Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ PHƯỚC LỄQUẢN LÝ AN TỒN LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC T
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TS NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2023
Trang 11i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của cá nhân, bản thân luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Quý thầy giáo, cô giáo và bạn học lớp Cao học Quản lý kinh tế, khóa 2020 - 2022; lãnh đạo nhà trường, các phòng, khoa Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Thanh Vân, người hướng dẫn khoa học của đề tài Khi mới bắt tay vào việc nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, song Cô đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong tất cả các bước để tôi hoàn thành đề tài này
Phần lớn các số liệu, thông tin trong luận văn đều được thu thập tại Công ty Điện lực Tây Ninh và trong các báo cáo, đề án của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Bên cạnh đó, tôi cũng được sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty, lãnh đạo phòng ban, đơn vị
và các đồng nghiệp trong việc cung cấp số liệu, thảo luận và tham gia phỏng vấn Xin được gửi đến các đồng nghiệp lời cảm ơn chân thành
Bên cạnh, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Công ty đã tạo điều kiện để tôi được tham gia học lớp Cao học Quản lý kinh tế, khoá 2020 - 2022 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy, Quý cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Học viên thực hiện
Lê Phước Lễ
Trang 12ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng … năm 2023
Tác giả luận văn
Lê Phước Lễ
Trang 13iii
TÓM TẮT
Đề tài “Quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh” với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về an toàn lao động và vệ sinh lao động, các mô hình quản lý an toàn lao động trong nước và ngoài nước; nghiên cứu về tình hình an toàn lao động, tai nạn lao động trong ngành Điện nói chung và tại Công ty Điện lực Tây Ninh nói riêng để từ đó nêu ra thực trạng công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc phỏng vấn sâu
10 lãnh đạo các cấp từ Công ty đến các bộ phận trực thuộc nhằm làm rõ thực trạng các nội dung về an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh Từ đó khám phá ra một số nguyên nhân dẫn đến mất an toàn lao động Mặt khác, luận văn cũng áp dụng phương pháp khảo sát, điều tra đối với 100 người lao động đang làm việc tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Tây Ninh nhằm làm
rõ thêm hiện trạng trong quản lý an toàn lao động Qua vấn đề đã nêu, luận văn
đề xuất một số ý kiến nghị để củng cố, nâng cao công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh
Trang 14iv
ABSTRACT
The topic “Occupational safety management at Tay Ninh Power Company” aims to understand the theoretical basis of occupational safety and health, domestic and foreign occupational safety management models; research
on the situation of occupational safety and labor accidents in the electricity industry in general and at Tay Ninh Power Company in particular to raise the current situation of occupational safety management at Tay Ninh Power Company
The project uses qualitative research methods with in-depth interviews with 10 leaders at all levels from the Company to affiliated departments to clarify the current status of occupational safety contents at Tay Ninh Power Company From there, discover some causes of occupational insecurity On the other hand, the thesis also applies the survey method to 100 employees working at Electricity under Tay Ninh Power Company to clarify the current situation in occupational safety management Through the mentioned issue, the thesis proposes a number
of recommendations to strengthen and improve the management of occupational safety at Tay Ninh Power Company
Trang 15v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1 An toàn lao động và vệ sinh lao động 7
1.1.1 Khái niệm an toàn lao động và đặc điểm 7
1.1.1.1 Khái niệm 7
1.1.1.2 Đặc điểm 7
1.1.2 Khái niệm vệ sinh lao động và đặc điểm 8
1.1.2.1 Khái niệm 8
1.1.2.2 Đặc điểm 8
1.1.3 Khái niệm về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 9
1.1.3.1 Khái niệm về tai nạn lao động 9
Trang 16vi
1.1.3.2 Khái niệm về bệnh nghề nghiệp 10
1.1.4 Vai trò của an toàn vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp 10
1.2 Quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp 11
1.2.1 Khái niệm về quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động 11
1.2.2 Mục tiêu quản lý an toàn, vệ sinh lao động 11
1.2.3 Vai trò của quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 12
1.2.4 Nội dung về quản lý an toàn, vệ sinh lao động 13
1.2.4.1 Lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động 13
1.2.4.2 Tổ chức thực hiện quản lý an toàn vệ sinh lao động 14
1.2.4.3 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động 15
1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý an toàn lao động trong doanh nghiệp năng lượng 16
1.2.5.1 Đánh giá trên các tiêu chí văn hóa an toàn 16
1.2.5.2 Đánh giá trên hệ số “Tần suất tai nạn lao động K” 17
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn lao động 17
1.2.6.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 17
1.2.6.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong 19
1.3 Kinh nghiệm về quản lý an toàn, vệ sinh lao động của các Công ty Điện lực 20
1.3.1 Kinh nghiệm của Công ty Điện lực Bến Tre 20
1.3.2 Kinh nghiệm của Công ty Điện lực Đồng Nai 21
1.3.3 Bài học kinh nghiệm của Công ty Điện lực Tây Ninh 22
Chương 2 24
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY NINH 24
2.1 Giới thiệu về Công ty Điện lực Tây Ninh 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, bộ máy quản lý 25
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2019 đến năm 2022 26
Trang 17vii
2.2 Tình hình tại nạn lao động trong Tập đoàn và tại Công ty Điện lực Tây Ninh
giai đoạn 2019 đến 2022 27
2.2.1 Tình hình tai nạn lao động trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam 27
2.2.2 Tình hình tai nạn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 29
2.2.3 Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động tại công ty Điện lực Tây Ninh 30
2.3 Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 31
2.3.1 Công tác lập kế hoạch an toàn lao động 32
2.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn lao động 36
2.3.3 Tổ chức kiểm tra, kiểm soát thực hiện an toàn lao động 44
2.3.3 Quy trình xử lý sự cố tai nạn lao động 48
2.4 Đánh giá về kết quả công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 48
2.4.1 Đánh giá về việc tuyên truyền qua nhận thức của người lao động về việc thực hiện ATLĐ 48
2.4.2 Đánh giá về kết quả an toàn lao động 51
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 51
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động thời gian qua tại Công ty Điện lực Tây Ninh 53
2.5.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 53
2.5.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 54
2.6 Nhận xét về công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 56
2.6.1 Điểm mạnh 56
2.6.2 Những tồn tại, hạn chế 57
2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 60
Chương 3 61
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY NINH 61
Trang 18viii
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý an toàn lao động tại Công ty
Điện lực Tây Ninh 61
3.1.1 Mục tiêu quản lý an toàn lao động 61
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 62
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh 63
3.2.1 Kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý an toàn lao động 63
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch quản lý an toàn lao động 64
3.2.3 Giải pháp tổ chức thực hiện quản lý an toàn lao động 66
3.2.4 Giải pháp kiểm tra, kiểm soát thực hiện quản lý an toàn lao động 69
3.3 Một số kiến nghị 70
3.3.1 Đối với Tập đoàn 70
3.3.2 Đối với Tổng công ty Điện lực miền Nam 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75
Trang 19ix
DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ATLĐ: An toàn lao động
2 ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
Trang 20x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Tây Ninh giai đoạn
2019 - 2022 27
Bảng 2.2: Tổng hợp tai nạn trong Tập đoàn giai đoạn 2019 - 2022 28
Bảng 2.3: Yếu tố tai nạn giai đoạn 2019 – 2022 28
Bảng 2.4: Phân tích tần suất tai nạn giai đoạn 2019 – 2022 28
Bảng 2.5: Số vụ tai nạn và sai phạm giai đoạn 2019 – 2022 30
Bảng 2.6: Phân bổ câu hỏi khảo sát 31
Bảng 2.7: Kế hoạch kinh phí thực hiện an toàn lao động 34
Bảng 2.8: Câu hỏi “Bao nhiêu nội dung trong kế hoạch ATLĐ” 35
Bảng 2.9: Bảng danh mục mua sắm dụng cụ phòng chống cháy nổ 36
Bảng 2.10: Phương tiện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 37
Bảng 2.11: Số liệu đo đạc yếu tố môi trường làm việc 37
Bảng 2.12: Trang thiết bị bảo vệ cá nhân được Công ty cấp 38
Bảng 2.13: Trang bị công cụ, dụng cụ hàng năm 39
Bảng 2.14: Phân loại sức khỏe hàng năm 40
Bảng 2.15: Số lượt tham gia điều dưỡng, phục hồi chức năng 41
Bảng 2.16: Số lượng huấn luyện hàng năm tại Công ty 42
Bảng 2.17: Các hình thức huấn luyện 42
Bảng 2.18: Cung cấp các thông tin về ATVSLĐ trên đến người lao động 43
Bảng 2.19: Số lượt kiểm tra hiện trường 45
Bảng 2.20: Số ảnh chụp tại hiện trường 46
Bảng 2.21: Các hình thức kiểm tra 47
Bảng 2.22: Thành phần kiểm tra công tác ATVSLĐ khi thực hiện công việc 47
Bảng 2.23: Tính đảm bảo chặt chẽ của việc kiểm tra 48
Bảng 2.24: Đánh giá sự quan tâm lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công tác an toàn lao động 49
Bảng 2.25: Đánh giá 5 mức độ theo mô hình Tập đoàn Shell 50
Bảng 2.26: Công tác ATLĐ mang lại lợi ích gì cho người lao động 50
Trang 21xi
Bảng 2.27: Công tác ATLĐ có cần thiết đối với người lao động 50
Bảng 2.28: Nguyên nhân của những tai nạn lao động hoặc các vi phạm về an toàn lao động 52
Bảng 2.29: Kinh phí kế hoạch ATLĐ 2019-2022 57
Bảng 2.30: Kết quả sát hạch ATLĐ hàng năm 58
Bảng 2.31: Cá nhân bị xử lý vi phạm ATLĐ 59
Trang 22xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình 5 mức độ của Tập đoàn Shell 16 Hình 2.1: Công ty Điện lực Tây Ninh 24 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Tây Ninh 26 Hình 2.3: Lưu đồ quản lý an toàn lao động 32
Trang 23Nguồn năng lượng điện không thể thiếu đối với các máy, thiết bị điện để giúp
nó hoạt động, tăng tính tự động hóa, tăng năng suất, giảm sức lao động Mặt khác, điện năng còn giúp cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi, văn minh, hiện đại hơn
Nguồn điện sản xuất ra thì phải có các thiết bị tiêu thụ điện năng và những thiết bị này sẽ do con người vận hành Khi có con người tham gia thì sẽ xuất hiện các yếu tố rủi ro về an toàn lao động đối với con người, có thể gây thiệt hại về kinh tế
An toàn lao động là một trong những vấn đề mà xã hội đang quan tâm và đòi hỏi phải giám sát nghiêm ngặt Song có một số tai nạn không mong muốn vẫn xảy ra trong quá trình lao động, đặc biệt là trong ngành Điện nói chung và tại Công ty Điện lực Tây Ninh nói riêng
Là Công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Nam thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Tây Ninh được giao quản lý, vận hành, kinh doanh
và phân phối điện năng trên địa bản tỉnh Tây Ninh Trong thời gian qua, công tác an toàn lao động được cấp trên quan tâm chỉ đạo xuyên suốt, được đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, trang bị phương tiện hiện đại, tuyên truyền nâng cao ý thực người lao động,… để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, ngành Điện nói chung xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, điển hình là trong năm
2020, trong Tổng công ty Điện lực miền Nam xảy ra 03 vụ tai nạn lao động Đối với ngành Điện, khi xảy ra tại nạn sẽ ảnh hưởng rất lớn như tử vong, thương tích, cháy
nổ, cắt điện, điều này không chỉ ảnh hưởng cuộc sống người dân mà còn làm ngừng trệ sản xuất, tổn thất rất lớn về kinh tế Đối với Công ty Điện lực Tây Ninh, từ năm
2019 đến nay xảy ra 01 vụ tai nạn lao động và xảy ra nhiều sai phạm về an toàn lao động, điều này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động Từ những lý do trên, việc tìm
ra giải pháp hợp lý để khắc phục rủi ro tiềm ẩn thì cần phải nâng cao công tác quản
Trang 242
lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh nói riêng và ngành Điện nói chung
Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh” để làm đề tài nghiên cứu, qua đó sẽ góp phần giải quyết những
vấn đề còn hạn chế trong công tác quản lý an toàn lao động
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Theo Sajjad & Alizare (2016) đã nghiên cứu về an toàn công nghiệp tại Công ty phân phối điện Shiraz, Iran Nghiên cứu đã xác định và xếp hạng các yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến an toàn công nghiệp trong phân phối điện của Công
ty Shiraz Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phân tích và tương quan Bước đầu nghiên cứu khảo lược từ các nghiên cứu trước, trích xuất bốn yếu tố chính với 20 yếu tố con ảnh hưởng đến an toàn Công ty Sau đó, nhóm tác giả chọn 103 nhân viên để khảo sát Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 yếu tố chính ảnh hưởng đến an toàn công nghiệp, tai nạn lao động nghề nghiệp,
04 yếu tố đó là: Yếu tố quản lý, yếu tố cá nhân, yêu tố tổ chức - môi trường và yếu
tố văn hoá xã hội
- Về yếu tố quản lý, tác giả nói đến công tác quản lý an toàn, lập kế hoạch, giao việc cho nhân viên
- Về yếu tố cá nhân, tác giả đề cập về đặc điểm từng cá nhân, kiến thức – học hỏi, sự thoả mãn và động lực làm việc
- Về yếu tố tổ chức - môi trường, tác giả quan tâm vấn đề trang thiết bị làm việc, môi trường làm việc, công nghệ thông tin, quy trình làm việc, quá trình tuyển dụng, Kỷ luật, hệ thống kiểm soát giám sát
- Về yếu tố xã hội, tác giả quan tâm vấn đề Văn hoá an toàn, môi trường an toàn của tổ chức; truyền thông và cách phổ biến
Với Vila và cộng sự (2020) nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp trong quản lý của Công ty thuộc ngành Điện tại Galicia, Tây Ban Nha Với mục tiêu phân tích nhận thức và phòng ngừa trong hệ thống quản lý của các Công ty trong ngành điện, từ đó phát hiện những tồn tại chính, tìm cách cải thiện về mặt phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp Sau khi thu thập và phân tích 180 mẫu khảo sát,
Trang 253
kết quả cho thấy nhiều thiếu sót đã được phát hiện trong lĩnh vực lắp đặt điện và viễn thông ở Galicia (Tây Ban Nha), bao gồm cả việc thiếu thiết lập mục tiêu trong các vấn đề phòng ngừa hoặc không sử dụng các phương thức phòng ngừa Từ đó nhóm tác giả cho rằng, người sử dụng lao động phải coi việc bảo vệ rủi ro nghề nghiệp là một lợi ích cho Công ty chứ không chỉ là một khoản chi phí và phải tham gia đầy đủ vào việc ngăn ngừa rủi ro nghề nghiệp Nhóm tác giả đánh giá, có khoảng 15% Công ty không áp dụng bất kỳ phương thức phòng ngừa nào và gần 49% Công ty không có các mục tiêu thiết lập để phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp, chính những điều này đã dẫn đến bệnh nghề và tai nạn lao động cho người công nhân tại Galicia
Một nghiên cứu khác về các chỉ số chính để cải thiện điều kiện an toàn lao động trong các Công ty phân phối điện của Janackovic và công sự (2017) nghiên cứu tại quốc gia Serbia Tác giả cho rằng, các hệ thống kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có tổ chức đặc biệt của hệ thống an toàn lao động, dựa trên cách tiếp cận hệ thống, hành động giữa các bên và mối liên hệ giữa các yếu tố và các bên liên quan khác nhau, để có thể xác định và đạt được các mục tiêu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Theo nhóm tác giả thì Hệ thống quản lý an toàn bao gồm các chính sách an toàn (các nguyên tắc và trách nhiệm của tất cả các thành viên trong tổ chức), khuyến khích sự tham gia của nhân viên, đào tạo, truyền thông và cộng tác lập kế hoạch hoạt động, người hướng dẫn hoạt động Khi Hệ thống quản lý an toàn được tiếp cận, vận hành tốt thì sẽ có kết quả là tác động tích cực đến việc thực
hiện đảm bảo an toàn, giảm tần suất xảy ra tai nạn và cải thiện điều kiện làm việc 2.2 Các nghiên cứu trong nước
Hà Tất Thắng (2014), nói về an toàn lao động trong thời kỳ đổi mới, ông
đã chỉ ra rằng công tác an toàn lao động hiện còn lộc lộ nhiều bất cập cần thay đổi thì mới theo kịp sự phát triển của xã hội và khoa học công nghệ Khi nhiều thiết
bị, máy móc với công nghệ hiện đại du nhập vào nước ta thì sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro về an toàn lao động trong khi các doanh nghiệp, địa phương quan tâm chưa nhiều đến công tác này Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp như:
- Tăng cường sự quản lý, giám sát của Nhà nước;
Trang 264
- Phù hợp với sự phát triển ở Việt Nam so với thông lệ quốc tế;
- Tăng cường xã hội hóa dưới sự giám sát của Nhà nước;
- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động
Nghiên cứu của Vũ Minh Tiến (2011) với đề tài Quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Theo tác giả, nâng cao hiệu quả trong quản lý thì sớm khắc phục những yếu kém hiện hành, xác lập phạm vi, cách thức quản lý như: Trong quan hệ lao động, cần sử dụng linh hoạt các phương thức quản lý và tạo cơ chế để thực hiện thực chất đối thoại, thương lượng, hoà giải
Nghiên cứu về thực trạng công tác an toàn lao động ở các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Nguyễn Thị Thanh Bình (2015), tác giả chỉ ra những bất cập như: tìm cách xử lý sự cố khi đã xảy ra mà không có biện pháp phòng ngừa Người chủ doanh nghiệp chưa quan tâm về an toàn lao động, thiếu kiến thức, thiếu giải pháp
Để khắc phục tình trạng này, tác giả yêu cầu phải có một số hành động, giải pháp của doanh nghiệp, đó là:
- Thứ nhất, Tài chính của doanh nghiệp phải đáp ứng;
- Thứ hai, Nguồn lực của doanh nghiệp phải được đào tạo, nâng cao, đảm
bảo chất lượng và doanh nghiệp phải có khả năng quản lý các nguồn lực;
- Thứ ba, Áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào quản lý và sản xuất
Như vậy, với sự tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài “Quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh” hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu Với những
lý do nêu trên thì luận văn này sẽ nghiên cứu, phân tích sâu hơn và đó cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà luận văn này muốn hướng đến.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý thuyết về quản lý an toàn lao động, đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý an toàn lao động
Trang 275
3.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định khung nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các lý luận cơ bản
về quản lý an toàn lao động tại doanh nghiệp
Phân tích thực trạng quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động của Công ty Điện lực Tây Ninh
Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh
4.2 Đối tượng phỏng vấn, khảo sát
Đối tượng phỏng vấn, khảo sát là những cán bộ, công nhân viên đang trực tiếp làm việc tại Công ty Điện lực Tây Ninh
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh
Về không gian: Công ty Điện lực Tây Ninh
Về thời gian: số liệu phân tích từ năm 2019-2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:
5.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập từ các luận văn, các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài
Xử lý số liệu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
5 2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn và khảo sát
- Dữ liệu định tính: được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Ban giám đốc, phòng An toàn, lãnh đạo Đội/Tổ sản xuất, nhân viên am hiểu về an toàn lao động trong Công ty, đây là những chuyên gia về công tác
an toàn lao động Mục đích là làm rõ thực trạng các vấn đề an toàn lao động tại Công
ty Điện lực Tây Ninh, từ đó khám phá các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an
Trang 286 Đóng góp của luận văn
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý an toàn lao động tại Công
ty Điện lực Tây Ninh
- Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Tây Ninh
Trang 297
PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 An toàn lao động và vệ sinh lao động
1.1.1 Khái niệm an toàn lao động và đặc điểm
1.1.1.1 Khái niệm
Theo tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 2008) thì an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
Đối với tác giả Nguyễn Bá Ngọc (2005) cho rằng, an toàn lao động là đảm bảo nơi làm việc cho người lao động không nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ không bị tác động xấu
Theo bản thân nhận định, an toàn lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp, phương thức nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc, lao động Làm được việc đó sẽ giúp hạn chế tối đa những thương tích, thiệt hại về tài sản, chi phí của doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm
Luật An toàn vệ sinh lao động (2015) quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, do đó các quy định về an toàn lao động mang tính bắt buộc cao Theo Hà Tất Thắng (2015) chủ thể quản lý an toàn lao động là nhà nước, là dạng quản lý mang tính quyền lực nhà nước Nhà nước đã thể chế các biện pháp này thành quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, các cá nhân người lao động và các chủ thể có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật Có thể thấy, phần lớn các văn bản pháp luật đều chứa đựng các quy định “cứng”, không thể thỏa thuận giữa các chủ thể khi tham gia Trong chế định pháp luật về an toàn lao động vẫn có một số quy định mang tính “định khung” khi xác định quyền lợi tối thiểu của người lao động, nhưng xét một cách khái quát và so sánh với cơ chế điều chỉnh của nhiều chế định khác của Luật lao động, có thể thấy: các quy định về an toàn
Trang 30Theo Nguyễn Anh Lương (2012) thì vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của bảo hộ lao động, nghiên cứu việc quản lý - nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khỏe con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng lao động và ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Có thể hiểu, vệ sinh lao động là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung Hay nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến ngành nghề đang làm
tự giác thực hiện Do đó, các quy định về vệ sinh lao động thường mang tính xã hội
Trang 319
Hà Tất Thắng (2015) cho rằng, quy định về vệ sinh lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động Lao động an toàn là yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình sản xuất, người lao động vừa tác động tới môi trường xung quanh vừa chịu các tác động ngược trở lại của môi trường nơi họ lao động Do hoạt động sản xuất là một trong những nguyên nhân gây tác hại đến môi trường sống, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, những tiến bộ về trình
độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũng tăng lên góp phần đáng kể vào sự tiến
bộ của xã hội nhưng mặt khác lại làm cho môi trường sống, môi trường lao động ngày càng xấu đi Môi trường lao động ngày càng đa dạng, phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi công tác vệ sinh lao động phải được phát triển tương xứng Công tác vệ sinh lao động được thực hiện tốt sẽ giảm thiểu các chi phí về y tế và bảo hiểm xã hội không cần thiết đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống của con người Hiệu quả của việc thực hiện tốt công tác này góp phần giảm tới mức thấp nhất sự tiêu hao lao động và những tổn thất về vật chất, con người và môi trường
1.1.3 Khái niệm về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm về tai nạn lao động
Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 thì tai nạn lao động được định nghĩa: Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể (Hà Tất Thắng, 2015)
Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng gan, thận,… thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được gọi là tai nạn lao động
Trang 3210
1.1.3.2 Khái niệm về bệnh nghề nghiệp
Theo khoản 9 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84 thì thì Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động
Một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do tác hại kéo dài và thường xuyên của điều kiện lao động xấu Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần về sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất lên cơ thể người lao động được gọi là bệnh nghề nghiệp (Nguyễn Anh Lương, 2012)
1.1.4 Vai trò của an toàn vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp
Có thể nói, an toàn lao động có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với người trực tiếp lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung đối với nền kinh tế và toàn xã hội Nói cách khác, khi vấn đề
an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện hiệu quả là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm gánh nặng đối với xã hội
Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ giúp cắt giảm tối
đa các chi phí do tai nạn gây ra Không những vậy, xét về mặt vĩ mô, công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng cho doanh nghiệp
Mục đích của an toàn - vệ sinh lao động là thông qua các biện pháp về khoa học
kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sức khỏe cũng như các điều kiện khác đối với người la động nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động
Theo tác giả đánh giá, An toàn lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động Mặt
Trang 3311
khác việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo
1.2 Quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động
Hà Tất Thắng (2015) cho rằng: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất Ông đã đưa ra các tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa học là: Tiêu chuẩn hóa công việc, chuyên môn hóa lao động, cải tạo các hệ quản lý Về quản lý hành chính, Ông cho rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch,
tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra Ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lý phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến gồm các chức năng:
Dự đoán – Lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra
Như vậy, quản lý là việc chủ thể quản lý tác tác động có mục đích, có tổ chức lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm tận dụng mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong tổ chức
Từ các khái niệm đã nêu, có thể rút ra khái niệm về quản lý an toàn lao động
- vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, đó là thông qua hệ thống công cụ của doanh nghiệp tác động có kế hoạch, có tổ chức, có mục đích vào các hoạt động của an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm đạt được mục tiêu đã định trước, đó là đảm bảo
an toàn lao động trong doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu quản lý an toàn, vệ sinh lao động
Theo hệ thống OHSAS (2008), mục đích của quản lý an toàn, vệ sinh lao động
là nhằm đưa ra khung quản lý các rủi ro và cơ hội về an toàn - vệ sinh lao động Mục tiêu và kết quả của hệ thống quản lý an toàn lao động đó là ngăn ngừa thương tật, đau
ốm liên quan đến công việc và cung cấp nơi làm việc đảm bao an toàn và sức khỏe
Do đó, điều quan trọng đối với doanh nghiệp là loại bỏ mối nguy và giảm thiểu các rủi ro an toàn lao động bằng hiệu lực của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa
Theo Đề án quản lý an toàn lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2020)
Trang 341.2.3 Vai trò của quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Hà Tất Thắng (2015) cho rằng, việc quản lý về an toàn - vệ sinh lao động là hoạt động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt định hướng, chiến lược, quy hoạch tổng thể về khai thác nguồn lực trong quá trình sản xuất gắn với an toàn – vệ sinh lao động
Để tạo dựng cho người lao động có được môi trường làm việc an toàn không tai nạn lao động, giảm tối thiểu nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và mang lại lợi ích về kinh tế cho các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo an toàn lao động, đồng thời tạo ra cơ hội để cạnh tranh trên thị trường, thu hút vốn đầu tư cũng như tăng cơ hội cho đầu ra của sản phẩm thì Nhà nước là cơ quan có vai trò trong việc đưa ra các giải pháp như: Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu sản xuất và luôn đảm bảo an toàn lao động; Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn trong quản lý về an toàn lao động và năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật
Một doanh nghiệp mà tỷ lệ tai nạn lao động tại nơi làm việc không được kiểm soát có thể dẫn đến những vấn đề lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Kinh tế doanh nghiệp bị tổn thất như: chi phí y tế, chi phí sử dụng lao động, chi phí quản lý
và tổn thất trong sản xuất là hiển nhiên Ngoài ra, còn có vô số chi phí khác có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp như: Tiền lương cho thời gian bị mất của công nhân
Trang 3513
không bị thương (do ngừng hoạt động trong sản xuất), chi phí sửa chữa máy móc, chi phí đào tạo công nhân thay thế, và làm thêm giờ,… là tất cả chi phí có thể làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp hoặc những tổn thương về tình cảm chẳng hạn như sự lo lắng và tuyệt vọng của gia đình, của nạn nhân bị tai nạn
Đối với người lao động, khi tuân thủ quy trình an toàn lao động là giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình trong quá trình làm việc Mặt khác, người lao động là một nhân tố quan trọng, lực lượng sản xuất tạo ra sự phát triển chung của xã hội Khi
đã thực hiện tốt biện pháp an toàn lao động sẽ giúp người lao động an tâm làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc Tương tự, đối với doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, công ty khi áp dụng an toàn lao động sẽ giảm, hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra Ngoài ra, khi áp dụng công tác an toàn lao động chặt chẽ theo quy định còn tạo dựng uy tín đối với người lao động; thu hút nguồn nhân lực tham gia ứng tuyển khi doanh nghiệp tuyển dụng
Theo Nguyễn Văn Sơn (2015), hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý, quản lý và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, tức đảm bảo an toàn cho người lao động trong doanh nghiệp
Tóm lại, quản lý an toàn lao động có vai trò quan trọng đế sự phát triển, sống còn một doanh nghiệp Quản lý an toàn lao động giúp người lao động bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình trong quá trình làm việc, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và từ đó tạo được uy tín, thương hiệu để phát triển bền vững, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế hội nhập của nước ta
1.2.4 Nội dung về quản lý an toàn, vệ sinh lao động
1.2.4.1 Lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động
Theo Luật an toàn – vệ sinh lao động (2014), việc lập và phê duyệt kế hoạch
an toàn lao động hàng năm phải được lập đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để triển khai thực hiện đồng bộ Trường hợp có phát sinh thêm công việc của năm kế hoạch thì phải lập kế hoạch bổ sung cho phù hợp
Kế hoạch an toàn lao động phải căn cứ các nội dung: Cường độ, tính chất, quy
Trang 3614
mô công việc, môi trường làm việc, chi phí an toàn lao động của các năm trước; nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh; các tồn tại, thiếu sót qua các đợt kiểm tra, giám sát; các kiến nghị người lao động tại tổ/đội sản xuất,…
Bộ phận làm công tác an toàn lao động tổng hợp các ý kiến góp ý của người lao động từ các tổ, đội sản xuất, từ công đoàn cùng cấp, từ các kiến nghị của đoàn thanh kiểm tra,… sau đó xây dựng dự thảo kế hoạch an toàn lao động để chủ doanh nghiệp xem xét, phê duyệt
Kế hoạch an toàn lao động phải đủ các nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian, phân thực hiện
1.2.4.2 Tổ chức thực hiện quản lý an toàn vệ sinh lao động
Tổ chức triển khai các nội dung trong Kế hoạch am toàn lao động đã được chủ doanh nghiệp phê duyệt Theo Luật an toàn - vệ sinh lao động (2014), việc tổ chức thực hiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp là: Trang bị bảo hộ cá nhân, phương tiện làm việc; cải thiện môi trường làm việc, chăm sóc sức khoẻ người lao động; Tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và giáo dục về an toàn lao động trong các doanh nghiệp
Hà Tất Thắng (2015) cho rằng: Tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến, giáo dục
về an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp là công việc quan trọng, tiết kiệm và hiểu quả, đảm bảo phòng ngừa rủi ro về an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp Việc tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến, giáo dục về an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp có thể thông qua nhiều kênh, nhiều biện pháp, như: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, tổ chức các hội thi tìm hiểu về an toàn lao động trong lao động – sản xuất, huấn luyện trực tiếp tại hiện trường, cơ sở,…
Doanh nghiệp cam kết chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan thực hiện đồng
bộ các giải pháp bảo đảm an toàn lao động Tuy nhiên, tuỳ theo năng lực của cơ sở,
sẽ chú trọng giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất để góp phần bảo đảm an toàn lao động, bao gồm:
- Xây dựng nội quy, quy chế về an toàn lao động của doanh nghiệp;
- Xây dựng các quy trình vận hành các máy móc thiết bị;
Trang 3715
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện;
- Đo đạc môi trường làm việc, cải thiện điều kiện làm việc;
- Từng bước đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát; tổng kết đánh giá và khắc phục sau đánh giá
1.2.4.3 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động
Theo Luật an toàn - vệ sinh lao động (2014), việc thanh kiểm tra thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động gồm có: Thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành (thanh tra của bản thân doanh nghiệp)
- Thanh tra nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động là chức năng chủ yếu của
cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, nhằm đảm bảo chính sách và pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc và hiệu quả Thanh tra nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động là hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra có hiệu quả (Phan Văn Trọng, 2020)
- Thanh tra chuyên ngành do doanh nghiệp tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát về công tác an toàn - vệ sinh lao động nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót để có biện pháp khắc phục trong quá trình thực hiện kế hoạch an toàn
Công tác an toàn - vệ sinh lao động cần được kiểm tra, giám sát, phát hiện để ngăn chặn kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Ngoài ra ý thức chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động còn yếu, chưa quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động Mặc khác, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, nghèo nàn, công tác kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động còn nhiều sơ hở, thiếu kinh nghiệm Do đó, đòi hỏi công tác thanh tra phải kịp thời nhằm phát hiện và chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, nhằm ngăn chặn các rủi ro gây tai nạn, sự cố trong sản xuất; nhằm bảo đảm sức khỏe và tạo tâm lý an tâm làm việc cho người lao động; góp phần tích cực vào đảm bảo sản xuất liên tục, tăng năng suất
Công tác thanh kiểm tra cần phải tiến hành thường xuyên nghiêm túc, không hình thức để nhắc nhở và điều chỉnh những sai xót trong việc thực hiện Song cũng cần xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm có tính chất hệ thống
Trang 3816
1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý an toàn lao động trong doanh nghiệp năng lượng
1.2.5.1 Đánh giá trên các tiêu chí văn hóa an toàn
Bộ đánh giá này do Tập đoàn Shell xây dựng, đã được VietNam Airline áp dụng hơn 10 năm qua mang lại hiệu quả tích cực Tiêu chí này dựa trên 5 mức độ đánh giá từ thấp đến cao (Hình 1.1):
Hình 1.1: Mô hình 5 mức độ của Tập đoàn Shell
Nguồn: Đề án quản lý an toàn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Mức 1: Bắt buộc (Pathological), Điểm đánh giá thông qua khảo sát nằm trong khoảng ≥1 và <2 Tổ chức đó không tự giác quan tâm đến an toàn – vệ sinh lao động, chỉ thực hiện một cách bắt buộc theo các quy định để khỏi bị vi phạm
- Mức 2: Thụ động (Reactive), Điểm đánh giá thông qua khảo sát nằm trong khoảng ≥2 và <3 Tổ chức có quan tâm đến công tác an toàn – vệ sinh lao động nhưng thực hiện một cách thụ động
- Mức 3: Có tính toán (Calculative), Điểm đánh giá thông qua khảo sát nằm trong khoảng ≥3 và <4 Tổ chức biết thu thập, phân tích các số liệu, áp dụng các
kỹ thuật đánh giá định lượng rủi ro, căn cứ tình hình thực tế để đề ra các biện pháp quản lý an toàn – vệ sinh lao động; đồng thời kiểm tra đánh giá công tác này
- Mức 4: Chủ động (Proactive), Điểm đánh giá thông qua khảo sát nằm trong khoảng ≥4 và <5 Công tác quản lý an toàn – vệ sinh lao động được xây dựng trên
cơ sở rút kinh nghiệm để phòng ngừa các nguy cơ; Người lao động tham gia làm tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động ở đơn vị
- Mức 5: Tự giác (Generative), Điểm đánh giá bằng 5 Tổ chức đã biết áp dụng tốt các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Công tác
Bắt buộc
(Pathological)
Thụ động (Reactive)
Có tính toán (Calculative)
Chủ động (Proactive)
Tự giác (Generative)
Trang 3917
quản lý an toàn vệ sinh lao động được thực hiện tốt, không ngừng rút kinh nghiệm
và cải tiến Mọi người trong tổ chức luôn học hỏi, được cung cấp đầy đủ thông tin
và tự giác làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động
1.2.5.2 Đánh giá trên hệ số “Tần suất tai nạn lao động K”
Để đánh giá quản lý an toàn lao động trong doanh nghiệp, có thể dựa trên hệ
số “Tần suất tai nạn lao động K”
Hệ số K là tỉ số giữa các tai nạn lao động xảy ra trong khoảng thời gian điều tra (thường là một năm, hay quý) với số người làm việc bình quân trong khoảng thời gian đó tính trên 1.000 người lao động Cụ thể:
𝑁
(Nguồn: Đề án quản lý an toàn lao động của Tập đoàn EVN)
Trong đó:
K là tần suất tai nạn lao động
S là số tai nạn lao động xảy ra trong thời gian thống kê
N là số người làm việc bình quân hàng ngày trong thời gian thống kê
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá tình hình tai nạn lao động ở một doanh nghiệp, đơn vị, địa phương hay một ngành, một quốc gia, cao hay thấp, tăng hay giảm
Nếu K=0 tức là công tác quản lý an toàn lao động tại công ty, doanh nghiệp đang thực hiện hiệu quả Nếu K>0 thì doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện cũng như tìm ra những biện pháp, cách khắc phục nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn lao động
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn lao động
1.2.6.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến an toàn, vệ sinh lao động
Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi ngành là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới
an toàn - vệ sinh lao động Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,
Trang 4018
gió, nắng và thời gian nắng,… là những nhân tố tạo ra điều kiện vi khí hậu quyết định tới môi trường làm việc Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn tác hại tới điều kiện an toàn lao động khi nó chính là nhân tố gây xuống cấp các thiết bị an toàn lao động
- Văn hoá - xã hội: Đặc thù về văn hoá – xã hội khác nhau của mỗi quốc gia
hoặc mỗi vùng miền sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị con người, ảnh hưởng đến công tác quản lý an toàn lao động
- Bối cảnh kinh tế: Khi nền kinh tế có biến động đòi hỏi các doanh nghiệp phải
điều chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thích nghi với điều kiện hiện tại Doanh nghiêp luôn trong tư thế sẵn sàng mở rộng hoạt động sản xuất khi thời cơ đến thì doanh nghiệp sẽ duy trì nguồn lao động có năng lực hoặc khi chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động
- Dân số và lực lượng lao động: Các doanh nghiệp sẽ phải tạo thêm nhiều công
việc mới để đáp ứng nhu cầu về lao động trong tình hình dân số và lực lượng nguồn lao động tăng vọt như hiện nay
- Khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Với tình hình khoa học - kỹ thuật phát triển
như hiện nay đã đặt ra những thách thức không nhỏ Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải thu hút nguồn nhân lực có năng lực, bố trí lại lao động và nâng cao quá trình đào tạo và đào tạo lại
- Luật pháp: Nhân tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết tốt các mối
quan hệ về lao động
Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
- Khách hàng: Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu của
doanh nghiệp, vì khách hàng là người mua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất Doanh thu sẽ quyết định tiền lương, phúc lợi cho người lao động Doanh nghiệp phải có chính sách quản lý nhân viên nhằm phục vụ khách hàng của mình tốt nhất
- Đối thủ cạnh tranh: là sự cạnh tranh tài nguyên nguồn nhân lực giữa các
doanh nghiệp Vì thế, các doanh nghiệp phải làm sao để thu hút, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để nhân tài không thể vào tay doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh