NỘI DUNG ÔN TẬP LỚP CAO HỌC MÔN TRIẾT HỌC 90 1. Điều kiện kinh tế xã hội và những đặc điểm cơ bản của Triết học Ấn Độ cổ đại Điều kiện kinh tế xã hội: Ấn độ là một bán đảo rộng lớn ở phía nam Châu á. Đông, Tây và Nam giáp Ấn độ dương. Phía Bắc là dãy Himã lạp sơn (Himalaya) kéo dài đến khoảng 2600 Km. Đất nước Ấn độ được nuôi dưỡng bởi 2 dòng sông lớn: sống Ấn và sông Hằng. Hai dòng sông này đã tạo nên 2 nền văn minh lâu đời của thế giới. Về kinh tếxã hội: Nền kinh tế ở Ấn độ cổ đại có kết cấu đặc biệt mà C.Mác gọi là phương thức sản xuất Châu Á. Quyền chiếm hữu ruộng đất thuộc về nhà vua nhưng vẫn còn chế độ công xã nên chế độ chiếm hữu nô lệ ở châu Á không điển hình. Nô lệ đa số là nô lệ gia đình, còn lực lượng sản xuất chủ yếu là dân công xã. Cho nên xã hội không phân chia giai cấp điển hình mà có sự phân chia đẳng cấp. • Có 4 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, bình dân (dân tự do), nô lệ (gia nô, người cùng đinh). Ngoài ra xã hội Ấn độ cổ đại còn phân chia chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo. • Xã hội như vậy làm cho con người rất đau khổ nhưng trong thực tế họ không thể thoát ra được, nên về tư tưởng họ đành phải đi tìm đường để giải thóat mà chủ yếu là sự giải thoát của tâm linh. Có thể nói Ấn Độ cổ đại là xứ sở đã xây dựng được văn hoá và văn minh rất sớm trong lịch sử. Từ thế kỷ thứ XV trước công nguyên, người Ấn Độ đã phát hiện ra trái đất hình tròn và xoay quanh trục của nó, đã tìm ra chữ số làm tiền đề cho môn số học và tìm ra phép làm lịch để đoán thiên văn, hoá học và y học cũng phát triển rực rỡ. Nét nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại là thường mang dấu ấn sâu đậm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh và có yếu tố thần bí. Chính các tiền đề này đã làm cho nền triết học Ấn Độ ra đời và phát triển. Đặc điểm tư tưởng Triết học Ấn Độ cổ đại Thứ 1: Triết học Ấn Độ cổ đại kế thừa tư tưởng văn hoá dân gian của người Ấn Độ tối cổ biểu hiện ở kinh Vêđa. Mỗi trường phái triết học thường kế tục và tìm cách làm sáng tỏ một học thuyết đã có mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước. (C. Mác nhận định rằng do đặc điểm này của triết học Ấn Độ mà dẫn đến sự trì trệ của xã hội Ấn Độ. Sách” Triết học MácLênin.t1. Học viện Nguyễn Ái Quốc. nxb.Tư tưởng vh1991. tr57) Thứ 2: Nền triết học Ấn Độ cổ đại có nội dung cốt yếu là bàn về nguồn gốc của thế giới và mối quan hệ giữa linh hồn và thề xác, về sự giải thoát của tâm linh. Điều này cho thấy xu hướng “hướng nội” rất rõ. Thứ 3: Ở Ấn Độ, tư tưởng tôn giáo rất phát triển nên triết học chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo, triết học và tôn giáo đan xen nhau. 2. Những nội dung cơ bản của Nho gia trong Triết học Trung Hoa cổ đại Khổng Tử (551 479 trCN): Khổng Tử sinh năm 551, mất 479 TCN (theo LSTH của Nguyễn Hữu Vui) quê ở làng Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Ông là người sáng lập nên Nho gia. Người phương Đông xem ông là bậc thánh của mình, ngày xưa thường gọi là đức thánh “Chí thánh tiên sư, vạn thế sư biểu”. Kinh điển của Nho gia: Kinh điển của Nho gia gồm tứ thư và ngũ kinh. Ngũ kinh (thi, thư, lễ, dịch, xuân thu). Tứ thư là bốn cuốn sách của Nho gia, gồm có: Luận ngữ (Khổng Tử) lấy tác phẩm này làm nền của Nho gia, Đại học (Tăng sâm), Trung dung (Tử tư), Mạnh Tử (Mạnh Tử) tên tác giả được đặt tên cho tác phẩm mà tác giả viết. Vũ trụ quan của Khổng Tử và Nho gia: • Khổng Tử là triết gia không tìm bản nguyên của vũ trụ. Khổng Tử viết: Ta không muốn nói, trời có nói gì đâu mà bốn mùa vẫn vận hành, vạn vật vẫn sinh sôi. Tư tưởng này chứng tỏ rằng Khổng Tử nhìn thế giới trong sự tồn tại tự thân. • Tuy nhiên ông lại cho rằng “Sống chết con người ta có mệnh”. Tóm lại, về mặt vũ trụ quan Khổng Tử luôn dao động giữa hữu thần và vô thần, giữa duy tâm và duy vật. Nhân sinh quan của Khổng Tử: Nhân sinh quan của Khổng Tử được thể hiện ở các học thuyết sau đây: • Nhân: bàn cái bên trong của con người, nội giới của con người. Khái niệm nhân của Khổng Tử bao hàm các nghĩa sau đây: Nhân là lòng trung thứ, tức là sự chân thành, độ lượng, đức hy sinh của con người. Nhân chính là lòng yêu thương con người. Nhân là lòng thiết tha làm được những điều có lợi cho con người. Khổng Tử lấy Nhân làm nền trong toàn bộ đời sống đạo đức xã hội. • Lễ: là hình thức tế lễ của con người đối với thần linh. Lễ là biểu hiện lòng nhân ra bên ngoài. Có thể nói nếu như Nhân là diện mạo đạo đức bên trong của một con người thì Lễ là sự biểu hiện diện mạo ấy ra bên ngoài. Thực chất là trật tự xã hội nhà Chu. • Chính danh: Trước hết, Khổng Tử cho rằng “vật các đắc kỳ sở”, tức vạn vật đều có địa vị, tự nhiên của nó (vạn vật đều có bản chất của nó). Vận dụng nguyên lý này vào đời sống đạo đức xã hội Khổng Tử cho rằng: mỗi người đều có bổn phận riêng của mình, thực hiện đúng bổn phận của mỗi người là thực hiện chính danh. Có thể nói rằng học thuyết chính danh của Khổng Tử hàm chứa những triết lý căn bản về mặt chính trị xã hội và cả về mặt đạo đức xã hội. Tuy nhiên, học thuyết này về sau các thế lực cầm quyền nhà nước phong kiến tuyệt đối hoá nó để bảo vệ địa vị của mình. Khổng Tử là một triết gia lớn trong nền triết học Trung Hoa cổ đại, học thuyết của ông trở thành nền tảng, tư tưởng cho toàn bộ xã hội phong kiến Trung Hoa và phương Đông. Nhiều nội dung tư tưởng của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng nhập thế của Nho gia và Khổng Tử có giá trị lớn đối với việc hình thành nhân sinh quan của con người phương đông xưa cũng như nay. Tuy nhiên Khổng Tử và Nho gia cũng có những mặt hạn chế là giao động giữa duy vật và duy tâm. Mạnh Tử (372 289 TCN). Học trò Khổng Tử là Mạnh Tử đã phát triển quan điểm của Khổng Tử theo chiều hướng duy tâm. Về đạo đức: Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”, cho rằng cứ 500 năm thì kết quả cuộc tuần hoàn chu kỳ của ngũ hành nhất định làm xuất hiện một đấng Vương giả hiền đức. Tuân Tử: (298 238 TCN). Tuân Tử tên là Huống tự là Khanh người nước Triệu, từng du học ở Tề, Tần và Sở. Tuân Tử là đại biểu của giai cấp địa chủ đang trên đà phát triển. Ông là triết gia có địa vị đặc biệt, là nhà duy vật kiệt xuất trong lịch sử triết học ở Trung Hoa cổ đại. Vũ trụ quan của Tuân Tử: • Tuân Tử đứng trên lập trường duy vật để thể hiện vũ trụ quan của mình, ông cho rằng Trời không phải là một nhân cách chủ quan có ý thức, ý chí mà là một thực thể khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người. Tuân Tử viết rằng: “Thiên hành hữu thường bất vị Nghiêu tồn, bất vị Kiệt vong” (Trời không làm như thế, không phải vì vua Nghiêu mà nó tồn, cũng không vì vua Kiệt mà nó mất). • Hơn nữa Tuân Tử nhìn thế giới tự nhiên trong quá trình vận động và phát triển đi từ thấp đến cao để đạt được sự hoàn thiện cuả nó. Tuân Tử viết “Nước và lửa có khí nhưng vô sinh. Cỏ cây có sinh nhưng vô tri, cầm thú có tri nhưng vô lễ nghĩa, con người vừa có khí vừa có sinh vừa có tri lại vừa có lễ nghĩa. Nên con người là giống quý nhất trong thiên hạ”. Tư tưởng này chứng tỏ rằng Tuân Tử đã phát hiện ra biện chứng khách quan của thế giới tự nhiên nên ông hiển nhiên là một triết gia duy vật rất nhất quán trong tư tưởng của mình. Nhân sinh quan của Tuân Tử: • Trước hết, quan điểm của Tuân Tử về xã hội: Tuân Tử cho rằng mọi sự biến động xã hội, mọi quá trình biến đổi của lịch sử đều bắt nguồn từ nguyên nhân vật chất. Ông viết: “Dục đa, Nhi vật, quả tắc tranh” (Nhu cầu thì nhiều nhưng của cải ít, ít thì phải tranh giành). Từ đó, Tuân Tử chủ trương để cho đời sống con người thịnh trị tất yếu phải tăng gia sản xuất. Tuân Tử viết “Thiên nhiên không phải là nơi để con người tôn thờ mà nó là cái xưởng để con người làm ra của cải”. • Quan niệm về con người của Tuân Tử đối lập với Mạnh Tử. Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người vốn tính hiền lành) thì Tuân Tử lại cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản ác”. Luận điểm này của Tuân Tử cùng với mệnh đề của Mạnh Tử đã giúp con người cách hiểu về chính mình, bản thân con người được toàn diện hơn. Nhận thức luận của Tuân Tử: • Trước hết Tuân Tử cho rằng mọi quá trình nhận thức của con người đều do cái TÂM của con người điều khiển. • Tuân Tử viết rằng “Tâm là không sai khiến thì trắng đen trước mắt cũng không thấy được”. Ở đây cho thấy rằng Tuân Tử cảm nhận cái “Tâm” như là bộ não của con người. Tuân Tử còn cho rằng quá trình nhận thức của con người còn bắt nguồn từ kinh nghiệm cảm quan mà thực chất của nó chính là nhận thức cảm tính. • Tuân Tử là một triết gia duy vật nhất quán trên mọi vấn đề chung nhất của triết học. Di sản tư tưởng của ông được toả sáng trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Sự xuất hiện của Tuân Tử đã làm cho nền triết học Trung Hoa cổ đại giàu có và phong phú hơn đặc biệt là tư tưởng thực nghiệm của ông. 2. Những nội dung cơ bản của Nho gia trong Triết học Trung Hoa cổ đại (cách trả lời khác) Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 – 479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho gia Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận. Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu). Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội, về kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị – đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau: Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị – đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ (gọi là Tam cương). Nếu xếp theo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua – cha – chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên – dưới, có vua sáng – tôi hiền, cha từ – con thảo, trong ấm – ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên. Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng”. Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền giáo dục của Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là “Nhân”. Những chuẩn mực khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v .v. đều là những biểu hiện cụ thể của Nhân. Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết những vấn đề chính trị xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ phải đặt ra và giải quyết vấn đề bản tính con người. Trong học thuyết Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này, nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử. Theo ông, “bản tính con người vốn là thiện” (Nhân chi sơ, tính bản thiện). Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh ra như: Nhân, Nghĩa, Lễ .v.v. Mạnh Tử đã thần bí hóa những giá trị chính trị – đạo đức đến mức coi chúng là tiên thiên, bẩm sinh. Do quan niệm tính thiện nên Nho gia (dòng Khổng – Mạnh) đề cao sự giáo dục con người để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn. Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là Thiện, Tuân Tử lại coi bản tính con người vốn là ác (Nhân chi sơ, tính bản ác). Mặc dù vậy, nhưng có thể giáo hóa trở thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí….). Xuất phát từ quan niệm đó về tính người, Tuân Tử chủ trương đường lối trị nước kết hợp giữa Nho gia và Pháp gia. Người sáng lập ra Nho gia là Khổng Tử (551 – 479 tr.CN) Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn. Một mặt, khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động,biến hóa không phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời. “ Trời có nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ, Dương Hóa, 18); hay “ cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử Hãn, 16). Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát của ông. Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người (Thiên mệnh). Đó là yếu tố duy tâm khách qua trong quan điểm của ông. Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do mệnh Trời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnh Trời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao có thể cải được mệnh Trời”. Hiểu biết mệnh Trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện là người quân tử. Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần; nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống. Quan niệm về nhận thức trong học thuyết của Khổng Tử không phát triển, không đặt ra vấn đề chân lý mà chỉ dừng lại ở vấn đề “tri thức luận” (tri thức do đâu mà có). Theo ông, tri thức có hai loại là “thượng trí” (không học cũng biết) và “hạ ngu”(học cũng không biết). Nghĩa là ông đã thừa nhận có tri thức tiên thiên, có trước sự nhận thức của con người. Đối tượng để dạy dỗ, giáo hóa nằm giữa “trí” và “ngu”, nếu chịu khó học tập có thể vươn tới thượng trí. Còn không học thì rơi xuống hạ ngu. Ưu điểm của ông là chủ trương “hữu giáo vô loại” (học thì không phân loại). Khổng Tử cũng nêu ra một số phương pháp học tập có ý nghĩa như: học phải đi đôi với luyện tập; học phải kết hợp với suy nghĩ; phải ôn cũ để biết mới; học phải nắm được cái cốt yếu”Tuy nhiên, hạn chế của Khổng Tử là ở quan niệm học theo lối “hoài cổ”, coi thường tri thức về sản xuất, lao động chân tay. Tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị – xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi trong học thuyết Khổng Tử. Những nguyên lý đạo đức cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là : Nhân, lễ, trí, dũng…cùng với một hệ thống quan niệm về chính trị – xã hội như “nhân trị”, “chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân”… Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình. Nhân có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theo trình độ, hoàn cảnh mà ông giảng giải về nhân với nội dung khác nhau. “Sửa mình theo lẽ là nhân”, “ Điều gì mình không muốn, đừng đem nó làm cho người khác là nhân”, “yêu thương người là nhân”…Tư tưởng bao trùm của Nhân là yêu thương con người, là đạo làm người. Để điều nhân có thể thực hiện được thì phải bằng “lễ”. Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tập quán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật Nhà nước như: sinh, tử, tang, hôn tế lễ, triều sính, luật lệ, hình pháp…Lễ được coi là hình thức biểu hiện của nhân. Mặc dù kiên trì bảo vệ lễ của nhà Chu , nhưng Khổng Tử cũng đưa thêm những nội dung mới và phát triển nó lên, biến lễ thành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Mục đích của Khổng Tử là xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự, kỷ cương. Để làm đươc điều đó cần phải có “lễ” và “chính danh”. “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng”(Luận ngữ, Nhan Uyên,1); “Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đángcủa người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”(Luận ngữ, Bát Dật, 19)…Theo Khổng Tử, muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì “danh không chính thì lời nói không thuận; lời nói không thuận thì sự việc không thành công; sự việc không thành công thì lễ nhạc không hưng thịnh; lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng; hình phạt không đúng thì dân không biết theo ai?” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3). Xuất phát từ tình hình loạn lạc của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu lên thuyết “chính danh”, nhưng trên thực tế, học thuyết này mang tính bảo thủ, bảo vệ cho lợi ích của quý tộc nhà Chu. Để thực hiện mục đích của mình, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ trương “thượng hiền”, dùng người không phân biệt đẳng cấp xuất thân của họ. Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự” (Luận ngữ, Tử Lộ, 2). Việc ông mở trường dạy học chính là nhằm mục đích đào tạo ra những người có tài, đức tham gia vào công cuộc cai trị. Toàn bộ học thuyết về nhân, lễ, chính danh… của Khổng Tử là nhằm phục vụ mục đích chính trị là “Đức trị”. Ông phản đối việc dùng hình phạt để trị dân vì làm như vậy, dân sợ mà phải theo chứ không phục. Theo ông, làm chính trị mà dùng đức cảm hóa người thì giống như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các sao khác đều chầu đến. Tóm lại: So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến. Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho gia đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư (thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (thời Tống). Quá trình bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng cơ bản: Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho gia cổ đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về xã hội cũng được đề cao. Tính khắc nghiệt một chiều trong các quan hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh. Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương – Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v. Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa. Nho gia còn có sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai là Phật giáo. Sự kết hợp các tư tưởng triết học của Nho gia với những tư tưởng triết học ngoài Nho gia đã có ngay từ thời Hán và ít nhiều có cội nguồn từ Mạnh Tử. Tuy nhiên, sự kết hợp đạt tới mức nhuần nhuyễn và sâu sắc chỉ có dưới thời nhà Tống (960 – 1279). 3. Từ Quy luật “Phủ định của phủ định” suy nghĩ về Nghị quyết: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng? Phủ định của phủ định là gì? Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ KHUYNH HƯỚNG cơ bản, phổ biến của mọi sự vận động, phát triển diễn ra trong thế giới thông qua những chu kỳ “phủ định của phủ định” – đó là KHUYNH HƯỚNG ĐI LÊN. Phủ định là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng. => Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định. Nội dung của quy luật quy luật phủ định của phủ định Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định, nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do kết quả của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo. Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc. Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng định với sự vật, hiện tượng phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển. => Kết luận: Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Phủ định biện chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật, hiện tượng bị phủ định với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có tính tiến lên theo đường xoáy ốc. Suy nghĩ về Nghị quyết: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng? Thông qua: Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nêu rõ 5 quan điểm nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân thiện mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Cho Thấy được: • Đảng kế thừa và phát triển các quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. • Đảng ta xác định văn hóa mới Việt Nam có 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng. Đồng thời chỉ rõ: nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung. Làm rõ: • Khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (291945), Nền văn hóa thời kỳ đó được xác định là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. • Khi đặt vấn đề phải xây dựng nền văn hóa mới của một nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã nói rõ: Cái văn hóa mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại. Nay nước ta đã có được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với nguyện vọng của nhân dân. • Đến Đại hội lần thứ II (1951), Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định phải “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”. • Từ Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), vấn đề này đã được điều chỉnh lại; nền văn hóa mới là nền văn hóa với nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc. Đến Đại hội IV( 1976), Đảng ta lại xác định đó là nền văn hóa với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc • Từ Đại hội VII trở đi, tính chất của nền văn hóa được xây dựng là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đây chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tính chất của nền văn hóa được đưa ra trong các thời kỳ trước, đã được cô đúc lại một cách ngắn gọn. Vấn đề chính là hiểu cho đúng nội hàm của những khái niệm đó để thúc đẩy công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. • Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII ( 1998), Đảng ta tiếp tục khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho phù hợp những điều kiện lịch sử mới của đất nước. • Một điểm khác biệt với các nghị quyết của Đảng trước đây về văn hóa là Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về văn hóa, con người đã khẳng định dân tộc nhân văn dân chủ khoa học là những đặc trưng trong quá trình nhân dân ta xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là sự kế thừa và phát triển quan điểm của Đảng ta và Hồ Chí Minh về tính chất nền văn hóa Việt nam trong thời kỳ mới. Nhận định bản thân: Với đặc trưng trên, nền văn hóa Việt Nam vừa phản ánh cốt cách của văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa phản ánh xu hướng chủ đạo về phát triển văn hóa của các dân tộc hiện nay trên thế giới, làm cho văn hóa Việt Nam hòa quyện với tính chất nhân văn, dân chủ và tiến bộ trong dòng chảy văn hóa nhân loại. 4. Bằng Quy luật “Mâu thuẫn”, giải thích câu nói của Lênin: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.... Liên hệ bản thân Mâu thuẫn: Là khái niệm chỉ sự liên kết tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn là một cặp mặt đối lập trong cùng mét sự vật vừa thống nhất với nhau và thường xuyên đấu tranh với nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bãi trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Nội dung của quy luật mâu thuẫn. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vì vậy, quy luật mâu thuẫn nói lên sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập và vai trò của những tác động này đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Các mặt đối lập, với tư cách là những nhân tố, những bộ phận, những thuộc tính, có khuynh hướng vận động hay những đặc điểm trái ngược nhau đấu tranh với nhau mà còn chuyển hoá lẫn nhau. Như¬ vậy, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nêu lên 3 nội dung chính: Thứ nhất: Trong mét mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể được cho sù tồn tại của bất kỳ mét sự vật, hiện tượng nào. Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên. Thứ hai: Sù thống nhất của các mặt đối lập trong cùng mét sự vật không tách rời sự đấu tranh giữa chóng. Sù đấu tranh đó chính là sự loại trừ, bài xích lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Thứ ba: Các mặt đối lập không chỉ thống nhất là đấu tranh với nhau mà chúng còn chuyển hoá lẫn nhau. Đó là quá trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính của nhau. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phúc khác nhau. sự vật là hiện tượng trong thế giới là muôn hình muôn vẻ nên sự chuyển của các mặt đối lập cũng rất khác nhau. Như¬ vậy, mâu thuẫn tồn tại khác quan trong mọi lĩnh vực của thế giới với những hình thức rất đa dạng. Mỗi loại mâu thuẫn đều có những đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật. Và quá trình đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập tạo nên sự vật mới. Cứ như¬ vậy các sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển và biến đổi. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của sự vật. Giải thích câu nói của Lênin: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.... Liên hệ bản thân Khi nói về đấu tranh giữa các mặt đối lập chủ nghĩa Mác có hai luận điểm: Luận điểm thứ nhất khẳng định thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối. Trong bút kí triết học V. I. Lênin viết “sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác động ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời thoàng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối”. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng mét sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Do đó, cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sù tồn tại của mình và ngược lại. Nếu chưa đủ mét trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sù tồn tại của bất kỳ sự vật nào. Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh đựơc bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Thứ hai: Đó phải là một khái niệm động phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ý nghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được coi là thoả đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dân cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối, bản thân nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng mét sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập , Lênin chỉ ra rằng : “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là chính nó – nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật , sự vật tồn tại trong thế giới khách quan . Song bản thân sự thống nhất chỉ là tạm thời ”. Đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối . Chuyển hóa của các mặt đối lập . Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn tới sự chuyển hoá giữa chúng . Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định , hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau. Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá của các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức : + Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở một trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật . Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới ở trình độ cao hơn. + Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá lẫn nhau để tạo thành hai mặt đối lập hoàn toàn mới . Ví dụ : Nền kinh tế Việt Nam chuyển hoá từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung , quan liêu , bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Từ mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới thực, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới . Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như¬ vậy các sự vật, hiên tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực phát triển của mọi quá trình phát triển. Luận điểm thứ hai: Đấu tranh là động lực của sự phát triển Chính thông qua đấu tranh mà các mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến đổi của chóng cũng như phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới. Chính đấu tranh mới làm cho cái cò, cái lỗi thời mất đi và cái mới cái tiến bộ ra đời, đó chính là động lực của sự phát triẻn. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia thành nhiều giai đoạn. Thông thường khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Khi hai mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển đến xung đột gay gắt, nó biến thành độc lập, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như¬ thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao. Chính vì vậy Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ”. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau. Đó là quá trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính của nhau. Sự chuyển hoá này là kết quả của những tác động qua lại thường xuyên giữa các mặt đối lập là do sù thống nhất và đấu tranh giữa cháng. Sự chuyển hoá có thể diễn ra dưới hai hình thức chuyển hóa từng phần và chuyển hoá toàn bộ . Các mặt đối lập luôn tác động qua lại với nhau và sự tác động qua lại giữa chúng tạo thành mâu thuẫn biện chứng của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn của các mặt đấu lập vừa thống nhất vừa đấu tranh lẫn nhau. Triết học Mác Lênin cho rằng: ”Sự vật nào cũng là sự tổng hợp của những mâu thuẫn, vị trí các mâu thuẫn không giống nhau (có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và không đối khang…. ). Mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh phát triển và biến hoá. Chính vì vậy phân tích cụ thể mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật. Liên hệ bản thân Để phát triển, Bản thân mình phải biết đấu tranh trên nhiều phương diện trong cuộc sống (kinh tế, giáo dục, việc làm, …) để từ đó có thể phát triển được bản thân, nâng cao trình độ và mức sống cũng như kiến thức để cống hiến cho xã hội và đất nước. Khi bản thân đấu tranh, nếu có thất bại, hãy nắm lấy thất bại và biến thất bại này trở thành thành công trong tương lai.
Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] NỘI DUNG ÔN TẬP LỚP CAO HỌC MÔN TRIẾT HỌC 90' 1 Điều kiện kinh tế xã hội và những đặc điểm cơ bản của Triết học Ấn Độ cổ đại Điều kiện kinh tế - xã hội: - Ấn độ là một bán đảo rộng lớn ở phía nam Châu á Đông, Tây và Nam giáp Ấn độ dương Phía Bắc là dãy Himã lạp sơn (Himalaya) kéo dài đến khoảng 2600 Km Đất nước Ấn độ được nuôi dưỡng bởi 2 dòng sông lớn: sống Ấn và sông Hằng Hai dòng sông này đã tạo nên 2 nền văn minh lâu đời của thế giới - Về kinh tế-xã hội: Nền kinh tế ở Ấn độ cổ đại có kết cấu đặc biệt mà C.Mác gọi là phương thức sản xuất Châu Á Quyền chiếm hữu ruộng đất thuộc về nhà vua nhưng vẫn còn chế độ công xã nên chế độ chiếm hữu nô lệ ở châu Á không điển hình Nô lệ đa số là nô lệ gia đình, còn lực lượng sản xuất chủ yếu là dân công xã Cho nên xã hội không phân chia giai cấp điển hình mà có sự phân chia đẳng cấp Có 4 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, bình dân (dân tự do), nô lệ (gia nô, người cùng đinh) Ngoài ra xã hội Ấn độ cổ đại còn phân chia chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo Xã hội như vậy làm cho con người rất đau khổ nhưng trong thực tế họ không thể thoát ra được, nên về tư tưởng họ đành phải đi tìm đường để giải thóat mà chủ yếu là sự giải thoát của tâm linh - Có thể nói Ấn Độ cổ đại là xứ sở đã xây dựng được văn hoá và văn minh rất sớm trong lịch sử Từ thế kỷ thứ XV trước công nguyên, người Ấn Độ đã phát hiện ra trái đất hình tròn và xoay quanh trục của nó, đã tìm ra chữ số làm tiền đề cho môn số học và tìm ra phép làm lịch để đoán thiên văn, hoá học và y học cũng phát triển rực rỡ Nét nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại là thường mang dấu ấn sâu đậm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh và có yếu tố thần bí Chính các tiền đề này đã làm cho nền triết học Ấn Độ ra đời và phát triển Đặc điểm tư tưởng Triết học Ấn Độ cổ đại - Thứ 1: Triết học Ấn Độ cổ đại kế thừa tư tưởng văn hoá dân gian của người Ấn Độ tối cổ biểu hiện ở kinh Vêđa Mỗi trường phái triết học thường kế tục và tìm cách làm sáng tỏ một học thuyết đã có mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước (C Mác nhận định rằng do đặc điểm này của triết học Ấn Độ mà dẫn đến sự trì trệ của xã hội Ấn Độ Sách” Triết học Mác-Lênin.t1 Học viện Nguyễn Ái Quốc nxb.Tư tưởng vh1991 tr57) - Thứ 2: Nền triết học Ấn Độ cổ đại có nội dung cốt yếu là bàn về nguồn gốc của thế giới và mối quan hệ giữa linh hồn và thề xác, về sự giải thoát của tâm linh Điều này cho thấy xu hướng “hướng nội” rất rõ Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 1 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] - Thứ 3: Ở Ấn Độ, tư tưởng tôn giáo rất phát triển nên triết học chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo, triết học và tôn giáo đan xen nhau 2 Những nội dung cơ bản của Nho gia trong Triết học Trung Hoa cổ đại Khổng Tử (551- 479 trCN): Khổng Tử sinh năm 551, mất 479 TCN (theo LSTH của Nguyễn Hữu Vui) quê ở làng Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay Ông là người sáng lập nên Nho gia Người phương Đông xem ông là bậc thánh của mình, ngày xưa thường gọi là đức thánh “Chí thánh tiên sư, vạn thế sư biểu” Kinh điển của Nho gia: Kinh điển của Nho gia gồm tứ thư và ngũ kinh Ngũ kinh (thi, thư, lễ, dịch, xuân thu) Tứ thư là bốn cuốn sách của Nho gia, gồm có: Luận ngữ (Khổng Tử) lấy tác phẩm này làm nền của Nho gia, Đại học (Tăng sâm), Trung dung (Tử tư), Mạnh Tử (Mạnh Tử) tên tác giả được đặt tên cho tác phẩm mà tác giả viết - Vũ trụ quan của Khổng Tử và Nho gia: Khổng Tử là triết gia không tìm bản nguyên của vũ trụ Khổng Tử viết: Ta không muốn nói, trời có nói gì đâu mà bốn mùa vẫn vận hành, vạn vật vẫn sinh sôi Tư tưởng này chứng tỏ rằng Khổng Tử nhìn thế giới trong sự tồn tại tự thân Tuy nhiên ông lại cho rằng “Sống chết con người ta có mệnh” Tóm lại, về mặt vũ trụ quan Khổng Tử luôn dao động giữa hữu thần và vô thần, giữa duy tâm và duy vật - Nhân sinh quan của Khổng Tử: Nhân sinh quan của Khổng Tử được thể hiện ở các học thuyết sau đây: Nhân: bàn cái bên trong của con người, nội giới của con người Khái niệm nhân của Khổng Tử bao hàm các nghĩa sau đây: Nhân là lòng trung thứ, tức là sự chân thành, độ lượng, đức hy sinh của con người Nhân chính là lòng yêu thương con người Nhân là lòng thiết tha làm được những điều có lợi cho con người Khổng Tử lấy Nhân làm nền trong toàn bộ đời sống đạo đức xã hội Lễ: là hình thức tế lễ của con người đối với thần linh Lễ là biểu hiện lòng nhân ra bên ngoài Có thể nói nếu như Nhân là diện mạo đạo đức bên trong của một con người thì Lễ là sự biểu hiện diện mạo ấy ra bên ngoài Thực chất là trật tự xã hội nhà Chu Chính danh: Trước hết, Khổng Tử cho rằng “vật các đắc kỳ sở”, tức vạn vật đều có địa vị, tự nhiên của nó (vạn vật đều có bản chất của nó) Vận dụng nguyên lý này vào đời sống đạo đức xã hội Khổng Tử cho rằng: mỗi người đều có bổn phận riêng của mình, thực hiện đúng bổn phận của mỗi người là thực hiện chính danh Có thể nói rằng học thuyết chính danh của Khổng Tử hàm chứa những triết lý căn bản về mặt chính trị xã hội và cả về mặt đạo đức xã hội Tuy nhiên, học thuyết này về sau các thế lực cầm quyền nhà nước phong kiến tuyệt đối hoá nó để bảo vệ địa vị của mình Khổng Tử là một triết gia lớn trong nền triết học Trung Hoa cổ đại, học thuyết của Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 2 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] ông trở thành nền tảng, tư tưởng cho toàn bộ xã hội phong kiến Trung Hoa và phương Đông Nhiều nội dung tư tưởng của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị Tư tưởng nhập thế của Nho gia và Khổng Tử có giá trị lớn đối với việc hình thành nhân sinh quan của con người phương đông xưa cũng như nay Tuy nhiên Khổng Tử và Nho gia cũng có những mặt hạn chế là giao động giữa duy vật và duy tâm Mạnh Tử (372 - 289 TCN) Học trò Khổng Tử là Mạnh Tử đã phát triển quan điểm của Khổng Tử theo chiều hướng duy tâm Về đạo đức: Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”, cho rằng cứ 500 năm thì kết quả cuộc tuần hoàn chu kỳ của ngũ hành nhất định làm xuất hiện một đấng Vương giả hiền đức Tuân Tử: (298 - 238 TCN) Tuân Tử tên là Huống tự là Khanh người nước Triệu, từng du học ở Tề, Tần và Sở Tuân Tử là đại biểu của giai cấp địa chủ đang trên đà phát triển Ông là triết gia có địa vị đặc biệt, là nhà duy vật kiệt xuất trong lịch sử triết học ở Trung Hoa cổ đại - Vũ trụ quan của Tuân Tử: Tuân Tử đứng trên lập trường duy vật để thể hiện vũ trụ quan của mình, ông cho rằng Trời không phải là một nhân cách chủ quan có ý thức, ý chí mà là một thực thể khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người Tuân Tử viết rằng: “Thiên hành hữu thường - bất vị Nghiêu tồn, bất vị Kiệt vong” (Trời không làm như thế, không phải vì vua Nghiêu mà nó tồn, cũng không vì vua Kiệt mà nó mất) Hơn nữa Tuân Tử nhìn thế giới tự nhiên trong quá trình vận động và phát triển đi từ thấp đến cao để đạt được sự hoàn thiện cuả nó Tuân Tử viết “Nước và lửa có khí nhưng vô sinh Cỏ cây có sinh nhưng vô tri, cầm thú có tri nhưng vô lễ nghĩa, con người vừa có khí vừa có sinh vừa có tri lại vừa có lễ nghĩa Nên con người là giống quý nhất trong thiên hạ” Tư tưởng này chứng tỏ rằng Tuân Tử đã phát hiện ra biện chứng khách quan của thế giới tự nhiên nên ông hiển nhiên là một triết gia duy vật rất nhất quán trong tư tưởng của mình - Nhân sinh quan của Tuân Tử: Trước hết, quan điểm của Tuân Tử về xã hội: Tuân Tử cho rằng mọi sự biến động xã hội, mọi quá trình biến đổi của lịch sử đều bắt nguồn từ nguyên nhân vật chất Ông viết: “Dục đa, Nhi vật, quả tắc tranh” (Nhu cầu thì nhiều nhưng của cải ít, ít thì phải tranh giành) Từ đó, Tuân Tử chủ trương để cho đời sống con người thịnh trị tất yếu phải tăng gia sản xuất Tuân Tử viết “Thiên nhiên không phải là nơi để con người tôn thờ mà nó là cái xưởng để con người làm ra của cải” Quan niệm về con người của Tuân Tử đối lập với Mạnh Tử Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người vốn tính hiền lành) thì Tuân Tử lại cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản ác” Luận điểm này của Tuân Tử cùng với mệnh đề của Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 3 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] Mạnh Tử đã giúp con người cách hiểu về chính mình, bản thân con người được toàn diện hơn - Nhận thức luận của Tuân Tử: Trước hết Tuân Tử cho rằng mọi quá trình nhận thức của con người đều do cái TÂM của con người điều khiển Tuân Tử viết rằng “Tâm là không sai khiến thì trắng đen trước mắt cũng không thấy được” Ở đây cho thấy rằng Tuân Tử cảm nhận cái “Tâm” như là bộ não của con người Tuân Tử còn cho rằng quá trình nhận thức của con người còn bắt nguồn từ kinh nghiệm cảm quan mà thực chất của nó chính là nhận thức cảm tính Tuân Tử là một triết gia duy vật nhất quán trên mọi vấn đề chung nhất của triết học Di sản tư tưởng của ông được toả sáng trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người Sự xuất hiện của Tuân Tử đã làm cho nền triết học Trung Hoa cổ đại giàu có và phong phú hơn đặc biệt là tư tưởng thực nghiệm của ông 2 Những nội dung cơ bản của Nho gia trong Triết học Trung Hoa cổ đại (cách trả lời khác) - Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 – 479 TCN) Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho gia Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận - Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu) Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội, về kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị – đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau: - Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị – đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ (gọi là Tam cương) Nếu xếp theo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua – cha – chồng xếp ở hàng làm chủ Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia - Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng” Đó là một xã hội có trật tự trên – dưới, có vua sáng – tôi hiền, cha từ – con thảo, trong ấm – ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 4 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] - Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng” Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền giáo dục của Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là “Nhân” Những chuẩn mực khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v v đều là những biểu hiện cụ thể của Nhân - Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người Việc giải quyết những vấn đề chính trị -xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ phải đặt ra và giải quyết vấn đề bản tính con người Trong học thuyết Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này, nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử Theo ông, “bản tính con người vốn là thiện” (Nhân chi sơ, tính bản thiện) Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh ra như: Nhân, Nghĩa, Lễ v.v - Mạnh Tử đã thần bí hóa những giá trị chính trị – đạo đức đến mức coi chúng là tiên thiên, bẩm sinh Do quan niệm tính thiện nên Nho gia (dòng Khổng – Mạnh) đề cao sự giáo dục con người để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn - Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là Thiện, Tuân Tử lại coi bản tính con người vốn là ác (Nhân chi sơ, tính bản ác) Mặc dù vậy, nhưng có thể giáo hóa trở thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí….) Xuất phát từ quan niệm đó về tính người, Tuân Tử chủ trương đường lối trị nước kết hợp giữa Nho gia và Pháp gia - Người sáng lập ra Nho gia là Khổng Tử (551 – 479 tr.CN) - Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn Một mặt, khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động,biến hóa không phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời “ Trời có nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ, Dương Hóa, 18); hay “ cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử Hãn, 16) Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát của ông Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người (Thiên mệnh) Đó là yếu tố duy tâm khách qua trong quan điểm của ông Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do mệnh Trời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnh Trời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao có thể cải được mệnh Trời” Hiểu biết mệnh Trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện là người quân tử Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần; nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống - Quan niệm về nhận thức trong học thuyết của Khổng Tử không phát triển, không đặt ra vấn đề chân lý mà chỉ dừng lại ở vấn đề “tri thức luận” (tri thức do đâu mà có) Theo ông, tri thức có hai loại là “thượng trí” (không học cũng biết) và “hạ ngu”(học cũng Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 5 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] không biết) Nghĩa là ông đã thừa nhận có tri thức tiên thiên, có trước sự nhận thức của con người Đối tượng để dạy dỗ, giáo hóa nằm giữa “trí” và “ngu”, nếu chịu khó học tập có thể vươn tới thượng trí Còn không học thì rơi xuống hạ ngu Ưu điểm của ông là chủ trương “hữu giáo vô loại” (học thì không phân loại) Khổng Tử cũng nêu ra một số phương pháp học tập có ý nghĩa như: học phải đi đôi với luyện tập; học phải kết hợp với suy nghĩ; phải ôn cũ để biết mới; học phải nắm được cái cốt yếu”Tuy nhiên, hạn chế của Khổng Tử là ở quan niệm học theo lối “hoài cổ”, coi thường tri thức về sản xuất, lao động chân tay - Tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị – xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi trong học thuyết Khổng Tử Những nguyên lý đạo đức cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là : Nhân, lễ, trí, dũng…cùng với một hệ thống quan niệm về chính trị – xã hội như “nhân trị”, “chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân”… - Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình Nhân có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theo trình độ, hoàn cảnh mà ông giảng giải về nhân với nội dung khác nhau “Sửa mình theo lẽ là nhân”, “ Điều gì mình không muốn, đừng đem nó làm cho người khác là nhân”, “yêu thương người là nhân”…Tư tưởng bao trùm của Nhân là yêu thương con người, là đạo làm người - Để điều nhân có thể thực hiện được thì phải bằng “lễ” Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tập quán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật Nhà nước như: sinh, tử, tang, hôn tế lễ, triều sính, luật lệ, hình pháp…Lễ được coi là hình thức biểu hiện của nhân Mặc dù kiên trì bảo vệ lễ của nhà Chu , nhưng Khổng Tử cũng đưa thêm những nội dung mới và phát triển nó lên, biến lễ thành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc - Mục đích của Khổng Tử là xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự, kỷ cương Để làm đươc điều đó cần phải có “lễ” và “chính danh” “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng”(Luận ngữ, Nhan Uyên,1); “Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đángcủa người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”(Luận ngữ, Bát Dật, 19)…Theo Khổng Tử, muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì “danh không chính thì lời nói không thuận; lời nói không thuận thì sự việc không thành công; sự việc không thành công thì lễ nhạc không hưng thịnh; lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng; hình phạt không đúng thì dân không biết theo ai?” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3) Xuất phát từ tình hình loạn lạc của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu lên thuyết “chính danh”, nhưng trên thực tế, học thuyết này mang tính bảo thủ, bảo vệ cho lợi ích của quý tộc nhà Chu Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 6 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] - Để thực hiện mục đích của mình, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ trương “thượng hiền”, dùng người không phân biệt đẳng cấp xuất thân của họ Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự” (Luận ngữ, Tử Lộ, 2) Việc ông mở trường dạy học chính là nhằm mục đích đào tạo ra những người có tài, đức tham gia vào công cuộc cai trị - Toàn bộ học thuyết về nhân, lễ, chính danh… của Khổng Tử là nhằm phục vụ mục đích chính trị là “Đức trị” Ông phản đối việc dùng hình phạt để trị dân vì làm như vậy, dân sợ mà phải theo chứ không phục Theo ông, làm chính trị mà dùng đức cảm hóa người thì giống như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các sao khác đều chầu đến - Tóm lại: So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho gia đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư (thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (thời Tống) Quá trình bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng cơ bản: - Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho gia cổ đại Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về xã hội cũng được đề cao Tính khắc nghiệt một chiều trong các quan hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh - Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương – Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa Nho gia còn có sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai là Phật giáo Sự kết hợp các tư tưởng triết học của Nho gia với những tư tưởng triết học ngoài Nho gia đã có ngay từ thời Hán và ít nhiều có cội nguồn từ Mạnh Tử Tuy nhiên, sự kết hợp đạt tới mức nhuần nhuyễn và sâu sắc chỉ có dưới thời nhà Tống (960 – 1279) 3 Từ Quy luật “Phủ định của phủ định” suy nghĩ về Nghị quyết: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Đảng? Phủ định của phủ định là gì? - Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật này chỉ rõ KHUYNH HƯỚNG cơ bản, phổ biến của mọi sự vận Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 7 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] động, phát triển diễn ra trong thế giới thông qua những chu kỳ “phủ định của phủ định” – đó là KHUYNH HƯỚNG ĐI LÊN - Phủ định là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển - Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ - Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng => Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định Nội dung của quy luật quy luật phủ định của phủ định - Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng quy định Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định, nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do kết quả của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn - Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo - Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng định với sự vật, hiện tượng phủ định Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 8 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] => Kết luận: - Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển Phủ định biện chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới Do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng - Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật, hiện tượng bị phủ định với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có tính tiến lên theo đường xoáy ốc Suy nghĩ về Nghị quyết: X" ây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"của Đảng? - Thông qua: Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nêu rõ 5 quan điểm nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân- thiện- mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học - Cho Thấy được: Đảng kế thừa và phát triển các quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng ta xác định văn hóa mới Việt Nam có 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng Đồng thời chỉ rõ: nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung - Làm rõ: Khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2/9/1945), Nền văn hóa thời kỳ đó được xác định là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến Khi đặt vấn đề phải xây dựng nền văn hóa mới của một nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã nói rõ: Cái văn hóa mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại Nay nước ta đã có được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với nguyện vọng của nhân dân Đến Đại hội lần thứ II (1951), Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định phải “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng” Từ Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), vấn đề này đã được điều chỉnh lại; nền văn hóa mới là nền văn hóa với nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc Đến Đại Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 9 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] hội IV( 1976), Đảng ta lại xác định đó là nền văn hóa với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc Từ Đại hội VII trở đi, tính chất của nền văn hóa được xây dựng là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đây chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tính chất của nền văn hóa được đưa ra trong các thời kỳ trước, đã được cô đúc lại một cách ngắn gọn Vấn đề chính là hiểu cho đúng nội hàm của những khái niệm đó để thúc đẩy công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII ( 1998), Đảng ta tiếp tục khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho phù hợp những điều kiện lịch sử mới của đất nước Một điểm khác biệt với các nghị quyết của Đảng trước đây về văn hóa là Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về văn hóa, con người đã khẳng định dân tộc - nhân văn - dân chủ - khoa học là những đặc trưng trong quá trình nhân dân ta xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là sự kế thừa và phát triển quan điểm của Đảng ta và Hồ Chí Minh về tính chất nền văn hóa Việt nam trong thời kỳ mới - Nhận định bản thân: Với đặc trưng trên, nền văn hóa Việt Nam vừa phản ánh cốt cách của văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa phản ánh xu hướng chủ đạo về phát triển văn hóa của các dân tộc hiện nay trên thế giới, làm cho văn hóa Việt Nam hòa quyện với tính chất nhân văn, dân chủ và tiến bộ trong dòng chảy văn hóa nhân loại 4 Bằng Quy luật “Mâu thuẫn”, giải thích câu nói của Lênin: "Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập " Liên hệ bản thân Mâu thuẫn: Là khái niệm chỉ sự liên kết tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập Mâu thuẫn là một cặp mặt đối lập trong cùng mét sự vật vừa thống nhất với nhau và thường xuyên đấu tranh với nhau - Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề - Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bãi trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó Nội dung của quy luật mâu thuẫn - Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 10 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] - Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau Vì vậy, quy luật mâu thuẫn nói lên sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập và vai trò của những tác động này đối với sự vận động và phát triển của sự vật - Các mặt đối lập, với tư cách là những nhân tố, những bộ phận, những thuộc tính, có khuynh hướng vận động hay những đặc điểm trái ngược nhau đấu tranh với nhau mà còn chuyển hoá lẫn nhau - Như vậy, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nêu lên 3 nội dung chính: * Thứ nhất: Trong mét mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể được cho sù tồn tại của bất kỳ mét sự vật, hiện tượng nào Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên * Thứ hai: Sù thống nhất của các mặt đối lập trong cùng mét sự vật không tách rời sự đấu tranh giữa chóng Sù đấu tranh đó chính là sự loại trừ, bài xích lẫn nhau giữa các mặt đối lập * Thứ ba: Các mặt đối lập không chỉ thống nhất là đấu tranh với nhau mà chúng còn chuyển hoá lẫn nhau Đó là quá trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính của nhau Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phúc khác nhau sự vật là hiện tượng trong thế giới là muôn hình muôn vẻ nên sự chuyển của các mặt đối lập cũng rất khác nhau - Như vậy, mâu thuẫn tồn tại khác quan trong mọi lĩnh vực của thế giới với những hình thức rất đa dạng Mỗi loại mâu thuẫn đều có những đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật Và quá trình đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập tạo nên sự vật mới Cứ như vậy các sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển và biến đổi Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của sự vật Giải thích câu nói của Lênin: "Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập " Liên hệ bản thân - Khi nói về đấu tranh giữa các mặt đối lập chủ nghĩa Mác có hai luận điểm: * Luận điểm thứ nhất khẳng định thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối - Trong bút kí triết học V I Lênin viết “sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác động ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời thoàng qua, tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối” Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng mét sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó Do đó, cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Mặt Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 11 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sù tồn tại của mình và ngược lại Nếu chưa đủ mét trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật - Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sù tồn tại của bất kỳ sự vật nào - Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh đựơc bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Thứ hai: Đó phải là một khái niệm "động"phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất - Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn Ngoài ý nghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được coi là thoả đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dân cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất - Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối, bản thân nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó - Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng mét sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau - Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập , Lênin chỉ ra rằng : “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là chính nó – nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật , sự vật tồn tại trong thế giới khách quan Song bản thân sự thống nhất chỉ là tạm thời ” Đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối *Chuyển hóa của các mặt đối lập - Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn tới sự chuyển hoá giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định , hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau - Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá của các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức : + Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở một trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới ở trình độ cao hơn + Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá lẫn nhau để tạo thành hai mặt đối lập hoàn toàn mới Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 12 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] Ví dụ : Nền kinh tế Việt Nam chuyển hoá từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung , quan liêu , bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Từ mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới thực, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới - Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn Cứ như vậy các sự vật, hiên tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực phát triển của mọi quá trình phát triển *Luận điểm thứ hai: Đấu tranh là động lực của sự phát triển - Chính thông qua đấu tranh mà các mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến đổi của chóng cũng như phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới Chính đấu tranh mới làm cho cái cò, cái lỗi thời mất đi và cái mới cái tiến bộ ra đời, đó chính là động lực của sự phát triẻn - Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia thành nhiều giai đoạn Thông thường khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau Khi hai mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển đến xung đột gay gắt, nó biến thành độc lập, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới xuất hiện Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao Chính vì vậy Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ” - Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau Đó là quá trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính của nhau Sự chuyển hoá này là kết quả của những tác động qua lại thường xuyên giữa các mặt đối lập là do sù thống nhất và đấu tranh giữa cháng Sự chuyển hoá có thể diễn ra dưới hai hình thức chuyển hóa từng phần và chuyển hoá toàn bộ - Các mặt đối lập luôn tác động qua lại với nhau và sự tác động qua lại giữa chúng tạo thành mâu thuẫn biện chứng của sự vật Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn của các mặt đấu lập vừa thống nhất vừa đấu tranh lẫn nhau Triết học Mác - Lênin cho rằng: ”Sự vật nào cũng là sự tổng hợp của những mâu thuẫn, vị trí các mâu thuẫn không giống nhau (có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 13 Năm học 2020 [NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT LỚP CAO HỌC - HCMUTE] yếu, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và không đối khang… ) Mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh phát triển và biến hoá Chính vì vậy phân tích cụ thể mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật Liên hệ bản thân - Để phát triển, Bản thân mình phải biết đấu tranh trên nhiều phương diện trong cuộc sống (kinh tế, giáo dục, việc làm, …) để từ đó có thể phát triển được bản thân, nâng cao trình độ và mức sống cũng như kiến thức để cống hiến cho xã hội và đất nước - Khi bản thân đấu tranh, nếu có thất bại, hãy nắm lấy thất bại và biến thất bại này trở thành thành công trong tương lai Biên soạn | Học Viên Cao Học: Ks LÊ MINH CHÁNH 14