1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở địa lý học phát triển loại hình du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh thái nguyên

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở địa lý học phát triển loại hình du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Hoàng Thị Hoa
Người hướng dẫn TS. Phạm Thu Thuỷ
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Địa lí tự nhiên
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,5 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài (14)
  • 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Những đóng góp của đề tài (22)
  • 7. Cấu trúc của đề tài (22)
  • Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THAM QUAN (23)
    • 1.1. Cơ sở lí luận (23)
      • 1.1.1. Các khái niệm liên quan (23)
      • 1.1.2. Vai trò của du lịch (25)
      • 1.1.3. Tài nguyên du lịch tham quan (28)
      • 1.1.4. Quan hệ giữa điều kiện địa lý với phát triển du lịch tham quan (36)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (38)
      • 1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch tham quan ở Việt Nam (38)
      • 1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch tham quan ở Trung du miền núi phía Bắc (39)
  • Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ TỈNH THÁI NGUYÊN (42)
    • 2.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên (42)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (42)
      • 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên (44)
      • 2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn (50)
      • 2.1.4. Địa danh du lịch đặc trưng (54)
    • 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (64)
      • 2.2.1. Kinh tế (64)
      • 2.2.2. Dân cư lao động (65)
      • 2.2.4. Chính sách đầu tư phát triển (68)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại Thái Nguyên (71)
      • 2.3.1. Lượng khách du lịch (71)
      • 2.3.2. Doanh thu từ du lịch (72)
      • 2.3.3. Liên kết, hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch (0)
      • 2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về du lịch (74)
      • 2.2.3. Cơ sở hạ tầng (76)
  • Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH (80)
    • 3.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí cho phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (80)
      • 3.1.1. Xây dựng thang đánh giá (80)
      • 3.1.2. Đánh giá riêng cho từng tiêu chí (81)
    • 3.2. Định hướng phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên . 75 1. Định hướng về thị trường khách du lịch (86)
      • 3.2.2. Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch (87)
      • 3.2.3. Định hướng về quảng bá xúc tiến du lịch (90)
      • 3.2.4. Định hướng không gian phát triển du lịch (92)
    • 3.3. Các giải pháp thực hiện (95)
      • 3.3.1. Giải pháp về liên kết đa dạng hoá sản phẩm du lịch (95)
      • 3.3.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch (95)
      • 3.3.3. Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch (96)
      • 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch (98)
    • 1. Kết luận (100)
    • 2. Khuyến nghị (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)
  • PHỤ LỤC (105)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ HOA CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THAM QUAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, con người luôn có nhu cầu xê dịch, từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác, từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí từ đất nước này sang đất nước khác với những mục đích khác nhau Một trong những mục đích đó chính là để du lịch tham quan Đi đôi với hiện trạng xã hội phát triển, du lịch tham quan cũng ngày càng trở nên phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà cả các nước phát triển trên toàn thế giới, dần trở thành ngành mũi nhọn góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước Việt Nam và đất nước có địa hình cực kỳ phong phú, từ những dãy núi Phan-xi-păng hùng vĩ đến đường biển dài bao quanh dải đất hình chữ S, khắp nơi đều có những cảnh đẹp tuyệt vời để du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng Do vậy du lịch tham quan là hình thức du lịch truyền thống và phát triển ở Việt Nam Những điểm du lịch nổi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang…

Phát triển du lịch tham quan là phát triển các hoạt động du lịch phục vụ khách du lịch có nhu cầu mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết của mình qua việc tham quan các danh lam thắng cảng, di tích lịch sử, kiến trúc, các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội tại nơi họ đến và mong muốn đến Chính vì vâỵ du lịch tham quan là loại hình du lịch phổ biến nhất trong hoạt động du lịch hiện nay

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, là cầu nối giữa vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng Vùng núi rừng phía Bắc hùng vĩ, miền trung du đồi bát úp ở phía Nam và những dải đồng bằng hẹp ở trung lưu Sông Cầu, Sông Công, Thái Nguyên quả là một miền non xanh nước biếc Nói đến Thái Nguyên chúng ta cũng không thể không nhắc đến những cảnh đẹp nổi tiếng, nên thơ như Hồ Núi Cốc, Hồ Ghềnh chè, Hồ Vai Miếu, Hang Phượng Hoàng, Thác Mưa rơi, Suối Cửa tử, Thác Bẩy tầng… Cùng với nhiều di sản văn hoá, lịch sử có giá trị, Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch tham quan

Trong những năm gần đây, Thái Nguyên xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh, tập trung hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch Đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động du lịch tham quan mang tính bền vững

Xuất phát từ thực tế trên và những kiến thức được học trong nhà trường tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “ Cơ sở Địa lý học phát triển loại hình du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm:

- Nghiên cứu điều kiện địa lí, đánh giá giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn cho phát triển loại hình du lịch tham quan tại Thái Nguyên

- Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch tham quan tại tỉnh Thái Nguyên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch tham quan

- Thu thập các thông tin, dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tư liệu bản đồ, các dự án, quy hoạch đã và đang thực hiện tại địa bàn nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc trưng và sự phân hoá không gian của các nhân tố tạo thành tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển du lịch tham quan

- Đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch tham quan tại tỉnh Thái Nguyên một cách bền vững.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

* Các công trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch

Vào thập kỷ 60 - 70, ở Nga và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá TNDL Công trình tiêu biểu của I.A Vedenhin và N.N Misônhitrencô đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng DLND

L.I.Mukhina (1973) trong công trình đánh giá phục vụ du lịch tại vùng hồ Xelighe đã sử dụng đơn vị cơ sở là hệ thống tự nhiên trên đất liền hay dưới nước thuận lợi cho một dạng hay nhóm dạng nghỉ ngơi nào đó

E.E.Phêrôrốp đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp bằng các tổ hợp thời tiết và đã được các tác giả Subukốp, I.X.Kanđôrốp, D.N.Đêmina… hoàn thiện

Từ những năm 1980, các nhà địa lý Trung Quốc đã dựa trên bảng phân loại TNDL của UNTWO để kiểm kê, phân loại, đánh giá tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa phương Ở một số nước Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, các công trình về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch cũng chủ yếu theo hướng kiểm kê, đánh giá các thành phần tự nhiên để xây dựng các tiêu chí phù hợp với mục đích du lịch

Một số tác giả phương Tây như P.David, H.Robinson… đã tiến hành đánh giá và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí Đánh giá về tài nguyên du lịch nhân văn, tác giả B.Rosemary(1998) đã dựa vào các chỉ tiêu như: cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, khả năng tiếp cận các hoạt động du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của từng địa phương hoặc ở quy mô quốc gia

Trong những thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã tác động rất mạnh mẽ đến ngành du lịch (nhất là loại hình du lịch tham quan), các nghiên cứu về mối quan hệ giữa khí hậu và du lịch cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu khẳng định vai trò và mối quan hệ giữa khí hậu với sức khỏe du khách, sức hấp dẫn của điểm đến Nổi bật là các công trình nghiên cứu “Chỉ số khí hậu du lịch TCI” (Mieczkowski, 1985), “Chỉ số khí hậu thứ hai cho du lịch, đặc điểm xác minh” (De Fraitas, 2008) Tuy nhiên từ khi các công trình nghiên cứu ra đời cho đến hiện nay, chỉ số TCI được đề xuất bởi Mieczkowski là chỉ số đã được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá sự phù hợp của khí hậu cho du lịch

* Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TNDL, đánh giá ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phục vụ mục đích du lịch Đã có một số các công trình tiêu biểu như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020” được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

Các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ trong công trình “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” đã xác định nội dung đánh giá dựa vào tính chất của TNDL như: tính nguyên vẹn, tính hấp dẫn, tính dung lượng, tính ổn định của môi trường tự nhiên

Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim Nhung (1994) đã xây dựng tổ hợp thời tiết chính trong ngày dựa trên các tiêu chí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hiện tượng sương mù… đưa ra chỉ tiêu đánh giá điều kiện thời tiết đối với nghỉ dưỡng Đề cập đến đánh giá TNDL, các tác giả Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long đã xác định nội dung trong giáo trình “Tài nguyên du lịch”, “Quy hoạch du lịch”

Phạm Trung Lương trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” đã hệ thống khá toàn diện cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL, đề cập đến khả năng sử dụng GIS trong đánh giá tài nguyên theo phương pháp phân tích không gian và ứng dụng GIS trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch

Phạm Trung Lương cũng đã tiến hành đánh giá địa hình cho du lịch Trong đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc”

Nguyễn Thị Sơn trong luận án tiến sĩ “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương” đã đánh giá mức độ đa dạng sinh học của VQG Cúc Phương cho DLST, đã xác định một số tuyến tham quan trong rừng Đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển du lịch trên phạm vi hẹp (vùng, tỉnh, huyện) mới chỉ được tiến hành chủ yếu ở các công trình nghiên cứu, đề tài luận án tiến sĩ:

Lương Chi Lan trong luận án “Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc” đã tiến hành đánh giá tổng hợp ĐKTN và tài nguyên cho một số điểm du lịch tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó định hướng xây dựng mô hình không gian phát triển DLST

Nguyễn Hữu Xuân đã tiến hành đánh giá tổng hợp các thành phần tự nhiên cho các mục đích du lịch cụ thể và đề ra giải pháp khai thác tự nhiên hiệu quả cho mỗi loại hình du lịch trong luận án “Đánh giá ĐKTN, TNTN thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch”

Nhiều cuốn sách có giá trị liên quan đến du lịch và TCLTDL có thể kể đến như:

Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương: “Tài nguyên du lịch”, Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông (1995): “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”.“Tổ chức lãnh thổ du lịch” Phạm Trung Lương (1999): “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, Nguyễn Minh Tuệ (2010): “Địa lí du lịch Việt Nam”… Những tài liệu trên đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch ở nước ta Các tác phẩm đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến các khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, các bước tiến hành quy hoạch du lịch…

4.3 Tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trên phạm vi lãnh thổ Thái Nguyên đã có một số công trình nghiên cứu chung về TNDL như công trình: “Dự án quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên 1997 -

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống trong nghiên cứu địa lí Khi nghiên cứu một sự vật, hiện tượng nào đó cần phải nghiên cứu, nhìn nhận các sự vật trong tất cả mọi khía cạnh, các quá trình địa lí trong mối quan hệ tương tác với nhau

Nghiên cứu về các nhân tố ĐKTN, TNDL tác động đến phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước hết phải đánh giá được từng yếu tố, thành phần của ĐKTN, TNDL sau đó đánh giá sự ảnh hưởng của các thành phần ĐKTN, TNDL đến sự phát triển du lịch tham quan tiếp đó là đánh giá tổng hợp rồi đưa ra nhận định chung và biện pháp phát triển du lịch tham quan của tỉnh Thái Nguyên Quan điểm này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện

Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ, mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh gọi là hệ thống Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành một hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau Theo L.Bortalant thì “Hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ” Mỗi đối tượng địa lí không tồn tại một cách độc lập riêng rẽ mà là một bộ phận của một hệ thống Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần khác và có khi làm thay đổi cả hệ thống đó

Khu vực lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên là một hệ thống tự nhiên, trong đó có sự tương tác giữa các hợp phần tự nhiên và giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế- xã hội Bởi vậy, mỗi thành phần của hệ thống phải được nghiên cứu tổng hợp trong mối liên hệ biện chứng với các hiện tượng và thành phần khác trong hệ thống về không gian lãnh thổ, thời gian và động lực phát sinh Muốn xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng một hệ thống tư liệu đầy đủ, đồng bộ, chi tiết về giá trị các cảnh quan du lịch tự nhiên và nhân văn cho mục đích quy hoạch phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng cần phải có quan điểm hệ thống

Tính tổng hợp và hệ thống được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội và tài nguyên nhân văn Trong khí đó, tính hệ thống là cơ sở của cách nhìn và xem xét vấn đề một cách tổng hợp Bản chất của quan điểm hệ thống là vận dụng tính hệ thống để tạo ra mối liên hệ giữa các hợp phần, giữa các ngành, giữa các lĩnh vực trong từng đơn vị lãnh thổ và tạo ra thế phối hợp liên vùng khi xét ở tầm vĩ mô Trong tính hệ thống đó, cách nhìn của nhà nghiên cứu là bao quát toàn bộ mọi hợp phần liên đới trong quá trình vận động-đây cũng là nội dung của quan điểm tổng hợp, vì nếu tổng hợp mà không theo một logic hệ thống thì khó mà tiếp cận, khó hiểu và cũng khó giải quyết một vấn đề riêng lẻ

5.1.3 Quan điểm liên ngành

Ngày nay, sự độc lập của các ngành kinh tế hay lĩnh vực khoa học, kỹ thật… chỉ mang tính chất tương đối Trong mỗi hoạt động phát triển đèu có những yêu cầu rất cao về sự phối hợp đa ngành Tính chất liên ngành đảm bảo cho định hướng sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao, dung hoà mâu thuẫn về lợi ích chung, tôn trọng các yếu tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân văn

Do bản chất của đối tượng và định hướng sử dụng bền vững, hợp lý tài nguyên, lĩnh vực khoa học tự nhiên và kinh tế-xã hội sẽ được kết hợp trong đề tài Đồng thời cũng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nghiên cứu với các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành và địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu, tư vấn, khảo sát, đánh giá và xây dựng cơ sở khoa học đảm bảo cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch bền vững

5.1.4 Quan điểm tiếp cận địa lý

Tiếp cận địa lý thường được hiểu là tiếp cận không gian (đúng hơn là tiếp cận không gian và thời gian) theo nghĩa hẹp Tiếp cận địa lý cụ thể hoá tiếp cận tổng hợp và hệ thống theo khía cạnh tính tổng hợp và tính tương hỗ khi nghiên cứu các đối tượng theo không gian Quan điểm này mang tính đặc thù rất quan trọng cho hoạch định không gian phát triển du lịch bền vững của khu vực nghiên cứu Tiếp cận địa lý bao gồm tính không gian (tính lãnh thổ) và tính thời gian, tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ

Trong tổ chức lãnh thổ, tính không gian và thời gian luôn cùng đồng hành, bản chất của nó là các đối tượng phải được thể hiện trong không gian và được xem xét biến đổi theo thời gian Theo quan điểm tiếp cận địa lý về tính không gian và thời gian, trong định hướng sử dụng hợp lý bất kỳ lãnh thổ ở quy mô nào việc nghiên cứu còn phải phản ánh rõ sự phân bố không gian các đối tượng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với kế hoạch thực hiện theo thời gian Tiếp cận địa lý với tính không gian và thời gian có ý nghĩa lớn với mục tiêu của đề tàikhi các yếu tố, hiện tượng tự nhiên được định vị theo không gian rõ ràng, cho phép phát hiện quy luật phân bố các đối tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội và thể hiện chúng trên bản đồ chuyên đề và tổng hợp xác định sự thay đổi trong không gian và diễn biến theo thời gian của các dạng tài nguyên và cảnh quan du lịch, đồng thời xác định các giải pháp khai thác hợp lý

5.1.5 Quan điểm tiếp cận văn hoá-nhân sinh

Con người và các yếu tố văn hoá-xã hội được xác định là đối tượng nghiên cứu trong sinh thái cảnh quan Điều này phù hợp cả về mặt lý luận khoa học và thực tiễn Nguyên tắc cơ bản đầu tiên về phát triển bền vững của thế giới được nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh của Thế giớ về Môi trường và Phát triển taih Rio de Janero (Braxin, 1992) là “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hoà với thiên nhiên" Giải quyết được bài toán con người và lãnh thổ đảm bảo phục vụ được mục tiêu phát triển bền vững

5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lí số liệu trong phòng Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành một số chuyến thực địa theo các tuyến xuất phát từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến một số điểm du lịch như Hồ Núi cốc, Hồ Ghềnh chè, Thác Bẩy tầng, suối Cửa Tử, Hang Phượng Hoàng, ATK Định Hoá… để nghiên cứu, quan sát, mô phỏng, tìm hiểu, chụp ảnh tư liệu Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan quản lí tài nguyên, cơ quan quản lí chuyên ngành, người dân trên địa bàn để thu thập thông tin

5.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu, tài liệu

Tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hướng nghiên cứu, khu vực nghiên cứu được sàng lọc, xử lý và hệ thống hoá

Tác giả tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn thông tin khác nhau: Tổng cục thống kê, Cục thống kê Thái Nguyên, Trụ sở Tài nguyên và Môi trường, các Ban quản lý khu du lịch, sách báo, mạng internet, báo cáo, đề tài… Do có sự chênh lệch giữa các nguồn khác nhau nên tác giả chọn lọc, xử lí những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài như:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, nguồn nước, sinh vật…), tài nguyên nhân văn (Các di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội…) của khu vực nghiên cứu

- Báo cáo về tình hình phát triển ngành du lịch hằng năm của tỉnh Thái Nguyên

5.2.3 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công nghệ xử lý không gian dữ liệu được phát triển trong những năm gần đây Nó hiện đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực từ quy mô địa phương đến quy mô toàn cầu GIS là một cấu hình của phần cứng và phần mềm máy tínhđể nắm bắt, lưu trữ và xử lý thông tin không gian, cả bằng số và định tính, tạo và cập nhật bản đồ, một công nghệ để kết hợp và giải thích bản đồ, một cuộc cách mạng về cấu trúc, nội dung và sử dụng bản đồ GIS được sử dung bởi ngày càng nhiều người trong các lĩnh vực khác nhau từ địa lý đến kinh tế, đến khoa học xã hội và quy hoạch Có GIS cho nhiều mục đích, một số được dành cho bản đồ, một số khác để xử lý bản đồ và cơ sở dữ liệu, những người khác để xử lý thông tin viễn thám Để xác lập sự đồng nhất hay phân dị lãnh thổ của các nhân tố sinh thái cũng như việc thể hiện chúng thì sử dung bản đồ là phương pháp ưu thế nhất Bản đồ có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phương án tổ chức và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc các bảng thống kê dài Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các bản đồ (Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên, Bản đồ địa lý tự nhiên tỉnh Thái Nguyên, Bản đồ du lịch tỉnh Thái Nguyên) của đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfor và được quản lý trong cơ sở dữ liệu của GIS

5.2.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp Đánh giá tổng hợp là phương pháp cơ bản trong quá trình thực hiện nghiên cứu và đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đến định hướng không gian phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Nhờ phương pháp này có thể dự báo được sự phát triển du lịch tham quan trước sự ảnh hưởng của ĐKTN, TNDL Từ đó đề ra các biện pháp nhằm phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.

Những đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:

- Phân tích được hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Chỉ rõ sự ảnh hưởng của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đến sự phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá được những tác động của du lịch tham quan đến sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn sự đa dạng sinh thái trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất được các giải pháp quan trọng nhằm phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần các bảng phụ lục, bảng biểu, bản đồ và tài liệu tham khảo, đề tài gồm

3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về khai thác điều kiện địa lý để phát triển du lịch tham quan

Chương 2 Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Thái Nguyên

Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THAM QUAN

Cơ sở lí luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất

Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chũng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”

Còn Kaspar thì cho rằng “Du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó” Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”

Các nhà kinh tế cho rằng “Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với với hoạt dộng kinh tế là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”

Không giống với các quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”

Khái niệm du lịch được định nghĩa theo Tổ chức du lịch Thế Giới IUOTO (International Union Of Travel Organization) như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc vận hành và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội Việt Nam, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, khái niệm Du lịch được hiểu là “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Thật không khó để đưa ra nhận định rằng, du lịch là một hoạt động đặc thù mang đặc điểm của cả ngành kinh tế và văn hóa - xã hội Du lịch còn gắn liền với trách nhiệm xã hội, các phương diện đạo đức và là một phương diện để khai thác văn hóa địa phương hiệu quả

1.1.1.2 Khái niệm du lịch tham quan

Du lịch tham quan là loại hình du lịch phổ biến nhất trong hoạt động du lịch hiện nay, phục vụ khách du lịch nhu cầu mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết của mình qua việc tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, kiến trúc, các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội tại nơi họ đến và mong muốn đến

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) “Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch”

Mục đích của du lịch tham quan là quan sát, khám phá, tìm hiểu, cảm nhận, nâng cao hiểu biết về các giá trị cảnh quan, môi trường tự nhiên, văn hoá, lịch sử, xã hội

Hoạt động đặc trưng chủ yếu của du lịch tham quan bao gồm:

- Nghe hướng dẫn viên thuyết minh, trao đổi để nâng cao hiểu biết;

- Tự quan sát để cảm nhận các giá trị cảnh quan tự nhiên, văn hoá xã hội của cộng đồng;

- Chụp ảnh, ghi chép những điều cảm nhận được;

- Di chuyển bằng các phương tiện để tiếp cận đối tượng tham quan

1.1.1.3 Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên nói chung hay tài nguyên du lịch nói riêng về cơ bản được hiểu là những yếu tố có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra mà ở một trình độ phát triển nhất định chúng được khai thác để thỏa mãn tất cả các nhu cầu nói chung hay một nhu cầu cụ thể nào đó của con người

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa"

Bên cạnh khái niệm được ghi trong Luật Du lịch 2017, một khái niệm khác về tài nguyên du lịch của Pirojnick (1985) được trích dẫn khá nhiều trong các nghiên cứu về địa lý du lịch ở Việt Nam là: "Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá-lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch" Trong khi đó các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa tài nguyên du lịch là

"Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch"

Như vậy, dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về tài nguyên du lịch, nhưng về cơ bản đều thống nhất tài nguyên du lịch là những yếu tố/kết hợp của nó có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra có giá trị và góp phần tạo thành sản phẩm du lịch

1.1.2 Vai trò của du lịch

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực tiễn phát triển du lịch tham quan ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc Do vậy, Đảng và Nhà nước đã xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Đây là tiền đề quan trọng để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây Trước đại dịch Covid-19, năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đã đón trên 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và trên 80 triệu lượt khách nội địa, mang lại doanh thu 755 nghìn tỉ đồng và đóng góp trực tiếp 9,2% giá trị GDP của cả nước [24] Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, tổng số khách du lịch nội địa ước đạt trên 101,3 triệu lượt Tổng thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng Đối với du lịch tham quan, trên cơ sở những lợi thế nhiều mặt về tài nguyên du lịch, loại hình du lịch đã được quan tâm phát triển Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch tham quan là định hướng căn bản cho các sản phẩm du lịch Việt Nam: tham quan thắng cảnh và hệ sinh thái biển, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc… Ở góc độ triển khai thực tiễn, các sản phẩm du lịch tham quan rất đa dạng và phong phú: tham quan thắng cảnh biển, tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan công trình đương đại, tham quan bảo tàng - khu trưng bày, tham quan miệt vườn… Tất nhiên, việc phân tách du lich tham quan ra khỏi du lịch trải nghiệm là việc làm khó khăn Bên cạnh đó việc thống kê hiệu quả và giá trị kinh tế của loại hình du lịch này mang lại cũng chưa được thực hiện Bởi lẽ trong thực tiễn phát triển hiện nay, khách du lịch thường kết hợp nhiều mục đích du lịch khác nhau trong một chuyến đi

Tóm lại, mặc dù không có những con số để chứng mình cho hiệu quả và sự phổ biến của loại hình du lịch tham quan, nhưng có thể khẳng định, du lịch tham quan là loại hình du lịch phổ biến và nó xuất hiện gần như trong tất cả các chuyến du lịch của du khách dù mục đích chính của chuyến đi có thể khác nhau

1.2.2 Thực tiễn phát triển du lịch tham quan ở Trung du miền núi phía Bắc

Cũng tương tự như phạm vi cả nước, du lịch tham quan ở Trung du miền núi phía Bắc cũng là một loại hình phổ biến Trong điều kiện kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, du lịch tham quan có nhiều điểm phù hợp hơn với hiện trạng phát triển của vùng

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh, có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm Các địa điểm như Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai, cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vườn cây ăn quả, những rừng cọ, đồi chè, cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa và những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên thân thuộc Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian êm đềm và môi trường trong lành, vùng này đã tạo nên những cảm xúc sâu đậm và ấn tượng mạnh mẽ cho mọi du khách

Mặt khác, nơi đây còn có nhiều hệ thống hang động của địa hình Cácxtơ thuộc vùng núi đá vôi Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ, các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng) Du lịch sinh thái cũng phát triển ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên rất phong phú về hệ động, thực vật, gồm 5 vườn quốc gia, 49 khu bảo tồn tự nhiên và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với nhiều địa danh nổi tiếng như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc Đây là cơ sở quan trọng để các tỉnh trong vùng đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung và du lịch tham quan nói riêng Điều này được cụ thể hóa trong chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng Trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch tham quan văn hóa lịch sử, nghiên cứu địa chất là sản phẩm chủ đạo của một trong 4 trung tâm du lịch của Hà Giang Thực tế phát triển du lich Hà Giang hiện nay cho thấy, tỉnh này đã có những bước đi và giải pháp đúng đắn Tính đến hết năm 2022, lượng khách đến với Hà Giang đạt 2,268 triệu lượt, doanh thu khoảng 4.563 tỷ đồng Cùng với đó theo đề án phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, tham quan - ngắm cảnh lòng hồ thủy điện Na Hang là một trong những sản phẩm du lịch trọng điểm tỉnh Cho đến nay, du lịch Tuyên Quang cũng đang mang lại những dấu hiệu tích cực Cụ thể, từ năm 2021 đến tháng 6/2023 toàn tỉnh đón

6.095.500 lượt khách; tổng thu xã hội từ du lịch đạt 6.420 tỷ đồng, đóng góp cho GRDP 4,7% toàn tỉnh; tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động Những ví dụ trên cho thấy, du lịch nói chung và du lịch tham quan nói riêng đang được phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Đây là cở sở thực tiễn quan trọng thể khẳng định tiềm năng của loại hình du lịch này

Các sản phẩm du lịch, dịch vụ nổi bật của vùng là:

- Du lịch sinh thái: công viên địa chất (cao nguyên đá Đồng Văn); các vườn, hồ (Hoàng Liên, Ba Bể, Núi Cốc,…)…

- Du lịch lịch sử - văn hóa: Điện Biên Phủ, Đền Hùng, ATK, văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc,…

- Du lịch thể thao-mạo hiểm: vượt thác ghềnh trên hệ thống sông Hồng, leo núi Fanxipan, và các tuyến du lịch dã ngoại.

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ TỈNH THÁI NGUYÊN

Đặc điểm tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên

Thái nguyên là một tỉnh nằm ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có diện tích 3522 km 2 , nằm trong hệ toạ độ địa lý từ 21 0 19' đến 22 o 03' vĩ độ bắc và 105 o 29' đến 106 o 15 ’ kinh độ đông, từ bắc đến nam dài 43 phút vĩ độ (80km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km), phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp thành phố Hà Nội Thái nguyên được xem là cửa ngõ phía Nam của các tỉnh Việt Bắc, cách thủ đô

Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, đây cũng là trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục

- y tế của các tỉnh Việt Bắc

Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên được đánh giá là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhờ khả năng kết nối với các trung tâm cung cấp khách lớn như Hà Nội và Vùng đồng bằng sông Hồng, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có các tuyến đường cao tốc, quốc lộ được nâng cấp cải tạo đạt tốc độ lưu thông cao, đảm bảo an toàn, tiện lợi

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình Địa hình tỉnh Thái Nguyên đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ Bắc xuống Nam Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100m Nên thuận lợi cho sự di chuyển khách du lịch Địa hình cao nhất là dãy Tam Đảo, có sườn Đông thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía Tây huyện Đại Từ) có độ cao trên dưới 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc Nơi đây có khu “rừng quốc gia Tam Đảo” rộng lớn, tạo nên tiềm năng du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao phong phú, đa dạng

Phía đông tỉnh, địa hình cao 500m-600m, chủ yêu là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau từ La Hiên qua Lâu Thượng, Đình Cả đến Bắc Sơn Những khối núi đá vôi to lớn rộng hàng trăm kilômét như khối Thần Sa Thượng Nung, Nghinh Tường, Tân Long Đặc biệt khối núi đá vôi Phương Giao ở về phía đông nam

Võ Nhai đồ sộ và hiểm trở, nhiều thung lũng hẹp, sâu với nhiều cửa biến, cửa hiện Đây là vùng có cảnh quan như “một vùng Hạ Long trên cánh đồng xanh” Những dãy núi đá vôi có nhiều hang động huyền bí, hoang sơ Một số hang động gần đây đã được đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch như động Linh Sơn, hang Phượng Hoàng- suối Mỏ Gà (huyện Võ Nhai) và nhiều hang động khác như: Hang Chùa (huyện Đồng Hỷ), Hang Sa Khao (huyện Võ Nhai)… có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tham quan và một số loại hình du lịch khác

Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, chủ yếu là núi thấp và đồi Vùng trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100m Vùng có địa hình thấp dưới l00m: gồm nam Phú Lương, tây Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công Vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu, sông Công Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch

Nhóm kiểu địa hình nhân tác đóng vai trò quan trọng trong tổng thể tương quan giữa tự nhiên và con người tỉnh Thái Nguyên cũng góp phần làm phong phú thêm cảnh quan tự nhiên

Thái Nguyên nằm ở phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ là tỉnh thuộc vùng đồi núi có nhiều kiểu địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến các vùng đồi (300 - 600m) và các đồi núi thấp xen kẽ (600 - 1.300m) Đặc điểm phức tạp này của địa hình tác động nhiều đến sự phân hoá khí hậu và làm cho chế độ khí hậu Thái Nguyên mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, sự chuyển tiếp này thể hiện ở chế độ nhiệt, chế độ mưa và chế độ gió

- Số giờ nắng: Độ cao mặt trời thời gian chiếu sáng kết hợp với địa hình Thái Nguyên, số giờ nắng đạt 4.421 giờ/năm (Bắc Cạn là 4.407 giờ/năm) Tổng lượng bức xạ mặt trời ở Thái Nguyên là 125,4 Kcal/năm

Mây và nắng cũng có mối quan hệ mật thiết tới lượng bức xạ mặt trời trên mặt đất ở Thái Nguyên những khu vực núi cao thường nhiều mây hơn các khu vực bằng phẳng Trong năm, mây thường nhiều vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 4), ít mây vào các tháng mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9

- Chế độ gió: Trong vùng chịu tác động của hai gió mùa chính trong năm là gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 04 đem lại thời tiết khô ráo mát mẻ và gió Đông Nam từ tháng 05 đến tháng 10 phát triển mạnh và thịnh hành đem lại thời tiết nóng ẩm Hai loại gió này đã tạo ra hai mùa tương phản: mùa đông và mùa hè cho miền Bắc Việt Nam Hoạt động của hai loại gió này cũng kèm theo các nhiễu động gây mưa, lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, bão,… làm cho khí hậu càng thêm phức tạp

- Chế độ nhiệt: Cũng như ở các địa phương khác thuộc miền Bắc Việt Nam, chế độ nhiệt ở Thái Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh

Nhiệt độ trung bình năm khoáng 22 - 23 0 C, thích hợp để phát triển du lịch Ví dụ: Định Hoá: 22,8 0 C; Võ Nhai: 23 0 C; Đại Từ: 22,9 0 C; Thái Nguyên: 23 0 C Ở các vùng đồi núi cao khoảng 600m, trị số này giảm xuống 2 0 C và từ 900 - 1.000m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn từ 18 0 C trở xuống

- Chế độ mưa - ẩm: Lượng mưa trung bình năm ở Thái Nguyên đạt khoảng 1.600 - l.900mm Tuy nhiên ở phía đông nam của tỉnh, khu vực huyện Phú Bình l- ượng mưa trung bình năm có thể xuống tới l.450mm Ngược lại ở vùng núi phía tây nam tỉnh (chân núi Tam Đảo), lượng mưa trung bình năm tăng trên 2.000m Ở Thái Nguyên, chế độ mưa có thể phân biệt thành hai mùa: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa Mùa mưa trùng với mùa nóng, kéo dài 7 tháng/ từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng 11 đến tháng 3

Số ngày mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến du lịch tham quan Trong các tháng mùa mưa, mỗi tháng có từ 15 - 20 ngày có mưa Trong các tháng mùa khô, chỉ có từ 7

- 10 ngày mưa Độ ẩm tương đối trung bình ở Thái Nguyên khá cao, trung bình năm đạt khoảng

82 - 84% Trong biến trình năm đại lượng này biến đổi không nhiều chỉ 5 - 8% từ tháng ẩm nhất đến tháng khô nhất

- Hiện tượng thời tiết đặc biệt:

+ Gió mùa Đông bắc: Mỗi năm ở Thái Nguyên có trung bình khoảng 21 - 22 đợt gió mùa đông bắc tràn qua Thời gian ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc và phát triển từ rất sớm, trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò chủ yếu

Giai đoạn 2015-2020, Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GRDP bình quân đạt 11,1%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 14,5%/năm; dịch vụ tăng 7,3%/năm; nông - lâm -thủy sản tăng 3,8%/năm Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong tổng GRDP của tỉnh Năng suất lao động bình quân chung các ngành kinh tế của tỉnh năm 2020 đạt trên 140 triệu đồng/lao động, gấp 1,5 lần so với năm 2015 Năm 2020, cơ cấu kinh tế là: công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất là 59%; tiếp đến là dịch vụ (31%); nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỉ trong nhỏ (10%)

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế Thái Nguyên năm 2020

GRDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/người năm 2020 (gấp 1,76 lần so với năm 2015) Thu nhập của người dân tăng đẫn đến nhu cầu du lịch cũng tăng theo, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch tham quan

Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào Theo số liệu sơ bộ của Cục Thống kê Thái Nguyên, tính đến năm 2022, quy mô dân số toàn tỉnh đạt 1.335.987 người (tăng 2, 14% so với năm 2020, tốc độ tăng bình quân đạt 1,15%), trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 611.894 người, chiếm gần 46% so với quy mô dân số toàn tỉnh

Bảng 2.1: Lao động trên 15 tuổi trong các ngành kinh tế Thái Nguyên

Lao động Đang có ở TN

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế cũng có sự thay đổi: tỷ trọng lao động làm việc trong ngành Nông-lâm-thuỷ sản có xu hướng giảm (9,27%) Trong khi đó tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp-Xây dựng có xu hướng tăng (6,61%), còn tỷ trọng lao động trong ngành Dịch vụ tăng 2,96%

Năm 2019, số lao động liên quan đến hoạt động du lịch có trên 4.900 người trong đó lao động trực tiếp làm việc trong các nhà hàng, khách sạn tăng đều trong các năm Trong số 4.900 lao động trực tiếp làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, lao động có trình độ đại học và trên đại học gần 1.000 người chiếm 23%, trung cấp là 1.025 người chiếm 20,6% Số còn lại đã qua đào tạo tập huấn ngắn ngày và chưa qua đào tạo

Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 10 trường trung cấp; 14 trường cao đẳng và 9 trường đại học (chưa kể văn phòng đại học Thái Nguyên) Tổng số có 18,5 nghìn học sinh học hệ trung cấp; 6,7 nghìn sinh viên học hệ cao đẳngvà 38,5 nghìn sinh viên đang học đại học, đây được coi là nguồn khách lớn cho các chương trình tour trải nghiệm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần khơi dậy niềm tự hào của dân tộc Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên có hệ thống các cơ sở đào tạo về chuyên ngành du lịch là nguồn cung cấp nhân lực du lịch cho tỉnh Đó là cơ sở để đáp ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trong thời gian tới

Nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, di sản tỉnh Thái Nguyên; ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch; sở Giáo dục và Đào tạo; Đại học Thái Nguyên đã thống nhất xây dựng Chương trình phối hợp triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương thông qua di sản văn hóa Đây là nguồn lực cho du lịch và cũng là thị trường tiềm năng để phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập, hoạt động trải nghiệm tại các di tích lịch sử, văn hóa và Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

Hình dưới đây cho thấy tương quan giữa lực lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch trên 1000 khách trong giai đoạn 2010 đến 2019 đạt tỷ lệ 1,13

Hình 2.4: Biểu đồ số lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch trên 1.000 khách

Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nhân viên kỹ thuật cần được tăng cường đào tạo về nghiệp vụ, cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu khách du lịch

2.2.4 Chính sách đầu tư phát triển

2.2.4.1 Đầu tư phát triển du lịch trong nước

Tính đến năm 2020, nhiều dự án đầu tư của các công ty, tập đoàn như Trường

An, FLC, T&T được nghiên cứu, triển khai, gồm:

- Đường du lịch ven hồ Núi Cốc; đường từ km 31 trên quốc lộ 3 vào Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; khu du lịch sinh thái 5 sao, cáp treo từ đông Tam Đảo đến hồ Núi Cốc; 3 sân golf

- Khu nghỉ dưỡng Đông Á 3; khách sạn Kim Thái 3 sao; khu du lịch Thái Hải bảo tồn làng nhà sàn; dự án đầu tư xây dựng Chùa Hang - Đồng Hỷ và nhiều trung tâm thương mại, siêu thị mua sắm tự chọn

- Tập đoàn T&T với dự án: Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, đô thị sinh thái Đông Tam Đảo và tuyến đường kết nối với đường cao tốc

Hà Nội - Thái Nguyên (với tổng mức đầu tư gần 43 nghìn tỷ đồng, diện tích trên 5.600 ha, phạm vi trải rộng trên 5 xã, phường của thành phố Phổ Yên)

- Khu văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng Linh Sơn Hills (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và Công nghiệp Việt Nam)

- Đề án Du lịch thông minh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 do Sở VHTTDL và Viễn thông Thái Nguyên ký kết hợp tác triển khai; đề án đã khai trương và đi vào hoạt động thử nghiệm năm 2019

Bảng 2.2: Danh mục dự án ưu tiên đầu tư

TT Dự án Thời gian thực hiện

1 Khu di tích lịch sử, sinh thái ATK Định Hóa 2013 - 2020

2 Hạ tầng khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc 2013 - 2020

3 Nâng cấp đường vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh 2013 - 2020

4 Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, công trình văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh

Các dự án phát triển và khai thác khu du lịch hồ Núi Cốc, hồ

Suối Lạnh và quần thể ATK theo hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch lịch sử và du lịch sinh thái

TT Dự án Thời gian thực hiện

6 Các dự án sân golf và trường đua ngựa 2013 - 2020

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Đông

Tam Đảo và Tuyến đường kết nối với đường cao tốc Hà Nội

- Thái Nguyên (Tập đoàn T&T); khách sạn 5 sao Crown

Plaza và nhà ở thương mại kết hợp phố đi bộ, phường Trưng

Vương, T.P Thái Nguyên (Công ty cổ phần Vườn Thời Đại

Thực trạng hoạt động du lịch tại Thái Nguyên

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Trong những năm qua, hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều kết quả tích cực Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây (2015-2020), lượng khách du lịch đến Thái Nguyên không ngừng tăng, trong đó tăng trưởng về khách du lịch quốc tế đạt 6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 15%/năm Năm 2019 khách du lịch đến Thái Nguyên đạt 1,5 triệu lượt, trong đó có 1470 000 lượt khách trong nước (chiếm 98%) và 25 000 lượt khách quốc tế (chiếm 2,0%) Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2019 đạt 13,9%/năm”

Biểu đồ thể hiện lượng khách tham quan tỉnh Thái Nguyên

Tổng lượt khách khách trong nước khách quốc tế

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện lượng khách tham quan tỉnh Thái Nguyên

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Nguyên còn thấp hơn rất nhiều so với khách du lịch nội địa Khách du lịch quốc tế đến chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Đức, Canada và các nước Đông Nam Á Mục đích du lịch chủ yếu là thực hiện các dự án đầu tư Khách quốc tế đến Thái Nguyên chủ yếu bằng phương tiện đường bộ từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tuy nhiên trong năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các chỉ tiêu phát triển du lịch giảm sâu so với các năm trước đó Năm 2022, Tổng khách du lịch khách đến các điểm tham quan đạt hơn 1,3 triệu lượt, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021; khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt gần 765.000 lượt; khách do công ty lữ hành phục vụ đạt gần 89.000

Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đi theo chương trình

(Đơn vị tính: lượt khách, %)

(Nguồn: NNC tổng hợp từ Báo cáo hàng năm của Sở VHTTDL Thái Nguyên)

Khách du lịch đến Thái Nguyên chủ yếu đi theo hình thức cá nhân tự túc, số khách du lịch đi theo chương trình chiếm tỉ lệ thấp (Năm 2018 đạt 9,6%), khách thường ít sử dụng dịch vụ lưu trú của các CSLTDL và ít đặt dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành Khách thường đi trong ngày và chủ yếu trải nghiệm tại các điểm tham quan (Chi tiết tại phụ lục 02)

2.3.2 Doanh thu từ du lịch

Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018 đến năm

2022 tăng nhanh: Năm 2018 đạt 374,9 tỷ đồng, năm 2019 đạt 408,2 tỷ đồng (Tăng 33,3 tỷ đồng) tuy vậy từ năm 2020 đến năm 2021, doanh thu giảm đi do tác động của đại dịch Covid 19 (Năm 2021 giảm 183,9 tỷ đồng so với năm 2019) Năm 2022, doanh thu du lịch đã tăng trở lại đạt 546,5 (Tăng gấp 2,5 lần so với năm 2021)

Hình 2.6: Biểu đồ doanh thu du lịch tỉnh Thái Nguyên

Biểu đồ biểu diễn doanh thu du lịch tỉnh Thái Nguyên

Tổng thu Thu của cơ sở lưu trú Thu của cơ sở lữ hành

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Khách du lịch đến Thái Nguyên chủ yếu đến từ các tỉnh vùng Bắc Bộ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Khách du lịch nội địa của Thái Nguyên chi khoảng 650.000 đồng/ ngày (tương đương 28 USD) Khoản chi tiêu nhiều nhất là cho các dịch vụ ăn uống và lưu trú; trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 29,8%, tiếp đến là doanh thu từ dịch vụ lưu trú, tỉ lệ này chiếm 22,3%” Nhìn chung chi tiêu của khách du lịch còn thấp

Bảng 2.4: Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch trong nước tỉnh Thái Nguyên năm 2017 chia theo khoản chi, nghề nghiệp, độ tuổi và giới tính

Chia ra Thuê phòng Ăn uống Đi lại Tham quan

Vui chơi Y tế Chi khác

Công chức, viên chức nhà nước

Nhà doanh nghiệp 620,8 130,4 203,8 62,3 32,4 94,9 42,4 4,6 49,7 Công nhân 681,5 141,3 197,2 97,2 50,5 87,8 24,3 23,8 59,4 Nông dân 626,4 158,5 137,5 199,4 31,8 45,8 2,0 9,6 41,7 Hưu trí 581,7 137,1 177,9 58,2 40,9 67,2 15,8 40,0 44,5 Nghề nghiệp khác 687,0 159,6 204,3 110,6 39,7 82,4 21,6 3,2 65,5

II Chia theo độ tuổi

III Chia theo giới tính

Nguồn: Một số nét đặc trưng của khách du lịch năm 2017 (Tổng cục Thống kê, 2017)

2.3.3 Liên kết, hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch

Các hoạt động liên kết, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh trong những năm qua đã góp phần đưa hình ảnh và sản phẩm Thái Nguyên đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng các hoạt động dịch vụ du lịch, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khẳng định vai trò quan trọng của công tác quảng bá xúc tiến du lịch Sở VHTTDL tham mưu cho UBND tỉnh tập trung phát triển xúc tiến các sản phẩm phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển Khu du lịch hồ Núi Cốc gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa làm động lực phát triển Theo đó, bước đầu đã có sự phối hợp giữa Hiệp hội Du lịch và các sở, ngành liên quan phát triển du lịch

Tuy nhiên, liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng còn chưa thực sự phát huy hiệu quả Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, chưa thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh Chưa xây dựng cơ chế hợp tác công - tư trong xúc tiến, quảng bá du lịch

2.3.4 Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch, cụ thể: quản lý tốt việc xây dựng mô hình làng văn hoá du lịch cộng đồng để đưa vào khai thác; chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận trong liên kết phát triển du lịch; chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời việc thực hiện các văn bản, nghị định của Chính phủ Được sự quan tâm của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch của tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Thái Nguyên, trong đó có: Quyết định số 15/2020/QĐ- UBND về việc ban hành Quy định quản lý các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; các văn bản triển khai thi hành Luật Du lịch 2017 về kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh lữ hành, HDV du lịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; triển khai thông tư số 42/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đến các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch nhằm quảng bá về văn hóa, con người và các điểm đến du lịch của tỉnh Thái Nguyên; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch hỗ trợ các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên chú trọng công tác thanh kiểm tra các hoạt động dịch vụ du lịch, ban hành Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo môi trường du lịch và an ninh trật tự (Sở VHTTDL Thái Nguyên, 2020)

2.3.5 Hệ thống các điểm, tuyến, khu du lịch

Hệ thống các tuyến du lịch tham quan trong tỉnh gắn với các di tích và các điểm tham quan khác được hình thành dựa trên tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật phong phú, sông hồ, hang động đẹp thu hút khách du lịch Nhìn chung, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch tham quan gắn với các di tích lịch sử, văn hoá và phong tục, tập quán đặc sắc: a) Tour du lịch trải nghiệm văn hóa kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng:

- Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Không gian văn hóa trà và vùng chè Tân Cương - Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc

- Không gian văn hóa trà và vùng chè Tân Cương - Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải - Trung tâm Thương mại và du lịch Dũng Tân b) Tour du lịch về nguồn:

Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 cán bộ, đội viên thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái - Đền Đuổm - Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa c) Tuyến du lịch nối các điểm thăm quan trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, gồm:

- Thành phố Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang)

- Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba

Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng)

- Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)

- Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc)

- Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ)

- Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) Nhìn chung, Thái Nguyên có nhiều điểm du lịch cung cấp dịch vụ tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái, tâm linh, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng mang tính đặc thù cao

2.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch

- Cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL):

Từ năm 2015 đến 2020, tổng số CSLTDL tăng cả về số lượng và chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đạt 12,7% Số phòng CSLTDL tăng từ 4.881 lên 6.213 trong giai đoạn nghiên cứu với mức tăng trưởng bình quân đạt 10,4%/ năm

Hình 2.7: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Thái Nguyên

Theo báo cáo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 450 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có: 7 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao, 7 khách sạn 1 sao, 28 khách sạn đạt tiêu chuẩn và

399 cơ sở lưu trú hạng nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê)”

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH

Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí cho phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1 Xây dựng thang đánh giá

3.1.1.1 Xác định các mức và điểm số đánh giá Để đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch tham quan tại Thái Nguyên, đề tài lựa chọn đánh giá theo từng tiêu chí, từng yếu tố của dạng tài nguyên nhằm xác định mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch gồm: rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi Vì các tài nguyên ít nhiều đã được lựa chọn nên sẽ không có yếu tố nào được đánh giá ở mức không thuận lợi Đề tài xây dựng thang đánh giá dưới dạng điểm số được phân cấp như sau:

- Rất thuận lợi: điểm đánh giá tương ứng là 4 điểm

- Thuận lợi: điểm đánh giá tương ứng là 3 điểm

- Thuận lợi trung bình: điểm đánh giá tương ứng là 2 điểm

- Ít thuận lợi: điểm đánh giá tương ứng là 1 điểm

Việc sử dụng thang đánh giá thể hiện bằng điểm số trong các ứng dụng về đánh giá tổng hợp được sử dụng nhiều hơn do những ưu thế riêng như thể hiện kết quả ngắn gọn, dễ so sánh các kết quả đánh giá, đặc biệt khi chúng có số lượng lớn Tính tương đối của điểm không những cho phép so sánh các chỉ số đo được mà còn cả những chỉ số không thể đo được và các yếu tố có tính chất khác nhau

3.1.1.2 Xác định các tiêu chí và trọng số đánh giá a Tiêu chí đánh giá Đối với mục tiêu đánh giá tài nguyên du lịch, hệ thống các tiêu chí đánh giá cần đáp ứng được các tiêu chí của hệ thống phân loại tài nguyên cũng như các điều kiện để khai thác, sử dụng các dạng tài nguyên Đối với lãnh thổ nghiên cứu, đề tài lựa chọn các tiêu chí để đánh giá là:

- Vị trí, khả năng tiếp cận

- Độ hấp dẫn của tài nguyên

- Thời gian hoạt động du lịch

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật b Trọng số của các tiêu chí

Trong đánh giá điều kiện địa lí cho phát triển du lịch tham quan, giá trị của các tiêu chí lựa chọn để đánh giá thường không như nhau Vì vậy, để đảm bảo kết quả đánh giá được chính xác thì cần phải xác định trọng số cho các tiêu chí

Căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra và đặc biệt là dựa trên những ý kiến của các chuyên gia, trọng số các tiêu chí đánh giá cho du lịch tham quan được xác định như sau: Tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên có trọng số cao nhất (trọng số 3), hai tiêu chí vị trí, khả năng tiếp tận và thời gian hoạt động du lịch có trọng số thứ 2, tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng số 1

3.1.2 Đánh giá riêng cho từng tiêu chí

3.1.2.1 Vị trí, khả năng tiếp cận

Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng

200 km Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọng với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành

Khả năng về vị trí là một trong những lợi thế quan trọng đối với việc phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên Điểm đánh giá là 3 điểm

3.1.2.2 Độ hấp dẫn của tài nguyên

- Về địa hình: Địa hình vùng đồi, đặc biệt là vùng núi thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố đã tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Địa hình Thái Nguyên đa dạng nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch Đặc biệt kiểu địa hình Đồi chè với những địa danh nổi tiếng về chè: như Tân Cương, La Bằng, Minh Lập, Trại Cài,… thu hút sự quan tâm từ đông đảo khách du lịch nhờ vào cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, được bao phủ bởi một sắc xanh mát lạnh Bất cứ ai đến đồi chè Tân Cương du lịch cũng đều có thể cảm nhận được sự tươi mới từ sâu trong tâm hồn, giúp khách du lịch cảm thấy dễ chịu hơn bao giờ hết Đến đây, du khách còn được thưởng thức đặc sản chè trứ danh

“Đệ nhất danh trà” nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh đó phía đông tỉnh Thái Nguyên có địa hình núi đá vôi với nhiều hang động, thác, suối đẹp như: Hang Phượng Hoàng, Động Linh Sơn, Hang Chùa, Thác Mưa Rơi, Thác Đát Đắng, Thác Khuôn Tát, Suối Mỏ Gà, Suối Tiên, Suối Cửa Tử… rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch tham quan Điểm đánh giá là 4 điểm

- Hồ: Được đánh giá dựa vào các tiêu chuẩn về quang cảnh thiên nhiên phù hợp cho dạo chơi, nghỉ dưỡng và các hoạt động như bơi lội, cắm trại, đua thuyền…

Thái Nguyên có rất nhiều hồ nước rộng, chủ yếu là hồ nhân tạo Các hồ đều có phong cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc vô cùng ấn tượng với khung cảnh núi non hữu tình khiến lòng người say đắm Hồ Núi Cốc, Hồ Ghềnh Chè, Hồ Văn Miếu nổi bật với mặt hồ rộng, nước hồ trong veo kết hợp với cảnh quan kì vĩ xung quanh đã tạo nên một khung cảnh thơ mộng hấp dẫn Quang cảnh thiên nhiên của các hồ rất thuận lợi cho dạo chơi, ngắm cảnh, cắm trại, du ngoạn trên hồ bằng thuyền… Điểm đánh giá là 4 điểm

Khí hậu tại Thái Nguyên không có những kiểu thời tiết đặc biệt có sức hấp dẫn lớn để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù Tại đây, các yếu tố khí hậu được đánh giá hướng đến khả năng tác động đến sức khỏe, tâm lý du khách Nhìn chung, những khu vực khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người Khách du lịch thường có tâm lý muốn được tham quan tại những địa điểm có khí hậu trong lành, mát mẻ Du lịch tham quan là loại ích du lịch có mức độ vận động ở mức trung bình với các hoạt động chủ yếu là đi bộ với tốc độ chậm trên dạng địa hình có độ dốc trung bình trở xuống

Do đó khí hậu tác động đến sự phát triển du lịch được đánh giá thông qua các yếu tố như: nhiệt độ, mưa, độ ẩm, gió, bức xạ, các hiện tượng đặc biệt về thời tiết Theo các nghiên cứu mới nhất về tiêu chí khí hậu phục vụ du lịch tham quan cho thấy:

Nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người là 18 - 26°C, độ ẩm 30 - 60%, tốc độ gió 0,1 - 0,2m Đặc biệt, đối với người Việt Nam, chế độ khí hậu mùa hè thích hợp nhất là: nhiệt đô: 27 - 29°C, độ ẩm: > 80%, tốc độ gió: 0,3 - 0,6m/s

Thái Nguyên ít bị ảnh hưởng của Bão Trong các tháng mùa mưa, mỗi tháng có từ 15 - 20 ngày có mưa Trong các tháng mùa khô, chỉ có từ 7 - 10 ngày mưa

Như vậy các thông số khí hậu ở Thái Nguyên thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch Điểm đánh giá là 3 điểm

Định hướng phát triển du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 75 1 Định hướng về thị trường khách du lịch

3.2.1 Định hướng về thị trường khách du lịch

Khách du lịch là hợp phần quan trọng nhất trong một Hệ thống du lịch, do vậy việc định hướng thị trường khách du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng sản phẩm, định hướng tổ chức không gian, định hướng nguồn nhân lực, định hướng cơ sở vật chất kỹ thuật Ở khí cạnh không gian, đối với Thái Nguyên, trong những năm trước mắt, du lịch nói chung và du lịch tham quan nói riêng nên tập trung khai thác thị trường nội địa tại tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Đây là địa bàn cấp khách quan trọng nhất của Thái Nguyên nhờ lợi thế về vị trí địa lý, giao thông vận tải Hơn nữa trong những năm qua, các cực tăng trưởng này có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ổn định, mức sống của người dân cao, nhu cầu đi du lịch lớn Việc thu hút tốt nguồn khách từ ba địa phương kể trên là tạo động lực thu hút các dòng khách của tỉnh đồng bằng Bắc Bộ còn lại Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng cần quan tâm đến nguồn khách nội tỉnh Với lợi thế về mức độ tập trung các khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, mức sống của người dân ngày càng nâng cao Đây cũng sẽ là một thị trường rất tiềm năng cho du lịch tham quan và phù hợp với giai đoạn hiện nay khi các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển, chất lượng các dịch vụ chưa cao

Trong tương lai, bên cạnh thị trường trọng điểm là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thì các tỉnh Miền Trung và Miền Nam cũng cần được tính tới thông quan việc phát huy sự khác biệt, độc đáo về văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Đối với thị trường quốc tế, trước mắt cần tập trung khai thác thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc mà đối tượng trọng tâm là những người đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của Thái Nguyên và các tỉnh Bắc Bộ Ngoài ra các dòng khách bình dân từ Âu - Mỹ cũng phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và giá trị của tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên Ở khía cạnh phân khúc thị trường theo mức chi tiêu, du lịch Thái Nguyên nói chung và du lịch tham quan nói riêng nên tập trung khác thác thị trường khách bình dân Điều đó phù hợp với trình độ phát triển của du lịch Thái Nguyên - còn hạn chế về chất lượng sản phẩm du lịch

Về phân khúc thị trường theo độ tuổi, du lịch tham quan tại Thái Nguyên sẽ phù hợp nhất với những người trẻ tuổi như: học sinh, sinh viên Mặc dù phân khúc này có mức chi tiêu thấp nhưng lại là kênh quảng bá rất hiệu quả cho tương lại du lịch Thái Nguyên

3.2.2 Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch Đối với du lịch tham quan, việc phát triển các sản phẩm theo hướng đa dạng và kết hợp là điều kiện quan trọng để đạt được mục tiêu Dựa trên thế mạnh về tài nguyên các điều kiện các, Thái Nguyên có thể định hướng một số sản phẩm du lịch tham quan chính như sau:

Sản phẩm tham quan hang động và thắng cảnh tự nhiên: trên địa bàn Thái Nguyên có một số hang động, thắng cảnh tự nhiên đẹp có giá trị cao về thẩm mỹ cũng như địa chất và địa mạo như: hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, suối Cửa Tử, suối Kẹm, thác Bảy tầng (ATK Định Hóa) Đây là nhóm sản phẩm sức hút lớn đối với du khách trong khi yêu cầu về cơ sở vật chất không lớn Tuy nhiên, những điểm tài nguyên này chủ yếu nằm xa trung tâm, khả năng tiếp cận khó khăn, trong bối cảnh chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn thì giải pháp khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết và hiệu quả Đối với sản phẩm du lịch này thì các địa phương nằm ở phía đông của dãy Tam Đảo có lợi thế đặc biệt như Đại Từ, Phổ Yên Không chỉ sở hữu những thắng cảnh tự nhiên hấp dẫn, khu vực này còn có điều kiện khí hậu rất thuận lợi, nhờ nền nhiệt độ mát vào mùa hạ Bên cạnh những danh thắng tự nhiên, các hồ nước nhân tạo cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong hệ thống tài nguyên du lịch của Thái Nguyên Mặc dù được tạo thành bởi bàn tay và khối óc của con người, nhưng những yếu tố hấp dẫn khách du lịch lại hoàn toàn đến từ tự nhiên, như: mặt nước trong xanh uốn lượn theo những thung lũng của vùng đồi thấp, xen với màu xanh của những cánh rừng, hay thảm thực vật tự nhiên đang trong quá trình tái sinh và bầu không khí trong lành mát mẻ ngay trong những ngày hè oi bức Một vấn đề lớn nhất đối với các sản phẩm du lịch tham quan hang động và thắng cảnh tự nhiên của Thái Nguyên là các điểm tài nguyên có quy mô không quá lớn, thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu kết nối giữa các điểm tham quan Điều này làm giảm sức hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch Thái Nguyên Trong tương lại, những nhà quản lý cần có cái nhìn tổng thể nhằm tạo sức bật cho sản phẩm du lịch này, việc đầu tư không chỉ hướng đến các điểm tham quan mà cần bao gồm toàn bộ tuyến tham quan Việc vận động cộng đồng địa phương tham gia tạo dựng cảnh quan dọc các tuyến tham quan, tuyến di chuyển của khách du lịch có thể tạo ra sức hấp dẫn lớn hơn đối với du lịch Thái Nguyên

Tham quan học tập tại các di tích lịch sử cách mạng: với lợi thế là địa bàn hoạt động chủ yếu của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên đặc biệt có ưu thế về sản phẩm du lịch tham quan học tập, giáo dục truyền thống cách mạng Trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử cách mạng, trong đó tiêu biểu là quần thể di tích an toàn khu Định Hóa Bên cạnh ATK Định Hóa, khu di tích thanh niên xung phong Đại đội 915 Gia Sàng cũng là một địa chỉ đỏ, nơi ghi dấu sự hy sinh dũng cảm của 60 thanh niên xung phong thuộc Đại đội 915, đội 91 Bắc Thái trong đêm ngày 24/12/1972 Đó cũng là biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường, tinh thần dũng cảm của quân và dân ta Sự hy sinh của các anh, chị nhắc nhở thế hệ trẻ Việt Nam về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc, tất cả vì tiền tuyến, vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập, tự do của Tổ quốc Tuy nhiên, những tiềm năng về tài nguyên chỉ là điều kiện cần, trong khi điều kiện đủ là sự sáng tạo, chủ động của người làm du lịch Điểm yếu chung của du lịch Thái Nguyên hiện nay là các sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ thấp, đội ngũ lao động chưa chuyên nghiệp Đối với sản phẩm du lịch tham quan học tập giáo dục truyền thống cách mạng cần những dịch vụ cụ thể để khách du lịch lịch thực sự hiểu được những khó khăn gian khổ, ý chí cách mạng kiên cường của cha anh trong những năm tháng gian khổ, thay vì chỉ tìm hiểu thông qua hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên Ý tưởng về tour du lịch tham quan "theo dấu chân biệt động Sài Gòn" của thành phố Hồ Chí Minh có thể là một gợi ý hay về việc khai thác các di tích lịch sử cách mạng phục vụ du lịch

Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật gắn với tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống lịch sử dân tộc: trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất nhiều du tích lịch sử văn hóa, trong đó đáng chú ý có khu di tích Lý Nam Đế và di tích Núi Văn, Núi Võ gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp hai danh nhân trong lịch sử phong kiến Việt Nam Khu di tích Lý Nam Đế nằm ở thành phố Phổ Yên, là quê hương của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam gồm 3 di tích: Đền Mục, chùa Hương Ấp, chùa Mãn Tăng và một số địa danh liên quan đến công cuộc đánh giặc, lập nước của vua Lý Nam Đế như: Cánh đồng Tráng, bãi Quần ngựa, đồi Cao Vương… Khu di tích Núi Văn, Núi Võ nằm ở xã Văn Yên và Ký Phú của huyện Đại Từ Đây là quê hương của người anh hùng Lưu Nhân Chú, một tướng lĩnh kiệt xuất dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi đánh lại quân xâm lược nhà Minh ở thế kỷ thứ 15

Sản phẩm du lịch tham quan di tích khảo cổ học Thần Sa, Võ Nhai: Thái Nguyên không chỉ nổi bật với những di tích lịch sử trung đại và hiện đại mà đây cũng là nơi chứa đựng nhiều dấu tích về sự phát triển của dân tộc trong thời kỳ sơ sử Khu khảo cổ học Thần Sa có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của một nền văn hóa tồn tại cách ngày nay khoảng 25 nghìn năm - văn hóa Thần Sa, với nhiều di vật bằng đá cuội (công cụ ghè, đẽo) Đây là một địa điểm hứa hẹn tạo ra những sản phẩm du lịch tham quan, học tập hấp dẫn không chỉ đối với đối tượng học sinh, sinh viên

Xét một cách tổng thể, trên cơ sở nguồn lực sẵn có và định phát triển du lịch gắn với văn hóa trà của tỉnh Thái Nguyên, để các sản phẩm du lịch tham quan không nằm ngoài định hướng chung thì cần có sự kết hợp với các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với văn hóa trà Trên thực tế, các sản phẩm du lịch không tồn tại độc lập và cần có sự kết hợp nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch Bên cạnh kết hợp các trải nghiệm văn hóa trà (tìm hiểu quy trình trồng, chế biến, chăm sóc và thưởng thức trà), Thái Nguyên cũng rất nổi tiếng với các sản phẩm ẩm thực, vì vậy sự kết hợp giữa du lich tham quan và ẩm thực truyền thống sẽ góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của du lịch Thái Nguyên

3.2.3 Định hướng về quảng bá xúc tiến du lịch

Theo kết quả đánh giá tại chương 2, một trong những điểm yếu lớn nhất của du lịch thái nguyên chính là "danh tiếng của tài nguyên" Điều này xuất phát từ hạn chế trong công tác quảng bá truyền thông du lịch Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra, quảng bá và xúc tiến du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch Trước hết đối với công tác quảng bá du lịch, việc xác định phân khúc thị trường và và lựa chọn thị trường mục tiêu là tiền đề để xây dựng các giải pháp phù hợp Đối với du lịch nói chung và du lịch tham quan nói riêng, phân khúc thị trường nội địa là ưu tiên hàng đầu Trong đó, thị trường mục tiêu là du khách trẻ tuổi có mức thu nhập trung bình đến từ 3 cực phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và du lịch nội tỉnh

Thông điệp quảng bá về du lịch Thái Nguyên nên tập trung vào sự khác biệt của tài nguyên du lịch tham quan tại Thái Nguyên so với các sản phẩm du lịch hiện có tại các khu vực khách hàng mục tiêu Những thông điệp về sự hoang sơ của tự nhiên, sự trong lành và mát mẻ của khí hậu, sự khác lạ về ẩm thực của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi hay một thủ đô gió ngàn với hương sắc chè trung du… có thể sẽ tạo nên những điểm nhấn trong công tác quảng bá du lịch

Với nhóm khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, công cụ marketing phù hợp là các công cụ trực tuyến Hiện nay ở Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng mạng xã hội đã trở thành phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày Việc quảng bá thông tin về các sản phẩm du lịch thông quan các nền tảng trực tuyến như facebook, youtube, tiktok… được xem là giải pháp hiệu quả cả về mặt chi phí và định hướng đối tượng Ngoài ra, với thế mạnh về các sản phẩm tham quan gắn với di tích lịch sử cách mạng, Thái Nguyên cũng cần quan tâm các kênh quảng bá trực tiếp đến đối tượng học sinh, sinh viên thông quan các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng…

Một vấn đề nữa về định hướng truyền thông, đó là các chủ thể thực hiện hoạt động quảng bá truyền thông Thực tế tại nhiều địa phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên, ngân sách phục vụ cho công tác quảng bá truyền thông cho du lịch còn hạn chế Vì vậy bên cạnh vai trò chính của cơ quan quản lý về du lịch, cần biết tuyên truyền, định hướng, vận động để chính cộng đồng dân cư, khách du lịch trở thành những người quảng bá sản phẩm du lịch Định hướng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy hoạt động quảng bá du lịch trong thời đại công nghệ số Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin về tài nguyên, môi trường, sản phẩm du lịch cũng như việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác này là vô cùng quan trọng Đối với định hướng xúc tiến, tỉnh cần ưu tiên nguồn vốn ngân sách xúc tiến quảng bá và kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch; các dự án cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, thể thao,vui chơi, giải trí chất lượng cao; sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; sản phẩm đặc sản của địa phương

Xây dựng, rà soát và cập nhật danh mục dự án ưu tiên thu hút, kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021- 2025, 2026-2030

Giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư du lịch bằng cách tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, diễn đàn, tọa đàm trong nước; các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với cơ quan, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước; Thực hiện các chương trình tuyên truyền xúc tiến đầu tư trên các phương tiện thông tin truyền thông

Công khai, minh bạch thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, các cơ chế chính sách, các dự án ưu tiên thu hút đầu tư du lịch của tỉnh trên cổng thông tin điện tử, trung tâm hành chính công của tỉnh

3.2.4 Định hướng không gian phát triển du lịch

Các giải pháp thực hiện

3.3.1 Giải pháp về liên kết đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Việc liên kết vùng trong phát triển du lịch đã được nhiều địa phương áp dụng nhằm khai thác tối đa lợi thế của mỗi địa phương đồng thời hạn chế được các điểm yếu của mỗi bên Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện các dự án kết nối giao thông liên tỉnh; phối hợp với các địa phương vùng núi phía Bắc hình thành các tuyến du lịch thâm quan các hệ sinh thái kết hợp tìm hiểu văn hóa

Liên kết với các trung tâm gửi khách phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai…), miền Trung và miền Nam (Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh …) để kết nối dòng khách và sản phẩm, hợp tác với các địa phương này để tiến hành các hoạt động xúc tiến, truyền thông

Bên cạnh hoạt động liên kết vùng, thì việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần được xem xét là giải pháp trọng tâm Như đã phân tích ở chương 1, du lịch tham quan không thể tách rời các sản phẩm du lịch trải nghiệm hay vui chơi giải trí Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tham quan không chỉ là việc tạo ra nhiều tuyến, điểm tham quan mà cần có sự kết hợp vưới các sản phẩm du lịch khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách

Bên cạnh lợi thế về tài nguyên du lịch tham quan, Thái Nguyên còn có nhiều lợi thế về ẩm thực, văn nghệ dân gian… vị vậy việc kết hợp giữa sản phẩm du lịch tham quan và ẩm thực hay tham quan kết hợp với vui chơi giải trí trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa dân gian sẽ là lựa chọn phù hợp Đặc biệt hơn nữa, Thái Nguyên là địa phương nổi tiếng với việc trồng, chế biến chè xanh Trong thời gian gần đây, nhiều sản phẩm liên quan đến chè xanh đã ra đời bên cạnh sản phẩm trà truyền thống như: kẹo lạc, mặt nạ trà xanh… Do vậy việc kết hợp giữa du lịch tham quan với văn hóa trà là một trong những giải pháp trọng tâm mà tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn Điều này có thể sẽ mang đến một sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn của văn hóa Thái Nguyên

3.3.2 Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Với tiềm năng lớn về tài nguyên du tham quan, Thái Nguyên cần quan tâm thu hút các nguồn lực để đầu tư cho các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch cấp tỉnh

Trong đó chú trọng uu tiên nguồn vốn ngân sách cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư Đề nghị Trung ương quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, nâng cấp quốc lộ 37 để tăng khả năng kết nối với Bắc Giang, Tuyên Quang và các tỉnh Tây Bắc

Nghiên cứu xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch để quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các nguồn hợp pháp khác để phát triển du lịch

Phối hợp, liên kết với các chương trình, đề án, dự án đang triển khai của các ngành lĩnh vực khác để cùng phát triển như: chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn; các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; các chương trình phát triển nông - lâm nghiệp…

Sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cộng đồng nhằm làm tiền đề cho việc huy động vốn trong dân đầu tư cho phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng

Nghiên cứu áp dụng các cơ chế ưu đãi được quy định trong Luật đầu tư theo hình thức hợp tác công tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội hóa của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển du lịch

3.3.3 Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch

Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến - quảng bá điểm đến du lịch địa phương với tâm điểm là du lịch kết hợp với các dịch vụ địa phương có thể cung ứng như di chuyển, lưu trú, ăn uống trong từng giai đoạn và hàng năm để kêu gọi xúc tiến đầu tư

Chú trọng việc quảng bá các sản phẩm du lịch thông qua công nghệ 4.0 như: truyền thông qua các kênh review du lịch trên mạng xã hội (facebook, youtube), cổng thông tin du lịch thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng cáo sản phẩm du lịch

Tuyên truyền, phổ biến bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh Thái Nguyên nhằm quảng bá, tạo ra sự nhất quán, đồng bộ về hình ảnh sản phẩm du lịch Thái Nguyên (logo, slogan) đến tất cả các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và bạn bè trong nước, quốc tế

Tổ chức thường niên cuộc thi “Thiết kế sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng du lịch tỉnh Thái Nguyên” 2 hoặc 3 năm một lần để lựa chọn, bổ sung vào hệ thống mặt hàng quà lưu niệm du lịch tỉnh

Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống quầy hàng trưng bày và bán sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng du lịch của địa phương; Xây dựng, thiết kế bộ sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng có liên quan đến Trà Thái Nguyên

Kết luận

Được mệnh danh là “Thủ đô gió ngàn”, Thái Nguyên là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng miền núi phía Bắc cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối liền thủ đô và các tỉnh lân cận Bên cạnh hệ thống giao thông thuận tiện, Thái Nguyên còn là mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú

Dựa trên những phân tích và kết quả đánh giá điều kiện địa lí phục vụ phát triển du lịch, tác giả nhận thấy: Thái Nguyên có rất nhiều các tiềm năng để trở thành điểm đến du lịch trọng điểm của khu vực Miền núi và trung du Bắc Bộ, cũng như của cả nước

Thái Nguyên đang tập trung các nguồn lực để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh: hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của du khách; thị trường du lịch được mở rộng; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch từng bước được nâng cao Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch; khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch Ngành du lịch từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh

Hiện nay,mặc dù tài nguyên du lịch của tỉnh Thái Nguyên là khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên hoạt động du lịch Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của tỉnh: sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả còn thấp…

Trong những năm tới, với sự quan tâm đầu tư phát triển của tỉnh và các bộ ngành Trung ương, chúng ta tin tưởng rằng du lịch Thái Nguyên sẽ phát triển mạnh mẽ trên một nền tảng tài nguyên sẵn có và trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, lôi kéo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đóng góp phần lớn vào GDP của tỉnh cũng như cả nước.

Khuyến nghị

Một số điểm tài nguyên có tiềm năng du lịch rất lớn những thuộc phạm vi đất quốc phòng an ninh, vì vậy Ủy ban nhân dân tỉnh nên có những nghiên cứu, tham vấn từ cơ quan chuyên môn và kiến nghị với cấp có thẩm quyền để điều chỉnh mục đích sử dụng đất cho các điểm tài nguyên này nếu vẫn đảm bảo mục tiêu về an ninh quốc phòng Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác quảng bá, truyền thông du lịch từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa Hỗ trợ cộng đồng dân cư tại các điểm tài nguyên có tiềm năng về thủ tục hành chính nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan

Chính quyền địa phương quản lý trực tiếp các điểm du lịch tham quan cần vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp tạo điểm nhấn dọc theo các tuyến tham quan Dọc tuyến kênh dẫn nước Hồ Núi Cốc, cần thiết kế và đưa vào trồng các loại cây cảnh hoặc hoa phù hợp với điều kiện địa phương để tạo cảnh quan cho tuyến du lịch "sông nước trung du"

Các cơ quan nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch ở nhiều góc độ khác nhau để tạo dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác về hệ thống tài nguyên du lịch trong tỉnh,

Cộng đồng địa phương cần quan tâm, tìm hiểu các quy định pháp luật, quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn sinh sống trước khi triển khai các hoạt động khai thác tài nguyên cho mục đích du lịch.

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN