Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ THOA RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM THƠ TRUNG ĐẠI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THOA
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM THƠ TRUNG ĐẠI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Minh Đức
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 28% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Học viên
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRẦN THỊ THOA
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin, các thầy cô dạy các học phần đã quan tâm và dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích góp phần hoàn thiện luận văn này
Xin cảm ơn Thầy PGS.TS Bùi Minh Đức đã hướng dẫn tận tình, chi tiết
để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài luận văn này
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Thị Thoa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Câu hỏi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRUNG ĐẠI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC 8
1.1 Văn bản thơ trung đại và kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại 8
1.1.1 Văn bản thơ trung đại 8
1.1.2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại 8
1.3 Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho HS THCS 26
1.3.1 Mục tiêu dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho HS THCS 26
1.3.2 Nội dung dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho học sinh THCS 26
1.3.3 Phương pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS 28
1.3.4 Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS 31
1.4 Thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho HS THCS hiện nay 32
1.4.1 Hệ thống tác phẩm thơ trung đại 32
Trang 61.4.2 Thực trạng dạy học thơ trung đại THCS hiện nay 35
Tiểu kết 42
Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM THƠ TRUNG ĐẠI CHO HỌC SINH THCS 44
2.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS theo hướng tiếp cận năng lực 44
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của hoạt động tiếp nhận văn bản thơ trung đại 44
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS 46
2.2 Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho học sinh THCS theo hướng tiếp cận năng lực 50
2.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại 50
2.2.2 Sử dụng PP, KT dạy học tích cực 55
2.2.3 Đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại 62
Tiểu kết 73
Chương 3: THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT 74
3.1 Mục đích thực nghiệm và đề xuất 74
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 74
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 74
3.2.2 Thời gian thực nghiệm 75
3.3 Nội dung thực nghiệm và đề xuất 75
3.4 Hình thức thực nghiệm và đề xuất 75
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 86
3.5.1 Đánh giá chất lượng giờ dạy qua phiếu tự đánh giá của giáo viên 86
3.5.2 Đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh qua kết quả của các nhiệm vụ học tập (trong giờ) và bài kiểm tra (sau giờ học) 88
Trang 73.6 Đề xuất Kế hoạch dạy học chủ đề “Vẻ đẹp cổ điển” 89
Tiểu kết 120
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC
Trang 8Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quá trình đổi mới: cần phải đào tạo
ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, chương trình giáo dục phổ thông đã tập trung hình thành những năng lực chung và năng lực đặc thù trong từng môn học Trong đó, năng lực đọc hiểu trở thành một trong những mục tiêu cốt lõi của chương trình nói chung và môn Ngữ văn nói riêng Bởi đọc hiểu, giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là cánh cửa giúp con người chung sống, phát triển trong xã hội Khi năng lực giao tiếp, đọc hiểu đã đạt đến một ngưỡng nhất định, chúng có thể giúp người học làm việc và học tập trọn đời Để hình thành năng lực này, người học sẽ trải qua bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong chương trình Ngữ văn phổ thông, đặc biệt là thông qua việc đọc hiểu các tác phẩm văn học
Hệ thống tác phẩm văn học trong chương trình hiện nay được phân chia theo các chủ đề đọc hiểu, giao tiếp Thơ trung đại là một bộ phận quan thiết trong chương trình Ngữ văn từ trước đến nay bởi nhiều lý do Dù không phải ngôn ngữ, tư tưởng hiện đại nhưng các tác phẩm thơ trung đại lại mang giá trị tư tưởng, giá trị thời đại và giá trị nghệ thuật trong một giai đoạn lịch sử của đất nước Vì
Trang 9thế, đọc hiểu các tác phẩm này giúp người học mở rộng nhân sinh quan, hình thành màng lọc quan điểm cá nhân đúng đắn và tiếp cận với nhiều hơn những nền văn minh của nhân loại Song, việc đọc hiểu văn bản thơ trung đại chưa bao giờ là dễ dàng đối với người học Cùng với đó, việc dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn học này cũng trở thành một trở ngại với giáo viên vì tính chất đặc thù của chúng Để có thể đọc hiểu được bộ phận văn học này theo định hướng phát triển năng lực, cần phải có một số biện pháp chi tiết, cụ thể, phù hợp với định hướng giáo dục hiện hành
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu của luận văn
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Không phải chỉ đến khi có chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà
đọc hiểu văn bản đã là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm vừa qua Đặc biệt là đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông Có thể
kể đến những công trình từ đầu thế kỷ XX như: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương [11]; Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong dạy học Ngữ Văn [26]; Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường [13]
Những công trình này đã xác định đọc hiểu văn bản văn học là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng cho người học Trong dòng nghiên cứu giai đoạn này, đọc hiểu văn bản vẫn được hiểu phần lớn là đọc hiểu văn bản văn học Từ chương trình đến mục tiêu đến chuẩn đọc hiểu hay kiểm tra đánh giá đều hướng tới kiến thức của quá trình đọc hiểu một văn bản văn học
Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong “Vấn đề tiếp nhận và giải mã văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn mới” [36] đã trình bày 2 vấn đề: xu thế và quan
niệm quốc tế về đọc hiểu văn bản; định hướng và yêu cầu về đọc hiểu chương
trình Ngữ văn mới Trong đó có nội dung nêu ra: “Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu
Trang 10văn bản trong nhà trường gồm: hiểu nội dung văn bản; hiểu hình thức thể hiện; vận dụng, liên hệ, so sánh ngoài văn bản Trong văn bản văn học, ngữ liệu cho tất cả các lớp đều phải có văn bản tự sự và văn bản trữ tình”
Tác giả Phạm Thị Thu Hiền trong luận án tiến sĩ của mình đã chỉ ra: “Về mục tiêu đọc hiểu, chương trình của Việt Nam thiên về việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh phổ thông; chương trình
và chuẩn chương trình của các nước/bang khác nhấn mạnh việc hình thành và bồi dưỡng năng lực đọc hiểu văn bản nói chung để ứng dụng vào thực tiễn đời sống của người học Về văn bản đọc hiểu, học sinh phổ thông Việt Nam chủ yếu đọc hiểu văn bản văn học; HS của của các nước/bang khác đọc hiểu một cách khá cân bằng giữa hai loại văn bản văn học và văn bản thông tin Về chuẩn đọc hiểu, chương trình của Việt Nam chủ yếu xác định các chuẩn nội dung kiến thức
về các văn bản văn học cụ thể xếp theo nhóm thể loại; chương trình và chuẩn chương trình các nước bao gồm cả chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ đọc hiểu, được trình bày theo hình thức chuẩn thể hiện Về đánh giá kết quả đọc hiểu văn bản, trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay, việc đánh giá chủ yếu nhằm kiểm tra kiến thức về các văn bản đã được đọc hiểu ở nhà trường nên chưa thực sự phát huy được năng lực đọc (kể cả đọc hiểu văn bản) của học sinh Việt Nam” [9; 195] Sự đánh giá tổng hợp này của tác giả (trên cơ sở so sánh với các
nước trên thế giới) là một bước ngoặt trong đổi mới đọc hiểu và chuẩn đọc hiểu văn bản Đó chính là tiền thân của việc đổi mới chương trình, theo đó là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá - những yếu tố của quá trình dạy học đọc hiểu văn bản
Bên cạnh đó, để đáp ứng những đổi mới của nền Giáo dục, từ năm 2017 đến nay có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản
trong trường phổ thông Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Ngữ văn (qua dữ liệu lớp 10) [18] của
tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền đã đề xuất các nguyên tắc và biện pháp để phát
Trang 11triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh THPT Luận án Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 9 trong môn Ngữ văn [4] của tác giả Trần Thị Kim Dung đã đề xuất chuẩn đánh giá năng lực đọc
hiểu cho học sinh lớp 9 dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ văn 2018 Hay những luận án Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở [25] của tác giả Trần Thị Ngọc, Dạy học đọc hiểu kịch bản văn học ở trường trung học theo đặc trưng thể loại [19] của Nguyễn Thành Lâm, Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung học phổ thông [1] của
Nguyễn Thành Ngọc Bảo… cũng là những nghiên cứu về đọc hiểu văn bản Những nghiên cứu này đã đề cập tới việc hình thành kĩ năng đọc hiểu các loại văn bản nói chung trên nhiều phương diện, nhiều góc nhìn Từ mục tiêu, yêu cầu của đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực đến các yếu tố nội hàm của việc đọc hiểu như: nội dung đọc hiểu, đọc hiểu theo thể loại, đánh giá đọc hiểu, phương pháp đọc hiểu… Song chưa tập trung hướng đến kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại của học sinh trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở
2.2 Thơ trung đại là một yếu điểm của nền văn học Việt Nam bởi những
giá trị mà nó đem lại Bởi thế mà dạy học thơ trung đại luôn được quan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về kiến thức, phương pháp tiếp cận, phương pháp giảng dạy… bộ phận văn học này Một số công trình chuyên sâu
có thể kể đến như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX [22]; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX [23], Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [32]; Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại [34]; Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam [31]; Văn học trung đại Việt Nam [24]; … Đây đều là những nghiên cứu về văn học trung đại, trong đó có thơ
trung đại Bên cạnh đó là rất nhiều bài báo khoa học, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khác xoay quanh bộ phận văn học này từ nhiều thập kỷ nay Các công trình này chỉ ra đặc điểm về cảm hứng, chủ đề, nội dung, những giá trị nghệ thuật, giá trị
Trang 12thời đại… của các tác phẩm văn học trung đại Đó chính là những kiến thức từ khái quát đến chi tiết, từ cơ bản đến chuyên sâu, là nền tảng để người dạy và người học khám phá giá trị của các tác phẩm thơ trung đại Bên cạnh đó là những cuốn sách chuyên khảo về phương pháp tiếp cận và giảng dạy của các tác giả Nguyễn Viết Chữ, Trần Đình Sử, Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Dư Khánh, Lã Nhâm Thìn, Trần Nho Thìn, Trần Đăng Suyền, Trần Thanh Đạm, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đặng Hiển, Nguyễn Văn Đường…
Để đưa những giá trị tốt đẹp của bộ phận văn học này vào quá trình dạy học môn Ngữ văn, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học thơ trung đại Đó là những bài báo trên tạp chí khoa học, là những đề tài, luận văn, luận án, là những cuốn sách chuyên khảo có thể dễ dàng tìm kiếm trên
bất kỳ một thư viện nào Có thể kể đến như: Dạy học thơ trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh [33]; Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ cho học sinh qua dạy học thơ trung đại Việt Nam cho học sinh lớp 10 [21]; Vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 - Trung học phổ thông [5]; Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể [3]… Những công trình nghiên cứu này đã đem đến nhiều
góc nhìn trong tiếp cận thơ trung đại Đồng thời, giúp người học phát triển năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) Song chưa có công trình nào trực tiếp đề cập đến việc rèn kỹ năng đọc hiểu thơ trung đại cho học sinh trung học cơ sở
Những đóng góp của những nhà khoa học không hề nhỏ Song, như đã trình bày ở trên, tính đến năm nay, chương trình giáo dục phổ thông mới mới chỉ
đi vào hoạt động được 3 năm Bởi thế, cần thiết phải nghiên cứu tình hình thực
tế và đưa ra một số biện pháp cụ thể, gần gũi, có tính ứng dụng đối với chương
trình, đặc biệt là đối với bộ phận thơ trung đại Đề tài nghiên cứu Rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực sẽ dựa trên thành tựu đã có của các công trình trước, kết hợp với
tình hình thực tế để đưa ra một số biện pháp phát huy hiệu quả quá trình đọc hiểu thơ trung đại, đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục đổi mới
Trang 133 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở
HS THCS theo hướng tiếp cận năng lực người học
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy đọc hiểu văn bản thơ nói chung
và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở học sinh THCS nói riêng
Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS theo hướng tiếp cận năng lực người học
Thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đưa ra
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở học sinh THCS
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn THCS
- Đề tài tập trung vào năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại của HS THCS
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thơ trung đại là gì?
- Thế nào là kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại?
- Vì sao phải rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS theo hướng tiếp cận năng lực?
- Làm thế nào để đánh giá sự phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS?
6 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, tác giả luận văn
dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 146.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Phương pháp này được chúng tôi dự kiến sử dụng để phân tích các nghiên cứu đã có trước đó liên quan đến vấn đề phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS, từ đó tiếp thu các công trình nghiên cứu, làm nền tảng nghiên cứu cho đề tài của mình
6.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Cụ thể, chúng tôi sẽ xây dựng một số kịch bản bằng những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân về vấn
đề dạy học phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại ở HS THCS Tiếp đó tiến hành khảo sát trên diện rộng bằng phiếu khảo sát các đối tượng
GV cấp THCS
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chương 3 của chúng tôi sẽ là phần chủ yếu để vận dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm Vận dụng phương pháp này, chúng tôi muốn thực nghiệm những ý tưởng để đạt được hiệu quả khi dạy học đọc hiểu thơ trung đại ở HS THCS theo hướng tiếp cận năng lực
7 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực
Chương 2: Biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại cho học sinh THCS
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Ngoài ra còn có phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRUNG ĐẠI THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1 Văn bản thơ trung đại và kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại
1.1.1 Văn bản thơ trung đại
Thơ trung đại là hình thức thơ ca cổ điển, sáng tác trong thời kì phong kiến
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Người ta nhận biết thơ trung đại thông qua ngôn ngữ văn tự và hình thức thơ
Về ngôn ngữ và văn tự: Thơ trung đại sử dụng hai ngôn ngữ là chữ Hán
và chữ Nôm, trong đó chữ Hán là chủ đạo Thơ chữ Hán chủ yếu tập trung vào
đề tài yêu nước, nói chí, tỏ lòng, dùng trong hình thức thi cử, ngâm hoạ, sách vở Thơ Nôm ra đời muộn hơn, chủ yếu tập chung vào đề tài thế sự: tâm sự yêu nước, thương dân, thơ về đời sống sinh hoạt, vui buồn trong con đường quan lộ hay lúc
ẩn dật Thơ Nôm xuất hiện sau nhưng đạt nhiều thành tự quan trọng và kết tinh
ở nhiều tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
Về hình thức thơ: Thơ trung đại vay mượn hầu hết các hình thức thơ ca cổ điển rung Hoa Tất cả các thể thơ Trung Hoa ra đời một thời gian đều có mặt và được vận dụng ở Việt Nam, tuy nhiên sự vận động đó hết sức linh hoạt (VD: Thơ Nguyễn Trãi thường mở đầu có 6 tiếng, cách gheo vần, phá luật cũng được sử dụng thường xuyên để tạo nên diện mạo thơ Việt có nét đặc sắc riêng
1.1.2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại
1.2.1.1 Kỹ năng - một trong ba thành tố cấu thành năng lực đọc hiểu văn bản
Theo chương trình Giáo dục phổ thông của Quebec Canada, “năng lực là
sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” 1 Năng lực được hình thành bởi sự kết
1 California Department of Education (2013), Common Core State Standards for English Language Arts &
Trang 16hợp của những tri thức sẵn có, kết hợp với kỹ năng (chuyển hóa thành hành vi)
và những điều kiện tâm lý sẵn sàng để thực hiện hành động
Theo đó, năng lực đọc hiểu văn bản cũng là một loại năng lực được hình thành bởi ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ Trong công trình nghiên cứu
Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ cho học sinh qua dạy học thơ trung đại Việt Nam ở lớp 10 [21] tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan đã đưa ra khung năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại thể hiện qua ba yêu cầu: Nhận biết nội dung
và hình thức bề nổi của văn bản thơ; Hiểu được nội dung về sâu và vai trò của hình thức bài thơ; Phản hồi, đánh giá, vận dụng, liên hệ, so sánh ngoài phạm vi văn bản Những yêu cầu trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Theo đó, hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại đem đến cho học sinh quá trình hình thành, phát triển năng lực thông qua từng hoạt động: từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng Đầu tiên, người học tiếp nhận với bề mặt ngôn từ
Năng lực đọc hiểu thơ trung đại
Nhận biết được nội dung và
hình thức bề nổi của bài thơ
Hiểu được nội dung bề sâu và vai trò của hình thức bài thơ
Phản hồi, đánh giá, vận dụng, liên hệ, so sánh ngoài phạm vi văn bản
Các chi tiết bề nổi: thể
thơ, khổ đoạn, dòng
thơ, tên bài, nhân vật
trữ tình, …
Tác giả, bối cảnh ra đời
Giải thích ý tưởng cơ bản từ các yếu tố hình thức của bài thơ
Đối chiếu, phân tích
sự phù hợp giữa hình thức và nội dung
Khái quát hóa nội dung, nghệ thuật
So sánh liên văn bản
để đánh giá ý tưởng giá trị của bài thơ
Liên hệ với bối cảnh, kinh nghiệm bản thân, khám phá ý nghĩa mới
Rút ra bài học và vận dụng vào cuộc sống cũng như việc đọc thơ
Trang 17để thu thập tri thức liên quan đến tác giả, tác phẩm, văn bản; nhận biết các yếu
tố nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật…) phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá Tiếp đến, từ những thông tin đã tìm ra trong quá trình
nhận biết, người đọc sẽ khám phá bề sâu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác
phẩm thơ dựa trên sự kết nối thông tin Ở bước này, cần lưu ý khai thác sự độc đáo của ngôn ngữ thơ, bám sát vào đặc trưng thi pháp, tìm ra mạch cảm xúc chủ đạo của văn bản thơ Như vậy mới có thể hiểu chính xác về nội dung chủ đề và
những sáng tạo nghệ thuật trong văn bản Cuối cùng, người đọc cần phải đánh giá văn bản Giá trị của văn bản phải được đặt trong sự tồn tại của nhiều mối liên
hệ lịch sử, văn hóa, xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả… Đồng thời, người đọc cần soi chiếu vào màng lọc quan điểm cá nhân để thực hiện quá trình đồng
sáng tạo với tác giả Từ đó, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân
Như vậy, để hình thành năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại yêu cầu người đọc phải khai thác lần lượt và trọn vẹn những yếu tố xuất hiện, liên quan
đến văn bản thơ Mặt khác, năng lực là tổng hòa của ba yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ Bởi thế, những kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại cần phải dựa vào
khung năng lực đọc hiểu nêu trên
Nói đến “kỹ năng” là nói đến một thói quen thao tác hình thành từ quá trình lặp lại nhiều lần một hành động nhất định nào đó Bản chất của kỹ năng là
áp dụng lý thuyết, kiến thức có được vào giải quyết một số công việc thực tiễn
Trong công trình nghiên cứu Kỹ năng dạy học và tiêu chí đánh giá, tác giả
Đặng Thành Hưng cho rằng: “Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [15] Hiểu như vậy, kỹ năng được hình thành theo tính cá thể hóa và được biểu hiện tùy theo điều kiện của chủ thể Người có kỹ năng là người sở hữu nguồn tri thức chủ động và biến tri thức ấy
Trang 18thành hành động Thành công hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố xung quanh của người thực hiện Với quan điểm này, kỹ năng chính là quá trình thực hiện hành động từ những nền tảng cơ sở đã có Kỹ năng còn là khả năng con người thực hiện công việc và đạt hiệu quả nhưng được đặt trong những điều kiện, bối cảnh cụ thể Kỹ năng không đơn thuần là quá trình thực hiện hành động từ những nền tảng cơ sở đã có mà còn là kết quả dựa trên mối quan hệ giữa kỹ năng
và mục đích, phương tiện, điều kiện hành động
Như vậy, để có thể hình thành kỹ năng, con người cần có một số nền tảng
cơ sở như: kiến thức, kinh nghiệm, tư duy… và đưa những yếu tố đó trở thành
hệ thống thao tác lặp đi lặp lại nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể Đối với người học môn Ngữ văn, quá trình hình thành kỹ năng chính là cách mà học sinh vận dụng những tri thức sẵn có của bản thân để thực hiện khám phá bản chất của nhiệm vụ học tập (câu hỏi, bài tập, dự án, sản phẩm…) Người học được coi là
có kỹ năng khi biết thực hiện thành thạo, chuẩn xác, nhuần nhuyễn các hoạt động cần thiết dựa trên nền tảng bản thân sẵn có Thành quả của kỹ năng là giải quyết được nhiệm vụ học tập
1.1.2.2 Các cấp độ của kỹ năng đọc hiểu văn bản
Đọc - hiểu là một quá trình từ tri nhận ngôn ngữ đến tư duy, đánh giá thông tin mà bản thân tiếp nhận Đối với tác phẩm văn học, để có thể đọc - hiểu trọn vẹn thì thật sự cần một quy trình Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Kỹ năng đọc hiểu văn” [14] Qua đó, tác giả Nguyễn Thanh Hùng đưa ra 4 cấp độ của kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương
a Kỹ năng đọc chính xác
Đọc chính xác là điều kiện tiên quyết mà người đọc phải đáp ứng trong quá trình đọc - hiểu Đây là hoạt động người đọc phải tiếp nhận đúng những thông tin đến từ văn bản (ngôn ngữ) và ngoài văn bản (ý tứ) Để có thể đọc chính xác, người đọc cần có năng lực quan sát cùng tri thức xã hội cơ bản Đặc biệt là
Trang 19trong tác phẩm văn học thì đọc chính xác là nền tảng cơ bản để người đọc khám phá những vẻ đẹp ngôn từ và giá trị nội dung của tác phẩm Yêu cầu cơ bản của
kỹ năng đọc chính xác là: đọc đúng văn bản, hiểu đúng thông tin và liên tưởng
có căn cứ Căn cứ ấy phụ thuộc vào ngữ cảnh, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm hay phong cách nghệ thuật của tác giả
Chẳng hạn, khi tìm hiểu đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều),
để hiểu được câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”, người đọc cần liên kết với câu thơ bên trên “Ngày xuân con én đưa thoi” để thấy được ngữ
cảnh ở đây là mùa xuân Từ đó, xác định thời điểm tác giả nói đến là những ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của mùa đầu tiên trong năm Như vậy, người đọc phải đặt câu thơ vào trong ngữ cảnh để hiểu chính xác
Bên cạnh đó, đọc chính xác còn yêu cầu người đọc phải tiếp cận đầy đủ, không thừa, không thiếu một ký tự nào trong văn bản Ký tự đó có thể là âm tiết,
có thể là dấu câu hay cách ngắt nhịp độc đáo Chẳng hạn, trong bài thơ "Mẹ" nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh có viết:
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu Nhưng giặc đến nhà Nắng đã chiều vẫn muốn hắt tia xa!”
Người đọc cần chú ý phân tích tác dụng của dấu câu: dấu chấm trong câu thứ ba, dấu ba chấm và dấu chấm than trong câu thơ cuối
Để không hiểu sai và không bỏ sót ý nghĩa nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong quá trình hướng dẫn đọc - hiểu, giáo viên cần tạo cho học sinh một thói quen đặt ra những câu hỏi để thể hiện sự logic trong các sự kiện và cảm xúc, phát hiện ra những điểm sáng nghệ thuật của tác phẩm
b Kỹ năng đọc phân tích
Thực hành kĩ năng đọc phân tích “phải có cái nhìn xuyên suốt từ việc xác định loại thể - tên tác phẩm - chủ đề - đề tài - nhân vật trung tâm - các phương
Trang 20tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật như lớp từ then chốt, biện pháp tu từ như:
ẩn dụ tượng trưng và biểu tượng nghệ thuật để phân tích chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm và khái quát ý nghĩa thành tư tưởng chủ đề” [14; 99] Tác phẩm
văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ Nó chỉ tồn tại khi vận động trong quá trình của nhà văn - tác phẩm - độc giả Trong quá trình ấy, độc giả chính là chủ thể khám phá, đồng sáng tạo cùng các lớp ngôn từ thông qua hoạt động đọc - hiểu Bởi thế mà để có thể cảm hiểu hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học, người đọc cần phải chú trọng những từ ngữ đắt, độc đáo, cách sử dụng khác lạ, ấn tượng…; cần dựa trên mối liên hệ về nghĩa giữa các từ ngữ, các câu văn để thiết lập một hình ảnh liên tưởng hấp dẫn
Chẳng hạn, khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan,
bé của con người, sự tiêu điều của cảnh vật, góp phần khắc họa một bức tranh đời sống quạnh hiu, khắc sâu nỗi cô đơn rợn ngợp trong lòng người con xa xứ
Đọc phân tích chính là một trong số những kỹ năng chính hướng tới phát triển cho học sinh trong quá trình giáo dục môn Ngữ văn Người học có
kỹ năng đọc phân tích thì sẽ có thể mở rộng phạm vi tri thức để khám phá những tác phẩm tương tự cùng thể loại Tuy nhiên, để hình thành kỹ năng này cần nhiều thời gian và công sức Người học phải thực sự chủ động và tích cực
để tham gia vào các hoạt động dạy học Khi đó, lượng kiến thức mới đủ để kiến tạo kỹ năng Nếu có thể đọc phân tích một cách thành thạo, người học sẽ tiếp cận được những tầng giá trị ẩn sâu trong nội hàm tác phẩm về cả nội dung
tư tưởng và nghệ thuật
Trang 21c Kỹ năng đọc sáng tạo
Đọc sáng tạo là cấp độ kỹ năng tổng hòa của đọc chính xác và đọc phân tích Từ cơ sở đó, người đọc đóng vai trò đồng sáng tạo, kiến tạo những lớp nghĩa mới của tác phẩm, cùng với tác giả Tuy nhiên, đồng sáng tạo không có nghĩa là
suy diễn thiếu cơ sở.“Đọc sáng tạo là khả năng liên hệ những gì đang đọc với những gì đã được đọc, lấy đó làm cơ sở để mở rộng biên độ của sự hiểu biết thậm chí với văn bản nghệ thuật, đọc sáng tạo còn có thể xác định nghĩa mới cho hình tượng Mức độ hiểu này tương ứng với khả năng đọc vượt ra những dòng chữ”[12] Nói như vậy, đọc sáng tạo sẽ đem đến một giá trị mới mẻ cho văn chương Chẳng hạn, khi đọc trích đoạn “Trao duyên” (trích Truyện Kiều), người
đọc sẽ thấu hiểu được tấm lòng Nguyễn Du khi khắc họa sự đau đớn, tuyệt vọng của Kiều Vì bán mình chuộc cha nên Kiều dấn thân vào kiếp bụi trần, gác lại chuyện tình đẹp với Kim Trọng và cậy nhờ em gái trả nghĩa hộ Giá trị của tác phẩm dừng lại ở đây đã rất nhân đạo rồi Nhưng với kỹ năng đọc sáng tạo, tác giả Trương Nam Hương còn phát hiện, khám phá ra một nỗi đau đớn không kém phần bi kịch, đó chính là bi kịch nàng Thúy Vân:
“Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim
Ơ kìa sao chị ngồi im Máu còn biết chảy về tim để hồng Lấy người yêu chị làm chồng Đời em thể thắt một vòng oan khiên Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất, đừng quên người còn Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu!
Trang 22Là em nghĩ vậy thôi, Kiều Sánh sao đời chị ba chiều bão giông Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường Chị nhiều hờn giận, yêu thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim!
Em thành vợ của chàng Kim Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu!”
(Cỏ, tuổi hai mươi, NXB Văn nghệ, 1992)
Rõ ràng, ta thấy được, kỹ năng đọc sáng tạo khiến cho tác phẩm văn học được mở rộng ra nhiều chiều hướng Người học ứng dụng kỹ năng này vào tiếp cận các tác phẩm văn chương sẽ hiểu sâu kỹ hơn về đối tượng đang tìm hiểu
d Kỹ năng đọc tích lũy
Đích đến của giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học là “đưa con người gần người hơn” Với ý nghĩa đó, sau quá trình đọc chính xác, đọc phân tích, đọc sáng tạo, người đọc sẽ thấu hiểu, đồng cảm cùng những giá trị tốt đẹp
mà văn học đem tới Từ đó, thay đổi nhân sinh quan và cải thiện văn hóa đọc của mỗi cá nhân
Đọc tích lũy là kỹ năng biến những cảm xúc, những tri thức, những tư tưởng trong tác phẩm trở thành một màng lọc quan điểm trong đời sống của bản
thân Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta “ngả mũ” thán phục trước một tài
năng thi ca của dân tộc và “quỳ gối” trước tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy của ông Bởi thế mà ta biết trân trọng hơn những giá trị tốt đẹp nhân bản của con người, biết căm ghét và lên án cái xấu, biết suy nghĩ tích cực để mở ra một tương lai xán lạn Đó chính là quá trình hình thành kỹ năng đọc tích lũy
Trang 231.1.2.3 Biểu hiện của kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại
Kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại cũng cần phải đáp ứng các cấp độ
biểu hiện của kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn học đã trình bày ở mục 1.1.2.2 Tuy
nhiên, vì mỗi giai kỳ văn học có một đặc trưng và yêu cầu riêng nên chúng tôi
đưa ra ba biểu hiện của kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại như sau
a Kỹ năng đọc và đối chiếu văn bản
Xã hội phong kiến với văn hóa Nho giáo là bầu khí quyển bao trùm lên những trang thơ trung đại Bởi thế mà ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm thơ trung đại bị chi phối bởi những tiêu chuẩn nghệ thuật đương thời như: tính ước lệ, tính sùng cổ, tính trang nhã… Khoảng cách thế hệ khiến cho việc tiếp cận những tác phẩm này có phần khó khăn hơn những văn bản văn học hiện đại Bởi vậy, trước hết phải giải quyết được vấn đề ngôn từ - hiểu đúng văn bản Đọc
và đối chiếu văn bản là một thao tác cần có khi dạy thơ trung đại
Thông thường, một văn bản thơ trung đại sẽ tồn tại dưới hai loại chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm được ghi âm ra tiếng Quốc ngữ hiện nay Đối với văn bản
từ chữ Hán, dưới mỗi phần phiên âm là phần dịch nghĩa và dịch thơ Giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng nguyên văn và biết đối chiếu các văn bản (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các văn bản để tiếp cận đúng ý nghĩa được truyền tải của văn bản
Chẳng hạn, với văn bản “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà), sách
giáo khoa có ba văn bản như sau
Phiên âm:
Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời
Trang 24Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch, trong Thơ văn Lí - Trần, tập I, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)
Khi tiếp cận bài thơ này, học sinh cần phải hình thành kỹ năng đọc chính xác ngôn ngữ được trình bày trong ba văn bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ Sau đó, tiến hành đối chiếu ba văn bản này để hiểu từ ngữ được sử dụng trong bài thơ Dưới phần chú thích đã có phần giải nghĩa từng từ Hán Việt Học sinh cần đọc kỹ trước khi tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ Bên cạnh đó, đặc thù của việc dịch thơ tiếng Hán là rất khó truyền tải ý tưởng trong từ ngữ Bởi thế
mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tham khảo những nguồn thông tin chính thống của các nhà khoa học khi cắt nghĩa ngôn từ Chẳng hạn với bài thơ này, người dạy và người học có thể tham khảo ý kiến của Giáo sư Nguyễn
Khắc Phi về việc đối chiếu: “Lấy một ví dụ là nhược điểm của bài dịch “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”, từ “định phận” để nguyên không dịch, đó là từ khóa Vì chữ “phận” có hai nghĩa, phận là địa phận, ranh giới, biên giới và phận có nghĩa là số phận, cho nên nếu không dịch thì “định phận” là
số phận đã định Nó gợi lên một liên tưởng tiêu cực Bản dịch nói lên vấn đề bờ cõi, biên giới nên chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều” [6]
Như đã trình bày ở phần trên, ngôn ngữ trong các tác phẩm thơ trung đại
là chữ Hán và chữ Nôm Đây là loại hình ngôn ngữ đơn lập, mỗi chữ độc lập tự thân mang ý nghĩa Nếu có điều kiện về thời gian và mục tiêu bài dạy, giáo viên
Trang 25có thể giới thiệu cho học sinh về ý nghĩa đặc biệt của văn tự Hán, văn tự Nôm Chẳng hạn, chữ “Quốc” 國 được tạo thành từ bộ “Vi” 囗 (bao quanh bên ngoài,
thể hiện một không gian lãnh thổ độc lập), bên trong gồm các chữ nhất, khẩu, qua一口一戈 thể hiện ý nghĩa mỗi người mang một ngọn giáo, bảo vệ vùng lãnh
thổ Chữ “quốc” trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” chính là biểu thị ý nghĩa này
Tuy vậy, người học chỉ cần hiểu được ý nghĩa của các văn tự để có thể xâu chuỗi thành một lớp nghĩa của câu thơ, bài thơ
Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ trung đại còn rất đặc biệt khi sử dụng những điển tích, điển cố nhằm thể hiện những ý nghĩa ngắn gọn nhưng sâu sắc Chẳng
hạn với câu kệ của Mãn Giác thiền sư: Xuân khứ, bách hoa lạc - Xuân đáo, bách hoa khai (Xuân qua trăm hoa rụng - Xuân tới trăm hoa tươi ) học sinh đọc kỹ
để phát hiện ra trật tự thông thường của ý thơ đã bị đảo ngược, thay vì miêu tả quy luật sinh trưởng thường tình của tự nhiên, tạo hóa: xuân tới, xuân đi; hoa nở, hoa tàn thì vị thiền sư lại chọn cách viết ngược lại Từ đó, phát hiện ý nghĩa ngầm
ẩn của văn bản: ý thơ không chỉ gợi ra một mùa xuân, một đời hoa mà đó là vòng biến thiên tuần hoàn vô lượng của vũ trụ, vòng luân hồi muôn kiếp của tạo vật giữa nhân gian, ý thơ ngưng đọng lại ở sự khai mở, sinh sôi còn gợi nên được
niềm lạc quan, hy vọng vào sự sống cho nên người ta nói “trật tự là ý nghĩa”
Hay trong “Cảnh ngày hè” (Bảo Kính cảnh giới bài 43), Nguyễn Trãi viết:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Điển tích ở đây cần được hiểu đúng đó là “Ngu cầm” Đây là chiếc đàn của vua Ngu Thuấn Vào triều đại nước Ngu, đất nước thanh bình, nhân dân
ấm no Tương truyền, vua Nghiêu có ban cho vua Thuấn một cây đàn Khi nhàn rỗi, vua Thuấn thường gảy khúc Nam phong Với điển tích này, Nguyễn Trãi đã nói lên ước muốn đất nước thanh bình, muốn dân giàu đủ Nhưng cách thể hiện vô cùng xúc tích Người đọc cần tìm hiểu rõ điển tích này khi đọc hiểu văn bản
Trang 26Nắm bắt được những đặc trưng này, người biên soạn sách luôn có phần chú thích, tiểu dẫn sau mỗi bài thơ Giáo viên và học sinh trong quá trình đọc hiểu cần lưu ý khai thác yếu tố này đầu tiên Đặt bài thơ vào chỉnh thể toàn vẹn liên quan đến hoàn cảnh ra đời, chủ đề chủ đạo và một số yếu tố nghệ thuật, trong
đó có các từ khó, chú thích, điển tích điển cố… Khi đọc văn bản cần hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này sang ý khác, đặc biệt là phát hiện ra mạch văn ngầm - mạch hàm ẩn, từ đó, mới phát hiện ra chất văn Bởi thế, cần đọc thật kĩ thì mới phát hiện ra thêm những điểm đặc sắc, khác thường, thú vị
Trong nhóm kỹ năng này, người đọc cần phải thực hiện nhuần nhuyễn thao tác đọc thầm, đọc lướt, đọc quét để lấy thông tin hiện lên trên bề mặt văn bản bao gồm: từ ngữ, chú thích, tác giả, thời điểm sáng tác…
b Kỹ năng xác định chủ thể trữ tình
Chủ thể trữ tình trong một tác phẩm thơ chính là người phát ngôn Lí luận văn học chỉ ra, chủ thể trữ tình có thể là tác giả hoặc cũng có thể giấu mặt (chủ thể ẩn) Nhưng dù là ai thì chủ thể trữ tình cũng đại diện cho quan điểm của một con người, một thế hệ, một thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống Chủ thể trữ tình có thể xuất hiện dưới dạng đại từ nhân xưng (tôi, ta, chúng tôi, chúng
ta, chúng tôi, tớ, mình…), xưng tên (Xuân Hương, Tú Xương, Tố Như…) hoặc
có thể bị ẩn đi, không có ngôi Chủ thể trữ tình trong thơ trung đại tồn tại dưới
cả hai dạng thức này
Xác định chủ thể trữ tình khi đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại là rất cần thiết bởi người phát ngôn chính là yếu tố đại diện cho lý tưởng của cái chung, cái tập thể Trong một vài trường hợp, cách xưng danh của chủ thể trữ tình cũng chính là một biểu hiện để phản ánh thực trạng xã hội Có rất nhiều yếu tố cần quan tâm khi xác định chủ thể trữ tình như: giai tầng, quan niệm đương thời, giới tính, độ tuổi…
Chẳng hạn, khi tìm hiểu bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), học sinh cần
xác định được chủ thể trữ tình là một đại diện cho những người nam nhi trong xã
Trang 27hội đương thời Bốn câu thơ không hề xuất hiện một đại từ nhân xưng nào Chủ thể trữ tình ẩn nhưng nó đại diện cho cái ta chung với ý chí mạnh mẽ, rắn rỏi của
kẻ làm trai Một ví dụ khác khi chủ thể trữ tình xuất hiện trong văn bản, học sinh cũng dễ dàng nhận ra được dụng ý nghệ thuật khi xác định đối tượng này Ta bắt gặp trường hợp này trong giọng thơ của những thi sĩ có ý thức cao về cái tôi cá
nhân như Hồ Xuân Hương (Này của Xuân Hương đã quệt rồi), Nguyễn Khuyến (Bác đến chơi đây ta với ta), Trần Tế Xương (Vị Xuyên có Tú Xương)…
c Kỹ năng nhận diện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình
Nhà thơ sáng tác bao giờ cũng nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm thơ, song tư tưởng tình cảm nhà văn gửi vào trong tác phẩm không chỉ là của cá nhân họ về cuộc đời, về con người mà còn là của tầng lớp, giai cấp, thời đại mà nhà văn như là một đại diện Chiều sâu tư tưởng, tình cảm đó là linh hồn của bài thơ Vì vây, đọc - hiểu văn bản văn học là phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản mà cụ thể là qua chủ thể trữ tình
Người đọc khi xác định được chủ thể trữ tình trong văn bản, cần tiến hành tìm kiếm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể Tâm trạng và cảm xúc có thể xuất hiện dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp Ở phương diện trực tiếp, người đọc có thể tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của
nhân vật Chẳng hạn, trong Chinh phụ ngâm khúc, có đoạn viết:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi Buồn rầu nói chẳng nên lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Người đọc có thể dễ dàng nhận ra tình cảnh cô độc, lẻ loi, tâm trạng tuyệt vọng của người chinh phụ thông qua các từ ngữ trực tiếp như “bi thiết”, “buồn rầu”, “khá thương” Đây chính là những phương tiện dễ nhận thấy nhất trong quá trình tìm hiểu tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình
Bên cạnh đó, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình còn chủ yếu thể hiện qua con đường gián tiếp Nếu ở kỹ năng trước, người học đã được hướng dẫn
Trang 28khai thác giá trị của những yếu tố ngôn từ bề mặt thì với kỹ năng này, người học cần phải xâu chuỗi những tri thức đó lại thành một chỉnh thể và đặt trong chủ đề thời đại để khám phá chiều sâu văn bản Thơ đã là một hình thức nghệ thuật giàu tính gợi Thơ trung đại lại càng rõ nét đặc tính ấy, gọi là “ý tại ngôn ngoại” - ý ở trong lời Nhà thơ thường không trực tiếp thể hiện thái độ, suy tưởng ra bằng lời trực tiếp mà đưa chúng vào các tầng nghĩa hàm ý, nghĩa ẩn dụ…
Chẳng hạn, khi đọc những vần thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, người đọc luôn luôn hình dung ra nhiều lớp nghĩa rất ấn tượng:
“Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì, múi nó dày Quân tử có yêu thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay”
(Quả mít)
Rõ ràng, đối tượng được bài thơ nhắc đến ở đây là quả mít Song, khi đặt bài thơ này vào hệ thống những tác phẩm cùng thời kỳ, cùng tác giả thì người đọc sẽ liên tưởng đến một đối tượng khác - người phụ nữ Những vần thơ Nôm
dù không trực tiếp nói ra nhưng là lời mỉa mai thời cuộc, là thái độ phản kháng mạnh mẽ với giáo điều phong kiến của người phụ nữ thức thời
Hay những vần thơ của những nhà Nho “cuối mùa” cũng thể hiện rất rõ quan điểm, tư tưởng của họ khi chế độ xuất hiện những mục ruỗng, suy tàn
Trong bài thơ “Sa hành đoản ca”, Cao Bá Quát có một cặp thơ rất hay:
“Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng”
Nói về con đường học hành, thi cử, quan lộ, Cao Bá Quát là người kinh qua nhiều gian truân, cay đắng Ông nhận thấy, bả công danh đã khiến cho nhiều người bị rơi vào cái bẫy của chính mình - bẫy vinh hoa mà họ đặt ra Để rồi lũ lượt kéo nhau “bôn tẩu” trên con đường danh lợi mù mịt, dài dằng dặc như đi
trên bãi cát dài “Tỉnh giả thiểu” và “túy giả đồng” là một sự đối lập làm nổi bật
sự hám danh lợi của người đời mà nhà thơ phản ánh
Trang 29Để có thể hiểu ra hàm ý của những câu thơ trên hay rộng hơn là cả bài thơ, bên cạnh kỹ năng đọc hiểu chính xác từ ngữ, người đọc cần đi từ yếu tố tác giả (phong cách nghệ thuật, quá trình sáng tác, thời đại sinh sống…) Đồng thời, đặt các từ ngữ, hình ảnh trong một chỉnh thể chủ đề bài thơ và tìm ra sự liên kết về nội dung, nghệ thuật
Trong nhóm kỹ năng này, các thao tác không đơn thuần là đọc lướt, đọc quét nữa mà phải đọc hiểu sâu sắc Người học cần ghi nhớ sự liên kết của các thông tin trong văn bản để có thể cảm và hiểu những giá trị về nội dung và nghệ thuật mà tác giả bài thơ gửi gắm Tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã gợi ý một số biểu hiện hành vi cụ thể của kỹ năng này như sau: “hiểu nghĩa của từ, hiểu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của các thông tin, giải thích, cắt nghĩa, phân tích, phân loại, kết nối, so sánh thông tin, nắm được ý chính của đoạn trong văn bản, dàn ý hóa văn bản, hiểu mối quan hệ giữa các thông tin trong văn bản, nêu được các thủ pháp nghệ thuật kiến tạo ý nghĩa của văn bản văn chương ”[8]
d Kỹ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, nhịp điệu,… để khám phá nội dung trữ tình và ý nghĩa của văn bản
Thơ được cấu thành bởi nhiều cụm từ có sự hiệp vần và tạo nên đa tầng nghĩa Bởi thế mà khi phân tích thơ, cần chú ý khai thác từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, nhịp điệu… Bởi trong loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt này, dù chỉ là một dấu câu được sử dụng tài tình thôi cũng kiến tạo hàm ý rất ấn tượng
Cần chú ý, khi tìm hiểu phân tích từ ngữ, người đọc cần bám sát vào nguyên tác và dịch nghĩa để có thể tiếp cận gần nhất, xác thực nhất với dụng ý
của người viết Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đâu chỉ là
khung cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà, mà trong đó còn là tâm trạng của bà khi tới
đó Những từ ngữ như “lom khom”, “lác đác” của cảnh vật phía xa khiến cho chủ thể trữ tình rơi vào sự cô đơn, lẻ loi trong khoảnh khắc ngày tàn Cách sử dụng từ ngữ và dịch chuyển điểm nhìn đã cộng hưởng tạo nên cảm xúc cho người đọc Bởi thế mà khi đi phân tích thơ, cần đặc biệt chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả
Trang 30Hình ảnh, biểu tượng trong thơ cũng là những yếu tố quan trọng, nhất là đối với thơ trung đại Có những biểu tượng trở thành biểu hiện của hệ thống tư tưởng thời đại Có những biểu tượng lại chỉ phù hợp trong ngữ cảnh của thi phẩm
Nếu như trong ca dao, nói đến người phụ nữ là nói tới biểu tượng tấm lụa đào,
củ ấu gai, giếng giữa đàng… - những điều đẹp đẽ nhưng rẻ rúng; thì văn học
trung đại cũng kế thừa những biểu tượng rất đặc trưng như vậy Đó là bánh trôi nước, là quả mít, là “đôi gò Bồng Đảo”, là “một lạch Đào Nguyên”…
Bên cạnh đó, có những hình ảnh, biểu tượng chỉ phát hiện ra nghĩa ẩn dụ
khi đưa vào ngữ cảnh tác phẩm “Hoa đèn” trong Chinh phụ ngâm khúc (phân đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ) là một biểu tượng rất hiếm xuất hiện
trong các tác phẩm thơ ca trước đó Khi đặt vào trong ngữ cảnh người chinh phụ mòn mỏi chờ chồng từ đêm này qua đêm khác thì “hoa đèn” mới trở thành biểu tượng của sự đằng đẵng, triền miên của thời gian mong đợi Phân tích hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ trong mỗi câu thơ chính là bước để khám phá nội dung trữ tình và ý nghĩa của văn bản
Sự hấp dẫn của văn bản thơ còn thể hiện thể thơ, nhịp điệu, nhạc tính Những yếu tố này cũng góp phần truyền tải nội dung của thi phẩm Chẳng hạn, hai câu thơ đầu tiên trong tác phẩm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt đầu với
nhịp điệu 2/2/3 chậm rãi đi cùng nhịp điệu lặp lại “một… một… một…” góp phần
thể hiện phong thái ung dung, thảnh thơi, nhàn nhã của chủ thể trữ tình Và đó cũng là nội dung chủ đề của bài thơ Một trường hợp khác, Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã dùng nhịp điệu, dùng cách ngắt nhịp độc đáo để thể hiện một tư
tưởng độc đáo: “Xuyên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” Thay vì nhịp thơ 3/4 thông thường, bà đẩy nhịp 4 lên trước thể hiện sự trỗi
dậy mạnh mẽ của cảnh Mà vốn dĩ, cảnh lại nói tình Bởi thế mà, cần quan tâm đến thể thơ, nhịp điệu, nhạc tính khi phân tích thơ
e Kỹ năng so sánh, mở rộng
Đây là kỹ năng đánh giá văn bản Người học xem xét, đánh giá sự liên kết của văn bản với những yếu tố ngoại biên như: thời đại, quá trình văn bản (tác giả
Trang 31- văn bản - độc giả), mở rộng những văn bản cùng chủ đề… Kỹ năng này đòi hỏi người học phải hiểu đúng, hiểu sâu về bài thơ đã tìm hiểu Từ đó mới có thể tham gia vào quá trình đồng sáng tạo (kiến tạo nghĩa mới) hay mở rộng tri thức thành
hệ thống Có nhiều hình thức để trau dồi kỹ năng này
Với yêu cầu phân tích, so sánh, đánh giá sự liên kết của văn bản với những yếu tố ngoại biên, người đọc cần nắm được bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội mà tác phẩm ra đời Tránh việc áp đặt cái nhìn hiện đại vào đọc hiểu tác phẩm trung
đại Chẳng hạn, khi đọc hiểu “Chinh phụ ngâm” - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị
Điểm, có người cảm thấy người chinh phụ trong tác phẩm nhàn rỗi sinh nhung nhớ quá sức nên những vần thơ đau đớn, thống thiết, tuyệt vọng, bế tắc Còn những người phụ nữ trong thơ ca giai đoạn kháng chiến 1945 - 1975 lại trở thành hậu phương vững vàng, tăng gia sản xuất… nên chủ yếu giọng thơ giai đoạn này đều sôi sục niềm tin, tràn trề hy vọng Nhưng thực ra, phải xét về bối cảnh thời đại để đánh giá Thế kỷ XVIII - XIX xuất hiện những cuộc nội chiến liên miên Người chinh phu dấn thân sa trường để phục vụ sự tranh giành lợi ích giữa các tập đoàn phong kiến Đó là những cuộc chiến tranh phi nghĩa Còn 1945 - 1975 lại là thời kỳ kháng chiến vệ quốc - khi trái tim của cả nước như một Bởi thế, tư tưởng thời đại là khác nhau Cách đánh giá cũng phải khác nhau
Bên cạnh đó, với yêu cầu đọc hiểu mở rộng, người học cần so sánh, liên
hệ với những tác phẩm cùng thể loại để khái quát nên một bức tranh tư tưởng khi
phân tích văn bản thơ Chẳng hạn, nói về chí làm trai trong “Thuật hoài” (Phạm
Ngũ Lão), ta có thể liên hệ với những vần thơ cùng thời kỳ của Nguyễn Công Trứ, Đặng Dung Hay liên hệ với những tác giả đồng tư tưởng ở thời kỳ khác như chí làm trai trong ca dao, trong thơ Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Huân để làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt của đối tượng
Yêu cầu đọc hiểu mở rộng cuối cùng, người đọc cần áp dụng được những tri thức vừa tìm hiểu để khái quát nên những bài học cho chính mình Đó là bài học về cuộc sống và bài học về đọc hiểu những tác phẩm tương tự Học xong giá
Trang 32trị nhân đạo trong “Mã Giám Sinh mua Kiều”, học sinh cần biết trân trọng cuộc
sống tự do, biết yêu thương, đồng cảm với những người khốn khổ, biết lên án
những thế lực đen tối chà đạp con người Học xong “Bánh trôi nước”, người học
cần áp dụng những kỹ năng vừa hình thành để đọc hiểu một bài thơ Nôm thất ngôn tứ tuyệt trong chùm thơ của Hồ Xuân Hương… Đó cũng chính là những yêu cầu mà giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy để hình thành sự tự chủ, tự giác, hình thành thói quen cho người học
Theo đó, một số chỉ số hành vi cụ thể xuất hiện ở học sinh khi thực hiện
kỹ năng này là: “đưa ra ý kiến cá nhân của người đọc về một hoặc một số thông tin trong văn bản, rút ra được thông tin từ các chi tiết trong văn bản, dùng thông tin trong văn bản để thực hành giải quyết vấn đề đơn giản tương tự như vấn đề nêu trong văn bản; liên kết thông tin trong văn bản với kinh nghiệm, với những điều các em quan tâm; đưa ra những nhận định về độ tin cậy của văn bản, đưa ra nhận xét về tính cần thiết của nội dung văn bản với nhiệm vụ học tập các em đang làm, với những trải nghiệm của bản thân các em trong cuộc sống ”[8]
f Kỹ năng vận dụng thực tiễn
Bước cuối cùng trong hoạt động dạy học thường là vận dụng, mở rộng Đây cũng là kỹ năng đầu ra để quyết định người học có hình thành được kỹ năng sau quá trình học hay không Vận dụng ở đây có thể là: biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại khác cùng thời kỳ hoặc biết cách đưa những tri thức vừa học để giải quyết một vấn đề được đặt ra trong học tập và cuộc sống
Có nhiều cách để xác định đầu ra này của kỹ năng đọc hiểu Sau khi tìm hiểu, học sinh có thể viết một đoạn cảm nhận về đoạn thơ/bài thơ hoặc thuyết trình, liên hệ với những bài thơ khác Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể khơi gợi sức sáng tạo của người học bằng việc đưa ra những nhiệm vụ học tập liên môn như đóng kịch, đọc diễn cảm, vẽ tranh…
Như vậy, đối với văn bản thơ trung đại, học sinh cần rèn luyện được 6 kỹ năng đầu ra mà chúng tôi đã phân tích Đây cũng chính là công cụ đánh giá thực tế mà chúng tôi tiến hành khảo sát ở học sinh và giáo viên ở phần sau của luận văn
Trang 331.3 Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho HS THCS
1.3.1 Mục tiêu dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho HS THCS
Để chuẩn bị tốt cho quá trình dạy - học việc xác định mục tiêu dạy học là
vô cùng quan trọng, cần thiết Đây là một nhiệm vụ của hoạt động lập kế hoạch bài dạy Ngữ văn nói chung và bài dạy một văn bản thơ trung đại nói riêng Mục tiêu là tuyên bố về những gì người học phải đạt được sau nội dung bài học Dựa vào mục tiêu, giáo viên có thể dễ dàng định hướng nội dung, phương pháp, phương tiện cho các hoạt động trong bài học và qua đó giúp đánh giá quá trình học tập của người học Mục tiêu bài học sẽ được phân ra một cách cụ thể từ mặt nhận thức, hành động và thái độ để qua đó đánh giá được năng lực đọc hiểu, tìm hiểu bài của học sinh một cách toàn diện nhất Đối với quá trình đọc hiểu một văn bản thơ trung đại, việc xác định mục tiêu bài học sẽ phải dựa trên một vài yếu tố sau: thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ, nội dung, ý nghĩa, đề tài, các tác phẩm cùng chủ đề, hình thức nghệ thuật Ngoài ra còn có một số yếu tố khác liên quan đến kĩ năng, thái độ đọc hiểu văn bản thơ trung đại
Đối với đối tượng học sinh cấp THCS, việc tiếp cận một văn bản văn học trung đại không phải là việc đơn giản Chính vì vậy với từng đối tượng học sinh trong cấp học này chúng ta phải có sự phân hóa rõ ràng từng mục tiêu để học sinh
có thể dễ dàng đạt được sau nội dung bài học Đặc biệt là thể loại thơ trung đại có nhiều thể thơ khác nhau, ngôn ngữ viết (chữ Hán và chữ Nôm), hình ảnh thơ phong phú, chủ đề thơ đa dạng và sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật Tất cả đòi hỏi người học cần phải có sự suy luận và nắm vững được những đặc điểm trên Phân hóa rõ ràng từng mục tiêu là từng phần nội dung chúng ta đưa ra mục tiêu của từng phần đó, tránh việc mục tiêu đưa ra quá rộng và học sinh không thể đạt được
1.3.2 Nội dung dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho học sinh THCS
Nội dung dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại sẽ đi từ đọc hiểu khái quát đến đọc hiểu chi tiết nội dung của văn bản Ở từng phần nội dung, giáo viên
sẽ phải bám sát vào những phần kiến thức cốt lõi để học sinh tiếp nhận Nội dung
Trang 34dạy học đọc hiểu chúng ta sẽ cụ thể hóa ra từ phần mục tiêu đã định hướng trước
đó và đi theo một tiến trình dạy học thống nhất
Đọc hiểu khái quát là phần nội dung giúp học sinh định hướng những bước đầu về văn bản Đối với việc đọc hiểu một văn bản thơ trung đại, đọc hiểu khái quát sẽ giúp chúng ta định hướng cho học sinh những đặc điểm đầu tiên về thể loại (thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: là thể thơ có 4 câu mỗi câu bao gồm
7 chữ, có quy định chặt chẽ về niêm, luật, đối ), về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, nhan đề, chủ đề sáng tác Nhìn chung văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn THCS xoay quanh cả ba mảng nội dung của văn học trung đại đó là: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo Thông qua việc đọc hiểu khái quát văn bản sẽ giúp học sinh nhận định nội dung chính của văn bản thuộc mảng nội dung nào trong kho tàng văn học trung đại Ngoài ra qua đây chúng ta sẽ định hướng cho học sinh cách đọc, cách ngắt nhịp đối với từng thể loại thơ trung đại Từ những bước này sẽ tạo tiền đề cơ sở cho người học phân tích tìm hiểu chi tiết văn bản từ góc nhìn nội dung và nghệ thuật
Đọc hiểu chi tiết nội dung của văn bản là thao tác không thể thiếu trong mỗi quá trình dạy học đọc hiểu Đây là phần nội dung giúp cho học sinh khai thác được hầu hết mọi khía cạnh của văn bản từ bố cục đã xác định dựa trên đặc điểm của thể loại mà học sinh đã tìm hiểu ở phần khái quát Ở nội dung này giáo viên phải đặc biệt chú ý đến việc giải thích những từ ngữ khó, phân tích ý nghĩa câu thơ, hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được xuất hiện trong câu thơ đó
Chúng ta có thể lấy văn bản “Nam quốc sơn hà” làm một ví dụ để làm sáng tỏ
điều đó Tác phẩm này có nội dung thuộc mảng nội dung chủ nghĩa yêu nước, nêu cao lòng tự hào tự tôn dân tộc qua đó đưa ra lời thách thức, lời khẳng định hùng hồn với thế lực giặc ngoại xâm Điều này được thể hiện rất rõ trong các câu
thơ “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, ” và một số hình ảnh thơ mang tính đối lập “Nam quốc >< Bắc quốc; Nam đế >< Bắc đế” Qua bài thơ này chúng ta
càng thêm trân trọng những công lao to lớn của ông cha ta trong quá trình đấu
Trang 35tranh bảo vệ tổ quốc và trách nhiệm gìn giữ nền hòa bình độc lập Từ dẫn chứng trên chúng ta thấy ngoài việc định hướng học sinh phân tích để hiểu nội dung tác phẩm thì giáo viên phải gợi dẫn cho học sinh đưa ra những nhận định, đánh giá chung về câu thơ, bài thơ, liên hệ đến đời sống thực tế Nhìn chung đọc hiểu chi tiết là bước quan trọng nhất giúp học sinh hình thành những hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của bài thơ qua đó bộc lộ được cảm xúc cá nhân và sự vận dụng vào trong đời sống
Việc đọc hiểu một văn bản kết thúc khi giáo viên gợi dẫn học sinh tổng hợp lại những nội dung kiến thức đã tìm hiểu ở những phần nội dung trước và hướng dẫn học sinh luyện tập vận dụng phần nội dung kiến thức đã học Như vậy
để đảm bảo cho việc đọc hiểu một văn bản nói chung và thơ trung đại nói riêng chúng ta cần phải đảm bảo trình tự đọc hiểu văn bản và đảm bảo đầy đủ nội dung,
sự chính xác trong quá trình đọc hiểu
1.3.3 Phương pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS
Để đảm bảo cho quá trình dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại chính xác về mặt nội dung và phát triển được năng lực của người học đặc biệt là học sinh THCS thì chúng ta phải chú trọng đến phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình đọc hiểu ấy Các phương pháp dạy học có vai trò quyết định cho việc dạy học đọc hiểu có hiệu quả hay không Bởi lẽ giáo viên không phải là người truyền đạt kiến thức một cách khô khan đến người học mà giáo viên là những người dẫn dắt, định hướng người học tiếp nhận kiến thức, phát triển toàn diện mọi năng lực cá nhân Hơn nữa, việc tiếp cận một văn bản thơ trung đại là điều vô cùng khó khăn đối với học sinh cấp THCS nên việc đưa
ra phương pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại là điều vô cùng cần thiết Chúng ta có thể kết hợp nhuần nhuyễn một hoặc một vài phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản trong việc đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại
Trang 36Trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản thơ trung đại hiện nay có thể kể đến hai phương pháp giáo viên thường sử dụng đó là phương pháp giải mã văn bản
và phương pháp dạy kiến tạo nghĩa cho văn bản Hai phương pháp này đều có thể phát huy hết khả năng tìm tòi khám phá của học sinh và phát triển năng lực người học
Đối với phương pháp giải mã văn bản đây là phương pháp giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận, phân tích, lí giải ý nghĩa của văn bản, phát hiện ra ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn, đọc ra hiện tượng, ẩn ý của văn bản và diễn đạt bằng lời của người đọc Nhờ đó học sinh có thể trải nghiệm thưởng thức những gì đang học Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải biết kích hoạt sự tìm tòi của học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở, dự đoán, kết nối Quy trình thực hiện giáo viên sẽ thực hiện thông qua bốn bước
cụ thể Bước một là bước xâm nhập thế giới của văn bản Thông qua bước này giáo viên định hướng học sinh tìm hiểu những nội dung cơ bản về tác phẩm như tác giả, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề Bước hai, khơi gợi những cách hiểu ban đầu Với một văn bản thơ trung đại việc hiểu được cơ bản nội dung ban đầu của tác phẩm sẽ giúp định hướng cho học sinh hiểu chi tiết Bước này có thể hình thành cho học sinh thông qua việc đọc, trả lời câu hỏi, đưa ra lời nhận xét, đánh giá Bước ba, phát triển các cách lí giải Giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi nhằm mở rộng sự hình dung, tưởng tượng liên hệ, cắt nghĩa biểu tượng, tạo ra suy luận, phán đoán Bước này sẽ giúp học sinh phân tích, cắt nghĩa giúp học sinh hiểu được từng lớp nghĩa của văn bản ngoài lớp nghĩa trên bề mặt câu chữ Bởi văn học trung đại ngôn ngữ được sử dụng có sự chọn lọc và mang nhiều tầng
ý nghĩa Bước bốn, khái quát nghĩa của văn bản Thao tác này giúp học sinh tổng hợp những nội dung đã phân tích
Phương pháp dạy kiến tạo nghĩa cho văn bản là phương pháp giáo viên và học sinh sáng tạo ra các tình huống hoặc gợi ý để học sinh kết nối những điều mình đã biết với những thông tin, sự kiện trong văn bản, từ đó giúp học sinh ngộ
Trang 37ra nghĩa cuả văn bản và kiến tạo nên nghĩa của văn bản Đối với văn bản thơ trung đại phương pháp này sẽ giúp học sinh gọi tên được lớp nghĩa ẩn đằng sau lớp ngôn từ của văn bản thơ trung đại, thông qua những thông tin mà học sinh
đã biết như hoàn cảnh sáng tác và một số hình ảnh thơ Phương pháp này thực hiện thông qua 3 bước chính Bước một, nhận xét - đánh giá Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá về mối quan hệ giữa nội dung của văn bản với bối cảnh lịch sử để từ đó nhấn mạnh điểm nổi bật của tác phẩm Bước hai, làm giàu ý nghĩ
xã hội và giá trị của văn bản Bước này học sinh tiến hành kiểm tra lại những ý tưởng, nhận xét rồi đưa chúng và một thể thống nhất Cân nhắc giá trị lịch sử đương thời và giá trị lịch sử đương đại của văn bản Bước ba, tóm lược lại - tổng hợp những vấn đề chính đã được nêu ra
Ngoài hai phương pháp trên giáo viên có thể vận dụng linh hoạt thêm các phương pháp khác trong trùm các phương pháp tri thức văn học như: phương pháp tái tạo, phương pháp gợi tìm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp so sánh, phương pháp giảng bình Đối với từng phương pháp sẽ có từng vai trò riêng chính vì vậy không nên chỉ sử dụng một phương pháp trong quá trình dạy học Chính vì vậy nếu muốn phát triển năng lực người học thông qua việc đọc hiểu văn bản thơ trung đại thì giáo viên phải biết cách vận dụng linh hoạt từng phương pháp trên Phương pháp tái tạo sẽ giúp học sinh có những hình dung cụ thể về hình ảnh thơ, hình tượng thơ, giai đoạn, thời đại, hoàn cảnh của tác phẩm Phương pháp gợi tìm là việc giáo viên đưa câu hỏi học sinh trả lời dẫn ra nội dung kiến thức Phương pháp so sánh, giáo viên có thể định hướng cho học sinh
so sánh giữa 2 hoặc 3 tác phẩm cùng đề tài, chủ đề
Bên cạnh đó, theo chương trình giáo dục phổ thông định hướng phát triển năng lực người học, giáo viên cần quan tâm đến việc tìm hiểu và ứng dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực Có thể kể đến như: phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp giao nhiệm vụ, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật
3 lần 3, kỹ thuật động não… Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể những phương pháp này ở chương 2 của luận văn
Trang 38Để bài đọc hiểu một văn bản thơ trung đại có hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra việc vận dụng linh hoạt và chính xác các phương pháp dạy học trên
là điều vô cùng quan trọng Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vào việc sử dụng quá nhiều phương pháp trong cùng một nội dung vì sẽ làm cho cả người dạy và người học bị phân tâm và không đạt được hiệu quả cao
1.3.4 Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở HS THCS
Dựa trên chương trình giáo dục phổ thông, có hai hình thức đánh giá học sinh tiêu biểu là đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đánh giá theo hướng hình thành năng lực Nhưng trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
2018, chúng ta cần hướng đến việc phát triển năng lực người học, người học đóng vai trò quan trọng trong quá trình đi tìm nguồn tri thức bằng những năng lực, kĩ năng của bản thân Mục tiêu của việc đánh giá này đó là hướng tới các mức độ năng lực của người học trên cơ sở nội dung đánh giá phù hợp với từng môn học và theo các cấp độ khác nhau Phương pháp đánh giá dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như: trắc nghiệm, hồ sơ, quan sát, tự đánh giá Chú trọng
cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết quả Qua đó xếp loại dựa trên sự phân hóa về năng lực của người học
Trong quá trình đánh giá đó giáo viên có thể chia nhỏ đánh giá học sinh theo từng khung năng lực, chuẩn mực Có thể là đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất trong môn Ngữ văn, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của người học hay đánh giá kết quả học tập của người học Đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất trong môn Ngữ văn chủ yếu mang tính định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi cách ứng xử, Các phẩm chất cần xác định và đánh giá ở đây là yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái Dựa vào các phẩm chất này giáo viên sẽ đánh giá người học trong cả quá trình Đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của người học thì giáo viên cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá theo bốn năng lực cốt lõi là đọc, viết, nói và nghe Đặc biệt khi đọc hiểu một văn bản thơ trung đại việc đánh giá năng lực học sinh sẽ chủ yếu dựa trên việc đánh giá năng lực đọc và năng lực nói và nghe
Trang 39Đánh giá năng lực đọc, cần chú ý đến khả năng hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của người viết Ngoài ra cũng cần chú ý đến các đặc điểm thuộc phương thức thể hiện, nhất là về kiểu văn bản và ngôn ngữ sử dụng Đồng thời cần chú trọng đến khả năng liên hệ, so sánh ngoài văn bản và giữa các văn bản, khả năng nhạy bén khi trả lời các câu hỏi với các cấp độ tư duy khác nhau, khả năng lập luận cá nhân thông qua đó đưa ra cách hiểu, cách nhận xét đánh giá về văn bản Đánh giá năng lực nói và nghe cần chú ý vào khả năng tập trung vào chủ đề và mục tiêu, sự tự tin, năng động của người nói, khả năng tranh luận và thuyết phục, khả năng chú ý đến người nghe, khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp Như vậy có thể dựa vào các tiêu chí này mà giáo viên phân chia vào trong quá trình đánh giá và đánh giá nhiều lần
1.4 Thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trung đại cho HS THCS hiện nay
1.4.1 Hệ thống tác phẩm thơ trung đại
Phân phối chương trình Ngữ văn THCS hiện hành có sự xuất hiện của các tác phẩm thơ trung đại ở lớp 8 và lớp 9 Nếu như trước đây, học sinh được tiếp cận ngay từ lớp 6 thì hiện nay, các bộ sách giáo khoa công bố theo tiến trình đổi
mới giáo dục (Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống)
không còn giữ các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 6 và lớp 7 Chủ đề của các tác phẩm vẫn xoay quanh hai nội dung: yêu nước và nhân đạo Chương trình Ngữ văn 2018 quy định, các ngữ liệu văn bản thơ trung đại phân phối ở lớp 8 với hai thể loại: thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật; lớp 9 với hai thể loại: truyện thơ Nôm và thơ song thất lục bát Như vậy, những tác phẩm thơ trung đại không còn được giảng dạy dàn trải mà tập trung vào giai đoạn cuối của THCS
Hiện nay (năm 2022), vẫn chưa có sách giáo khoa mới khối 8 và khối 9 Theo tiến độ, năm học 2023 - 2024 mới triển khai dạy học sách giáo khoa mới lớp 8, năm học 2024 - 2025 triển khai dạy học sách giáo khoa mới lớp 9 Vì thế, tại thời điểm này, chúng tôi khảo sát cả hai chương trình hiện hành và chương
Trang 40trình đổi mới (theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 của Bộ Giáo dục)
Về chương trình hiện nay đang triển khai (chương trình cũ), hệ thống văn bản thơ trung đại bao gồm các tác phẩm:
Hệ thống các văn bản thơ trung đại Việt Nam trong CT Ngữ văn cấp THCS (chương trình cũ)
Có thể thấy, các tác phẩm thuộc chương trình cũ đang tập trung vào 2 chủ đề: yêu nước và nhân đạo Thể loại được khai thác bao gồm: thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ song thất lục bát, lục bát, truyện thơ Song, các tác phẩm được ấn định trong sách giáo khoa Giáo viên không có điều kiện lựa chọn ngữ liệu cho phù hợp