1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận an toàn và môi trường công nghiệp trình bày các biện pháp an toàn điện củathiết bị tại phòng thực hành thí nghiệm nhằmphòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày các biện pháp an toàn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm nhằm phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện
Tác giả Nguyễn Bay
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành An toàn và Môi trường Công nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Các biện pháp an toàn toàn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm nhằm phòng ngừa, hạn chế các tác hại Trang 6 6Nội dungChương 1: Tìm hiểu về an toàn điện, tai nạn lao động đ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIỂU LUẬN AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG

NGHIỆP

ĐỀ TÀI:TRÌNH BÀY CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN CỦA THIẾT BỊ TẠI PHÒNG THỰC HÀNH/THÍ NGHIỆM NHẰM PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ TÁC HẠI DO TAI NẠN ĐIỆN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã lớp học phần: 2023ME6001011

Trang 2

Hà Nội, 11/2023

Trang 3

Mục Lục

Mở đầu 3

Hướng dẫn tổng quan 5

Nội dung 6

Chương 1: Tìm hiểu về an toàn điện, tai nạn lao động điện, các khái niệm cơ bản về an toàn điện 6

1.1 An toàn điện là gì? 6

1.2 Tai nạn lao động điện là gì? 6

1.3 Các khái niệm cơ bản về an toàn điện: 6

a) Điện áp tiếp xúc 7

b) Tổng trở cơ thể người 7

c) Đường đi của dòng điện 8

d) Tình trạng sức khỏe 9

1.4 Các dạng tai nạn 9

1.4.1 Điện giật 9

1.4.2 Đốt cháy điện 9

1.4.3 Hỏa hoạn, nổ do điện 9

Chương 2: Nguyên nhân gây tai nạn điện của thiết bị gây ra tại phòng thực hành/ thí nghiệm 10

2.1 Sử dụng thiết bị không an toàn: 10

2.2 Nguyên nhân do lỗi kỹ thuật: 10

2.3 Môi trường làm việc không đảm bảo 11

2.4 Thiếu đồ bảo hộ cá nhân: 12

2.5 Lỗi do con người 12

2.6 Sự cố hệ thống điện: 13

Chương 3: Các tác hại tai nạn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm 14

3.1 Hư hỏng thiết bị: 14

3.2 Tác động đến con người 14

3.3 Cháy nổ: 15

3.4 Tác động đếm môi trường 15

3.5 Tác động đến kinh tế 16

Chương 4: Các biện pháp an toàn toàn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm nhằm phòng ngừa, hạn chế các tác hại 17

4.1 Sử dụng thiết bị an toàn 17

4.2 lắp đặt và sử dụng thiết bị đúng cách 17

4.3 Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 18

4.4 Trang bị đồ bảo hộ 18

4.5 môi trường làm việc an toàn 19

4.6 Trang bị phòng cháy chữa cháy 19

4.7 Đào tạo và hướng dẫn 19

4.8 Chấp hành quy định 19

4.9 Thực hiện 5S 20

Kết luận 21

LỜI CẢM ƠN 22

Tài liệu tham khảo 23

Trang 4

Mở đầu

Trong xã hội hiện đại ngày nay, điện năng đã và đang đóng vai trò quan trọng trongsản xuất, cuộc sống sinh hoạt thường ngày.Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mốinguy hại mà điện năng có thể đem đến cho con người chúng ta Khi sử dụng và sửachữa điện cần phải tuân theo các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện

Phòng thực hành/ thí nghiệm của khoa cơ khí là nơi chứa các thiết bị, máy móc cơ khíhiện đại và tân tiến Việc nghiên cứu, thực hành của sinh viên hay các kỹ sư trongphòng thực hành/ thí nghiệm cần đảm bảo được sự an toàn và tránh các rủi ro xảy ra

Bài tiểu luận này sẽ trình bày các nguyên nhân gây tai nạn điện của thiết bị gây ra tạiphòng thực hành/ thí nghiệm, các tác hại tại nạn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm và đưa ra các biện pháp an toàn điện của thiết bị tại phòng thực hành/ thínghiệm Qua bài viết này, hi vọng sẽ góp một phần nào đó vào việc nâng cao đượcnhận thức của nhiều người về mối nguy hại mà điện có thể gây ra Để từ đó, chúng ta

sẽ không phải gánh chịu nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra

Trang 5

Hướng dẫn tổng quan

Bài tiểu luận đưa ra các kiến thức cơ bản về an toàn điện, các nguyên nhân xảy ra tainạn điện từ đó đưa ra một số biện pháp an toàn cơ bản nhằm phòng ngừa, hạn chế táchại do tai nạn điện Bài tiểu luận gồm 4 chương:

Chương 1 Tìm hiểu về an toàn điện, tai nạn lao động điện, các khái niệm cơ bản về an toàn điện

Chương 2 Nguyên nhân gây tai nạn điện của thiết bị gây ra tại phòng thực hành/ thí nghiệm

Chương 3 Các tác hại tai nạn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệmChương 4 Các biện pháp an toàn toàn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm nhằm phòng ngừa, hạn chế các tác hại

Tiểu luận do sinh viên tìm hiểu và giảng viên hướng dẫn theo sự phân công của bộ môn An toàn và môi trường công nghiệp trên cơ sở tham khảo các tài liệu về an toàn điện

Trang 6

và môi trường.

An toàn điện bao gồm việc tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn về việc sử dụng thiết bịđiện, cài đặt hệ thống điện và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt độngđúng cách và không gây nguy hiểm cho người sử dụng Điều này bao gồm việc sửdụng thiết bị và công cụ điện an toàn, kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống điện,hạn chế tiếp xúc với nguồn điện khi cần thiết

An toàn điện cũng liên quan đến việc đào tạo và nâng cao nhận thức an toàn cho cácnhân viên làm việc trong lĩnh vực điện

1.2 Tai nạn lao động điện là gì?

Tai nạn lao động điện là các sự cố hoặc sự việc không mong muốn xảy ra trong quátrình làm việc liên quan đến điện mà gây hại cho con người, tài sản hoặc môi trường.Tai nạn lao động điện có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm việc việc khôngtuân thủ quy tắc an toàn điện, sử dụng thiết bị không đúng cách, thiết kế hệ thống điệnkhông an toàn, hoặc thiếu nhận thức về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa

Tai nạn điện có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như thương tích nặng, bỏng, rốiloạn nhịp tim hoặc thậm chí tử vong Để ngăn chặn tai nạn điện, việc tuân thủ các biệnpháp an toàn khi sử dụng điện Giữ gìn và bảo dưỡng thiết bị định kỳ và tăng cườngnhận thức về an toàn khi làm việc gần nguồn điện rất là quan trọng

1.3 Các khái niệm cơ bản về an toàn điện:

1.3.1 Sự tác động của dòng điện đối với cơ thể người

Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên những phản ứng sinh lý phức tạp như làm hủyhoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong cơ thể, làm tê liệt cơ, sưng

Trang 7

màng phổi, hủy hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu Một trong yếu tố chính gây tainạn cho người là dòng điện và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất Dòngđiện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc tác động bên ngoàinhư phóng điện hồ quang (khi điện áp cao) Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với

cơ thể người tùy thuộc vào trị số dòng điện, loại dòng điện, điện trở người, tình trạngsức khỏe người và đường đi của dòng điện qua cơ thể người cũng như thời gian tácdụng

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của điện đối với cơ thể

a) Điện áp tiếp xúc

Điện áp tiếp xúc (Utx) là điện thế giữa hai điểm trên đường dòng điện đi đi qua màngười có thể chạm phải (thường là giữa tay và tay hoặc giữa chân và chân) Càng xavật nối đất thì Utx càng lớn và ngược lại càng gần vật nối đất thì Utx càng nhỏ Điện

áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn Vì vậy người sẽ càng nguyhiểm

Trang 8

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng giữa dòng điện đi qua cơ thể và điện áp đặt vàongười có sự lệch pha, vì thế tổng trở là một đại lượng không thể thuần nhất Đặc tínhtổng trở của từng người khác nhau, chúng phụ thuộc vào hệ cơ bắp, cơ quan nội tạng,

hệ thần kinh, điều kiện môi trường xung quanh… Vì vậy, tổng trở cơ thể là đại lượngphi tuyến khi phải kể đến các yếu tố ảnh hưởng thì khó có thể thực hiện được

Cơ thể con người có thể được xem như một điện trở có trị số từ 10.000 Ω đến 100.000

Ω Sự phân bố điện trở của con người tạm chia ra gồm: lớp sừng trên da có điện trởlớn nhất, tiếp theo là xương và da có điện trở tương đối lớn, thịt và máu có điện trở bé.Các thí nghiệm cho thấy rằng nếu lớp da còn nguyên vẹn và khô thì tổng trở cơ thể cóthể đạt đến giá trị từ 40.000Ω đến 100.000Ω thậm chí còn cao hơn Nếu mất lớp sừngtrên da (bị ẩm ướt do mồ hôi, bị thương rách da) thì điện trở của người chỉ còn 80-

1000 Ω Mất hết lớp da điện trở của người chỉ còn 60-800 Ω

Tổng trở cơ thể người không phải cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:tình trạng lớp sừng trên da, diện tích và lực tiếp xúc, cường độ và loại dòng điện đi quangười, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và trạng thái bệnh lý của người

c) Đường đi của dòng điện

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đường đi của dòng điện qua cơ thể người có tác độngrất lớn đến cơ quan hô hấp và tim Các kết quả cũng chỉ ra trường hợp nguy hiểm nhất

đó là dòng điện đi từ đầu qua tay hoặc từ tay phải qua chân, bảng 4.3 Tuy nhiên, ngay

cả trường hợp có tỷ lệ nhỏ nhất (dòng điện đi từ chân qua chân) cũng vẫn gây nguyhiểm, bởi lẽ khi đó cơ bắp chân sẽ bị co rút gây ngã và sơ đồ nối điện vào người sẽkhác đi, gây nguy hiểm hơn

Trang 9

d) Tình trạng sức khỏe

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng hiện tượng choáng điện thể hiện rất rõ nếu người ở trạng thái mệt mỏi hoặc trong tình trạng say rượu Phụ nữ và trẻ em nhạy cảm với hiệntượng choáng điện hơn nhiều so với nam giới Bảng 4.4 và bảng 4.5 cho biết giá trị lớnnhất cho phép để không gây rung cơ tim đối với người khỏe và người yếu

1.4 Các dạng tai nạn

1.4.1 Điện giật

Điện giật là hiện tượng phản ứng sinh lý cơ thể người khi có dòng điện chạy qua Kết quả có thể gây kích thích các mô kèm theo sự co giật cơ hoặc tổn thương cơ thể thậm chí gây tử vong đối với người bị điện giật

1.4.2 Đốt cháy điện

Đốt cháy điện có thể sinh ra do ngắn mạch kéo theo phát sinh hồ quang điện khi người

ở trong vùng điện áp cao, mặc dù không tiếp xúc với vật mang điện Kết quả khiến chonạn nhân bị chấn thương hoặc tử vong do bị đốt cháy

1.4.3 Hỏa hoạn, nổ do điện

Trong quá trình sử dụng điện, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dùng điện quá tải,chập mạch hoặc nối dây không tốt làm cho dây dẫn nóng lên hoặc phát sinh tia lửađiện dẫn điến hiện tượng cháy nổ Bên cạnh đó các hiện tượng phóng điện hồ quang,phóng điện sét hoặc hiện tượng tĩnh điện do ma sát cũng là nguyên nhân gây cháy nổphổ biến hiện nay So với điện giật thì số tai nạn do hỏa hoạn cháy nổ vì điện ít hơn.Người ta đã thống kê được điện giật chiếm khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và

có đến 84- 87% số vụ tai nạn chết người là do điện giật.Các nguyên nhân gây tai nạnđiện của thiết bị gây ra tại phòng thực hành/ thí nghiệm

Trang 10

2.1 Sử dụng thiết bị không an toàn:

Sử dụng thiết bị điện không đúng cách hoặc thiết bị không đáp ứng được các tiêuchuẩn an toàn (nối đất không đúng cách, vỏ cách điện bị hư hỏng, ) trong sản xuất,gia công nghiệp Các thiết bị này làm tăng nguy cơ tai nạn điện Ví dụ thiết bị có dâyđiện bị hơ, hỏng hoặc thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn

2.2 Nguyên nhân do lỗi kỹ thuật:

Một số tai nạn điện có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật hoặc hỏng hóc trong thiết bị Lỗi này

có thể đến từ nhà sản xuất bao gồm các lỗi thiết kế, lỗi sản xuất Lỗi kỹ thuật cũng cóthể xuất phát từ bên sử dụng như lắp đặt không đúng, lắp đặt và cấu hình hệ thống điệnkhông đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn Việc sử dụng sai loại dây điện, lắpđặt không cách hoặc không cân nhắc đến quy tắc tiếp địa có thể gây ra chập điện hoặccháy nổ

Hình 2.1 thiết bị có dây điện bị hở

Hình 2.2 lắp đặt sai dẫn đến cháy nổ

Trang 11

Tai nạn điện có thể xảy khi thiết bị hỏng hóc do sử dụng lâu ngày mà không đượckiểm tra và bảo dưỡng định kỳ Thiếu việc bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị định kỳ cóthể dẫn đến việc hỏng hóc, giảm hiệu suất và xuất hiện các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩnkhác Các lỗi trên có thể gây ra nguy cơ ngắn mạch, gây cháy nổ hoặc tạo ra dòng điệnkhông an toàn trong thiết bị.

2.3 Môi trường làm việc không đảm bảo

Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn cũng góp phần tăng khả năng xảy ra tainạn điện Nước làm tăng đáng kể nguy cơ bị điện giật do vậy không nên vận hành thiết

bị ở trong điều kiện ẩm ướt

Dụng cụ điện, dây nối, công tắc và các thiết bị bảo vệ quá dòng điện như cầu chì, bộngắt mạch có thể nóng lên và đôi khi phóng điện hoặc tia lửa Điều này có thể dẫn đếnhỏa hoạn hoặc cháy nổ nếu trong khu vực xung quanh có chứa các khí hoặc hơi dễcháy (ví dụ: khí gas, ), bụi mịn hoặc sợi mạt kim loại (ví dụ: phoi bào)

Hình 2.2 thiết bị lâu ngày chưa được bảo dưỡng

Hình 2.3a môi trường ẩm ướt

Trang 12

2.4 Thiếu đồ bảo hộ cá nhân:

Không sử dụng đầy đủ và đúng cách các thiết bị bảo hộ cá nhân như kính bảo hộ, găngtay cách điện, áo bảo hộ, giày bảo hộ khi thực hành, thực hiện các thí nghiệm có thểlàm tăng nguy cơ bị tổn thương khi xảy ra sự cố

2.5 Lỗi do con người

Trong quá trình thực hành, thực hiện thí nghiệm do người thực hiện không nắm vững

kỹ thuật an toàn lao động hoặc coi thường, xem nhẹ, bỏ qua các kỹ thuật an toàn cầnthiết khi làm việc với các thiết bị trong phòng thực hành/thí nghiệm

Người thực hiện chưa được thầy hoặc cán bộ phòng thí nghiệm hướng dẫn cách sửdụng, thao tác với thiết bị đã tự ý thực hành, điều này dẫn đến thao tác không chuẩnxác, chưa có kinh nghiệm xử lý các sự cố dẫn đến các tai nạn điện có thể xảy ra

Hình 2.3b đồ dễ cháy để gần thiết bị điện

Hình 2.4 không sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ

Trang 13

Tai nạn điện còn có thể xảy ra do vi phạm kỷ luật: không mặc đồ bảo hộ, rời khỏiphòng khi thiết bị còn đang hoạt động, lơ là trong việc kiểm tra các thiết bị, phươngtiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng và sau khi ra về, không thực hiện đúng nộiquy khi vào phòng thí nghiệm.

2.6 Sự cố hệ thống điện:

Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn điện là hệ thống điện không hoạt độngđúng cách Các vấn đề như ngắn mạch, quá tải, hư hỏng dây điện, thiết bị bảo vệkhông hoạt động đúng cách có thể gây ra tai nạn điện

Hình 2.5 chưa thực hiện đúng nội quy phòng thực hành

Hình 2.6 sự cố đường dây điện

Trang 14

3.2 Tác động đến con người

Tai nạn điện có thể gây ra các chấn thương và tổn thương nghiêm trọng cho con người.Dòng điện đi qua cơ thể có thể gây ra bỏng, tổn thương da, thương tổn cơ, gây sốcđiện và ảnh hưởng đến hệ thống điện trong cơ thể Tai nạn điện có thể gây ra các vấn

đề sức khỏe như suy giảm thị lực, thính lực hoặc các vấn đề tim mạch Người bị tainạn điện có thể gặp chấn thương nặng, dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời gây ảnhhưởng đến năng suất và chất lượng cuộc sống

Tai nạn điện không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến cả tâm lý và tinhthần người gặp nạn Người bị tai nạn điện có thể phải đối mặt với lo lắng và căngthẳng có thể dẫn đến các vấn đề tinh thần và tâm lý

Hình 3.1 cháy nổ thiết bị

Trang 15

3.3 Cháy nổ:

Một số tai nạn điện có thể gây cháy nổ Nếu dòng điện không được điều khiển hoặcxảy ra ngắn mạch, nó có thể tạo ra nhiệt độ cao và gây cháy nổ trong môi trường xungquanh Điều này có thể gây thiệt hại về tài sản, môi trường và gây nguy hiểm đến tínhmạng con người

3.4 Tác động đếm môi trường

Tai nạn điện có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường Cháy nổ, rò rỉ điện và sự cố

hệ thống điện có thể gây ra ô nhiễm môi trường do các chất độc hại, khói, bụi và chấtthải Điều này có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh

Hình 3.2 các chấn thương do tai nạn điện

hình 3.3 sử dụng dây điện không đảm bảo gây cháy nổ

Trang 16

3.5 Tác động đến kinh tế

Tai nạn điện gây hư hỏng nghiêm trọng hoặc phá hủy các thiết bị, máy móc và cơ sở

hạ tầng Do đó cần tiến hành sửa chữa, phục hồi hoặc thay thế các thiết bị Điều nàyđòi hỏi một số tiền lớn và mất thời gian đáng kể, không chỉ thế mà còn cần đầu tư đểkhắc phục hệ thống điện và đảm bảo an toàn cho tương lai Việc này gây ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất, dẫn đến gián đoạn và giảm hiệu suất sản xuất

Hình 3.4 cháy nhà máy làm ô nhiễm môi trường

Trang 17

Chương 4: Các biện pháp an toàn toàn điện của thiết bị tại phòng thực hành/thí nghiệm nhằm phòng ngừa, hạn chế các tác hại

Để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện xảy ra trong phòng thực hành/thínghiệm thì việc thực hiện các biện pháp an toàn là vô cùng quan trọng Dưới đây làmột số biện pháp an toàn nên tuân theo:

Sử dụng các ổ cắm và dây điện chất lượng tốt, đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc hở,nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng

4.2 lắp đặt và sử dụng thiết bị đúng cách

Đảm bảo các thiết bị được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất Tuân thủ các quytắc và hướng dẫn về cách sử dụng đúng cách để tránh nguy cơ gây tai nạn Trước khi

sử dụng thiết bị điện hãy kiểm tra để đảm bảo an toàn

Hình 4.1 thiết bị sử dụng được nối đất an toàn

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w