Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ HẢO BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG THỊ HẢO
BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG THỊ HẢO
BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 8.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Cao Thị Thu Hoài
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 10% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2023
Học viên
(Ký, ghi rõ họ tên)
Dương Thị Hảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo -TS Cao Thị Thu Hoài đã tận tình giúp đỡ, định hướng khoa học và luôn động viên,
khích lệ em hoàn thành luận văn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy, cô giáo Khoa Giáo dục mầm non; Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã trực tiếp giảng dạy, định hướng cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Bình, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu, thông tin cũng như đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý để luận văn được hoàn thiện nhất
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Tác giả luận văn
Dương Thị Hảo
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.1.1 Nghiên cứu về sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non trên thế giới 6
1.1.2 Nghiên cứu về sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non ở Việt Nam 7
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 9
1.2.1 Khái niệm ngữ âm tiếng Việt 9
1.2.2 Khái niệm âm tiết tiếng Việt 10
1.2.3 Khái niệm lỗi phát âm tiếng Việt 11
1.2.4 Khái niệm biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 12
1.3 Đặc điểm âm tiết tiếng Việt và hệ thống ngữ âm tiếng Việt 12
1.3.1 Đặc điểm âm tiết tiếng Việt 12
1.3.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Việt 14
1.4 Lí luận về sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 14
1.4.1 Mục tiêu sửa lỗi 14
Trang 61.4.2 Nội dung sửa lỗi 15
1.4.3 Phương pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 24
1.4.4 Hình thức sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 25
1.4.5 Đánh giá hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 26
1.4.6 Quy trình sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 26
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 27
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 31
2.1 Khái quát về khách thể và địa bàn nghiên cứu 31
2.2 Tổ chức khảo sát 33
2.2.1 Mục đích khảo sát 33
2.2.2 Nội dung khảo sát 34
2.2.3 Phương pháp khảo sát 34
2.2.4 Khách thể khảo sát 35
2.2.5 Tiến hành khảo sát 36
2.2.6 Đánh giá thực trạng 49
Chương 3: BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 53
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 53
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 53
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, toàn diện, hệ thống 53
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 54
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi 54
3.2 Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 55
3.2.1 Biện pháp 1: Sử dụng các trò chơi sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 55
3.2.2 Biện pháp 2: Giáo viên sử dụng các đoạn hội thoại ngắn, các bài thơ, câu đố giúp trẻ luyện phát âm tiếng Việt 59
Trang 73.2.3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm trong hoạt động
sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 65
3.2.4 Biện pháp 4: Sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non 67
3.2.5 Biện pháp 5: Phối - kết hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5 -6 tuổi 76
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78
3.4 Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp 78
3.4.1 Khảo nghiệm sư phạm 78
3.4.2 Thực nghiệm sư phạm 82
Kết luận chương 3 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH BIỂU ĐỒ Bảng
Bảng 2.1 Thực trạng trẻ mắc lỗi phát âm sai phụ âm đầu 36 Bảng 2.2 Thực trạng trẻ mắc lỗi phát âm sai âm chính, âm cuối 37 Bảng 2.3 Thực trạng trẻ mắc lỗi phát âm sai thanh điệu 37 Bảng 2.4 Thực trạng mục tiêu sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 38 Bảng 2.5 Đánh giá thực trạng mục tiêu sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6
tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 39 Bảng 2.6 Thực trạng nội dung sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 41 Bảng 2.7 Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt
cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 43 Bảng 2.8 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 44 Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện quy trình sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-
6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 45 Bảng 2.10 Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 46 Bảng 2.11 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sửa lỗi phát âm
tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 48 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp sửa lỗi phát âm
tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 79 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp sửa lỗi phát âm
tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 81 Bảng 3.3 Kết quả đo đầu vào lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ 5-6 tuổi 84 Bảng 3.4 Kết quả đo đầu ra sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi 85 Bảng 3.5: Mức độ sửa lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ 5-6 tuổi nhóm TN và ĐC
trước và sau khi thực nghiệm 86 Bảng 3.6: So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm TN 86 Bảng 3.7: So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm ĐC 87
Trang 10Hình
Hình 3.1 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp sửa lỗi phát âm
tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên 82
Hình 3.2 Kết quả đo đầu vào lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ 5-6 tuổi 84
Hình 3.3 Kết quả đo đầu ra sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi 85
Hình 3.4 So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm TN 87
Hình 3.5 So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm ĐC 87
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc Nhận thức sâu sắc điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục
là quốc sách hàng đầu” trong nghị quyết số 04- NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa VII Trong những năm gần đây, sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với xu thế quốc tế hóa giáo dục
và hội nhập phát triển kinh tế toàn cầu thì giáo dục và đào tạo càng giữ vai trò quan trọng hơn
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố ban đầu về nhân cách, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp một “Việc
chăm lo phát triển giáo dục mầm non, bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục có chất lượng, công bằng và bình đẳng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội” Môi trường giáo dục mầm non là trường học đầu tiên thực hiện
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em là một trong những hoạt động quan trọng trong các trường mầm non Nội dung này được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Luật giáo dục số 43/2019/QH19, ngày 14/06/2019 của Quốc Hội ban hành Luật giáo dục [16]; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 ban hành Điều lệ Trường mầm non [25]; Thông tư số 51/2020/TT - BGDĐT, ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư sửa đổi một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo [24]
1.2 Ngôn ngữ là sản phẩm của con người Nó chỉ được hình thành và phát triển
trong xã hội loài người Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa của xã hội loài người, ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện biểu hiện cảm xúc, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc, tính cách của con người Lứa tuổi mầm non được coi là giai đoạn vàng để dạy trẻ tiếp thu các kiến thức, kĩ năng một cách nhanh và hiệu quả nhất, trong đó không thể không kể đến tiếp thu ngôn ngữ Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói
và các kỹ năng đọc viết ban đầu Ở giai đoạn này, trẻ đạt được những thành tích “vĩ đại” mà ở giai đoạn sau trẻ không thể có được
Trang 12Giáo dục phát triển ngôn ngữ được hiểu là nội dung giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp hiệu quả, cũng như các kỹ năng tiền đọc viết ban đầu của trẻ Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh, ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tư duy trực quan hình tượng Qua đó trẻ nhận thức được các kiến thức của hoạt động học, số lượng các từ tăng nhanh theo thời gian Theo nghiên cứu, kết thúc tuổi mẫu giáo trẻ sẽ có khoảng
3000 đến 5000 từ, trong đó có rất nhiều từ ngữ khoa học Vốn từ của trẻ được tích lũy ngày càng phong phú, đủ để diễn đạt các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày Đến thời
kỳ trẻ 5- 6 tuổi, lời nói mạch lạc của trẻ đã đạt ở trình độ khá cao Lời nói của trẻ không chỉ đơn thuần là kể lại sự kiện mà còn có các câu miêu tả, câu nghi vấn, có kỹ năng biểu lộ thái độ trong lời nói, cử chỉ giao tiếp, biểu lộ cảm xúc thái độ đối với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện
Trong giáo trình Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong các cơ
sở giáo dục mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Nguyễn Thu
Phương, Đinh Bích Hà, Nguyễn Thị Minh Thảo, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã quy định rất rõ những nội dung cho trẻ mẫu giáo riêng từng độ tuổi làm quen với việc học đọc học viết, hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tập phát âm các chữ cái, các từ đơn giản, nhận dạng và sao chép đơn giản các chữ cái, các từ quen thuộc, các kí hiệu thông thường, các nét cơ bản [10]
1.3 Hiện nay, tình trạng trẻ mắc các lỗi về phát âm tiếng Việt còn phổ biến Ở
một số trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn khá nhiều trẻ 5-6 tuổi phát âm sai với các lỗi như sai phụ âm đầu (l/n; s/x; tr/ch; d/r), khuyết
âm đệm hoặc sai âm chính và âm cuối Bên cạnh đó, còn có các lỗi như nhầm lẫn giữa các thanh điệu, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp… Nếu những lỗi này không được các giáo viên và cha mẹ trẻ quan tâm và tìm ra các biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa ngôn ngữ nói của trẻ
Thực tế tại các nhà trường, có nhiều giáo viên đã chú ý đến việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động ở trường mầm non, song vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào việc mở rộng vốn từ, cung cấp và làm giàu có thêm về số lượng từ vựng cho trẻ mà chưa quan tâm chú ý đến việc phát hiện lỗi và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ
Trang 13Bên cạnh đó, các kĩ năng cần thiết cho việc học chữ như: kiến thức về tên chữ cái
và cách phát âm chúng, phát âm tên âm vị hay số một cách tự động, viết chữ cái hoặc viết tên của mình chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ thông qua sinh hoạt hàng ngày hay qua các hoạt động học như làm quen chữ cái, làm quen tác phẩm văn học
1.4 Bản thân tôi là một cán bộ quản lý, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ Tôi nhận thấy việc việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi là vô cùng quan trọng và cần thiết Ở độ tuổi này nếu trẻ không được sửa lỗi thì lên độ tuổi lớn hơn việc sửa lỗi cho trẻ sẽ vô cùng khó khăn Khi trẻ lên lớp 1, nếu trẻ phát âm sai thì kéo theo trẻ sẽ viết sai từ, hiểu sai nghĩa của từ Điều này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh Do đó, tôi
mạnh dạn lựa chọn và triển khai thực hiện đề tài: “Biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng
Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” Hi
vọng đề tài thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất một
số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi nhằm góp phần phát triển ngôn ngữ và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ trước khi bước vào lớp 1
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non
- Khảo sát, đánh giá thực trạng sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất một số biện pháp, tổ chức thực nghiệm sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trang 145 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lí luận, thực trạng và biện pháp sửa lỗi phát âm (ngọng, lắp) tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
5.2 Khách thể khảo sát
Tôi tìm hiểu 110 giáo viên dạy khối mẫu giáo và 487 trẻ 5-6 tuổi ở 3 trường mầm non Thực nghiệm 63 trẻ (nhóm thực nghiệm 31 trẻ; nhóm đối chứng 32 trẻ)
5.3 Địa bàn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu ở 3 trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên gồm trường mầm non Bàn Đạt, trường mầm non Nga My, Trường mầm non thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
5.4 Thời gian nghiên cứu
Năm học 2022-2023
6 Giả thuyết khoa học
Trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình đã được quan tâm ưu tiên phát triển về mọi mặt, song việc thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ vẫn chỉ đơn giản là giáo viên dạy trẻ cách phát âm mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề phát hiện
lỗi và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ Vì vậy, nếu áp dụng các biện pháp sửa lỗi
phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trước khi trẻ bước vào lớp 1
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu, đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn bản, sách chuyên ngành, sách tham khảo, tài liệu bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn… báo cáo của nhà trường, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó thu thập, phân tích, tổng hợp và khái quát tài liệu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu thăm dò ý kiến
đối với giáo viên, tiến hành khảo sát ý kiến của các đối tượng nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trang 15- Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin bằng cách quan sát các hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi cụ thể như các hoạt động chơi, hoạt động học, trải nghiệm… ở một số trường mầm non huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
- Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trao đổi, đàm thoại, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để thu thập thông tin thực tiễn về các nội dung có liên quan đến hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Phương pháp chuyên gia
Trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng,
tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng để lấy ý kiến về tính thực tiễn và tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp toán thống kê, phần mềm Excel tính phần trăm, tính điểm trung bình, thứ bậc để xử lý kết quả điều tra
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về sửa lỗi phát âm tiếng việt cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng sửa lỗi phát âm tiếng việt cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non trên thế giới
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với không chỉ các nhà trường, giáo viên mầm non mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được các nhà sư phạm nổi tiếng ở Liên Xô cũ nghiên cứu và bàn luận khá nhiều trong các công trình, bài viết Cụ thể như:
GV và sinh viên các trường đào tạo GV mầm non đã biết đến E.I ChiKhiêva, một nhà sư phạm Nga-Xô Viết như một tác giả có uy tín, nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Cuốn sách “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông” của bà đã được dịch từ những năm 70 của thế kỷ trước và được coi như một tài liệu giảng dạy chính trong các trường sư phạm mẫu giáo Việt Nam
Nhiều tác giả Nga khác cũng có đóng góp quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở nước ta Có thể kể đến các tác giả: Xookhin (1979) với “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em” nhà xuất bản Giáo dục Mátxcơva; Barodis A.M (1974) với cuốn “Phương pháp phát triển Tiếng Việt cho trẻ em”, Nhà xuất bản giáo dục Mátxcơva…
Những công trình trên là những định hướng quan trọng để các nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp tục xây dựng cơ sở lí luận về việc phát triển ngôn ngữ nói chung, sửa lỗi phát âm tiếng Việt nói riêng cho trẻ mâm non
Theo Otto Beverly nhận định, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trải qua
ba cấp độ:
Cấp độ 1: biết nói
Cấp độ 2: biết nói một cách có hiểu biết
Cấp độ 3: bày tỏ bằng lời nói một cách có hiểu biết
Như vậy Otto Beverly nhìn nhận ngôn ngữ của trẻ mầm non ở cả hai phương diện
là cấu trúc và chỉnh thể Về mặt cấu trúc, ngôn ngữ được tạo bởi các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng Về mặt chỉnh thể ngôn ngữ được thể hiện trong đơn vị giao tiếp
Trang 17Còn theo L.S Vưgotxki, bản chất của sự phát triển ngôn ngữ là “Nhằm mục đích giao tiếp, nhận thức và tất nhiên sự phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ không chỉ thuần túy dựa trên sự phát triển khả năng nhận thức của đứa trẻ”
Các nhà khoa học Hoa Kì coi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là “Phát triển khả năng giao tiếp ngôn ngữ tích hợp các thành tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, lời nói mạch lạc, ngữ dụng, thêm vào đó là khả năng tiền đọc- viết”
LN Tônxtôi đã khẳng định nhấn mạnh ý kiến về đứa trẻ trước tuổi đi học rằng:
“tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi” chính vì vậy mà nếu người lớn không chăm sóc, không giáo dục, không uốn nắn sửa sai cho trẻ thì trẻ không thể phát triển bình thường được
Barodis A.M trong cuốn sách Phương pháp phát triển tiếng Việt cho trẻ em, (NXBGD Maxtcova, 1974 đã nêu ra 10 yêu cầu cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ ở trường mầm non Trong cuốn sách, tác giả nhấn mạnh đến “Việc tích cực cho trẻ hoạt động ngôn ngữ kết hợp tính cá biệt và tập thể trong dạy học, chú
ý đến năng lực của từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được huy động năng lực bản thân” [18] V.I Lê nin đã nói “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” Do đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày, không
có ngôn ngữ thì đứa trẻ không thể phát triển một cách thực thụ, hơn nữa ngôn ngữ lại là phương tiên để tư duy phát triển nhận thức, tình cảm kĩ năng xã hội… Nếu trẻ phát âm sai về ngôn ngữ nói thì sẽ dẫn đến trẻ có nguy cơ sẽ sai cả về ngôn ngữ viết sau này
1.1.2 Nghiên cứu về sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đi sâu tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này được ngày càng nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Một số hội nghị khoa học ở Trung ương cũng như các địa phương đã hướng nội dung vào thảo luận nâng cao chất lượng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non Nội dung giáo dục ngôn ngữ cũng thường xuyên được đưa vào các bài học bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề cho giáo viên mầm non trong các khoá tập huấn, bồi dưỡng Cuốn Giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (1997) của
TG Nguyễn Xuân Khoa (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội), gồm 11 chương gồm các nội dung mở đầu, phát triển tiếng cho trẻ 1 đến 2 tuổi, PPPT lời nói mạch lạc, phương pháp dạy trẻ đặt câu hỏi, phương pháp phát triển từ ngữ, dạy trẻ nghe và phát
Trang 18âm đúng, chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết…đã được đề cập một cách toàn diện, có
hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nước ta Trong cuốn giáo trình này, người viết cũng đã đặt ra những yêu cầu về nhiệm vụ, nội dung của việc nghe, dạy, phát âm đúng cho trẻ Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm mà trẻ mầm non thường hay mắc phải, các lỗi phát âm đó được trình bày lần lượt theo cấu trúc của âm tiết: lỗi về thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm cuối Trong mỗi lỗi này, tác giả đều đề cập đến nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ [14]
Trong cuốn “Giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non” của tác giả Đinh Hồng Thái (2006) nhà xuất bản ĐHSP cũng chú trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; giáo dục chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt; hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo; dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ qua làm quen với các bài thơ câu chuyện để tạo được tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 [22]
Trong tạp chí GDMN số 1/2006, Đinh Thị Luyên có bài dịch “Tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc” Đây là một góc nhìn
mở cho nền giáo dục Việt Nam hiện đại Bài viết “Một số biện pháp rèn phát âm L-N cho trẻ 5 tuổi trong tạp chí Giáo dục mầm non số 3/2006 của tác giả Đỗ Thị Lương Huệ, trường mầm non Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng đã đưa ra một số biện pháp
để rèn phát âm chữ L-N cho trẻ như: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác chữ L-N, sửa lỗi phát âm phụ âm n/l thông qua các hoạt động chung và các hoạt động khác, khuyến khích việc cho trẻ phát hiện và tự sửa lỗi phát âm cho nhau
Tạp chí Giáo dục Mầm non số 2/2013 có bài “Mục tiêu phát triển lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục mầm non New Zealand” của tác giả Nguyễn Thị Minh Thảo
- Vụ giáo dục mầm non, dịch từ chương trình Giáo dục mầm non New Zealand Bài viết
đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ và sự tiếp nối giữa trường mầm non với trường tiểu học “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi” của tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005) Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tìm hiểu về các vấn đề luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với cuốn “Tiếng Việt 1, 2” đã cung cấp những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt giúp cho giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ
Cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã
đề cập đến sự phát triển vốn từ cho trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi Trong tạp chí Giáo
Trang 19dục mầm non cho trẻ số 01/2014 có bài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối” của tác giả Dương Thị Giác Vũ, trường mầm non Vàng Anh, quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên đã sử dụng con rối để giúp trẻ tập nghe, hiểu, diễn đạt câu… nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng mục tiêu chăm sóc giáo dục mầm non theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”
Cuốn Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục
mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học của các tác giả Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Nguyễn Thu Phương,
Đinh Bích Hà, Nguyễn Thị Phương Thảo Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản tháng 10 năm 2021, quy định rõ việc xây dựng môi trường vật chất, trang trí trong lớp, ngoài lớp để phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ, cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết và tạo ra những cơ hội để phát triển các kĩ năng nghe, nói và làm quen với việc học đọc, học viết của trẻ Quy địch các nội dung cho trẻ mẫu giáo từng độ tuổi làm quen với việc học đọc, học viết trong chương trình giáo dục mầm non ở các cơ sở Giáo dục mầm non [10]
Như vậy có rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Tựu trung lại các nhà khoa học đều hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chỉ ra được các lỗi phát âm của trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục đất nước ta nói chung Tuy
nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào nghiên cứu về Biện
pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non Do đó, những
nhận xét, đánh giá trong các công trình nghiên cứu đi trước sẽ là tài liệu bổ ích để tôi thực hiện triển khai đề tài này
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Khái niệm ngữ âm tiếng Việt
Ngữ âm là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ - một loại âm thanh đặc biệt do con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy Ngữ âm bao gồm các âm và các thanh, các cách kết hợp âm thanh và giọng điệu ở trong một từ, một câu, của một ngôn ngữ
Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăng ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý thức thực
tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại đầu tiên cho bản thân tôi nữa Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” [tr 8]
Trang 20Ngôn ngữ của con người là một hệ thống âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của một thành viên trong cộng đồng người Ngôn ngữ của con người được phát triển Ngôn ngữ đồng thời là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hóa xã hội- lịch sử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau Chính ngôn ngữ này là ngôn ngữ thành tiếng, ngôn ngữ âm thanh và các nhà khoa học gọi mặt âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ và nhờ có mặt âm thanh này thì ngôn ngữ mới được xác lập, tồn tại phát triển và lưu giữ để truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác Quá trình trẻ học nói bí bô càng nhấn mạnh tính chất âm thanh của ngôn ngữ Tuy nhiên không phải âm thanh nào phát ra cũng là âm thanh ngôn ngữ (ví dụ tiếng ho, tiếng rên, tiếng nấc….) Những âm thanh này được phát ra do những nhu cầu về mặt sinh lý, nghĩa là âm thanh đó không có giá trị biểu đạt của ngôn ngữ Như vậy âm thanh ngôn ngữ hay còn gọi là ngữ âm là toàn bộ các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và ngôn điệu mang những ý nghĩa nhất định, tạo thành cấu trúc ngữ âm của một ngôn ngữ Các
âm thanh và ngôn ngữ kết hợp với nhau theo những quy tắc và quy luật nhất định
Âm thanh tự nó không tạo nên ngôn ngữ nhưng nó là chất liệu tất yếu để tạo nên ngôn ngữ, làm nên tính hiện thực của ngôn ngữ Bộ máy phát âm của con người được lựa chọn để tạo nên âm thanh ngôn ngữ Người nói vừa có thể dùng tai để nghe âm thanh minh nói ra, dùng mắt để theo dõi phản ứng của người nghe mình nói, nhờ vậy
mà hoạt động giao tiếp diễn ra hết sức dễ dàng, thông suốt trong mọi trường hợp Trong nhà trường, những tri thức về ngữ âm là nghiên cứu đầu tiên để dạy các hoạt động phát
âm chuẩn tiếng Việt, vấn đề chữ viết và chính tả, cách đọc diễn cảm… Những hiểu biết
về ngữ âm giúp cho con người biết cách phân tích giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mỹ của các phương tiện của ngữ âm trong các tác phẩm văn chương, đặc biệt trong tác phẩm thơ, truyện…
1.2.2 Khái niệm âm tiết tiếng Việt
Trong mọi ngôn ngữ, âm tiết là một đơn vị tồn tại hiển nhiên và có vai trò vô cùng quan trọng Có rất nhiều quan điểm cho rằng âm tiết là sự hợp thành của những âm đoạn ngắn hơn nữa đó là các nguyên âm kết hợp với các phụ âm Chúng ta có thể đánh vần được các âm tiết một cách rõ ràng
Cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại F de Saussure đã phê phán âm học truyền thống khi lấy các âm (nguyên âm, phụ âm) làm khởi nguồn và trung tâm nghiên cứu
“Phương pháp của ngành ngữ âm học này có một điểm đặc biệt khiếm khuyết; nó quá hay quên rằng, trong ngôn ngữ, không phải chỉ có những âm mà còn có những âm đoạn
Trang 21nữa…cái mà ta có được trước tiên không phải là âm; âm tiết hiện ra một cách trực tiếp hơn các âm thanh cấu tạo nó” [12]
Tác giả Cao Xuân Hạo (2003) trong bài viết “Vấn đề âm vị trong tiếng Việt” đã khẳng định rằng “trong tất cả các ngôn ngữ của nhân loại, âm tiết là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất; đó là đơn vị cấu âm và nhận diện âm thanh nhỏ nhất” [15]
Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết là một cấu trúc chặt chẽ, một đơn vị phát âm nhỏ nhất mà không thể bị chia cắt ra thành những phần nhỏ hơn có nghĩa được nữa Âm tiết tiếng Việt là chữ, tiếng, là một đơn vị cấu tạo nên một sự phối hợp trong tiếng nói Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu và tách rời với âm tiết khác Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một chữ Ví dụ:
Con trâu gồm 2 âm tiết, âm tiết “con” và âm tiết “trâu”
Lời nói của con người khi được phát ra là một chuỗi âm thanh kế tiếp nhau trong không gian và thời gian Khi phân tích các chuỗi âm thanh ấy giúp con người nhận ra được các đơn vị của ngữ âm
Ví dụ: Năm /nay /con /lên /năm /tuổi
Những khúc đoạn âm thanh này không thể chia nhỏ ra hơn được nữa dù con người
có cố tình phát âm thật từ từ, rất chậm hoặc thật tách bạch Điều đó chứng tỏ rằng đây là những khúc đoạn âm thanh tự nhiên nhỏ nhất khi phát âm và được gọi là âm tiết Vì vậy việc nhận ra âm tiết đơn giản hơn vì trên chữ viết, mỗi âm tiết được ghi thành một chữ Khi xét đến cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, nhiều nhà học giả chịu ảnh hưởng của
lí thuyết âm vị học châu Âu đã áp dụng gần như nguyên vẹn lí thuyết vào lược đồ âm tiết tiếng Việt Theo tác giả Lê Văn Lý, lược đồ âm tiết tiếng Việt là “Phụ âm + nguyên
âm + phụ âm” Tác giả Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú xây dựng lược đồ cho âm tiết tiếng Việt gồm “âm đầu + âm trước + âm chính + âm cuối” Đến Gordina, âm tiết tiếng Việt mới được coi là một cấu trúc hai tầng bậc, nhưng thanh điệu không được tính đến
vì nó là yếu tố siêu đoạn tính
1.2.3 Khái niệm lỗi phát âm tiếng Việt
Lỗi phát âm tiếng Việt là lỗi mà trẻ phát âm chưa đúng về ngữ âm, âm tiết, thanh điệu, phát âm từ địa phương… ảnh hưởng đến ý nghĩa ngôn ngữ nói của trẻ, lâu dần nếu không được sửa lỗi trẻ sẽ viết sai khi lên học ở trường phổ thông [5]
Theo L.S Vygotsky, quá trình làm chủ lời nói của một đứa trẻ trải qua quá trình hoàn thiện của ngôn ngữ, đứa trẻ sinh ra học nói từng từ một, rồi đến hai từ và dần là
Trang 22hoàn thiện các câu nói đơn giản rồi đến các câu phúc tạp hơn có đầy đủ các thành phần câu [tr17]
Quá trình hoàn thiện ngôn ngữ đó trẻ mắc lỗi về sai phụ âm đầu, lỗi âm chính, lỗi
âm đệm, lỗi âm cuối, lỗi dấu thanh…gọi chung là lỗi phát âm tiếng Việt
1.2.4 Khái niệm biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Theo Đinh Hồng Thái, ngôn ngữ trẻ em được xác định qua hai phương diện là cấu trúc và chỉnh thể Về mặt cấu trúc, ngôn ngữ được tạo bởi các đơn vị từ nhỏ đến lớn như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng
Giáo dục ngôn ngữ trẻ em là giáo dục “khả năng giao tiếp ngôn ngữ với sự phát
triển đồng đều của các thành tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng, phát triển khả năng tiền đọc - viết phù hợp với độ tuổi của trẻ” [22, tr 31]
Như vậy, biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
là cách thức mà nhà giáo dục sử dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát âm chuẩn các âm tiết tiếng Việt, giúp trẻ đạt được sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc theo kết quả mong đợi cuối độ tuổi trẻ mầm non
1.3 Đặc điểm âm tiết tiếng Việt và hệ thống ngữ âm tiếng Việt
1.3.1 Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt có tính phân tiết cao, các âm đứng cạnh nhau, mỗi âm tiết bao giờ cũng gắn liền với một thanh điệu và thanh điệu làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết
Mô hình cấu trúc âm tiết Tiếng Việt có năm thành phần, được sắp xếp theo trình tự sau:
(Phương pháp phát triển tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo - Nguyễn Xuân Khoa trang 223)
5 Thanh điệu
1 Âm đầu
Vần
2 Âm đệm 3 Âm chính 4 Âm cuối
Ở vị trí số một là âm đầu, âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm Trong hệ thống âm tiết tiếng Việt, có 22 âm vị ở vị trí âm đầu
Ở vị trí số hai là các âm đệm, đó là một nguyên âm Trong chữ viết được thể hiện bằng chữ “u” hoặc “o” ví dụ: Xuân, hoa
Ở vị trí số ba là âm chính, do các nguyên âm đảm nhiệm, âm chính là hạt nhân của âm tiết tiếng Việt (bao gồm 16 âm vị, trong đó có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên
âm đôi)
Trang 23Ở vị trí số bốn là âm cuối, do các phụ âm, bán nguyên âm (i, y, u, o) đảm nhiệm (gồm 8 âm vị)
Các thành phần ở vị trí số hai, ba, bốn ghép lại với nhau tạo thành một bộ phận gọi là phần vần
Thành phần vị trí số năm là thanh điệu, bao trùm lên toàn bộ âm tiết Có 6 thanh điệu sau:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết
Âm tiết Tiếng Việt có thể chia làm hai bậc:
Âm tiết bậc một: Thanh điệu, âm đầu, phần vần,
Âm tiết bậc hai: Phần vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối
Thanh điệu là sự thay đổi độ cao trong âm tiết Ví dụ la, lá, lã đối lập với là, lả,
lạ Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát âm với cao
độ thấp
Nguyên âm trong tiếng việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói, phát âm
ra luồng hơi đi tự do, không có gì cản trở Trong tiếng Việt có mười sáu nguyên âm bao gồm mười ba nguyên âm đơn và ba nguyên âm đôi
Nguyên âm đơn gồm chín nguyên âm dài và bốn nguyên âm ngắn Nguyên âm đôi là gồm hai nguyên âm ghép lại liền nhau, khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ
âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh, sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên
âm đôi là do âm đầu quyết định
Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là phụ âm Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong
bộ máy phát âm, phụ âm có khi bị cản ở môi, có loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở lưỡi, có loại bị cản ở thanh hầu họng Xét về phương thức phát âm, người ta chia phụ
âm thành: các phụ âm tắc, phụ âm sát, phụ âm vang, phụ âm ồn, phụ âm hữu thanh,
Trang 24phụ âm vô thanh Chia theo vị trí cấu tạo chia phụ âm thành phụ âm môi, phụ âm lưỡi, phụ âm hầu
1.3.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Việt
Hệ thống ngữ âm từ vựng tiếng Việt là một trong những khía cạnh của ngôn ngữ, thông qua đó giúp con người truyền đạt được những thông tin trong giao tiếp
Để đảm bảo cấu tạo từ vựng tiếng Việt cần có đủ 3 yếu tố là âm đầu, phần vần và thanh điệu Vị trí âm đầu do các phụ âm đảm nhận, gọi là các phụ âm đầu Phụ âm đầu thường đứng ở đầu các từ, kèm theo các nguyên âm mới phát thành tiếng rõ ràng, cũng như mới tạo nên các từ vựng nhất định Vậy nên khi phát âm từ vựng, đòi hỏi người nói phải phát âm chuẩn phụ âm đầu để ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được chính xác Phần vần của từ vựng sẽ bao gồm các vần để tạo nên tiếng, trong đó vần sẽ bao gốm 3 yếu tố âm đệm, âm chính và âm cuối, khi đánh vần, phát âm đòi hỏi người nói phải nắm rõ cách phát âm tạo nên các từ chính xác
Thanh điệu chính là yếu tố quan trọng, thay đổi nhiều nhất của ngữ âm tiếng Việt,
vì dựa vào các thanh điệu để cấu tạo nên các thanh âm khác biệt của từ vựng Hiện tại trong tiếng Việt có 6 thanh điệu bao gồm sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và thanh ngang, mỗi dấu thanh có cao độ khác nhau, nó ảnh hưởng toàn bộ lên âm tiết Khi phát âm cần phát âm đúng các dấu thanh của từ vựng để chính xác nghĩa của câu từ
1.4 Lí luận về sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.4.1 Mục tiêu sửa lỗi
Văn bản hợp nhất 01 CTGDMN đã quy định rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, ngôn ngữ , tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1, hình thành
và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [7, tr,1]
Do đó, “Mục tiêu sửa lỗi phát âm cho trẻ 5 -6 tuổi nhằm giúp trẻ có khả năng
lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày, giúp trẻ có khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…), trẻ diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa, nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ phát âm được tròn vành,
rõ tiếng tất các các âm tiết tiếng Việt”
Trang 25Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Nó giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần của ngôn ngữ là phát âm, vốn từ và ngôn ngữ Trẻ 5-6 tuổi là phát triển ngôn ngữ mạch lạc vì vậy sửa lỗi phát âm cho trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi có mục đích,
ý nghĩa vô cùng to lớn vì ở độ tuổi này trẻ có phát âm đúng thì mới chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất cho việc học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học Trẻ lứa tuổi mầm non chưa đọc - viết nhưng cần chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc - viết Trẻ phát âm sai dẫn đến khi trẻ học đọc, học viết cũng sẽ dễ bị sai dẫn đến
“đọc” ngọng, “viết” ngọng, viết sai chính tả ở lớp 1 Chính vì vậy cần uốn nắn, sửa lỗi phát âm sai cho trẻ càng sớm càng tốt thì trẻ sẽ dễ sửa sai hơn, càng để lên lớp cao càng khó sửa Sửa lỗi phát âm cho trẻ không chỉ đơn thuần là tập trung vào các kỹ năng riêng
lẻ mà đảm bảo phát triển cho trẻ đầy đủ về các kỹ năng nghe, nói, làm quen với việc đọc, viết… giúp trẻ trở thành những chủ thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động giao tiếp và các hoạt động giáo dục trẻ hằng ngày
1.4.2 Nội dung sửa lỗi
1.4.2.1 Cơ sở xây dựng nội dung sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
a Chương trình giáo dục mầm non
Theo chương trình giáo dục mầm non (Văn bản hợp nhất số BGD ĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo gồm các nội dung như: Nghe, nói, Làm quen với việc đọc, viết:
01/2021/VBHN-Nội dung nghe:
- Trẻ lắng nghe, hiểu được các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, hành động, hiện tượng, gần gũi, quen thuộc Hiểu được các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa
- Trẻ hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản, hiểu và làm theo được hai đến ba yêu cầu liên tiếp
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng và câu phức
- Nghe hiểu nội dung các truyện kể, truyện đọc phù hợp với lứa tuổi
- Nghe hiểu nội dung các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, thơ, ca, hò,
vè … phù hợp với độ tuổi
Nội dung nói:
- Phát âm các tiếng của tiếng Việt, phát âm được các tiếng có chứa âm khó Phát
âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối giống nhau và các thanh điệu
Trang 26- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau
- Trả lời được các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh như “tại sao”, “như thế nào”
“có gì giống nhau, có gì khác nhau”, “do đâu mà có” …
- Biết đặt các câu hỏi: “tại sao”, “như thế nào”, “làm bằng gì” …
- Sử dụng các từ ngữ biểu thị sự lễ phép, biểu cảm, hình tượng…
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh
- Kể lại sự việc theo trình tự nhiều tình tiết
- Biết đóng kịch theo nội dung câu chuyện
Nội dung làm quen với đọc, viết:
- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối thoát, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường dành cho người đi bộ…)
- Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm bản thân Kể lại sự việc theo trình tự
- Nhận dạng các chữ cái và số
- Tập tô chữ cái, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: Hướng đọc, viết theo hướng từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới Hướng viết các nét chữ, ngắt nghỉ sau các dấu câu
- Biết phân biệt phần mở đầu, phần kết thúc của sách
- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ Biết giữ gìn và bảo vệ sách
b Chuẩn phát triển của trẻ 5-6 tuổi
Theo NELP (National Early Literacy Panel) (2009), có 6 yếu tố tiêu biểu cho các
kĩ năng tiền đọc, viết là: ① Kiến thức về tên của các chữ cái và cách phát âm chúng
② Nhận thức âm vần (hiểu ý nghĩa của từ) ③ Nói tên các âm vị hay số một cách tự động ④ Nói tên của sự vật hay màu sắc một cách tự động ⑤ Viết được chữ cái hoặc viết được tên của mình ⑥ Năng lực ghi nhớ âm vần (năng lực ghi nhớ thông tin được trình bày bằng câu/ lời nói trong thời gian ngắn)
Trang 27Theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi:
Lĩnh vực 3: SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
Chuẩn 14 Trẻ nghe hiểu lời nói
TT Nội dung chỉ số Dấu hiệu nhận biết/ Minh chứng Chuẩn 15 Trẻ có thể sử dụng lời nói để giao tiếp
4 Nói rõ ràng - Phát âm đúng và rõ ràng
- Diễn đạt ý tưởng ; Trả lời được theo ý câu hỏi của GV (ví dụ trẻ trả lời được rõ ràng câu hỏi “Gối của cúa con đang ở đâu”)
- Nói một cách rõ ràng những trải nghiệm của riêng bản thân trẻ
- Nói với âm lượng vừa đủ nghe, rõ ràng
để người nghe có thể hiểu được
c Đặc điểm PT của trẻ 5-6 tuổi
+ Đặc điểm phát triển tâm lý xã hội:
Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi có sự thay đổi rất nhiều so với các giai đoạn trước đó Các yếu tố từ tư duy, tình cảm, nhận thức, của trẻ gần như đã hoàn thiện bước đầu: Xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi này ổn định hơn so với các độ tuổi trước Ở lứa tuổi này xuất hiện tình cảm bạn bè thân thiết, mức độ phong phú và phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp như tình cảm người thân trong gia đình, tình bạn, tình cảm với thầy cô giáo… Kích thích say mê hứng thú, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực tạo niềm vui, sự thích thú của trẻ, tính tò mò, ham hiểu biết qua giao tiếp hằng ngày… Trẻ nói được những việc trẻ làm được hay không làm được, những điều bản thân trẻ thích hoặc không thích, biết nghe lời, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ, cô giáo Trẻ tự làm được những việc vừa sức, tự phục vụ bản thân như vệ sinh cá nhân, kê dọn bàn ăn, trải chiếu, gấp chăn… Khi được giao nhiệm vụ trẻ sẽ cố gắng hoàn thành công việc đó Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ… qua tranh vẽ, qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác và biết bộc lộ các cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ… biết an ủi, chia sẻ với bạn bè, người thân khi có chuyện buồn
Trẻ biết thể hiện tình cảm với người thân, với Bác Hồ qua hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, biết vài cảnh đẹp quê hương, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, trang phục áo dài, món ăn của quê hương, đất nước
Trang 28Trẻ thực hiện tốt các quy định của trường, lớp, nơi công cộng; biết nói lời cảm
ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, biết chú ý nghe người khác nói mà không cắt ngang, biết chờ đến lượt, biết trao đổi thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm Trẻ 5-6 tuổi, biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn như dùng lời nói giải thích, nhờ đến sự can thiệp của người khác hoặc sẽ chấp nhận nhường nhịn bạn
Trẻ nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành Trẻ vui vẻ thể hiện cảm xúc và tự khám phá, bắt chước
âm thanh, dáng điệu, sử dụng các câu, từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi được nghe các âm thanh, ngắm nhìn các vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống Trẻ chăm chú lắng nghe và hưởng ứng bằng cảm xúc như hát theo, lắc lư, nhún nhảy… thể hiện động tác minh hoạ phù hợp theo bài hát, bản nhạc, thích nghe đọc các bài ca dao đồng dao, tục ngữ, thích nghe và kể chuyện
Độ tuổi này, trẻ hát rất đúng giai điệu của bài hát, lời ca, biết diễn cảm phù hợp với sắc thái tình cảm của bài hát Thể hiện qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ cử chỉ Biết vận động minh họa, nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức như vỗ tay theo các loại tiết tấu nhanh, chậm, kết hợp
+ Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ 5 - 6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh Trẻ có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người Trẻ có kỹ năng nghe hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu những hiểu biết của mình
về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống Trẻ độc lập, tự chủ, biết tìm ra các cách để giải quyết vấn đề và các nhiệm vụ đặt ra trong học tập và vui chơi, hoàn thành các nhiệm vụ và yêu cầu của người lớn Nhu cầu hợp tác khi chơi và tuân thủ sự phân công của nhóm bạn chơi Hợp tác và đoàn kết, phục tùng những trẻ “thủ lĩnh” Ở lửa tuổi này trẻ tập làm quen với các hoạt động học tập trải nghiệm giống như ở trường tiểu học
để trẻ lĩnh hội những tri thức đơn giản, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, trí tưởng tượng về cơ bản là sự tiếp tục phát triển ở lứa tuổi 4-5 tuổi, nhưng trẻ 5 - 6 tuổi phát triển hoàn toàn vượt trội hơn Trẻ có thể làm một số thí nghiệm đơn giản và quan sát, dự đoán, so sánh, nhận xét, thảo luận VD làm thí nghiệm gieo hạt được tưới nước, để trong bóng mát với việc gieo hạt không được tưới nước, để ngoài trời nắng, theo dõi so sánh sự nảy mầm và phát triển của cây
Trang 29Trẻ 5 - 6 tuổi thích quan tâm đến các con số trong cuộc sống hằng ngày Biết đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, nhận biết chữ số trong phạm vi 10 So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và diễn đạt được kết quả, tách- gộp các nhóm đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau Nhận biết các nhóm con số được sử dụng hằng ngày có ý nghĩa như số điện thoại 111, 113, 114, 115… Biết sắp xếp các đối tượng theo quy tắc, theo trình tự nhất định, theo yêu cầu của GV, ngoài ra trẻ có thể sáng tạo ra cách khác… Sử dụng được các dụng cụ để đếm, đong, đo, so sánh
và diễn đạt kết quả Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau của các khối hình, sử dụng lời nói hành động để chỉ được vị trí các đồ vật trong không gian Biết xem giờ trên đồng hộ, ngày trên lốc lịch, gọi đúng tên các buổi trong ngày, các thứ trong tuần, các mùa trong năm
Trẻ nói đúng họ tên, tuổi, ngày sinh, giới tính của bản thân Nói được tên tuổi, giới tính, công việc của các thành viên trong gia đình Nói được địa chỉ của gia đình,
mô tả đặc điểm nổi bật của trường, lớp Nói được tên, công việc của các cô giáo và các bác nhân viên trong nhà trường, các bạn trong lớp Kể được đặc điểm, sản phẩm công dụng của một số nghề phổ biến trong xã hội
Trẻ 5-6 tuổi có thể kể tên một số lễ hội tại nơi sinh sống, những hoạt động của mọi người trong dịp lễ hội, một số nét đẹp của danh lam thắng cảnh, lịch sử QH, ĐN.+ Đặc điểm tư duy, ghi nhớ
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động, tự phục vụ
Ở giai đoạn này, ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ chú ý nhiều Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong bộ óc trẻ
Cần luyện tập các khả năng chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các hoạt động học Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn
Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn
+ Đặc điểm ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi:
Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ mầm non được phát triển mạnh: ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ mở rộng, trẻ sử dụng tương đối đúng ngữ pháp tiếng Việt để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, giao lưu với những người xung quanh Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo diễn ra trong mối quan hệ phức tạp hóa hoạt động của trẻ và sự biến đổi các quan hệ với người xung quanh Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Trang 30mẫu giáo diễn ra trong mối quan hệ phức tạp hoá hoạt động của trẻ và sự biến đổi các quan hệ của trẻ với người xung quanh, đặc biệt là trong giao tiếp Phạm vi, nội dung, đối tượng giao tiếp được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ đã có thêm nhiều tri thức phong phú, đa dạng và có tính tự chủ hơn tuổi nhà trẻ Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ tuổi
MG có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tư duy, đặc biệt là kiểu tư duy trực quan hình tượng- kiểu tư duy bắt đầu trẻ có lập luận nên ngôn ngữ thực sự trở thành cơ sở cho các quá trình tâm lý, giúp đời sống tinh thần của trẻ phát triển lên một chất lượng mới Trẻ đã có khả năng hiểu được nghĩa của các từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng với phát âm của người lớn Trẻ biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hoặc chuyện kể Trẻ thường sử dụng ngữ điệu lời nói nhẹ nhàng để biểu hiện tình cảm yêu thương trìu mến, ngược lại khi giận dữ trẻ biết dùng ngữ điệu mạnh
Độ tuổi 5-6 tuổi, trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:
Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng cử chỉ, điệu bộ minh họa bổ sung thêm cho NN nói
Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển
Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 - 6 tuổi là:
Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh
Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu…
Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện
rõ trong ngôn ngữ của trẻ (nói ngọng, nói mất dấu )
Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm
Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn
Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể như: các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái H đứng sang phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái O đứng sang trái…Trẻ hiểu được các từ khái quát như PTGT, động vật, thực vật, đồ dùng… Trẻ lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại
Trẻ có khả năng kể lại rõ ràng, có trình tự về sự vật, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được, sử dụng từ hợp ngữ cảnh, dùng các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng
Trang 31định, câu phủ định, câu mệnh lệnh Trẻ đọc biểu cảm các bài thơ, câu đố ca dao, đồng dao… Có khả năng miêu tả lại sự việc với một số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái của nhân vật, kể có thay đổi một vài tình tiết, thay đổi kết thúc, bố cục, thêm hoặc bớt đi sự kiện trong nội dung câu chuyện kể Trẻ đóng vai được nhân vật trong truyện, sử dụng các từ ngữ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “thưa, dạ, vâng” đúng lúc, điều chỉnh giọng nói đúng ngữ cảnh
Trẻ có khả năng chọn sách để “đọc” và “xem sách”, biết “đọc sách” từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ đầu quyển sách đến cuối quyển sách Nhận ra các ký hiệu thông thường như nhà vệ sinh WC, lối thoát hiểm: EXIT, biển cấm lửa, một số biển báo, PTGT quen thuộc
Trẻ nhận dạng và phát âm chuẩn 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt Tập tô,
đồ các ký hiệu, nét chữ, số, chữ cái
+ Đặc điểm PT thể chất trẻ 5-6 tuổi:
Chiều cao tăng từ 1cm-1,5cm hàng tháng, trẻ 6 tuổi cao từ 105cm-115cm
Khi trẻ 6 tuổi, não bộ của trẻ đạt khoảng 1300g, quá trình phân hóa và PT của não
bộ đã hoàn thiện Hệ tiêu hóa của trẻ PT đến mức hoàn thiện Trẻ đã mọc đầy đủ 8 răng hàm, trẻ bắt đầu thay răng
Bộ máy phát âm của trẻ 5-6 tuổi hoàn thiện như ở người lớn, gồm 13 bộ phận đó
là khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng Nếu các bộ phận này có khiếm khuyết thì trẻ sẽ không thể phát âm chuẩn được Khi phát âm, không khí đi từ phổi qua thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo ra những sóng có tần số khác nhau, những sóng âm với tần số này sẽ được cộng hưởng ở những khoang phát âm (khoang miệng, khoang mũi và khoang yết hầu) Sự khác biệt giữa những khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau Theo đặc điểm sinh học, các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm được nhận diện chủ yếu khi phát âm Nếu khi phát âm
mà luồng không khí đi ra từ phổi qua các khoang phát âm không bị cản thì đó là nguyên
âm, nếu khi phát âm mà luồng không khí đi ra từ phổi qua các khoang phát âm mà bị cản ở một vị trí nào đó thì đó là phụ âm
1.4.2.2 Nội dung sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
+ Nguyên nhân mắc lỗi
- Nguyên nhân mặt sinh lý
Ở độ tuổi này, một số trẻ có cấu tạo bộ máy phát âm chưa phát triển hoàn thiện, răng của trẻ mọc còn chưa đầy đủ hoặc không bình thường dẫn đến việc trẻ khó phát
Trang 32âm chuẩn Sự vận động của các bộ phận môi hàm lưỡi chưa thành thạo sẽ dẫn đến phát
âm sai lệch (nói ngọng, nói lắp)
Một số trẻ có thể do bị bệnh sứt môi, hở hàm ếch gây phát âm khó, thậm chí nghiêm trọng tới mức ngôn ngữ của trẻ có thể gây khó nghe Một số khác lại do trẻ bị ngắn lưỡi, đầy lưỡi cũng gây ra phát âm không chuẩn
Trẻ bị các khuyết tật câm điếc (ở mức độ nhẹ và vừa) cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc lỗi phát âm Nếu khả năng nghe của trẻ bị ảnh hưởng thì trẻ không nghe được rõ NN giao tiếp dẫn đến trẻ sẽ phát âm sai, nói ngọng, đặc biệt là các từ khó
Hậu quả ảnh hưởng của trẻ bị bệnh viêm não, bại não dẫn đến các dây thần kinh ngoại biên điều khiển khiến các cơ quan phát âm như miệng, môi, lưỡi, hàm… kèm theo sự co cứng cơ mặt cũng là nguyên nhân khách quan khiến trẻ mắc lỗi
- Nguyên nhân xã hội
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này học bắt chước rất nhanh theo người lớn Chính vì vậy nếu trẻ sống trong môi trường giáo dục gia đình có người lớn thường xuyên phát âm sai thì trẻ sẽ học theo Trẻ phát âm sai do trẻ sinh sống tại địa phương, làng xóm có nhiều người phát âm chưa chuẩn Mọi người sống xung quanh trẻ, hằng ngày giao tiếp với trẻ phát âm sai nên trẻ bắt chước, hoặc do trẻ không cố ý bắt chước nhưng trẻ nghe nhiều dẫn đến không phân biệt được cách phát âm chuẩn nên phát âm sai theo Bởi vậy cần xây dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực ở cả Gia đình - nhà trường và Xã hội, tạo sự đồng thuận trong Xã hội về vấn đề sửa lỗi phát âm
Trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc lỗi phát âm Thêm vào đó, ở lứa tuổi này vốn từ của trẻ còn hạn chế
so với khả năng diễn đạt những điều trẻ mong muốn dẫn đến một số trẻ hay nói lắp, lặp
đi lặp lại một số từ ngữ không có nghĩa
Trong khuôn khổ đề tài này, các biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi chỉ có tính khả thi, tính hiệu quả khi trẻ có nguyên nhân về mặt xã hội
+ Nội dung mắc lỗi
- Lỗi ngữ âm: Trẻ 5-6 tuổi ở huyện Phú Bình phát âm sai một số phụ âm đầu L -
N, Tr - Ch, s - x, Gi - r - d nhưng thường mắc nhất là phát âm sai phụ âm đầu L - N
Ví dụ: Con học trường mầm lon Đào Xá Hôm lay con đi học, trời lắng, nàng con có
cây đa…Nguyên nhân mắc lỗi này chủ yếu do đặc điểm vùng miền, do người lớn phát
Trang 33âm sai nên trẻ học theo Việc phát âm sai L - N gây phản cảm với số đông người phát
âm đúng tiếng Việt còn lại và làm biến đổi nghĩa của từ
- Lỗi âm chính: Lỗi về âm chính chủ yếu tập trung vào các nguyên âm đôi chuyển thành nguyên âm đơn khi phát âm Ví dụ: Trẻ phát âm “Con hươu” thành “con hiêu”,
“Ăn thịt thành ăn xịt” “Xanh biếc” thành “xanh biết”…Lỗi phát âm sai này thường nguyên nhân do NN địa phương hoặc do trẻ nghe chưa chính xác Các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, khó phát âm hơn nên thường do trẻ sẽ chuyển thành nguyên âm đơn để dễ phát âm hơn hoặc do khi trẻ phát
âm sai nhưng người lớn lại không sửa ngay cho trẻ, khen trẻ đáng yêu… dần dần không thể sửa sai được
- Lỗi âm cuối: Trong các phụ âm đứng làm âm cuối thì trẻ hay phát âm sai ch và
nh thành t và n, Ví dụ: Con thành ton, cháu thành táu, Em ăn kem - eng ăng keng
- Lỗi thanh điệu: Đây là lỗi trẻ hay mắc phải, trong số các thanh điệu thì thanh hỏi và thanh ngã khó phát âm nên trẻ dễ mắc phải lỗi khi phát âm Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ MN, trẻ hay thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn như đồng nghĩa với âm điệu của thanh sắc Khu vực trẻ từ Thanh Hóa trở vào miền Nam thường hay sai dấu hỏi, dẫu ngã
Ví dụ: em ngã - em ngá; bác sĩ - bác sí, em vẫn - em vấn, mỡ thành mớ… Ngoài
ra một số ít trẻ còn phát âm thanh hỏi thành thanh nặng, VD: hỏi thành họi, hổ thành hộ… Đến hết độ tuổi 5 - 6 tuổi, nếu được nhắc nhở sửa sai thì lỗi sai về hai thanh này gần như hết hoàn toàn
- Lỗi về lặp từ, sai từ, dùng từ không đúng ngữ cảnh GT Trong quá trình sử dụng
NN, nhiều trẻ còn mắc khá nhiều lỗi liên quan đến việc sử dụng từ/ cụm từ Trong đó, với độ tuổi 5- 6, chủ yếu là lỗi lặp từ (như: con… con… con… thưa… thưa… cô); lỗi dùng sai từ (no thành đói, ngứa thành đau); dùng từ không đúng ngữ cảnh (uống nước/ nước uống; áo mặc/ mặc áo; cơm ăn/ ăn cơm)… dùng từ không đúng về ý nghĩa (yếu điểm/điểm yếu; phong thanh/ phong phanh; tri thức/ trí thức, phong lưu/ trung lưu; bàng quang/ bàng quan…)
- Lỗi ngữ pháp: Câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, sai về trật tự sắp xếp các thành phần
- Lỗi tu từ tiếng Việt Bao gồm lỗi sử dụng sai các phương tiện tu từ tiếng Việt (so sánh không đúng đối tượng….); sai các biện pháp tu từ tiếng Việt (tương phản, liệt kê)
Trang 34+ Mức độ mắc lỗi
Độ tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ thường hay mắc lỗi nhất đó là lỗi phụ âm đầu l - n, ví dụ như trẻ nói con lợn thành con nợn, quả na thành quả la, hoặc bạn nại tranh đồ chơi của con, con nên nớp 5 tuổi rồi, mẹ con đi gặt núa, hôm lay bố đưa con đi học… Lỗi âm đầu như
“tr” thành “t”, “kh” thành “h”, “g” thành “h”, “c” thành “t”, ví dụ trăng sáng thành tăng sáng, “con không” thành “con hông”, “cái ghế” thành ‘cái hế”, quả cam thành quả tam,
“hôm nay con đi học” thành “hôm nay ton đi học” Một số trẻ chưa phát âm được phụ
âm đầu “p” trẻ sẽ phát âm thành âm “b” VD: “pí pà pí pô” thành “bí bà bí bô”…
- Lỗi ngữ pháp, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ Đây là một lỗi khá phổ biến mà trẻ trong độ tuổi MN trẻ mắc phải Hầu như ở các trường MN trẻ đều mắc lỗi này Ví dụ
trong giờ HĐ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, bài thơ Cô giáo của em, GV
hỏi trẻ
+ Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? Trẻ sẽ trả lời: Cô giáo của em (Lỗi
thiếu chủ ngữ)
+ Bài thơ Cô giáo của em do ai sáng tác? Trẻ chỉ trả lời tên tác giả…
+ Nội dung sửa lỗi:
Căn cứ vào nguyên nhân, nội dung và mức độ mắc lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ 5-6 tuổi, có thể thấy nội dung sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi được chú ý vào các HĐ học (làm quen chữ cái, cho trẻ làm quen tác phẩm văn học); các HĐ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ và thông qua tất cả các hoạt động khác Đặc biệt,
GV chú trọng việc sửa lỗi trong quá trình giao tiếp với trẻ, với các nội dung chính sau: sửa lỗi âm đầu; âm đệm; âm chính; âm cuối và thanh điệu
1.4.3 Phương pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
PP sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN là việc GV áp dụng những PP cụ thể, là cách thức tiến hành tác động đến PTNN của trẻ 5 - 6 tuổi như: Phương pháp 1: Làm mẫu, luyện tập: chiếm ưu thế nhất trong sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ Để sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ, GV không thể không dùng lời nói phát âm mẫu, giảng giải, đàm thoại, thực hành lại nhiều lần hằng ngày
PP2: Phương pháp vấn đáp, đàm thoại: Sử dụng phương pháp này để xác định được mức độ mắc lỗi của từng trẻ
PP3: Phương pháp giảng giải: Hướng dẫn cho trẻ hiểu trẻ đã mắc lỗi gì, vì sao cần sửa lỗi
Trang 35PP4: PP trực quan: Trẻ được xem các video hướng dẫn phát âm mẫu để bổ trợ cho việc luyện tập của trẻ
Nhóm PP trực quan chiếm ưu thế thứ hai trong sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ Trẻ được nhìn, xem phát âm mẫu trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn so với trẻ chỉ nghe phát âm chuẩn Các nhóm PP khác được sử dụng kết hợp để đem lại hiệu quả cao trong việc sửa lỗi phát âm như:
PP5: PP thực hành trải nghiệm
PP6: PP luyện tập
PP7: PP dùng tình cảm khích lệ
1.4.4 Hình thức sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
*Theo mục đích và nội dung giáo dục:
Tổ chức các hoạt động giáo dục có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ
Sử dụng hình thức giáo viên phát âm mẫu qua các HĐ học, HĐ chơi, trong các HĐ khác trong ngày
Tổ chức lễ hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng như tết trung thu, ngày hội đến trường của bé, ngày sinh nhật của trẻ, ngày 20/10, 20/11, Ngày tết cổ truyền, tết thiếu nhi, ngày tổng kết năm học chia tay bé 5 tuổi ra trường
* Theo vị trí không gian có các hình thức sau:
Tổ chức các HĐ cả lớp (trẻ 5-6 tuổi tối đa 35 trẻ/ lớp)
Qua đó hình thức nâng cao nhằm giáo dục NN, sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ được vận dụng nhiều là:
Sửa lỗi phát âm tiếng Việt qua hình thức GV phát âm mẫu: Tổ chức các HĐ giáo dục có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ Sử dụng hình thức GV phát âm mẫu qua các HĐ học, HĐ chơi Trong các HĐ khác trong ngày của trẻ
Sửa lỗi phát âm tiếng Việt thông qua sử dụng các phần mềm phát âm chuẩn để cho trẻ được nghe, luyện phát âm hàng ngày cho trẻ mọi nơi, mọi lúc
Sửa lỗi phát âm tiếng Việt qua hình thức sử dụng các TC, câu đố lặp lại từ phát
âm, giúp trẻ hứng thú và luyện tập
Trang 36Sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ khác như tranh, ảnh rối, trình chiếu slide… Trẻ sẽ rất hứng thú và ghi nhớ lâu hơn
1.4.5 Đánh giá hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Đánh giá hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN góp phần hỗ trợ GV trong việc theo dõi, đánh giá kết quả Thông qua kết quả đó GV nắm bắt được các mức độ mắc lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ để có những biện pháp sửa lỗi đạt hiệu quả
Nội dung đánh giá: GV phải xác định được hiệu quả, chất lượng của quá trình
sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động ở trường MN
Tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí 1: Trẻ nghe hiểu các âm tiết tiếng Việt
Tiêu chí 2: Trẻ phát âm đúng các âm tiết trong tiếng Việt (đúng các âm vị như âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu)
Tiêu chí 3: Trẻ sử dụng được các từ/ cụm từ trong giao tiếp
Tiêu chí 4: Trẻ sử dụng câu đúng ngữ pháp và đúng các thành phần câu
Tiêu chí 5: Trẻ nói rõ các tiếng, nói đủ nghe, điều chỉnh được ngữ điệu của câu theo những mục đích nói nhất định
Thang đánh giá:
Đánh giá mục tiêu ở 4 mức độ sau: 4 = rất quan trọng; 3= Quan trọng; 2= ít
quan trọng; 1 = Không quan trọng
1.4.6 Quy trình sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Quy trình sửa lỗi phát âm cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Khảo sát đối tượng: GV tiến hành khảo sát mức độ mắc lỗi của trẻ 5 -
6 tuổi
- Bước 2: GV tìm hiểu đặc điểm các loại lỗi mà trẻ mắc phải
- Bước 3: Tìm hiểu cách thức sửa lỗi phát âm cho trẻ trên cơ sở tìm hiểu từ các văn bản hướng dẫn, từ các tình hướng thực tế để vận dụng vào quá trình sửa lỗi phát
âm cho trẻ GV lập kế hoạch sửa lỗi phát âm cho trẻ Trên cơ sở thực hiện kế hoạch đã xây dựng để sửa lỗi phát âm cho trẻ một cách hệ thống, bài bản, có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức rõ ràng
- Bước 4: GV đánh giá: cần xây dựng được tiêu chí đánh giá và thang đo để đánh giá sự phát triển của trẻ trước và sau khi sửa lỗi phát âm
Trang 37Xây dựng được các tiêu chí đánh giá theo bộ công cụ đánh giá trẻ phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi (đã được xác lập ở mục 1.4.3)
- Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch Từ việc đánh giá được những ưu điểm, hạn chế ở bước 4 để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn khi thực hiện
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Yếu tố chủ quan
- Nhận thức của GV về sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi trẻ là cơ sở tiền
đề để lập kế hoạch thực hiện tổ chức HĐ chăm sóc trẻ 5 - 6 tuổi phù hợp với thực tế
GV được quan tâm hỗ trợ, tạo điêu kiện thuận lợi từ phía nhà trường và đồng nghiệp Theo quan điểm nhận định của Kak-Hainơdich: “Trẻ không thể tự mình học tiếng mẹ
đẻ, trẻ cần có môi trường ngôn ngữ ở xung quanh, đó là con người và giao tiếp của người lớn đối với trẻ” [34] Hơn nữa quá trình sửa lỗi của trẻ nếu không có người lớn hướng dẫn thì trẻ sẽ không biết mình bị mắc lỗi để mà sửa sai
- Về trình độ của đội ngũ GV có tác động rất lớn đến công tác sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi GV có năng lực chuyên môn tốt sẽ giúp cho quá trình sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi được tốt hơn Năng lực chuyên môn của GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ Trước tiên, GV phải có trình độ, có năng lực hiểu biết để phát hiện ra các lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ, nếu
GV không phát hiện ra lỗi, hoặc phát hiện không đủ lỗi, bỏ sót lỗi phát âm của trẻ thì không thể sửa lỗi cho trẻ Trong mỗi nhà trường luôn có một đội ngũ GV có tuổi ngại đổi mới về chuyên môn hoặc một số GV trẻ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn, ngại tìm hiểu nên dẫn đến còn hạn chế phần nào trong việc thực hiện sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ Nhận thức của đội ngũ GV trong nhà trường, môi trường
sư phạm, uy tín, thương hiệu nhà trường, bầu không khí dân chủ cởi mở trong trường mầm non… có tác động tích cực đến hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành động của các GV trong nhà trường
và các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ tốt
Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội nhằm đẩy mạnh hiệu quả HĐ chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non nói chung và HĐ giáo dục phát triển ngôn ngữ, sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5 -6 tuổi cần được phối hợp đồng bộ để đem lại kết
Trang 38quả cao Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ động và định hướng, khai thác triệt để các nguồn lực để thực hiện tốt HĐ này Phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thường xuyên liên hệ với nhà trường và GV về việc trẻ được thực hiện những ND nào trên lớp trong một ngày để khi trẻ ở nhà cho trẻ ôn luyện, thực hành sửa lỗi, giúp cho NN của trẻ chuẩn xác hơn
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất và trang thiết bị như: Diện tích phòng học, trang bị bàn ghế, máy tính, máy chiếu, đồ dùng, đồ chơi… là vấn đề cần thiết cho trường mầm non Đây là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình HĐ sửa lỗi phát âm tiếng Việt trẻ ở trường mầm non Nếu trong nhà trường có đủ điều kiện trang bị đủ máy chiếu, ti vi…thì hoạt động sửa lỗi phát âm hằng ngày của GV và trẻ đem lại hiệu quả giáo dục hơn rất nhiều
Yếu tố khách quan
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động sửa lỗi phát âm nếu như bộ máy phát âm gồm thanh hầu, khoang miệng, khoang mũi, cơ quan hô hấp trên của trẻ được phát triển bình thường Để trẻ học nói được thì việc đầu tiên là cơ quan phát âm của trẻ phát triển bình thường và quá trình luyện tập hợp lí Các cơ quan thính giác phát triển bình thường
là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và sửa lỗi phát âm Vì nếu trẻ không nghe được cách phát âm chuẩn thì trẻ sẽ không sửa được lỗi Vì vậy để trẻ
có thể phát triển ngôn ngữ bình thường cũng như không mắc lỗi phát âm thì cần giữ gìn, bảo vệ, rèn luyện thính giác Hằng ngày cần tạo cơ hội cho trẻ được nghe phát âm chuẩn nhiều, giao tiếp nhiều hơn
Quá trình lớn lên trẻ sử dụng ngôn ngữ hằng ngày để nhận thức và phát triển Nếu trẻ không có ngôn ngữ, không được phát triển trong XH loài người thì đứa trẻ sẽ không thể thành người được Những trẻ sống rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người thì quá trình phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn, đương nhiên việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho những trẻ này cũng sẽ khó khăn hơn Ngôn ngữ ít được hình thành, củng cố
và phát triển
HĐ vui chơi là HĐ chủ đạo của trẻ mầm non Hoạt động cũng là phương thức tồn tại của mỗi cá nhân con người Từ lập luận trên GV cần tổ chức nhiều các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ Chỉ khi nào trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thì ngôn ngữ của trẻ mới được phát triển tốt hơn, khả năng sửa lỗi của trẻ được tốt hơn
Trang 39- Các yếu tố về tâm lý trẻ, môi trường sống của gia đình, khí hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Khi
có dịch bệnh xảy ra, trẻ ốm nghỉ học và ở nhà dài ngày là nguyên nhân khách quan khiến hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ gặp khó khăn hơn Chính vì vậy cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, phòng tránh các bệnh cho trẻ thường xuyên
Trang 40Tiểu kết chương 1
Nội dung chương 1 nghiên cứu cở sở lý luận hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Phần lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng, hệ thống hóa, khái quát hóa, luận giải những vấn đề về hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi và làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ
Hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là quá
trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường, chính xác, mạch lạc theo lứa tuổi, đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình giáo dục mầm non Sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động trong trường mầm non dựa trên mục tiêu giáo dục ngôn ngữ của độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi và xuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện 5 lĩnh vực phát triển
Hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non phải được thực hiện đầy đủ, hệ thống và đồng bộ, dựa trên các nội dung cụ thể như: Việc lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch sửa lỗi phát
âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN Đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên