1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG VIỆT NAM

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Cung - Cầu Trên Thị Trường Khẩu Trang Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh, Trần Thị Thu Huyền, Dương Mai Anh, Nguyễn Thị Hiền Lương, Lê Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Lê Danh Lượng
Trường học Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Học Viện Ngân Hàng – Phân Viện Bắc Ninh
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại báo cáo bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 544,8 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG VIỆT NAMĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG VIỆT NAMĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG VIỆT NAM

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG – PHÂN VIỆN BẮC NINH BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG - CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ DANH LƯỢNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1- K25KTB 1 NGUYỄN THỊ NGỌC LINH - 25A4022808 2 TRẦN THỊ THU HUYỀN - 25A4022797 3 DƯƠNG MAI ANH - 25A4022752 4 NGUYỄN THỊ HIỀN LƯƠNG - 25A4022814 5 LÊ THỊ THU PHƯƠNG - 25A4022838 6 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO - 25A4022548 Bắc Ninh, tháng 5 năm 2023 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 1 Khái niệm cung – cầu 3 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung – cầu 3 3 Cơ chế cân bằng thị trường 5 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 7 1 Tổng quan về kết quả 7 2.2 Xu hướng tiêu dùng khẩu trang tại Việt Nam .11 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG 13 1 Định hướng 13 2 Giải pháp .13 KẾT LUẬN .14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 LỜI NÓI ĐẦU Trên con đường hội nhập kinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam Tiêu biểu những năm gần đây nhất là ảnh hưởng của thảm dịch Covid – 19 Bối cảnh khi dịch Covid - 19 đã lấn lướt xóm cửa, làng mạc, khi bè lũ “ quân thù” khinh hãi ấy đe dọa xã hội ta bằng cơn ác mộng về cái chết và sự chia lìa Mới đây, ngày 24/07/2021, Hà Nội ban hành chỉ thị số 16 của Thủ tưởng Chính phủ, người dân chỉ được ra đường khi thực sự cần thiết Điều này ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi giao lưu buôn bán, dẫn đến sự thiếu hụt và dư thừa về hàng hóa Đặc biệt khi dịch bệnh Covid 19 ngày càng căng thẳng, thì khẩu trang y tế là loại hàng hóa không thể thiếu đối với người tiêu dùng Đó cũng là lý do gây ra sự thay đổi cung về khẩu trang y tế Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động và giải quyết của cơ quan, đơn vị chuyên trách Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả và thiết thực với thực tế Vì thế mà em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình cung – cầu trên thị trường khẩu trang Việt Nam” CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Khái niệm cung – cầu 1.1 Khái niệm cầu Cầu là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu là không thay đổi Lượng cầu là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định Cầu là tập hợp của các lượng cầu Luật cầu: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa, dịch vụ giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi 1.2 Khái niệm cung Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các yếu tố khác không thay đổi Lượng cung là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở một mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định Cung là tập hợp của các lượng cung Luật cung: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tốkhác không đổi 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung – cầu 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: Giá của chính hàng hóa đó (Px) Theo luật cầu, khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm và ngược lại Giá Px được coi là yếu tố nội sinh Thu nhập của người tiêu dùng (I) Đối với hàng hóa xa xỉ, tốc độ tăng của cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập, giá của hàng hoá xa xỉ biến thiên cùng chiều với lượng cầu Đối với hàng hóa thiết yếu, thu nhập và cầu có quan hệ tỉ lệ thuận Đối với hàng hóa thứ cấp, sau khi tăng đến một mức nhất định, thu nhập và cầu có quan hệ tỉ lệ nghịch Giá của hàng hóa có liên quan (Py) Hàng hóa bổ sung: Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu về hàng hóa kia giảm xuống và ngược lại, với giả định các yếu tố khác là không đổi Hàng hóa thay thế: Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu về hàng hóa kia cũng tăng lên và ngược lại., với giả định các yếu tố khác là không đổi Sở thích hay thị hiếu (T) Sở thích và cầu có mối quan hệ thuận chiều Quy mô thị trường hay dân số(N) Quy mô thị trường và cầu có mối quan hệ thuận chiều Kì vọng của người tiêu dùng (E) Kỳ vọng đề cập đến sự mong đợi hay dự kiến của người tiêu dùng về sự thay đổi trong tương lai các nhân tố ảnh hưởng tới cầu hiện tại Ví dụ, nếu người tiêu dùng dự đoán giá của hàng hóa nào đó trong tương lai sẽ tăng lên thì cầu về hàng hóa đó ở hiện tại sẽ tăng và ngược lại 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung Giá của chính hàng hóa đó (Px) Theo luật cung, khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cung của hàng hóa đó tăng và ngược lại, khi giá của hàng hóa giảm thì lượng cung giảm xuống, với giả định các yếu tố khác không đổi Công nghệ sản xuất (T) Công nghệ góp phần làm giảm chi phí sản xuất từ đó lợi nhuận tăng và doanh nghiệp tăng đầu tư mở rộng sản xuất.Công nghệ thêm vào đó làm tăng năng suất Do đó, khi công nghệ càng tiên tiến thì ở mỗi mức giá nhất định, lượng cung hàng hóa càng tăng Giá cả của các yếu tố đầu vào (Pi) Giá của các yếu tố đầu vào tăng thì lượng cung của hàng hóa đó giảm và ngược lại, nếu giá yếu tố đầu vào giảm thì lượng cung hàng hoá đó tăng Chính sách thuế và trợ cấp (Tax) Chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất làm lượng cung giảm và ngược lại Khi doanh nghiệp được trợ cấp, lợi ích của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp tăng đầu tư mở rộng sản xuất làm lượng cung tăng và ngược lại Số lượng nhà sản xuất (N) Số lượng nhà sản xuất cùng cung ứng một sản phẩm càng nhiều thì lượng cung trên thị trường càng lớn và ngược lại Kì vọng của người sản xuất (E) Kỳ vọng đề cập đến sự mong đợi hay dự kiến của người sản xuất vềsự thay đổi trong tương lai các nhân tố ảnh hưởng tới cung hiện tại Ví dụ, nếu người sản xuất dự đoán giá của hàng hóa nào đó trong tương lai sẽ tăng lên thì cung về hàng hóa đó ở hiện tại sẽ tăng và ngược lại 3 Cơ chế cân bằng thị trường Mức giá cân bằng của thị trường là mức giá mà tại đó khi cung và cầu không đổi, lượng cung sẽ bằng lượng cầu Khi mức giá thực tế thấp hơn mức giá cân bằng, người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn còn người sản xuất sẽ bán ít hơn Trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cầu hàng hóa (thiếu hụt) Do hàng hóa khan hiếm nên giá của hàng hóa có xu hướng tăng lên Khi mức giá thực tế tăng cao hơn mức giá cân bằng, tại mức giá đó, người sản xuất muốn bán nhiêu hơn còn người tiêu dùng sẽ mua ít đi Khi đó trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung hàng hóa (dư thừa) Do hàng hóa dư thừa nên giá của hàng hóa có xu hướng giảm xuống Hai quá trình này lặp lại cho đến khi mức giá thực tế bằng với mức giá cân bằng Trên đồ thị ta thấy: Ban đầu thị trường ở trạng thái cân bằng Evới mức giá P1và sản lượng Q1 Khi cầu về hàng hóa tăng, trên đồ thị đường D1 dịch chuyển lên trên và sang phải thành đường D2 Khi đó thị trường cân bằng tại điểm F với mức giá P2 và sản lượng Q2 (với P2>P1, Q2>Q1) Tương tự, khi thị trường ở trạng thái cân bằng, nếu cung hàng hóa trên thị trường giảm xuống, tức là người sản xuất không muốn bán sản phẩm ra thị trường Trong khi đó, lượng cầu hàng hóa trên thị trường chưa kịp thay đổi, thị trường xuất hiện trạng thái dư cầu hàng hóa Do hàng hóa khan hiếm nên giá hàng hóa tăng lên CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 1 Tổng quan về kết quả Số phiếu khảo sát Tỉ lê Nữ 41 74,5% Nam 14 25,5% Tổng 55 100% Nhìn chung, kết quả của bảng khảo sát nhóm chúng em nhận thấy số liệu trung bình tính cho mỗi nhân tố tác động đến cung – cầu đều nằm trong giới hạn đồng ý của người khảo sát Vì vậy, người khảo sát đồng ý với lí thuyết: Các nhân tố tác động đến cung: giá của khẩu trang, công nghệ sản xuất, giá cả của các yếu tố đàu vào, các chín sách của chín phủ, số lượng nhà sản xuất Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: giá của khẩu trang, thu nhập của người mua, thị hiếu, kì vọng người tiêu dùng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung Giá của khẩu trang (Px) Khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cung của hàng hóa đó tăng vì khi giá của hàng hoá tăng thì lợi nhuận mà người sản xuất nhân được nhiều nên họ mở rộng sản xuất và ngược lại khi giá của hàng hóa giảm, họ thu hẹp sản xuất thì lượng cung giảm xuống, với giả định các yếu tố khác không đổi Công nghệ sản xuất (T) Công nghệ góp phần làm giảm chi phí sản xuất từ đó lợi nhuận tăng và doanh nghiệp tăng đầu tư mở rộng sản xuất.Công nghệ thêm vào đó làm tăng năng suất Do đó, khi công nghệ càng tiên tiến thì ở mỗi mức giá nhất định, lượng cung hàng hóa càng tăng Giá cả của các yếu tố đầu vào (Pi) Giá của các yếu tố đầu vào tăng thì lượng cung của hàng hóa đó giảm và ngược lại, nếu giá yếu tố đầu vào giảm thì lượng cung hàng hoá đó tăng Các chính sách của chính phủ Chính sách thuế : Khi nhập khẩu nguyên liệu làm khẩu trang về Việt Nam, người bán cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng Chính sách trợ cấp: chính sách trợ cấp của chính phủ sẽ làm đường cung dịch phải, cung về khẩu trang tăng lên Số lượng nhà sản xuất (N) Số lượng nhà sản xuất cùng cung ứng một sản phẩm càng nhiều thì lượng cung trên thị trường càng lớn và ngược lại 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu Giá của hàng hoá liên quan Ví dụ: khẩu trang vải có thể được coi là một loại hàng hoá thay thế cho khẩu trang y tế Khi giá khẩu trang vải tăng thì cầu về khẩu trang y tế tăng và ngược lại Thu nhập của người mua Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân Khẩu trang là mặt hàng không thể thiếu nhưng nếu thu nhập của của người dùng cao thì cung sẽ đa dạng về mặt chức năng của khẩu trang (thay vì dùng khẩu trang y tế chỉ có thể chống giọt bắn, bụi thì người có thu nhập cao sẽ yêu cầu thêm chức năng chống bụi mịn, virus và đương nhiên giá của loại khẩu trang này cũng sẽ cao hơn ví dụ như N95, 3M, ) Ngược lại, người dân có thu nhập tầm trung hoặc thấp sẽ ít có nhu cầu để sử dụng loại khẩu trang chất lượng hơn Thị hiếu Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cầu Ví dụ như khi người dùng yêu thích 1 nhãn hàng khẩu trang nào đó (ví dụ: Unicharm, Dony, Pharmacity, …) thì sẽ có xu hướng tìm kiếm loại mình thích hoặc chỉ dùng loại mình thích Mặt khác, nhu cầu sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó (khẩu trang đeo khó chịu, gây nổi mẩn, khó thở là những đặc điểm làm người tiêu dùng không chọn 1 mặt hàng khẩu trang) Kì vọng người tiêu dùng Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai Nếu giá khẩu trang tăng mà không có thêm chức năng nổi trội hay khắc phục được những yếu tố gây bất lợi thì chắc chắn sẽ làm người tiêu dùng thất vọng và chuyển sang loại khẩu trang khác Và khi kỳ vọng của người tiêu dùng giảm đi, họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ khẩu trang, khiến nhu cầu dùng khẩu trang hiện tại của họ sẽ giảm Còn khi nhãn hàng đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng, họ sẽ tiếp tục duy trì sử dụng loại khẩu trang đó khiến cầu tăng Số lượng người tiêu dùng trên thị trường Nguồn cầu khẩu trang trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở hiện tại, hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hoá, dịch vụ Số lượng người tiêu dùng khẩu trang càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn Khi tất cả mọi người đều ra ngoài, thì tất cả mọi người đều phải sử dụng khẩu trang Như vậy, nếu 1 người phải đi làm hằng ngày nghĩa là người đó phải sử dụng khẩu trang mỗi ngày (ít nhất 1 cái mỗi ngày) Ngược lại, nếu 1 người chỉ ở trong nhà không ra ngoài thì họ sẽ hiếm khi dùng đến khẩu trang Nếu số lượng người ra ngoài càng nhiều, nguồn cầu khẩu trang sẽ càng tăng và ngược lại 1.3.Giá cả và sản lượng 2.2 Xu hướng tiêu dùng khẩu trang tại Việt Nam Xu hướng tiêu dùng khẩu trang tại Việt Nam trong những năm gần đây Quan sát biểu đồ trên, ta thấy rằng trước khi dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, nhu cầu về khẩu trang của người dân còn khá thấp, đôi khi có sự biến động nhẹ nhưng không quá lớn Song từ năm 2020 mức độ quan tâm đến thị trường khẩu trang ngày càng tăng Nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng cao đột biến dẫn đến lượng khẩu trang bán ra mạnh: Tháng 8/2021, lượng khẩu trang bán ra tăng 30% so với trước.Trong đó khẩu trang y tế tăng mạnh nhất (tăng 70% so với trước) CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG 1 Định hướng Hiện nay, thị trường khẩu trang ở Việt Nam đang rất tiềm năng do nhu cầu sử dụng cao, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID – 19 vẫn đang diễn ra Tuy nhiên định hướng phát triển thị trường khẩu trang Việt Nam trong tương lai, các doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố sau: - Tìm kiếm nguồn cung ứng tốt: Để sản xuất khẩu trang chất lượng, cần tìm kiếm những đối tác cung ứng nguyên liệu tốt và đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm, lợi nhuận cũng như việc ổn định xuất khẩu và tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để cạnh tranh trên thị trường, cần đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, cải tiến để sản phẩm sản xuất ra đạt hiệu quả và chất lượng cao - Tăng cường sản xuất khẩu trang: Đây là định hướng chính của các doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sản xuất từ những sản phẩm khác sang sản xuất khẩu trang, đồng thời tăng cường công nghệ sản xuất để đáp ứng số lượng ngày càng lớn cho thị trường - Trong mọi kịch bản dù xấu nhất hay tốt nhất thì Việt Nam cần phải đảm bảo an toàn chất lượng đối với khẩu trang y tế Các doanh nghiệp cung ứng khẩu trang cần phải được giám sát chặt chẽ và có biện pháp hỗ trợ cần thiết nếu xảy ra đứt gãy trong sản xuất và cung ứng 2 Giải pháp - Chính Phủ nên đưa ra 1 mức giá trần cho từng loại khẩu trang để tránh tình trạng giá cả của khẩu trang trở nên tăng đột ngột khiến cho người dân khó mua được khẩu trang trong thời kỳ dịch bệnh, ngoài ra việc đưa ra mức giá trần còn có thể giúp cho thị trường ổn định hơn tránh việc các gian thương lợi dụng tình cảnh như dịch bệnh để mua chặn nguồn cung cấp khẩu trang từ các nhà sản xuất và tuồn nguồn hàng ra với giá cao hơn - Nên có khuyến khích các nhà sản xuất khẩu trang trong nước luôn có một nguồn hàng dự trữ và đủ lớn để cung cấp cho người dân trong nước để phòng trừ cho những tình huống tồi tệ có thể xảy ra - Nhà nước nên có thêm những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty trong ngành sản xuất khẩu trang trong nước về mặt tài chính, thiết bị công nghệ tân tiến hơn nhằm mục đích ổn định nguồn cung cho thị trường Ngoài ra Chính Phủ có thể ban hành các chính sách khác hỗ trợ để phát triển các ngành công nghiệp khác liên quan đến nguyên liệu của khẩu trang - Người dân cần trang bị kĩ năng chọn lựa khẩu trang sao cho phù hợp với thu nhập, chức năng mình cần cũng như biết phân biệt thật giả khẩu trang, tránh bị lừa, hét giá - Tập trung việc nhanh chóng kiểm soát dịch - Nhanh chóng triển khai các chính sách hỗ trợ đã ban hành KẾT LUẬN Tổng kết bài tập lớn, nhóm chúng em đã thực hiện mục tiêu đã đặt ra là phân tích về tình hình cung - cầu thị trường khẩu trang ở Việt Nam - thời kì thị trường khẩu trang đầy biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 không chỉ ởViệt Nam mà trên toàn thị trường thế giới Bài làm đã làm rõ biến động giá cả do tác động cung - cầu trên thị trường khẩu trang; chỉ ra được những thời cơ và thách thức trong thị trường khẩu trang thông qua việc làm rõ các yếu tố tác động đến cung - cầu Ngoài ra, bài đã cho thấy rõ xu hướng giá cả trong thời gian tới và những chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất và cung ứng Tuy nhiên, bài làm của nhóm chúng em vẫn còn có nhiều mặt hạn chế, chưa phân tích được sâu và chi tiết được các vấn đề nêu ra do lượng kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp dưới góc nhìn sinh viên.Mong thầy có thể đóng góp ý kiến để bài làm hoàn thiện hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình kinh tế vi mô, nhà xuất bản lao động 2 3 https://tailieuxanh.com/vn/dlID2445919_tieu-luan-kinh-te-vi-mo-nghien-cuu- anh-huong-cua-dich-benh-covid19-den-cung-khau-trang-y-te-tai-viet-nam.html 3 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-tai-chinh-thanh- pho-ho-chi-minh/kinh-te-vi-mo/report-bai-tieu-luan-diem-a-mon-kinh-te-vi-mo/ 22470172? fbclid=IwAR2qeKMSvtlgFopmdgDo27oElwBRXE3udy5GC8Y0yoS578YkvoFbBpY 0xz8

Ngày đăng: 22/03/2024, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w