1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo bài tập lớn môn thiết bị điện thông mình thiết kế mô hình điều khiển quạt bằng công tắc thông minh

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Mô Hình Điều Khiển Quạt Bằng Công Tắc Thông Minh
Tác giả Dương Thế Hiển, Lương Xuân Tiến, Đoàn Văn Trường, Phạm Xuân Trường
Người hướng dẫn TS. Đoàn Đức Thắng
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Thiết Bị Điện Thông Minh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 632,8 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TẮC THÔNG MINH (7)
    • 1.1. Khái niệm về thiết bị điện thông minh (7)
    • 1.2. Công tắc thông minh (7)
    • 1.3. IoT (7)
      • 1.3.1. Khái niệm về IoT (7)
      • 1.3.2. Cấu trúc của IoT (8)
    • 1.4. Giao tiếp với thế giới thực (9)
      • 1.4.1. Khái niệm về WiFi (9)
      • 1.4.2. Khái niệm về Internet (9)
    • 1.5. Lợi ích của công tắc điều khiển quạt thông minh (9)
    • 1.6. Mục đích đề tài (10)
    • 1.7. Kết luận (11)
  • CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN QUẠT BẰNG CÔNG TẮC THÔNG MINH (12)
    • 2.1. Tổng quan về Blynk IOT (12)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Blynk IOT (12)
      • 2.1.2. Cách thức hoạt động (12)
    • 2.2. Tổng quan về vi điều khiển (13)
      • 2.3.1. Chức năng các khối (16)
    • 2.4. Nguyên lý hoạt động (19)
    • 2.5. Tính toán thiết kế hệ thống điều khiển (20)
      • 2.5.1. Nút bấm (20)
      • 2.5.2. Vi điều khiển ESP32 (20)
      • 2.5.3. Mạch công suất L298 (22)
    • 2.6. Kết nối phần cứng (22)
      • 2.6.1. Kết nối nút nhấn với vi điều khiển (23)
      • 2.6.2. Kết nối L298 với vi điều khiển (23)
    • 2.7. Thiết kế thuật toán điều khiển (24)
      • 2.7.1. Thuật toán chương trình (24)
      • 2.7.2. Thuật toán điều khiển động cơ quạt (25)
      • 2.7.3. Code của chương trình (25)
  • CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM (31)
    • 3.1.1. Giới thiệu mô hình (31)
    • 3.1.2. Vận hành mô hình (32)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

thông qua thao tác cực kì đơn giảnlà chạm vào phím cảm ứng hoặc có thể điều khiển từ xa bằng điệnthoại hay máy tính bảng.Thiết bị thông minh này sẽ kết nối với các thiết bị bằng sóng tín

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TẮC THÔNG MINH

Khái niệm về thiết bị điện thông minh

Thiết bị điện thông minh là các thiết bị điện tử được sản xuất dựa trên trí tuệ nhân tạo kết nối với các thiết bị điện không dây khác như: 4G, WiFi, …Tạo nên một mạng lưới giúp bạn dễ dàng điều khiển Những thiết bị này sẽ giúp đời sống của bạn được nâng cao, tiện ích, tiết kiệm thời gian hơn, …Thiết bị điện thông minh là bước tiến vượt bậc giúp cuộc sống của mỗi người chúng ta ngày càng hiện đại Các thiết bị không những có thể điều khiển qua công tắc mà còn qua giọng nói, điện thoại, …

Công tắc thông minh

Công tắc thông minh là loại công tắc giúp người dùng có thể đóng/mở các thiết bị điện như: Bóng đèn, quạt, thông qua thao tác cực kì đơn giản là chạm vào phím cảm ứng hoặc có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại hay máy tính bảng.

Thiết bị thông minh này sẽ kết nối với các thiết bị bằng sóng tín hiệu truyền nên sẽ có độ an toàn cao hơn so với những loại công tắc thông thường Ngoài ra, khi bạn ra khỏi nhà vẫn có thể điều khiển các thiết bị trong nhà được, đây là đặc điểm mà rất nhiều người yêu thích và tin dùng.

IoT

Thuật ngữ IoT ngày nay đang được nhiều người sử dụng để nói về việc

IoT là gì? IoT là viết tắt của “Internet of Things”, đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, tất cả đều thu thập và chia sẻ dữ liệu Các thiết bị vật lý này được thêm các cảm biến, được lập trình hoặc sử dụng bất kỳ một công nghệ nào đó, cho phép chúng giao tiếp dữ liệu thời gian thực mà không cần đến con người Nhờ sự xuất hiện của chip máy tính siêu rẻ và sự phổ biến của mạng không dây, có thể biến mọi thứ, từ nhỏ như viên thuốc đến lớn như máy bay, thành một phần của IoT.

Hệ thống IoT gồm những gì? Kiến trúc IoT không được thống nhất trên toàn cầu Thế nhưng định dạng cơ bản và phổ biến rộng rãi nhất là cấu trúc IoT ba lớp Mô hình được giới thiệu lần đầu tiên ở các nghiên cứu sớm nhất về cấu trúc hệ thống IoT gồm ba tầng: Perception, Network, và Application.

 Application: Lớp ứng dụng chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ, ứng dụng cụ thể cho người dùng tương tác Ví dụ khi triển khai nhà thông minh, trong đó người dùng nhấn vào một nút trong ứng dụng để bật máy pha cà phê.

 Network: dữ liệu được thu thập cần được truyền và xử lý.

Lớp mạng kết nối các thiết bị ở trên với các đối tượng thông minh, máy chủ và thiết bị mạng khác.

 Perception: Chính là lớp vật lý của kiến trúc, nơi tồn tại các cảm biến và các thiết bị được kết nối thu thập nhiều lượng dữ liệu khác nhau theo nhu cầu của dự án Tầng này bao gồm các thiết bị biên (edge), cảm biến và thiết bị truyền động tương tác với môi trường.

Giao tiếp với thế giới thực

Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống truy cập internet không dây Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio.

Wifi là công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, laptop, máy tính bảng và một số thiết bị thông minh khác như smartwatch.

Internet hay Mạng (phiên âm tiếng Việt: in-tơ-nét) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu, được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang [3] Internet mang theo một loạt các tài nguyên và dịch vụ thông tin, chẳng hạn như các tài liệu và ứng dụng siêu văn bản được liên kết với nhau của World WideWeb (WWW), thư điện tử, điện thoại và chia sẻ file.

Lợi ích của công tắc điều khiển quạt thông minh

Tiện lợi: Còn gì tiện lợi hơn việc người dùng không cần phải di chuyển nhiều nhưng vẫn quản lý và điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà của mình từ xa thông qua app quản lý hoặc giọng nói.

An toàn: Với thiết kế dây điện được lắp ngầm bên trong ổ điện và có mặt kính cách điện giúp hạn chế tối đa các rủi ro về điện như chập cháy hay rò rỉ điện so với công tắc thông thường.

Kết hợp với các thiết bị thông minh khác: Công tắc còn có thể kết hợp với đèn trong nhà và tạo ra các thay đổi tùy theo ngữ cảnh đã được thiết lập, ví dụ như mở đèn vào 6h sáng để đánh thức cả nhà dậy, tắt đèn lúc 8h sáng khi ra khỏi nhà đi làm, mở đèn trong nhà và đèn ngoài sân vào lúc 6h tối,

Do được thiết lập thời gian hoạt động và hoàn toàn có thể điều khiển bật/tắt từ xa, tính năng này giúp bạn dù đang đi công tác xa nhà vẫn có thể quản lý được các thiết bị điện trong nhà Bạn hoàn toàn có thể bật các thiết bị chiếu sáng vào các khoảng thời gian trời tối để giúp tạo không khí như đang có người ở nhà, tránh trộm cắp.

Tiết kiệm hóa đơn tiền điện: Với khả năng hoạt động trong khung giờ đã thiết lập cũng như khả năng tắt các thiết bị từ xa trên smartphone, giúp gia chủ tránh được mọi trường hợp ra ngoài quên tắt điện, từ đó giảm bớt điện năng tiêu thụ mỗi tháng.

Giá thành hợp lý: Nhìn chung, các loại công tắc thông minh đã được ứng dụng khá rộng rãi nên giá thành của sản phẩm đang được bày bán ở mức hợp lý.

Dễ dàng vệ sinh: Một số sản phẩm công tắc thông minh có bề mặt làm từ kính cường lực với chuẩn IP riêng nên có khả năng chống trầy xước, chống bám bụi hay vân tay, giúp gia chủ thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh, lau chùi thiết bị.

Mục đích đề tài

Việc thiết kế ra sản phẩm công tắc điều khiển quạt thông minh có những mục đích như sau:

 Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử

 Thiết kế sơ đồ nguyên lý phần cứng của thiết bị

 Thiết kế phần mềm cho thiết bị

 Hoàn thiện sản phẩm thử có thể bán ra thị trường thương mại.

Kết luận

Thông qua các mục trên ta đã thấy được phần nào tầm quan trọng cũng như việc nghiên cứu xây dựng thiết bị công tắc thông minh điều khiển quạt là rất cần thiết và có triển vọng Các mục trên đã cho ta biết chức năng của công tắc thông minh và cũng như một số thiết bị đã có trên thị trường hiện nay Từ đó cho chúng ta thấy việc nghiên cứu là rất cấp thiết nhằm bắt kịp xu thế xã hội cũng như củng cố thêm kiến thức trên trường lớp

THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN QUẠT BẰNG CÔNG TẮC THÔNG MINH

Tổng quan về Blynk IOT

2.1.1 Giới thiệu về Blynk IOT

Blynk là một nền tảng với các ứng dụng iOS và Android để điều khiển Arduino, Raspberry Pi và các ứng dụng tương tự qua Internet.

Nó là một bảng điều khiển kỹ thuật số nhờ đó bạn có thể xây dựng giao diện đồ họa cho dự án của mình bằng cách kéo và thả các widget. Việc thiết lập mọi thứ rất đơn giản và bạn sẽ bắt đầu sau chưa đầy 5 phút.

Blynk không bị ràng buộc với một số bo hoặc shield cụ thể Thay vào đó, nó hỗ trợ phần cứng mà bạn lựa chọn Cho dù Arduino hoặc Raspberry Pi của bạn được liên kết với Internet qua Wi-Fi, Ethernet hoặc chip ESP8266, Blynk sẽ giúp bạn online và sẵn sàng cho IoT.

Blynk được thiết kế cho IoT Nó có thể điều khiển phần cứng từ xa, nó có thể hiển thị dữ liệu cảm biến, nó có thể lưu trữ dữ liệu, trực quan hóa và làm nhiều thứ hay ho khác.

Có ba thành phần chính trong nền tảng:

- Ứng dụng Blynk - cho phép bạn tạo giao diện cho các dự án của mình bằng cách sử dụng các widget khác nhau

- Blynk Server - chịu trách nhiệm về tất cả các giao tiếp giữa điện thoại thông minh và phần cứng Bạn có thể sử dụng Blynk Cloud hoặc chạy cục bộ máy chủ Blynk riêng của mình Nó là mã nguồn mở, có thể dễ dàng xử lý hàng nghìn thiết bị và thậm chí có thể được khởi chạy trên Raspberry Pi.

- Thư viện Blynk - dành cho tất cả các nền tảng phần cứng phổ biến - cho phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và lệnh đi.

- Mỗi khi bạn nhấn một nút trong ứng dụng Blynk, thông điệp sẽ truyền đến không gian của đám mây Blynk, và tìm đường đến phần cứng của bạn.

Tổng quan về vi điều khiển

2.2.1 Giới thiệu về vi điều khiển

Là một máy tính được tích hợp trên một con chip (single chip microcomputer) được tạo ra qua VLSI Vi điều khiển cũng được gọi là bộ điều khiển nhúng bởi vì vi điều khiển và các mạch điện hỗ trợ được tích hợp hoặc nhúng vào thiết bị mà nó kiểm soát Vi điều khiển có nhiều bit khác nhau giống như vi xử lý (cho đến nay thì có các loại vi điều khiển 4bit, 8bit, 16bit, 32bit, 64bit và 128 bit)

2.2.2 Cấu tạo của vi điều khiển

Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU): Là phần trung tâm của vi điều khiển, thực hiện các phép tính, điều khiển các hoạt động của vi điều khiển.

- Bộ nhớ (Memory): Bao gồm bộ nhớ trong (RAM - Random Access Memory) để lưu trữ dữ liệu tạm thời và bộ nhớ lưu trữ (ROM - Read- Only Memory) chứa các chương trình và dữ liệu không thể thay đổi.

- Bộ chuyển đổi/analog-to-digital converter (ADC): Cho phép vi điều khiển đọc và chuyển đổi tín hiệu analog thành dạng số để xử lý.

- Bộ giao tiếp (Interfaces): Bao gồm các cổng giao tiếp như UART, SPI, I2C để kết nối và truyền dữ liệu với các thiết bị ngoại vi khác.

- Các chân kết nối (I/O pins): Các chân này cho phép vi điều khiển giao tiếp với các thành phần ngoại vi như cảm biến, đèn LED, mạch điều khiển.

- Ngắt và bộ định thời (Interrupts and Timers): Giúp vi điều khiển phản ứng nhanh hơn với các sự kiện bên ngoài thông qua việc ngắt và quản lý thời gian với bộ định thời.

- Nguyên tắc cấp nguồn (Power Supply): Phần này cung cấp nguồn điện

HÌNH 2.2 Cấu tạo vi điều khiển cho vi điều khiển để hoạt động. Ổ định tuyến (Bus): Kết nối các thành phần khác nhau trong vi điều khiển, cho phép truyền dữ liệu giữa chúng

2.2.3 Chức năng của vi điều khiển

- Kiểm soát và điều khiển: Vi điều khiển được sử dụng để điều khiển các thiết bị và hệ thống Nó có thể thực hiện các hoạt động tự động, theo dõi điều kiện và phản ứng dựa trên các tín hiệu từ cảm biến hoặc người dùng.

- Xử lý dữ liệu: Vi điều khiển có khả năng xử lý dữ liệu từ các nguồn khác nhau Nó có thể thực hiện các phép tính, so sánh dữ liệu và thực hiện các thuật toán để đưa ra quyết định.

- Giao tiếp: Vi điều khiển có các cổng giao tiếp để kết nối với các thiết bị ngoại vi khác, như cảm biến, mạch điều khiển, máy in, màn hình, và các thiết bị khác.

- Quản lý năng lượng: Nó có thể quản lý tiêu thụ năng lượng của thiết bị để tối ưu hóa hiệu suất hoặc kéo dài tuổi thọ pin.

- Điều khiển ngắt (Interrupt Control): Vi điều khiển có thể phản ứng nhanh chóng với các sự kiện quan trọng thông qua ngắt (interrupts), giúp xử lý các tác vụ ưu tiên hoặc khẩn cấp.

- Quản lý thời gian: Vi điều khiển có thể quản lý và theo dõi thời gian, thực hiện các chức năng theo các lịch trình hoặc chu kỳ thời gian linh hoạt, cho phép người dùng thay đổi chương trình hoặc mã điều khiển theo nhu cầu cụ thể. Ứng dụng đa dạng: Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, ô tô, y tế, công nghiệp, IoT (Internet of Things), và nhiều ứng dụng khác

2.3 Sơ đồ khối của mô hình

HÌNH 2.3 Sơ đồ khối của mô hình

Trong thiết bị này nút nhấn có tác dụng như sau:

- Chuyển đổi (Switching): Nút nhấn có thể được sử dụng như một công tắc để mở hoặc đóng mạch điện Khi nhấn nút, nó có thể mở hoặc đóng một mạch, cho phép hoặc ngăn chặn luồng điện qua mạch.

- Điều khiển chức năng: Trong một hệ thống điều khiển, nút nhấn có thể được sử dụng để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa các chức năng cụ thể Ví dụ, nút có thể được sử dụng để bật/tắt một thiết bị, thay đổi chế độ hoạt động hoặc thực hiện một hành động cụ thể

- Điều khiển đa chế độ: Nút nhấn có thể được sử dụng để chuyển đổi giữa các chế độ hoạt động khác nhau của hệ thống Ví dụ, một nút có thể được sử dụng để chuyển đổi giữa các chế độ làm việc tự động và thủ công.

- Gửi tín hiệu hoạt động: Khi được nhấn, nút có thể gửi một tín hiệu hoạt động tới vi điều khiển hoặc mạch điều khiển khác để kích hoạt một hành động cụ thể hoặc bắt đầu một quy trình.

- Bảo mật và an toàn: Trong một số trường hợp, nút nhấn có thể được sử dụng để kích hoạt các chức năng an toàn, ví dụ như tắt nguồn nhanh trong trường hợp khẩn cấp hoặc ngừng các hoạt động nguy hiểm.

Nguyên lý hoạt động

Kết nối Wifi: Công tắc thông minh được kết nối với mạng Wifi gia đình thông qua quy trình thiết lập ban đầu Khi được kết nối, nó trở thành một phần của mạng Wifi và có thể truy cập internet. Ứng dụng điều khiển: Người dùng sử dụng ứng dụng Blynk điều khiển trên điện thoại thông minh để tương tác với công tắc thông minh Ứng dụng này cho phép người dùng tạo lịch trình, thiết lập cài đặt và điều khiển quạt từ xa. khiển (như bật, tắt, thay đổi tốc độ quạt) từ ứng dụng tới công tắc thông minh thông qua internet. Điều khiển quạt: Khi công tắc thông minh nhận được lệnh từ ứng dụng, nó chuyển tiếp tín hiệu đến quạt thông qua các kết nối điện hoặc sóng radio tùy thuộc vào cách mà quạt được thiết kế để nhận và thực hiện các lệnh điều khiển.

Tính toán thiết kế hệ thống điều khiển

Nút bấm có thể coi là cảm biết ở nhóm các thiết bị đầu vào Nó cũng được nối với các ngõ vào của vi điều khiển Cấu tạo nút bấm thường là cấu tạo cơ khí khi nhất nút sẽ có tín hiệu gửi về vi điều khiển quyết định thực thi một lệnh nào đó

ESP32 là một hệ thống vi điều khiển trên chip (SoC) giá rẻ của Espressif Systems, nhà phát triển của ESP8266 SoC Nó là sự kế thừa của SoC ESP8266 và có cả hai biến thể lõi đơn và lõi kép của bộ vi xử lý 32-bit Xtensa LX6 của Tensilica với Wi-Fi và Bluetooth tích hợp. Điểm tốt về ESP32, giống như ESP8266 là các thành phần RF tích hợp của nó như bộ khuếch đại công suất, bộ khuếch đại nhận tiếng ồn thấp, công tắc

HÌNH 2.4 Vi điều khiển ESP32 ăng- ten, bộ lọc và Balun RF Điều này làm cho việc thiết kế phần cứng xung quanh ESP32 rất dễ dàng vì bạn cần rất ít thành phần bên ngoài.

Một điều quan trọng khác cần biết về ESP32 là nó được sản xuất bằng công nghệ 40 nm công suất cực thấp của TSMC Vì vậy, việc thiết kế các ứng dụng hoạt động bằng pin như thiết bị đeo, thiết bị âm thanh, đồng hồ thông minh, , sử dụng ESP32 sẽ rất dễ dàng

BẢNG 2.1 Thông số kĩ thuật ESP32

Mô hình ESP 32 38 chân Điện áp nguồn 5VDC Đầu ra điện áp 3,3VDC

Công suất tiêu thụ chế độ chờ 5uA

GPIO kỹ thuật số 24 chân Độ phân giải ADC 12 bit

 Sơ đồ chân vi điều khiển ESP32

L298N là module điều khiển động cơ trong các xe DC và động cơ bước. Module có một IC điều khiển động cơ L298 và một bộ điều chỉnh điện áp 5V 78M05 Module L298N có thể điều khiển tối đa 4 động cơ DC hoặc 2 động cơ

DC với khả năng điều khiển hướng và tốc độ.

 Chip điều khiển: Cặp H-Bridge L298N

 Điện áp cấp cho động cơ (Tối đa): 46V

 Dòng điện cấp động cơ (tối đa): 2A

 Điện áp hoạt động của IC: 5-35V

 Dòng điện hoạt động IC: 2A

 Cảm biến dòng điện cho mỗi động cơ

 Có tản nhiệt cho hiệu suất tốt hơn

 Có đèn báo LED bật nguồn

Kết nối phần cứng

2.6.1 Kết nối nút nhấn với vi điều khiển

Sơ đồ trên là sơ đồ kết nối nút nhấn điều khiển với vi điều khiển Kiểu kết nối này được gọi là điện trở kéo lên tức là khi không nhấn nút thì mức logic trên vi điều khiển sẽ ở mức cao, còn khi nhấn nút thì mức logic sẽ xuống mức thấp Việc đọc giá trị logic trên chân vi điều khiển có thể cho ta biết nút nhấn đã được nhấn chưa.

2.6.2 Kết nối L298 với vi điều khiển

HÌNH 2.7 Kết nối nhút nhấn với vi điều khiển

HÌNH 2.8 Kết nối L298 với vi điều khiển

Trên đây là sơ đồ kết nối vi điều khiển L298 với vi điều khiển ESP32, mạch L298 có 2 chân in1 và in2 dùng để tạo ra mức logic khác nhau trên động cơ và chân ENA là chân cấp xung giúp động cơ quay tốc độ nhanh hoặc chậm.

Thiết kế thuật toán điều khiển

HÌNH 2.9 Thuật toán chương trình

2.7.2 Thuật toán điều khiển động cơ quạt

#define BLYNK_TEMPLATE_ID "TMPL6I_-bzX2K"

#define BLYNK_TEMPLATE_NAME "quat"

HÌNH 2.10 Thuật toán điều khiển động cơ quạt

"17yFWewBi_Ekmq09ggv92nQJ4UTWwhO1"

// You should get Auth Token in the Blynk App.

// Go to the Project Settings (nut icon). char auth[] = "17yFWewBi_Ekmq09ggv92nQJ4UTWwhO1";

// Set password to "" for open networks char ssid[] = "Tenda_7425B8"; char pass[] = "Matkhau";

#define ena D4 int dem = 0; int t; int pwm_value; int n; void setup()

Blynk.begin(auth, ssid, pass); pinMode(in1, OUTPUT); pinMode(in2, OUTPUT); pinMode(ena, OUTPUT); pinMode(but1,

BLYNK_WRITE(V1){ int b = param.asInt(); if(b == 0){ n =0;

BLYNK_WRITE(V2){ int c = param.asInt(); if(c == 0){ n = 0;

Blynk.run(); if(digitalRead(but1) == 0){ delay(500); while(digitalRead(but1) == 0){} dem++;

} if(digitalRead(but2) == 0){ delay(500); while(digitalRead(but2) == 0)

Serial.print(dem); Serial.print(" "); Serial.print(n); Serial.println(""); digitalWrite(in1, HIGH); digitalWrite(in2, LOW); analogWrite(ena, pwm_value);

MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM

Giới thiệu mô hình

Mô hình điều khiển quạt bằng công tắc thông minh mang đến một giải pháp hiệu quả cho việc điều khiển quạt từ xa thông qua kết nối internet Đây là một bản giới thiệu sơ bộ về mô hình này:

Công tắc thông minh là trung tâm của hệ thống, được kết nối với mạng Wifi gia đình Đây là thiết bị có khả năng giao tiếp với quạt và ứng dụng điều khiển thông qua internet.

2 Ứng dụng điều khiển công tắc Blynk:

Người dùng sử dụng ứng dụng Blynk trên điện thoại thông minh để điều khiển quạt từ xa Ứng dụng cung cấp các tính năng như bật/tắt, điều chỉnh tốc độ quạt, thiết lập lịch trình hoạt động, và theo dõi trạng thái hoạt động của quạt.

Công tắc thông minh Tuya sử dụng kết nối internet thông qua Wifi để giao tiếp với ứng dụng điều khiển từ xa.

Người dùng sử dụng ứng dụng Blynk để gửi các lệnh điều khiển đến công tắc thông minh thông qua kết nối internet.

5 Quạt và điều khiển từ xa:

Công tắc thông minh sau đó chuyển tiếp tín hiệu điều khiển đến quạt thông qua các kết nối dây, cho phép thay đổi tốc độ quạt, chế độ hoạt động và trạng thái bật/tắt từ xa.

Mô hình này mang lại tính linh hoạt cao cho người dùng, cho phép họ dễ dàng quản lý và kiểm soát việc sử dụng quạt từ bất kỳ đâu có kết nối internet.Việc tích hợp công nghệ Tuya cung cấp một giao diện dễ sử dụng và linh hoạt, giúp tối ưu hóa trải nghiệm điều khiển thiết bị trong không gian sống thông minh.

Vận hành mô hình

Để vận hành mô hình điều khiển quạt bằng công tắc thông minh , có thể làm như sau:

Bước 1: Cài đặt và Kết nối

- Lắp đặt công tắc thông minh theo hướng dẫn sử dụng đi kèm.

- Tải và cài đặt ứng dụng Blynk trên điện thoại thông minh từ cửa hàng ứng dụng (App Store hoặc Google Play).

Kết nối công tắc với ứng dụng:

- Mở ứng dụng Blynk, tạo tài khoản (nếu cần) và thêm công tắc thông minh vào danh sách thiết bị.

- Theo hướng dẫn trên ứng dụng để kết nối công tắc thông minh với mạng Wifi gia đình của bạn.

- Trong ứng dụng Blynk, chọn công tắc thông minh tương ứng với quạt của bạn. Điều khiển từ xa:

- Sử dụng ứng dụng để bật/tắt quạt từ xa.

- Điều chỉnh tốc độ hoặc chế độ hoạt động của quạt thông qua ứng dụng.

- Tạo lịch trình hoạt động cho quạt theo thời gian cụ thể thông qua ứng dụng.

Theo dõi và kiểm tra trạng thái:

- Kiểm tra trạng thái hoạt động của quạt (đang chạy, tắt) thông qua ứng dụng.

Bước 3: Sử dụng và Điều chỉnh

- Sử dụng điện thoại hoặc thiết bị thông minh có cài đặt ứng dụng Blynk để điều khiển quạt theo ý muốn từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

- Điều chỉnh các thiết lập, lịch trình và các chế độ hoạt động của quạt theo nhu cầu của bạn.

- Tuân thủ các hướng dẫn cụ thể từ ứng dụng Blynk và hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng công tắc thông minh một cách an toàn và hiệu quả.

Mô hình điều khiển quạt bằng công tắc thông minh Tuya mang lại tính tiện ích và linh hoạt, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh quạt và tạo ra một môi trường thoải mái hơn trong không gian sống của mình.

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w