+ Phía Bắc giáp: Công ty TNHH Bao bì Tân Long

+ Phía Nam giáp: Công ty TNHH Intex Industries (Việt Nam)

Trang 38

Hình 1: Vị trí địa lý Dự án nhà máy

Vị Trí dự án

Trang 39

Hình 2: Tổng mặt bằng dự án

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

Dự án “Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (Việt Nam)” được thực hiện trên hiện trạng nhà xưởng chúng tôi thuê lại của Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư Tuấn Đức với tổng diện tích là 4.567,03 m2 Trong đó, diện tích có mái che là 2.304

m2, diện tích sân bãi là 2.263,03 m2 Trong đó dự án sẽ sử dụng chung phần cổng chính và phần diện tích sân bãi 1.700 m2 với Công ty TNHH Intex Industries (Việt Nam) Phần diện tích 1.700 m2 vẫn thuộc về Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư Tuấn Đức (Theo hợp đồng thuê nhà xưởng số 01/2022-HĐKT – TĐ ngày 05 tháng 11 năm

2022 giữa Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư Tuấn Đức và Công ty TNHH Unitex Wan

Mặt bằng nhà máy Mặt bằng nhà xưởng

Trang 40

Technology (Việt Nam)” là 4.567,03m2

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm

về môi trường

1.1.5.1 Mối tương quan của Dự án với các đối tượng KT-XH

* Các đối tượng tự nhiên xung quanh dự án:

- Sông, hồ, biển: Về hướng Đông Bắc cách dự án khoảng 1km là hồ Bàu Tràm và 2,3 km là Vịnh Đà Nẵng Về hướng Bắc cách dự án khoảng 4,2 km là sông Cu Đê Hồ Bàu Tràm có chức năng điều tiết nước mưa tại khu vực và dẫn ra sông Cu Đê Hồ có diện tích là 525.490,7 m2, dung tích 788.236,05 m3 (vào mùa kiệt) và 1.313.726.75 m3 (vào mùa mưa) Sông Cu Đê có diện tích lưu vực là 412,7 km2 đổ ra vịnh Đà Nẵng Hoạt động của dự án không tác động trực tiếp đến các đối tượng này vì toàn bộ nước thải từ nhà máy sau khi đã xử lý sơ bộ được dẫn về Trạm XLNT tập trung của KCN Hòa Khánh để xử lý đúng quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

- Đồi núi: Cách dự án khoảng 3km về phía Tây Nam là khu vực đồi núi thuộc địa phận xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thàn45h phố Đà Nẵng Về hướng Bắc cách dự án khoảng 7,0 km là đèo Hải Vân, khu vực tiếp giáp giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhìn chung, các đối tượng tự nhiên trên không ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến hoạt động của dự án

* Các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh dự án:

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp: Dự án nằm trong KCN Hòa Khánh, xung quanh là các nhà máy công nghiệp đang hoạt động Loại hình hoạt động của dự án nói riêng và các nhà máy khác phù hợp với các ngành nghề được quy hoạch của KCN

- Khu dân cư: Dự án nằm trong KCN Hòa Khánh, không có khu dân cư sinh sống xung quanh dự án

- Các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử: khu vực xung quanh dự án (bán kính 1000m) không có công trình văn hóa, tôn giáo, lịch sử nào

- Cơ sở hạ tầng: KCN Hòa Khánh nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km

về phía Tây Bắc (15 phút vận chuyển bằng ôtô), nằm gần Quốc lộ 1A, gần các điểm nối giữa QL 1A và cảng Tiên Sa, ga tàu hỏa mới và sân bay Đà Nẵng Cơ sở hạ tầng bên trong KCN như giao thông nội bộ, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc đã

hoàn chỉnh Do vậy, rất thuận tiện cho hoạt động của dự án

1.1.6 Mô tả mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình của Dự án

Ngày đăng: 22/03/2024, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w