LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay điện tử công suất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống.Việc biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác nhờ các mạch công suất được ứ
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu và thực hiện mạch kích điện áp từ
nguồn ắc qui 12V lên 220V-500W
Giáo viên hướng dẫn :Vũ Quang Hưng
Sinh viên thực hiện :
Lê Trung Hiếu Đoàn Trung Kiên Phạm Quang Sáng
Lê Cảnh Toàn Lớp :CĐ Tự động hoá 4 – K54
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHƯƠNG II : SỬ DỤNG IC CD4047 và TRANSISTOR 2N3055
1 Sơ đồ nguyên lý
a Mạch điều khiển
b Mạch lực
c Linh kiện sử dụng
2 Giới thiệu chi tiết các linh kiện
a Mạch điều khiển
IC CD4047
IC LM324
b Mạch lực
Transistor H1061
Transistor 2N3055
3 Nguyên lý làm việc
4 Mạch in
a Mạch điều khiển
b Mạch lực
CHƯƠNG III : SỬ DỤNG IC SG3525 và MOSFET IRF3205
1 Sơ đồ nguyên lý
a Sơ đồ
b Linh kiện sử dụng
Trang 32 Giới thiệu chi tiết các linh kiện
a IC SG3525
b MOSFET IRF3205
3 Nguyên lý làm việc
4 Mạch in
CHƯƠNG IV : BIẾN ÁP
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay điện tử công suất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống.Việc biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác nhờ các mạch công suất được ứng dụng rộng rãi.Đặc biệt nhờ có sự phát triển của van bán dẫn công suất mà lĩnh vực này ngày càng phát triển mạnh mẽ.Ta có thể phân loại thành một số dạng biến đổi sau: AC→DC (Chỉnh lưu) ; DC→AC (Nghịch lưu) ; AC→AC(Điều chỉnh điện áp xoay chiều);DC→DC(Điều chỉnh điện áp một chiều).Mỗi nhóm trên đều có những ứng dụng riêng của nó trong từng lĩnh vực cụ thể
Quá trình thực tập này dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ Quang Hưng chúng
em đi sâu tìm hiểu mảng biến đổi năng lượng một chiều ra năng lượng xoay chiều
mà cụ thể là mạch kích điện áp 12V một chiều lên điện áp 220V xoay chiều công suất 500W.Mạch này được ứng dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt.Mạch có nhiêm vụ cung cấp nguồn năng lượng cho tải khi xảy ra sự cố mất điện.Do thời gian thực tập không nhiều nên công dụng của mạch vẫn còn nhiều hạn chế.Chúng
em sẽ tiếp tục tìm hiểu và phát triển mở rộng hơn nữa các ứng dụng của mạch sau này
Trong thời gian thực tập vừa qua nhóm em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Vũ Quang Hưng.Thầy đã giúp chúng em có được thêm nhiều những kiến thức và kinh nghiệm quí báu để phục vụ cho việc học tập cũng như cho công việc trong tương lai.Sau đây chúng em xin trình bày về mạch và những kiến thức chúng em đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập vừa qua
Trang 5CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
Có 2 phương pháp để biến đổi điện áp 1 chiều 12V lên điện áp xoay chiều 220V
Phương pháp thứ nhất: Điện áp 1 chiều 12V được nghịch lưu thành điện áp 12V
xoay chiều sau đó điện áp 12V xoay chiều này được đưa qua máy biến áp để đưa lên điện áp 220V-500W.Đây là phương pháp biến đổi gián tiếp.Nhược điểm của phương pháp này là có sự hao tổn công suất trong quá trình nghịch lưu.Tuy nhiên với phương pháp này thì điện áp qua 1 số khâu nữa có thể cho dạng sin hơn ở đầu ra
Phương pháp thứ hai: Điện áp 1 chiều 12V được đưa thẳng vào biến áp để đưa
lên điện áp 220V xoay chiều.Điện áp 1 chiều này cho qua máy biến áp bằng cách đóng mở liên tục nhờ các van công suất với tần số của lưới điện 50Hz.Ưu điểm của phương pháp này là không có sự tổn hao công suất nhiều do có sự biến đổi trực tiếp và cấu tạo mạch khá đơn giản.Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm của nó.Điện áp đầu ra có dạng xung không sin ảnh hưởng lớn đến tải cảm.Ở đây do thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên chúng em thực hiện quá trình này bằng phương pháp hai tức là biến đổi trực tiếp
Trang 6CHƯƠNG II :BIẾN ĐỔI 12V DC SANG 220V AC DÙNG
Trang 7Mạch này thực hiện nhiệm vụ đóng mở cho dòng điện qua máy biến áp tạo dòng xoay chiều
Trang 8Các Connector đầu vào và đầu ra của mạch
Mạch lực
2 transistor công suất tầm trung H1061
6 transistor công suất 2N3055
Các Connector đầu vào và đầu ra của mạch
2 GIỚI THIỆU CHI TIẾT CÁC LINH KIỆN
a Mạch điều khiển
IC 4047
Hình 3 : Sơ đồ chân CD4047
Chân 1 : C-Timing được nối với đầu dương của tụ
Chân 2 : R-Timing được nối với 1 đầu của trở 1k
Trang 9Chân 8 : Chân kích khởi dương
Chân 9 : Thiết lập lại trạng thái ban đầu
Chân 12 : Kích khởi lại
Trang 10Hình 5 : Sơ đồ logic
Trang 11 IC LM324
Hình 6 : Sơ đồ chân Chân 1: Đầu ra
Chân 2: Đầu vào đảo
Chân 3: Đầu vào không đảo
Chân 4: VCC
Chân 5: Đầu vào không đảo
Chân 6: Đầu vào đảo
Chân 7: Đầu ra
Chân 8: Đầu ra
Chân 9: Đầu vào đảo
Chân 10: Đầu vào không đảo
Trang 12Chân 11: GND
Chân 12: Đầu vào không đảo
Chân 13: Đầu vào đảo
Chân 14: Đầu ra
Hình 7 : Sơ đồ mạch 1/4
b Mạch lực
Transistor H1061(NPN)
Trang 13Hình 8 :Hình dạng thực – kiểu đóng gói TO -220AB
Hình 9 :Thứ tự chân
Trang 14Hình 10 : Bảng giá trị lớn nhất của điện áp giữa các cực và dòng qua nó
Đây là transistor công suất tầm trung khá phổ biến có thể dễ dàng tìm mua ngoài thị trường
Transistor 2N3055(NPN)
Hình 11 : Hình dạng thật kiểu đóng gói TO-204AA (TO -3)
Trang 15Hình 12 : Thứ tự chân
Hình 13 : Bảng giá trị lớn nhất của điện áp giữa các cực và dòng qua nó
Trang 16số đầu ra của xung điều khiển bằng cách điều chỉnh giá trị của biến trở
Sau đó xung này được đưa qua 2 bộ khuếch đại thuật toán của LM324.Để tránh dòng vào quá lớn từ xung đầu ra của IC 4047 có thể gây hỏng LM324 ta cho dòng ra này qua 1 điện trở 4.7k ôm ở mỗi cổng ra Q và Q đảo.Sau khi xung vào LM
324 sẽ được khuếch đại lên để có thể mở được transistor H1061 ở mạch lực.Xung đầu ra 4047 được cấp vào chân không đảo của của bộ khuếch đại thuật toán còn chân đảo lấy điện áp phản hồi đầu ra của bộ khuếch đại thuật toán.Điện áp bão hòa lấy là 12V.Xung đầu ra của LM 324 có nhiệm vụ đóng mở các transistor ở mạch lực với tần số 50Hz
Khối mạch lực: Khi có xung dương đầu ra Q đầu ra Q đảo sẽ bằng 0, đến H1061
transitor này sẽ được thông cực B, điều này làm cho có dòng chủ đạo chảy qua cực C về cực E của transistor này.Khiến có dòng chủ đạo qua cực B của transistor 2N3055 thứ nhất.Transistor này mở làm mở cặp 2 transistor 2N3055 mắc song song ở sau.Cặp transistor này mở làm dòng chính từ ắc qui chảy qua cuộn sơ cấp, qua cặp transistor rồi về đất.Do có dòng qua cuộn sơ cấp nên bên cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện 1 sức điện động sinh ra dòng chảy theo 1 chiều nào đó mà ta tạm gọi là nửa chu kì dương của cuộn thứ cấp.Tiếp đó khi có xung dương Q đảo đầu ra Q sẽ bằng 0 cặp transitor dưới sẽ mở sinh ra nửa chu kì âm bên cuộn thứ cấp.Cứ như thế việc đóng mở transistor với tần số 50Hz nhờ 4047 sẽ sinh ra điện áp biến thiên với tần số 50Hz ở cuộn sơ cấp.Tuy nhiên điện áp này sẽ có dạng xung vuông không sin vì việc đóng mở nguồn 1 chiều 12V chỉ tạo ra được các xung vuông
Trang 174 MẠCH IN
a Mạch điều khiển
Hình 14 : Mạch in mạch điều khiển
Trang 18b Mạch lực
Hình 15 : Mạch lực
Trang 19CHƯƠNG III : BIẾN ĐỔI 12V DC SANG 220V AC DÙNG
SG3525 và MOSFET IRF3205
1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
a Sơ đồ nguyên lý
Hình 16 : Sơ đồ nguyên lý
Trang 20b LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH
Giới thiệu sơ lược về IC SG3525
IC này là IC dùng để tạo xung vuông dương,ưu điểm của IC này so với IC tương
tự như TIMER 555,556 hay CD4047 là IC này có khả năng chuyển sang chế độ Start khi điện áp vào không đạt yêu cầu hay shutdown để bảo vệ IC.Ngoài ra IC này có hồi tiếp phản hồi và bù sai lệch về đầu vào để điều chỉnh sao cho đầu ra chính xác hơn so với các họ IC khác
Soft-IC cho ra 2 xung vuông ở đầu ra A và B lệch nhau
Trang 21Hình 17 : SG3525 tiếp vĩ ngữ N được đóng gói theo chuẩn DIL-16
Hình 18 : SG3525 tiếp vĩ ngữ DW được đóng gói theo chuẩn SO-16L
Trang 22 Pin
Hình 19 : Sơ đồ pin của SG3525
Giới thiệu về các chân của SG3525
Pin 1- Inv.Input : Đầu vào đảo
Pin2 - Noninv.Input : Đầu vào không đảo
Pin 3- Sync : Chân đồng bộ hoá,cho phép đồng bộ xung với các đơn vị khác hoặc với một bộ dao động gắn ngoài
Pin 4 - OSC Output : Đầu ra xung của bộ tao dạo động gắn trong
Pin 5 - C T : Chân này gắn với một tụ điện quyết định tần số dao động của bộ
tạo dao động =>quyết định xung ra,CT= 0.001uF-0.2uF
Pin 6 - R T : Gắn với một điện trở để quyết định tần số của bộ tạo dao động
=>quyết định xung ra,RT=2.0kΩ - 150kΩ
Trang 23 Pin 7 - Discharge : Chân xả tụ,chân này được nối với tụ và 1 điện trở gắn
giữa CT sẽ quyết định thời gian cách giữa các xung
Pin 8 - Soft-Start : Chân này nối với 1 tụ giúp khởi động êm hơn và chế độ
soft-start được kích hoạt khi so sánh với điện áp tham chiếu Vref
Pin 9 - Compensation : Chân bù chân này được hồi tiếp về chân đầu vào đảo góp phần điều chỉnh xung ra sẽ bù nếu có sai lệch về xung
Pin 10 - Shutdown : Chân shutdown kiểm soát mạch soft-start và cả mức ra
.Khi điện áp cấp vào không đạt yêu cầu thì qua chân này sẽ điều khiển mạch soft-start hoạt động ngoài ra pin shutdown này cũng được nối hồi tiếp về
đầu vào không đảo khi để điều chỉnh đầu ra nối đất để bảo vệ IC
Pin 11 - Output A : Đầu ra A,xung vuông dương
Pin 12 - Ground : Nối đất
Pin 13 - V C : Điện áp collector của transistor mắc Darlington trong
SG3525(xem Hình 4 – Miêu tả các khối chức năng của SG3525).Điện áp cấp vào pin này từ 4.5V đến 35V
Pin 14 - Output B : Đầu ra B,xung vuông dương nhưng lệch so với xung ra ở chân A
Pin 15 - V CC : Điện áp vào.Dải điện áp hoạt động từ 8.0V đến 35V
Pin 16 - V ref : Điện áp tham chiếu điện áp tham chiếu có giá trị thấp nhất là
5.0V cao nhất là 5.2V thông thường là 5.1V dòng lớn nhất vào pin này là 50mA tối ưu là 20mA.Điện áp này sẽ dùng để so sánh với điện áp vào chân
Soft-Start để tham chiếu chế độ Soft-Start và Shutdown
Trang 24Hình 20 : Sơ đồ khối chức năng
b MOSFET IRF3205
MOSFET IRF3205 là MOSFET loại N(MOSFET ngược) khi điện áp được đưa vào cực G đủ để mở MOSFET thì dòng từ D về S.IRF3205 được chế tạo có diode từ S
về D để trả công suất phản kháng về nguồn
Các thông số cơ bản quan trọng của MOSFET
V DSS : Điện áp đánh thủng tiếp giáp giữa cực máng D(Drain) và cực nguồn
S(Source)
I D : Dòng liên tục tối đa qua cực máng 110A ( ở điện áp 10V )
I DM : Dòng xung tối đa qua cực máng 390A
Trang 25 Hình vẽ minh hoạ
Hình 21 : Sơ đồ thay thế
Hình 22 : Hình dạng thực tế đóng gói chuẩn TO-220AB
Trang 26Hình 23 : Bố trí chân Pin 1 : Gate Pin 2 : Drain Pin 3 :Source Pin 4 : Drain
Điện áp ra được điều chỉnh nhờ biến trở RV2
Tần số điện áp ra được điều chỉnh bằng biến trở RV1
4 MẠCH IN
Trang 27Hình 24 Mạch in
Trang 28Hình 25 : Sơ đồ bố trí linh kiện
Trang 29CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN BIẾN ÁP
Giới thiệu sơ lược về máy biến áp: Máy biến áp được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong lĩnh vực điện Ta có thể dùng máy biến áp để tăng hoặc hạ áp tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng.Có nhiều loại máy biến áp, mỗi loại có những
ưu nhược điểm và ứng dụng khác nhau ví dụ như: biến áp tự ngẫu, biến áp xung, biến áp 1 pha, biến áp 3 pha…
Máy biến áp gồm các phần cơ bản sau: Lõi thép, dây quấn, khung
Với các số liệu ban đầu
Điện áp đầu vào 12V
Điện áp đầu ra 220V
Công suất 500W
Trang 30HÌNH 16 & 17:Miêu tả các thông số MBA
Tiết diện thực của lõi sắt(phần trụ):
S0=K*S
Trong đó S=a*b
K=0.9 đối với lá thép E có bề dày 0.35mm
K=0.93 đối với lá thép E có bề dày 0.5mm
K=0.8-0.85 đối với lá thép bị han gỉ và lồi lõm’
Tiết diện thực tính theo công suất máy biến áp:
S0=1.2 =1.2 =26.83(cm2)
Chọn chiều dài và chiều rộng của lõi lần lượt là 3.5 cm và 7.7 cm
Dòng điện bên cuộn sơ cấp: Isc=P/Usc=500/12=41(A)
Dòng điện bên cuộn thứ cấp: ITC=P/UTC=500/220=2.2(A)
Tính toán tiết diện của dây quấn sơ cấp và thứ cấp:
Trang 31Tiết diện của dây quấn được tính theo mật độ dòng điện:
J=4(A/mm2)-công suất từ (0-50VA)
J=3.5(A/mm2)-công suất từ (50-100VA)
J=3(A/mm2)-công suất từ (100-200VA)
J=2.5(A/mm2)-công suất từ (200-500VA)
J=2(A/mm2)-công suất từ (500-1000VA)
Tính số vòng cần quấn của cuộn sơ cấp và thứ cấp:
Cuộn sơ cấp: Nsc=(K*Usc)/(BS0)+sai số=(45*11)/26.83+sai số=20(vòng)
Cuộn thứ cấp: Ntc=(K*Utc)/(BS0)+sai số=(45*220)/26.83+sai số=370(vòng) Trong đó K=45 ; B=1T
Như vậy khung biến áp và kích thước dây, số vòng cuộn sơ cấp đã được tính toán.Ở cuộn sơ cấp nối với nguồn 12V một chiều và mạch lực gồm 2 cuộn sơ cấp có số vòng bằng nhau được quấn cùng chiều nhau và nối chung đầu cuối
để tạo thành điểm giữa chung.Điểm chung này được nối vào nguồn 12V một chiều
Trang 32
KẾT LUẬN
Qua quá trình lắp ráp và thử nghiệm 2 phương án trên phương án thứ nhất cần số van nhiều hơn => cồng kềnh và khả năng chịu dòng của 2N3055 kém hơn rất nhiều so với IRF 3205.Ngoài ra độ linh hoạt của phương án thứ nhất cũng kém hơn so với phương án thứ hai.Mạch ở phương án thứ 2 có thể hiệu chỉnh được cả tần số lẫn điện áp ra, như vậy sẽ linh hoạt hơn không đòi hỏi khắt khe về việc quấn biến áp như phương án thứ nhất
Quá trình chạy thử và những kết luận như trên nên ta sẽ lựa chọn phương án thứ hai
Trang 33TÀI LIỆU THAM KHẢO