Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀM THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NƠNG NGHIỆP Ở TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN T
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Nguyệt
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 30% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đàm Thị Phương Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Nguyệt là giảng viên hướng dẫn tôi trong toàn bộ quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai luận văn thạc sĩ này
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, Chi cục kiểm lâm tỉnh Lai Châu, Chi cục thống kê tỉnh Lai Châu, Trung tâm ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện cho tác giả có được cơ sở tài liệu, số liệu phục vụ hướng nghiên cứu của luận văn
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp
đã chia sẻ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Tác giả
Đàm Thị Phương Thảo
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5
6 Những đóng góp của đề tài 8
7 Cấu trúc của đề tài 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH LAI CHÂU 9
1.1 Cơ sở lí luận 9
1.1.1 Khái niệm khí hậu và các yếu tố khí hậu 9
1.1.2 Biến đổi khí hậu 11
1.1.3 Khái quát chung về ngành nông nghiệp 17
1.1.4 Vai trò của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp 20
1.1.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp 22
1.2 Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam 23
1.2.2 Khái quát khu vực nghiên cứu 25
Chương 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LAI CHÂU 26
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh Lai Châu 26
2.1.1 Bức xạ mặt trời 26
Trang 62.1.2 Hoàn lưu khí quyển 27
2.1.3 Bề mặt đệm 27
2.2 Sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu do biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu 28
2.2.1 Nhiệt độ 29
2.2.2 Lượng mưa 32
2.3 Một số hiện tượng thời tiết cực đoan, tai biến thiên nhiên 34
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH LAI CHÂU 35
3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt 35
3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành chăn nuôi 38
3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành lâm nghiệp 41
3.4 Định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu 43
3.4.1 Cơ sở định hướng 43
3.4.2 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu trong bối cảnh biến đổi khí hậu 75
3.4.3 Một số giải pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu trong bối cảnh biến đổi khí hậu 76
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Kiến nghị 81
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kĩ thuật KNK : Khí nhà kính NLMT : Năng lượng mặt trời PTBV : Phát triển bền vững TNn : Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối TXx : Nhiệt độ tối cao tuyệt đối UBND : Ủy ban nhân dân
XTNĐ : Xoáy thuận nhiệt đới
Trang 8Châu, giai đoạn 1961- 2020 31 Bảng 2.6: Xu thế biến đổi số ngày rét đậm năm tại các trạm khí tượng Lai
Châu, giai đoạn 1961- 2020 32 Bảng 2.7: Xu thế biến đổi số ngày rét hại năm tại các trạm khí tượng Lai
Châu, giai đoạn 1961 - 2020 32
Bảng 2.8: Xu thế biến đổi lượng mưa năm tại các trạm khí tượng Lai Châu,
giai đoạn 1961- 2020 33 Bảng 3.1: Các mô hình khí hậu khu vực được sử dụng trong tính toán xây
dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Lai Châu theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 45 Bảng 3.2: Các mô hình khí hậu toàn cầu được sử dụng trong tính toán xây
dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Lai Châu theo kịch bản RCP2.6 và RCP6.0 46 Bảng 3.3: Danh sách các trạm khí tượng tỉnh Lai Châu được sử dụng 46 Bảng 3.4: Sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm (°C) tại các trạm khí tượng
Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 54 Bảng 3.5: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình mùa đông (°C) tại các trạm khí
tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 55 Bảng 3.6: Sự biến đổi nhiệt độ trung bình mùa xuân (°C) tại các trạm khí
tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 57
Trang 9Bảng 3.7: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình mùa hè (°C) tại các trạm khí
tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 59
Bảng 3.8: Sự biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình năm (°C) tại các trạm khí tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 61
Bảng 3.9: Mức biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình năm (°C) tại các trạm khí tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 62
Bảng 3.10: Mức biến đổi lượng mưa năm (%) tại các trạm khí tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 64
Bảng 3.11: Mức biến đổi lượng mưa mùa hè (%) tại các trạm khí tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 68
Bảng 3.12: Mức biến đổi lượng mưa mùa thu (%) tại các trạm khí tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 70
Bảng 3.13: Mức biến đổi lượng mưa 1 ngày lớn nhất năm (%) tại các trạm khí tượng Lai Châu 71
Bảng 3.14: Mức biến đổi lượng mưa 5 ngày liên tiếp lớn nhất năm (%) tại các trạm khí tượng Lai Châu so với thời kỳ cơ sở 72
Bảng 3.15: Thiệt hại về trồng trọt từ năm 2012 - 2020 36
Bảng 3.16: Diễn biến diện tích sâu bệnh qua các năm 38
Bảng 3.17: Thiệt hại trong ngành chăn nuôi tại Lai Châu giai đoạn 2012 - 2019 40
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ số a 1 (°C/thập kỷ) của đường xu thế tuyến tính nhiệt độ trung bình các
mùa trong năm tại các trạm khí tượng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2020 29 Hình 2.2 Hệ số a1 (%/thập kỷ) của đường xu thế tuyến tính lượng mưa các mùa
trong năm tại các trạm khí tượng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2020 33
Trang 11
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của con người đã trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên như săn bắn, hái lượm Qua lao động, con người đã từng bước chinh phục thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau
Cùng với sự phát triển của trí tuệ loài người, những tiến bộ về khoa học
kĩ thuật đã làm cho tác động của con người tới thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ hơn Thiên nhiên đã hứng chịu tất cả những tác động đó và giờ đây đang từ từ đáp trả lại con người những gì mà chúng đã phải chịu tác động Biểu hiện của việc đáp trả ấy chính là sự thay đổi của môi trường sống, sự thay đổi của các thành phần tự nhiên mà rõ nét nhất là biến đổi khí hậu
Hiện tượng BĐKH đã, đang và sẽ trở thành mối hiểm họa của toàn nhân loại Biến đổi khí hậu đang ngày càng có những biểu hiện rõ rệt theo chiều hướng gia tăng, đồng thời tác động đến nhiều khía cạnh của cuộc sống con người Ngành nông nghiệp với đặc điểm sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đây là ngành kinh tế chịu ảnh rất lớn khi tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Theo chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam, mục tiêu ứng phó với BĐKH là nhằm “Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh
xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp là hoạt động mang lại thu nhập chính cho đại
đa số người dân trên địa bàn tỉnh Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu chịu
Trang 12tác động rất lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, rét đậm rét hại, sương muối, đã gây thiệt hại lớn đến ngành nông nghiệp của tỉnh Lai Châu trong những năm qua
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu; từ đó đưa ra định hướng, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển bền vững địa phương là hết sức cần thiết và cấp bách Đó là lí do tác giả
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành
nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu do biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu; kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu Từ đó, đưa ra định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
ở tỉnh Lai Châu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu do biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu
- Định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu do biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu
Trang 13- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Lai Châu
- Các số liệu nghiên cứu từ năm 1961 đến năm 2020
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1 Trên thế giới
Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy mầm mống của biến đổi khí hậu, tuy nhiên tại thời điểm đó người ta chưa nhận thức được hậu quả của nó như ngày nay Năm 1896, nhà hóa học người Thụy Điển, Svante Arrherius đưa ra kết luận rằng việc đốt than trong công nghiệp sẽ đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính Kết luận của ông về mức độ ảnh hưởng của khí nhà kính nhân tạo gần như trùng khớp với mô hình khí hậu ngày nay, nghĩa là nếu lượng khí nhà kính tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của toàn cầu sẽ tăng vài độ C [1]
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 03 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992 Mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh là “ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu” UNFCCC được mở ra để ký kết từ ngày 09 tháng 5 năm 1992, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 1994 Ngày 12 tháng 12 năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở Paris, Pháp, 195 quốc gia đã nhất trí thông qua Thoả thuận Paris về khí hậu, đánh dấu hoàn thành chặng đường trên 20 năm đàm phán nhằm triển khai toàn diện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Thoả thuận Paris là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu [1]
Trang 14Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (tên tiếng Anh: Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra Ủy ban này
đã được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), hai tổ chức này tạo nên IPCC Mục tiêu của IPCC là "ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ ngăn chặn sự can thiệp nguy hiểm của con người với hệ thống khí hậu" IPCC không tiến hành nghiên cứu hay quan trắc khí hậu hay các hiện tượng liên quan Một trong những hoạt động chính của IPCC là xuất bản các báo cáo đặc biệt về các chủ đề liên quan tới việc thực thi Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) Việc thực thi UNFCCC cuối cùng
đã dẫn đến Nghị định thư Kyoto Đến nay, IPCC đã xuất bản báo cáo lần thứ 4 vào năm 2007 đây là một trong các tài liệu quan trọng nhất về biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), sự ấm lên của khí hậu là điều chắc chắn Hàm lượng khí CO2, loại khí nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu, dao động
ở mức 200-300 ppm trong suốt 800.000 năm qua, nhưng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150 năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ hơn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi việc sử dụng đất [1], [17]
4.1 Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp có thể kể đến như: CIEM, DOE và UN University (2012) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam [11]; nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012) về biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng ven biển Việt nam và đề xuất các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ven biển [14]; nghiên cứu của Asian Development Bank (2013) về các vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới; nhu cầu
Trang 15phát triển và các ưu tiên hỗ trợ chiến lược của Việt Nam và ADB, tập trung vào tăng trưởng bền vững về môi trường trong giai đoạn chiến lược đối tác quốc gia
2012 - 2015 Phân tích các hạn chế ưu tiên phát triển, chiến lược và kế hoạch của chính phủ, hỗ trợ của đối tác phát triển khác, bài học rút ra từ sự hỗ trợ trước đây của ADB và khả năng hỗ trợ của ADB trong tương lai [1]; nghiên cứu của Lê Minh Nhật (2019) về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu [16]; nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2010) - Báo cáo phát triển và biến đổi khí hậu thế giới [17]; nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quang (2015) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam [18], Đặc biệt, năm 2011 Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu [10]; năm 2011, Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Môi trường đã đưa ra tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng [27]; năm 2012, 2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam [4],[5],[6],
Những công trình nêu trên thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài
về mặt lý luận trong quá trình nghiên cứu
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Bất kì một đối tượng địa lí nào đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào các điểm của lãnh thổ đó Các đối tượng địa lí phản ánh những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác Trong mỗi lãnh thổ, luôn có sự phân hóa nội tại đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh
cả về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội Do đó, các nghiên cứu địa lí đều gắn với một lãnh thổ cụ thể Theo quan điểm này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu phải đặt nó trong mối
Trang 16tương quan với lãnh thổ (cả ở bên trong và bên ngoài) Khí hậu ở tỉnh Lai Châu cần phải được nghiên cứu trong đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc và của cả nước Quan điểm lãnh thổ cũng được vận dụng để xem xét sự phân hóa khí hậu tỉnh Lai Châu thông qua sự phân hóa điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ
5.1.2 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là việc nghiên cứu các đối tượng trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau Quan điểm này yêu cầu phải nhìn các sự vật, hiện tượng địa lí trong mối quan hệ, tương tác giữa chúng với nhau, bởi vì các
sự vật, hiện tượng địa lí từ giới vô cơ, hữu cơ đến xã hội loài người đều có quy luật vận động phức tạp Sự thay đổi của một bộ phận hay một hợp phần nào đó
có thể dẫn đến những biến đổi lớn các bộ phận hay hợp phần khác và trong hoạt động của cả tổng thể
Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo được vận dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu Khi xem xét các đối tượng phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần, thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội Quan điểm này không những được thể hiện qua nội dung mà còn được cụ thể hóa qua những phương pháp nghiên cứu
5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi sự vật hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển, suy vong, vận động và biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong đề tài là xem xét biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu trong từng giai đoạn cụ thể, cả trong quá khứ và trong hiện tại Điều đó sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác tình trạng biến đổi khí hậu của tỉnh Đây cũng là cơ sở khoa học để đưa ra những giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển bền vững phải đảm bảo được 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường Quan tâm phát triển bền
Trang 17vững hướng tới sự hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng khi đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu cần đạt hiệu quả hài hòa trên cả
ba lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích tài liệu
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan phục vụ cho nội dung đề tài Sau khi thu thập, chọn lọc được những tài liệu cần thiết và
có những nhận định phân tích ban đầu Các số liệu thống kê được phân tích và tổng hợp để đưa ra những nhận định rõ nét nhất về vấn đề nghiên cứu Từ đó từng bước biến chúng thành cơ sở cho sự nhận định hoặc kết luận khoa học hơn của đề tài
5.2.2 Phương pháp biểu đồ
Phương pháp bản đồ là một phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa
lí Từ những số liệu thống kê có thể xây dựng các biểu đồ thể hiện trực quan rõ nét sự biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
5.2.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp thu nhận thông tin giữa các chủ thể và đối tượng nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoàn cảnh thực tế đối tượng cần nghiên cứu Đây là một công việc cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một lĩnh vực nghiên cứu nào, để hiểu rõ đối tượng nghiên cứu thì ngoài việc thu thập tài liệu, cần phải trực tiếp đi khảo sát thực tế Phương pháp này được tác giả đề tài vận dụng khi khảo sát hiện trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu Từ đó, có cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
Trang 186 Những đóng góp của đề tài
- Phân tích được cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu được sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu do biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu được kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu
- Đưa ra định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu
Chương 2 Biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
Chương 3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH LAI CHÂU 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm khí hậu và các yếu tố khí hậu
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với thế giới sinh vật, đời sống, sản xuất và các lĩnh vực khác của con người
Theo W.Koppen: “Khí hậu là trạng thái thời tiết trung bình và quá trình thời tiết nói chung ở một nơi” L S Béc-Gơ định nghĩa khí hậu: “Trạng thái trung bình của hiện tượng khí tượng có thể ảnh hưởng đến thực vật, động vật, con người và các loại hình thổ nhưỡng; nên khí hậu là trạng thái trung bình của hiện tượng khí tượng”
Khí hậu trên Trái Đất, bất kì ở đâu và trong khoảng thời gian nào cũng đều được tạo thành bời ba yếu tố là: bức xạ - nhiệt độ, khí áp - hoàn lưu và bề mặt đệm Để giải thích cho đặc điểm khí hậu của từng khu vực và so sánh sự khác nhau giữa các khu vực, chúng ta cần xem xét sự ảnh hưởng của từng nhân
tố tới khí hậu khu vực ấy và phân tích mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố cùng tác động tới việc hình thành khí hậu Trong thực tế khí hậu giữa các nơi rất khác nhau, thậm chí giữa những khu vực cùng chung vĩ độ địa lí, hoặc cách nhau không xa, chỉ một sống núi của dãy núi cao, dài, hoặc giữa chân núi và đỉnh núi Khí hậu cũng rất khác nhau giữa những vùng có thực vật bao phủ và những vùng đất trống, giữa những bề mặt lạnh và nóng, giữa mặt đất liền và mặt đại dương Sự khác nhau đó được tạo ra bởi các nhân tố hình thành khí hậu mỗi nơi mỗi khác: Vĩ độ địa lí khác nhau dẫn đến bức xạ khác nhau, chế độ hoàn lưu khác nhau, mặt đệm khác nhau (địa hình bề mặt đất, lục địa, đại dương, dòng biển nóng hay lạnh, lớp phủ thực vật,…) Đặc điểm của các nhân
tố địa lí này ảnh hưởng rất lớn đến trị số của các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ,
độ ẩm, lượng mây, lượng mưa, gió, nắng
Trang 20Vậy khi xét đặc điểm khí hậu ở một khu vực nào đó trên Trái Đất, việc đầu tiên là phải xem xét về đặc điểm địa lí tự nhiên khu vực ấy, từ đó mới có thể tìm được chính xác nguyên nhân hình thành khí hậu, mới có thể dự báo đúng và khai thác tài nguyên khí hậu đó một cách hợp lí
Những kết quả nghiên cứu khí hậu đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn của đời sống sản xuất, các hoạt động kinh tế và du lịch Trong những năm nửa cuối của thế kỷ XX, song song với hướng nghiên cứu khí hậu lý thuyết đã xuất hiện nhiều hướng nghiên cứu mới thuộc phạm trù của khí hậu ứng dụng Khí hậu ứng dụng là một ngành khoa học nghiên cứu khí hậu trong mối quan hệ với một đối tượng cụ thể, làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của khí hậu lên đối tượng nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn, hợp lí để tận dụng
và nâng cao tính tích cực của khí hậu Khí hậu ứng dụng có thể được phân chia theo các hướng cơ bản như: khí hậu nông nghiệp, khí hậu lâm nghiệp, khí hậu y học, khí hậu du lịch, khí hậu xây dựng, khí hậu giao thông vận tải, khí hậu quân sự
Nghiên cứu khí hậu ứng dụng vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn Một mặt nó tạo ra bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành khí tượng và khí hậu học, mặt khác các kết quả của khí hậu ứng dụng đồng thời cũng thúc đẩy
sự phát triển của các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào khí hậu thời tiết, làm cho các ngành này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Khí hậu nông nghiệp
Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,…) có mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ với các hoạt động sản xuất nông nghiệp Nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, vật nuôi Những kiến thức về mối quan
hệ giữa khí tượng và khí hậu với cây trồng đã được nghiên cứu và phát triển thành một ngành khoa học Đó là khí hậu nông nghiệp
Khí hậu nông nghiệp là khoa học nghiên cứu các điều kiện khí tượng, khí hậu,… đối với sản xuất nông nghiệp dưới tác dụng qua lại các điều kiện đó với các yếu tố và các quá trình sản xuất nông nghiệp
Trang 211.1.2 Biến đổi khí hậu
1.1.2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Có nhiều khái niệm về BĐKH như:
Theo Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu: “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khoẻ và phúc lợi con người”
Theo Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH của Liên hợp quốc (IPPC) thì BĐKH được định nghĩa là: “Bất kỳ sự thay đổi nào của khí hậu so với thời gian
do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người”
Theo Công ước khung về BĐKH của Liên hợp quốc (UNFCCC) định nghĩa như sau: “BĐKH là sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển Trái Đất mà cùng với BĐKH tự nhiên đã quan sát trong một thời kỳ nhất định” [1],[17]
Dù có rất nhiều cách hiểu và những định nghĩa khác nhau về BĐKH được đưa ra nhưng có thể hiểu một cách đơn giản nhất, BĐKH chính là sự thay đổi hoặc biến đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực
1.1.2.2 Khái quát chung về hiện tượng BĐKH trên thế giới và Việt Nam
* Hiệu ứng nhà kính
Khái niệm
Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất
Hiệu ứng nhà kính Trái Đất được mô phỏng như là hiện tượng năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt Trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải
Trang 22chỉ ở những chỗ được chiếu sáng Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các nhà kính trồng cây nên được gọi là hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Do sự gia tăng quá mức các khí nhà kính trong thành phần khí quyển Trái Đất Các nguồn phát sinh khí nhà kính bao gồm nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng, hoạt động núi lửa, Nguyên nhân nhân tạo là do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch phục vụ các ngành sản xuất, hoạt động giao thông, do cháy rừng nguồn gốc con người, gia tăng dân số
Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là khí CO2 (50%), CH4 (13%), N2O (5%), hơi nước (3%); ngoài ra còn có CFC’s (24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
- Làm tăng nhiệt độ của Trái Đất Sự tăng nhiệt độ diễn ra không đồng đều tại các khu vực trên Trái Đất: ở khu vực vĩ độ thấp (xích đạo, nhiệt đới) tốc
độ tăng của nhiệt độ thấp hơn so với trị số tăng trung bình của Trái Đất và thấp hơn nhiều so với ở các khu vực vĩ độ cao (ôn đới, cực)
- Sự dâng cao mực nước biển do nhiệt độ tăng làm băng tan nhanh và đại dương ấm dần sẽ làm nước nở ra, thể tích nước tăng lên Mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới: một số khu vực có xu hướng giảm như ở bờ biển phía đông của Nam Mĩ, khu vực ven biển Scandinavi, phía đông Thái Bình Dương; khu vực có mực nước biển dâng nhanh như ở phía tây Thái Bình Dương và phía đông Ấn Độ Dương
- Động vật bị thay đổi nhịp sinh học Hiệu ứng nhà kính đã làm cho thực vật nở hoa sớm hơn nên mùa xuân bắt đầu sớm hơn Một số loài động vật sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào Chỉ có những loài điều chỉnh được nhịp sinh học tương ứng với sự phát triển của thực vật mới có khả năng tồn tại và phát triển
- Thực vật bùng nổ ở Bắc cực Dưới tác động của BĐKH băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, dẫn đến các loài thực vật phát triển hơn Cây cối ở Bắc
Trang 23Cực thường bị vùi dưới băng quanh năm nhưng do tác động của BĐKH đã phát triển mạnh hơn
- Nhiều công trình biến dạng do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính (do lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất bị mất đi) Nhiều công trình xây dựng như: đường bộ, đường sắt, đường cao tốc, nhà cửa cùng nhiều công trình xây dựng khác bị biến dạng do hiện tượng co rút của mặt đất đã tạo ra nhiều vết nứt Ngoài ra, sự tan chảy lớp băng trên đỉnh núi có thể làm làm chiều cao của các đỉnh núi bị giảm đi
- Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn do nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên Sự thất thường của khí hậu làm gia tăng số hiện tượng cháy rừng trên thế giới
- Tác động đến sức khoẻ con người: Việc gia tăng nhanh lượng CO2 trong khí quyển đã làm cho thực vật sớm nở hoa và tạo ra nhiều phấn hơn Đây
là một trong những tác nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp trong thời gian vài thập kỷ qua Số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên
- Sự ấm lên của Trái Đất đã làm gia tăng các thời tiết cực đoan, tác động đến năng suất của các hệ sinh thái, từ đó ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp
và một số nhà máy sản xuất khác khi đốt nhiên liệu, ) và hoạt động giao thông
đã thải khí SO2 vào khí quyển Khí NOx được tạo nên ở nhiệt độ cao do phản ứng đốt cháy nhiên liệu như: than đá, dầu khí, củi… từ đó sẽ tạo thành SO2 và
Trang 24NO2, những chất khí này rất dễ hoà tan trong nước Các oxít này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axít như: H2SO4, H2S, HNO3 Khi mưa, chúng lại rơi xuống mặt đất cùng các hạt mưa và chính các axít này
đã làm cho nước mưa có tính axít
Khí SO2 có nguồn gốc tự nhiên chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 1/10)
so với nguồn gốc nhân tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao thông…) Lượng khí thải do các nhà máy nhiệt điện thải ra chiếm 40% và 60% là do các hoạt động giao thông vận tải
Hậu quả của mưa axít
- Đối với ao, hồ và hệ thuỷ sinh vật: Mưa axít sẽ làm rửa trôi các chất dinh dưỡng ở bề mặt đất, đồng thời mang các kim loại độc hại xuống ao, hồ Ngoài ra, khi băng tan các axít trong băng tuyết và kim loại nặng theo nước vào
hồ làm tăng đột ngột độ pH, hiện tượng này gọi là sốc axít thường xảy ra vào mùa xuân khi thời tiết trời trở nên ấm hơn Do độ pH bị thay đổi đột ngột nên các sinh vật bị tiêu diệt rất nhiều vì không thích nghi được với môi trường sống mới Trái lại những sinh vật thích nghi kịp với sự thay đổi đó lại sinh sôi, phát triển rất mạnh vì mùa xuân thường là mùa sinh sản của các loài cả ở trên cạn và dưới nước
- Đối với thực vật và đất: khi có mưa axít rơi xuống thì các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi, các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion nhôm này có thể được hấp thụ bởi rễ cây và sẽ gây độc cho cây Như chúng ta đã biết không phải toàn bộ khí SO2 trong khí quyển khi sinh ra sẽ được chuyển hóa hết thành axít H2SO4 mà một phần của nó vẫn còn lắng đọng trong đất dưới dạng khí Khi khí này tiếp xúc với lá cây sẽ làm cản trở quá trình quang hợp
- Đối với khí quyển: các hạt sulphate, niterat tạo thành trong khí quyển
sẽ làm hạn chế tầm nhìn do khả năng tồn tại lơ lửng dưới dạng sương Các sương mù axít còn làm ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền ánh sáng Mặt Trời nên
sẽ làm giảm phần năng lượng chiếu sáng tới mặt đất
Trang 25- Đối với các công trình kiến trúc và các vật liệu: các hạt axít khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc lập tức sẽ ăn mòn chúng Mưa axít cũng làm hư vải, sợi, sách và các đồ cổ qúy giá ở trong các viện bảo tàng, các thư viện thông qua hệ thống thông gió, các hạt axít đã được đưa vào tiếp xúc và phá huỷ các vật liệu nói trên
- Đối với con người: các chất axít có trong không khí nêu trên rất nguy hại đối với cơ thể sống, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người, chúng có thể huỷ diệt cuộc sống nhân loại Mưa axít có thể tàn phá hệ thần kinh và gây nên bệnh thần kinh đối với con người Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí axít lên con người là các bệnh về đường hô hấp như: hen suyễn, ho gà… các tác hại gián tiếp là hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại do mưa axít
* Suy giảm tầng ozone
Khái niệm
ozone là một loại chất khí có trong thiên nhiên, nằm ở tầng bình lưu của khí quyển (độ cao khoảng 25km) Ozone gồm 3 nguyên tử oxy (O3), có khả năng hấp thụ phần lớn những tia cực tím từ Mặt Trời chiếu xuống
Vai trò của tầng ozone
Lớp ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất Nếu không có lớp ozone các tia tử ngoại sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất gây nên các bệnh như: ung thư da và đục thủy tinh thể Lớp ozone được ví như là tấm áo giáp của Trái Đất trước sự tác động có hại của tia cực tím
Nguyên nhân thủng tầng ozone
Lỗ thủng tầng ozone lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1987 ở Nam Cực Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tầng ozone bị thủng do các nguyên nhân sau:
Trang 26- Hoạt động của núi lửa đã giải phóng một lượng lớn Chlorine (HCl) vào khí quyển Các hợp chất HCl này rất dễ hoà tan trong hơi nước của khí quyển
và tích tụ ở tầng bình lưu là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone
- Con người thải các chất khí CFCs và các chất phá hủy ozone (ODS) khác vào khí quyển Chất khí CFCs được sinh ra do quá trình sử dụng làm chất tạo bọt, chất làm lạnh, bình cứu hỏa, bình xịt, Các chất ODS khác bao gồm: methyl bromide (làm thuốc trừ sâu), halons (trong các bình chữa cháy), methyl chlorform (dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghệ) Ở tầng bình lưu, do tác dụng của tia cực tím, khí CFCs bị phân huỷ tạo ra Chlor nguyên tử,
và Chlor nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân huỷ ozone; Methyl bromide bị tia cực tím phân huỷ để cho ra Brom nguyên tử
- N2O là chất khí được tạo ra từ quá trình xử lý rác thải, phân động vật, phân bón hoá học, hoạt động giao thông, công nghiệp
* Tác hại của việc suy giảm ozone
- Sự suy giảm tầng ozone làm tăng cường độ tia cực tím đến bề mặt Trái Đất, gây ra nhiều hậu đối với con người như: làm da cháy nắng, loá mắt, lão hoá da, đục thuỷ tinh thể, ung thư mắt, ung thư da, gia tăng các khối u ác tính (19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ) Ngoài ra, suy giảm tầng ozone ở tầng bình lưu còn làm gia tăng lượng ozone ở tầng đối lưu Ở mặt đất ozone là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khoẻ vì ozone có độc tính, thể theo tính chất oxy hoá mạnh
- Sự suy giảm tầng ozone làm tăng cường độ tia cực tím đến bề mặt Trái Đất có thể tiêu diệt các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển, đây là loại thực vật có liên quan trực tiếp đến năng suất sinh học của đại dương Sản lượng nhiều loại cây trồng cũng bị suy giảm mạnh khi lớp ozone bị suy giảm
1.1.2.3 Ứng phó với biến đổi khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng cơ hội do BĐKH mang lại
Trang 27Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính
Thích ứng để sống chung với BĐKH và giảm nhẹ các nguyên nhân gây BĐKH là giải pháp tối ưu của mọi quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay Các giải pháp thích ứng, ứng phó với BĐKH có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau và cần được tiến hành đồng thời
1.1.3 Khái quát chung về ngành nông nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm và vai trò của ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Theo nghĩa hẹp, ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Trong đề tài này, nông nghiệp được nghiên cứu theo nghĩa rộng bao gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Ngành nông nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia
Trước hết, sản phẩm của ngành nông nghiệp là nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người Đây là yếu tố tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
Các sản phẩm từ ngành nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp (công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt và sản xuất trang phục, ) Ngoài ra, sản phẩm nông nghiệp còn được sử dụng trong các ngành khác như y
tế, hàng không,
Ở khu vực nông thôn, đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ làm gia tăng nhu cầu về sản phẩm của ngành công nghiệp (máy móc sản xuất nông nghiệp) thúc đẩy công nghiệp phát triển
Các sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu sẽ mang lại nguồn ngoại tệ cho các quốc gia
Ngành nông nghiệp mặc dù có những tác động đến môi trường như làm ô nhiễm nguồn đất, nước, Tuy nhiên, việc phát triển ngành lâm nghiệp, đặc biệt
Trang 28là trồng rừng sẽ góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên đất, nước, sinh vật và điều hòa khí quyển
1.1.3.2 Đặc điểm của ngành nông nghiệp
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống Việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau Cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu
tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xu ất hàng hóa
Biểu hiện là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm
1.1.3.3 Phát triển bền vững nông nghiệp
Theo tổ chức Sinh thái và Môi trường thế giới (WORD), Nông nghiệp
bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay,
mà không giảm khả năng đó đối với các thế hệ mai sau
Trang 29Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện tại khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ trong sản xuất nông nghiệp làm cho kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển mà còn duy trì được khả năng ấy cho những thế hệ tiếp theo Trong sự phát triển nông nghiệp bền vững, hệ thống nông nghiệp có khả năng duy trì hay tăng năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Như vậy, phát triển nông nghiệp thực sự là phát triển bền vững khi đảm bảo được hai yêu cầu cơ bản sau:
- Một là, đáp ứng được nhu cầu về nông sản của loài người
- Hai là, duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau về quỹ đất, nước, rừng, tính đa dạng sinh học và không khí
Theo tác giả Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân phát triển nông nghiệp bền vững có thể phân thành 3 nhóm sau:
Nhóm thứ 1: nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía
cạnh kinh tế - kỹ thuật (technical economic terms) - năng suất lao động tăng và
duy trì trong dài hạn là bằng chứng cho sự tăng trưởng của nông nghiệp theo con đường bền vững
Nhóm thứ 2: nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía
cạnh sinh thái (ecological terms) - một hệ thống nông nghiệp gây ô nhiễm môi
trường, phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên thì hệ thống đó không bền vững
Nhóm thứ 3: nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh vào khía cạnh con
người (human environment) - một hệ thống nông nghiệp không cải thiện được
trình độ giáo dục, tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của người nông dân thì hệ thống đó không được xem là bền vững Đồng thời các tác giả đã có những cách tiếp cận mới trong sản xuất nông nghiệp như tiếp cận nông nghiệp sinh thái, tiếp cận 3N (nông nghiệp, nông dân, nông thôn), tiếp cận theo chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu,
Trang 30Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững cần phải đảm bảo được giá trị
kinh tế hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp, vừa phải đảm bảo được trên lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm cho người dân, bình đẳng giới; vừa phải sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
1.1.4 Vai trò của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
1.1.4.1 Khái niệm về đánh giá tài nguyên khí hậu
Đánh giá tài nguyên khí hậu là một bộ phận của công tác đánh giá môi trường tự nhiên mà bản chất chính là việc xem xét, xác định và phân loại giá trị (mức độ thuận lợi, thích nghi, phong phú) của loại tài nguyên này trên mỗi vùng lãnh thổ đối với một số yêu cầu kinh tế - xã hội nhất định; từ đó có thể đưa ra những kiến nghị về khả năng khai thác và sử dụng hợp lí cho mục đích nào đó
1.1.4.2 Vai trò của các yếu tố khí hậu, khí tượng đối với cây trồng
* Ánh sáng:
Ánh sáng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó
có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống thực vật từ khi nảy mầm cho đến khi
ra hoa kết quả Không có ánh sáng thì cây không thể tồn tại được Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng để giúp cây tiến hành quang hợp, thoát hơi nước và vận chuyển nước Ánh sáng còn cần thiết cho sự hình thành chất dinh dưỡng giúp cây xanh phát triển Chất diệp lục của lá cây dưới tác động của ánh sáng
sẽ tổng hợp hơi nước và khí cacbon đioxit hình thành đường glucôza
Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có ảnh hưởng lớn tới cây trồng Khi cường độ ánh sáng mạnh, tốc độ tích luỹ chất hữu cơ được tăng lên làm cho cây trồng tăng về trọng lượng và thể tích Tuy nhiên, cường độ ánh sáng thích nghi chỉ ở mức độ nhất định nếu cường độ ánh sáng vượt ra ngoài phạm vi nhất định thì diệp lục tố bị phá hoại, cây trồng héo hon, vàng úa rồi chết Ngược lại, nếu thiếu ánh sáng quá trình tổng hợp năng lượng kém, cây sẽ vươn dài mảnh khảnh, rễ phát triển kém,
Trang 31lượng diệp lục trong lá ít, khả năng chống chịu của cây giảm Trong quá trình sinh trưởng, cây chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ chiếu sáng tự nhiên đó là chu kì ánh sáng Chu kì ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến chu kì phát dục của cây trồng
Vì vậy, muốn đạt năng suất cao và vững chắc thì phải nắm được yêu cầu ánh sáng của từng loại cây trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển để sử dụng các biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ có liên quan mật thiết với sự phân bố bức xạ mặt trời trên Trái Đất Nó quyết định sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật và thảm thực vật nhất định M.A Humberman đã khẳng định: “Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến tình hình phân bố của các quần xã thực vật” Đối với cây trồng, cần xem xét đến nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí
Nhiệt độ đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các bộ rễ Khi nhiệt độ quá thấp làm cho áp suất tăng, rễ hút chất khoáng và nước khó khăn không đủ thoả mãn cho cây gây nên hiện tượng hạn sinh lí Ngoài ra, nhiệt độ quá thấp còn ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, quá trình chuyển hoá năng lượng của cây
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp của cây Cây muốn quang hợp được tốt cần có một nhiệt độ thích nghi Nếu nhiệt độ thấp, khả năng lưu thông vận chuyển nước và dinh dưỡng diễn ra kém, cây kém phát triển Ngược lại, nhiệt độ quá cao thời gian sinh trưởng của cây trồng sẽ bị rút ngắn lại, quá trình phát dục quá sớm sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng
* Mưa - ẩm:
- Mưa: Nước là nguyên liệu để quá trình quang hợp xảy ra, giúp thực vật tổng hợp nên chất hữu cơ Nước là môi trường để thực hiện các phản ứng sinh hóa và các hoạt động sinh lý của thực vật
Trang 32- Độ ẩm: Độ ẩm của không khí ảnh hưởng đến khả năng cân bằng thoát hơi nước của cây Độ ẩm thấp, cường độ thoát hơi nước tăng cây sẽ bị héo Độ
ẩm tăng, cường độ thoát hơi nước giảm, nhưng nếu độ ẩm tăng quá mức thì thời gian ra hoa, kết quả của cây chậm lại và bất lợi cho sự thụ phấn, giảm năng suất cây trồng
* Không khí và gió:
- Không khí: Hàm lượng, thành phần các chất khí có trong không khí có tác dụng trực tiếp và quan trọng đối với cây trồng CO2 và O2 là hai chất khí quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tạo ra các hợp chất hữu cơ nuôi sống cây, cũng như quá trình hô hấp, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây trồng Các chất khí khác như N, NH3, H2 cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây trồng
- Gió: Tốc độ gió, hướng và tính chất của các loại gió có ảnh hưởng đến quá trình sinh thái, sinh lí của cây Gió có vai trò quan trọng trong việc phát tán phấn hoa, điều hoà chế độ ẩm làm thay đổi điều kiện không khí, cải thiện điều kiện quang hợp cho cây Đồng thời với tốc độ lớn, tính chất thay đổi gió cũng gây nhiều tác hại cho cây trồng như: gãy cành, đổ cây, hoa không thụ phấn, quả lép…
* Các dạng thời tiết đặc biệt
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: gió khô nóng, bão, lũ lụt, sương muối, sương mù, mưa đá, giông… phần lớn có ảnh hưởng xấu đến cây trồng Chúng có thể gây tác hại trực tiếp, tàn phá về mặt cơ học cũng như ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái, làm cho cây trồng mất khả năng sinh trưởng, phát triển
1.1.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp
BĐKH có tác động đến tất cả các lĩnh vực và các ngành sản xuất kinh tế, trong đó ngành nông nghiệp với đặc điểm phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên là ngành dễ bị tổn thương nhất Thứ nhất, tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp thể hiện ở việc làm tăng diện tích đất nông nghiệp bị chìm ngập, làm thay
Trang 33đổi tính chất đất do nhiễm phèn, nhiễm mặn khi mực nước biển dâng cao Thứ hai, tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp thể hiện ở việc giảm khả năng cung cấp nguồn nước tưới trong nông nghiệp do hạn hán, lũ lụt gia tăng, đồng thời làm tăng các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi Thứ ba, BĐKH cũng làm suy giảm nguồn lợi thủy, hải sản do các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn Thứ tư, BĐKH làm thay đổi điều kiện sống và không gian phân bố rừng, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng do thời tiết cực đoan gia tăng Hậu quả tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp là dẫn đến mất đất canh tác và suy giảm chất lượng đất, thu hẹp không gian sản xuất nông nghiệp; thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi; giảm hiệu quả nuôi trồng thủy, hải sản; suy giảm diện tích và chất lượng rừng
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam
BĐKH biểu hiện ở Việt Nam thông qua các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt
độ, lượng mưa ) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn hán ) Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C, mực nước biển dâng 20 cm Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra với cường độ mạnh hơn trước
Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nhiệt độ trên tăng ít nhất 1,1 - 1,9°C, nhiều nhất 2,1 - 3,6°C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 - 5,2% và nhiều nhất từ 1,8 - 10,1%, mực nước biển dâng ít nhất 65cm, nhiều nhất 100cm so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 [4]
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam với đường bờ biển kéo dài 3260 km, khi nước biển dâng cao 1 mét, khoảng 10 triệu người ở các đồng bằng ven biển sẽ chịu tác động, ảnh hưởng đến 10% Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội (GDP), 29% diện tích đất ngập nước, 7% diện tích đất nông nghiệp Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng
số hơn 4 triệu ha trồng lúa hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia
Trang 34BĐKH đã khiến khí hậu, thời tiết ở nước ta diễn biến phức tạp Lượng mưa hàng năm biến đổi thất thường, số cơn bão có cường độ mạnh trong những năm gần đây tăng lên, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn Sau bão thường là mưa lớn, gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét BĐKH cũng gây nên tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài Tình trạng khí hậu, thời tiết đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của cây trồng và vật nuôi Một số loài cây trồng, vật nuôi bị giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm
Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết còn làm nảy sinh những dịch bệnh mới, thậm chí trở thành đại dịch Ở nước ta trong thời gian gần đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, sâu quấn lá trong trồng trọt hay dịch H5N1, H1N1…trong chăn nuôi đã gây thiệt hại rất lớn đến năng suất nông nghiệp, làm gia tăng chi phí sản xuất
BĐKH làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên đất - tư liệu sản xuất thiết yếu của ngành nông nghiệp Đất nông nghiệp của nước ta vốn đã bị thoái hoá
do sự lạm dụng phân hoá học và mất lớp thực vật che phủ, cùng với sự tác động của BĐKH khiến cho hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng lên, dẫn đến tình trạng thoái hoá đất ngày càng trầm trọng hơn Những nghiên cứu gần đây
về chất lượng đất ở Đồng bằng sông Hồng cho thấy: hàm lượng lân, hàm lượng mùn trong đất bị suy giảm, đất nghèo dần K dễ tiêu, độ chua đất tăng lên Quá trình xói mòn rửa trôi đất ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ nhiều nơi lên tới hàng trăm tấn/ha/năm Quá trình hình thành kết von và đá ong hóa cũng diễn ra mạnh mẽ với diện tích hàng chục ngàn ha và đặc biệt là quá trình sa mạc hoá cục bộ đã diễn ra ở nhiều nơi trong khu vực
BĐKH cũng tác động mạnh mẽ đến nguồn nước phục vụ nông nghiệp Thực tế ở nước ta trong những năm qua, hạn hán đã xảy ra nhiều hơn; nước lũ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang…Lưu lượng nước sông Mê Công giảm từ 2 - 24% trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% trong mùa lũ gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
BĐKH khiến cho mực nước biển dâng cao đã tác động mạnh mẽ đến ngành thủy sản của Việt Nam Nước biển dâng cao làm cho diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thuỷ sản Đồng
Trang 35thời, do sự xâm nhập của nước mặn dẫn đến mất nơi sinh sống của thuỷ sản nước ngọt Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuỷ sản, hải sản bị phân tán Các loài
cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm và có nguy cơ mất hẳn [15]
1.2.2 Khái quát khu vực nghiên cứu
Tỉnh Lai Châu có tọa độ địa lý 21051' đến 22049' Vĩ độ Bắc và 102019' -
103059' Kinh độ Đông Tỉnh Lai Châu giáp nước láng giềng Trung Quốc ở phía Bắc (có 265,095 km đường biên giới) và giáp với 4 tỉnh: giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái (phía Đông), giáp tỉnh Điện Biên (phía Tây), giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La (phía Nam) giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lai Châu có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 02 xã và 02 phường)
Là tỉnh miền núi cao và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
Điều kiện khí hậu của tỉnh Lai Châu khá phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp như các cây công nghiệp, cây
ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và khoanh nuôi tái sinh rừng Do đó, tỉnh Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng
đa dạng hoá cây trồng vật nuôi và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch Tuy nhiên, tỉnh Lai Châu cũng chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu như hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa Do đó để khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của khí hậu cần quan tâm xây dựng các công trình thuỷ lợi và đẩy mạnh công tác trồng rừng đầu nguồn
Trang 36Chương 2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LAI CHÂU
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh Lai Châu
2.1.1 Bức xạ mặt trời
Khí hậu của tỉnh Lai Châu có thời gian nắng dài nhất vào các tháng 4, tháng
5 và tháng 9, tháng 10 Các tháng 6, tháng 7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều Tổng lượng bức xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1-4,9 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1.800 - 2.100 giờ nắng Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất bức xạ cho sản xuất NLMT là vào tháng 2 đến tháng 10
Bảng 2.1: Đặc điểm nắng tại khu vực tỉnh Lai Châu
Trang 37200C phổ biến; từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trên 200C (chỉ xảy ra ở các vùng có độ cao dưới 500 m) Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm
2.1.2 Hoàn lưu khí quyển
Các hướng gió thịnh hành trên địa bàn tỉnh Lai Châu bao gồm gió Đông Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau; gió Nam, Đông Nam và Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 8
Gió ở Lai Châu có tốc độ < 4m/s, với mức này thì khai thác và sử dụng năng lượng gió chưa có hiệu quả với công nghệ hiện nay
Mặc dù ít bị ảnh hưởng của bão, song Lai Châu lại thường chịu tác động của một số hiện tượng thời tiết bất lợi như: gió Tây khô nóng, giông (số ngày giông trung bình 45 - 60 ngày/năm, tập trung tháng 4 đến tháng 8), mưa đá, sương muối (trung bình mỗi năm có 1 - 2 ngày có sương muối tập trung vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, riêng ở độ cao trên 1.500 m trung bình xuất hiện 9
- 10 ngày/năm), gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân sinh
Địa hình của tỉnh Lai Châu thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông sang Tây (khu vực huyện Sìn Hồ - Phong Thổ) Vùng Mường Tè chạy dài và hạ thấp dần độ cao theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Vùng Sìn Hồ - Phong Thổ có dãy Hoàng Liên Sơn án ngữ phía Đông Bắc Toàn tỉnh Lai Châu có 6 đỉnh núi cao trên 2.500m, trong đó có 4 đỉnh thuộc huyện Phong Thổ và 2 đỉnh thuộc huyện Mường Tè Có thể phân chia địa hình của tỉnh thành các vùng:
Địa hình dưới 500 m nằm xen kẽ giữa những dãy núi cao, gồm các thung lũng sâu, hẹp hình chữ V và một số thung lũng có địa hình tương đối bằng
Trang 38phẳng như Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ), Mường So (huyện Phong Thổ), Bình
Lư (huyện Tam Đường), Mường Than (huyện Than Uyên) thích hợp cho việc
bố trí sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích không lớn
Địa hình vùng núi có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, độ dốc trên 300 rất khó khăn cho việc bố trí sản xuất nông nghiệp, điển hình là khu vực vùng núi cao huyện Sìn Hồ
Địa hình vùng núi có độ cao từ 800 m đến dưới 1.500 m, vùng này có độ chia cắt mạnh, địa hình hiểm trở, lòng suối dốc và có nhiều hang động, đại diện
là khu vực núi cao huyện Phong Thổ
Địa hình vùng núi có độ cao từ 1.500 m đến dưới 2.500 m, phân bố chủ yếu dãy núi biên giới Việt Trung thuộc huyện Mường Tè, có độ dốc lớn hơn
300 và thảm thực vật rừng còn khá Do địa hình núi non hiểm trở nên dân cư sống ở vùng này rất thưa thớt
Địa hình vùng núi có độ cao trên 2.500 m, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đỉnh núi cao trên 2.500 m, bao gồm 4 đỉnh thuộc huyện Phong Thổ và 2 đỉnh thuộc huyện Mường Tè
2.2 Sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu do biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu
Nghiên cứu biến đổi khí hậu ở tỉnh Lai Châu qua một số số liệu sau: nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp) và lượng mưa ngày Các số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn 1961 - 2020 tại các trạm khí tượng: Lai Châu (trạm Mường Lay ngày nay), Mường Tè, Tam Đường, Sìn Hồ, Than Uyên được sử dụng để phân tích xu thế và mức độ biến đổi khí hậu Lai Châu Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu được đánh giá trên cơ sở phân tích số liệu đã quan trắc được tại các trạm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1961 - 2020
Số liệu tại nội dung này được tính toán từ năm 1961, khi đó trạm Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu Sau này khi chia lại địa giới hành chính, từ năm
2004, thị xã Lai Châu nhập về tỉnh Điện Biên và từ năm 2005 đổi thành thị xã Mường Lay Theo đó, trạm Lai Châu được đổi tên thành trạm Mường Lay, và thuộc tỉnh Điện Biên ngày nay Theo nghiên cứu của tác giả, trạm Lai Châu (giờ
là Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên) vẫn có ý nghĩa tham khảo nhất định
Trang 392.2.1 Nhiệt độ
2.2.1.1 Nhiệt độ trung bình năm
Trong giai đoạn 1961 - 2020, nhiệt độ không khí trung bình năm ở tỉnh Lai Châu có xu thế tăng với tốc độ tăng phổ biến từ 0,1 - 0,2oC/thập kỷ Số liệu quan trắc được tại các trạm khí tượng tại Lai Châu có độ dài 60 năm từ năm
1961 - 2020, riêng trạm Tam Đường có thời gian quan trắc ngắn hơn là 45 năm
Bảng 2.2: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại các trạm khí tượng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2020
Hình 2.1 Hệ số a 1 (°C/thập kỷ) của đường xu thế tuyến tính nhiệt độ trung bình các mùa trong năm tại các trạm khí tượng Lai Châu,
thời kỳ 1961 - 2020
Trang 40Hệ số a1 nói lên xu thế biến đổi tăng hay giảm của nhiệt độ theo thời gian Hệ số a1 dương là nhiệt độ trung bình tăng theo thời gian, hệ số a1
âm là nhiệt độ trung bình giảm theo thời gian Ở hình 2.1, hệ số a1 đều dương nghĩa là nhiệt độ ở Lai Châu tăng theo thời gian
Về xu thế trong các mùa, đa số các trạm đều thể hiện xu thế tăng nhiệt độ trong cả 4 mùa Tốc độ tăng giữa các mùa khá tương đương, tăng khoảng 0,1oC/thập kỷ vào mùa xuân, mùa hè; và tăng khoảng 0,2oC/thập
kỷ trong mùa thu và mùa đông Riêng vào mùa thu, nhiệt độ tại trạm Tam Đường có thể tăng tới 0,3oC/thập kỷ Xu thế biến đổi này thể hiện qua hệ
số a1 (oC/thập kỷ)
Bảng 2.3: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình các mùa trong năm
tại các trạm khí tượng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2020
Lai Châu (Mường Lay) Tăng Tăng Tăng Tăng
Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng của tỉnh lai Châu 2.2.1.2 Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (TXx)
Thời kỳ 1961 - 2020 , nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm (TXx năm) ở Lai Châu thể hiện xu thế tăng ở các trạm Tam Đường, Than Uyên Các trạm còn lại được coi là không thể hiện xu thế rõ ràng Mức độ tăng TXx tại Tam Đường, Than Uyên là 0,25oC/thập kỷ
2.2.1.3 Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (TNn)
Trong giai đoạn 1961 - 2020, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm (TNn năm
có xu thế tăng ở trạm Than Uyên với tốc độ tăng 0,50C/thập kỷ, các trạm còn lại không thể hiện xu thế rõ ràng Tuy nhiên, các dao động nội tại đều cho thấy TNn năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn tỉnh (Bảng 2.4)