1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học dân gian vùng đất thủy nguyên, hải phòng

151 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– MẠC THỊ MAI THU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG ĐẤT THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– MẠC THỊ MAI THU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG ĐẤT THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 9% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2023 Học viên Mạc Thị Mai Thu i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Hằng Phương - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Sự chỉ bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu; Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn cùng quý thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Văn hóa và Thông tin huyện Thủy Nguyên, Ban Quản lý đền Chợ Giá, đền thờ Lê Ích Mộc Cảm ơn các nghệ nhân, các ông bà, cô chú, anh chị ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã, sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn Sau cùng, tôi xin được bày tỏ biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Trong thời gian có hạn, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo./ Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2023 Tác giả luận văn Mạc Thị Mai Thu ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng, hình .v MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Đóng góp của luận văn 8 7 Cấu trúc của luận văn 8 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG ĐẤT THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG 9 1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 9 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành 9 1.1.2 Đặc điểm về dân cư 15 1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16 1.1.4 Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử 18 1.2 Văn học dân gian vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng - Diện mạo và hiện trạng 22 1.2.1 Hiện trạng văn học dân gian Thủy Nguyên, Hải Phòng 22 1.2.2 Một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 24 1.2.3 Ảnh hưởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủy Nguyên, Hải Phòng 27 Tiểu kết chương 1 29 Chương 2: TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC NGỮ Ở VÙNG ĐẤT THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG 30 2.1 Truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 30 iii 2.1.1 Thống kê hệ thống truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 30 2.1.2 Phân loại truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên 34 2.1.3 Nội dung truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 35 2.1.4 Nghệ thuật truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 39 2.1.5 Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 50 2.2 Tục ngữ ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 52 2.2.1 Nội dung tục ngữ ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 53 2.2.2 Nghệ thuật tục ngữ ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 61 Tiểu kết chương 2 64 Chương 3: CA DAO VÀ DÂN CA Ở VÙNG ĐẤT THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG 65 3.1 Ca dao ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 65 3.1.1 Những nội dung trữ tình trong ca dao 66 3.1.2 Nghệ thuật ca dao 72 3.2 Hát Đúm Thủy Nguyên, Hải Phòng 75 3.2.1 Nghệ thuật ngôn từ của hát Đúm 75 3.2.2 Thời gian và không gian trong hát Đúm 78 3.2.3 Nghệ thuật diễn xướng của hát Đúm 80 Tiểu kết chương 3 87 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Văn học dân gian 1 VHDG Trung học phổ thông 2 THPT iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1 Bảng thống kê tác phẩm truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 32 Bảng 2.2 Phân loại truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 35 Bảng 2.3 Thống kê các mô tip nghệ thuật trong truyền thuyết ở vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng 43 Bảng 2.4 Bảng thống kê và phân loại tục ngữ vùng đất Thủy Nguyên, Hải Phòng .53 Hình 1.1 Bản đồ địa chính huyện Thủy Nguyên 10 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Văn học dân gian (VHDG) là những sản phẩm tinh thần đầu tiên của ông cha trong đời sống văn hóa cộng đồng Nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, tồn tại từ ngàn xưa, VHDG đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn học dân tộc Nó chính là kho tàng tri thức vô giá, chứa đựng những trầm tích văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Có thể nói, văn hóa dân gian nói chung và VHDG nói riêng chính là nền tảng tinh thần của dân tộc, nơi đã lưu giữ và bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào về những giá trị tinh thần cao quý của cha ông Từ xưa đến nay, VHDG bao giờ cũng ra đời từ một làng, một mường bản cụ thể Trong quá trình tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc đan xen quần tụ đã tạo dựng, tích hợp thành vốn VHDG của một địa phương Cái vốn đó lại do những điều kiện địa lý - lịch sử và sự vận động xã hội nhất định trong quá trình hình thành, phát triển Nhà nước và cộng đồng quốc gia dân tộc cùng tiếp thụ lẫn nhau, hòa nhập vào nhau trở nên phong phú về nội dung, bền vững về phong cách, đa dạng về sắc thái Đó chính là giá trị có ý nghĩa nền tảng tinh thần thống nhất trong đa dạng Văn học dân gian ở Hải Phòng không nằm ngoài quy luật đó Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, xây dựng và phát triển, nhờ những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lí, chính trị, kinh tế, quốc phòng, nên ngoài cư dân bản địa, Hải Phòng còn là nơi sinh cơ, lập nghiệp của cư dân nhiều tỉnh, thành phố nhất là khu vực Đồng Bằng sông Hồng và duyên hải phía Bắc Chính sự hội tụ quần cư này đã làm phong phú thêm những sắc màu về văn hóa, phong tục, tập quán nhiều vùng miền và góp phần hình thành cả một kho tàng văn học dân gian khá đồ sộ, trong đó VHDG trên mảnh đất Thủy Nguyên là một bộ phận Thủy Nguyên là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hải Phòng, trong tứ giác nước: phía Bắc có sông Bạch Đằng và sông Đá Bạc, phía Nam có sông Cấm và sông Kinh Thầy, phía Tây là sông Hàn Mấu và phía Đông có một phần giáp biển Đây là vùng đất cổ, được hình thành từ lâu đời Ngày từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, vùng đất Thuỷ Nguyên đã ghi đậm những di tích lịch sử khó phai mờ: Núi Thiểm Khê, dân gian gọi là thành Thạch Bích - nơi họp quân của nhà Mạc; Núi Vân Ổ, chùa Hàm Long - những danh thắng nổi tiếng ; Núi Hoàng Phái, đền Thụ Khê - nơi thờ Hưng Đạo 1 Vương; đền Tràng Kênh thờ tướng quân Trần Quốc Bảo; đền Thanh Lãng thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc; đền Chung Mỹ thờ Hiển linh thần tướng; ngôi đình làng Kiền Bái; ngọn tháp chùa Lâm Động - những công trình kiến trúc cổ xưa… Tất cả những di tích lịch sử, kiến trúc và danh thắng ấy đã làm nên vẻ đẹp và niềm tự hào của người dân Thuỷ Nguyên Người Thuỷ Nguyên từ xa xưa đã xây dựng cho mình nhiều tập tục đẹp Vốn là những người lao động gắn bó với ruộng đồng, gò bãi, sông biển, các thế hệ cư dân nông nghiệp nơi đây đã sáng tạo nên một nền văn học dân gian khá phong phú với những câu chuyện truyền thuyết về các địa danh, những người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm, sáng tạo văn hóa, một nguồn ca dao, tục ngữ dồi dào, với các làn điệu của ca trù, hát đúm và lễ hội mở mặt ở Phục Lễ nổi tiếng khắp vùng, phản ánh trình độ và đời sống tinh thần, tình cảm cao đẹp của nhân dân Thuỷ Nguyên Nhìn chung VHDG vùng đất Thủy Nguyên khá phong phú và có quan hệ chặt chẽ với một số loại hình văn hóa dân gian Đó chính là nơi lưu giữ tri thức dân gian và hồn cốt của dân tộc Tuy nhiên, có thể nói công tác sưu tầm về VHDG ở Thủy Nguyên từ trước đến nay chưa thực sự phát triển mạnh Theo kết quả phỏng vấn, khảo sát nhanh quanh khu vực huyện Thủy Nguyên, đa phần người dân nói chung và đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng ít có sự hiểu biết về văn học dân gian của huyện nhà, các làn điệu hát Đúm, hát ca trù đang dần mai một Người viết luận văn là một người con sinh ra và lớn lên ở Thủy Nguyên, vừa sinh sống vừa dạy học tại một trường THPT của huyện nhà nên việc nghiên cứu, khảo sát đề tài về Thủy Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về quê hương là việc làm cần thiết để chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về diện mạo, thực trạng văn học dân gian vùng đất quê hương mình, góp một phần phục vụ cho công việc dạy, học và nghiên cứu về văn học dân gian vùng đất Thủy Nguyên, đồng thời thấy được sự đóng góp của sắc thái văn học Thủy Nguyên vào nền văn học dân gian Hải Phòng nói riêng và văn học dân tộc nói chung Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Văn học dân gian vùng đất Thủy Nguyên, Hải phòng” Trong phạm vi một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi cố gắng đưa ra những đánh giá, hệ thống một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở vùng đất Thủy Nguyên để từ đó khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của VHDG trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủy Nguyên nói riêng và Hải Phòng nói chung 2

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w