1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án học phần giáo dục học chương x quá trình giáo dục (6 tiết)

33 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Giáo Dục
Tác giả Vũ Khánh Linh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục
Thể loại giáo án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 217,83 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI GIÁO ÁN HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC CHƯƠNG X: QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC (6 tiết) Họ và tên: Vũ Khánh Linh MSV: 705604033 Lớp: K70A Khoa: Tâm lý – Giáo dục Giảng viên: Hà Nội – 2023 HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC CHƯƠNG X: QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC I MỤC TIÊU 1 Kiến thức - KT1: Xác định được khái niệm và cấu trúc của quá trình giáo dục - KT2: Phân tích được bản chất, đặc điểm, quy luật, logic và động lực của quá trình giáo dục - KT3: Trình bày được hệ thống các nguyên tắc giáo dục 2 Kĩ năng - KN1: Xây dựng được quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh ở trường phổ thông - KN2: Xây dựng được động lực cho quá trình giáo dục - KN3: Biết vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc giáo dục trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục 3 Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức lí luận giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông - Tích cực rèn luyện kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay 4 Năng lực - Phát triển hệ thống tri thức trong các điều kiện và hoàn cảnh mới - Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh II CHUẨN BỊ 1 Về phía giáo viên - Giáo trình Giáo dục học, NXB ĐHSP (Tập 1) - Giáo trình Giáo dục học, NXB ĐHSP (Tập 2) - Slide bài giảng, giáo án 2 Về phía học sinh - Chuẩn bị trước nội dung bài học - Giáo trình, tài liệu liên quan, phương tiện ghi chép - Giấy A0 3 Các thiết bị CNTT khác - Máy tính - Máy chiếu - Loa, mic 2 III TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG T Nội dung, Hoạt động của GV Hoạt động PPDH, Kết quả học hời cấu trúc của SV PTDH tập mong đợi gian bài học (mục tiêu bài SV ổn định KTDH: học) trật tự động não 5 Ổn định GV kiểm tra sĩ số p lớp Các HĐ ổn định PTDH: Máy Hoạt động 1: Hoạt động khởi động chiếu, máy tính Mở Gây hứng thú, liên hệ KN của SV đến 1 bài kiến thức và kĩ năng mới 0p Mục tiêu Nội Đặt vấn đề về thí nghiệm của nhà khoa dung hoạc suýt gây hại con vì nuôi cùng tinh tinh  quá trình giáo dục đóng vai trò Cách quan trọng thức - GV cho SV xem một số bức ảnh về thí nghiệm “nuôi con cùng tinh tinh” và đặt vấn đề: + Có bạn nào biết những hình ảnh trên đến từ cuộc thí nghiệm nào không? + Đây có lẽ không còn là một thí nghiệm quá xa lạ đối với chúng ta nữa, vậy tại sao đây lại được gọi là một “cuộc thí nghiệm sai lầm?” - GV giới thiệu về cuộc thí nghiệm trên: Thí nghiệm này được mô tả như một phép thử so sánh để xem phản ứng của một con người và tinh tinh sẽ ra sao khi sống trong cùng môi trường Trên đây là những hình ảnh của cậu bé Donald và cô bé tinh tinh có tên là Gua, thời điểm thí nghiệm bắt đầu, Gua 7 tháng tuổi còn Donald là 10 tháng tuổi Trong 9 tháng, 12 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần, nhà tâm lý học (người cha) cùng vợ nuôi dạy Gua và Donald giống nhau nhất có thể Gua và Donald được chăm sóc như hai anh em ruột thịt, chúng cùng được mặc quần áo, tắm rửa, cho ăn, dạy dỗ và kiểm tra các yếu tố như huyết áp, trí nhớ, kích cỡ cơ thể, phản xạ, nhận thức, sức mạnh, vận động, khả năng hiểu ngôn ngữ Gua cũng được ngủ trên giường và cũng được hôn chúc ngủ ngon giống với bất kỳ đứa trẻ nào khác Cả hai được ăn cùng một loại thức ăn và được tham gia vào các hoạt động giống nhau Thời gian đầu, Gua phát triển tốt, thậm chí 3 học một số hành vi nhanh hơn Donald Nó có thể đi giày, đứng thẳng, sử dụng nĩa, bắt tay, mở cửa và cách thể hiện tình cảm như ôm hôn Donald giống như cách mà cha mẹ cậu làm với đứa trẻ Tuy nhiên, dù thế nào, con vật vẫn không thể nói được tiếng người Không có sự dạy dỗ hay nuôi dưỡng nào có thể vượt qua sự thật rằng Gua là một con tinh tinh Sau 9 tháng thử nghiệm, nhà tâm lý học này đột ngột chấm dứt mọi thứ bởi người vợ của ông nhận thấy con trai mình ngày càng giống tinh tinh Donald vật lộn với Gua giống như cách những con tinh tinh chơi với nhau Donald còn bắt chước tiếng kêu của tinh tinh, cắn người và bò như Gua dù đứa trẻ đã biết tự đi Thay vì phát triển như một con người bình thường, Donald đã có xu hướng học và bắt chước theo con tinh tinh Rời khỏi gia đình Kellogg, Gua bị đem nhốt, trở thành đối tượng của một công trình khác và chết vì viêm phổi vào tháng 12/1933 Donald lớn lên, trở thành bác sĩ nhưng tự sát ở tuổi 42.” - GV dẫn dắt vào bài học: “Qua thí nghiệm trên, ta có thể thấy một vấn đề mấu chốt đó là môi trường sẽ ảnh hưởng rất rõ tới quá trình giáo dục Cùng với đó, phương pháp giáo dục cũng không kém phần quan trọng để đem lại hiệu quả cho quá trình giáo dục  Để tìm hiểu rõ hơn về những thành tố này có vai trò, vị trí như thế nào đối với mỗi cá nhân ta hãy cùng nhau tìm hiểu nội dung chương 10: quá trình giáo dục” GV quan sát, hướng dẫn, đặt câu hỏi, - Đoán được điều khiển nội dung chủ Dự đề bài học kiến sản thông qua phẩm vấn đề GV đặt ra Hoạt động 2: Quá trình giáo dục là gì? 5 Mục Hình thành cho SV nắm được khái 0p tiêu niệm về “Quá trình giáo dục” và cấu trúc của quá trình giáo dục Nội  Khái niệm “quá trình giáo dục” PTDH: KT1 dung - Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) là Máy chiếu, một quá trình trong đó dưới vai trò máy tính, giấy A0 chủ đạo nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm thực hiện tốt các 4 nhiệm vụ giáo dục - Trong quá trình giáo dục, sự tác động của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục là sự tác động có mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp, có sự kiểm tra, đánh giá nhằm đạt được mục tiêu giáo dục - Quá trình tác động của nhà giáo dục nhằm hình thành cho đối tượng giáo dục thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, niềm tin, lí tưởng, phẩm chất nhân cách của người công dân, người lao động mà xã hội yêu cầu Đó chính là mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông hiện nay - Quá trình giáo dục là quá trình tác động qua lại một cách biện chứng giữa nhà giáo dục và người được giáo dục  nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo (vai trò định hướng, tư vấn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, khuyến khích người được giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục), người được giáo dục giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục  tự tổ chức hoạt động giáo dục, rèn luyện của bản thân  đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực xã hội - Quá trình giáo dục luôn chịu sự tác động, quy định của xã hội  quá trình giáo dục luôn đổi mới, vận động , phát triển đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển xã hội Các hoạt động giáo dục luôn gắn liền với thực tiễn cuộc sống của người được giáo dục, gắn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trên thế giới  Cấu trúc của quá trình giáo dục Theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình giáo dục bao gồm các thành tố cấu trúc như: mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục Mỗi thành tố đều có chức năng riêng và có mối quan hệ biện chứng với nhau - Mục đích, nhiệm vụ giáo dục + Mục đích giáo dục là thành tố có vai trò định hướng, ảnh hưởng, chi phối, quy định sự phát triển của các thành tố khác của quá trình giáo dục 5 (nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức giáo dục, kiểm tra, đánh giá ) cũng như toàn bộ quá trình giáo dục + Mục đích giáo dục của nhà trường hiện nay là: đào tạo người được giáo dục, trước hết là thế hệ trẻ trở thành những người công dân, những người lao động có đủ năng lực và phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng hòa nhập và thích ứng cao với cuộc sống đang đổi mới toàn diện sâu sắc hiện nay + Để thực hiện mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường là tác động đến toàn bộ nhân cách của người được giáo dục (nhận thức, thái độ và hành vi) và đồng thời hướng dẫn, khuyến khích người được giáo dục tạo lập những thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội qui định  Vì vậy nhiệm vụ của quá trình giáo dục bao gồm 3 nhiệm vụ sau đây: + Tổ chức hình thành và phát triển ở người được GD ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội (CMXH) nói chung, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật nói riêng đã được qui định Ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội là một thể thống nhất giữa sự hiểu biết và niềm tin của cá nhân về các chuẩn mực xã hội đó + Tổ chức hình thành và phát triển ở người được GD những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với các CMXH, trên cơ sở đó có tác dụng thúc đẩy cá nhân chuyển hoá ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen hành vi tương ứng ở họ + Tổ chức hình thành và phát triển ở người được GD hệ thống những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã qui định đồng thời lặp đi lặp lại những hành vi đó thành những thói quen bền vững gắn mật thiết với nhu cầu tích cực của cá nhân - Nội dung giáo dục + Nội dung giáo dục là hệ thống những tri thức, thái độ, hành vi, thói quen hành vi phù hợp với những chuẩn mực xã hội qui định cần được giáo dục cho người được giáo dục + Nội dung giáo dục trong nhà trường được thiết kế theo mục đích giáo dục, được chi tiết hóa thành từng mảng cụ 6 thể phù hợp với trình độ, lứa tuổi, theo từng cấp học, phù hợp với từng tình huống giáo dục cụ thể - Phương pháp và phương tiện giáo dục + Phương pháp và phương tiện giáo dục là những cách thức, biện pháp, phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục cho người được giáo dục tham gia nhằm giúp người được GD chuyển hóa các yêu cầu, chuẩn mực xã hội qui định thành hành vi và thói quen tương ứng ở họ Phương pháp, phương tiện giáo dục càng khoa học, hiện đại, tiên tiến thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục đạt kết quả cao - Nhà giáo dục + Nhà giáo dục là chủ thể của quá trình giáo dục và giữ vai trò chủ đạo Nhà giáo dục trong phạm vi nhà trường là giáo viên, tập thể sư phạm; ở gia đình là ông bà, cha mẹ, những người thân khác; trong các tổ chức xã hội là cán bộ phụ trách đoàn thể,… + Vai trò chủ đạo của nhà giáo dục được thể hiện ở những mặt sau: .) Quán triệt mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và chuyển tải tới đối tượng giáo dục ) Định hướng sự phát triển nhân cách đối tượng giáo dục theo đúng mục đích giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra và mục tiêu giáo dục cụ thể của nhà trường ) Nhà giáo dục là người tổ chức, điều khiển toàn bộ quá trình giáo dục: xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức, hướng dẫn người được giáo dục; kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình giáo dục ) Có kế hoạch, phương pháp tổ chức hợp lí, khoa học, hệ thống các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường ) Phát huy được ý thức tự giác, tính chủ động, tích cực tự giáo dục của học sinh ) Phối hợp kết hợp với các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) tạo nên những tác động đồng bộ, thống nhất đến người được giáo dục - Đối tượng giáo dục + Đối tượng giáo dục - người được GD ở trường phổ thông là cá nhân hay 7 tập thể học sinh Người được GD đóng vai trò vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục + Với tư cách là khách thể của quá trình giáo dục, các em nhận sự tác động có định hướng, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức và có hệ thống của nhà giáo dục + Với tư cách là chủ thể của quá trình giáo dục, các em tiếp nhận các tác động giáo dục một cách có chọn lọc thông qua lăng kính chủ quan của mình và tự vận động, biến các yêu cầu giáo dục bên ngoài thành nhu cầu được giáo dục bên trong của bản thân + Trong quá trình giáo dục, người được GD luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào nhà giáo dục, tự tìm ra cách thức, con đường tu dưỡng và rèn luyện để phát triển và hoàn thiện nhân cách - Kết quả giáo dục + Kết quả giáo dục là sản phẩm của những tác động giáo dục theo từng giai đoạn và của quá trình giáo dục Sản phẩm của giai đoạn này là tiền đề cho giai đoạn sau và chúng kế thừa nối tiếp nhau để đạt mục đích giáo dục tổng thể + Kết quả giáo dục được thể hiện trong sự hình thành và phát triển nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi và thói quen của học sinh theo mục đích, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Nếu mục đích giáo dục là dự kiến mô hình giáo dục mong muốn thì kết quả giáo dục là cái đã đạt được, là sản phẩm thực tế của quá trình giáo dục Tóm lại, quá trình giáo dục là một hệ thống gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố có vai trò và chức năng riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất Mặt khác chúng lại có quan hệ và bị chi phối bởi môi trường chính trị - kinh tế - văn hóa – khoa học kĩ thuật và quan hệ sản xuất xã hội… Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố Cách - GV nêu và phân tích khái niệm về - SV đọc KTDH: tài liệu, lắng Phương thức “Quá trình giáo dục” 8 - GV thiết kế sơ đồ tư duy về mối liên hệ nghe, suy pháp thảo giữa các thành tố trong quá trình giáo nghĩ, và ghi luận dục thông qua khái niệm chép nội nhóm dung bài theo kĩ - Hoạt động thảo luận nhóm: giảng thuật phòng + GV chia lớp thành 4 nhóm đại diện cho - SV chia tranh 4 thành tố của quá trình giáo dục sau: đều thành 4 Mục đích, nhiệm vụ của quá trình giáo nhóm đại dục; nội dung của quá trình giáo dục; diện cho 4 phương pháp, phương tiện của quá trình thành tố của giáo dục; kết quả của quá trình giáo dục quá trình giáo dục: Mục + Thời gian thảo luận của các nhóm là 15 đích, nhiệm phút vụ của quá trình giáo + SV trình bày phần thảo luận lên giấy A0 dục; nội mà nhóm đã chuẩn bị Sau thời gian thảo dung của quá luận, các nhóm sẽ dán sản phẩm lên các trình giáo góc trong phòng học mà GV đã sắp xếp dục; phương trước đó pháp, phương tiện + Các nhóm có thời gian 5 phút để đi của quá trình quan sát và ghi chép những nhận xét, góp giáo dục; kết ý cho sản phẩm của các nhóm khác quả của quá trình giáo + GV chốt lại kiến thức cho SV dục, thảo luận và trình - GV đặt vấn đề về hai thành tố còn lại bày lên giấy của quá trình giáo dục: nhà giáo dục và khổ A0 đã người được giáo dục chuẩn bị + “Nhà giáo dục và người được giáo dục - SV quan có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ sát sản phẩm thống giáo dục?” của các nhóm và nhận xét, + “Nếu thiếu đi một trong hai thành tố góp ý trên thì quá trình giáo dục sẽ thế nào?” + Hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò tự giác, tích cực tự giáo dục của người được giáo dục + GV chốt lại kiến thức cho SV GV quan sát, hướng dẫn, điều khiển - Hiểu được khái Dự niệm “quá kiến trình giáo sản dục” và các phẩm thành tố của quá trình giáo dục - Sản phẩm học tập về các thành tố của quá trình giáo dục Hoạt động 3: Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục PTDH: 5 Mục Hình thành cho SV nắm được bản chất 9 0p tiêu và đặc điểm của quá trình giáo dục Máy chiếu, Nội 1 Bản chất của quá trình giáo dục máy tính dung a Cơ sở xác định bản chất của quá KT2 trình giáo dục  Quá trình giáo dục là quá trình hình 10 thành một kiểu nhân cách trong xã hội - Nhân cách của mỗi người được thể hiện không chỉ thông qua lời nói mà quan trọng là ở hành vi và thói quen hành vi của họ trong cuộc sống Vì vậy, mục đích của quá trình giáo dục là hình thành ở người được giáo dục hành vi và thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định - Sự phát triển nhân cách con người là kết quả của quá trình hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội  Vì vây, để hình thành nhân cách con người có hành vi, thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định đòi hỏi quá trình giáo dục phải tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và các quan hệ giao lưu của người được giáo dục, nhằm thu hút sự tham gia của họ vào quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra  Mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong quá trình giáo dục - Trong quá trình giáo dục, mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục (cá nhân hoặc tập thể) là quan hệ sư phạm, một loại quan hệ xã hội đặc thù Quan hệ sư phạm này luôn luôn chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là quan hệ chính trị, xã hội - Hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò tự giác, tích cực tự giáo dục của người được giáo dục Xét cho cùng, sự nỗ lực của nhà giáo dục và người được giáo dục trong quá trình giáo dục là nhằm giúp người được giáo dục chuyển hóa những yêu cầu của chuẩn mực xã hội quy định thành hành vi, thói quen hành vi tương ứng ở họ, trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ mà xã hội kiểm tra hành vi của cá nhân và cá nhân lại có thể sử dụng nó để kiểm tra hành vi của mình, trên cơ sở đó hướng tới sự phát triển xã hội + Trong xã hội tồn tại rất nhiều hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội: giá trị chuẩn mực về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, chuẩn mực về truyền thống, chuẩn mực về phong tục tập quán, chuẩn mực về thẩm mỹ…Trong đó, nhiều loại chuẩn mực về đạo đức, pháp luật đã được lựa chọn và đưa vào nội dung quá trình giáo dục + Nhận thức là cơ sở, là kim chỉ nam cho sự hình thành và điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mỗi cá nhân Muốn người được giáo dục tự giác tích cực thực hiện theo các chuẩn mực xã hội đã quy định đòi hỏi nhà giáo dục cần phải tác động tới nhận thức của người được giáo dục, giúp cho người được giáo dục nắm vững được những tri thức về các chuẩn mực xã hội bao gồm: Ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực xã hội quy định Nội dung của các chuẩn mực (bao gồm các khái niệm tương ứng) Cách thức thực hiện theo các yêu cầu chuẩn mực đó + Tuy nhiên, kết quả của quá trình nhận thức đó phụ thuộc vào trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm của mỗi người, là sản phẩm của quá trình học tập và tự tu dưỡng Đối với học sinh phổ thông, giáo dục ý thức cá nhân là khâu cực kì quan trọng, quá trình này được thực hiện thông qua quá trình học tập và các hoạt động rèn luyện trong và ngoài nhà trường Qua đó những khái niệm về đạo đức, về quyền lợi và nghĩa vụ, về quy tắc sống, chuẩn mực xã hội, những giá trị văn hóa sẽ được hình thành  Tổ chức điều kiển người được giáo dục hình thành niềm tin và tình cảm tích cực với các chuẩn mực xã hội quy định Chính trong quá trình hình thành, phát triển tri thức về các chuẩn mực xã hội cho người được giáo dục thì thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội ở họ dần được hình thành Trong quá trình giáo dục, niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội được thể hiện ở người được giáo dục theo các mức độ 19 tăng dần như sau: + Người được giáo dục nắm được những tri thức về các chuẩn mực xã hội + Tin về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn đối với tính chân lý đúng đắn của các chuẩn mực xã hội + Mong muốn tuân theo những yêu cầu được phản ánh trong các chuẩn mực xã hội + Bước đầu có hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội + Hài lòng về hành vi của mình khi đã hoàn thành phù hợp với các chuẩn mực xã hội + Tỏ thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi của người khác có mâu thuẫn với những chuẩn mực xã hội Chính niềm tin đó cùng với những tri thức tương ứng thu lượm được sẽ tạo nên ở người được giáo dục ý thức đúng đắn Trong quá trình hình thành ý thức nói chung, niềm tin nói riêng cho người được giáo dục đã làm nảy nở những xúc cảm, tình cảm tốt đẹp đối với các chuẩn mực xã hội Những xúc cảm, tình cảm tích cực đó như là những “chất men” kích thích người được giáo dục chuyển hoá ý thức cá nhân thành hành vi thói quen tương ứng + Đối với các trường phổ thông thì công tác giáo dục thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực cho học sinh đối với việc học tập, các mối quan hệ gia đình, bè bạn, xã hội, đối với tự nhiên và môi trường xung quanh là điều có ý nghĩa rất quan trọng Giáo dục xây dựng niềm tin cho các em vào chân lí, lẽ phải, giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng thầy cô giáo, cha mẹ; thân ái với bạn bè,… và đồng thời chú ý uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện thái độ lệch lạc, thiếu trong sáng làm ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình giáo dục  Tổ chức điều khiển người được giáo dục hình thành hành vi và thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định + Nhân cách của mỗi ngưòi được thể hiện bằng hành vi và thói quen hành vi 20

Ngày đăng: 21/03/2024, 22:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w