Bảng tổng hợp hàm Phốt pho tổng số trong đất trông cây hàng năm khác tỉnh Bắc Ninh .... Bảng tổng hợp hàm Kali tổng số trong đất trông cây hàng năm khác tỉnh Bắc Ninh.... Bảng tổng hợp h
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các thành phần trong môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do những tác động của con người Vì vậy, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề đáng báo động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Bảo vệ môi trường vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, mỗi khu vực, mỗi quốc gia cũng như của toàn thế giới đồng thời cũng là một thành tố không thể thiếu trong các chiến lược phát triển kinh tế bền vững Đất đai là một trong những thành phần của môi trường tự nhiên, là đối tượng tiếp nhận trực tiếp các dòng thải, chất thải từ các hoạt động nông nghiệp do người dân sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, các hoạt động công nghiệp do các nhà máy, các xí nghiệp thải chất thải mà không qua xử lý triệt để, bên cạnh đó môi trường đất còn là môi trường chứa đựng nguồn nguyên liệu (nước) để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân Hậu quả là sau một thời gian tài nguyên đất sẽ bị suy thoái, ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng các sản phẩm trong trồng trọt như lúa và hoa màu Ngoài ra, môi trường đất còn tác động trực tiếp đến môi trường nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và môi trường sinh thái
Trong sản xuất nông nghiệp, đất là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, nước, ôxy và hỗ trợ cho rễ cây hấp thụ các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng để sản xuất lương thực, thực phẩm Đất còn chứa đựng một lượng lớn các vi sinh vật, giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng Đất cũng là cơ sở của ngành trồng trọt, là nơi phát triển của tất cả các loài thực vật để sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nông nghiệp, con người đã lạm dụng quá nhiều hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nên đã làm cho nhiều loại hóa chất còn tồn dư trong môi trường đất dẫn đến chất lượng môi trường đất sản xuất nông nghiệp thay đổi theo hướng tiêu cực Việc chất lượng môi trường đất sản xuất nông nghiệp thay đổi tiêu cực sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp
Việc bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất đặc biệt là tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp thiết, nhất là khi sự thay đổi chất lượng môi trường đất theo hướng ngày càng xấu đi, đe dọa lớn đến an ninh lương thực của loài người và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sản xuất, đời sống của con người
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh Trong những năm gần đây, Bắc Ninh trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển năng động với nhiều hoạt động kinh tế như làng nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, … phát triển mạnh mẽ Những hoạt động kinh tế trên đã tác động lớn đến môi trường làm cho chất lượng môi trường tự nhiên của tỉnh thay đổi theo hướng tiêu cực hơn, trong đó có môi trường đất Đặc biệt Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhưng có mật độ dân số cao, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho quỹ đất giành cho nông nghiệp của tỉnh ngày càng giảm đi trong khi đó nhu cầu về nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ không ngừng tăng lên Vấn đề này đã thúc đẩy người nông dân đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất cây trồng Tuy nhiên, việc đẩy mạnh nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho người nông dân sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật quá mức, thiếu cơ sở khoa học từ đó làm cho môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là môi trường đất
Xuất phát từ thực tế trên và những kiến thức được học trong nhà trường tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 -2021” để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo môi trường đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh từ đó tạo cơ sở để sử dụng đất bền vững.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2021 Từ đó, đề xuất
3 một số định hướng và giải pháp nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường đất sản xuất nông nghiệp cho tỉnh này
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp
- Thu thập, tổng hợp, xử lí, phân tích các số liệu, tài liệu, bản đồ, … có liên quan đến nội dung đề tài và tiến hành khảo sát thực tế để đưa ra được những phân tích, nhận xét một cách xác thực về hiện trạng môi trường đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Tìm hiểu và xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, nhất là sự ảnh hưởng của hoạt động canh tác nông nghiệp đến chất lượng môi trường đất của tỉnh này
- Trên cơ sở xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, tiến hành đề xuất, kiến nghị một số định hướng và giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1 Tình hình nghiên cứu về hiện trạng môi trường đất và môi trường đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động trong những năm gần đây Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên duy trì ở mức cao Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển Những vấn đề môi trường đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác Thế nhưng ngày nay, con người đã quá lạm dụng nguồn tài nguyên quý giá này và đã có nhiều tác động có ảnh hưởng xấu đến đất như: dùng quá nhiều lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ một lượng lớn kim loại nặng và làm thay đổi tính chất của đất Dân số ngày càng tăng nhanh cũng là vấn đề
5 đáng lo ngại, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác, nhu cầu đất sinh sống và khai thác khoáng sản,… đã và đang dần biến môi trường đất bị ô nhiễm một cách trầm trọng
Những nghiên cứu có liên quan đến ô nhiễm nguồn tài nguyên đất đã có từ lâu và được thể hiện trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các dự án, báo cáo, luận án, luận văn hay các bài viết dưới dạng sách, báo Các công trình nghiên cứu cấp quốc gia, có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về tình trạng ô nhiễm môi trường đất được công bố và áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả tốt, đóng góp cho sự thành công của khoa học nói chung Có thể kể đến các công trình và đề tài sau đây:
- Cuốn sách “Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Quốc Hùng được NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010 đã tập trung phân tích một số nhận biết về ô nhiễm và suy thoái môi trường đất; quan hệ của ô nhiễm và suy thoái đất đai với thiên nhiên, đặc biệt là trong mối quan hệ với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Từ đó, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hay chính là đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm và suy thoái đất đai từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, trong quá trình phát triển làng nghề, ô nhiễm do rác thải và ảnh hưởng từ những chính sách trong quản lý và quy hoạch đất đai Trong cuốn sách tác giả đã phân tích những hậu quả do ô nhiễm và suy thoái đất đai gây ra Qua đó cho thấy việc bảo vệ đất đai khỏi ô nhiễm và suy thoái chính là việc con người tự bảo vệ sự tồn tại và phát triển của mình Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững Đây là cuốn sách cung cấp đầy đủ những nhận biết cơ bản về vấn đề ô nhiễm môi trường đất hiện nay ở Việt Nam
- Đề tài “Đánh giá hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật POPs tại huyện
Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An” của Phan Thị Thanh Hằng [Luận văn thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2014] đã xác định được hiện trạng ô nhiễm đất do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật POPs tại khu vực nghiên cứu, phân tích được nguyên nhân dẫn gây ô nhiễm đất do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây nên, từ đó đề xuất được các giải pháp có tính thực tiễn cao để xử lí ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất gây nên
- Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường đất và đề xuất một số giải pháp xử lí tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thế Đàn [Khóa luận tốt nghiệp trường đại học Nông Lâm
- Đại học Thái Nguyên năm 2014] đã nghiên cứu được tác động của các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đến ô nhiễm môi trường đất tại địa điểm nghiên cứu Từ đó, tác giả đưa ra được các giải pháp xử lí rất cấp thiết để xử lí ô nhiễm đất tại các khu vực trên Trong đề tài, tác giả đã phân tích được nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm đất từ kho chứa thuốc bảo vệ thực vật
- Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (As, Cd, Pb) trong đất vùng trồng rau thành phố Thái Nguyên và phụ cận bằng thực vật” của Phạm Thị Mỹ Phương [Luận án Tiến sĩ trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018] Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu được thực trạng ô nhiễm các kim loại nặng trong vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cụ thể là vùng trồng rau tại địa phương nghiên cứu, phân tích cụ thể các nhân tố dẫn đến việc ô nhiễm đất từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ việc sử dụng phân hóa học vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất các giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu ô nhiễm các kim loại nặng trong đất bằng thực vật Đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa ô nhiễm đất và sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng dẫn tới ô nhiễm đất và ngược lại
- Bài báo “Đáng báo động về thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Linh trên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đăng ngày 21/2/2022 đã khái quát tình hình ô nhiễm đất đáng báo động ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất ở Việt Nam
Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường đất Tuy nhiên thực tế vẫn cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng tại các địa phương vẫn ngày một trầm trọng hơn Công tác quản lý, khắc phục và bảo vệ môi trường vẫn chưa thực sự hiệu quả cho dù xét trên một số chỉ tiêu so với trước đây thì đã có chuyển biến Cụ thể, như ngoài những công cụ quản lý là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong đó có thuế, phí tài nguyên, quỹ môi trường…
4.2 Tình hình nghiên cứu hiện trạng môi trường đất và môi trường đất sản xuất nông nghiệp nói riêng ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng có rất nhiều các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các khu vực sản xuất nông nghiệp,… Bắc Ninh cũng là tỉnh có mật độ dân số rất cao nên toàn tỉnh có khối lượng rác thải và nước thải sinh hoạt rất lớn Những vấn đề trên đã tác động rất lớn đến tài nguyên đất của tỉnh, làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường đất của tỉnh ngày càng trầm trọng hơn Vấn đề môi trường đất của tỉnh đã có một số đề tài, dự án, báo cáo như:
- Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề tên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” của Nguyễn Thị
Thắm [Luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011] đã phân tích được các nguồn thải từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là từ chất hữu cơ, riêng làng nghề Đa Hội còn ô nhiễm thêm các kim loại nặng, nêu được hiện trạng ô nhiễm đất tại các làng nghề tại thời điểm nghiên cứu từ đó đề xuất các giải pháp xử lí giảm thiểu ô nhiễm
- Dự án “Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bắc Ninh” của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 2015 đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của toàn tỉnh Bắc Ninh, đánh giá được hiện trạng suy thoái tài nguyên đất trong tỉnh từ đó tạo cơ sở khoa học và cơ sở dữ liệu bản đồ để nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm đất
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Theo L.Bortalant thì “Hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ” Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành một hệ thống ở cấp thấp hơn Theo quan điểm này, đối tượng nghiên cứu là một hệ thống các bộ phận cấu thành một cách tương đối hoàn chỉnh, giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và có khi làm thay đổi toàn bộ hệ thống đó Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí là là các thể tổng hợp tự nhiên thì việc nhìn nhận đối tượng theo quan điểm hệ thống là rất cần thiết, không thể thiếu trong việc nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
Môi trường là một hệ thống tự nhiên bao gồm: môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường sinh vật Mỗi thành phần tồn tại đều có mối
9 liên hệ mật thiết không thể tách rời Vì vậy, vận dụng quan điểm hệ thống vào trong nghiên cứu thực chất là sự vận dụng quan điểm hệ thống trong việc nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội (con người) Giữa hai hệ thống này luôn có mối quan hệ tương hỗ, qua lại với nhau.Khi các hoạt động của con người tác động đến hệ thống tự nhiên thì đến một lúc nào đó thành phần của môi trường tự nhiên cũng sẽ tác động trở lại hoạt động sống của con người
Vận dụng quan điểm hệ thống vào trong đề tài “Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2016 - 2021” là để chúng ta thấy và làm rõ được mối quan hệ tác động qua lại hết sức chặt chẽ, mang tính nhân quả giữa môi trường tự nhiên với các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người Môi trường đất nông nghiệp ở đây đang có những dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm là do sự tác động bừa bãi của người dân, thiếu quy hoạch của tỉnh Hiểu được quan điểm này sẽ giúp chúng ta xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường đất cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ, sử dụng và cải tạo đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả cao
Quan điểm này yêu cầu khi nghiên cứu bất kì một sự vật, hiện tượng nào cần phải nghiên cứu, nhìn nhận trên tất cả mọi khía cạnh, mọi quá trình trong mối quan hệ tương hỗ với nhau Khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến ô nhiễm môi trường đất sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh Bắc Ninh trước hết phải đánh giá được từng thành phần cụ thể, tiếp đến là đánh giá mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, giữa khu vực đất canh tác với khu vực đất lân cận Cuối cùng là đánh giá tổng hợp để đưa ra nhận định chung và biện pháp khắc phục đối với hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu Quan điểm tổng hợp được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài
5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai Tất cả các yếu tố tự nhiên môi trường như đất, nước, không khí, cũng không nằm ngoài quy luật đó Việc đánh giá hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh cần đặc biệt chú ý đến tính chất và mức độ ô nhiễm theo các thời kì khác nhau Sự ô nhiễm không được kịp thời xử lí sẽ để lại sức ép lớn đối với khả
10 năng phân hủy của môi trường theo từng năm Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu cũng cần có những thông tin của thời kì trước và dự báo trong tương lai Do vậy, khi nghiên cứu cần chú ý tới tính chất địa lí của đối tượng theo thời gian và không gian để có những đánh giá và dự báo đúng đắn
Một đặc điểm nổi bật của địa lí đó là tính không gian Nghĩa là bất kì một đối tượng địa lí nào cũng gắn liền với một không gian, một lãnh thổ, một địa phương cụ thể Trong một không gian nhất định, sự hình thành và phát triển của các đối tượng địa lí phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ, đồng thời phản ánh được đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ đó với lãnh thổ khác Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong không gian lớn hơn của đối tượng ấy, đó chính là nghiên cứu môi trường đất sản xuất nông nghiệp trong không gian toàn tỉnh Bắc Ninh và đặc điểm cụ thể của môi trường đất ở các địa điểm nghiên cứu cụ thể, từ đó thấy được tính đặc trưng theo không gian của môi trường đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái Sự rối loạn ở một khâu nào đó trong hệ thống các thành phần tự nhiên sẽ gây ra nhiều hậu quả liên hoàn nghiêm trọng Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tác động của các nhân tố đến môi trường đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh và khả năng chịu đựng của môi trường đất nơi đây trước những tác động đó
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Hội nghị môi trường Thế giới ở Stockhom năm 1987) Quan điểm này được áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những lĩnh vực tác động lớn đến môi trường sống Sự phát triển các khu vực canh tác nông nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế với chất lượng môi trường, giữa mục tiêu kinh tế với sức khỏe cộng đồng Vì vậy, áp dụng quan điểm này vào đề tài là phải tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí tự nhiên nhằm kết hợp, so sánh, đối chiếu với các phương pháp nghiên cứu trong phòng để đưa ra các kết quả xác thực, khách quan Áp dụng phương pháp này vào trong đề tài, nhằm cung cấp các thông tin thực tế, làm rõ hơn mức độ ô nhiễm môi trường đất, chỉ rõ các nguyên nhân và ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tới môi trường đất và đời sống người dân tại các huyện, thành phố trong tỉnh Bắc Ninh Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đi thực tế địa bàn chụp ảnh tư liệu, tìm hiểu phương pháp canh tác nông nghiệp, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng, tìm hiểu quy trình sản xuất ở một số khu vực chuyên canh nông nghiệp, gặp gỡ trao đổi với người dân địa phương, với chính quyền địa phương và cơ quan quản lí quản môi trường để thu thập thông tin cần thiết Kết quả của phương pháp này sẽ là sự đánh giá khách quan, chính xác vấn đề cần nghiên cứu, khắc phục những hạn chế thường gặp của phương pháp nghiên cứu trong phòng, nhất là khi nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương, vốn là một vấn đề khá nhạy cảm
5.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu, tài liệu Đây là phương pháp được thực hiện dựa trên việc thu thập các tài liệu bằng cả chữ và số đến từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tổng kết hay thường kì của các cơ quan chức năng, các công trình là đề tài các cấp, luận văn, luận án, sách, báo, Sau đó tiến hành chọn lọc, phân loại và xử lí chúng một cách khoa học nhất để có được những thông tin cần thiết song phải mang tính chính xác, khách quan và đáng tin cậy hơn Đối với đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập và xử lí các tài liệu, dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, cụ thể:
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường qua các năm tại địa bàn nghiên cứu do Trung tâm Quan trắc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh cung cấp
- Các công trình khoa học là các đề tài các cấp, luận văn, luận án, do các cá nhân hoặc các cơ quan nghiên cứu có uy tín thực hiện
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu và các báo cáo thường niên khác của các cơ quan chức năng địa phương có liên quan đến đề tài
- Các bài viết về ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng của hoạt động canh tác nông nghiệp đến môi trường đất, quy trình và hiện trạng sản xuất tại các khu vực chuyên canh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đăng tải ở các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí, sách báo, tivi, mạng Internet,
5.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
- Đối tượng khảo sát: các hộ nông dân
- Hình thức: mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp
- Nội dung phiếu khảo sát người dân:
+ Thông tin cá nhân người được hỏi: họ tên, địa chỉ, tổng diện tích đất nông nghiệp, điều kiện kinh tế
Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Phân tích và đưa ra được những đánh giá cụ thể và xác thực về hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2021
- Làm rõ các nhân tố hình thành và các nguyên nhân chính tác động đến chất lượng môi trường đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất được một số định hướng và giải pháp cụ thể và hiệu quả nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường đất sản xuất nông nghiệp cho tỉnh Bắc Ninh
- Là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương của tỉnh tham khảo để đưa ra các chính sách, các chỉ đạo phù hợp trong việc sử dụng và bảo vệ môi trường đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu hiện trạng môi trường đất và môi trường đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 2 Hiện trạng và các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Chương 3 Một số định hướng và giải pháp bảo vệ, cải tạo môi trường đất nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng tỉnh Bắc Ninh
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững a) Khái niệm về môi trường
Có nhiều khái niệm khác nhau về môi trường, theo X.V.Kaletxnic môi trường địa lí được hiểu “là bộ phận tự nhiên của trái đất bao quanh con người, xã hội loài người lúc này ở vào tình trạng phối hợp hành động với bộ phận tự nhiên đó một cách trực tiếp, nghĩa là bộ phận tự nhiên đó có liên quan gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 của nước ta định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”
Như vậy, môi trường được tạo thành bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đất (yếu tố tự nhiên) cùng với các khu dân cư và các khu SXNN,… (các yếu tố nhân tạo) là các yếu tố cơ bản cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người Như vậy, việc nghiên cứu môi trường, trong đó có môi trường đất SXNN của Bắc Ninh là rất cấp thiết, khi môi trường đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng chịu sức ép lớn từ gia tăng dân số và phát triển kinh tế của tỉnh b) Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”
Theo khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, định nghĩa về ô nhiễm môi trường như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa
15 học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”
Theo đó, điểm chung nhất giữa các khái niệm về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường, trong đó có môi trường đất SXNN của tỉnh Bắc Ninh là cần thiết để tạo cơ sở quan trọng đánh giá mức độ thay đổi của các thành phần trong môi trường đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp c) Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được đề cập đến trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” (1980) do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đề xuất Tuy nhiên, phát triển bền vững khi đó chỉ được đề cập đến nội dung hẹp, chủ yếu nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật
Năm 2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi), khái niệm về Phát triển bền vững được bổ sung và hoàn chỉnh là “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”
Theo đó, phát triển bền vững là cần phát triển đồng thời và có sự kết hợp chặt chẽ hợp về cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường Trong đó, kinh tế phát triển bền vững (tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển ổn định, chất lượng); xã hội công bằng, bình đẳng, ổn định,…; môi trường trong lành (đất, nước,…) Để thực hiện được điều đó, chất lượng môi trường của các yếu tố thành phần phải thường xuyên được nghiên cứu, đánh giá, kiểm định theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, đồng thời, cần có sự chung tay của các lực lượng sản xuất, các nhà quản lí, các tổ chức chính trị xã hội và môi trường
1.1.2 Khái niệm về đất và phân loại tài nguyên đất
Có nhiều khái niệm khác nhau về đất, theo Docutraev (1879) - nhà thổ nhưỡng học người Nga thì “Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời, do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp các yếu tố hình thành đất gồm có: đá, địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian”
Theo Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đã đưa ra khái niệm đất như sau: “Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng”
Theo đó, đất hay lớp phủ thổ nhưỡng là lớp trên cùng của vỏ phong hóa trái đất bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của các yếu tố khí hậu, nước, sinh vật và con người Đối với SXNN, đất là tư liệu sản xuất quan trọng và không thể thay thế được của các loại cây trồng Ở những đất đã sử dụng, hoạt động sản xuất của con người có tác động rất rõ đến chiều hướng và cường độ của quá trình thay đổi này
1.1.2.2 Phân loại tài nguyên đất
Trên thế giới có nhiều cách phân loại đất khác nhau nhưng phổ biến 2 cách phân loại là theo nguồn gốc hình thành và theo mục đích sử dụng a) Theo nguồn gốc hình thành
Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ thống phân loại đất dựa trên nguồn gốc hình thành như: hệ thống phân loại đất (soil taxomony) của vụ bảo vệ đất Hoa Kỳ theo A.L Bloom; hệ thống phân loại đất hợp nhất theo D.F Mc Carthy,1993,… Hiện nay, các nhà khoa học của Việt Nam sử dụng rộng rãi phương pháp phân loại đất của FAO- UNESCO-WRB (2006) Theo “Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất” của Hội khoa học Đất Việt Nam, tài nguyên đất của Việt Nam có 21/30 loại đất dựa theo hệ thống phân loại của FAO- UNESCO-WRB (2006) Các nhóm đất chính của Việt Nam gồm: Arenosols - đất cát mặt; Salic Fluvisols - đất mặn; Thionic Gleysols - đất phèn; Fluvisols - đất phù sa; Gleysols - đất glây; Histosols - đất than bùn; Cambisols - đất mới biến đổi; Andosols - đất tro núi lửa; Luvisols - nhóm đất đen; Lixisols - nhóm đất nâu vùng bán khô hạn; Calcisols - đất tích vôi; Plinthosols - đất có tầng loang lổ;
Albcluvisols - đất potdon; Ferrasols - đất đỏ; Alisols - đất mùn Alit núi cao; Leptosols - đất có tầng mỏng; Anthrosols - nhóm đất nhân tác; Acrisols - đất xám; Phacozems - nhóm đất nâu thẫm; Vertisols - nhóm đất nứt nẻ; Nitisols - nhóm đất sét bạc b) Theo mục đích sử dụng Ở nước ta hiện nay, việc phân loại đất theo mục đích sử dụng được quy định trong Luật đất đai năm 2013 Theo khoản 10 trong Luật này đất được phân loại thành
- Đất sản xuất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát về tình hình sử dụng và bảo vệ môi trường đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây
Theo kết quả thống kê diện tích của Bộ TN&MT tổng diện tích đất tự nhiên cả nước ta là 33.134.480 ha Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.994.319 ha Bình quân đất nông nghiệp là 0,28 ha/người, thuộc nhóm các nước có mức bình quân diện tích đất nông nghiệp từ 0,2 - 0,3 ha/người Hiện nay, đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 84,5% diện tích đất tự nhiên cả nước Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 11.693.000 ha chiếm 35,3% diện tích tự nhiên toàn quốc Các loại đất sử dụng trong nông nghiệp hiện nay chủ yếu là đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất cát biển, đất mặn và đất phèn
Diện tích nhóm đất nông nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2016 - 2021 Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp tăng 709.413 ha, khoảng 2,6% so với năm 2016 (năm 2016 là 27.284.906 ha), tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại giảm 166.202 ha, khoảng 1,4% so với năm 2016 (năm 2016 là 11.526.798 ha) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp suy giảm nhưng nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm không ngừng tăng lên dẫn tới việc người nông dân tiến hành đẩy mạnh tăng năng suất và tăng hệ số sử dụng đất để tăng sản lượng Theo Bộ NN&PTNT, trung bình mỗi năm nước ta sử dụng khoảng 10,3 triệu tấn phân bón; trong đó sử dụng phân vô cơ là 7,6 triệu tấn, trung bình là 560 kg/ha; phân hữu cơ là 2,63 triệu
29 tấn, trung bình 140 kg/ha Về sử dụng thuốc BVTV cũng theo Bộ này, năm 2020 cả nước sử dụng khoảng 51.911 tấn, trung bình 3,8 kg/ha Việc sử dụng phân bón và thuộc BVTV không hợp lý, không tuân thủ theo đúng kĩ thuật đối với phân bón và không đúng theo những quy định về quy trình sử dụng nên đã gây những ảnh hưởng lớn đến môi trường sống Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), hàng năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9000 tấn chất thải nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc có độc cao đã bị cấm sử dụng nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất, đe dọa ô nhiễm kim loại nặng và các chất độc hại trong đất SXNN Đối với phân bón, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và gần 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất Các loại phân vô cơ thường thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCL, super photphat còn tồn dư axit nên đã làm cho đất chua, nghèo dinh dưỡng và xuất hiện nhiều độc tố nhất là các kim loại nặng trong đất
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều biện pháp để bảo vệ đất SXNN như đưa ra các quy định sử dụng đất trong Luật đất đai, khuyến khích nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu hiện trạng đất, đánh giá thực trạng đất và đưa ra các giải pháp kịp thời để giảm thiểu suy giảm chất lượng môi trường đất Tuy nhiên, quá trình phát triển nhanh, kết hợp với thiếu vốn, trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ lao động còn hạn chế nên chất lượng môi trường đất SXNN hiện nay vẫn còn là vấn đề cấp thiết, cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa
1.2.2 Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh
1.2.2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh a) Vị trí địa lí
Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội Về tọa độ địa lý, Bắc Ninh nằm trong khoảng vĩ độ từ 20º50’B đến 21º16’B và kinh độ từ 105º54’Đ đến 106º19’Đ Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 82.271 ha nhỏ nhất cả nước
Về đơn vị hành chính, toàn tỉnh có 02 thành phố trực thuộc tỉnh, 02 thị xã và
04 huyện gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ, thị xã Thuận Thành, huyện Tiên Du, huyện Yên Phong, huyện Lương Tài, huyện Gia Bình
Do có vị trí địa lí rất thuận lợi như: tiếp giáp với thủ đô, gần sân bay quốc tế, gần cửa khẩu, không quá xa cảng biển, giao thông thuận tiện,… nên Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phát huy triệt để khả năng của mình b) Địa hình, địa mạo
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng, mức độ chênh lệch địa hình toàn Tỉnh không lớn Trong tỉnh phần lớn là địa hình đồng bằng với độ cao trung bình từ 3 - 7 m so với mực nước biển, có một số nơi địa hình thuộc vùng trũng thấp ven đê ở các địa phương Gia Bình, Lương Tài và Quế Võ Địa hình đồi núi thấp chiếm diện tích không lớn chỉ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các địa phương thuộc thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ với các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ
60 – 100 m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171 m, tiếp đến là núi Bu (huyện Tiên Du) cao 1403 m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84 m c) Địa chất Địa chất Bắc Ninh có những nét giống của cấu trúc địa chất vùng trũng sông Hồng với bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ của tỉnh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam Nhìn chung, địa chất của Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình Việc thành tạo đất và chất lượng đất cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của các quá trình địa chất như trên d) Thổ nhưỡng
Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (năm 2018), đất NN của tỉnh Bắc Ninh gồm 6 Nhóm đất chính theo hệ thống phân loại của FAO- UNESCO-WRB (2006), đó là: Đất tầng mỏng - Leptosols (LP); Đất phù sa - Fluvisols (FL); Đất glây - Gleysols (GL); Đất cát - Arenosols (AR); Đất loang lổ - Plinthosols (PT); Đất xám - Acrisols (AC)
Trong đó Nhóm đất phù sa (Fluvisols) chiếm diện tích lớn nhất 31.585 ha (chiếm 72,8% DTĐT và chiếm 38,4% DTTN của tỉnh) Các nhóm còn lại chiếm diện tích không nhiều, nhưng cũng có những ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp
Diện tích các nhóm đất phân bố theo đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh được thể hiện trong bảng phụ lục 1
- Đất NN của Tỉnh có thành phần cơ giới thay đổi từ nhẹ đến nặng (cát, cát pha đến thịt pha sét, ) Trong đó, các loại đất Glây và đất loang lổ có thành phần cơ giới nặng hơn, các loại đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ hơn Đất xám có thành phần cơ giới thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm hình thành đất: Các loại đất như Đất xám có tầng loang lổ, rất chua, Đất xám đọng nước, rất chua thường có thành phần cơ giới nặng hơn các loại đất xám khác Các loại đất đều phù hợp với hoạt động trồng trọt
- Các loại đất hầu hết có phản ứng từ rất chua đến ít chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng thường ở mức nghèo, hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở mức trung bình Tuy nhiên, hiện nay do là địa phương có trình độ thâm canh cao, quá trình canh tác nhiều năm đã làm cho các đặc tính tầng mặt của đất NN thường ở mức cao hơn so với phía dưới, phổ biến ở mức trung bình đến giàu e) Khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và khô lạnh, ít mưa vào mùa đông Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồng bằng nên đặc điểm khí hậu của tỉnh khá đồng nhất
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 24ºC, nhiệt độ phân hóa thành hai mùa mùa hè nóng (nhiệt độ 28 - 30ºC), mùa đông lạnh (nhiệt độ dưới 18ºC)
- Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1300 - 1800 mm/năm Lượng mưa phân hóa thành hai mùa, mưa nhiều từ tháng V đến tháng XI, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm, mùa ít mưa từ tháng XI đến tháng IV năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm
Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2021 38 2.2 Hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và những biến động về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp của địa phương Vì vậy, khi nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp cần có những nghiên cứu khái quát về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và những biến động về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh a) Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Diện tích đất SXNN của toàn Tỉnh năm 2021 là 40.985 ha, chiếm 49,8% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh, chiếm tới 87,6% diện tích đất nông nghiệp toàn Tỉnh Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm là là 40.231 ha, chiếm 48,9% tổng diện tích tự nhiên và chiếm tới 98,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh; đất trồng cây lâu năm là 754 ha, chỉ chiếm 0,9% diện tích tự nhiên của của tỉnh và chiếm 1,8% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh
Hình 2.1 Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh năm 2021 (%)
(Số liệu xử lí từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021)
Diện tích đất trồng các loại cây hàng năm cụ thể như sau:
- Diện tích đất trồng lúa năm 2021 là 37.179 ha, chiếm 45,2% diện tích tự nhiên của Tỉnh và chiếm tới 92,4% diện tích đất trồng cây hàng năm Diện tích đất trồng lúa
39 của các địa phương lần lượt như sau: thị xã Quế Võ (7.693 ha), thị xã Thuận Thành (5.707 ha), huyện Yên Phong (5.085 ha), huyện Lương Tài (4.794 ha), huyện Gia Bình (4.416 ha), huyện Tiên Du (4.243 ha), thành phố Bắc Ninh (2.861 ha) và thành phố Từ Sơn (2.380 ha) Trên diện tích đất trồng lúa, cơ cấu cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh khá đa dạng, trong đó phổ biến các loại sau: lúa xuân - lúa mùa, lúa xuân - khoai sọ, lúa xuân - thuốc lào mùa - bắp cải đông, lúa xuân - bắp cải mùa - đậu tương đông, lúa xuân - dưa chuột mùa - rau cải đông, lúa xuân - lúa mùa - bắp cải đông, lúa xuân - lúa mùa - cà chua đông, lúa xuân - lúa mùa - cà rốt đông, lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông, lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, (theo nguồn điều tra nông hộ)
- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 3.053 ha, chiếm 3,7% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh và chiếm 7,6% diện tích trồng cây hàng năm của Tỉnh Diện tích phân bố ở các huyện theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt là: huyện Gia Bình (868 ha), huyện Thuận Thành (731 ha), huyện Lương Tài (422 ha), huyện Tiên Du (416 ha), huyện Quế
Võ (377 ha), huyện Yên Phong (110 ha), thành phố Bắc Ninh (81 ha) và thị xã Từ Sơn
(50 ha) Trên diện tích đất trồng cây hàng năm, cơ cấu cây trồng khá đa dạng, trong đó phổ biến các loại sau: ngô xuân - ngô mùa, hành tây xuân - rau cải mùa, lạc xuân - ngô mùa, đậu đũa xuân - cà chua mùa - hành tây đông, lạc xuân - rau cải mùa - khoai tây đông, ngô xuân - đậu tương mùa - lạc đông, (theo nguồn điều tra nông hộ)
Hình 2.2 Cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm của tỉnh Bắc Ninh năm 2021 (%)
(Số liệu xử lí từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021)
Như vậy, đất SXNN vẫn là loại đất chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Trong cơ cấu sử dụng đất SXNN, loại đất chiếm diện tích chủ đạo là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, diện tích đất trồng cây lâu năm rất nhỏ Điều này cho thấy, trồng lúa vẫn là thế mạnh chủ lực trong việc SXNN
40 của tỉnh Bắc Ninh, các loại cây trồng khác có vai trò khiêm tốn hơn đối với nông nghiệp của tỉnh này
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2021 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 82.271 100 Đất sản xuất nông nghiệp 40.985 49,8
1.1 Đất trồng cây hàng năm 40.321 48,9 a Đất trồng lúa 37.179 45,2 b Đất trồng cây hoa màu 3.053 3,7
1.2 Đất trồng cây lâu năm 754 0,9
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021)
Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn tác giả biên tập kế thừa từ dữ liệu của Sở TN&MT Bắc Ninh )
42 b) Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2021
Cùng với sự biến động chung về diện tích đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2021, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Tỉnh năm 2021 giảm 2.550 ha so với năm 2016 Diện tích giảm chỉ tập trung vào loại đất trồng cây hàng năm, năm
2021 diện tích giảm 2.650 ha so với năm 2016; trong đó chủ yếu là giảm đất trồng lúa, năm 2021 đất trồng lúa giảm tới 2.522 ha so với năm 2016 Diện tích trồng cây lâu năm có xu hướng tăng, năm 2021 tăng 100 ha so với năm 2016 Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do kinh tế Bắc Ninh giai đoạn này phát triển nhanh, nhiều khu công nghiệp phát triển, đô thị hóa nhanh, các công trình giao thông,… được xây dựng ngày càng nhiều hơn, nhất là trên đất lúa vì vậy diện tích các loại đất này có xu hướng giảm nhanh, bên cạnh đó, do trong giai đoạn này nhiều địa phương trong tỉnh đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ nên diện tích đất các loại cây trồng biến động khác nhau
Bảng 2.2 Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Mục đích sử dụng 2016 2021 So sánh tăng [+], giảm [-]
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 82.271 82.271 - Đất sản xuất nông nghiệp 43.535 40.985 -2.550 Đất trồng cây hàng năm 42.881 40.231 -2.650 Đất trồng lúa 39.701 37.179 -2.522 Đất trồng cây hàng năm khác 3.180 3.053 -127 Đất trồng cây lâu năm 654 754 +100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2016 và 2021)
2.2 Hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh Để nghiên cứu hiện trạng môi trường đất SXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đề tài sử dụng kết quả phân tích của 2115 mẫu đất của khu vực canh tác nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2021 (địa điểm lấy mẫu thể hiện bản đồ hình 2.4) Khu vực canh tác nông nghiệp sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu: Độ chua (pHKCL), hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất (tổng N, tổng P2O5, tổng K2O, Cacbon hữu cơ) và các kim loại nặng: Asen (As), Cadimi (Cd) Chì (Pb), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Thuốc BVTV (Clo hữu cơ, lân hữu cơ)
Các mẫu đất được lấy mẫu và phân tích dựa vào các tiêu chuẩn và qui chuẩn về đánh giá chất lượng đất như: quy chuẩn về giới hạn hàm lượng kim loại nặng trong đất QCVN 03-MT:2015/BTNMT; quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất BVTV trong đất QCVN 15:2008; thông tư số 60/2015/TT-BTNMT về Quy định về kĩ thuật điều tra, đánh giá đất đai
Theo Bảng 6 trong Phụ lục 3 thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, độ chua của đất pHKCL được đánh giá theo bảng sau:
Bảng 2.3 Phân cấp chỉ tiêu độ chua pH KCL của đất cấp tỉnh
(thông tư số 60/2015/TT-BTNMT)
STT Giá trị phân cấp Đánh giá
Theo Bảng 7 trong Phụ lục 3 thông tư số 60/2015/TT-BTNMT hàm lượng dinh dưỡng NPK tổng số và chất hữu cơ tổng số được đánh theo bảng sau:
Bảng 2.4 Phân cấp chỉ tiêu dinh dưỡng NPK tổng số của đất cấp tỉnh khu vực đồng bằng, ven biển (thông tư số 60/2015/TT-BTNMT)
Chỉ tiêu Giá trị phân cấp Đánh giá
4 Chất hữu cơ tổng số
Dựa theo quy chuẩn về giới hạn hàm lượng kim loại nặng trong đất và quy chuẩn về dư lượng hóa chất BVTV trong đất, kết quả thống kê so sánh đưa ra được mực đánh giá riêng cho từng chỉ tiêu theo 3 cấp theo Bảng dưới đây
Bảng 2.5 Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm Môi trường
Mức độ ô nhiễm đất Phân cấp
Không ô nhiễm Chỉ tiêu được đánh giá có giá trị nhỏ hơn 70% giá trị giới hạn cho phép
Cận ô nhiễm Chỉ tiêu được đánh giá có giá trị từ 70% đến cận 100% giá trị giới hạn cho phép Ô nhiễm Chỉ tiêu được đánh giá có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị giới hạn cho phép
Do khu vực đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới gần 60% diện tích toàn tỉnh nên trong đề tài này tác giả chủ yếu trình bày về hiện trạng môi trường đất SXNN theo cơ cấu sử dụng đất 3 loại đất chính là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác đất trồng cây lâu năm của Tỉnh
Hình 2.4 Bản đồ các địa điểm lấy mẫu nghiên cứu đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn tác giả biên tập kế thừa từ dữ liệu bản đồ của Sở TN&MT Bắc Ninh)
2.2.1 Hiện trạng môi trường đất trồng lúa Để đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng lúa ở các huyện/thị xã/thành phố, đề tài đã kế thừa và sử dụng kết quả phân tích của 1932 mẫu đất của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh năm 2021 Số mẫu cụ thể của từng huyện/thị xã/thành phố như sau: Gia Bình 241 mẫu, Lương Tài 277 mẫu, Yên Phong 221 mẫu, Thuận Thành 304 mẫu, Bắc Ninh 148 mẫu, Từ Sơn 128 mẫu, Tiên Du 212 mẫu, Quế Võ 401 mẫu
2.2.1.1 Độ chua trao đổi (pH KCL ) trong đất trồng lúa
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ, BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất sản xuất nông nghiệp
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và chưa thể thay thế được trong SXNN vì đất cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phải triển của cây để sản xuất thực phẩm cho con người Môi trường đất SXNN chính là môi trường con người canh tác trực tiếp các loại cây trồng để tạo ra lương thực thực phẩm, vì vậy, nếu chất lượng môi trường đất bị suy thoái hoặc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cây trồng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn của con người Hiện nay, an ninh lương thực là một trong những vấn đề an ninh toàn cầu mà không chỉ riêng Việt Nam phải đối mặt Cũng giống như các địa phương khác vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh là tỉnh đất trật người đông, quy mô dân số lớn vì vậy sức ép đối với việc đảm bảo nguồn lượng thực, thực phẩm sạch tại chỗ là rất cấp thiết hiện nay
Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích hiện trạng môi trường đất SXNN của tỉnh Bắc Ninh, có thể thấy môi trường đất SXNN của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, như diện tích đất SXNN ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ở mức độ trung bình, một số nơi trong môi trường đất có chứa hàm lượng các kim loại nặng hoặc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao cận ô nhiễm hoặc ô nhiễm,… Mặc dù người nông dân trên địa bàn có nhiều kinh nghiệm và trình độ thâm canh khá cao trong SXNN, tuy nhiên nhiều nơi quá trình canh tác không phù hợp đã làm cho chất lượng môi trường đất ngày càng xấu đi dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có nguy cơ suy giảm Vì vậy, cần có những giải pháp để sử dụng hợp lí, cải tạo và bảo vệ môi trường đất SXNN cho Tỉnh.
Cơ sở đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và chưa thể thay thế được trong SXNN vì đất cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phải triển của cây để sản xuất thực phẩm cho con người Môi trường đất SXNN chính là môi trường con người canh tác trực tiếp các loại cây trồng để tạo ra lương thực thực phẩm, vì vậy, nếu chất lượng môi trường đất bị suy thoái hoặc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cây trồng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn của con người Hiện nay, an ninh lương thực là một trong những vấn đề an ninh toàn cầu mà không chỉ riêng Việt Nam phải đối mặt Cũng giống như các địa phương khác vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh là tỉnh đất trật người đông, quy mô dân số lớn vì vậy sức ép đối với việc đảm bảo nguồn lượng thực, thực phẩm sạch tại chỗ là rất cấp thiết hiện nay
Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích hiện trạng môi trường đất SXNN của tỉnh Bắc Ninh, có thể thấy môi trường đất SXNN của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, như diện tích đất SXNN ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ở mức độ trung bình, một số nơi trong môi trường đất có chứa hàm lượng các kim loại nặng hoặc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao cận ô nhiễm hoặc ô nhiễm,… Mặc dù người nông dân trên địa bàn có nhiều kinh nghiệm và trình độ thâm canh khá cao trong SXNN, tuy nhiên nhiều nơi quá trình canh tác không phù hợp đã làm cho chất lượng môi trường đất ngày càng xấu đi dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có nguy cơ suy giảm Vì vậy, cần có những giải pháp để sử dụng hợp lí, cải tạo và bảo vệ môi trường đất SXNN cho Tỉnh
3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới
Thứ nhất, sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường là nhiệm vụ chiến lược của quốc gia hiện nay, trong đó có môi trường đất và môi trường đất SXNN Quan
100 điểm này được khẳng định trong Nghị quyết số 81/2003/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành như sau “Phát huy tối đa lợi thế quốc gia, vùng, địa phương; Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh” Như vậy, về định hướng sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất SXNN cần ngăn chặn xu hướng làm gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Bảo vệ môi trường đất theo hướng tích hợp các hoạt động gồm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, thiết lập hệ thống giám sát chất lượng môi trường
Thứ hai, dựa trên kết quả phân tích hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tài liệu có liên quan, có thể thấy môi trường đất sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh đang đứng trước nguy cơ suy giảm về chất lượng môi trường đất cũng như ô nhiễm đất chủ yếu do hoạt động canh tác nông nghiệp (bón phân, sử dụng thuốc BVTV) trên loại đất này chưa hợp lí, ở nhiều địa phương chủ yếu làm theo kinh nghiệm, việc áp dụng kĩ thuật vào canh tác chưa phổ biến,… ngoài ra hoạt động của các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề xả thải trực tiếp ra nguồn nước canh tác nông nghiệp cũng là nguyên nhân chính đe dọa ô nhiễm môi trường đất ở khu vực này
Thứ ba, căn cứ vào thực trạng công tác quản lý và các biện pháp đã thực hiện về bảo vệ môi trường đất ở địa phương những năm qua Nhìn chung, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, người dân đều nhận thức được thực trạng môi trường đất SXNN trong Tỉnh, tuy đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nhưng chưa thực sự hiệu quả Tình trạng ô nhiễm môi trường đất vẫn đang diễn ra và có nguy cơ nghiêm trọng hơn.
Một số giải pháp sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới
Môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của kinh tế môi trường và quản lý môi trường Do đó, để cho vấn đề môi trường nói chung và môi trường đất ở tỉnh Bắc Ninh ngày càng tốt thì trong hoạt
101 động sản xuất của người dân cũng như sinh hoạt hàng ngày cần đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất phù hợp như sau
3.3.1.1 Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng
Muốn bảo vệ môi trường, trước hết cần nâng cao ý thức cộng đồng, vì chỉ khi con người có đủ hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cách thức bảo vệ môi trường đúng cách thì khi đó con người mới có những hành động đúng đắn đến môi trường Để bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp cũng như vậy Xuất phát từ nguyên nhân đa số người dân chưa thực sự hiểu biết về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất SXNN nói riêng, cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức của người dân như sau:
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa truyền thanh Hiện nay, ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh đều có hệ thống loa truyền thanh từ cấp huyện, đến cấp xã và có mặt ở tất cả các thôn xóm Vì vậy, việc thường xuyên phát thanh các bài tuyên truyền về những tác động tiêu cực, nguyên nhân và các giải pháp đơn giản hiệu quả về ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi trường đất sẽ góp phần đem lại những thay đổi đáng kể từ ý thức đến hành động của người dân trong việc bảo vệ môi trường
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục thông qua internet, mạng xã hội như zalo, facebook,… Song song với các phương tiện truyền thông truyền thống, các hình thức truyền thông hiện đại hiện nay cũng được xem như là một trong những giải pháp rất thiết thực để nâng cao hiểu biết, ý thức và trách nhiệm của người dân Bắc Ninh là tỉnh có chất lượng sống khá cao, nên tỉ lệ người dân sử dụng mạng xã hội lớn vì vậy, tăng cường tuyên truyền bằng các video, các hình ảnh truyền thông, infographic, các tiểu phẩm, … thông qua sử dụng mạng xã hội sẽ góp phần tăng cường nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất SXNN nói riêng
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền do các báo cáo viên có trình độ hướng dẫn, tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học,…Đây được coi là giải pháp trực tiếp nhất, cụ thể nhất để giúp người dân có điều kiện tiếp cận trực tiếp với các chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi trường đất
SXNN Thông qua đội ngũ báo cáo viên có trình độ chuyên môn cao sẽ góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường, tuyên truyền về thực trạng, nguy cơ và hiểm họa từ tác động của ô nhiễm môi trường đất SXNN đến năng suất và chất lượng nông sản, đến sức khỏe của con người Trong các buổi tuyên truyền này các báo cáo viên cần đưa ra những ví dụ, hình ảnh gần gũi, dễ hiểu để giúp người dân có thể tiếp cận vấn đề bảo vệ môi trường đất SXNN một cách trực quan, hiệu quả nhất
3.3.1.2 Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường
Xây dựng và cụ thể hoá các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật bảo vệ môi trường của nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh
Xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt hơn để đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nhất là ở các CNN, CNN làng nghề và khu vực nông thôn so cho phù hợp Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích cá nhân, tổ chức nhiều thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi trường đất SXNN
Tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong quá trình hoạt động, có biện pháp cứng rắn hơn với các trường hợp xả chất thải nguy hại ra môi trường; xây dựng các kế hoạch giám sát chặt chẽ các nguồn thải lớn trên địa bàn nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố về môi trường
3.3.1.3 Giải pháp khoa học công nghệ
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng các biện pháp để giữ gìn sự trong sạch của môi trường đất và môi trường nói chung là việc làm cần ưu tiên và xem xét Nghiên cứu sản xuất ra các phân bón
“sạch” như phân vi sinh, thuốc trừ sâu bệnh từ công nghệ sinh học, công nghệ xử lý chất thải,… Bên cạnh đó, cần khuyến khích người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất là điều cần thiết
3.3.2 Các giải pháp cụ thể
3.3.2.1 Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng đối với vùng nông thôn
Thông qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương kết hợp với các hoạt động của các đoàn thể tại địa phương như Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi,… của các thôn/khu phố Đẩy mạnh tuyên truyền, phát động phong trào thu gom rác thải, phế thải làm sạch ruộng đồng, vớt bèo, rác, khơi thông dòng chảy các kênh mương; phát động và duy trì phong trào làm sạch đường làng, ngõ xóm; vận động nhân dân không đốt rơm rạ tại cánh đồng, bờ ruộng
Thông qua các hội nhóm của các địa phương trên mạng xã hội như Bắc Ninh toàn cảnh, Quế Võ media,… tích cực tuyên truyền các mô hình tiêu biểu trong bảo vệ môi trường đất SXNN ở địa phương, chia sẻ những hình ảnh về những hiểm họa mà ô nhiễm môi trường đất có thể gây ra đối với cuộc sống của con người nhất là với sức khỏe
Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học; áp dụng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ; phổ biến nhân rộng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ, sản xuất nấm…
3.3.2.2 Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường môi trường khu vực nông thôn
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1 Kết quả điều tra tình trạng ô nhiễm và công tác bảo vệ môi trường
Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đã triển khai lồng ghép tốt các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn gắn với nhiệm vụ BVMT Kết quả thực hiện cho thấy công tác BVMT đã được tăng cường, góp phần hạn chế tốc độ gia tăng ô nhiễm, chất lượng môi trường đang được cải thiện, từng bước giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, đóng góp tích cực, quan trọng cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Nông dân tại các huyện, thị xã và thành phố đã có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh cây trồng Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân đều chưa có nhận thức đúng về sử dụng phân bón và thuốc BVTV có hiệu quả cho từng loại cây trồng
Về việc sử dụng phân bón: Đa số người sản xuất chưa áp dụng các kỹ thuật tiên tiến về sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao, bón phân chưa cân đối, sử dụng tùy tiện cả về liều lượng, tỷ lệ, kỹ thuật, thời điểm
Về việc sử dụng thuốc BVTV: Có 39,5% số hộ sử dụng thuốc không biết rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng không theo chỉ dẫn; 12,5% hộ nông dân đã sử dụng một số loại thuốc cấm như Monitor 50EC, Monitor 60SC, Bi 58 ; 46,7% số hộ sử dụng thuốc vì mục đích kinh tế, không quan tâm đến tác hại của nó; 65,8% số hộ đã mua thuốc không cần hướng dẫn sử dụng
1.2 Kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp
Một số yếu tố trong 2115 mẫu đất của môi trường đất sản xuất nông nghiệp có hiện trạng như sau: về hàm lượng pHKCL phổ biến ở mức ít chua và trung tính, có 18 mẫu rất chua và 01 mẫu kiềm chủ yếu ở đất trồng lúa; về hàm lượng NPK phân bố từ mức nghèo, trung bình đến giàu, phần lớn thuộc mức trung bình; về hàm lượng chất hữu cơ tổng số chủ yếu ở mức trung bình, không có mẫu nghèo chất hữu cơ Về hàm lượng kim loại nặng trong đất có 2 điểm ô nhiễm Cu, 2 điểm ô nhiễm Pb Có các
109 điểm cận ô nhiễm và có nguy cơ bị ô nhiễm bao gồm: 10 điểm As; 26 điểm Cd; 39 điểm Pb; 31 điểm Zn và 18 điểm Cu Ô nhiễm thuốc Bảo vệ thực vật trong đất: có 7 điểm bị ô nhiễm trong đó ô nhiễm nhóm Clo hữu cơ 3 điểm, nhóm lân hữu cơ là 4 điểm Đề tài đã xác định được một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường đất sản xuất nông nghiệp là các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo
1.3 Đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và quản lý môi trường đất bao gồm: i/ Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng; ii/ Giải pháp cơ chế chính sách; iii/ Khoa học và công nghệ; iv/ giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải khu, cụm công nghiệp làng nghề; khu vực dân sinh; khu vực nông nghiệp Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng đất sản xuất nông nghiệp.
Khuyến nghị
Đảm bảo phát triển bền vững cũng như bảo vệ môi trường đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là vấn đề thời sự nóng hổi của nhiều tỉnh thành trong cả nước và Bắc Ninh cũng không phải là ngoại lệ Nhằm khắc phục và ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường đất, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Sở NN&PTNT cần tăng cường kiểm tra, khảo sát việc sử dụng nguồn nước trong việc sản xuất nông nghiệp, kịp thời có biện pháp giải quyết và khuyến cáo đến người dân có biện pháp phòng ngừa, ứng phó, hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sản xuất, trồng trọt
- Các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nông thôn
- Tăng cường công tác tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp theo quy hoạch và phù hợp với lợi ích kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương
- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới, phân vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được duyệt theo các quy định hiện hành cũng như thực hiện vai trò giám sát việc thực hiện quy hoạch đảm bảo đúng theo quy định
- Hướng dẫn việc lắp đặt các thùng chứa, việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh
- Đối với các địa phương cần
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, làm sạch đồng ruộng, phân loại rác thải tại nguồn, các chủ trương, chính sách của nhà nước về đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải công nghệ cao phát năng lượng, lắp đặt các lò đốt tại các địa phương
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi quy mô trung bình trở lên ra khu chăn nuôi tập trung cách xa ranh giới khu dân cư; yêu cầu các hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng phun chế phẩm sinh học để khử mùi và xây lắp các hầm biogas để xử lý chất thải
+ Chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề
1 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Cẩm nang sử dụng đất tập 3, 4, 5, 6, NXB
Khoa học và Kỹ thuật
2 Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 Cục Bảo vệ Môi trường (2003), Chất thải trong quá trình sản xuất vấn đề bảo vệ môi trường, NXB Lao động, 2003
4 Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017), Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh 2016,
5 Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022), Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh 2021
6 Chính phủ, Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 7/5/2018 về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 -
7 Chính phủ, Quyết định số 369/QĐ-TTg, ngày 17/10/2018 về việc Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
8 Trần Viết Khanh, Địa chất môi trường và tai biến thiên nhiên, NXB Đại học Thái Nguyên
9 Lê Văn Khoa (2004), Sinh thái và môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
10 Lê Văn Khoa, Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý, NXB Giáo dục Việt Nam
11 Phạm Văn Lầm (1997), Hóa chất nông nghiệp với môi trường, NXB Nông nghiệp
12 QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
13 QCVN 15:2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
14 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2021), Báo cáo Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh 05 năm (2016 - 2021)
15 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2022), Số liệu kiểm kê đất đai tỉnh
16 Nguyễn Thị Phương Thanh (2007), Độc học môi trường, NXB Đại học Bách khoa
17 UBND tỉnh Bắc Ninh, Quyết định số 175/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
18 UBND tỉnh Bắc Ninh, Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 27/5/2015 về việc Phê duyệt Đề án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
19 Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005), Bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ
1/100.000 kèm theo thuyết minh bản đồ đất, Hà Nội
20 Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2015), Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội
21 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2008), Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp làm cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, Hà Nội
22 FAO World Reference Base for Soil Resources, World Soil Resources Reports
23 http://www.agf.gov.bc.ca/pesticides/c_2.htm
24 http://archive.tcvn.vn/index.php?p=show_page&cid=&parentiidI73
25 http://www.bacninh.gov.vn/Zone/KHCNMoiTruong/BaoVeMoiTruong.html
26 http://www.pesticideinfo.org/Detail_Chemical.jsp
PHỤ LỤC 1 BẢNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Tên đất Việt Nam Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Thuận Thành Quế Võ TP Bắc
Ninh Tiên Du TX Từ
Yên Phong ĐẤT TẦNG MỎNG 217,2 - - - 17,6 80,2 119,4 - - ĐẤT PHÙ SA 31.585,0 3.941,7 4.626,1 5.873,7 5.723,1 2.321,1 3.567,4 2.189,4 3.342,4 Đất phù sa glây 10.727,5 492,9 585,4 3.168,3 1.455,1 1.047,5 1.622,4 1.088,7 1.267,1 Đất phù sa đọng nước 4.344,0 686,3 831,7 - 1.387,3 236,0 252,0 4,6 946,1 Đất phù sa điển hình 16.513,4 2.762,5 3.209,0 2.705,4 2.880,7 1.037,5 1.692,9 1.096,1 1.129,3 ĐẤT GLÂY 1.474,1 97,9 - - 254,6 320,1 417,6 - 383,9 ĐẤT CÁT 116,6 - 18,5 67,7 30,4 - - - - ĐẤT LOANG LỔ 7.076,3 1.276,0 869,1 863,5 1.687,4 412,7 657,2 402,1 908,3 ĐẤT XÁM 2.924,9 241,4 216,5 189,9 896,5 404,4 146,9 110,3 719,0 Đất xám điển hình 574,4 73,9 - - 205,7 186,7 108,1 - -
Tổng diện tích tự nhiên: 82.271,1 10758,7 10591,6 11783,4 15511,2 8264,1 9560,2 6108,9 9693,1
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh)
VỊ TRÍ KHẢO SÁT MẪU PHÂN TÍCH ĐẤT CÓ KẾT QUẢ Ô NHIỄM, CẬN Ô NHIỄM
TT KHM Thôn Xã Huyện TT KHM Thôn Xã Huyện
1 LUC-GB1.17 Thọ Ninh Vạn Ninh Gia Bình 78 LUC-QV6.22 Long Khê Ngọc Xá Quế Võ
2 LUC-GB1.18 Thọ Ninh Vạn Ninh Gia Bình 79 LUC-QV7.11 Thôn Guột Việt Hùng Quế Võ
3 LUC-GB1.7 Cao Thọ Vạn Ninh Gia Bình 80 LUC-QV7.8 Thôn Guột Việt Hùng Quế Võ
4 LUC-GB1.8 Cao Thọ Vạn Ninh Gia Bình 81 LUC-QV8.15 Hiền Lương Phù Lương Quế Võ
5 LUC-GB11.4 Ngọc Xuyên Đại Bái Gia Bình 82 LUC-QV9.19 Xuân Thủy Quế Tân Quế Võ
6 LUC-GB11.7 Đoan Bái Đại Bái Gia Bình 83 LUC-TD1.11 Ân Phú Phú Lâm Tiên Du
7 LUC-GB11.8 Đoan Bái Đại Bái Gia Bình 84 LUC-TD1.21 ấp Vang Phú Lâm Tiên Du
8 LUC-GB11.80 Đại Bái Đại Bái Gia Bình 85 LUC-TD12.11 Đông Sơn Việt Đoàn Tiên Du
9 LUC-GB11.81 Đại Bái Đại Bái Gia Bình 86 LUC-TD4.3 Cổ Mi_u Phật Tích Tiên Du
10 LUC-GB12.7 Lương Pháp Quỳnh Phú Gia Bình 87 LUC-TD6.3 Xóm Đa Đại Đồng Tiên Du
11 LUC-GB14.4 Nội Phú TT Gia Bình Gia Bình 88 LUC-TD6.6 Đại Vy Đại Đồng Tiên Du
12 LUC-GB2.22 Mỹ Lộc Cao Đức Gia Bình 89 LUC-TD6.7 Đại Vy Đại Đồng Tiên Du
13 LUC-GB2.7 Văn Than Cao Đức Gia Bình 90 LUC-TP1.1 Khu Phố 5 Kim Chân Tp Bắc Ninh
14 LUC-GB3.12 Vạn Ty Thái Bảo Gia Bình 91 LUC-TP11.3 Đương Xá 1 Vạn An Tp Bắc Ninh
15 LUC-GB3.6 Bảo Ngọc Thái Bảo Gia Bình 92 LUC-TP12.12 Đào Xá Phong Khê Tp Bắc Ninh
16 LUC-GB3.7 Bảo Ngọc Thái Bảo Gia Bình 93 LUC-TP12.13 Dương ổ Phong Khê Tp Bắc Ninh
17 LUC-GB4.16 Huề Đông Đại Lai Gia Bình 94 LUC-TP12.9 Ngô Khê Phong Khê Tp Bắc Ninh
18 LUC-GB4.2 Trung Thành Đại Lai Gia Bình 95 LUC-TP6.2 Xuân ổ B Võ Cường Tp Bắc Ninh
TT KHM Thôn Xã Huyện TT KHM Thôn Xã Huyện
19 LUC-GB4.3 Trung Thành Đại Lai Gia Bình 96 LUC-TP6.7 Xuân ổ A Võ Cường Tp Bắc Ninh
20 LUC-GB4.4 Đại Lai Đại Lai Gia Bình 97 LUC-TP6.8 Xuân ổ A Võ Cường Tp Bắc Ninh
21 LUC-GB4.9 ấp Lai Đại Lai Gia Bình 98 LUC-TP9.14 Quản Cảm Hòa Long Tp Bắc Ninh
22 LUC-GB5.14 Chi Nhị Song Giang Gia Bình 99 LUC-TS1.9 Vĩnh Kiều Đồng Nguyên Từ Sơn
23 LUC-GB5.2 Lập ái Song Giang Gia Bình 100 LUC-TS4.1 Đa Hội Châu Khê Từ Sơn
24 LUC-GB5.5 Từ Ái Song Giang Gia Bình 101 LUC-TS4.2 Đa Hội Châu Khê Từ Sơn
25 LUC-GB5.8 Ích Phú Song Giang Gia Bình 102 LUC-TS4.3 Đa Hội Châu Khê Từ Sơn
26 LUC-GB6.15 Hữu ái Giang Sơn Gia Bình 103 LUC-TS4.4 Đa Hội Châu Khê Từ Sơn
27 LUC-GB7.7 Thôn Đìa Bình Dương Gia Bình 104 LUC-TS4.5 Đa Vạn Châu Khê Từ Sơn
28 LUC-GB7.8 Thôn Đìa Bình Dương Gia Bình 105 LUC-TS4.6 Đa Vạn Châu Khê Từ Sơn
29 LUC-GB8.12 Cẩm Xá Nhân Thắng Gia Bình 106 LUC-TS4.7 Đồng Phúc Châu Khê Từ Sơn
30 LUC-GB8.15 Ngô Cương Nhân Thắng Gia Bình 107 LUC-TS4.8 Trịnh Nguyễn Châu Khê Từ Sơn
31 LUC-GB9.2 Phú Thọ Xuân Lai Gia Bình 108 LUC-TS5.1 Vĩnh Thọ Hương Mạc Từ Sơn
32 LUC-GB9.9 Xuân Lai Xuân Lai Gia Bình 109 LUC-TS5.11 Mai Động Hương Mạc Từ Sơn
33 LUC-LT1.19 Tỉnh Ngô Bình Định Lương Tài 110 LUC-TS5.13 Mai Động Hương Mạc Từ Sơn
34 LUC-LT1.27 Cổ Lãm Bình Định Lương Tài 111 LUC-TS5.14 Đòng Hương Hương Mạc Từ Sơn
35 LUC-LT1.5 Ngọc Trì Bình Định Lương Tài 112 LUC-TS5.15 Đồng Hương Hương Mạc Từ Sơn
36 LUC-LT12.2 An Mỹ Mỹ Hương Lương Tài 113 LUC-TS5.5 Kim Thi_u Hương Mạc Từ Sơn
37 LUC-LT13.11 Bồng Lai Lai Hạ Lương Tài 114 LUC-TS5.7 Hương Mạc Hương Mạc Từ Sơn
38 LUC-LT13.11 Bồng Lai Lai Hạ Lương Tài 115 LUC-TS6.11 Nghĩa Lập Phù Khê Từ Sơn
39 LUC-LT13.3 Thanh Khê Lai Hạ Lương Tài 116 LUC-TS6.13 Nghĩa Lập Phù Khê Từ Sơn
40 LUC-LT13.9 Bồng Lai Lai Hạ Lương Tài 117 LUC-TS6.14 Nghĩa Lập Phù Khê Từ Sơn
TT KHM Thôn Xã Huyện TT KHM Thôn Xã Huyện
41 LUC-LT14.14 An Cường Minh Tân Lương Tài 118 LUC-TS6.15 Nghĩa Lập Phù Khê Từ Sơn
42 LUC-LT14.4 Nhất Trai Minh Tân Lương Tài 119 LUC-TS6.16 Nghĩa Lập Phù Khê Từ Sơn
43 LUC-LT14.8 Đạm Trai Minh Tân Lương Tài 120 LUC-TS8.3 Dương Lôi Tân Hồng Từ Sơn
44 LUC-LT2.15 Kim Thao Lâm Thao Lương Tài 121 LUC-TS8.4 Dương Lôi Tân Hồng Từ Sơn
45 LUC-LT2.3 Ngọc Quan Lâm Thao Lương Tài 122 LUC-TS8.6 Nội Trì Tân Hồng Từ Sơn
46 LUC-LT3.10 Thanh Gia Quảng Phú Lương Tài 123 LUC-TS8.7 Nội Trì Tân Hồng Từ Sơn
47 LUC-LT3.11 Thanh Gia Quảng Phú Lương Tài 124 LUC-TS9.10 Tân Thành Đồng Kỵ Từ Sơn
48 LUC-LT3.19 Phú Thọ Quảng Phú Lương Tài 125 LUC-TS9.3 Phố Nghè Đồng Kỵ Từ Sơn
49 LUC-LT3.2 Tuyên Bá Quảng Phú Lương Tài 126 LUC-TT10.5 Yên Nho Gia Đông Thuận Thành
50 LUC-LT3.20 Phú Thọ Quảng Phú Lương Tài 127 LUC-TT14.2 Bàng Cả Mão Điền Thuận Thành
51 LUC-LT3.22 Quảng Bố Quảng Phú Lương Tài 128 LUC-TT16.2 Đông Miếu Hoài Thượng Thuận Thành
52 LUC-LT3.24 Quảng Bố Quảng Phú Lương Tài 129 LUC-TT17.4 Thanh Tương Thanh Khương Thuận Thành
53 LUC-LT3.3 Tuyên Bá Quảng Phú Lương Tài 130 LUC-TT3.13 Thôn Ch_ Ninh Xá Thuận Thành
54 LUC-LT3.4 Quảng Nạp Quảng Phú Lương Tài 131 LUC-TT3.14 Thôn Chè Ninh Xá Thuận Thành
55 LUC-LT3.6 Thanh Gia Quảng Phú Lương Tài 132 LUC-TT4.12 Đa Tiện Xuân Lâm Thuận Thành
56 LUC-LT3.7 Thanh Gia Quảng Phú Lương Tài 133 LUC-TT4.14 Đa Tiện Xuân Lâm Thuận Thành
57 LUC-LT4.14 Đồng Hương TT Thứa Lương Tài 134 LUC-TT4.2 Đức Hiệp Xuân Lâm Thuận Thành
58 LUC-LT4.20 Lộc Giang TT Thứa Lương Tài 135 LUC-TT4.6 Doãn Hạ Xuân Lâm Thuận Thành
59 LUC-LT5.16 Phú Lâu 2 Phú Lương Lương Tài 136 LUC-TT4.9 Thanh Bình Xuân Lâm Thuận Thành
60 LUC-LT5.4 Bích Khê Phú Lương Lương Tài 137 LUC-TT8.1 Trà Lâm Trí Quả Thuận Thành
61 LUC-LT6.10 Thiên Phúc Trung Chính Lương Tài 138 LUC-TT8.10 Văn Quan Trí Quả Thuận Thành
62 LUC-LT6.8 Thiên Đức Trung Chính Lương Tài 139 LUC-TT9.10 Đồng Văn Đại Đồng Thành Thuận Thành
TT KHM Thôn Xã Huyện TT KHM Thôn Xã Huyện
63 LUC-LT8.4 Vĩnh Trai Trừng Xá Lương Tài 140 LUC-TT9.13 Đồng Đoài Đại Đồng Thành Thuận Thành
64 LUC-LT8.5 Vĩnh Trai Trừng Xá Lương Tài 141 LUC-TT9.5 á Lữ Đại Đồng Thành Thuận Thành
65 LUC-LT9.22 Tỳ Điện Phú Hoà Lương Tài 142 LUC-TT9.9 Đồng Văn Đại Đồng Thành Thuận Thành
66 LUC-LT9.23 Ngọc Thượng Phú Hoà Lương Tài 143 LUC-YP10.4 Quan Độ Văn Môn Yên Phong
67 LUC-QV11.2 Mao Dộc Phượng Mao Quế Võ 144 LUC-YP10.5 Phù Xá Văn Môn Yên Phong
68 LUC-QV13.3 Thất Gian Châu Phong Quế Võ 145 LUC-YP10.6 Phù Xá Văn Môn Yên Phong
69 LUC-QV18.10 Xuân Bình Đại Xuân Quế Võ 146 LUC-YP10.7 Phù Xá Văn Môn Yên Phong
70 LUC-QV19.13 An Trạch Phù Lãng Quế Võ 147 LUC-YP10.8 Mẫn Xá Văn Môn Yên Phong
71 LUC-QV19.20 Phù Lãng Phù Lãng Quế Võ 148 LUC-YP10.9 Mẫn Xá Văn Môn Yên Phong
72 LUC-QV19.4 Đồng Sài Phù Lãng Quế Võ 149 LUC-YP2.6 Yên Vỹ Hòa Tiến Yên Phong
73 LUC-QV19.7 Đồng Sài Phù Lãng Quế Võ 150 LUC-YP9.4 Thọ Vuông Đông Thọ Yên Phong
74 LUC-QV4.16 Từ Phong Cách Bi Quế Võ 151 LUC-YP9.5 Thọ Vuông Đông Thọ Yên Phong
75 LUC-QV5.1 Thôn Găng Đào Viên Quế Võ 152 LUC-YP9.6 Thọ Khê Đông Thọ Yên Phong
76 LUC-QV6.15 Long Khê Ngọc Xá Quế Võ 153 LUC-YP9.7 Thọ Khê Đông Thọ Yên Phong
77 LUC-QV6.16 Long Khê Ngọc Xá Quế Võ
2 Mẫu đất trồng cây khác
TT KHM Thôn Xã Huyện TT KHM Thôn Xã Huyện
1 HNK-GB9.2 Xuân Lai Xuân Lai Gia Bình 15 HNK-TS5.2 Vĩnh Thọ Hương Mạc Từ Sơn
2 HNK-GB10.1 Cứu Sơn Đông Cứu Gia Bình 16 HNK-TT9.3 Đồng Đoài Đại Đồng Thành Thuận Thành
3 HNK-GB9.2 Xuân Lai Xuân Lai Gia Bình 17 HNK-TT3.1 Thiện Dũ Ninh Xá Thuận Thành
4 HNK-LT11.2 Quan Kênh Trung Kênh Lương Tài 18 HNK-TT9.3 Đồng Đoài Đại Đồng Thành Thuận Thành
5 HNK-LT8.2 Trừng Xá Trừng Xá Lương Tài 19 HNK-TT2.1 Đông Ngoại Nghĩa Đạo Thuận Thành
6 HNK-LT4.3 Phượng Giáo TT Thứa Lương Tài 20 HNK-TT9.2 Đồng Văn Đại Đồng Thành Thuận Thành
7 HNK-LT10.1 Thanh Hà An Thịnh Lương Tài 21 HNK-TD11.2 Xuân Hội Lạc Vệ Tiên Du
8 HNK-LT2.2 Kim Thao Lâm Thao Lương Tài 22 HNK-TP6.3 Hòa Bình Võ Cường Tp Bắc Ninh
9 HNK-LT14.4 Đạm Trai Minh Tân Lương Tài 23 HNK-TP9.1 Viêm Xá Hòa Long Tp Bắc Ninh
10 HNK-QV7.4 Thôn Guột Việt Hùng Quế Võ 24 HNK-TP3.1 Đông Dương Nam Sơn Tp Bắc Ninh
11 HNK-QV2.2 Nga Hoàng Yên Giả Quế Võ 25 HNK-TP2.1 Hai Vân Vân Dương Tp Bắc Ninh
12 HNK-TS7.5 Cao Lâm Đình Bảng Từ Sơn 26 HNK-TP9.4 Viêm Xá Hòa Long Tp Bắc Ninh
13 HNK-TS5.1 Vĩnh Thọ Hương Mạc Từ Sơn 27 HNK-TP9.5 Xuân Viên Hòa Long Tp Bắc Ninh
14 HNK-TS7.2 Bà La Đình Bảng Từ Sơn
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU ĐẤT Ô NHIỄM, CẬN Ô NHIỄM
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
2 Mẫu đất trồng cây khác
Hữu cơ tổng số As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
Hữu cơ tổng số As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
Hữu cơ tổng số As Cd Pb Zn Cu 2,4D DDT En Tr Da Dm
PHỤ LỤC 4 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Khoa: Địa Lý PHIẾU ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Kính chào quý ông/bà Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh” nhằm nghiên cứu hiện trạng một số yếu tố cơ bản trong môi trường đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường đất sản xuất nông nghiệp từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đất sản xuất nông nghiệp Rất mong ông/bà dành chút thời gian để điền câu trả lời vào bảng câu hỏi khảo sát dưới đây Các thông tin được thu thập hôm nay chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài này và hoàn toàn giữ bí mật
1 Họ và tên chủ hộ: ………
3 Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của gia đình: ………
4 Điều kiện kinh tế hộ gia đình:
Nghèo Trung bình Khá giả Giàu
Phần II Thông tin về sản xuất nông nghiệp
1 Hộ gia đình ông/bà có diện tích gieo trồng những loại cây nào?
(Đánh dấu “x” vào ô các loại cây mà hộ gia đình ông/bà có)
- Lúa xuân - lúa mùa - cây rau màu
Nếu có ghi rõ các loại cây rau màu ………
- Lúa xuân - cây rau màu
Nếu có ghi rõ các loại cây rau màu ………
Nếu có ghi rõ các loại cây rau màu ………
Nếu có ghi rõ các loại cây lâu năm ………
2 Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cây trồng
2.1 Loại phân bón mà gia đình ông/bà thường dùng?
(Đánh dấu “x” vào ô gia đình ông/bà thường xuyên sử dụng)
2.1.1 Gia đình ông/bà có sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) không?
2.1.2 Các loại phân bón vô cơ mà gia đình ông/bà thường xuyên sử dụng?
Phân đơn Phân NPK tổng hợp
Nếu sử dụng phân tổng hợp ông/bà vui lòng ghi rõ tỉ lệ phân bón, thương hiệu thường sử dụng ………
2.2 Mức đầu tư phân bón và năng suất cây trồng của hộ gia đình ông/bà?
Lượng phân bón (kg/sào Bắc Bộ)
(tạ/sào) Đạm Lân Kali
Bón lót Bón thúc Lúa
Lượng phân bón (kg/sào Bắc Bộ)
(tạ/sào) Đạm Lân Kali
Bón lót Bón thúc Rau cải
2.3 Cách thức bón phân của hộ gia đình ông/bà?
(Đánh dấu “x” vào ô mà gia đình ông/bà thường làm)
- Ông/ bà thường tính mức sử dụng phân bón bằng cách nào?
+ Sử dụng cân + Sử dụng ước lượng theo kinh nghiệm
- Mức phân bón sử dụng và thời kì bón phân ông/bà thường dựa vào cách nào?
+ Khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất + Hướng dẫn của cơ quan khuyến nông địa phương + Theo kinh nghiệm của bản thân
+ Tham khảo chia sẻ của các hộ xung quanh
3 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
3.1 Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Cây trồng Loại thuốc sử dụng Số lần phun/vụ
Cây trồng Loại thuốc sử dụng Số lần phun/vụ
3.2 Cách thức sử dụng thuốc BVTV của hộ gia đình ông/bà?
(Đánh dấu “x” vào ô mà gia đình ông/bà thường làm)
- Ông/bà thường lựa chọn các loại thuốc sử dụng theo cách nào?
+ Theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông + Theo hướng dẫn của người bán hàng + Theo kinh nghiệm của bản thân + Tham khảo kinh nghiệm của các hộ xung quanh
- Ông/ bà thường tính mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách nào?
+ Sử dụng dụng cụ đo lường (ca/cốc có vạch chia) + Sử dụng ước lượng theo kinh nghiệm
- Số lần phun thuốc và thời kì phun thuốc ông/bà thường dựa vào cách nào?
+ Theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất + Theo hướng dẫn của người bán
+ Theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông + Theo kinh nghiệm của bản thân
+ Tham khảo chia sẻ của các hộ xung quanh
Phần III Hiểu biết về ô nhiễm môi trường đất sản xuất nông nghiệp
1 Theo ông/bà đất sản xuất nông nghiệp có thể bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào? (Đánh dấu “x” vào các ô mà gia đình ông/bà cho là đúng)
- Phân bón hóa học - Chất thải làng nghề
- Phân bón hữu cơ - Chất thải công nghiệp
- Thuốc bảo vệ thực vật - Chất thải sinh hoạt
2 Ông/bà biết được những thông tin về ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp qua các nguồn nào?
- Phương tiện truyền thông địa phương
- Các buổi tuyên truyền ở địa phương
Xin chân thành cảm ơn quý ông/bà đã hoàn thành phiếu điều tra!
Người điều tra Người trả lời phiếu
(Kí, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 5 Một số hình ảnh điều tra hiện trạng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ảnh 1 Phỏng vấn nông dân tại phường Nam Sơn - TP Bắc Ninh Ảnh 2 Phỏng vấn nông dân tại phường Bằng An - Tx Quế Võ