Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2016 2021 (Trang 114 - 120)

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ, BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

3.3. Một số giải pháp sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới

3.3.2. Các giải pháp cụ thể

3.3.2.1. Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng đối với vùng nông thôn Thông qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương kết hợp với các hoạt động của các đoàn thể tại địa phương như Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,

103

Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi,… của các thôn/khu phố. Đẩy mạnh tuyên truyền, phát động phong trào thu gom rác thải, phế thải làm sạch ruộng đồng, vớt bèo, rác, khơi thông dòng chảy các kênh mương; phát động và duy trì phong trào làm sạch đường làng, ngõ xóm; vận động nhân dân không đốt rơm rạ tại cánh đồng, bờ ruộng.

Thông qua các hội nhóm của các địa phương trên mạng xã hội như Bắc Ninh toàn cảnh, Quế Võ media,… tích cực tuyên truyền các mô hình tiêu biểu trong bảo vệ môi trường đất SXNN ở địa phương, chia sẻ những hình ảnh về những hiểm họa mà ô nhiễm môi trường đất có thể gây ra đối với cuộc sống của con người nhất là với sức khỏe.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học; áp dụng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ; phổ biến nhân rộng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ, sản xuất nấm…

3.3.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường môi trường khu vực nông thôn Tiếp tục thực hiện xây dựng các công trình cấp nước sạch theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn. Với mục tiêu 100% dân số của tỉnh phải được sử dụng nước sạch.

Duy trì và nâng cao tiêu chí môi trường đối với các địa phương trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang theo hướng văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất.

Bố trí lắp đặt các thùng chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (Tối thiểu 1 thùng chứa/3ha, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng), sau đó tổ chức thu gom định kỳ 06 tháng/lần để chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý.

3.3.1.3. Giải pháp khoa học kĩ thuật để bảo vệ, cải tạo và nâng cao chất lượng đất sản xuất nông nghiệp

a) Các giải pháp trong SXNN

Sử dụng nguồn nước tưới đảm bảo: thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo và nâng cao chất lượng đất. Việc tưới tiêu nước chủ động,

104

khoa học bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất, tăng độ ẩm, cải thiện được các đặc tính lý hoá trong đất, làm cho đất tơi xốp hơn, khả năng kết dính tốt hơn, giữ nước tốt hơn, giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Việc sử dụng nước tưới đảm bảo cũng góp phần hạn chế ô nhiễm đất. Bên cạnh đó, mỗi loại cây trồng sẽ có đặc tính hấp thụ chuyển hóa các chất khác nhau vì vậy cùng với việc xây dựng các công trình thủy lợi có thể kết hợp áp dụng với thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng khu vực có điều kiện nước tưới riêng biệt như lựa chọn các loại cây có khả năng chuyển hóa kim loại nặng cao ở vùng có hàm lượng kim loại nặng cao,…

Sử dụng phân bón phù hợp, hiệu quả vì việc điều chỉnh lượng phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng là rất thiết, đồng thời phải có một thời gian cách ly nhất định từ lúc bón cho tới lúc thu hoạch, đặc biệt là các loại rau nhằm hạn chế tối thiểu các chất độc hại trong sản phẩm. Người dân nên bón tăng lượng phân chuồng và phân kali, đồng thời giảm lượng phân đạm và phân lân. Với điều chỉnh này sẽ không những tránh được lãng phí phân bón mà còn giảm rủi ro ô nhiễm môi trường đất, nước và đặc biệt là tăng khả năng chống chịu của cây trồng và giảm thiểu rủi ro sâu bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng, phân hữu cơ phải được ủ hoai mục để không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho cây trồng. Ngoài ra có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn... để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

Luân canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá cây trồng nhằm đạt hiệu quả thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích canh tác đồng thời góp phần cải tạo đất bằng cách trả lại độ màu mỡ lâu dài cho đất. Trên những vùng đất canh tác, người dân có thể trồng xen hoặc luân canh cây trồng chính với các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch... vì chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt. Che phủ đất cũng là một biện pháp rất thích hợp đối với những vùng đất canh tác giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, chống rét, hạn chế sự phát triển của cỏ dại và giữ ẩm cho đất, đồng thời giúp phân bố đều nguồn nước, hạn chế hiện tượng đọng nước gây úng thối cho cây trồng, giúp cho hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho đất tơi xốp, thoáng khí hơn từ đó cây trồng phát triển tốt hơn.

105

Các biện pháp hữu cơ như chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, phân bắc,…) để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Tuy nhiên, việc sử dụng phân hữu cơ cần phải xử lý kĩ trước khi sử dụng, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần nghiên cứu kĩ càng với sự phù hợp với các điều kiện khác như khí hậu, nguồn nước,… bên cạnh sự phù hợp về đất để sản xuất đạt hiệu quả cao. Cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh, hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững.

Sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, khuyến cáo người dân sử dụng thuốc theo phương trâm “bốn đúng”: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng đồ, đúng cách. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV cần sử dụng thuốc luân phiên, sử dụng hỗn hợp thuốc để quản lí dịch hại cây trồng.

b) Các giải pháp đối với các khu, cụm công nghiệp, làng nghề

Các KCN, CNN, làng nghề là một trong những nguồn thải chính gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất SXNN trên địa bàn tỉnh nhất là ô nhiễm kim loại nặng, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của khu vực này thường sử dụng các quy trình sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu, các loại chất thải thường xả thải trực tiếp ra môi trường đặc biệt là thông qua hệ thống mương nước tưới nông nghiệp. Vì vậy, để bảo vệ môi trường đất SXNN của tỉnh cần yêu cầu các chủ đầu tư KCN, CNN, làng nghề phải đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý để xả thải ra môi trường phải đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép; lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tự động để theo dõi thường xuyên, liên tục chất lượng nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Đối với các CNN, làng nghề cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa thuật và sản xuất để nâng cao năng suất, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững từ đó sẽ góp phần bảo vệ môi trường và môi trường đất SXNN.

c) Các giải pháp đối với các nguồn gây ô nhiễm khác

Đối với rác thải sinh hoạt, cần tổ chức thực hiện việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ ngay tại các hộ gia đình bằng các quy trình công nghệ đơn giản như: xử lí bằng phương pháp ủ sinh học, nuôi trùn quế,… để tạo thành phân bón hữu cơ cho

106

cây trồng hoặc xử lí bằng việc thu gom tập trung rồi xử lí bằng công nghệ hiện đại hơn như: công nghệ ép kiện, sử dụng máy móc để chuyển rác hữu cơ thành phân bón,… Đối với rác thải khác, cần tiến hành thu gom tập trung, nhân rộng phương pháp xử lý rác thải bằng phương pháp không đốt, đẩy mạnh sử dụng các công nghệ mới để tái chế rác thải.

Đối với nguồn thải từ ngành chăn nuôi, cần tổ chức quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi quy mô trung bình và lớn. Các trang trại chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt yêu cầu của các QCVN về môi trường. Đối với chăn nuôi hộ gia đình, cần áp dụng công nghệ - kĩ thuật để xử lí nguồn thải như: sử dụng phun chế phẩm sinh học để khử mùi, xây lắp bể biogas, ủ sinh học thành phân hữu cơ; đẩy mạnh phát triển các các mô hình chăn nuôi kết hợp nhất là mô hình kinh tế tuần hoàn, …

Nhìn chung, mỗi giải pháp có ưu và nhược điểm riêng, nhưng việc phát huy được cái ưu của giải pháp để đem đến cho môi trường được trong sạch là việc làm cần thiết phải kết hợp nhiều ngành, nhiều tổ chức và nhân dân.

107

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu về hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh; đồng thời phân tích các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường đất SXNN, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường đất SXNN của tỉnh. Các giải pháp tác giả đưa ra bao gồm cả giải pháp chung với môi trường đất và giải pháp cụ thể với môi trường đất nông nghiệp.

Trong đó, các giải pháp chung bao gồm giải pháp về giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý bảo vệ môi trường, các giải pháp khoa học công nghệ. Các giải pháp cụ thể tác giả đưa ra các giải pháp chi tiết đối với đất SXNN dựa trên các giải pháp chung. Các giải pháp tác giả đưa ra được dựa trên cơ sở thực tế về hiện trạng môi trường đất và những xu hướng phổ biến hiện nay ở trong nước cũng như một số nước tiên tiến đang áp dụng. Thông qua đó giúp cho các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tham khảo để đưa ra các giải pháp cụ thể và thiết thực hơn cho vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường các làng nghề của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

108

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2016 2021 (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)