Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN LINH LAN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỊA KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LỚP PHỦ THỰC VẬT HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC XÃ ĐỒNG
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN LINH LAN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỊA KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LỚP PHỦ THỰC VẬT HỆ
SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC XÃ ĐỒNG RUI,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Cán bộ hướng dẫn: PGS TS Kiều Quốc Lập Chữ ký của học viên Chữ ký của GVHD
Thái Nguyên - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn: PGS TS Kiều Quốc Lập Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn
là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc Mọi sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể đều được ghi nhận trong lời cảm ơn
Ngày tháng năm 2023
Học viên
Trần Linh Lan
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và chân thành, tôi xin cảm ơn:
Quý thầy, cô Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học khoa học, Đại học Thái Nguyên đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học
PGS TS Kiều Quốc Lập, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn
Các thành viên trong đề tài: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và thiết bị bay không người lái đánh giá sự biến đổi của các hệ sinh thái đất ngập nước” của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - Viện Sinh thái Nhiệt đới; chính quyền địa phương và các
hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Đồng Rui đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Ban Giám đốc và đồng nghiệp tại Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Gia đình, ạn đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi hoàn thành luận văn
Tập thể các bạn lớp cao học K15A3 – Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học khoa học, Đại học Thái Nguyên đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn
Học viên
Trần Linh Lan
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2023
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Ngô Trung Dũng
Cơ quan công tác: Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Bộ Quốc phòng
Là chủ nhiệm đề tài: Ứng dụng công nghệ viễn thám (GIS) và thiết ị ay không người lái (UAV) đánh giá iến đổi hệ sinh thái đất ngập nước
Tôi xin xác nhận đề tài luận văn thạc sỹ “Ứng dụng công nghệ địa không
gian trong nghiên cứu diễn biến lớp phủ thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Học viên cao học
Trần Linh Lan thuộc ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường, chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên là sản phẩm của đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám (GIS) và thiết ị
ay không người lái (UAV) đánh giá iến đổi hệ sinh thái đất ngập nước”
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Ngô Trung Dũng
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
ĐNN : Đất ngập nước
HST : Hệ sinh thái
NDVI : (Normalized Difference Vegetation Index) – Chỉ số thực vật khác
biệt quân bình
MKA : Bộ mẫu khóa giải đoán ảnh
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
RNM : Rừng ngập mặn
GNDVI
: (Green Normalized Difference Vegetation Index) – Chỉ số thực vật
khác biệt quân ình “xanh”
GIS : (Geographic Information System) - Hệ thống thông tin địa lý
UAV : (Unmanned Aerial Vehicle) – Thiết bị ay không người lái
PTBV : Phát triển bền vững
VQG : Vườn Quốc gia
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
4 Những đóng góp mới của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Những khái niệm cơ ản 4
1.1.2 Đất ngập nước ven biển 4
1.1.3 Rừng ngập mặn 5
1.1.4 Công nghệ địa không gian 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 6
1.2.1 Tổng quan về hệ thống phân loại đất ngập nước 6
1.2.2 Tổng quan về đặc điểm các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn 10
1.2.3 Tổng quan nghiên cứu và phân loại đất ngập nước, rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu 15
1.2.4 Tổng quan về ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu, đánh giá, giám sát biến động các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn 17
1.2.5 Tổng quan về ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu đất ngập nước, rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu 21
1.3 Cơ sở lý luận 21
1.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu 22
1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 22
1.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 26
1.4.3 Đặc điểm hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu 28
1.5 Cơ sở pháp lý 29
1.5.1 Tỉnh Quảng Ninh 29
1.5.2 Huyện Tiên Yên 30
1.5.3 Xã Đồng Rui 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
Trang 72.2 Phạm vi nghiên cứu 32
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.4 Phương pháp tiếp cận 32
2.5 Phương pháp nghiên cứu 34
2.5.1 Phương pháp điều tra thực địa 34
2.5.2 Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp 36
2.5.3 Phương pháp ản đồ, hệ thông tin địa lý (GIS) 36
2.5.4 Phương pháp kỹ thuật bay chụp và xử lý ảnh UAV 41
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1 Đặc điểm hiện trạng và biến động các chỉ số thực vật dựa trên dữ liệu ảnh UAV 44
3.1.1 Giá trị NDVI 44
3.1.2 Giá trị GNDVI 45
3.2 Đánh giá hiện trạng lớp phủ thực vật của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 47
3.2.1 Kết quả kiểm định phân loại và giải đoán ảnh 47
3.2.2 Đánh giá hiện trạng lớp phủ thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên 48
3.3 Đánh giá iến động lớp phủ thực vật của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 54
3.4 Các hoạt động phục hồi và phát triển Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực xã Đồng Rui 61
3.5 Đề xuất các giải pháp phục vụ bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu 63
3.5.1 Giải pháp về quản lý 63
3.5.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 63
3.5.3 Giải pháp về sinh kế bền vững và tham gia của cộng đồng 64
3.5.4 Giải pháp về giám sát bằng công nghệ địa không gian 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1.Kết luận 66
2.Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 72
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung ình các tháng trong năm 2017 và 202023
Bảng 1.2 Dân số xã Đồng Rui giai đoạn 2015 - 2020 26
Bảng 1.3 Cơ cấu kinh tế xã Đồng Rui giai đoạn 2016-2020 26
Bảng 1.4 Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2019 27
Bảng 1.5 Tình hình sử dụng đất xã Đồng Rui qua các năm (ha) 28
Bảng 2.1 Thông số ảnh viễn thám đa thời gian giai đoạn 1990 - 2022 37
Bảng 3.1 Ma trận sai số giải đoán ảnh lớp phủ đất ngập nước năm 2022 47
Bảng 3.2 Diện tích lớp phủ trong giai đoạn 1990 – 2022 xã Đồng Rui (đơn vị: ha) 48
Bảng 3.3 Diện tích lớp phủ xã Đồng Rui thời kỳ 1990–2000 (đơn vị: ha) 54
Bảng 3.4 Diện tích lớp phủ xã Đồng Rui thời kỳ 2000–2010 (đơn vị: ha) 56
Bảng 3.5 Diện tích lớp phủ xã Đồng Rui thời kỳ 2010 - 2022 (đơn vị: ha) 58
Bảng 3.6 Thống kê diện tích các giai đoạn trồng rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui 62
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Một số hình ảnh thực tế kiểm chứng bộ mẫu khóa giải đoán ảnh tại Đồng Rui 35 Hình 2.2 Sơ đồ 02 tuyến bay chụp UAV tại xã Đồng Rui 36 Hình 2.3 Ảnh viễn thám đa thời gian giai đoạn 1990 - 2022 RNM xã Đồng Rui 37 Hình 2.4 Sơ đồ chồng xếp các lớp bản đồ phục vụ thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật HST RNM 41 Hình 3.1 Giá trị NDVI thời điểm chân triều tại 2 khu vực bay UAV tháng 07/2022 44 Hình 3.2 Giá trị NDVI thời điểm giữa triều tại khu vực bay chụp UAV-02 tháng 07 và tháng 11/2022 45 Hình 3.3 Giá trị GNDVI thời điểm chân triều tại 2 khu vực bay UAV tháng 7/2022 46 Hình 3.4 Giá trị GNDVI thời điểm giữa triều tại khu vực bay chụp UAV-02 tháng 7/
và tháng 11/2022 47 Hình 3.5 Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui năm 1990 50 Hình 3.6 Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui năm 2000 51 Hình 3.7 Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui năm 2010 52 Hình 3.8 Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui năm 2022 53 Hình 3.9 Bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui giai đoạn
1990 – 2000 55 Hình 3.10 Bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui giai đoạn
2000 - 2010 57 Hình 3.11 Bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui giai đoạn
2010 - 2022 59 Một số hình ảnh điều tra thực địa tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên 72
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất ngập nước (ĐNN) có nhiều tài nguyên quí giá và có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông, ven biển Tuy nhiên, ĐNN đang ngày càng ị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Nhiều vùng ĐNN đã ị biến mất và diện tích các vùng ĐNN ị thu hẹp do sức ép khai thác, sử dụng ĐNN và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các vùng ĐNN gia tăng Những vấn đề như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường, khai hoang…đều có mối liên kết và đang diễn ra tại tất cả các khu ĐNN mà chưa được quản lý chặt chẽ
Trong các loại hình ĐNN, rừng ngập mặn (RNM) là môi trường sống quan trọng của nhiều loài cá, giáp xác, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển và chất lượng nước HST RNM là một trong những HST chính ở vùng ven biển có năng suất cao, phục vụ và hỗ trợ sản xuất nguồn lợi thủy sản Các vùng ĐNN ở Việt Nam nói chung và khu vực Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế trên Với diện tích khoảng 2.800ha, vùng ĐNN xã Đồng Rui có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn HST RNM ở đây được đánh giá là đa dạng và phong phú về hệ động, thực vật Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của sức ép dân số, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác các nguồn lợi hải sản không kiểm soát, xây dựng các đầm nuôi thủy sản không hợp lý làm cho RNM Đồng Rui bị suy giảm về chất lượng cũng như diện tích Ngoài ra, nó còn chịu tác động mạnh của thiên nhiên như sự di chuyển của dòng chảy tác động của sóng, gió, độ mặn…
Việc xác định mức độ, nguyên nhân gây biến động lớp phủ thực vật HST RNM
là cơ sở để xác định các giải pháp phục hồi HST rất nhạy cảm này Nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật HST RNM được hiện theo nhiều phương pháp khác nhau Trong đó, ứng dụng công nghệ địa không gian làm một công cụ hiện đại, hiệu quả và
có độ chính xác cao Ảnh viễn thám đa thời gian là một công cụ phù hợp để theo dõi
và đánh giá các iến động ở vùng ĐNN (Ahmad & Erum, 2012; Pompapathi và cộng
sự, 2021; Wang và cộng sự, 2022) Đây là cơ sở cho việc quản lý, giám sát, bảo tồn hệ sinh thái ĐNN của các nhà quản lý và chính quyền địa phương
Trang 11Vì vậy, đề tài “Ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu diễn
biến lớp phủ thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” được thực hiện là cơ sở cung cấp dữ liệu chính xác và
thời điểm của đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, diễn biến lớp phủ thực vật HST RNM phục vụ cho mục đích ảo tồn và phát triển HST RNM tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá biến động lớp phủ thực vật của HST RNM tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1990 – 2022 (dựa trên đánh giá sự biến động lớp phủ thực vật của HST RNM các giai đoạn 1990 – 2000, 2000 – 2010, 2010 – 2022), từ
đó đề xuất các giải pháp phục vụ bảo tồn và phát triển HST RNM
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được sự biến động lớp phủ thực vật của HST RNM tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1990 – 2022 (qua các thời điểm 1990,
2000, 2010 và 2022) bằng ứng dụng công nghệ địa không gian
- Đề xuất được các giải pháp phục vụ bảo tồn và phát triển HST RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu, cung cấp các bằng chứng khoa học về sự biến động lớp phủ thực vật của HST RNM tại xã Đồng Rui Điều đó có giá trị quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế cho người dân, duy trì những nguồn gen quý, từ đó, làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển phục vụ cho mục đích ảo tồn và phát triển HST RNM, đồng thời là tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về HST RNM Những kiến thức tích lũy được trong quá trình làm luận văn và kết quả của đề tài giúp chúng tôi kiểm chứng lại phần lý thuyết đã tìm hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, góp phần
bổ trợ cho quá trình công tác
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ những giá trị mà đề tài đã đánh giá được, các cơ quan quản lý có thể xây dựng định hướng bảo tồn và phát triển bền vững HST RNM tại khu vực nghiên cứu giúp người dân tại địa phương cũng như vùng lân cận có sinh kế ổn định và tạo tiền đề
Trang 12xây dựng cơ sở quy hoạch, đưa ra các giải pháp và mô hình gắn với thực tế, đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn HST RNM Việc nhận thức cụ thể và rõ ràng các giá trị của HST RNM giúp cho các nhà quản lý cũng như à con hưởng lợi từ tài nguyên RNM thêm gắn bó với rừng, khai thác bền vững tài nguyên, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tiến bộ khoa học trong trồng và bảo vệ RNM, phát triển các loài có giá trị kinh tế Từ đó, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất tại địa phương
4 Những đóng góp mới của đề tài
4.1 Những đóng góp mang ý nghĩa khoa học
- Góp phần cung cấp các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho bảo tồn
và phát triển khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Là cơ sở quy hoạch, đưa ra các giải pháp và mô hình gắn với thực tế, đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn HST RNM
- Góp phần bổ sung phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu HST RNM tại Việt Nam nói chung và HST RNM tại xã Đồng Rui nói riêng
- Tăng cường ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, KHCN vào nghiên cứu thảm thực vật khu vực nhiệt đới gió mùa Việt Nam
- Là luận cứ khoa học để khai thác, sử dụng trong phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển HST RNM tại xã Đồng Rui nói riêng
và tỉnh Quảng Ninh nói chung
4.2 Những đóng góp mang ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các giải pháp cho quản lý, giám sát, bảo tồn và phát triển HST RNM tại
xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những khái niệm cơ bản
kể cả vùng iển có độ sâu không quá 6 m t khi ngấn nước thủy triều thấp nhất”
Căn cứ khoản 8, Điều 2, Nghị định 66/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/7/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước: Vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất
1.1.2 Đất ngập nước ven biển
Theo thông tư số 23/2010/TT-BTNMT ngày 26/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
“Đất ngập nước ven biển là vùng ngập nước mặn, nước lợ ven biển, ven đảo
có độ sâu không quá 6m khi thủy triều thấp, bao gồm:
a) Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu không quá 6 m khi triều thấp, bao gồm cả các vũng, vịnh và eo biển;
b) Cửa sông, các vùng nước cửa sông ven biển;
c) Các bãi bùn, lầy ngập triều;
d) Bãi cát, sỏi, cuội ven biển và hải đảo;
đ) Đầm, phá nước lợ, nước mặn ven biển; các đầm, phá nước lợ đến nước mặn
ít nhất có một lạch nhỏ nối với biển;
e) Các ruộng muối;
g) Rừng ngập mặn, các thảm thực vật ven biển và hải đảo;
h) Các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo;
Trang 14i) Đồng bằng ven biển, ven sông có ảnh hưởng của thủy triều
ĐNN ven iển phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam bao gồm ĐNN cửa sông, bãi triều, ĐNN đầm phá và các vùng nước biển có đội sâu nhỏ hơn 6m khi triều kiệt Vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên thuộc loại hình ĐNN ven iển có HST đặc thù, nhạy cảm và có tính ĐDSH cao
1.1.3 Rừng ngập mặn
Trong các loại hình ĐNN, RNM là môi trường sống của nhiều loài cá, giáp xác,
có vai trò bảo vệ bờ biển và chất lượng nước RNM thông thường phân bố tại các vùng ven biển Trong RNM, hệ sinh thái gồm động vật và thực vật vô cùng đa dạng
RNM có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái, chính là ngôi nhà cho nhiều loài động vật, thực vật và các loài vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn cũng như là đời sống của con người, giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió ão cũng như các tai iến thiên nhiên
Theo Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết các nội dung tại điểm C khoản 1 điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bề vững các vùng ĐNN:
RNM (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) là rừng phát triển ở ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;
RNM là chuyển tiếp giữa biển và đất liền do vậy sự tồn tại, phân bố, phát triển của RNM chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh thái
HST RNM là một trong những HST chính ở vùng ven biển có năng suất cao, phục vụ và hỗ trợ sản xuất nguồn lợi thủy sản
Hệ sinh thái thực vật rừng ngập mặn
HST thực vật ở RNM rất đa dạng và phong phú như: Kandelia candel (trang),
Rhizophora stylosa (đâng), Bruguiera gymnorrhiza (vẹt dù), Aegiceras corniculatum
(sú), Avicennia marina (mắm), Sonneratia caseolaris (bần chua) Đây là những loại
thực vật đặc trưng của RNM HST thực vật RNM thường phát triển với bộ rễ chùm và phát triển chằng chịt giúp chúng phát triển và bám chắc trên nền đất, do đó, có tác dụng giảm sức chảy của dòng nước và tạo điều kiện cho trầm tích được tích tụ
Hệ sinh thái động vật rừng ngập mặn
Trang 15HST động vật RNM chủ yếu là những loại hải sản: tôm, cua, cá, rùa, sò và những động vật đáy Ngoài ra, còn có những động vật trên cạn như khỉ, cò RNM là môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài vi sinh vật như tảo, nấm
1.1.4 Công nghệ địa không gian
Công nghệ địa không gian (Geotechnology) hay còn gọi là công nghệ không gian địa lý có thể được hiểu là công nghệ thu thập, tổng hợp, phân tích, trình diễn, diễn giải, chia sẻ và quản lý các dữ liệu không gian và các dữ liệu thuộc tính có liên quan bao gồm 3 hệ thống cơ ản đó là Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), Hệ thống viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Công nghệ viễn thám (RS):
Viễn thám là một khoa học và nghệ thuật để thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện Những phương tiện này không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc với hiện tượng được nghiên cứu
Hệ thống thông tin địa lý (GIS):
GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định
Tại Hoa Kỳ, phân loại được sử dụng trong kiểm kê các ĐNN và các nơi cư trú
nước sâu tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho các đơn vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và các thuật ngữ Phân loại này
Trang 16được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật Hạng rộng gồm: 1 Biển, 2 Cửa sông, 3 Ven sông, 4 Hồ,
5 Đầm; Các hệ thống phụ gồm: 1 Bán thủy triều, 2 Gian triều, 3 Thủy triều, 4 Dưới triều, 5 Trên triều, 6 Gián đoạn, 7 Nước ngọt, 8 Ven biển
Tại Canada, ĐNN được phân chia theo 2 tiêu chí rộng là: (1) ĐNN trên nền
đất hữu cơ (Organic wetlands); và (2) ĐNN trên nền đất vô cơ (Mineral wetlands) Hệ thống phân loại ĐNN của Canada được phân chia theo thứ bậc gồm có 3 bậc: 1) Lớp (Class); 2) Dạng (Form); và 3) Kiểu (Type) Lớp ĐNN là đơn vị phân loại cao nhất được phân chia dựa trên nguồn gốc chung của HST và đặc điểm tự nhiên của môi trường ĐNN
Tại Australia, hệ thống phân loại ĐNN được chia thành 3 vùng địa lý: 1) ĐNN
ven biển với 5 kiểu; 2) ĐNN vùng ình nguyên với 2 kiểu; và 3) ĐNN nội địa với 7 kiểu Hệ thống phân loại này được xây dựng nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý các vùng ĐNN đặc thù và những vấn đề về ĐNN
Phân loại ĐNN của Công ước Ramsar: Công ước Ramsar (1971) đã phân
ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp Vào năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven iển và biển (11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình Cũng theo Công ước Ramsar (1997), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau Trong những năm gần đây, Công ước Ramsar đã thông qua cách phân loại ĐNN, ao gồm 42 loại được chia thành 3 nhóm: ĐNN ở biển và vùng ven biển, ĐNN nội địa, và ĐNN nhân tạo
Phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN wetland classification, Dugan, 1999): Hệ thống phân loại ĐNN dựa trên quan điểm sinh thái
phát sinh, đã hình thành các đơn vị sơ cấp và các đơn vị thứ cấp Có bốn cấp phân vị, cấp một dựa vào đặc trưng của nước để chia thành nhóm các dạng ĐNN mặn (1) và nhóm các dạng nước ngọt (2), nhóm ba (3) dựa vào hiện trạng sử dụng đất để hình thành các loại ĐNN nhân tạo
Phân loại ĐNN của Ủy hội sông Mê Kông (MRC): Hệ thống phân loại ĐNN
của MRC được dựa vào hệ thống do Dugan xây dựng vào năm 1990 trên cơ sở hệ thống phân loại của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ Một trong những điểm
Trang 17khá phức tạp của hệ thống này là sự phân biệt giữa các loại hình ĐNN nước ngọt thuộc các đồng bằng ngập lũ (floodplain) và ĐNN thuộc đầm (palustrine) mà cơ sở chính để phân biệt là thảm thực vật (các quần xã thực vật) hay việc sử dụng đất khác nhau
* Nhận xét
Mỗi quốc gia có một cách phân loại ĐNN riêng, thậm chí trong một quốc gia có nhiều kiểu phân loại ĐNN khác nhau Có hai kiểu phân loại ĐNN chính: phân loại ĐNN theo các cảnh quan để phục vụ cho các mục đích và hành động quản lý ĐNN và phân loại theo hệ thống thứ bậc làm cơ sở để lập bản đồ phân loại ĐNN như một công
cụ quan trọng của việc quản lý ĐNN
Địa mạo và thủy văn là hai yếu tố chính hình thành ĐNN, đất và thực vật là hai yếu tố chính tạo nên các đặc trưng của mỗi vùng ĐNN, trong đó thực vật mang tính
“chỉ thị” cho một vùng ĐNN
Về cấu trúc, phần lớn các hệ thống phân loại ĐNN đều có 3 đến 4 bậc, bắt đầu bằng bậc cao nhất là Hệ thống (system) hay Lớp (class): ĐNN ven iển (coastal wetlands) hoặc ĐNN mặn (salt water wetlands) và ĐNN nội địa (inland wetlands) hay ĐNN ngọt (fresh water wetlands) Từ bậc Hệ thống tiếp tục phân chia các đơn vị chi tiết hơn cho tới Kiểu ĐNN (wetland type) Tuy nhiên, tùy theo quy mô quản lý (toàn cầu, quốc gia, vùng, bang, tỉnh v v ) mà các đơn vị phân loại ĐNN được phân chia phù hợp với mục đích quản lý và với tỷ lệ bản đồ tương ứng
1.2.1.2.Việt Nam
Ở Việt Nam, việc phân loại ĐNN được khởi xướng và áp dụng vào năm 1989 gồm D Scott và Lê Diên Dực (Mai Đình Yên, 2002) Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu và áp dụng về phân loại ĐNN của Việt Nam (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1997; Lê Diên Dực, 1998; Nguyễn Chu Hồi và cộng sự, 1999; Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 1999; Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ NNPTNT), 1999; Bộ KHCN&MT, 2001; Nguyễn Chí Thành và cộng sự, 1999; Vũ Trung Tạng, 2004; Mai Trọng Nhuận, 2004; Hoàng Văn Thắng, 2005; Lê Văn Khoa, 2005; Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005; Đinh Văn Huy và cộng sự, 2006; Cục Bảo vệ môi trường, 2006; Võ Văn Minh, 2011; Lê Diên Dực và cộng sự, 2012; )
Trong công trình “Kiểm kê ĐNN Việt Nam” (1989), Lê Diên Dực và các cộng
sự đã tiến hành điều tra, kiểm kê, mô tả các vùng ĐNN tiêu iểu của Việt Nam dựa
Trang 18trên khái niệm về ĐNN của Công ước Ramsar [2] Trong hệ thống phân loại này, Việt Nam có 20 loại ĐNN Đây được coi là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về ĐNN ở nước ta
Khi “Xây dựng chiến lược quốc gia về ĐNN giai đoạn 1996-2020", Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã phân loại ĐNN Việt Nam tương tự như cách phân loại của IUCN [8] Các tác giả đã phân chia ĐNN theo các sinh cảnh, nhưng sắp xếp các sinh cảnh này theo tính chất ngập nước mặn (đới biển ven bờ) hay ngập nước ngọt (ĐNN nội địa) Cách phân loại này phù hợp cho chiến lược quản lý ĐNN ở cấp quốc gia, còn đối với các cấp chi tiết hơn sẽ không thể đáp ứng được
Dựa vào hệ thống phân loại ĐNN của Cowardin L.M (1979) cùng những kết quả
áp dụng cho các vùng ven biển SriLanka (1994), Nguyễn Chu Hồi đã chia ĐNN ven biển thành ba nhóm lớn: Các vùng đất thấp ven biển; vùng ĐNN triều và các đảo hoang nhỏ [7]
Trong đề tài, “Xây dựng hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam tương thích với bản đồ ĐNN tỷ lệ 1:1.000.000” của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ (2002) [19], hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam gồm 4 bậc: Hệ thống; Hệ thống phụ; Lớp; và Lớp phụ; với 2 hệ thống, 6 hệ thống phụ, 12 lớp, và 69 lớp phụ Tuy nhiên, hệ thống phân loại này được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có phần đất liền, không bao gồm phần ven biển đến độ sâu dưới 6m khi mức thủy triều thấp và phần diện tích ĐNN ven các hòn đảo ngoài khơi
Trong công trình “Những quan điểm và sự phân loại ĐNN ở Việt Nam” (2004) [21], Vũ Trung Tạng đã thiết lập cấu trúc bảng phân loại ĐNN gồm 4 bậc: Hệ (system); Phân hệ (sub-system); Lớp (class); và Dạng (type), ngoài ra có 2 Phân lớp riêng cho Lớp ĐNN châu thổ Tác giả nhấn mạnh rằng nước và chế độ ngập nước là yếu tố hàng đầu trong phân loại ĐNN vì chúng chi phối đến sự biến động về cấu trúc
và tính chất của đất cũng như cả hệ thực vật phát triển trên đó
Năm 2005, Cục bảo vệ môi trường đã đưa ra hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam bao gồm 2 hệ thống, 4 hệ thống phụ, 41 kiểu [28] Hệ thống phân loại này nhằm thống nhất các quan điểm phân hạng của nhiều chuyên gia và lĩnh vực khác nhau, cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, quản lý và sử dụng bền vững ĐNN Việt Nam
Theo Đinh Văn Huy và cộng sự (2006), Việt Nam có 14 loại ĐNN cơ ản bao gồm: 1/ Các vịnh nông các các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp; 2/ Các vùng cửa sông, bãi triều; 3/Những vùng bờ biển có đá, vách đá, ãi cát hay ãi sỏi; 4/ Vùng đầm
Trang 19lầy ngập mặn, rừng ngập mặn; 5/ Những đầm phá ven biển có chế độ nước mặn hay nước lợ; 6/ Ruộng muối nhân tạo; 7/ Ao nuôi trồng thủy sản; 8/ Sông suối và hệ thống thoát nước nội địa; 9/ Đầm lầy ven sông; 10/ Hồ ao tự nhiên, ao nước ngọt hay nước mặn; 11/ Hồ chứa nhân tạo; 12/Rừng ngập nước theo mùa; 13/ Đất cây ngập nước, đất được tưới tiêu; 14/ Bãi than bùn [11]
Năm 2009, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học xây dựng Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam Theo đó, hệ thống phân loại ĐNN của Việt Nam gồm 32 kiểu và được chia thành 4 cấp: Hệ - Phụ
hệ - Lớp - Kiểu
Tại miền Bắc Việt Nam, ĐNN được phân chia làm 13 loại hình sử dụng khác nhau [14], trong đó RNM là một trong những loại hình quan trọng và được quan tâm bảo tồn, phát triển nhất
Theo thông tư số 07/2020/TT-BTTMT của Bộ TN&MT, Việt Nam có 26 kiểu loại ĐNN khác nhau, ao gồm ĐNN ven iển, ĐNN nội địa và nhân tạo Trong đó, khu vực ĐNN ven iển, ven đảo có 9 loại hình ĐNN, ao gồm: a) Vùng biển nông ven
bờ, bao gồm cả vũng, vịnh; b) Thảm cỏ biển; c) Rạn san hô; d) Các vùng bờ biển có vách đá, kể cả vùng có vách đá ngoài khơi; đ) Bãi vùng gian triều, bao gồm cả bãi bùn sét, cát, sỏi, cuội, cồn cát; e) Vùng nước cửa sông; g) Rừng ngập mặn (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng); h) Đầm, phá ven biển và i) Các-xtơ và hệ thống thủy văn ngầm ven biển, ven đảo (bao gồm cả thung hoặc tùng, áng)
* Nhận xét:
Hệ thống phân loại hiện có của Việt Nam chưa phản ánh được hết các loại hình ĐNN ở nước ta, ít nhiều còn mang tính đặc trưng cho ngành, quá đơn giản hoặc quá chi tiết, chưa hoàn toàn thoả mãn được yêu cầu về quản lý và bảo tồn Chủ yếu dựa vào hệ thống phân loại của Công ước Ramsar và chỉ dừng lại ở mức nêu ra những vùng ĐNN mà chưa hoặc ít đưa ra các yếu tố để “xác định ranh giới” cũng như “phân biệt” giữa các loại hình ĐNN
1.2.2 Tổng quan về đặc điểm các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn
1.2.2.1 Trên thế giới
a Hướng nghiên cứu về đa dạng sinh học ĐNN:
ĐNN cung cấp tài nguyên thiên nhiên và có chức năng quan trọng điều hòa môi trường, cung cấp các dịch vụ văn hóa, du lịch cũng như nhiều lợi ích phi vật chất khác
Trang 20Với diện tích vào khoảng 7-9 triệu km2, chiếm khoảng 4 - 6% bề mặt đất, ĐNN có vai trò rất quan trọng đối với đời sống nhân loại, bao gồm khoảng 45% giá trị tự nhiên của các HST Các vùng ĐNN và cửa sông có năng suất cao và đóng vai trò là môi trường sống quan trọng của nhiều loại thực vật, cá, động vật có vỏ và động vật hoang dã khác ĐNN cũng cung cấp khả năng chống lũ lụt, bảo vệ khỏi thiệt hại do bão và sóng, cải thiện chất lượng nước thông qua lọc chất thải nông nghiệp và công nghiệp, và bổ sung các tầng chứa nước Mặt khác, tầm quan trọng của ĐNN còn được thể hiện ở khả năng lưu trữ Cacbon
b Hướng nghiên cứu sự biến động các HST ĐNN:
Vùng ĐNN là một trong những HST dễ bị tổn thương nhất trên Trái đất Tuy
nhiên, hiện nay các HST ĐNN đang ị mất đi với tốc độ nhanh hơn ất kỳ HST nào khác, với hơn một nửa diện tích ĐNN trên Trái đất bị suy thoái hoặc mất đi trong 150 năm qua Sự suy thoái, phá hủy và biến động ĐNN được thúc đẩy bởi các áp lực của con người và tự nhiên Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và ão cũng
có thể dẫn đến sự thay đổi ĐNN [16]
c Hướng nghiên cứu về quy hoạch và bảo tồn vùng ĐNN:
Việc bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN trên thế giới trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP),
Tổ chức Ramsar Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO)… Điều này đã tạo tiền đề rất thuận lợi cho sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các công trình nghiên cứu
về ĐNN và mang tính ứng dụng thực tế cao
d Hướng nghiên cứu về HST rừng ngập mặn:
Trong các loại hình ĐNN, RNM là môi trường sống quan trọng của nhiều loài
cá và giáp xác, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển và chất lượng nước
Hội thảo khoa học toàn quốc về HST RNM lần thứ 1 được tổ chức tại Hà Nội năm 1984 đã đánh dấu một ước tiến bộ cùng sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực RNM Các áo cáo đã tập trung đánh giá, phân tích nhiều lĩnh vực trong đó có mô tả một số đặc điểm của các khu hệ động thực vật trong HST RNM
Trang 21Châu Á là khu vực có diện tích ĐNN lớn của thế giới Hiện nay, Châu Á đang đối mặt với tình trạng suy thoái ngày càng nghiêm trọng, một số vùng ĐNN có nguy
cơ ị xóa sổ Tại Châu Á hiện nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc:
- Xác định các loại các hình ĐNN và sự phân bố của chúng;
- Nghiên cứu, tìm hiểu các mối đe dọa hiện tại và để bảo vệ ĐNN
- Nghiên cứu đa dạng sinh học của các vùng ĐNN
1.2.2.2 Việt Nam
ĐNN iển và ven biển Việt Nam bao gồm ĐNN cửa sông, bãi triều, ĐNN đầm phá và vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt Vì vậy, các công trình nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam tương đối phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề, được khái quát làm hai khuynh hướng chính, cụ thể:
- Nghiên cứu, tổng hợp trên phạm vi toàn quốc hoặc theo từng vùng cụ thể như vùng ĐNN ven iển Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,
- Nghiên cứu theo từng phần của ĐNN, ví dụ như nghiên cứu HST RNM, đa dạng động thực vật ở các vùng ĐNN,…
* Hướng nghiên cứu tổng hợp
Từ năm 1989 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về ĐNN Việt Nam tương đối phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề như: điều kiện tự nhiên, đặc trưng sinh thái và
đa dạng sinh học, chức năng, giá trị, tài nguyên và môi trường, đo vẽ bản đồ ĐNN; quản lý, bảo tồn, sử dụng ĐNN và kiểm kê ĐNN Công trình nghiên cứu có quy mô tổng thể về ĐNN đầu tiên ở Việt Nam là “Kiểm kê ĐNN Việt Nam” của Lê Diên Dực (1989) đã thống kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng cần được bảo vệ của nước ta [2] Sau này, có công trình “Kiểm kê ĐNN triều vùng ven bờ và đảo Đông Bắc Việt Nam ven bờ và đảo Đông Bắc” của Nguyễn Đức Cự (1997) đã khái quát về đặc điểm
tự nhiên của các HST ĐNN khu vực ven biển Đông Bắc Việt Nam
Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các Khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống kê tương đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy hoạch thành các khu bảo tồn Sau đó là hàng loạt các công trình của Mai Đình Yên (1993), Phan Nguyên Hồng (1989 - 1998), Vũ Trung Tạng (1994), Nguyễn Hoàng Trí (1995), Đặng Ngọc Thanh (1995 - 2000), đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ĐNN, đánh giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng,
Trang 22các áp lực, mối đe dọa, chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Chương trình khoa học bảo vệ ĐNN toàn cầu do WWF và IUCN đồng chủ trì
và hỗ trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hưởng tới sự khởi động nhận thức về
13 lĩnh vực ĐNN ở nước ta
Đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu bảo tồn ĐNN của Việt Nam” do Viện Điều tra Quy hoạch thực hiện (1999) đã xây dựng hồ sơ khoa học cho 52 vùng ĐNN lớn nhỏ của Việt Nam, đề xuất được nhiều khu bảo tồn ĐNN để chính phủ phê duyệt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế [31]
Đặng Trung Thuận và cộng sự với “Nghiên cứu vùng ĐNN đầm Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn thủy sản và phát triển bền vững vùng ven đầm” (2000)
Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có những báo cáo rà soát, đánh giá những thành tựu, tồn tại và xu thế của các hoạt động liên quan đến ĐNN nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất định hướng quản lý, bảo tồn, sử dụng khéo và phát triển bền vững ĐNN: Báo cáo tổng quát về ĐNN Việt Nam (1998), Các vùng ĐNN có giá trị đa dạng sinh học và môi trường Việt Nam (2001), Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN Việt Nam (2003), Tổng quan hiện trạng ĐNN Việt Nam sau
15 năm thực hiện công ước Ramsamsar (2005) [1],
Năm 2002-2004, hợp phần ĐNN của dự án “Ngăn ngừa các xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Mai Trọng Nhuận chủ trì, đã lập hồ sơ
10 khu ĐNN ven iển có giá trị cao (theo tiêu chuẩn Công ước Ramsar) [18]
Năm 2003, Việt Nam cũng đã có những cố gắng trong công tác nghiên cứu, quản
lý và bảo tồn ĐNN như: “Chương trình ảo tồn ĐNN quốc gia”; Nghị định 109/2003/NĐ-
CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN; “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số 192/2003/QĐ-TTg), v.v
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu ĐNN Việt Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tượng thủy văn, địa chất, địa mạo, ĐDSH, hệ cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô, thảm cỏ biển Các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào ộ tư liệu nghiên cứu về ĐNN ven iển Việt Nam
Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Mai Trọng Nhuận đã hoàn thành công trình nghiên cứu “ĐNN ven iển Việt Nam”, góp phần làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến
Trang 23ĐNN, các tác động từ môi trường xung quanh đến ĐNN ven iển, từ đó đưa ra những cái nhìn khách quan và chân thực nhất về ĐNN ven iển
Dự án “Điều tra đánh giá thực trạng các vùng ĐNN tiềm năng tỉnh Phú Yên và đưa ra giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả, bảo tồn và phát triển bền vững dựa vào cộng đồng” nhằm có giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên các vùng ĐNN của Phú Yên
Đề tài “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các HST ĐNN ven iển tỉnh Quảng Nam” do Phạm Viết Tích chủ trì nhằm tạo lập các cơ sở dữ liệu khoa học đầy đủ để phục hồi và bảo vệ các HST ĐNN, ảo vệ đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững
Võ Văn Minh và cộng sự với nghiên cứu “Đặc điểm cơ ản của HST ĐNN thành phố Đà Nẵng và một số định hướng quản lý” (2011) để phục vụ cho việc bảo tồn
và phát huy hết các giá trị của các ĐNN, đặc biệt trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu của các đô thị lớn hiện nay[17]
Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trần Văn Thụy đã công ố các dẫn liệu về đa dạng sinh học HST ãi ồi trong đó các nghiên cứu về các quần xã thực vật ngập mặn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình thông qua báo cáo dự
án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Thái Thụy,
Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Vai trò môi trường của các HST ĐNN ở Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Tổng cục Môi trường, 2012) nhằm những định hướng chiến lược về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng ĐNN trong tương lai
* Hướng nghiên cứu về rừng ngập mặn
Theo Phan Nguyên Hồng có nhiều tài liệu liên quan đến thảm thực vật ngập mặn, điển hình như một số công trình: RNM mũi Cà Mau (C.Moquillon, 1950), Thảm thực vật
bờ biển bùn cát ở án đảo Cam Ranh (J.P.Barry, L.C.Kiệt, V.V.Cương, 1961) [8]
Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là của Vũ Văn Cương (1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn - Vũng Tàu Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực vật nước lợ
Trang 24Đỗ Hữu Thư, Đào Mạnh Sơn, Vũ Trung Tạng , đã nghiên cứu tổng quan RNM
ở Việt Nam, xây dựng nên bản đồ phân bố RNM Việt Nam và định hướng quy hoạch cho một số vùng ở Việt Nam [22]
Phan Nguyên Hồng (1999) đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lý sinh khối của RNM Việt Nam [8]
RNM được xem là loại tài nguyên có giá trị cao, cung cấp nhiều dịch vụ HST quan trọng như lưu trữ các bon, cung cấp gỗ củi, môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển, giúp duy trì ổn định bờ biển và kiểm soát xói lở bờ biển Diện tích RNM lại suy giảm mạnh theo thời gian từ 408.500 ha (1943) xuống 290.000 ha (1962), 252.000
ha (1982), 155.290 ha (2000) Sau 60 năm, từ năm 1943 đến 2003, RNM của Việt Nam đã giảm 4/5 (IUCN, 2012) Phong trào nuôi tôm, các dự án phát triển các khu công nghiệp và đô thị là các nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích RNM, nhất là
từ năm 1985 đến nay (IUCN, 2012) Bảo tồn và mở rộng diện tích RNM, thành lập các khu bảo tồn RNM tại các khu vực ven biển là nhu cầu cấp thiết nhằm duy trì các dịch
vụ HST, bảo vệ khu vực ven biển khỏi các tai biến thiên nhiên là nhu cầu cấp thiết, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ có những tác động, theo dự báo, là rất mạnh tới Việt Nam
1.2.3 Tổng quan nghiên cứu và phân loại đất ngập nước, rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu
Vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên là một trong những khu vực có các HST ĐNN đặc thù, có tính đa dạng sinh học cao của tỉnh Quảng Ninh Vì vậy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, các chương trình dự án về đánh giá iến động diện tích RNM, ĐDSH và phục hồi HST vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên
Nghiên cứu “Phục hồi HST RNM, trường hợp điển hình tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Trần Ngọc Cường và cộng sự (2008) trên cơ sở xác định những nguyên nhân chính gây mất RNM đã đề xuất những phải pháp để phục hồi RNM
Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2009) với áo cáo “Đa dạng Sinh học vùng cửa sông ven biển Tiên Yên - Đầm Hà, Quảng Ninh và vấn đề bảo tồn” đã xác định được nhiều loài thực vật trong đó có nhiều loài đang nguy cấp [23]
Trang 25Theo kết quả thực hiện dự án “Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Tiên Yên -
Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh” của Tổng cục thủy sản (2012), khu vực ĐNN xã Đồng Rui nằm trong khu bảo tồn biển Tiên Yên - Hà Cối
Đề tài “Đặc điểm cấu trúc các quần xã thực vật RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên, tỉnh Quảng Ninh” do Nguyễn Đăng Hội chủ trì (2012-2015) đã xác định được hệ thực vật ngập mặn ở Đồng Rui và chỉ rõ sự phân bố theo không gian của các loài
Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dũng (2014) về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng khôn kh o ĐNN ven iển khu vực vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”, Đinh Thanh Giang (2016) về “Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khôi phục RNM”, Nguyễn Hồng Hạnh và cộng sự (2018) về “Động thái tái sinh tự nhiên dưới tán của các quần xã thực vật ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”
Trong nghiên cứu “Dịch vụ cảnh quan - tổng quan lý luận và nhận dạng với luận giải các loại dịch vụ của cảnh quan khu vực ĐNN Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Trần Huyền Trang và nnk (2019) [27] đã cho thấy khu vực ĐNN Đồng Rui có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ cảnh quan khác nhau, trong đó có các loại dịch vụ quan trọng như dinh dưỡng, điều tiết nước và khoa học, giáo dục và văn hóa Giá trị dịch vụ HST ĐNN khu vực cửa sông Tiên Yên được đánh giá và tính toán trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Linh và cộng sự [15] Kết quả đánh giá đồng thời 11 loại giá trị kinh tế cho 10 HST ĐNN Tiên Yên với tổng giá trị kinh tế ĐNN Tiên Yên là 449,5 tỷ VNĐ
Bên cạnh đó, có nhiều dự án của các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện tại vùng ĐNN Đồng Rui như: Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (ĐHQG Hà Nội), các
dự án của KVT (Hà Lan), ACMANG (Nhật Bản), về trồng mới và khôi phục lại các khu rừng ngập mặn đã ị suy thoái ở khu vực Đồng Rui - Tiên Yên
Đặc biệt, dự án “Thành lập khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” (2018) do Nguyễn Cao Huần chủ trì [9] cho thấy khu vực ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên có HST rừng ngập mặn đa dạng và có giá trị cao, đặc trưng cho các HST rừng ngập mặn ở miền bắc Việt Nam và đáp ứng được một số tiêu chí để có thể được công nhận là khu RAMSAR
Trang 261.2.4 Tổng quan về ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu, đánh giá, giám sát biến động các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn
1.2.4.1 Trên thế giới
Ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu hiện trạng, biến động diện tích ĐNN được sử dụng từ khá lâu, tại nhiều khu vực trên thế giới [37] Từ những năm 1960, viễn thám đã được sử dụng như một công cụ lập bản đồ ĐNN (Cowardin và Myes, 1974) Ngày nay, hơn 300 vệ tinh quan sát trái đất từ hơn 15 quốc gia đang hoạt động trong đó một số tư liệu được cung cấp dữ liệu thương mại, một số lại cung cấp miễn phí
Có nhiều loại ảnh viễn thám đã được ứng dụng trong nghiên cứu các khu vực ĐNN trên toàn thế giới, trong đó có các loại ảnh có độ phân giải thấp, trung ình đến cao Lucas và cộng sự đã tổng hợp nhiều nghiên cứu về ứng dụng ảnh viễn thám trong phân biệt loài thực vật RNM, các loại ảnh radar và LIDAR truy xuất cấu trúc ba chiều (cấu hình chiều cao tán, độ che phủ và mật độ số lượng thân cây) tại Brazil, Úc và Nam Mỹ
Theo Gou và cộng sự, trong 5719 bài báo về viễn thám vùng ĐNN có 331 ài báo sử dụng dữ liệu MODIS, 1259 bài báo sử dụng dữ liệu Landsat và 127 bài báo sử dụng dữ liệu AVHRR Do sự kết hợp của độ phân giải quang phổ, thời gian và không gian so với các cảm biến toàn cầu khác, MODIS đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như lập bản đồ vùng nước và ngập úng, lập bản đồ độ sâu nước, trồng lúa lập bản
đồ khu vực, phân tích xáo trộn sinh thái, giám sát khu vực ĐNN, lập bản đồ đất than bùn và lập bản đồ sinh cảnh Đối với độ phân giải ảnh không gian trung bình từ 20 đến 40m, dữ liệu ảnh Landsat được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu về ĐNN trên thế giới Các dạng ảnh viễn thám độ phân giải cao cũng được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về ĐNN Song và nhóm nghiên cứu đã ứng dụng ảnh SPOT 6 để phân tích nồng độ chlorophyll-a tại Kristalbad, một vùng ĐNN nhân tạo nằm giữa Hengelo và Enschede ở Hà Lan Tương tự, các dạng ảnh vệ tinh như FORMOSAT-2, SPOT 6, và LANDSAT-8 có thể được sử dụng để giám sát nước từ xa ngoài các phân tích truyền thống sử dụng mô hình thủy văn đơn giản
Ứng dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu ĐNN là cơ sở để đánh giá những tác động của con người đến sự biến động diện tích, mức độ ĐDSH của khu vực ShengChi
và nhóm nghiên cứu đã ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat trong nghiên cứu biến động lớp
Trang 27phủ tại khu vực ĐNN ở vùng đầm lầy Lixiahe, Trung Quốc Kết hợp với phương pháp hồi quy, phát hiện trong thời gian nghiên cứu, sự suy giảm diện tích thảm thực vật ĐNN là 69%, chủ yếu là do phát triển nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, các thiết bị ay không người lái (UAV) đã hỗ trợ đắc lực cho công tác giám sát, theo dõi sự phân bố và biến động của các vùng ĐNN ven biển Yi Ma và cộng sự (2016) đã sử dụng UAV và cảm biến từ xa mới của công
cụ hình ảnh phổ cao để giám sát ĐNN ven biển Kết quả của nghiên cứu này giúp phá
bỏ quan niệm truyền thống về giám sát vùng ĐNN ven iển bằng vệ tinh và thiết bị
ay có người lái, và đưa ra một đề xuất kỹ thuật mới để theo dõi sự phân bố, xu hướng biển đổi của vùng ĐNN ven iển và thực hiện bảo vệ và quản lý vùng ĐNN ven iển ở Trung Quốc
Việc sử dụng dữ liệu thực địa và ảnh UAV để kiểm kê HST RNM cũng đem lại
độ chính xác cao Dữ liệu UAV hữu ích nhất để lấy chiều cao tán cây và sinh khối từ các khu rừng tương đối đồng nhất và chỉ có một tầng ưu thế Lớp phủ RNM có thể dễ dàng được xác định bằng cách sử dụng phân tích số hóa trên máy Việc sử dụng rộng rãi UAV linh hoạt mang lại tiềm năng lớn để phân tích một cách định lượng ảnh hưởng của độ cao thủy triều lên độ phản xạ quang phổ Các UAV có thể được sử dụng
để thu hình ảnh RNM hầu như ất kỳ lúc nào khi lũ cục bộ và thủy triều xuống
Các ảnh được thu thập từ UAV có độ phân giải cao, không chỉ các loài mà còn
đo đếm chính xác các thông tin về cấu trúc của RNM Nổi bật trong số đó là nghiên cứu của Keller, tác giả đã sử dụng ảnh lấy từ thiết bị bay gắn cảm biến NDVI để thành lập bản đồ (500m x 500m) RNM các cửa sông trên bờ biển Thái Bình Dương của Costa Rica Trong nghiên cứu của Sefercik, đã sử dụng Phantom 4 Multispectral kết hợp bộ định vị RTK bay chụp tại Cơ sở phía Bắc của Đại học Kỹ thuật Gebze (GTU) thuộc tỉnh Kocaeli của Thổ Nhĩ Kỳ Kết quả đã phân loại được 16 loại hình lớp phủ khác nhau
Khả năng ước tính sinh khối trên mặt đất (AGB) trong các vùng ĐNN ở các quy
mô phù hợp về mặt sinh thái rất phức tạp do sự biến động không gian vốn có đối với các kiểu thảm thực vật ĐNN và các quá trình địa sinh thái UAV là phương tiện hữu ích giúp nghiên cứu sự biến động không gian trong sinh khối ĐNN ven iển trên nhiều quy
mô Các kỹ thuật viễn thám và UAV được sử dụng để ước tính sinh khối ở các vùng ĐNN ven iển có độ chính xác cao Với dữ liệu SPOT6 và UAV, Zaiming Zhou và
Trang 28cộng sự đã tính toán lớp phủ thực vật phân đoạn và sinh khối trên mặt đất của loài cỏ Spartina alterniflora trên Vịnh Tam Sa, một vùng ĐNN ven iển của Trung Quốc cho kết quả khả thi và hiệu quả
Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu các HST ĐNN hay RNM trên thế giới đã và đang được phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua nhờ vào sự cải tiến của các loại máy ay không người lái Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ địa không gian chưa đáp ứng được bài toán giám sát trên quy mô rộng lớn cấp vùng hoặc cấp quốc gia Tư liệu ảnh này có thể được sử dụng nhiều cho việc sử dụng để so sánh và kiểm tra kết quả giải đoán các tư liệu ảnh có độ phủ rộng hơn
Tại khu vực huyện Tiên Yên, Nguyễn Hải Hòa đã sử dụng chuỗi ảnh viễn thám
đa thời gian Landsat 5 (1994, 2008, 2009, 2010), Landsat 7 (2001) và Landsat 8 (2015) với độ phân giải 30×30m và GIS đánh giá iến động diện tích rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 1994 – 2015 [6] Kết quả cho thấy diện tích rừng tăng từ 3021.6ha năm 1994, lên 3544,8ha năm 2015, tăng thêm 523,2ha, đặc biệt trong giai đoạn 2003 -
2008 và 2010 - 2015 diện tích rừng ngập mặn tăng thêm lần lượt là 824,5ha (34,2%)
và 910,8ha (34,6%), nhưng diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng và chất lượng rừng chưa cao Lê Quang Toan và cộng sự (2011) ứng dụng ảnh vệ tinh Radar trong xác định sinh khối rừng ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Nam Định [26]
Đề tài mã số QG.12.20 do Nhữ Thị Xuân chủ nhiệm (2012) [32] đã ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý số về đặc điểm và biến động một số yếu tố địa lý, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Nhóm nghiên cứu của Lê Lâm Lan và Vũ Kim Chi đã ứng dụng phương pháp xác định tỷ lệ đất, nước, thực vật là phương pháp kế thừa từ phương pháp tính toán chỉ
số thực vật PVI trong nghiên cứu ĐNN tại cửa sông Ba Lạt [13] Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng hiệu quả tư liệu viễn thám đem lại tiện lợi trong
Trang 29quản lý, khai thác thông tin, lưu trữ kết quả, phục vụ công tác xây dựng bản đồ biến động tài nguyên nói chung và bản đồ biến động diện tích RNM nói riêng ở nước ta
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat, Nguyễn Hổ và cộng sự đã đánh giá iến động diện tích ĐNN giai đoạn 1990 - 2020 tại khu vực Đồng Tháp Mười Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng 30 năm, ĐNN có sự suy giảm nghiêm trọng, hơn 88,6% diện tích đã được chuyển đổi sang đất nông nghiệp (trồng lúa) và vườn cây ăn trái [6] Hoàng Chung Tín và nhóm nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ phân bố thảm thực vật đầm lầy và tính toán được diện tích phân bố trên mỗi xã thuộc cửa sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế [25]
Nguyễn Tiến Lợi và nhóm nghiên cứu đã ứng dụng ảnh vệ tinh Sentinel-2 để ước tính trữ lượng rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau từ năm 2016 đến 2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2019 rừng dày có diện tích là 7.217,7 ha, với trữ lượng
là 1.105.029,9 m3, còn đối với rừng trung ình có diện tích là 1.955,94 ha, với trữ lượng là 164.103,4 m3 Trong giai đoạn 2016-2019, trữ lượng rừng dày có xu hướng tăng 151.806,3 m3, rừng trung ình có xu hướng giảm -35.738,9 m3 Độ chính xác toàn cục của kết quả phân loại đạt hơn 90% [16]
Hiện nay, ở Việt Nam, ứng dụng UAV trong nghiên cứu các HST rừng còn khá hạn chế mà chủ yếu ứng dụng trong xây dựng các công trình, khảo sát mỏ, UAV được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá về biến động khoảng trống tán rừng nhằm xác định động lực mùa của thảm thực vật rừng nhiệt đới tại KBTTN Ngọc Linh [41] Nhóm nghiên cứu Hà Quý Quỳnh và cộng sự (2020) ứng dụng UAV để chụp ảnh phục
vụ nghiên cứu cấu trúc các HST núi khu vực Tây Nguyên [20]
Đối với ứng dụng UAV trong nghiên cứu các HST ĐNN, mới chỉ có một số công trình, trong đó chủ yếu là ứng dụng UAV có camera với phổ ảnh trong dải ánh sáng nhìn thấy Phạm Tiến Dũng và nhóm nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ ay không người lái
để quản lý RNM cũng được áp dụng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định nhằm đánh giá sự thay đổi về diện tích và chất lượng RNM [4] Roman và cộng sự ứng dụng UAV Phantom 4 trong nghiên cứu khảo sát vùng ven biển tại đồng bằng Sông Cửu Long, đánh giá diện tích RNM dựa trên dữ liệu thu được từ UAV Nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Hanh, Mai Sỹ Tuấn đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ao gồm điều ra thực địa, phân tích ảnh vệ tinh, sử dụng thiết bị UAV để nghiên cứu, đánh giá
Trang 30hiện trạng thảm thực vật RNM xã Đồng Rui và xây dựng bản đồ phân bố các quần xã thực vật RNM [5]
Nhìn chung, ứng dụng công nghệ địa không gian ở nước ta trong nghiên cứu ĐNN cũng như RNM đã có khá nhiều công trình, với những kết quả nổi bật khác nhau Tuy nhiên, việc ứng dụng UAV trong nghiên cứu ĐNN và RNM tại Việt Nam hầu như chưa được thực hiện, đặc biệt là UAV đa phổ trong phân tích các chỉ số thực vật tại các khu vực có HST ĐNN
1.2.5 Tổng quan về ứng dụng công nghệ địa không gian trong nghiên cứu đất ngập nước, rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu
Tại khu vực xã Đồng Rui cũng như huyện Tiên Yên, số lượng nghiên cứu tại đây tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu và đánh giá đa dạng sinh học, quy hoạch và bảo tồn khu vực HST ĐNN này Các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng công nghệ địa không gian
đa thời gian, đa quy mô vẫn đang khá hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về phân loại cấu trúc và đánh giá các chỉ số thực vật dựa trên dữ liệu UAV là chưa có
Nguyễn Hải Hòa đã sử dụng chuỗi ảnh viễn thám đa thời gian Landsat 5 (1994,
2008, 2009, 2010), Landsat 7 (2001) và Landsat 8 (2015) với độ phân giải 30×30m và GIS đánh giá iến động diện tích rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 1994 – 2015 [6] Kết quả cho thấy diện tích rừng tăng từ 3.021,6ha năm 1994, lên 3.544,8ha năm 2015, tăng thêm 523,2ha, đặc biệt trong giai đoạn 2003 - 2008 và 2010 - 2015 diện tích rừng ngập mặn tăng thêm lần lượt là 824,5ha (34,2%) và 910,8ha (34,6%), nhưng diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng và chất lượng rừng chưa cao
1.3 Cơ sở lý luận
Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu ĐNN và RNM cũng trên thế giới và Việt Nam, có thể thấy RNM có vai trò quan trọng trong duy trì đa dạng sinh học cho khu vực cửa sông, ven biển, tại các đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo, giảm thiểu thiên tai, xói mòn do sóng và gió tại các vùng ven biển, lưu trữ carbon trong chu trình carbon toàn cầu Tuy nhiên, đến nay, các HST RNM vẫn đang ị tác động mạnh mẽ do các hoạt động phát triển kinh tế của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu Nhiều khu vực RNM đã bị biến mất và diện tích các RNM bị thu hẹp do gia tăng sức
ép khai thác, sử dụng RNM và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực RNM giảm chất lượng đất và nước, thay đổi cấu trúc và chức năng dịch vụ HST ở nhiều khu vực RNM trên thế giới cũng như tại Việt Nam
Trang 31Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ địa không gian, việc kiểm kê, đánh giá iến động lớp phủ thực vật HST RNM đã được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án, nghiên cứu điển hình khác nhau trên toàn thế giới Hầu hết, các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau đều cần sử dụng đến các tư liệu ảnh vệ tinh khác nhau, từ độ phân giải thấp như Landsat đến trung bình SPOT, Worldview, Sentinel
Với độ phân giải của ảnh vệ tinh từ 1m như ảnh SPOT6 hay đến 30m như ảnh Landsat, có thể theo dõi được sự biến động về lớp phủ thực vật của HST RNM ở quy
mô lớn qua các thời kỳ dựa trên ảnh vệ tinh, từ đó xác định được ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, các hoạt động nhân sinh ảnh hưởng đến khu vực Đối với HST RNM xã Đồng Rui, với tổng diện tích trên 1.400 ha, để giám sát sự biến động của HST này, cần áp dụng các loại ảnh vệ tinh có độ phân giải từ 10 m trở xuống để đáp ứng yêu cầu thành lập bản đồ ở tỷ lệ 1:5.000
Thiết bị ay không người lái (UAV) cho phép chụp ảnh có độ phân giải cao và siêu cao đã đem lại những phương pháp quản lý, giám sát mới cho HST RNM UAV
đã được sử dụng phục vụ kiểm kê diện tích, phân loại một số đối tượng trong HST RNM, với những kết quả khả quan trên thế giới Ảnh thu được từ UAV là công cụ phù hợp cho xây dựng các bản đồ hiện trạng tỷ lệ lớn từ 1:2.000 giúp xây dựng các khu vực nghiên cứu điểm cho đánh giá hiện trạng và biến động của HST RNM
1.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Đặc điểm địa chất, địa hình và quá trình địa mạo hiện đại đặc trưng
do quá trình lắng đọng trầm tích hạt mịn tại vùng RNM ven iển
Địa hình và quá trình địa mạo hiện đại đặc trưng
Các dạng địa hình xã Đồng Rui được phân chia theo nguồn gốc-hình thái và được thể hiện trên ản đồ địa mạo 1:10.000, ao gồm:
Trang 32- Dạng địa hình bóc mòn: Địa hình sườn đồi thấp óc mòn tích tụ trên các đồi
núi sót chịu quá trình óc mòn yếu, độ cao 10- 20,8 m Phân ố chủ yếu ở phía đông, đông ắc và tây nam
- Dạng địa hình hỗn hợp sông - biển: Hệ thống lạch triều nhỏ phát triển dày
đặc, chia cắt các ãi triều cao và thấp, có chức năng quan trọng đối với hoàn lưu nước,
ồi tích ven ờ
- Dạng địa hình do biển: Địa hình thềm iển tích tụ tuổi Holocen giữa (3- 6m):
phân ố gần như toàn ộ diện tích a thôn Thượng, Trung, Hạ
- Dạng địa hình nhân sinh: Hoạt động san lấp mặt ằng và đắp đầm NTS tạo
Trang 33Độ ẩm trung ình năm khoảng 86%, trong đó tháng cao nhất (tháng 3 và tháng 4) đạt 91-92%, tháng thấp nhất (tháng 11 và tháng 12) đạt 80%
- Chế độ gió:
Chế độ gió ở Đồng Rui chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa Mùa đông, hướng gió thịnh hành bắc, đông ắc Mùa hè gió thịnh hành là hướng nam, đông nam Tốc độ gió trung bình khoảng 2,5-3,5 m/s
b Thủy văn
Khu vực Đồng Rui chịu sự tác động của hai lưu vực sông là sông Tiên Yên và sông
Ba Chẽ Bên cạnh đó, xã cũng có nhiều kênh rạch và ao đầm nuôi trồng thủy hải sản
Chế độ thuỷ văn của sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ không điều hoà trong năm
Về mùa khô mực nước thấp, lưu lượng nhỏ, xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nước lợ Vào mùa mưa, địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, thoát nước nhanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS như gây ra hiện tượng ngọt hoá nhanh, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi
Thuỷ triều: khu vực Đồng Rui chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất, trong
một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng Biên độ thuỷ triều khoảng 3,5 - 4,0m
Nhiệt độ nước biển và độ mặn:
Nước ven bờ Đồng Rui là sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ vùng núi cao phía tây, tây bắc theo các dòng sông Ba Chẽ, Tiên Yên đổ ra theo quy luật mùa và làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ và độ mặn của vùng ĐNN Đồng Rui
Mùa đông: nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 20,5 - 21,5°C, cao nhất từ 23,5 - 24,5°C, thấp nhất khoảng 18 - 19°C Thời kỳ này độ mặn có giá trị cao, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2, nằm trong khoảng 31 - 32‰
Mùa hè: nhiệt độ nước biển đạt giá trị cao nhất trong năm, trung ình khoảng 29,5 - 30°C, thấp nhất trong khoảng 26 - 27°C Độ mặn thấp nhất vào tháng 7, 8 giá trị trung bình từ 21 - 22‰, thậm chí xuống đến 5 - 17‰ Ở khu vực các cửa sông đổ độ mặn thấp nhất có thể xuống tới 2 - 4‰
Trang 34- Nhóm đất đỏ vàng: gồm 3 loại đất: Đất nâu tím trên đá s t màu tìm, đất đỏ vàng trên
đá s t và iến chất; đất vàng nhạt trên đá cát phân ố trên địa hình đồi sót cao từ 10 - 21m
- Nhóm đất phù sa: Gồm có hai loại đất là đất phù sa (P) (phân bố trên các
dạng địa hình gò cao, hiện được chuyển thành đất ở nông thôn và xây dựng hạ tầng) và đất phù sa không được bồi, glây trung bình hoặc mạnh (Pg) (chủ yếu trồng 2 vụ lúa, hoặc một vụ lúa một vụ màu)
- Nhóm đất mặn: được hình thành từ những sản phẩm phù sa cửa sông và biển
lắng đọng trong môi trường mặn Nhóm đất mặn được chia thành 3 loại, nhưng tập
trung vào 2 loại đất chính: Đất mặn Aegiceras corniculatum (sú), Bruguiera
gymnorrhiza (vẹt dù), Rhizophora stylosa (đâng) (Mm) và Đất mặn nhiều (Mn)
d Đặc điểm thảm thực vật
Dựa trên kết quả khảo sát thực địa, nguồn tư liệu bản đồ, ảnh UAV, đã xác định hiện trạng thảm thực vật Đồng Rui, Tiên Yên có các kiểu thảm thực vật chính: thảm RNM tự nhiên, thảm thực vật tự nhiên trên đồi gò, thảm thực vật canh tác Mỗi thảm thực vật có đặc trưng riêng về tính đa dạng các quần xã
RNM ở đây được hình thành từ 2 nguồn là rừng mọc tự nhiên và rừng trồng;
được phân tầng rõ rệt bao gồm các loài cây mọc ở độ cao, thấp khác nhau như
Kandelia candel (trang), Rhizophora stylosa (đâng), Bruguiera gymnorrhiza (vẹt dù), Aegiceras corniculatum (sú), Avicennia marina (mắm), Sonneratia caseolaris (bần
chua) Đây là nơi trú ngụ, sinh sản và phát triển của rất nhiều loài như tôm, cá …
Thảm thực vật trồng: có Kandelia candel (trang); Rhizophora stylosa (đâng);
Acacia auriculiformis (keo) Keo được trồng trên các đồi núi sót địa hình cao từ 10 đến
21m, phân bố phía tây nam của xã Thảm thực vật rừng trồng Kandelia candel (trang);
Rhizophora stylosa (đâng) phân bố chủ yếu trên các đầm nuôi trồng cũ, phân ố ở phía
bắc và phía đông của xã
e Các hệ sinh thái
Khu vực ĐNN Đồng Rui có 7 HST chính: HST RNM; HST cửa sông; HST bãi triều; HST đầm nuôi; HST thủy vực nước ngọt (hồ, ao); HST nông nghiệp (ruộng lúa, hoa mầu); HST khu dân cư Trong đó, 5 HST mang nhiều đặc tính tự nhiên về môi trường và quần xã sinh vật, đồng thời có vai trò rất quan trọng đối với vùng ĐNN Đồng Rui, gồm HST RNM, HST cửa sông, HST bãi triều, HST đầm nuôi, HST thủy vực nước ngọt
Trang 35Mỗi HST tại khu vực nghiên cứu có những đặc trưng riêng nhưng đều bị chi phối bởi thủy triều và các hệ thống hai sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ, cũng như các phụ lưu trong khu vực là sông Voi lớn và sông Voi bé
Trong số các HST ở Đồng Rui, HST RNM, HST cửa sông và bãi triều vừa có tính đa dạng sinh học cao, vừa có nguồn lợi phong phú, đồng thời chứa đựng tiềm năng lớn cho khai thác, nuôi trồng và phát triển du lịch sinh thái
1.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
1.4.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Dân số: Năm 2020, xã có 810 hộ và 2.821 nhân khẩu Số dân của xã Đồng Rui tương đối ổn định qua các năm Từ năm 2015 đến 2020, dân số tăng không nhiều (1,01 lần, từ 51,0% lên 51,7%)
Bảng 1.2 Dân số xã Đồng Rui giai đoạn 2015 - 2020
Nguồn: Phòng thống kê xã Đồng Rui, 2021
Dân tộc: Tính đến năm 2020, trên địa àn xã Đồng Rui có 11 dân tộc sinh sống
bao gồm dân tộc Kinh, Dao, Sán Chỉ, Tày, Sán Dìu, Mường, Cao Lan, Thái, Hoa, Khơ Múi , trong đó: Dân tộc Kinh chiếm trên 80% số dân trên địa bàn xã
Nguồn lao động: Tính tới năm 2019, xã Đồng Rui có 1.684 nhân khẩu trong độ
tuổi lao động (nam giới chiếm 55,05%, nữ giới chiếm 44,95%)
1.4.2.2 Các loại hình canh tác, sử dụng lãnh thổ chủ yếu
a Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2016 -2020: Tổng giá trị sản xuất của xã Đồng Rui đạt 1.364,8
tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ình quân 18,7%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng; thương mại dịch vụ, giảm
tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Bảng 1.3 Cơ cấu kinh tế xã Đồng Rui giai đoạn 2016-2020
Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại dịch vụ
Nguồn: UBND xã Đồng Rui
Trang 36Bảng 1.4 Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2019
Loại đất Mã Diện tích (ha) % Tổng diện tích đất tự nhiên 5.045,08 100,00
2.1 Đất ở OCT 23,51 0,47 2.2 Đất chuyên dùng CDG 65,19 1,29 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,08 0,002 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,58 0,01 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 4,30 0,09 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.264,92 25,07 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 115,83 2,30
Nguồn: UBND xã Đồng Rui
Về biến động sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã tính đến thời điểm
31/12/2014 là 4.910,12 ha và tính đến thời điểm 31/12/2019 là 5.045,08 ha, tăng 134,96ha Nguyên nhân tăng: Do năm 2019 cơ quan nhà nước đã tiến hành điều chỉnh lại địa giới hành chính từ cấp xã cho tới cấp tỉnh, tất cả địa giới cấp xã, huyện nên xã Đồng Rui tăng diện tích 134,96 ha
Trang 37Bảng 1.5 Tình hình sử dụng đất xã Đồng Rui qua các năm (ha)
Loại đất Năm 2014 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2019 Tổng diện tích đất tự nhiên 4.910,12 4.910,12 4.910,13 5045.08
Nguồn: UBND xã Đồng Rui
1.4.3 Đặc điểm hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu
Xã Đồng Rui không chỉ bị ảnh hưởng bởi sông Ba Chẽ và sông Tiên Yên chảy qua mà còn chịu ảnh hưởng của các nhánh sông chạy xen giữa các khu RNM Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của RNM
Theo báo cáo dự án “Thành lập khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” (2018) do Nguyễn Cao Huần chủ trì, RNM ở xã Đồng Rui, Tiên Yên phân
bố ở vùng rìa trong đê và ngoài đê Độ cao và độ dày của thảm rừng ở vùng trong đê thấp
hơn so với vùng ngoài đê Các loài thực vật ngập mặn ưu thế tại đây gồm Kandelia candel (trang), Rhizophora stylosa (đâng), Bruguiera gymnorrhiza (vẹt dù), Aegiceras
corniculatum (sú), Avicennia marina (mắm), Sonneratia caseolaris (bần chua)
Khu hệ rong biển có 9 loài, trong đó có 2 loài thuộc họ Rong lông mi (Rivulariaceae), 5 loài thuộc họ Rong lông cứng (Cladophoraceae) và 2 loài thuộc họ Ulvaceae
HST RNM xã Đồng Rui có 14 quần xã thực vật Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sống của các loài thủy hải sản khác HST RNM nơi đây phong phú về số lượng loài bởi giữa vùng cửa sông ra biển, vùng nước mặn và nước lợ đôi khi lại có một cồn đất nhỏ nổi lên như một núi có độ cao thấp
HST RNM xã Đồng Rui chứa toàn bộ các loài thực vật quý hiếm của khu vực với 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007) Theo IUCN (2020), HST này cũng ghi nhận được 29 loài ít lo ngại (LC) và 1 loài sắp bị đe dọa (VU)
- Động vật nổi (Zooplankton): có 50 loài
- Động vật đáy (Zoo enthos): có 67 loài động vật đáy
- Côn trùng (Insecta): có 60 loài
- Cá (Pices): có 41 loài
Trang 38- Chim (Aves): có 130 loài
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 09-NQ/TU Ngày 08/12/2017 về phương hướng nhiệm vụ năm
2018, trong đó xác định chủ đề công tác năm 2018 là “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”;
- Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh
"Về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm
- Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Trang 39- Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc an hành quy định quản lý NTTS trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/1/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Thông báo số 998-TB/TU ngày 8/8/2018 của Thường trực Tỉnh ủy về công tác quản lý bãi triều và RNM;
- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 10/1/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Chủ đề năm 2018 về bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 02/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh;
- Kế hoạch 147/KH-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
1.5.2 Huyện Tiên Yên
Trên cơ sở các văn ản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn ản quy phạm pháp luật, văn ản chỉ đạo hướng dân của UBND tỉnh, Sở TN&MT, UBND huyện Tiên Yên đã triển khai thực hiện các văn ản quy phạm pháp luật về công tác quản lý
đa dạng sinh học và đất ngập nước trên địa bàn huyện, xây dựng các văn ản theo thẩm quyền
- Quyết định số 2924/2013/QĐ - UBND ngày 06/12/2013 của UBND huyện Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 9/01/2015 của UBND huyện Tiên Yên, về việc phê duyệt Quy hoạch NTTS mặn lợ huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Trang 40- Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 15/06/2016 của UBND huyện Tiên Yên,
về việc phê duyệt bổ sung cục bộ Quy hoạch NTTS mặn lợ tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 15/06/2016 của UBND huyện Tiên Yên,
về việc phê duyệt bổ sung cục bộ Quy hoạch NTTS mặn lợ tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 15/06/2016 của UBND huyện Tiên Yên,
về việc phê duyệt bổ sung cục bộ Quy hoạch NTTS mặn lợ tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 18/1/2012 về Bảo vệ môi trường huyện Tiên Yên năm 2012;
- Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 19/11/2012 Về việc thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-HU ngày 24/5/2012 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Về quản lý, bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 - 2015;
Ngoài ra còn ban hành nhiều văn ản, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và vùng ĐNN tại địa phương
Ngày 28/5/2022, tại xã Đồng Rui tổ chức “Lễ phát động Quốc gia hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học (22/5), ngày Môi trường Thế giới (05/6), và tháng hành động vì Môi trường năm 2022)”
Những hành động cụ thể trong công tác truyền thông bảo vệ môi trường trung với RNM là đối tượng được ưu tiên như: các bảng tin, tuyên truyền vận động qua loa phát thanh…Ngoài ra, thông qua các cuộc họp, hội nghị, xã cũng thường xuyên tuyên