1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng mắc lao tiềm ẩn và cầu sử dụng dịch vụ y tế trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1 TÔ THỊ NGA THỰC TRẠNG MẮC LAO TIỀM ẨN VÀ CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỐI TƯỢNG TIẾP XÚC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Trang 2 TÔ TH

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC TÔ THỊ NGA THỰC TRẠNG MẮC LAO TIỀM ẨN VÀ CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỐI TƯỢNG TIẾP XÚC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC TÔ THỊ NGA THỰC TRẠNG MẮC LAO TIỀM ẨN VÀ CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỐI TƯỢNG TIẾP XÚC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 8720163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Nguyễn Thị Phương Lan THÁI NGUYÊN, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Thái Nguyên, năm 2023 Người cam đoan Tô Thị Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Phương Lan - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ TTYT huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người bệnh lao, người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao đã tham gia vào nghiên cứu, cho tôi cơ hội được gặp gỡ, khảo sát và đóng góp những thông tin vô cùng quý báu, xác đáng để tôi hoàn thành nghiên cứu này Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tô Thị Nga DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Người tiếp xúc hộ gia đình NTXHGĐ Lao tiềm ẩn LTA Trung tâm y tế TTYT Trạm y tế TYT X-quang XQ Tiếng Anh Human Immunodeficiency Virus HIV (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người) Interferon Gamma Release Assay IGRA (Xét nghiệm giải phóng Interferon Gamma) Mycobacterium Tuberculosis MTB (Trực khuẩn lao) Tuberculin Skin Test TST (Phản ứng da với Tuberculin) World Health Organization WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Lao tiềm ẩn 3 1.2 Khái niệm về cầu trong quản lý lao tiềm ẩn 7 1.3 Thực trạng lao tiềm ẩn 8 1.4 Thực trạng cầu sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng mắc lao tiềm ẩn 12 1.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1 Đối tượng nghiên cứu 16 2.2 Địa điểm nghiên cứu 17 2.3 Thời gian nghiên cứu 17 2.4 Phương pháp nghiên cứu 17 2.5 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ nghiên cứu 18 2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu 22 2.7 Phương pháp xử lý số liệu 28 2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 28 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .29 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học 29 3.2 Đặc điểm về tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn ở NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 36 3.3 Cầu sử dụng dịch vụ y tế trên các đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 37 Chương 4 BÀN LUẬN 47 4.1 Đặc điểm nhân khẩu học 47 4.2 Đặc điểm về tình hình mắc lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình đã tham gia nghiên cứu 52 4.3 Cầu sử dụng dịch vụ y tế trên các đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 55 Chương 5 KẾT LUẬN 65 KHUYẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân biệt giữa lao vào lao tiềm ẩn 4 Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của người tiếp xúc hộ gia đình 29 Bảng 3.2 Đặc điểm về giới của người tiếp xúc hộ gia đình 30 Bảng 3.3 Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất 30 Bảng 3.4 Khoảng cách từ nhà đến TTYT huyện 30 Bảng 3.5 Đặc điểm tuổi của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 31 Bảng 3.6 Đặc điểm giới của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 31 Bảng 3.7 Đặc điểm trình độ học vấn của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 32 Bảng 3.8 Đặc điểm nghề nghiệp của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 33 Bảng 3.9 Đặc điểm kinh tế NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 33 Bảng 3.10 Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 34 Bảng 3.11 Đặc điểm khoảng cách từ nhà đến TTYT huyện NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 35 Bảng 3.12 Đặc điểm tiêm phòng lao ở NTXHGĐ tham gia nghiên cứu 35 Bảng 3.13 Tỷ lệ tiêm phòng lao theo tuổi 36 Bảng 3.14 Kết quả xét nghiệm Mantoux của người tiếp xúc hộ gia đình 36 Bảng 3.15 Tỷ lệ được chẩn đoán mắc lao tiềm ẩn 37 Bảng 3.16 Tỷ lệ NTXHGĐ có cầu sàng lọc lao tiềm ẩn 37 Bảng 3.17 Tỷ lệ NTXHGĐ có cầu điều trị lao tiềm ẩn 40 Bảng 3.18 Khác biệt giới tính trong cầu điều trị lao tiềm ẩn 41 Bảng 3.19 Cầu điều trị lao tiềm ẩn theo cơ sở y tế 41 Bảng 3.20 Tỷ lệ NTXHGĐ có cầu quản lý lao tiềm ẩn 44 Bảng 3.21 Cầu quản lý lao tiềm ẩn theo cơ sở y tế 44 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Mô tả quá trình nhiễm lao và lao tiềm ẩn 5 Hình 1.2 Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn toàn cầu 8 Hình 1.3 Bản đồ huyện Phú Lương 15 Hình 2.1 Cách làm và đọc kết quả phản ứng Mantoux 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hoạt động phòng chống lao đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, mỗi ngày có hơn 4.000 người tử vong và gần 30.000 người mắc bệnh [55] Báo cáo của WHO năm 2020 ước tính trên toàn cầu có khoảng một phần tư dân số thế giới lao tiềm ẩn [24] Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới WHO ước tính năm 2018 Việt Nam có khoảng 174.000 người mắc lao mới và 11.000 người tử vong do bệnh lao [55], khoảng 30-40% dân số đã nhiễm lao [32], trung bình sẽ có khoảng 5-10% số người nhiễm lao sẽ phát triển thành bệnh lao [9] Theo số liệu điều tra ở Cà Mau đối với 1.319 người ≥ 15 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả đã chỉ ra tỷ lệ hiện mắc lao tiềm ẩn là 36,8% [30] Cũng tại Cà Mau, Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock đã phối hợp với Chương trình Chống lao Quốc gia thực hiện một nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn trong nhóm tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao, kết quả cho thấy 40,8% người tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc có kết quả Mantoux dương tính, có nguy cơ cao phát triển thành bệnh lao hoạt động [28] Chiến lược Quốc gia Phòng chống lao đã đặt ra mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 với việc giảm tỉ lệ hiện mắc lao xuống dưới 20/100.000 dân [16] Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường chủ động phát hiện sớm các thể lao hoạt động trong cộng đồng, thì chúng ta cần tiếp cận điều trị dự phòng nhằm ngăn chặn chuyển từ lao tiềm ẩn sang lao hoạt động Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về thực trạng mắc lao tiềm ẩn còn khan hiếm, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn Mặc dù tỷ lệ bệnh lao nước ta vẫn còn cao nhưng đa số người nhiễm lao không biết mình bị bệnh, hoặc biết nhưng không điều trị Theo số liệu điều tra tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, với tỷ lệ tham gia điều trị dự phòng đạt khoảng 63% và tỷ lệ hoàn thành điều trị đạt 89% [2] Năm 2017, theo số

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN