1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận “nguyễn ái quốc – từ chủ nghĩa yêu nước đến một chiến sĩ cộng sản

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyễn Ái Quốc – từ chủ nghĩa yêu nước đến một chiến sĩ cộng sản
Tác giả Trần Nguyệt Ngọc Ánh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Nam Tiến
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính Trị Học Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 232,09 KB

Nội dung

Sống trong hoàn cảnhđất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niêncủa mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phongtrào đấu tranh

lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: PGS.TS Trần Nam Tiến TIỂU LUẬN “Nguyễn Ái Quốc – từ chủ nghĩa yêu nước đến một chiến sĩ cộng sản” Sinh viên thực hiện Trần Nguyệt Ngọc Ánh - 2256190008 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10, năm 2023 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 4 1 Tiểu sử vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc 4 2 Nguyễn Ái Quốc kiên định với chủ nghĩa Mác Lê-nin 6 2.1 Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920) 6 2.2 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924) .8 3 Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng 11 3.1 Sự nhạy bén trước những diễn biến tình hình phức tạp 11 3.2 Có ý chí, thái độ kiên quyết, rõ ràng 13 4 Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc 15 5 Phong cách sống của Hồ Chí Minh 17 5.1 Phong cách giản dị 17 5.2 Phong cách khiêm tốn 19 6 Mở rộng, liên hệ 21 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 LỜI NÓI ĐẦU Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước Người đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do Người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng Đất nước chúng ta luôn tự hào về Người, bởi người chính là sự kết tinh của vì sao tinh tú nhất Người là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân soi vào Ở bất kỳ vai trò nào cũng hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc Bài tiểu luận nhằm tìm hiểu các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Người trên con đường dẫn dắt dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ Chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân tích những quyết định và hành động của Người tại những sự kiện lịch sử quan trọng Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin với hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo đã giúp Người phân tích, đánh giá và xác định hướng đi của con đường giải phóng đất nước Cùng với đó là sự kiên định có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng đã giúp Nguyễn Ái Quốc đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Bên cạnh đó, chúng ta sẽ học hỏi những đức tích tốt đẹp từ Người như: không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt, trong đó phải học từ cấp dưới, từ nhân dân với tinh thần không bao giờ và không thể nào việc gì mình cũng biết, cũng giỏi; phải cầu thị tiếp thu khi được phê bình, góp ý, bởi không người nào có thể luôn luôn đúng, nếu có sai thì phải mạnh dạn sửa chữa, khắc phục… Nhờ Người mà Tổ quốc ta trở thành nước độc lập, người dân của ta “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành” Cuối cùng, sẽ đưa ra những suy luận và kết luận về tầm 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 quan trọng của những phẩm chất chính trị đối với một chính trị gia, bộ máy chính quyền của đất nước Chúng ta sẽ cân nhắc những bài học lịch sử từ quá khứ để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh PHẦN NỘI DUNG 1 Tiểu sử vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1969 (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc); quê làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc  Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước  Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc  Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp  Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang  Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, vào năm 1941, người đã chính thức vượt qua biên giới Trung Quốc để về Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo đường lối kháng chiến chống Pháp, thành lập mặt trận Việt Minh  Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Hội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chính thức được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy  Ngày 2/9/1945, người đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa  Tháng 8/1945, Bác Hồ triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng, toàn đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa Hưởng hững lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân tộc Việt Nam đã đồng lòng đứng lê, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền  Tháng 9/1945, người được bầu là Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến  Tháng 12/1946, Bác Hồ một lần nữa kêu gọi nhân dân toàn quốc kháng chiến chống thực dân  Tháng 7/1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ  Tháng 9/1960, Hồ Chí Minh được bầu vào vai trò Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng  Ngày 2/9/1969, sau những nỗ lực của đội ngũ giáo sư, bác sĩ nhưng vì lý do tuổi cao sức yếu, Người đã từ trần và hưởng thọ 79 tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung 2 Nguyễn Ái Quốc kiên định với chủ nghĩa Mác Lê-nin 2.1 Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920) Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ bếp cho tàu Amiral Latouche Tréville, rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường cứu nước Người vừa tích cực học tập, nghiên cứu, vừa phải lao động vất vả để sống trên đất khách quê người Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc Nǎm 1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây (Versailles) Nhân dịp này thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 tám điểm, tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam Sự kiện trên đã gây tiếng vang lớn trong thế giới thuộc địa Bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam nhưng không được chấp nhận Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc với những lời tuyên bố về quyền tự do của các dân tộc chỉ là trò lừa bịp; và Người đã rút ra bài học vô cùng giá trị là: Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình chủ yếu phải do dân tộc mình quyết định, phải trông cậy vào lực lượng của chính mình, chứ không phải dựa chủ yếu vào bên ngoài… Qua sự kiện đó càng khẳng định sự nhạy cảm về chính trị, tính chủ động, khôn khéo, sắc bén trong đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên trên tầm nhìn của các nhà chí sĩ yêu nước đương thời; đồng thời, đánh dấu sự tiếp cận gần hơn chủ nghĩa Mác - Lênin của Người 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Nhờ có học thuyết của V.I Lê-nin, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy con đường rõ rệt để giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Luận cương của V I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Nguyên Cố Tổng bí thư Trường Chinh đã khẳng định: “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu” Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh những vấn đề cơ bản nhất về con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào - điều mà chính Người đang tìm kiếm: + Tư tưởng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Sơ thảo luận cương của Lênin làm nền tảng hình thành chân lý bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Tư tưởng về giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong Sơ thảo luận cương của Lênin làm tiền đề để Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thiện lý luận về con đường cứu nước 12 luận điểm trong Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin đã giải quyết các vấn đề về dân tộc và thuộc địa của cách mạng vô sản như: phân biệt lợi ích của các giai cấp bị áp bức, bóc lột với lợi ích của giai cấp thống trị; phân biệt quyền lợi của dân tộc bị áp bức với quyền lợi của các lực lượng đi áp bức; gắn kết phong trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc, gắn kết phong trào dân tộc với cách mạng thế giới; tư tưởng về giải phóng dân tộc khỏi nô dịch, xâm lược của các dân tộc, thuộc địa, phụ thuộc 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của nhân dân Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua (Tours) Sự kiện được đọc bản bản Luận cương của V.I Lênin, cùng với những hoạt động sát cánh với các tầng lớp công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa, cùng đồng bào mình trên đất Pháp trước đó, là tiền đề có tính quyết định việc Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Trên diễn đàn của Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác Sau Đại hội Tua, người cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn Ái Quốc bắt tay ngay vào hoạt động nhằm đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân các thuộc địa đấu tranh chống áp bức, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Như vậy, nhờ ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh để tự giải phóng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của giai cấp lao động trong xã hội chủ nghĩa Đây cũng chính là tiền đề cho quá trình Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa 2.2 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924) Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng cách mạng của Lênin, xúc tiến hàng loạt các hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác, đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản Nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Điều lệ của Hội nêu rõ: "Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dân các xứ thuộc địa hiện sống trên đất Pháp để soi sáng cho những người dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đoàn kết họ; thảo luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa" Tuyên ngôn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh "Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em Hội liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy" Tháng 6 nǎm 1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô Được thực tiễn cách mạng Nga lúc đó cổ vũ, Nguyễn Ái Quốc kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tới tình cảnh của người nông dân trong các nước thuộc địa Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách mạng thuộc địa không thể thắng lợi nếu không có sự tham gia của đông đảo nông dân Tại Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10 nǎm 1923) Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn Chủ tịch của Hội đồng Người còn được mời làm chuyên gia của Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp và là chuyên gia về những công việc liên quan đến các thuộc địa Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Đường Kách Mệnh (năm 1927), các tờ báo do Người sáng lập như: báo Người Cùng Khổ - Le Paria (năm 1922), báo Thanh Niên (tháng 6/1925) và nhiều bài báo Người viết về Lênin, về Cách mạng Tháng Mười Nga, về giai cấp công nhân là những tài liệu đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Những tài liệu này đã có tác dụng vạch trần bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai, thức tỉnh lòng yêu nước của người dân Việt Nam, chỉ ra xu thế tất yếu của dân tộc và thời đại, đó là con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” Trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924) Nguyễn Ái Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cách mạng thuộc địa Tại phiên họp XXV ngày 3 tháng 7 nǎm 1924 Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Trong tất cả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đều tǎng, sự phẫn uất ngày càng lên cao Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức , thiếu người lãnh đạo Quốc tế cộng sản phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng" Cuối nǎm 1924 Nguyễn Ái Quốc yêu cầu được trở về châu Á để thực hiện hoài bão giải phóng nhân dân các dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân Việt Nam Người phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch nhất định Bằng cách đó, Người đã đưa ra những tư tưởng chỉ đạo cách mạng Việt Nam Ngay cả việc tiếp thu và xây dựng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng trên cơ sở của hoàn cảnh cụ thể đúng lúc và đúng nơi để vận dụng sáng tạo Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” 3 Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng 3.1 Sự nhạy bén trước những diễn biến tình hình phức tạp 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Sau 30 năm bôn ba, tháng 2-1941, Bác Hồ về Cao Bằng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam Bác Hồ trực tiếp triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương 8 (khóa I) của Đảng từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 Tại hội nghị Bác Hồ phân tích, nhận định sáng suốt tình hình quốc tế và trong nước, đề ra nhiều chủ trương quan trọng, nổi lên bao trùm xuyên suốt là giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất Chủ trương đó đã thể hiện tư duy chiến lược, nhãn quan chính trị nhạy bén của Bác Hồ, đồng thời phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân là thoát khỏi ách áp bức "một cổ hai tròng" của đế quốc và phong kiến tay sai Bác Hồ đã chủ động xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu đủ sức tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi Cùng với việc mở các lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho nhiều cán bộ cách mạng, Bác Hồ đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp yêu nước trong xã hội Đâu đâu cũng phát triển mạnh mẽ các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh như: Nông dân cứu quốc, công nhân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc Vai trò và sức mạnh to lớn của Mặt trận Việt Minh được phản ánh trong thực tiễn, có sức lôi cuốn hiệu triệu mạnh mẽ quần chúng đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do Chiến tranh thế giới chuyển biến nhanh chóng Bác Hồ phát hiện ra mâu thuẫn giữa Mỹ-Anh-Pháp về thuộc địa nói chung, về Đông Dương nói riêng Bác Hồ gặp đại diện Mỹ ở Côn Minh bàn phương thức hợp tác Việt Minh - Mỹ Thực hiện kế hoạch hợp tác đó, Mỹ đã giúp Việt Minh một số súng đạn, thuốc men, nhân viên điện đài và một số quân tình nguyện Mỹ huấn luyện cho lực lượng vũ trang Việt Minh, cách sử dụng các loại vũ khí, điện đài và kỹ thuật, chiến thuật trận địa Ngược lại, Việt Minh đã cung cấp cho Mỹ những thông tin quan trọng về hoạt động của Nhật, đã cứu và giúp đỡ nhiều phi công Mỹ rơi trên đất ta 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Với tầm cao trí tuệ, tuyệt vời và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú Bác Hồ và Đảng ta đã nắm chắc thời cơ cách mạng, kịp thời đề ra chủ trương, kế hoạch Tổng khởi nghĩa, động viên sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc, để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc Tháng 8-1945, phát xít Đức đầu hàng đồng minh, ở Đông Dương quân Nhật hoảng loạn, phong trào cách mạng cả nước sôi sục, những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi, Bác Hồ đã khẳng định, lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu cũng phải giành cho được độc lập Và "Cần phải tranh thủ từng giây, từng phút tình hình sẽ biến chuyển nhanh chóng, không thể để lỡ cơ hội" Nắm chắc thời cơ đó Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chuẩn bị gấp và triệu tập hội nghị toàn quốc của Đảng và đại hội đại biểu quốc dân ở Tân Trào Tại đây, Người đã chủ trương phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào nước ta giải giáp quân đội Nhật Ngay sau đó, Bác Hồ đã gửi thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước, trong đó khẳng định "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy dùng sức ta mà giải phóng cho ta Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên! " Hưởng ứng Lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ Việt Minh, nhân dân ta triệu người như một nhất tề đứng lên khởi nghĩa, giành thắng lợi từng phần tiến tới giành thắng lợi trên toàn quốc, làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945 lịch sử, Người quyết định soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, ấn định ngày ra mắt quốc dân và tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật Đây là quyết định nhạy bén, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình quốc tế sau chiến tranh Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam mới là một trong những thắng lợi nổi bật, vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và công lao to lớn của Bác Hồ Công lao trời biển của Bác Hồ đối với cách mạng nước ta nói chung và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nói riêng, luôn trường tồn cùng lịch sử dân tộc, sống 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 mãi trong lòng nhân dân ta, đã, đang và sẽ là những chỉ dẫn quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay 3.2 Có ý chí, thái độ kiên quyết, rõ ràng Khi đã ở trên cương vị Chủ tịch nước, trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài năm 1946, Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Mục tiêu nhất quán đó đã chi phối nguyên tắc ứng xử của Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh, điều kiện Sau này, trước âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: Nước Việt Nam là một Dân tộc Việt Nam là một và "sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó vẫn không bao giờ thay đổi” Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân là mục đích và cũng là “ham muốn tột bậc”, là khát vọng lớn lao mà Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam phấn đấu Khi đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi ném bom ra miền Bắc và Hà Nội nhằm “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ quyết tâm của cả dân tộc ta: “Giônxơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa… Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy rõ ý chí, thái độ kiên quyết, rõ ràng của Người khi lãnh đạo dân tộc Việt Nam ta chống lại những kẻ thù xâm lược Với cương vị là lãnh tụ của một đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước suốt 24 năm, qua rất nhiều hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã thể hiện một bản lĩnh chính trị sắc bén của một nhà lãnh đạo, của một vĩ nhân với tầm nhìn và tư duy vượt thời đại Đó là bản lĩnh của người đã đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi sự bế tắc về lý luận cách mạng, thức tỉnh nhân dân về con đường cứu nước Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Đó là bản lĩnh của 13 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 con người xuất hiện đúng lúc của lịch sử, đáp ứng được những đòi hỏi của lịch sử Đó là bản lĩnh của một con người “có những tư tưởng đúng được đưa vào thời điểm sai” Con người đó đã vượt lên hoàn cảnh, chế ngự hoàn cảnh, “giúp nhân dân ta có được một tầm nhìn, chỉ cho đất nước một bến đỗ an toàn Và hơn thế nữa, một lãnh tụ như thế cũng chỉ cho ta cách kiểm soát phong ba bão táp thông qua lòng tự hào, lao động cần cù và quan hệ hòa hiếu” (Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam) Bản lĩnh của Hồ Chí Minh trên cương vị lãnh tụ của Đảng và của dân tộc trở thành sức mạnh, niềm tin, lương tri và phẩm giá con người Sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng, toàn dân vượt qua mọi thách thức, khó khăn, cùng một lúc phải chống cả ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo trong ngoại giao, ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Tạm ước 14/9/1946 với những nhân nhượng cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, kháng chiến đi đôi với kiến thiết “Hồ Chí Minh là chuẩn mực giá trị của một nhà hoạt động chính trị, người đứng đầu nhà nước, một vị lãnh tụ lỗi lạc, một nhà hiền triết, một danh nhân văn hóa thế giới, một trí thức uyên thâm, sắc sảo, một nhân vật xuất chúng, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam và thời đại mới Hồ Chí Minh.” (GS.TS Mạnh Quang Thắng trong sách Nhân cách Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) 4 Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước Tinh thần yêu nước của Người được hun đúc bằng truyền thống yêu nước với bề dày hàng nghìn năm lịch sử của cha ông Được hình thành trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang, chủ nghĩa yêu nước truyền 14 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 thống Việt Nam nổi bật ở tính cố kết cộng đồng chặt chẽ giữa nhà - làng - nước để bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, thống nhất dân tộc, bảo vệ cuộc sống cộng đồng và sự trường tồn của nền văn hoá dân tộc Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam, khởi đầu từ lòng tự hào về “ Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời” Chính chủ nghĩa yêu nước đã trở thành hành trang giá trị nhất của người thanh niên Nguyễn Tất Thành ở thời điểm Người xuống con tàu đô đốc La-tút-xơ Tơ- rê-vin ngày 5/6/1911 bước vào cuộc hành trình tìm đường cứu nước Chính chủ nghĩa yêu nước cũng là cơ sở, là động lực trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người sau này Với ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn, Người sẵn sàng làm mọi thứ nghề lao động chân tay như nấu bếp, làm vườn, vẽ thuê,…để sống cuộc đời của người lao động, hoà mình vào phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức bóc lột ở thuộc địa Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền và những cá nhân kiệt xuất lãnh đạo và Người là một trong số đó Giữa tháng 12 nǎm 1924, với tư cách là uỷ viên Bộ phương Đông của Quốc tế cộng sản, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) để hoạt động, xây dựng phong trào và đào tạo cán bộ cách mạng cho một số nước ở Đông Nam Á Tháng 6 nǎm 1925, đồng chí Nguyễn ái Quốc thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, trong đó có tổ chức trung kiên là cộng sản đoàn làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam Người đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo được hơn 200 cán bộ cách mạng Trong số này, nhiều người được chọn đi học trường Đai học phương Đông ở 15 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Liên Xô (Trần Phú, Lê Hông Phong, Hà Huy Tập, v.v ), một số được cử vào học quân sự ở trường Hoàng Phố (Trung Quốc) như Trương Vân Lệnh, Phùng Chí Kiên Còn phần lớn đưa về nước hoạt động Người cho ra tờ báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội Có thể thấy rằng, tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế còn khó hơn nhiều Vì trong suốt tiến trình thực tế hoá đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà còn phải đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác từng nói thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” Như vậy, nhờ có động lực tinh thần đúng đắn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho dân tộc ta 5 Phong cách sống của Hồ Chí Minh Đức tính giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ không xa lạ đối với nhân dân Nó làm nên cốt cách, tâm hồn của vị lãnh tụ, làm người dân trong nước và bạn bè năm châu kính trọng 5.1 Phong cách giản dị Bác của chúng ta không chỉ là người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một vị lãnh tụ có cuộc sống giản dị đối lập với cương vị của mình Bác giản dị từ trang phục đến bữa ăn, đến cách ứng xử hàng ngày Quần áo Bác mặc chỉ là những bộ quần áo vải có khi là bộ kaki đã sờn cũ Bữa cơm dù thanh đạm nhưng không bao giờ để sót một hạt cơm, không bao giờ lãng phí dù chỉ một chút thức 16 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 ăn Không chỉ bởi vì nhân cách thanh cao mà còn bởi Bác trân trọng công sức của nhân dân, của những người đã làm ra hạt gạo Bác dành tình thương cho tất cả mọi người, lo lắng từ em nhỏ đến cụ già Những đêm dài trong kháng chiến, Bác thao thức hàng đêm lo cho chiến sĩ cho dân công chịu khổ ngoài rừng “Sữa để em thơ, lụa tặng già” Đến trước lúc ra đi, tâm nguyện của Bác vẫn là kháng chiến nhất định thắng lợi, nhân dân được ấm no, hạnh phúc Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động cách mạng con người Bác vẫn luôn là thế: Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang (Tức cảnh Pác Bó) Bài thơ này được Bác viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức Bác sống và làm việc trong một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung, đó là hang Pác Bó Được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc đối với Hồ Chí Minh Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản Bác là lãnh tụ nhưng những món ăn của Bác thật là dân dã: cháo bẹ, rau măng Bác không cần một chỗ ở sang trọng, những bữa ăn đầy đủ cá thịt hay cần một chiếc bàn làm việc bằng phẳng Điều Bác cần là được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, chiến đấu để mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân Bằng tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác Hồ đã luôn khắc phục, vượt lên trên hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc 17 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn ba phòng, và trong lúc tâm hồn của bác lộng gió thời đại,thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng,phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn : cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ,trồng cây trong vườn ,viết thưcho các đồng chí,nói chuyện với các cháu miền nam,đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Người bảo đất nước ta còn nghèo phải tiết kiệm vì miền Nam thân yêu còn chưa được giải phóng Bác chăn nuôi ao cá, tự trồng rau, nuôi gà…để tạo ra những thực phẩm thiết yếu phục vụ cho mình Bác hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình Đến điều băn khoăn mãi trước lúc lâm chung đó chính là việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng Đúng như hai câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng Bác Hồ: Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người Trong bản Di chúc trước lúc ra đi người đã viết lại rằng “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…” Người dân Việt Nam từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, ai cũng hiểu, cũng xúc động tận tâm can về hình ảnh lãnh tụ trọn cuộc đời hy sinh cho dân cho nước 5.2 Phong cách khiêm tốn 18 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Khi Bác Hồ thăm Indonesia (năm 1959), Tổng thống nước này là Sukarno (1901 – 1970) rất ngưỡng mộ Bác và tặng Bác bằng tiến sĩ danh dự Trường Đại học Padjajaran, ở thành phố Bangdung, đó là tấm bằng tiến sĩ danh dự duy nhất của Người; đồng thời ông mời Bác nói chuyện với các giáo sư, tiến sĩ và sinh viên một trường đại học lớn ở thủ đô của Indonesia Ở đây, Bác có bài phát biểu giản dị và khiêm nhường: Tôi không có may mắn được học hành đầy đủ như các bạn, tôi chỉ tự học, cuộc sống là người thầy vĩ đại của tôi, thực tiễn đem lại cho tôi những tri thức về xã hội và nhân văn Bài phát biểu của Bác được cả hội trường chăm chú lắng nghe… Trong cuộc gặp với Tổng thống Sukarno, trước sự đón tiếp long trọng và chân tình của bạn, Người đã có đáp từ mở đầu bằng câu “Tôi đã chuẩn bị bài nói theo thủ tục, nhưng trong bầu không khí nồng nhiệt này, tôi chỉ xin nói mấy lời tự đáy lòng…” Thái độ đó rất khiêm tốn và tình cảm Vậy đó, trước sau Hồ Chí Minh vẫn chỉ xem mình là một nhà cách mạng chuyên nghiệp phục vụ nhân dân với “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Là Chủ tịch nước nhưng Người ví mình như “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”… Vì lẽ đó, Người dạy thiếu nhi phải “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” trong 5 lời dạy nổi tiếng của mình… Đồng chí Song Tùng, Đại sứ của nước ta nhiều năm ở nước ngoài kể một câu chuyện về đức khiêm tốn của Bác Hồ: năm 1957, trong bữa cơm thân mật, một lãnh đạo Ba Lan có hỏi Bác: “Thưa Chủ tịch, đồng chí là người nổi tiếng về khiêm tốn Vậy thưa đồng chí, khiêm tốn phải như thế nào?” Bác trả lời rằng: “Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam Đối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình Đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập Đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta” 19 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Đó có thể xem là một ví dụ về đức tính khiêm tốn của Bác Hồ Đó là không bao giờ tỏ ra mình là người quan trọng, bởi trên thực tế, người dù quan trọng nào cũng có thể thay thế Đó là phải luôn cầu thị, lắng nghe, bởi có lắng nghe mới biết được mình hay hoặc dở chỗ nào, mới phát huy được trí tuệ tập thể Đó là phải cầu thị tiếp thu khi được phê bình, góp ý, bởi không người nào có thể luôn luôn đúng, nếu có sai thì phải mạnh dạn sửa chữa, khắc phục Đó là không đặt cá nhân lên trên tập thể, dù mình là người đứng đầu tập thể đó, bởi sức mạnh của tập thể bao giờ cũng hơn sức mạnh cá nhân và cá nhân có ý áp đặt tập thể thì đó là bắt đầu sự chuyên quyền… Đó là không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt, trong đó phải học từ cấp dưới, từ nhân dân với tinh thần không bao giờ và không thể nào việc gì mình cũng biết, cũng giỏi… Sự khiêm tốn của Bác còn được thể hiện ở Bác không bao giờ coi mình là lãnh tụ, là lãnh đạo mà chỉ cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào để phục vụ nhân dân Chúng ta thấy Bác là một lãnh tụ vĩ đại, nhưng Bác lại rất xa lạ tư tưởng lãnh tụ Trong kiểm điểm tự phê bình, Bác nói, chúng ta cần phải tự phê bình thường xuyên, hằng ngày như rửa mặt vậy thì con người mới trở nên hoàn thiện được 6 Mở rộng, liên hệ Thông qua những phân tích và minh chứng về phẩm chất chính trị và phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, liên hệ bản thân giúp chúng ta tự nhận định, tự rèn luyện cũng như noi theo các bài học của bác Từ đó mỗi người đều có được cho mình các kinh nghiệm, bài học quý báu Cũng như qua đó nhìn nhận, soi xét trong nhiệm vụ, trách nhiệm của mình Học tập đạo đức của Bác Hồ chính là học tập và rèn luyện cho được đức tính khiêm tốn, giản dị của Người Điều này vừa dễ lại vừa khó Dễ bởi đó không phải là những gì quá cao siêu Khó bởi phải thật sự có một tấm lòng thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua các cám dỗ 20 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w