1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kiểm toán căn bản đề tài đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị

29 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo Đức Nghề Nghiệp Kế Toán Quản Trị
Tác giả Mai Thị Cẩm Vân, Võ Nhựt Trường, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Quốc Huy, Trần Nhã Uyên
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Đại học ueh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Trong các lĩnh vực hoạt động của mình thì sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan tới thép vẫn là cốt lõi của Hòa Phát, nó chiếm tới trên 80% doanh thu và lợi nhuận của công ty.. L

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH

Trang 2

MỤC LỤC

Nội

dung

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TẬP ĐOÀN HÒA

PHÁT 1

1.1 Môi trường của Tập đoàn Hòa Phát 1

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1

1.1.2 Đặc điểm của Tập đoàn Hòa Phát 1

1.1.3 Các chính sách kế toán 7

1.2 Quản trị công ty 7

1.3 Quản trị rủi ro Rủi ro biến động giá nguyên liệu 9

1.4 Kiểm soát nội bộ 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BCTC VÀ DỰ ĐOÁN CÁC SAI SÓT TRỌNG YẾU 12

Họ và tên thành viên -

MSSV

: Mai Thị Cẩm Vân – 31221022904

: Võ Nhựt Trường – 31221022090

: Nguyễn Thị Thu – 31221026969

: Nguyễn Quốc Huy – 31221026879

: Trần Nhã Uyên - 31221023625

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 3

2.1 Phân tích Báo cáo tài chính trước kiểm toán 15

2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 20

2.3 So sánh Báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán 21

2.4 Dự đoán các sai sót trọng yếu 23

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT NHẰM PHÁT HIỆN CÁC SAI SÓT TRỌNG YẾU 24

Tài liệu tham khảo 28

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

1.1 Môi trường của Tập đoàn Hòa Phát

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hòa Phát là một tập đoàn sản xuất hàng đầu ở Việt Nam Từ năm 1992, khi khởi đầu chỉ

là một công ty buôn bán máy xây dựng, Hòa Phát đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, Ống thép, Thép xây dựng, Điện lạnh và Bất động sản Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc thành mô hình tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là công ty mẹ và có nhiều công ty con Vào ngày 15/11/2007, Hòa Phát đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG

Năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đứng vị trí thứ 4 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam có hàng chục công ty con và hơn 25.000 nhân viên trên toàn quốc cộng với

1 văn phòng đại diện đặt tại Singapore Trong các lĩnh vực hoạt động của mình thì sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan tới thép vẫn là cốt lõi của Hòa Phát, nó chiếm tới trên 80% doanh thu và lợi nhuận của công ty

Trong nhiều năm liền Hòa phát nhận được sự công nhận của người tiêu dùng cũng như những chuyên gia kinh tế Doanh nghiệp nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là sự kết hợp giữa tư duy hài hòa và việc phát triển bền vững Điều này được thể hiện rõ qua mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong công

ty, giữa Tập đoàn và các đối tác, đại lý, cổ đông cũng như cộng đồng xã hội Mục tiêu là đảm

Trang 4

bảo rằng mọi bên liên quan đều cùng nhau trên con đường phát triển, đồng lòng hướng tới sự phồn thịnh lâu dài.

Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng một mô hình đối tác vững chắc, lâu dài và đáng tin cậy với các đại lý bán hàng, người được coi như thành viên trong gia đình từ những ngày đầu thành lập của công ty

1.1.2 Đặc điểm của Tập đoàn Hòa Phát

Lĩnh vực hoạt động

 Sản xuất thép xây dựng, thép cuộn cán nóng;

 Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;

 Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu;

 Sản xuất ống thép không mạ và có mạ;

 Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu; 6 Luyện gang, thép; Đức gang, sắt, thép;

 Sản xuất và bán buôn than cốc;

 Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;

 Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí;

 Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;

 Đầu tư, kinh doanh bất động sản;

 Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt

và các sản phẩm từ thịt, trứng gà,…;

 Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương;

 Sản xuất, buôn bán container

Trang 5

Cơ cấu Đại hội đồng cổ đông

Cơ cấu cổ đông theo nhóm cổ đông tại 27/02/2023

 HĐQT, BKS, BGĐ, KTT chiếm 35%

 Người có liên quan chiếm 11%

 Cổ đông trong nước khác chiếm 31%

 Cổ đông nước ngoài ngoài chiếm 23%

Cơ cấu cổ đông trong nước và ngoài nước tại 27/02/2023

 Cổ đông trong nước chiếm 77%

 Cổ đông nước ngoài chiếm 23%

Cơ cấu cổ đông theo tỷ lệ sở hữu tại 27/02/2023

 Cổ đông sở hữu trên 5% chiếm 33%

 Cổ đông sở hữu từ 1% đến 5% chiếm 16%

 Cổ đông sở hữu dưới 1% chiếm 51%

Ban trực thuộc - Ban Kiểm soát: Thực hiện vai trò giám sát quản lý cấp cao đối với hoạt động kiểm soát, hoàn thành kế hoạch và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Quy chế tổ chức và hoạt động của BKS và Điều lệ của Tập đoàn

Cơ cấu Hội đồng quản trị và số lượng cổ phần nắm giữ

Tính đến 31/12/2022, HĐQT của Tập đoàn có 07 thành viên, trong đó 02 thành viên không điều hành, 05 thành viên điều hành và chưa có thành viên độc lập

 Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 26,08%

Trang 6

 Ông Trần Tuấn Dương - Phó Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 2,31%

 Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 2,27%

 Ông Doãn Gia Cường - Phó Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 1,25%

 Ông Hoàng Quang Việt - Thành viên HĐQT với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 0,45%

 Ông Nguyễn Việt Thắng - Thành viên HĐQT, Tổng Giám Đốc với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 0,32%

 Ông Nguyễn Ngọc Quang - Thành viên HĐQT với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 1,78%

Ban Trực thuộc - Ban Kiểm toán nội bộ: Là đơn vị đánh giá độc lập trong Tập đoàn Hòa Phát Mục đích của Ban Kiểm toán nội bộ là cung cấp cho Hội đồng Quản trị và Ban điều hành các đảm bảo, kết luận, tư vấn và kiến nghị độc lập và khách quan, được đưa ra trên cơ sở thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn

Cơ cấu Ban giám đốc

Danh sách ban điều hành & kế toán trưởng

 Ông Nguyễn Việt Thắng - Thành viên HĐQT, Tổng Giám Đốc với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 0,32%

 Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Phó Tổng Giám Đốc với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 0,01%

 Bà Phạm Thị Kim Oanh - Kế toán trưởng với tỷ lệ sở hữu CP chiếm 0,00%

Các hình thức đầu tư

 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Đây là các khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng tại các ngân hàng, hưởng lãi suất từ 2,95% đến 11,60 %/năm (1/1/2022: từ 2,30% đến 7,80%/năm) Tiền gửi có

kỳ hạn gốc trên 3 tháng và có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng tại ngày 31 tháng 12 năm

2022 bao gồm 5,7 tỷ VND được dùng để làm tài sản đảm bảo tại các ngân hàng cho việc sử dụng hạn mức tín dụng của Tập đoàn (1/1/2022: 7.935 tỷ VND)

 Phải thu về cho vay

Trang 7

Đây là khoản cho vay một đối tác cá nhân Các khoản cho vay này sẽ đáo hạn trong năm

2023, được hưởng lãi suất 6%/năm và có tài sản đảm bảo

Các khoản cho vay này phản ánh khoản cho cá nhân vay nhằm mục đích xây dựng và đầu tư các hạng mục chuồng trại, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất mà sau đó Tập đoàn sẽ thuê lại Theo các điều khoản của hợp đồng cho vay và hợp đồng thuê tài sản, gốc và lãi vay của cáckhoản cho vay này sẽ được cấn trừ với tiền thuê trang trại trong suốt thời gian thuê

 Bất động sản đầu tư

Bất động sản đầu tư của Tập đoàn và các công ty con bao gồm:

 Quyền sử dụng đất và nhà xưởng cho thuê tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam; Khu Công nghiệp Hòa Mạc, Thị trấnHòa Mạc, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

Trang 8

 Quyền sử dụng đất và diện tích cho thuê thương mại bao gồm tầng hầm thuộc Dự án Khu phức hợp Mandarin Garden 1 tại Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; Dự án Khu phức hợp Mandarin Garden 2 tại 493 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam và khu Chung cư tại 70 Nguyễn ĐứcCảnh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam và văn phòng cho thuê tại 257 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, bất động sản đầu tư của Tập đoàn có giá trị 7,6 tỷ VND(1/1/2022: 10,2 tỷ VND) được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay của một Công ty con

Bất động sản đầu tư là quyền sử dụng đất có thời hạn không xác định nên Tập đoàn không thực hiện trích khấu hao

Tại ngày báo cáo, Tập đoàn không xác định giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư do không có thị trường hoạt động để xác định giá trị hợp lý cho các loại bất động sản đầu tư này một cách đáng tin cậy

 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

(i) Trong năm kết thúc ngày 31 tháng 12 nām 2022, Công ty đã góp bổ sung

4.000.000.000.000 VND vào Công ty CP Phát triển Bất động sản Hòa Phát và 617.000.000.000VND vào Công ty CP Điện máy Gia dụng Hòa Phát Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, Công ty

đã góp đủ vốn vào các công ty con nay

(*) Công ty chưa xác định giá trị hợp lý của các khoản đầu tư góp vốn vào công ty con

và đơn vị khác để thuyết minh trong báo cáo tài chính riêng bởi vì không có giá niêm yết trên thị trường cho các khoản đầu tư này và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện không có hướng dẫn về cách tính giá trị hợp lý sử dụng các kỹ thuật định giá Giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này có thể khác với giá trị ghi sổ

Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị

 Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, khoáng sản, vận tải biển) và Sản phẩm thép (Ống thép, tôn mạ, chế tạo kim loại - thép rút dây, thép dự ứng lực và sản xuất container) chiếm phần lớn vốn điều lệ với số vốn dao động từ 500 - 47.000 tỷ đồng Lĩnh vực này đóng vai trò chủ đạo và khẳng định là mảng kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Doanh thu vàlợi nhuận sau thuế của mảng này lần lượt chiếm 94% và 95% của toàn Tập đoàn Cụ thể:

 Gang thép chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận cao nhất lần lượt là 72% và 78%

 Sản phẩm thép chiếm tỷ trọng cao thứ hai về doanh thu là 225 và lợi nhuận là 18%

Trang 9

Lĩnh vực Nông nghiệp có vốn điều lệ thấp với số vốn dao động từ 400 - 1.200 tỷ đồng Trong năm 2022, có tỷ trọng doanh thu thấp là 5% và lợi nhuận thấp nhất là 1%

Bất động sản vốn đầu tư tương đối thấp với số vốn dao động từ 750 - 6.500 tỷ đồng có doanh thu thấp nhất là 1% và lợi nhuận thấp là 3%

Điện máy Gia dụng có vốn đầu tư tương thấp nhất với số vốn dao động từ 300 - 400 tỷ đồng

 Cơ cấu tổ chức quản lý

Tập đoàn Hòa Phát hiện đại hóa hệ thống quản trị, tăng cường áp dụng các ứng dụng, phần mềm quản lý như: văn phòng điện tử E-Office, ERP, nhà máy thông minh, quản trị nhân sự… tiến tới chuyển đổi số toàn diện, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân sự Hòa Phát đã ban hành Bộ quy chuẩn cơ cấu tổ chức, Sơ đồ mô hình quản trị Tập đoàn, cấp Tổng Công ty và chi tiết theo từng Công ty, phân cấp cơ cấu tổ chức và quy định màu của từng cấp Đồng thời, ban hành Quyết định phân quyền phê duyệt công tác quản trị nhân sự, quy địnhcác nội dung phân quyền phê duyệt về tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển… và từng bước chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhân sự trong Tập đoàn

 Cơ cấu nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu tăng 6%, từ 90.781 tỷ đồng lên 96.113 tỷ đồng nhờ lợi nhuận trong năm

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm dưới 1 lần, hệ số nợ vay ngân hàng/vốn chủ sở hữu giảm còn 0,6 lần, hệ số nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu là 0,24 lần Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính và ổn định tài chính của Tập đoàn

Năm 2022 gặp khó khăn khi phải cắt giảm công suất sản xuất thép để giảm tồn kho thành phẩm giá cao, phù hợp với sức tiêu thụ của thị trường

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 54% so với năm 2021

Khả năng thanh toán hiện hành cuối năm 2022 là 1,29 lần và khả năng thanh toán nhanh 0,71 lần Hệ số thanh toán hiện hành luôn trên 1 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt

1.1.3 Các chính sách kế toán

Những điểm chính trong chế độ kế toán đã đăng ký và chính sách kế toán áp dụng cho một số khoản mục quan trọng.

 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

 Niên độ tài chính bắt đầu vào ngày 1/1/ XX, kết thúc vào ngày 31/12/XX

 Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung trên máy tính

 Đồng tiền sử dụng để ghi sổ và lập BCTC là VNĐ, trên cơ sở giá gốc

 Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ., tính giá hàng tồn kho theophương pháp FIFO

 Kế toán TSCĐ đánh giá ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá, hao mòn lũy kế theo giá trịcòn lại, khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng

 Tài khoản kế toán áp dụng : Áp dụng theo Thông tư 200/22/TT-BTC ngày 22/12/2014của Bộ Tài Chính

 Phương pháp ghi nhận doanh thu : Khi có nghiệp vụ phát sinh

Trang 10

 Chứng từ, sổ sách : tất cả các đơn vị trong công ty tổ chức sổ sách kế toán đầy đủ theoquy định của Bộ Tài Chính Các đơn vị trong công ty lưu trữ chứng từ gốc, sổ sách kếtoán, báo cáo kế toán của đơn vị.

 Báo cáo kế toán : Phòng kế toán lập đầy đủ các báo cáo theo quy định của Bộ Tài Chính

và nộp về các cơ quan Nhà Nước theo đúng quy định

1.2 Quản trị công ty

Tập đoàn Cổ phần Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh thép hàng đầutại Việt Nam Hòa Phát chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thép, bao gồm sản xuất thép xây dựng, thép cuộn, thép ống, và các sản phẩm liên quan khác Dưới đây là một số thông tin khái quát về quản trị công ty của Tập đoàn Cổ phần Hòa Phát dựa trên Báo cáo tài chính và Báo cáo năm 2022:

THÔNG TIN TỔNG QUAN

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG)

- Ngày thành lập: 1992

- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh thép

- Trụ sở chính: Hà Nội, Việt Nam

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ban lãnh đạo:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Trần Đình Long

- Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Việt Thắng

Ban điều hành:

- Bao gồm các bộ phận quản lý chất lượng, kỹ thuật, kế toán, tài chính, tiếp thị,

Chiến lược kinh doanh:

- Tập đoàn Hòa Phát tập trung vào sản xuất thép và các sản phẩm liên quan

- Mở rộng về quy mô sản xuất và phân phối, trong và ngoài nước

- Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Định giá và vị thế thị trường

 Tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghiệp thép tại Việt Nam

Trang 11

 Vốn hóa thị trường của Hòa Phát tiếp tục tăng lên, thể hiện lòng tin từ cộng đồng đầu tư.

Mục tiêu và Chiến lược phát triển

 Mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thép

 Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường quốc tế

 Đẩy mạnh việc chú trọng đến các tiêu chí xã hội và môi trường trong quá trình sản xuất

Quản trị và Đạo đức doanh nghiệp

 Hòa Phát tiếp tục thực hiện quản trị công ty hiệu quả và tuân thủ các quy định về đạo đức doanh nghiệp

 Xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, công bằng và phát triển cho nhân viên

Công bố thông tin và Tuân thủ luật pháp

 Công ty liên tục công bố thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh theo quy định của luật pháp

 Tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán theo quy định của VSA 315

KẾT QUẢ TÀI CHÍNH 2022

Doanh thu: Báo cáo tăng trưởng so với năm trước, thể hiện sự tăng cường hoạt động

kinh doanh và mở rộng thị trường

Lợi nhuận: Ghi nhận mức lợi nhuận tốt, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất và quản

1.3 Quản trị rủi ro Rủi ro biến động giá nguyên liệu

Tập đoàn Hòa Phát, với hoạt động sản xuất đa ngành và đa lĩnh vực trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam và quốc tế, không thể tránh khỏi những biến động giá nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất thép, một trong những ngành chủ lực Chi phí nguyên liệu chiếm

tỷ lệ lớn trong giá thành sản xuất, đặc biệt là khoảng 70-75% trong quá trình sản xuất thép Vì vậy, bất kỳ biến động nào về giá quặng sắt, than, và các nguyên liệu khác cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới giá thành cuối cùng của sản phẩm

=> Biện pháp: Để đối phó với rủi ro này, Hòa Phát đã áp dụng các biện pháp cụ thể như theo

dõi chặt chẽ thông tin thị trường, cập nhật tin tức đa chiều để có phản ứng kịp thời Họ cũng

Trang 12

xây dựng các kịch bản tín dụng để đối phó với biến động giá hàng hóa và quản trị kho nguyên liệu một cách hiệu quả, kịp thời thích ứng với biến động giá trị thị trường.

Rủi ro chính sách

Với quy mô hoạt động lớn, Tập đoàn Hòa Phát đặc biệt quan tâm tới rủi ro về thay đổi chính sách và thủ tục hành chính Trên thực tế, trong 5 năm qua, chính sách kinh doanh tại ViệtNam đã trải qua nhiều sự thay đổi đột ngột, diễn ra với tốc độ nhanh chóng Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, đòi hỏi họ phải linh hoạt và chủ động thích ứng

=> Biện pháp: Để giảm thiểu rủi ro này, Tập đoàn Hòa Phát luôn tự tin tiếp cận với các văn

bản, dự thảo luật từ ngày đầu được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi Họ tập trung nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình để có những

dự báo chính xác và xây dựng kế hoạch điều chỉnh kịp thời

Rủi ro thương mại quốc tế

Không chỉ phải đối mặt với biến động do dịch bệnh, ngành sản xuất thép của Việt Nam,

và Hòa Phát cũng không ngoại lệ, phải đối mặt với rủi ro thương mại quốc tế Cụ thể, sự xuất hiện của thép giá rẻ từ Trung Quốc đã tác động đáng kể tới thị trường trong nước, đặt ra thách thức về cạnh tranh và tiêu thụ

=>Biện pháp: Để đối phó, Hòa Phát đã chuẩn bị kỹ lưỡng và tận dụng các hiệp định

thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại RECP và Hiệp định CPTPP Họ đã cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua việc tiếtkiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh theo tín hiệu của thị trường Đồng thời, Hòa Phát cũng tập trung vào việc rà soát chính sách bán hàng và hệ thống phân phối để tăng cường sản lượng tiêu thụ và xây dựng hệ thống ổnđịnh, bền vững trong dài hạn

Rủi ro chính sách tiền tệ

Lạm phát được xem là một trong những thách thức vĩ mô lớn nhất và nguy cơ kéo dài trong vài năm tới Điều này khiến nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới lựa chọn chặt chẽ chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát Tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ quan trọng để kiểm soát lạm phát, và Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ này để điều tiết và ổn định cácchỉ số vĩ mô của nền kinh tế

=> Biện pháp: Cân đối tín dụng bằng cách sử dụng cả đồng VNĐ và ngoại tệ Tập đoàn

yêu cầu các đơn vị thành viên, khi mua bán hoặc dự kiến mua ngoại tệ, phải tham gia trao đổi với nhóm tỷ giá và cập nhật giá thị trường

Đối với Tập đoàn Hòa Phát, tỷ trọng nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng giá vốn, đặc biệt là các nguyên liệu như than, quặng, từ nước ngoài Với giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất Sự tăng tỷ giá dẫn đến việc tăng chi phí mua nguyên liệu và chi phí tài chính Vì vậy, quản trị rủi ro với tỷ giá hối đoái là một công việc mà Hòa Phát phải xử lý hàng ngày

Trang 13

=> Biện pháp: Quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, giảm thiểu lượng dự trữ

nguyên liệu trong những thời điểm tỷ giá tăng cao, giúp giảm áp lực của tỷ giá lên vốn lưu động của Tập đoàn

Bên cạnh đó, việc sử dụng vay mượn, công cụ tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh với lãi suất, đặt ra những thách thức trong quản trị rủi ro lãi suất Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tác động của chính sách tiền tệ chặt chẽ Quản trị tốt rủi ro lãi suất giúp đảm bảo quản lý hiệu quả chi phí lãi vay

=> Biện pháp: Thu thập thông tin, nhận định và dự báo thị trường để xây dựng các hạn

mức và công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá với các tổ chức tín dụng

*Hòa Phát cũng luôn chủ động đánh giá tình hình thị trường vốn và tài chính để đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro lãi suất thông qua việc điều chỉnh danh mục tổng nợ vay và nghĩa vụ phải trả một cách hợp lý Nhờ những biện pháp này, Hòa Phát đang quản lý rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào tốt, đảm bảo quản trị chi phí hiệu quả và đạt được biên lợi nhuận cao.

Rủi ro từ thị trường bất động sản

Năm 2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng

có, thể hiện qua việc tạm ngừng hoặc hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án,

và không triển khai các dự án mới Điều này ảnh hưởng đến sự phục hồi và tăng trưởng của nềnkinh tế, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều lĩnh vực liên quan

Trong thực tế, ngành thép là một trong những ngành bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi thị trường bất động sản giảm sức tiêu thụ Thị trường bất động sản suy yếu đã làm giảm lượng tiêuthụ trên thị trường, trong khi lượng hàng tồn kho tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp ngành thép trong năm 2022

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, sản lượng thép toàn quốc đạt 29 triệu tấn, giảm 12%

so với cùng kỳ Tiêu thụ đạt 27 triệu tấn, giảm 7% so với năm 2021 Sản lượng xuất khẩu là 6,2triệu tấn, giảm gần 20% so với năm trước Trong năm 2022, Hòa Phát đã cung cấp 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021

=> Biện pháp: Trước tình hình thị trường bất động sản đóng băng từ nửa cuối năm

2022, Hòa Phát đã chủ động điều tiết sản xuất theo cung cầu thị trường, giảm vòng quay hàng tồn kho và tiết giảm chi phí sản xuất

Chính phủ đang tích cực triển khai hàng loạt chính sách như nới room tín dụng thêm 1,5-2%, tương đương tăng thêm 240.000 tỷ đồng cung ứng cho nền kinh tế; tập trung rà soát vàcủng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động công khai, an toàn; giải ngân hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng Hòa Phát cũng kỳ vọng rằng đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép trong thời gian tới

Kết Luận: Tập đoàn Cổ phần Hòa Phát đã xây dựng và triển khai một hệ thống quản trị

rủi ro chặt chẽ, trong đó đánh giá, điều khiển và báo cáo rủi ro một cách cẩn thận và đáng tin cậy Việc tuân thủ VSA 315 và các quy định về quản trị rủi ro giúp công ty xây dựng nền tảng vững chắc, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh

Trang 14

1.4 Kiểm soát nội bộ

Vào ngày 28 tháng 4 năm 2022, theo Nghị quyết số 05NQHP2022 của Ban Quản trị, Tập đoàn

đã thành lập Ban Kiểm toán nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát theo quy định Bà BùiThị Hải Vân đã được bổ nhiệm làm Trưởng ban Kiểm toán nội bộ và kế hoạch kiểm toán nội

bộ năm 2022 cũng đã được thông qua

Ban Kiểm toán nội bộ sẽ đóng vai trò là bộ phận đánh giá độc lập trong Tập đoàn Hòa Phát.Mục tiêu của Ban này là cung cấp cho Ban Quản trị và Ban điều hành các đảm bảo, kết luận, tưvấn và kiến nghị độc lập và khách quan dựa trên việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánhgiá và tư vấn về các vấn đề sau:

- Hệ thống kiểm toán nội bộ của Tập đoàn Hòa Phát đã được thiết lập và hoạt động một cáchphù hợp để ngăn chặn, phát hiện và xử lý rủi ro của Tập đoàn

- Các quy trình quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro của Tập đoàn Hòa Phát đảm bảo hiệuquả và hiệu suất cao

- Ban Kiểm toán nội bộ hỗ trợ Tập đoàn đạt được các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm

vụ công việc bao gồm việc sử dụng tối ưu và hiệu quả các nguồn lực

- Đảm bảo sự tin cậy và toàn vẹn của thông tin và bảo vệ tài sản

- Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan

- Tuân thủ các chính sách và quy trình nội bộ có liên quan

Người đứng đầu Ban kiểm toán nội bộ sẽ thông tin về các vấn đề chuyên môn cho Hội đồngQuản trị liên quan đến các đề xuất về kế hoạch kiểm toán nội bộ trong năm, báo cáo về nhữngphát hiện trong quá trình kiểm toán, theo dõi việc thực thi các đề xuất kiểm toán, thông báo vềcác vi phạm, lỗi lầm, gian lận và thông tin quan trọng khác về mặt hành chính cho Ban Điềuhành Tập đoàn Trong năm 2022, Ban Kiểm toán nội bộ đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và đạtđược các mục tiêu theo Quy chế, Kế hoạch kiểm toán cũng như theo quy định pháp luật nhưsau:

 Thực hiện kiểm tra tuân thủ tại các bộ phận, phòng ban của đơn vị thành viên để đảmbảo việc tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ Công ty, Quy chế hoạtđộng và các nghĩa vụ bắt buộc về chính sách thuế, bảo hiểm xã hội

 Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình đã được thiết lập tạiđơn vị thành viên để đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộnhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn để ngăn chặn và xử lý kịp thời

 Kiểm tra, soát xét, đánh giá báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính riêng của Tậpđoàn và các Công ty con để đưa ra kiến nghị xử lý vi phạm, khắc phục sai sót còn tồn tạitrong quá trình kiểm toán tại đơn vị và đề xuất biện pháp cải tiến để giảm thiểu rủi ro,sai sót

 Phân tích, đánh giá báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị khác để đánh giá tình hìnhtài chính, hiệu quả hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và hoạt động trong quátrình sản xuất kinh doanh

 Đóng vai trò tư vấn chiến lược và đánh giá hiệu quả trong một số dự án quan trọng củaTập đoàn năm 2022 như Dự án nhân sự tiền lương, Dự án mã vật tư, Dự án văn phòngđiện tử Tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức, cập nhật văn bản mới cho nhân sự các bên

có liên quan;

 Hướng dẫn các tổ chức trong việc chọn lựa dịch vụ Kiểm toán độc lập

Ngày đăng: 22/03/2024, 12:23

w