1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa việt nam trong vũ trung tùy bút của phạm đình hổ

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa Việt trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ
Tác giả Trần Văn Dương
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thanh
Trường học Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN VĂN DƢƠNG VĂN HÓA VIỆT TRONG VŨ TRUNG TÙY BÚT CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ Chuyên nghành: Văn học Việt Nam Mã số: 822.0121 LUẬN VĂN THẠC SĨ N

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh

Thái Nguyên – 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu tôi trích dẫn trong luận văn trung thực Kết quả công trình nghiên cứu

là luận văn này không sao chép của bất kì một công trình nào đã được công

bố trước đó

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan và chịu trách nhiệm về công

trình nghiên cứu Văn hóa Việt trong Vũ trung tùy bút này

Ngày 31tháng 12 năm 2021

Học viên

Trần Văn Dương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ dưới góc nhìn văn hóa là

một công trình nghiên cứu, đóng góp nhỏ của chúng tôi vào việc nghiên cứu

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ nói riêng và văn học trung đại Việt Nam

nói chung

Công trình này là kết quả học tập nghiên cứu trong hai năm tại Trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên với sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đặc biệt là người thầy đáng kính: Phó Giáo sư - Tiến sĩ

Vũ Thanh - người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô Trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên, và đặc biệt là Phó Giáo sư- Tiến sĩ Vũ Thanh, người đã đưa tôi vào con đường nghiên cứu khoa học để giúp tôi nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thời góp phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu văn học dân tộc

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và tập thể lớp Cao học K13 Văn Việt Nam Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên là những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt hai năm học vừa qua

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Cấu trúc của luận văn 10

CHƯƠNG 1 QUAN HỆ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ VŨ TRUNG TÙY BÚT CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ 12

1.1 Văn học - văn hóa và hướng tiếp cận văn học từ văn hóa 12

1.1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa Việt 12

1.1.2 Quan hệ giữa văn học và văn hóa 16

1.1.3 Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa- một hướng tiếp cận khoa học, phù hợp 18

1.2 Khái quát bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX và tác phẩm Vũ trung tùy bút 21

1.2.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX21 1.2.2 Khái quát tình hình văn học và thể loại truyện kí Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX 26

1.2.3 Phạm Đình Hổ và Vũ trung tùy bút 31

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA VIỆT TRONG VŨ TRUNG TÙY BÚT 37

2.1 Biểu hiện của văn hóa Việt trong việc phản ánh tín ngưỡng, phong tục, tập quán 37

2.1.1 Biểu hiện của văn hóa Việt trong việc phản ánh tín ngưỡng dân gian 37

Trang 5

2.1.2 Biểu hiện của văn hóa Việt trong việc bảo vệ phong tục, tập quán tốt đẹp,

phê phán những hành vi đi ngược lại truyền thống 42

2.2 Biểu hiện của văn hóa Việt trong việc phản ánh bức tranh thiên nhiên đất nước, các di tích lịch sử, văn hóa 46

2.2.1 Phong cảnh thiên nhiên đất nước và việc thể hiện văn hóa Việt 46

2.2.2 Văn hóa Việt trong các ghi chép đề cao công trạng của các anh hùng và danh nhân văn hóa, ca ngợi các di tích gắn liền với lịch sử 48

2.3 Biểu hiện của ăn hóa dân tộc trong các giá trị văn học 51

2.4 Nhà văn hóa và nhà văn Phạm Đình Hổ với ngòi bút hiện thực sắc sảo 53

2.4.1 Nhà văn hóa Phạm Đình Hổ 53

2.4.2 Một nhà văn với ngòi bút hiện thực sắc sảo, người bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc 65

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 75

VĂN HÓA VIỆT TRONG VŨ TRUNG TÙY BÚT 75

3.1 Khắc họa không gian văn hóa truyền thống góp phần phê phán hiện thực 75

3.2 Khắc họa không gian văn hóa gắn với các lễ nghi, phong tục, tập quán 80

3.3 Các kiểu kết cấu nghệ thuật trong Vũ trung tuỳ bút 87

3.4 Một số thủ pháp nghệ thuật khác trong Vũ trung tùy bút 91

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 6

Ở Việt Nam, văn học trung đại đã có những đóng góp quan trọng vào lịch sử văn học dân tộc, cả về thơ và văn xuôi Trong văn học trung đại, giai đoạn văn học từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX được coi là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất, bởi văn học thời kỳ này bắt đầu và phát triển trong một bối cảnh lịch sử có nhiều thay đổi Văn học ghi lại chính xác những điều kiện thuận lợi của hiện thực lịch sử, từ đó cất lên tiếng nói bảo vệ quyền sống của những người “thấp cổ bé họng”, những số phận bất hạnh của họ, đồng thời lên án, tố cáo những kẻ thống trị, bóc lột, chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người Văn xuôi thời kỳ này, cũng giống như thơ,

đã góp phần quan trọng vào việc học hiện đại hóa văn học

Trong thực tế, khi nói đến văn học thời kỳ này, người ta có xu hướng tập trung vào thể loại trữ tình hơn là thể loại tự sự Ở thể loại tự sự của gia

đoạn này, các nhà nghiên cứu bước đầu có sự quan tâm đến Lê Hữu Trác với

Thượng kinh ký sự, Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục của và Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô gia văn phái

Có thể nói những thành tựu trước đó, kết hợp với tài năng cá nhân cũng như sự sáng tạo của các tác giả, các tác phẩm truyện, kí giai đoạn này đã ghi dấu ấn khá đậm nét trong bức tranh hiện thực thật đậm nét và đa sắc màu cho văn học trung đại Đó là sự kế thừa của văn hóa dân tộc và qua đó thấy được

sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cùng đóng góp quan trọng về nghệ thuật của tác phẩm

Trang 7

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một tập truyện kí chứa đựng

nhiều giá trị văn hóa và văn hóa dân tộc Tác phẩm đã được tìm hiểu nhiều từ nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống những biểu hiện của văn hóa Việt trong tác phẩm nổi tiếng này

1.2 Lí do thực tiễn

Phạm Đình Hổ là một trong những tác giả có tác phẩm được giảng dạy

ở bậc phổ thông Tìm hiểu những giá trị văn hóa Việt trong tác phẩm của ông

là một công việc cần thiết đối với người dạy và người học

Nếu cần tìm một tác phẩm mẫu mực về thể loại truyện, kí của căn học

trung đại Việt Nam thì không thể không nhắc đến Vũ trung tùy bút của Phạm

Đình Hổ Đây là một tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt như văn chương, lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tác phẩm này hiện nay được nhiều người quan tâm nghiên cứu và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam

Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, với nghĩa nôm na là tùy hứng, ít quan tâm đến tính hệ thống, kết cấu và mạch lạc” Và đúng như

“tùy theo ngọn bút mà viết trong mưa”, Vũ trung tùy bút như cuốn sổ tay ghi

chép lại những gì khơi gợi cảm hứng cho tác giả

Vũ trung tùy bút không chỉ mang giá trị với tư cách là một tác phẩm

văn học, mà nó còn là một tập khảo luận chi tiết, tỉ mỉ, dày công của tác giả

về các nghi lễ, về phong tục tập quán, về nhiều vấn đề trong văn hóa xã hội và

về tâm hồn con người Việt Nam trong một giai đoạn nhất định, cũng như chứa đựng trong đó nhiều biểu hiện của tâm hồn con người Việt Nam

“Ta thường thấy những anh hủ nho, chú trò ngông, mới học được một nghề mọn gì đã khoe khoang lên bộ, vung cánh tay ở trước mặt cha anh bạn hữu, tự đắc rằng nay mai làm nên đến chức trọng quan sang Sau rút cục lại suốt đời dở dang, chẳng làm nên công cán gì Bấy giờ mới lại oán trách tạo

Trang 8

vật bất công, đổ tội cho quan chủ ti không biết kén dùng đến mình Thường thường họ làm ra thơ từ oán trách, thậm chí lại chê kẻ nọ, bác người kia, bảo đều là bọn đi thậm thụt van nài, luồn lọt cầu cạnh mà làm nên, chứ không phải là thực tài thực học Ấy những kẻ chỉ biết trách người mà không biết xét mình như thế, thực đáng thương thay!” (Học thuật- Vũ trung tùy bút của

Phạm Đình Hổ) Đọc tác phẩm này, độc giả có thể tưởng như mình đang sống giữa bầu không khí thanh tao, nho nhã với những “lạc thú nhân sinh” của người trí thức một thời: thưởng hoa, thưởng rượu, thưởng trà, bình văn, thả thơ, chơi chữ, đánh cờ, nuôi chim

Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, là một tác phẩm dạng kí “người

đương thời ghi chép chuyện đương thời”, “phản ánh xã hội phong kiến suy đồi qua những biến đổi về phong tục”, lại chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ tương xứng với vị trí, vai trò của Phạm Đình Hổ trong tiến trình văn

học dân tộc Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Văn hóa Việt trong Vũ trung

tùy bút của Phạm Đình Hổ” là cần thiết để nâng cao năng lực giảng dạy, phân

tích tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, hiểu rõ hơn phương diện văn hóa và những đóng góp nghệ thuật trong các tác phẩm của Phạm Đình Hổ

Nền văn hóa được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, mà trong đó, văn học là thành tố vô cùng quan trọng trong công cuộc giữ gìn, bảo vệ, phát triển nền văn hóa Mỗi tác phẩm văn học dù ít hay nhiều đều mang dấu ấn văn hóa thời đại

Trang 9

2.1 Lịch sử nghiên cứu văn hóa qua các tác phẩm văn học

Hiểu được vai trò của văn hóa trong văn học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dấu ấn văn hóa qua các tác phẩm văn học Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa văn học – văn hoá và tìm hiểu văn

học từ văn hoá như “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi” (1959), “Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm” (1968), “Vai trò của

văn học dân gian trong văn học Việt Nam, trong văn hoá Việt Nam thời kì tự

chủ – Đỗ Bình Trị” (1978), “Lịch sử văn học Việt Nam - Uỷ ban khoa học xã

hội Việt Nam” (1980), “Từ góc độ phát triển không đồng đều của văn hoá

dân tộc nghiên cứu Nguyễn Thông – Trần Đình Hượu” (1985), “Về bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam và con đường của thơ – Trần Đình Sử”

(1994), “Văn học truyền thống và những truyền thống văn hoá của dân tộc – Đinh Thị Minh Hằng” (2001), “Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX - Nguyễn Phạm Hùng” (2001), “Văn hoá như là nguồn lạch sáng tạo và khám

phá văn chương – Nguyễn Văn Hạnh” (2007), “Văn học và văn hoá truyền thống – Huỳnh Như Phương” (2009), “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hoá – Nguyễn Trọng Bình” (2010), “Nguyễn Du và Truyện Kiều từ góc nhìn giáo dục – văn hoá – Nguyễn Thị Quế Anh” (2014), đã có những

điểm nhìn cụ thể, tập trung vào một số tác phẩm kí cụ thể, ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm văn học khác từ góc nhìn văn hoá

Tuy nhiên, người có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu vấn đề văn

hóa trong văn học là Trần Nho Thìn với hai công trình nghiên cứu: “Văn học

trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” (2003) và “Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học” (2017) Trong công trình “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” (2003), tác giả Trần Nho

Thìn đã bàn luận về những vấn đề có tính lí luận của văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa và cắt nghĩa về các khái niệm như hình tượng nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, các khía cạnh của cấu trúc nghệ thuật của

Trang 10

một số tác phẩm văn học trung đại từ nền tảng văn hóa, đó là cơ sở, là nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Năm 2017, trên

cơ sở kế thừa công trình nghiên cứu trước đó Trần Nho Thìn đã cho ra đời tác

phẩm “Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học”

Công trình nghiên cứu này của ông đã có sự quan tâm tương đối đầy đủ tập cả

ở văn học trung đại và một số phẩm văn học hiện đại Công trình nghiên cứu của Trần Nho Thìn đã đề xuất những phương pháp nghiên cứu văn hóa trong giảng dạy văn học tại các nhà trường hiện nay

Việc tìm hiểu và thống kê như trên có thể chưa đầy đủ về các công trình nghiên cứu nhưng nó là một bằng chứng cho thấy việc nghiên cứu văn học từ góc độ văn hoá là một hướng tiếp cận đã, đang được quan tâm và có những đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu các tác phẩm văn học Từ các công trình nghiên cứu nói trên nói trên, các tác giả đã có những nghiên cứu phản ánh một cách phong phú trong từng bài từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, khẳng định vai trò của tác phẩm trong văn học trung đại Việt Nam

2.2 Lịch sử nghiên cứu Vũ trung tùy bút

Trong các công trình nghiên cứu về văn học trung đại, đặc biệt là thể

loại kí, có nhiều tác giả đã dẫn Vũ trung tùy bút như là một tác phẩm kí tiêu như “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại” (tập 2, Kí) của Nguyễn Đăng

Na, “Giáo trình văn học trung đại Việt Nam” (tập 2, do Lã Nhâm Thìn và Vũ Thanh đồng chủ biên), …

Trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại” (tập 2, Kí) Nguyễn Đăng Na tập trung nghiên cứu Vũ trung tùy bút ở mảng kí khảo cứu về hoa

cỏ, phong tục, chữ viết, thể thơ, điềm kì dị, phép thi cử, tục lệ ma chay, cưới

hỏi,… Tác giả nhận định Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ “là một tác

phẩm thành công về giá trị hiện thực và giá trị bút pháp nghệ thuật, có sự kết

Trang 11

hợp giữa bút pháp trữ tình và khảo cứu; trào phúng với trữ tình và khảo cứu”

Nguyễn Đăng Na đã có những đánh giá, nhận xét sâu sắc về Vũ trung tuỳ bút

của Phạm Đình Hổ “Nhiều thiên, Phạm Đình Hổ viết theo lối khảo cứu Tác giả có sở trường về kí khảo cứu Ông khảo từ hoa cỏ đến phong tục, từ chữ viết đến văn thể, thể thơ, từ điềm kì dị đến phép thi cử, khảo từ nhân vật đến quỷ thần, tang lễ, cưới xin, đất đai phong vật, nhân tình thế thái…” Điều quan trọng nhất, đáng ghi nhận nhất ở Phạm Đình Hổ là: “khảo cứu chỉ là cái cớ để nói

về hiện tại và nói về hiện tại mới là chủ yếu…” Nét độc đáo của tác phẩm đã được ông “giải mã” và phát hiện ra nét riêng trong phong cách kí của Phạm Đình Hổ: “Đọc tác phẩm của Phạm Đình Hổ ta thấy có chiều sâu của người uyên thâm Hán học, có chất lịch thiệp của người trải đời, có cái ngạo nghễ, hóm hỉnh của bậc hàn nho thanh bạch, có cái tinh tế của trí thức kinh kì biết thưởng thức ăn chơi” Đi sâu tìm hiểu về nội dung tác phẩm, Nguyễn Đăng

Na đã khẳng định Vũ trung tuỳ bút “phảng phất đó đây một phong vị buồn

của con người luôn trăn trở với đời”

Trong “Giáo trình văn học trung đại Việt Nam” (tập 2- Lã Nhâm Thìn

và Vũ Thanh đồng chủ biên), tác giả Nguyễn Thanh Tùng đã nghiên cứu Vũ

trung tùy bút dưới ba phương diện: Nhan đề, kết cấu tác phẩm; Nội dung tác

phẩm; Đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Về nhan đề, tác giả lí giải “Vũ trung tùy

bút” nghĩa đen là “tùy bút viết trong mưa”, nghĩa bóng là viết phóng theo cảm

hứng trong lúc nhàn rỗi” Về nội dung, chia Vũ trung tùy bút thành hai mảng

khảo cứu và hồi tưởng, tác giả đã kết luận ở mảng khảo cứu Phạm Đình Hổ

đã viết rất công phu, có sự tra cứu thư tịch cổ, đối chiếu với thực tại kèm theo những kiến giải, bình luận, đánh giá cảm nghĩ bản thân để khảo cứu không khô khan mà trở nên sinh động, hấp dẫn Ở mảng hồi tưởng, Nguyễn Thanh Tùng đã kết luận thành công của Phạm Đình Hổ khi viết về những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời tư của mình và những chân dung nhân vật lịch sử, những mảnh ghép của xã hội trước đó Về nghệ thuật, Nguyễn Thanh Tùng

Trang 12

nhận định Vũ trung tùy bút là một tác phẩm kí nghệ thuật thành công, có

nhiều thiên kí độc lập trong một tác phẩm

Trong “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam”, Nguyễn Đổng Chi rất chú

trọng đến “thể kí sự bằng văn xuôi đã bắt đầu xuất hiện và đã có những tìm tòi riêng về kí sự, tuỳ bút trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX” Ông đã có những điểm nhìn cụ thể, tập trung

vào Vũ trung tuỳ bút, ông coi trọng giá trị của nó ở chỗ “người đương thời ghi

chép chuyện đương thời”, “phản ánh xã hội phong kiến suy đồi qua những biến đổi về phong tục”

Còn tại Chương 11 trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học (tập 2 - Tác

phẩm và thể loại văn học), Trần Đình Sử đã tìm hiểu về thể kí văn học Ông

cho rằng, “bên cạnh Thượng kinh kí sự, thì Vũ trung tuỳ bút là một trong

những thành tựu đột xuất của kí Việt Nam đời Lê, Nguyễn là vì nó có sự phá cách, sáng tạo trong hình thức”

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, tác giả Nguyễn Phạm

Hùng “điểm qua Vũ trung tuỳ bút - một tác phẩm đánh dấu sự phát triển của

văn xuôi tự sự vào giai đoạn cuối XVIII - đầu XIX” [58, tr.144]

Ngoài ra, còn có tiểu luận Mùa mưa đọc lại Vũ trung tùy bút của tác giả

Đỗ Ngọc Thạch (2010) cũng đã tập trung làm sáng tỏ về nội dung và giá trị

nghệ thuật của Vũ trung tùy bút

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Vũ trung tùy bút của Phạm

Đình Hổ còn chưa thật nhiều và chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung

chủ yếu vào vấn đề Văn hóa Việt trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ

Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của các tác giả nói

trên, việc thực hiện đề tài “Văn hóa Việt trong Vũ trung tùy bút của Phạm

Đình Hổ” sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích tác phẩm từ nhiều góc độ khác

nhau, để làm sáng tỏ các dấu ấn văn hóa, sự phản ánh văn hóa mà cụ thể là

Trang 13

tập trung vào những nội dung viết về văn hóa Việt của tác giả trong Vũ trung

tùy bút và những đóng góp nghệ thuật trong tác phẩm của Phạm Đình Hổ

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài Văn hóa Việt trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình

Hổ luận văn mong muốn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn học và văn hóa

dân tộc, chỉ ra một các có hệ thống các biểu hiện của Văn hóa Việt trong Vũ

trung tùy bút, từ đó thấy được những đóng góp của Phạm Đình Hổ trong việc

nhìn nhận, đánh giá, xây dựng những nét bản sắc, tiếng nói của dân tộc trong văn học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra những yếu tố văn hóa Việt, mối quan hệ giữa

văn học và văn hóa trong tập Vũ trung tùy bút, từ đó thấy được ảnh hưởng của

Vũ trung tùy bút đối với văn hóa Việt và ngược lại

Đề tài sẽ làm sáng tỏ những biểu hiện văn hóa mang tính nội dung và trình bày các phương thức thể hiện được Phạm Đình Hổ sử dụng để chuyển tải một cách nghệ thuật các giá trị văn hóa trong các tác phẩm của mình

Đề tài cũng sẽ hướng đến việc tìm hiểu ý nghĩa các giá trị văn hóa Việt, một trong những phương diện quan trọng đã được Phạm Đình Hổ thể hiện

trong tác phẩm và là thành tố làm nên sức sống của Vũ trung tùy bút

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, người viết sẽ tập trung nghiên cứu tập Vũ trung tùy bút

của Phạm Đình Hổ khi viết về văn hóa Việt với các vấn đề : Dấu ấn tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dấu ấn văn hóa Việt trong bức tranh

Trang 14

cảnh sắc thiên nhiên, lối sinh hoạt ứng xử,…được biểu hiện trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi nội dung

Luận văn này không phải là công trình nghiên của về văn hóa, nên chỉ tập trung vào những nội dung tác giả viết về văn hóa Việt của tác giả chứ không tìm hiểu sâu về các khía cạnh của văn hóa

Luận văn này tập trung vào nghiên cứu nội dung các tác phẩm trong tập

Vũ trung tùy bút (Nhà xuất bản Văn hóa- năm 2019- do Đông Châu Nguyễn

Hữu Tiến dịch)

4.2.2 Phạm vi tư liệu

Luận văn này lấy tập Vũ trung tùy bút (Nhà xuất bản Văn hóa- năm

2019- do Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch) làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu để đưa ra những kết luận khoa học

Luận văn cũng lấy chuyên luận “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc

nhìn văn hóa của tác giả Trần Nho Thìn (2003) để nghiên cứu và làm chỗ

dựa về những vấn đề có tính lí luận của văn học dưới góc nhìn văn hóa, coi đó

là cơ sở, là nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu đề tài

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu về văn học dưới góc nhìn văn hóa làm tài liệu tham khảo

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp liên ngành: Chúng tôi vận dụng các phương pháp

nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hóa, phương pháp lịch sử… nhằm tìm hiểu tư tưởng, kiểu tư duy của các tác giả, quá trình phát triển của chủ đề tác phẩm trong mối quan hệ với các phương diện của đời sống xã hội như: văn hóa, chính trị, lịch sử, tư tưởng

Trang 15

5.2 Phương pháp so sánh loại hình: Đây được xem là phương pháp

quan trọng và được sử dụng chủ yếu nhằm chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản trong nội dung và nghệ thuật mang bản sắc dân tộc trong tập truyện kí của Phạm Đình Hổ

5.3 Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Vận dụng phương pháp này

chúng tôi mong muốn tìm ra những nét đặc sắc trong thi pháp nghệ thuật của tác giả trong việc thể hiện những giá trị văn hóa Việt, từ đó thấy được sự đóng góp của tác phẩm trong tiến trình lịch sử văn học

Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khác

như thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần nghiên cứu đặc trưng văn hóa Việt được phản ánh

trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, từ đó sẽ có những đóng góp nhất

định làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị về nội dung, nghệ thuật của

Vũ trung tùy bút

Từ góc độ nghiên cứu của mình, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, cũng như tính đúng đắn, khoa học của

việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, cụ thể trên cớ sở tác phẩm Vũ

trung tùy bút của Phạm Đình Hổ

Công trình nghiên cứu bước đầu này, hi vọng sẽ giúp người đọc thấy được cố gắng của nhà văn trong việc đem lại cho tác phẩm của mình màu sắc

dân tộc, thoát khỏi những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn được triển khai thành 3 chương:

Trang 16

Chương 1 Quan hệ văn hóa - văn học và Vũ trung tùy bút của Phạm

Đình Hổ

Chương 2 Biểu hiện của văn hóa Việt trong Vũ trung tùy bút

Chương 3 Phương thức thể hiện và ý nghĩa của văn hóa Việt trong Vũ

trung tùy bút

Trang 17

CHƯƠNG 1 QUAN HỆ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ

VŨ TRUNG TÙY BÚT CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ

1.1 Văn học - văn hóa và hướng tiếp cận văn học từ văn hóa

1.1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa Việt

1.1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Theo UNESCO: “Văn hóa

là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[1, tr 46] Định nghĩa này phản ánh hoạt động sáng tạo của

các cộng đồng người trong mối quan hệ với tiến trình lịch sử phát triển của cộng đồng trong một quá trình lịch sử nhất định, từ đó tạo nên những giá trị nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,

loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [50, tr102] Định nghĩa trên của Hồ Chí Minh

giúp người đọc hiểu văn hóa một cách cụ thể và đầy đủ hơn, “bởi lẽ, mọi hoạt động của con người xét về bản chất đều vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, qua thực tiễn và thời gian, những sinh hoạt đó được lặp lại thành thói quen, phong tục, chuẩn mực, tích lũy các giá trị vật chất và tinh thần, truyền từ đời này sang đời khác, trở thành tài sản quý giá mang bản sắc của mỗi cộng đồng, góp phần làm nên di sản văn hóa của tất cả nhân loại

Trang 18

Có thể nói: “Văn hóa là tất cả những giá trị hữu hình do con người sáng tạo ra trong hoàn cảnh của tự nhiên Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng và nhiều cách hiểu, liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn hóa bao gồm tất cả các sản phẩm của con người, do

đó, văn hóa bao gồm hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, ý tưởng, giá trị và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, xe cộ, v.v Cả hai khía cạnh đều cần thiết để tạo ra một sản phẩm, nó là một phần của văn hóa”

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là thơ ca, nghệ thuật, kịch, điện ảnh và các loại văn học nghệ thuật khác, và “trung tâm văn hóa” có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: Văn hóa là một lối sống, bao gồm cách ăn, cách mặc, cách ứng xử và niềm tin, tri thức tiếp nhận

Từ văn hóa có nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông thường để chỉ học vấn và cách sống Theo nghĩa chuyên nghiệp,

nó dùng để chỉ một giai đoạn phát triển Nói rộng ra, văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ, từ những sản phẩm hiện đại được tinh chế đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống…

+ Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa

Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất

bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị

vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”

+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản

Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

- “Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử

Trang 19

- Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan

hệ tương tác giữa con người với tự nhiên và môi trường xã hội

- Văn hóa là hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần (nói chung);

- Văn hóa là tri thức, tri thức khoa học (nói chung);

- Văn hóa là sự phát triển trình độ cao của các hoạt động xã hội và là biểu hiện của văn minh;

- Văn hóa là cụm từ chỉ nền văn hóa của các giai đoạn lịch sử cổ đại, được xác định dựa trên tập hợp các di tích văn hóa có đặc điểm tương đồng, như văn hóa hòa bình, văn hóa Đông Sơn.”

Năm 1997, trong cuốn “Xã hội học về văn hóa” của Đoàn Văn Chúc do

Viện Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa Báo chí - Thông tin xuất bản, tác giả cho rằng: Văn hóa - không nơi nào có và không có nơi nào không có Đúng! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người dựa trên thế giới tự nhiên đều là văn hóa; ở đâu có con người, ở đó có văn hóa

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [54,

tr132]

Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO:

“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.”

Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên

Trang 20

1.1.1.2 Khái niệm về văn hóa Việt

Văn hóa Việt được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Quan niệm thứ nhất: đó là “đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt” [40, tr123]

Quan niệm thứ hai: “Văn hóa Việt Nam là toàn bộ nền văn hóa của dân tộc Việt Nam sinh sống trên đất Việt, chỉ có nền văn hóa của mỗi dân tộc, không có văn hóa quốc gia/ dân tộc”

Quan niệm thứ ba: “Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa quốc gia/dân tộc, nền văn hóa dân tộc thống nhất được hình thành trên cơ sở các sắc thái văn hóa đa dân tộc Khái niệm quốc gia/ dân tộc dùng để chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân của quốc gia đó bị ràng buộc với nhau bởi các yếu tố tạo nên một quốc gia Khái niệm này hiện là khái niệm phổ biến nhất trong giới nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội hàm của văn hóa Việt Nam sẽ theo khái niệm thứ ba

là văn hóa Văn hóa Việt Nam được trình bày theo chiều hướng văn hóa dân tộc” [50, tr 214]

Văn hóa Việt Nam theo quan niệm văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ

sở các sắc thái của văn hóa dân tộc, được biểu hiện ở ba đặc điểm chính:

Đặc điểm thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng về nhiều mặt, Mỗi dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có những phong tục tập quán, có các lễ hội khác nhau và đa số là hướng tới cái tốt đẹp

Họ có chung niềm tin vào cái Thiện, cái Tốt, cái Đẹp và nhìn cung các tôn giáo chân chính cung như vậy, giáo lí đều hướng con người đến Chân, Thiên,

Mỹ

Trang 21

Đặc điểm thứ hai: Mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có những đặc trưng riêng, điều này là bởi những sự khác biệt về địa hình, địa chất, khí hậu cũng như sự phân bố các cộng đồng dân cư trên lãnh thổ Việt Nam

Đặc điểm thứ ba: Trong sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, các vùng miền và cả giữa các quốc gia, đặc biệt Việt Nam có biên gới rất dài với Trung Quốc và chịu hàng nghìn năm đô hộ của phương Bắc, nên văn hóa Việt nam cũng có những biến động, có só sự đảo thải cũng như bổ sung các yếu tố mới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa dân tộc

Nhìn từ bên ngoài, một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam bao gồm thờ thờ cúng tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng

và gia đình, quan hệ làng xã, những nét đẹp trong cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày…

1.1.2 Quan hệ giữa văn học và văn hóa

Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Đỗ Thị Minh Thúy chỉ ra

rằng: “Đặt văn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của

văn hóa tới văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị,… tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác động đến văn học,

ở quan hệ đặc biệt văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vao trò đại diện cho văn hóa.” [54; tr 239.]

Văn học là thành tố cơ bản của văn hóa, văn học là sự ghi chép, phản ánh hiện thực của cuộc sống trên quan điểm của các tác giả văn học, và vì thế

nó có phản ánh một các chân thực nền văn hóa dân tộc trên nhiều phương diện như truyền thống văn hóa, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, tri thức dân gian,, các danh thắng, đền đài,… Có thể thấy, xét về một ý nghĩa nào đó, tác giả văn học là người đã dùng văn học để viết nên lịch sử tâm hồn dân tộc mình để thức nhận những kí ức văn hóa dân tộc nơi người đọc Khi tiếp cận các tác phẩm văn học cũng cũng đồng nghĩa là tiếp xúc với

Trang 22

những giá trị văn hóa của xã hội được nhà văn phản ánh, đặc biệt là đối với

những tác phẩm văn học viết về các đề tài liên quan đến văn hóa như các

truyền thuyết lịch sử, lễ hội, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, …

Những tác phẩn văn học viết về các truyền thuyết lịch sử, lễ hội, phong

tục, tôn giáo, tín ngưỡng, được các nhà nghiên cứu văn hóa học ứng dụng rất

quan tâm Bởi, theo D.C.Likhachốp: “Trong khi kiếm tìm những đặc điểm

của nền văn hoá, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết Văn học nói thay cho văn hoá dân tộc giống như con người nói thay cho tất cả những gì trong trời đất Vì vậy, những biến động, những thay đổi, tiến triển trong đời sống văn hoá dân tộc cũng sẽ kéo theo sự chuyển đổi, phát triển của lịch sử văn học dân tộc.”

Từ đó có thể thấy một các rõ ràng, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại vưới nhau Trong số đó, văn hóa vẫn giữ vai trò tiền đề văn học, văn hóa cung cấp tư liệu, vốn sống, tri thức, từ đó khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhà văn Dưới góc độ lịch sử phát triển của văn học, các nhà nghiên cứu thấy rằng văn học luôn chịu ảnh hưởng của những thay đổi của lịch sử, xã hội và văn hóa Dưới góc độ văn hóa ứng dụng, khi xem xét mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là một công việc mang ý nghĩa khoa học, và ý nghĩa thực tiễn, không chỉ giúp lý giải mối quan

hệ giữa văn học và văn hóa Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn hoá cũng là nghiên cứu các khía cạnh giá trị của văn hóa được phản ánh trong văn học

Văn hóa và văn học có mối quan hệ qua lại với nhau Văn học phản ánh cuộc sống cũng như văn hóa, để ứng dụng văn hóa vào nghiên cứu văn học, người ta cần có kiến thức trước hết là về văn học, văn hóa của đất nước mình ngoài ra cũng rất cần kiến thức về văn học, văn hóa của các nước khác, dù không phải toàn bộ những cũng phải đủ để so sánh, đối chiếu Nắm được các

Trang 23

giá trị văn hóa là tiền đề cho việc ứng dụng văn hóa vào nghiên cứu văn học

Để luận giải các vấn đề văn hóa được phản ánh trong tác phẩm văn học dưới góc độ văn hóa ứng dụng, không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức văn hóa, mà vấn đề quan trọng nữa là phải có kiến thức cơ sở lí luận của phương pháp nghiên cứu liên ngành trong mối quan hệ giữa văn học, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác

Văn hóa là một trong những phẩm chất mang tình đặc trưng, riêng chỉ

có ở con người, các tác phẩm văn học khi tái hiện các hoạt động, ứng xử của con người đồng nghĩa với việc phản ánh văn hóa Vì vậy, ứng dụng văn hóa trong nghiên cứu văn học xét đến cùng cũng chính là nhằm khám phá các giá trị văn hóa được lưu giữ trong các tác phẩm văn học, từ đó góp phần tái hiện

và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.3 Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa- một hướng tiếp cận khoa học, phù hợp

Nghiên cứu các tác phẩm văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa là phương pháp nghiên cứu được được quan tâm bởi nhiều lí do:

Thứ nhất, Xét về bản chất: văn học phản ánh cuộc sống con người và cũng đồng thời phản ánh văn hóa Văn học là thành tố cơ bản của văn hóa Năm 1993, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khoá VII đã viết: “Văn học nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của

nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân – thiện – mĩ”

Con nhà nghiên cứu triết học, văn học và các khoa học nhân văn nổi tiếng M

Bakhtin cho rằng: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá

Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên v n của toàn bộ văn hoá một thời đại trong đó nó tồn tại Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hoá” Các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất khẳng định mối quan hệ

mật thiết, qua lại giữa văn hóa và văn học Mối quan hệ này là trên cơ sở bản

Trang 24

chất nội dung phản ánh của văn học Đây chính là cơ sở thực tiễn và cũng đồng thời là cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa văn học và văn hóa Quá trình phản ánh hiện thực cuộc sống con người, xã hội, lịch sử văn học cũng đã ghi lại tiến trình văn hoá của cả loài người, trong đó đời sống con người và xã hội

là đối tượng trung tâm Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Văn học là tấm gương

của văn hoá” và “Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá

qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn” [34, tr46] Cụ thể hơn, Trần Nho

Thìn cho rằng: “Văn học phản ánh văn hoá, chính là phản ánh, biểu hiện con

người mà thực chất là sự phản ánh văn hoá người, năng lực người kết tinh trong các hiện tượng đời sống” [50, tr158] Còn Đinh Thị Minh Hằng thì viết:

“văn học phản ánh con người và đời sống xã hội, tức là phản ánh môi trường

văn hoá, trong đó có những mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội.” [7, 652] Có thể khẳng định rằng, tất cả các hoạt động của con người từ

hành động nhận thức, hành động khai thác, các hoạt động trong cuộc sống, lao động sản xuất, các hoạt động nghệ thuật, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội kể cả chiến tranh,… đều là liên quan và đều thể hiện văn hóa, khi nó được văn học phản ánh vào các tác phẩm văn học thì có thể sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của văn hóa học, bởi như đã nói, khi phản ánh các các hiện thực xã hội thì đồng thời văn học cũng đã phản ánh văn hóa

xã hội

Bên cạnh mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, thì trong thực tiễn nhiều năm nay, văn hóa đã được các quốc gia trên thế giới đặt vào sự quan tâm hàng đầu; được coi là là cơ sở, động lực và mục tiêu của sự phát triển của

các quốc gia Theo Trần Đình Sử: “xu thế toàn cầu hoá trong thế kỉ XXI đưa

lại sự phát triển tăng tốc về kinh tế, tăng cường về thức một thế giới hoàn chỉnh và tư duy con người càng được mở rộng về không gian, văn hoá toàn cầu càng có những dấu hiệu dung hoà hơn.” [44, tr 21] Đặc biệt, trong bối

cảnh xã hội hiện nay, cùng với sự bùng nổ của Internet thì ranh giới văn hóa

Trang 25

giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các dân tộc hầu như bị xóa nhòa Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cũng dành sự quan tâm đúng mực đến việc “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đặc sắc dân tộc trong xu thế hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế” Các nhà văn, trong quá trình phản ánh, tái hiện hiện thực xã hội đa dạng, phong phú của nhiều phương diện cuộc sống đã có

sự quan tâm phản ánh văn hóa, tạo nên những nét riêng của mỗi tác phẩm của mình Họ vừa có sự kế thừa nền văn hóa nghìn năm của dân tộc và vủa có sự xây dựng, bổ sung những yếu tố hiện đại để ngày càng làm phong phú thêm các yếu tố văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa mới vừa mang những đặc trưng truyền thống, vừa mang những nét hiện đại trong sự giao lưu, hòa nhập giữa các nền văn hóa của các quộc gia trên thế giới

Bên cạnh đó, cuộc sống xã hội luôn có sự biến động, thay đổi không ngừng đã tác động mạnh mẽ đến các nhà văn cũng như sự phát triển của các tác phẩm văn học của các nhà văn đó Các nhà văn muốn khẳng định được mình luôn cần có sự sáng tạo, tìm tòi, luôn phải làm mới mình, làm mới tác phẩm để đem đến cho người đọc những khám phá mới về hiện thực cuộc sống con người, xã hội, và thực tế cho thấy chỉ những nhà văn dám nghĩ, dám viết, dám thay đổi từ đề tài, chủ đề, phương thức phản ánh hiện thực mới

có thể xác lập được các giá trị chân chính cho các tác phẩm của mình Mỗi nhà văn lại có góc nhìn, quan điểm, phương thức phản ánh khách nhau khi tiếp cận tiếp cận hiện thực cuộc sống và cũng vì thế mà việc phản ánh văn hóa, trong một môi trường văn hóa, với những con người- nhân vật văn hóa

cụ thể sẽ trở nên đa dạng, phong phú và là mảnh đất màu mỡ cho người nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

Hơn nữa, phương pháp liên ngành là một phương pháp nghiên cứu đã

và đang trở nên phổ biến trong nghiên cứu khoa học hiện nay, nó được áp

Trang 26

dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả của nó Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, của Internet toàn cầu cũng như sự phát triển của kinh tế, khoa học

kĩ thuật, trình độ của con người càng cao thì nhu cầu hiểu biết của côn người càng nhiều, càng đa dạng và cũng từ đây đã đặt ra yêu cầu đối với các nhà nghiên cứu, đòi hỏi các nhà nhiên cứu phải có cách tiếp cận mới, đó chính là

“tiếp cận liên ngành” Có thể “tiếp cận một đối tượng theo nhiều cách từ dữ liệu

từ các chuyên ngành khác nhau là kiến thức đa miền và tư duy phức tạp Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa Văn học là một ngành gần với văn hóa học, giữa hai ngành này có sự tác động qua lại Nghiên cứu văn học từ góc

độ văn hóa là một cách tiếp cận liên ngành giữa văn học và văn hóa học.” [44, tr.182] Trong thực tế, việc vận dụng kiến thức đa ngành được các nhà nghiên cứu vận dụng từ lâu, và đã chứng minh được tính hiệu quả, sáng tạo Mỗi nhà nghiên cứu sẽ có những cách thức tiếp cận liên ngành khác nhau, mở mỗi mức

độ khác nhau, nhằm đến những mục đích khác nhau tùy theo năng lực, nhu cầu nghiên cứu của họ Trong các môn khoa học xã hội thì văn học, văn hóa được nhiều nhà nghiên cứa quan tâm và ứng dụng khá hiệu quả

Từ những nguyên nhân trên, có thể khẳng định, việc nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa là cần thiết và đảm bảo tính khoa học, hiệu quả

1.2 Khái quát bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX và tác phẩm Vũ trung tùy bút

1.2.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX

Chế độ phong kiến ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao về mọi mặt vào thế kỉ

XV Đến thế kỉ XVI, XVII nó đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, từng bước tiến tới sự suy thoái Những dấu hiệu bắt đầu là những mâu thuẫn nội bộ giữa các tập đoàn phong kiến và chính từ nội bộ của tập đoàn phong kiến Ðây là hai thế kỉ của loạn lạc, nội chiến Sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam gia đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX đã đến mức không thể cứu

Trang 27

vãn, nó đã bước vào thời kì khủng hoảng nghiêm trọng, báo trước cho sự sụp

đổ toàn diện của nó vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Sự khủng hoảng này thể hiện trên nhiều phương diện của đời sống xã hội cũng như trong toàn bộ

cơ cấu của chế độ phong kiến

Kinh tế: Trong giai đoạn này nông nghiệp vẫn là thành phần kinh tế cơ bản của đất nước, tuy nhiên hầu như không có sự phát triển đáng kể nào Kinh

tế sản xuất hàng hóa bị phong tỏa, bị hạn chế dẫn đến từng bước bị thui chột, không thể phát triển

Chính trị: Khi kinh tế yếu kém sẽ dẫn đến sự mất ổn định về chính trị Những mâu thuẫn, xung đột mang tính bản chất, vốn có từ lâu trong chế độ phong kiến Việt Nam đã bùng nổ dữ dội

Văn hóa: Chính quyền nhà Nguyễn có chính sách cấm đoán về nhiều phương diện của tư tưởng, hạn chế việc dùng chữ Nôm

Có thể thấy, trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trở nên khủng hoảng nghiêm trọng Nó được biểu hiện ở những cuộc nổi dậy, đấu tranh mạnh mẽ của phong trào nông dân khởi nghĩa Những cuộc khởi nghĩa, đấu tranh trong nhân dân mà chủ yếu là nông dân xảy ra liên tục, mạnh mẽ, rộng khắp Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với những những thắng lợi to lón, trở thành trang sử vàng của dân tộc: “Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến trong nước; chiến thắng hơn hai mươi vạn quân Thanh sang xâm lược, xây dựng một vương triều mới với những chính sách tiến bộ” Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa này chỉ như một tia chớp lóa lên trong đêm đông, vua Quang Trung chỉ giữ quyền trong thời gian ngắn Sau khi Quang Trung chết, nội bộ nhà Tây Sơn lại nảy sinh mâu thuẫn, xung đột và từng bước suy yếu Chớp thời cơ ấy, Nguyễn Ánh đã quay trở lại đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (năm 1802) Trong giai đoạn đầu, nhà Nguyễn đã thực hiện được một số chính sách đổi mới tương đối

Trang 28

tiến bộ, nhưng về sau nhà Nguyễn cũng không tránh khỏi con đường suy thoái tất yếu của chế độ phong kiến

Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam xuất hiện tương đối sơm (từ khoảng thế

kỉ XVI, thế kỉ XVII) đã có nhiều thành tựu phát triển quan trọng, nhưng về sau, do những sai lầm của giai cấp thống trị kìm hãm nên nó không thể trở thành một cơ cấu kinh tế mới và tạo ra một giai cấp mới (giai cấp tư sản như các nước phương tây), tuy nhiên nó cũng góp phần phát triển bộ phận thương nhân, thợ thủ công ở các thương cảng, đô thị Bộ phận này do điều kiện sinh hoạt kinh tế của họ đã phần tách ra khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, do đặc điểm của họ là cuộc sống đi lại nhiều, giao tiếp rộng, trong đó có giao tiếp với người nước ngoài nên họ có những thay đổi về tư tưởng, tình cảm khác với người nông dân, họ có những suy nghĩ, ứng sự, tư tưởng tự do hơn so với những người nông dân vốn bị trói buộc vào làng quê, hơn cả nho sĩ vốn bị rập khuôn giáo điều, cứng nhắc Chính bộ phận thương nhân, thợ thủ công đã tạo

ra những thay đổi trong đời sống tinh thần của xã hội đương thời

Về mặt lịch sử, đây là thời kì mà cả dân tộc ta đau thương nhưng quật khởi, mang đậm tính bi tráng Nếu xét về phía giai cấp thống trị thì đây là sự tan rã, sụp đổ về nhiều mặt của kỉ cương, của lễ giáo, pháp luật, đạo đức xã hội, Nếu xét về phía đại đa số người dân lao động thì đây là giai đoạn người ta đã ý thức được vai trò, vị trí của mình để đứng lên đấu tranh đòi quyền sống, đòi quyền bình đẳng

Trong giai đoạn này, mặc dù xã hội Việt Nam có rất nhiều thay đổi, biến động chưa có những đột phá đủ mạnh để thay đổi bản chất, vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái Tuy vậy phong trào đấu tranh mạnh mẽ của của nhân dân trong suốt thời gian dài cũng đã khơi dậy tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, khơi dậy những khát vọng chính đáng, làm tiền

đề cho sự phát triển tư tưởng mới, phẩm chất mới của con người Việt Nam

Trang 29

Trong suốt chiều dài lịch sử của các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Nho giáo luôn được đề cao, được xác lập làm ý thức hệ chính thống, trong văn hóa, trong giáo dục, và các lĩnh vực khác của đời sống đều coi trọng Nho giáo Trong những thì kì trước, khi chế độ phong kiến đang phát triển vững mạnh và quyền lợi cơ bản của giai cấp thống trị còn gần với quyền lợi của đất nước, của dân tộc thì Nho giáo vẫn thể hiện được vai trò của mình Nhưng đến cuối thế kỉ XVIII, nửa cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến đã bước vào thời khủng hoảng, kì suy vong thì Nho giáo cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém và bị phê phán, đả kích, làm cho ý thức hệ phong kiến từng bước tiến đến sự phá sản nghiêm trọng, đồng thời với nó là sự trỗi dậy của tư tưởng nhân văn tiến bộ Ý thức hệ Nho giáo với tam cương, ngũ thường dần dần bị mất đi những giá trị tiến bộ, cốt lõi Sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến các nho sĩ – vốn là nòng cốt của lực lượng sáng tác văn học giai đoạn này Phạm Đình Hổ cũng như các nhà nho chính thống sống theo lí tưởng Nho giáo và có tư tưởng hoài vọng nhà Lê, chống chúa Trịnh,

họ đặc biệt phê phán sự lấn quyền của chúa Trịnh đối với vua Lê trong bối cảnh “lưỡng đầu chế”, đã có vua, lại có chúa Vua Lê bị chúa Trịnh lấn át, không có thực quyền, trở thành bù nhìn Các nhà nho dù bất đồng chính kiến, hướng về vua Lê nhưng vẫn không dám lên tiếng, thậm chí do cuộc sống mà nhiều người vẫn phải phục tùng chúa Trịnh Thế giới quan, nhân sinh quan của Phạm Đình Hổ vẫn xuất phát từ nền tảng cơ bản là những chuẩn mực của Nho giáo để từ đó ông phản ánh, đánh giá, phê phán những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống đương thời Có thể thấy, mục đích của Phạm Đình Hổ khi viết về hiện thực thế kỷ XVIII là phê phán những cái sai lệch, tha hóa để bảo vệ lý tưởng của mình, bảo vệ Nho giáo

Khi chứng kiến sự sụp đổ của Nho giáo, những nhà nho chân chính cảm thấy tư tưởng trở nên bế tắc, hoang mang, không xác định được đường đi cho chính bản thân mình Họ không còn lí tưởng, niềm tin, vào minh quân, minh

Trang 30

chúa, đa số đã cáo quan xin về ở ẩn với suy nghĩ là để bảo vệ khí tiết, nhân cách của nhà Nho chân chính

Khi lí tưởng, ý thức hệ của Nho giáo sụp đổ, thì tư tưởng đấu tranh để khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc, để bảo vệ những giá trị, phẩm chất con người đã trở thành một khuynh hướng phổ biến, mà sự thể hiện cụ thể là phong trào đấu tranh của nông dân, những người bị áp bức bóc lột đã liên tiếp nổ

ra trong hàng trăm năm liên tiếp, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo, Ðạo giáo cũng như sự hình thành tư tưởng thị dân đã có tác động tích cực đến sự kết tinh của truyền thống nhân đạo, nhân văn trong văn học dân tộc

Truyền thống nhân đạo, nhân văn trong văn học dân tộc với những biểu hiện cụ thể là sự tố cáo, lên án những thế lực thống trị, áp bức, những hiện thực cuộc sống đương thời chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng của con người; là đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng; khẳng định

sự phát triển cá nhân; là thái độ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp; là thái độ cảm thông, chia sẻ, xót thương, đối với những số phận bất hạnh, những nạn nhân của xã hội phong kiến đương thời

Có thể thấy, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, toàn diện của nền văn hóa dân tộc, với những thành tựu có thể kể đến như:

Khoa học xã hội: Nghiên cứu lịch sử, địa lí có thành tựu to lớn mà tiêu biểu là các công trình của Lê Quí Ðôn và Phan Huy Chú

Khoa học tự nhiên: Ngành y có những đóng góp quan trọn, tiêu biểu là các nghiên cứu của Lê Hữu Trác

Về văn học, nghệ thuật: Ở Ðàng Ngoài có thành công của thể loại Chèo; ở Ðàng Trong có sự thành công của thể loại Tuồng; văn học chữ Nôm được các học giả quan tâm hon, coi trọng hơn và trở nên phát triển mạnh, để lại những tác phẩm có giá trị lớn cho văn hoc dân tộc Ngoài ra, các hoạt động

về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo có để lại nhiều dấn ấn quan trọng

Trang 31

Nền văn hóa giá đoạn này mặc dù vẫn tiếp nhận văn hóa Trung Quốc nhưng đã từng bước thoát li tính chất nô lệ, sùng ngoại để tiếp nhận những tinh hoa sáng tạo của văn hóa nước ngoài, thể hiện ở thái độ nhìn nhận, cách đánh giá lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc của các tác giả văn học Nhà nghiên

cứu Lê Quí Ðôn trong Toàn Việt thi lục lệ ngôn đã viết: “Nước Việt Nam từ

khi mở cõi văn minh không thua kém gì Trung Hoa”

1.2.2 Khái quát tình hình văn học và thể loại truyện kí Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX

Trong suốt thời kì phong kiến Việt Nam, văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX là đã đạt đến đỉnh cao nhất của nền văn học

dân tộc Chính vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã gọi “là giai đoạn văn học

cổ điển Việt Nam” Trong phạm vi nghiên cứu này tạm hiểu khái niệm “giai

đoạn văn học cổ điển Việt Nam” ở đây là một di sản văn học của dân tộc Việt Nam, được kiểm chứng qua thời gian, đã được xác lập và khẳng định các giá trị ưu tú

So với văn học trước đó, giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế

kỉ XIX này thì lực lượng sáng tác đã có sự đổi mới về lượng và chất Nếu từ thế kỉ X đến thể kỉ XV dưới thời Lí, lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư, đến thời nhà Trần thì bổ sung thêm các nhà nho, giai đoạn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII thì các nhà nho và các nho sĩ ở ẩn vẫn là lực lượng sáng tác chính thì đến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, lực lượng sáng tác (gồm cả nho sĩ thuộc tầng lớp trên, nho sĩ quan liêu, nho sĩ bình dân với vị trí đáng kể) đã có những thay đổi về kiến thức về văn hóa được, về vốn sống dẫn đến những sự thay đổi đáng kể trong quan niệm sáng tác Nếu trước đó, quan niệm truyền thống của các nhà nho Việt là “văn dĩ tải đạo”, “thi ngôn chí” thì đến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, các nhà văn, nhà thơ mặc dù chưa hoàn toàn thoát khỏi quan niệm ấy,

Trang 32

nhưng cũng đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ khuynh hướng hướng tới con người bình thường, con người cá nhân, hướng tới cuộc sống xã hội của quần chúng nhân dân, đây cũng là một nguyên nhân chính của sự phát triển đẹp đẽ, rực rỡ của văn học giai đoạn này Từ quan niệm sáng tác chứa chan bản sắc nhân văn đó người ta chia văn học giai đoạn này làm ba khuynh hướng chính

- Khuynh hướng nhân đạo chủ nghĩa phê phán, tố cáo hiện thực Ðây là khuynh hướng chủ đạo, nổi bật, để lại nhiều thành tựu của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX Khuynh hướng này thu hút nhiều tác giả tiến bộ, tài năng mà khi đi vào đời sống xã hội, đời sống cá nhân họ lại

có những tương đồng với đổi mới xuất phát từ yêu cầu dân chủ, nhân đạo của thời đại Nội dung của khuynh hướng văn học này tập trung vào phê phán hiện thực và đề cao con người cá nhân, đề cao cuộc sống con người

- Khuynh hướng hiện thực: Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX đã chú trọng đến tính hiện thực, có thể thất trong những tác phẩm văn xuôi viết theo thể kí đã phản ánh sâu sắc bản chất thối nát của

xã hội, của giai cấp thống trị đương thời Ví dụ Hoàng Lê nhất thống chí là sự

tái hiện chân thực, sinh động về triều đình phong kiến lúc bấy giờ Vua thì bù nhìn, chúa Trịnh nắm quyền hành gây bè kết đảng Quan lại thì bất tài, cơ hội chủ nghĩa, mua quan bán tước (Được thể hiện rất chi tiết trong tập bút kí

Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.)

Trong văn thơ viết bằng chữ Hán, các nhà thơ như Nguyễn Du, Cao Bá Quát,… cũng tập trung đã đi sâu miêu tả cuộc sống của người dân đương thời một cách chân thực, sinh động về sự đói khổ của nhân dân lầm than, sự đối lập giữa cuộc sống đói khổ của người dân với sự xa hoa, phè phỡn, lãng phí của quan lại

Trang 33

Trong các sáng tác bằng chữ Nôm, có thể kể đến khúc ngâm “Chinh

phụ ngâm” tố cáo chiến tranh phong kiến làm tan vỡ hạnh phúc, tình yêu của

tuổi trẻ “Cung oán ngâm khúc” là lời lên án, tố cáo chế độ cung tần khắc

nghiệt làm cho bao cô gái tài sắc trở thành tàn lụi, héo hắt Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói bi thiết tố cáo chế độ đa thê, đồng thời là tiếng nói thể hiện

sự phản kháng trong xã hội phong kiến Nguyễn Du với Truyện Kiều, thông

qua cuộc đời của nàng Kiều đã bày tỏ niềm xót thương với những con người tài sắc mà bạc mệnh, từ đó góp phần tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người

Đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là quan tâm phản ánh con người cá nhân và quan tâm nhiều hơn về cuộc sống thường nhật Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh chế độ phong kiến đã đi qua thời đỉnh cao và đang đi tới suy vong, ý thức hệ phong kiến đã không còn là điểm tựa, trào lưu nhân văn trong các sáng tác văn học xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy mà văn học giai đoạn này mang một đặc trưng nổi bật,

đó là sự khám phá, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh con người và những khát vọng chính đáng của con người Khi khám phá con người, văn học giai đoạn này đã chú trọng đến hình ảnh người phụ nữ (điều ít thấy trong văn học trước đó) làm đối tượng phản ánh Có thể kể đến

nhiều tác phẩm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, các sáng tác của

Hồ Xuân Hương, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Truyện Kiều Nguyễn Du,

và ngoài ra còn nhiều truyện thơ Nôm khác đều tập trung phản ánh những khát vọng, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người

Trong giai đoạn này, văn học dân tộc có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật Có thể thấy, cả hai bộ phận văn học Hán và Nôm đều có thành tự quan trọng, đặc biệt là bộ phận văn học Nôm đã có những thành tự mang tính bước ngoặt, đánh dấu sự phát triển vượt bậc, khẳng định sự thành công đang kinh ngạc của văn học Nôm Thành công của

Trang 34

bộ phận văn học chữ nôm có nguyên nhân chính là do sự thanh đổi của đội ngũ sáng tác, xuất phát từ việc nông thôn được mở rộng việc học và do những tác động của đời sống đã thay đổi quan niệm sáng tác

Nội dung và hình thức đã có sự phát triển, đổi mới và hoàn thiện mặc

dù, trong một chừng mực nào đó vẫn chưa thoát ra khỏi hạn chế của thời đại

và giai cấp xuất thân quy định

Văn học giai đoạn này là đã khắc họa thành công hình tượng trung tâm

là người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp, đã quan tâm phản ánh tâm trạng nhận vật với những niềm vui, nỗi buồn cụ thể của nhân vật

Ở giai đoạn văn học này có hiện tượng: trong cùng một tác giả hoặc trong cùng một tác phẩm có thể đồng thời tồn tại những tư tưởng, khuynh hướng rất phức tạp, thậm chí đối lập nhau Trong đó nổi bật là khuynh hướng phê phán hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa

Về hình thức:

Thể loại: Trong giai đoạn này đánh dấu sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện của những thể loại truyền thống, đáng chú ý là truyện thơ Nôm và khúc ngâm đã đạt được những thành tựu xuất sắc, đã xuất hiện nhiều truyện thơ

Nôm rất thành công mà đỉnh cao là Truyện Kiều

Trang 35

Truyện và kí chữ Hán có sự mở rộng về quy mô, tiến gần đến thể loại tiểu thuyết

Thơ Ðường luật với sự Việt hóa của các tác giả tài năng đã có sự phá cách và trở nên mềm mại

Nghệ thuật sân khấu Thể loại Chèo phát triển mạnh ở Đàng Ngoài, còn

Ở Ðàng Trong thì đã có những thành công mẫu mực ở thể loại Tuồng

Thể ca trù xuất hiện từ thế kỉ XVI nhưng không trở nên phổ biến, phải đến đầu thế kỉ XIX nó xuất hiện trở lại và được nhiều người quan tâm sử dụng Đây là một thể thơ trữ tình ngắn, có lợi thế hơn thơ Ðường luật ở chỗ

có dung lượng lớn hơn và ít bị gò bó về vần, luật, niêm, đối như thơ Đường luật Tiêu biểu cho thể loại này có thể kể đến như các sáng tác của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh

Phương pháp sáng tác: Văn học giai đoạn này vẫn mang tính quy phạm, công thức, ước lệ, tuy nhiên đã từng bước có sự phá vỡ quy phạm, thoát ra khỏi những khuôn sáo của ước lệ, tượng trung, sùng cổ, phi ngã Ngoài ra có

sự phát triển rõ nét của khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa mà tiêu biểu là hai

tác phẩm nổi tiếng là Truyện Kiều của Nguyễn Du và Hoàng Lê nhất thống

chí của Ngô gia văn phái

Ngôn ngữ: Có sự phát triển đáng kể so với giai đoạn trước, đặc biệt là trong văn học Nôm, các tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn, phát huy, phát triển những ưu việt của tiếng Việt trong các sáng tác của mình, xu hướng bình dị trở nên phổ biến, gần gũi với dân tộc, với đời sống ngày, xu hướng này được nhiều nhà thơ quan tâm tiếp nối phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và rõ rệt hơn trong giai đoạn này

Có thể khẳng định: văn học và thể loại truyện kí Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX là giai đoạn thành công của thành phần văn học viết, có

Trang 36

thể coi đây là giai đoạn mang tính nền móng để nền văn học dân tộc từng bước tiến đến hiện đại hóa văn học sau này

1.2.3 Phạm Đình Hổ và Vũ trung tùy bút

1.2.3.1 Tác giả Phạm Đình Hổ

Phạm Đình Hổ, tự Tùng Niên, Bỉnh Trực, bút hiệu Đông Dã Tiều, biệt hiệu Chiêu Hổ tiên sinh, là một danh sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX

Phạm Đình Hổ sinh năm 1768, quên gốc ở hương Đan Loan,

huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Bình

Giang, tỉnh Hải Dương) Ông là ấm sinh trong một gia đình truyền thống học

hành khoa bảng, cha của ông là Phạm Đình Dư từng đỗ cử nhân, làm đến Tuần phủ Sơn Tây, sau về nghỉ ở phường Hà Khẩu (hiện nay là phố Hàng Buồm, thành phố Hà Nội)

Phạm Đình Hổ bộc lộ ý chí từ rất sớm Ông cho rằng: “Làm người con

trai phải lập thân hành đạo Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời…” Tuy nổi tiếng

học rộng, hiểu nhiều nhưng ông không thành công trong con đường khoa bảng (cao nhất là đỗ đến sinh đồ)

Khi nhà Lê trung hưng tan rã, nhà Tây Sơn lên cầm quyền, Phạm Đình

Hổ dạy học ở quê, cuộc sống cơ hàn, vất vả Đến khi Gia Long lên ngôi và khôi phục lại việc thi cử, học hành ông đã tham dự thi Hương ba lần, nhưng

cả ba lần đều không đỗ Ông về ở trong thành Thăng Long mở lớp dạy học, bắt đầu công việc ghi chép, biên soạn sách

1.2.3.2 Tác phẩm Vũ trung tùy bút

Vũ trung tùy bút, với nghĩa đen là “tùy bút viết trong khi mưa”, được

Phạm Đình Hổ viết khoảng thời Lê mạt - Nguyễn sơ, phản ánh những sự việc xảy ra trong giai đoạn cuối nhà Lê và trong thời Tây Sơn

Trang 37

Mặc dù tác giả gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không

giống như những tác phẩm tùy bút hiện đại thời nay, mà mang ý nghĩa là

“muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc”

Tác phẩm Vũ trung tùy bút, theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam

văn học sử yếu, tr 328-329 có thể phân ra làm tám loại sau:

“- Tiểu truyện các bậc danh nhân: Phạm Ngũ Lão, Lý Đạo Tái, Truyện vua Lê Lợi, Đoàn Thượng,

- Ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng cảnh: Cảnh chùa Sơn Tây, Đền Đế Thích,

- Ghi chép các việc xảy ra ở cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Cuộc bình văn trong nhà Giám,

- Khảo cứu về duyên cách, địa lí: Thay đổi địa danh, Xứ Hải Dương,

Xứ Đường An, Tên làng Châu Khê,

- Khảo về phong tục: Hoa thảo, Cách uống chè, Nón đội, Mẹo lừa, Trộm cắp, Thần trẻ con, Tệ tục, Thần hổ,

- Khảo về học thuật: Học thuật, Lối chữ viết, Âm nhạc, Các thể văn,

- Khảo về lễ nghi: Lễ tế giao, Lễ nhà miếu, Lễ sách phong,

- Khảo cứu về điển lệ: Khoa cử, Phép thi, Quan chức, ”

Nguyễn Lộc trong “Lời bạt” của ông, (in sau sách Vũ trung tùy bút do

NXB Trẻ Hội Nghiên cứu giảng dạy Văn học TP HCM, in lại năm 1989, tr 214.) chỉ phân ra làm bốn loại, đó là:

“- Ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ, từ việc trong phủ chúa đến trong cuộc sống đời thường

- Bàn về các thứ: lễ, tệ tục, thi cử, phong tục, âm nhạc, chữ viết

- Viết về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử

Trang 38

- Một số sự việc linh tinh khác.”

Trong Từ điển Văn học (bộ mới) xuất bản năm 2004, Nguyễn Phương

Chi, cũng phân ra bốn loại, nhưng khác hơn trên, đó là:

“- Một, phần lớn sách dành cho các bài nghiên cứu phong tục và các biến thiên của nó qua các thời đại Ở phần này, tác giả phê phán việc thờ cúng nhảm nhí, cũng như nhiều hủ tục cưới xin, ma chay, đình đám khác

- Hai, một số mẩu kí sự hồi ức, cố sự, trực tiếp phản ánh sinh hoạt xã hội nhiều rối ren, biến động ở xã hội Đàng Ngoài thời Lê mạt

- Ba, một số truyện miêu tả và thưởng ngoạn thiên nhiên với con mắt nhà nghệ sĩ Và qua đó, tác giả gửi gắm những tình cảm sâu nặng đối với quê hương

- Bốn, một số bài dành để phân tích một số hiện tượng, đặc điểm cùng

sự phát triển của các thể tài văn học Việt Nam.”

Trong “Từ điển Văn học”, Nguyễn Phương Chi nhận xét rằng “dẫu

những nhìn nhận, suy nghĩ, chiêm nghiệm của ông ở một vài chỗ còn có phần thiên lệch, bảo thủ; song nhìn chung tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh chân thực của đoạn đường lịch sử với nhiều biến động xã hội và chính trị phức tạp Cùng với Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự; Vũ trung tùy bút là thiên kí tiêu biểu xuất sắc của mảng văn xuôi giàu tính hiện thực của văn học Việt Nam thế kỉ 18 ”

Theo Nguyễn Lộc, “những tư liệu chứa trong Vũ trung tùy bút đều rất cần thiết cho những người viết tiểu thuyết lịch sử, dựng phim, nghiên cứu sử, dân tộc học, xã hội học Điều cần nói nữa, đó là những nội dung ấy bao giờ ông trình bày cũng giản dị, sinh động và hấp dẫn Và rải rác trong hầu hết các truyện, Phạm Đình Hổ đều gửi gắm những nỗi niềm tâm sự, những suy nghĩ của ông về cuộc đời, về thế thái nhân tình…”

Có thể coi Vũ trung tuỳ bút như một cuốn ghi chép lại những hiện thực

trong cuộc sống đã gợi cảm hứng cho tác giả, từ câu chuyện tự thuật cuộc đời

Trang 39

cho đến các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử đến bàn về các nghi lễ, phong tục,

tập quán, thói quen văn hóa, nghệ thuật Vũ trung tùy bút ghi chép những hiện

thực “tai nghe mắt thấy”, hoặc theo trí nhớ, hoặc theo lời kể của người khác, hoặc khảo cứu qua sách vở, nội dung phong phú, sinh động, phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội nước ta vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Lịch sử nước ta thời kì này là một thời kì chiến tranh, loạn lạc liên miên, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra triền miên, đời sống nhân dân lầm than, khổ cực Trong khoảng hai mươi lăm năm (từ Tây Sơn Nguyễn Nhạc xưng vương năm 1778 đến Gia Long Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802) nước Việt Nam ta mấy lần thay vua đổi chủ, làm cho lòng người không ổn định, khi Tây Sơn tấn công tiêu diệt họ Trịnh, những cựu thần nhà

Lê và các sĩ phu Bắc Hà, có người ra phò Tây Sơn, có người thì đi ở ẩn Ngay trong Nam cũng có nhiều người tự trốn tránh, không ra cộng tác với triều Tây Sơn Khi vua Gia Long đã thành công, thống nhất đất nước nhưng ngoài Bắc cũng còn những trí thức tưởng nhớ nhà Lê, chưa toàn tâm, toàn ý cộng tác,

phụng sự triều đình nhà Nguyễn Những ghi chép trong Vũ trung tùy bút là

những điều tác giả được mắt thấy tai nghe từ chốn kinh kì phồn hoa cũng như nơi nhà quê, ruộng đồng, từ cung son lầu vàng đến mái tranh dân dã, chốn tường ốc cũng như nơi chợ búa,…, và với đủ mọi cung bậc, hạng người: vua chúa, hoàng hậu cung phi, văn thần võ tướng, nông phu, thị dân, quân trộm cắp kẻ lừa đảo, thậm chí đến cả những nhân vật siêu linh trong đền chùa miếu mạo Tất cả đều được khắc họa, mô tả dưới ngòi bút giàu tính hiện thực

và tài hoa của tác giả họ Phạm Ẩn chứa trong từng chữ viết, từng câu nói, từng nhân vật, là sự tiếc nuối khôn nguôi đối với quá khứ vàng son của một thời thịnh trị - nay đã đi vào lịch sử - và sự suy bại tất yếu của một vương triều đã phơi bày ra trước mắt

Vũ trung tùy bút, tên gọi thể hiện một lối nói khiêm nhường nhưng

không hoàn toàn mang nghĩa đen là viết một cách tuỳ hứng theo ngòi bút trong lúc trời mưa Tác giả ở đây dường như muốn khẳng định với người đọc rằng tôi viết tác phẩm văn xuôi này một cách tương đối tự do, không bị gò bó,

Trang 40

viết vào lúc rỗi rãi (trời mưa) không biết làm gì cả Vì thế tác phẩm không giống với tác phẩm tùy bút trong văn học hiện đại mà ta thường biết Phạm

Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là “tùy bút” với cái nghĩa “muốn viết cái gì

thì viết, không cần hệ thống, kết cấu, thậm chí đôi khi không cần cả mạch lạc.” Trong số 90 đề mục trong tập sách có cái ông viết đến năm, bảy trang,

có cái ông chỉ viết mấy dòng; có cái ông khảo cứu kĩ càng từng sách, có cái ông viết theo trí nhớ hoặc theo lời kể của người khác Đương tự thuật tác giả

có thể chuyển sang khảo cứu, đương viết về danh lam thắng cảnh lại có thể

chuyển sang thuật chuyện, kể người, đương bàn về lối chữ viết, cách uống chè thì chuyển sang bàn về địa mạch, bàn về nhân vật, bàn về âm nhạc, bàn về

Lễ, bàn về phong tục, rồi lại viết về Nguyễn Nghiêu Minh, về Đường Sĩ Hoạn,

về Mấy năm được mùa, Ngoài những bài du kí ngắn, có tính chất tùy bút

viết về những cuộc ngao du của các nhà văn đến với những thắng cảnh này, thắng cảnh nọ, đầy tính chất trữ tình thì cuốn sách còn tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối, những mâu thuẫn, rối ren từ tầng lớp cao nhất trong chính quyền phong kiến, đến những sự những nhiễu, vơ vét, cướp bóc quả các tầng lớp qua lại, binh lính, cường hào trong lịch sử nước ta thời kì

đó Đồng thời cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống, về phong tục, về địa lí, những danh lam thắng cảnh, về xã hội - lịch sử với tình yêu quê

hương xứ sở và niềm tự hào dân tộc Vũ trung tùy bút là tác phẩm có nội dung

học thuật, khảo cứu, nhưng nó không hoàn toàn là tác phẩm khảo cứu, học thuật, vì tác giả của nó khi trình bày những vấn đề có tính chất học thuật như thế luôn luôn bộc lộ một thái độ cảm xúc, đánh giá qua những lời bình luận trữ tình, hay qua cách miêu tả nhiều khi hết sức thi vị

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w