Hiện trạng môi trường đất trồng lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2016 2021 (Trang 57 - 79)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.2.1. Hiện trạng môi trường đất trồng lúa

Để đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng lúa ở các huyện/thị xã/thành phố, đề tài đã kế thừa và sử dụng kết quả phân tích của 1932 mẫu đất của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh năm 2021. Số mẫu cụ thể của từng huyện/thị xã/thành phố như sau: Gia Bình 241 mẫu, Lương Tài 277 mẫu, Yên Phong 221 mẫu, Thuận Thành 304 mẫu, Bắc Ninh 148 mẫu, Từ Sơn 128 mẫu, Tiên Du 212 mẫu, Quế Võ 401 mẫu.

2.2.1.1. Độ chua trao đổi (pHKCL) trong đất trồng lúa

Kết quả phân tích từ 1932 mẫu đất cho thấy độ chua của đất trồng lúa Bắc Ninh phân bố ở các mức độ từ rất chua, ít chua, trung tính đến kiềm. Trong đó, hàm lương pHKCL của các huyện/thị xã/thành phố cụ thể như sau:

- Trên địa bàn huyện Gia Bình, dựa trên kết quả phân tích từ 241 mẫu đất có thể thấy độ chua pHKCL của huyện có giá trị trung bình là 5,0 ± 0,4; phần lớn các mẫu đất đều ít chua với độ pHKCL từ 4,0 đến dưới 6,0; có 23 mẫu đất trung tính có pHKCL

từ 6,0 - 7,0 phân bố chủ yếu ở khu vực các xã Vạn Ninh, Nhân Thắng, Xuân Lai và phân bố rải rác ở một số xã khác; có 4 mẫu đất rất chua với độ pHKCL <4,0 ở các xã Bình Dương, Song Giang, Vạn Ninh; không có mẫu nào kiềm mạnh.

- Trên địa bàn huyện Lương Tài, dựa trên kết quả phân tích từ 277 mẫu đất có thể thấy độ chua pHKCL của huyện có giá trị trung bình là 4,6 ± 0,4; phần lớn các mẫu đất đều ít chua với độ pHKCL từ 4,0 đến dưới 6,0; chỉ có 01 mẫu đất trung tính có pHKCL đạt giá trị 6,9 ở thôn Thiên Đức xã Trung Chính; có 8 mẫu đất rất chua với độ pHKCL <4,0 chủ yếu ở các xã Trung Chính, Lai Hạ, Phú Hòa; không có mẫu nào kiềm mạnh.

- Trên địa bàn thị xã Thuận Thành, dựa trên kết quả phân tích từ 304 mẫu đất có thể thấy độ chua pHKCL của huyện có giá trị trung bình là 4,6 ± 0,4; các mẫu đất phần lớn đều ít chua với độ pHKCL từ 4,0 đến dưới 6,0; chỉ có 01 mẫu đất trung tính có pHKCL từ 6,0 - 7,0 phân bố ở khu vực thôn Đồng Ngư, xã Ngũ Thái; không có mẫu nào rất chua hoặc kiềm mạnh.

- Trên địa bàn huyện Yên Phong, đất trồng lúa có độ pHKCL trung bình là 4,7 ± 0,4; phần lớn các mẫu đất ít chua với độ pHKCL trong khoảng 4,0 - 6,0. Trong đó có 03 mẫu đất có độ chua trung tính, có 02 mẫu ở thôn Phong Nẫm xã Đông Phong và 01 mẫu ở thôn Đức Lý xã Tam Đa; không có mẫu đất nào rất chua hoặc kiềm.

47

- Trên địa bàn TP. Bắc Ninh, đất trồng lúa có độ pHKCL trung bình là 4,6 ± 0,5;

các mẫu đất chủ yếu có độ pHKCL nằm trong khoảng từ 4,0 - 6,0, ít chua. Trên địa bàn khu vực thành phố có 11 mẫu đất có độ pHKCL trung tính phân bố nhiều nhất ở các phường Kim Chân, Đại Phúc, Vũ Ninh; không có mẫu đất nào rất chua hoặc kiềm.

- Trên địa bàn TP. Từ Sơn, kết quả phân tích từ 129 mẫu đất trồng lúa cho thấy, độ pHKCL trung bình là 4,6 ± 0,4; phần lớn các mẫu đất có độ pHKCL nằm trong khoảng từ 4,0 - 6,0, ít chua. Trên địa bàn thành phố có 04 mẫu đất có độ chua trung tính phân bố chủ yếu ở 2 phường Hương Mạc, Phù Khê; không có mẫu nào rất chua hoặc kiềm.

- Trên địa bàn huyện Tiên Du, 212 mẫu đất trồng lúa có độ pHKCL trung bình là 4,8 ± 0,4; các mẫu đất chủ yếu ít chua với có độ pHKCL từ 4,0 - 6,0. Có 03 mẫu đất có độ chua trung tính ở các xã Phật Tích, Tri Phương; không có mẫu nào rất chua hoặc kiềm.

- Trên địa bàn thị xã Quế Võ, đất trồng lúa có độ pHKCL trung bình là 5,0 ± 0,6; các mẫu đất chủ yếu có độ pHKCL nằm trong khoảng từ 4,0 - 6,0, ít chua. Có 37 mẫu đất có độ chua trung tính chủ yếu ở các xã/phường Bằng An, Phù Lãng, Cách Bi và rải rác ở các xã/phường khác trong thị xã; không có mẫu nào rất chua, có 1 mẫu đất kiềm ở khu vực thôn Long Khê, xã Ngọc Xá.

Nhận xét chung về độ pHKCL trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh, phần lớn các mẫu đất trồng lúa của tỉnh có độ chua nhẹ với độ pHKCL có giá trị trung bình là 4,8;

chỉ có 83 mẫu đất có độ chua trung tính là độ chua rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển; có 1 mẫu đất có tính kiềm ít thích hợp cho cấy lúa; có 11 mẫu rất chua tập trung chủ yếu ở 2 huyện Lương Tài, Gia Bình nguyên nhân chủ yếu do nông dân ở khu vực này trong quá trình canh tác chưa thực sự chú ý đến bảo vệ độ pH cho đất, ít sử dụng phân hữu cơ trong canh tác lúa. Thị xã Quế Võ và huyện Gia Bình là 2 địa bàn có độ pHKCL cao nhất, trong đó, Quế Võ là địa phương có nhiều khu vực có mẫu đất có độ chua trung tính nhất của tỉnh, tiếp đến là huyện Gia Bình.

Kết quả phân tích của 1932 mẫu đất trồng lúa trên địa bàn các huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Bắc Ninh được thể hiện quan Bảng sau đây.

48

Bảng 2.6. Tổng hợp độ pHKCL trong đất trồng lúa của tỉnh Bắc Ninh

Địa bàn Tổng số mẫu

Giá trị Số

mẫu pHKCL

< 4,0

Số mẫu pHKCL

≥4,0 -

<6,0

Số mẫu pHKCL

≥6,0 -

£7

Số mẫu pHKCL

> 7,0 Trung

bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Gia Bình 241 5,0 3,8 6,8 3 215 23 -

Lương Tài 277 4,6 3,8 6,9 8 268 1 -

Tx. Thuận Thành 221 4,6 4,0 6,1 - 220 1 -

Yên Phong 304 4,7 4,0 6,3 - 301 3 -

TP. Bắc Ninh 148 4,6 4,0 6,4 - 137 11 -

TP. Từ Sơn 128 4,6 4,1 6,8 - 124 4 -

Tiên Du 212 4,8 4,0 6,2 - 209 3 -

Tx. Quế Võ 401 5,0 3,9 7,2 - 363 37 1

Toàn tỉnh 1932 4,8 3,8 7,2 11 1387 83 1

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021) 2.2.1.2. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất

Kết quả phân tích hàm lượng một số chất dinh dưỡng cơ bản trên đất trồng lúa của các huyện/thị xã/thành phố trong tỉnh.

a) Hàm lượng Ni tơ tổng số

Dựa trên kết quả phân tích 1932 mẫu đất trồng lúa của Tỉnh, có thể thấy hàm lượng N tổng số trên loại đất này phân bố ở cả 3 mức độ từ nghèo, trung bình đến giàu. Trong đó, giá trị trung bình của hàm lượng N tổng số các địa phương trong tỉnh như sau: Gia Bình là 0,13%; Lương Tài là 0,10%; Thuận Thành là 0,12%; Yên Phong là 0,09%; Bắc Ninh là 0,09%; Từ Sơn 0,11%; Tiên Du là 0,09%; Quế Võ, 0,13%. Giá trị hàm lượng N trong tỉnh dao động từ 0,02 - 0,26%. Giá trị của các địa phương được thể hiện cụ thể trong bảng 2.7.

49

Bảng 2.7. Bảng tổng hợp hàm lượng Ni tơ tổng số trong đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh

Huyện/thị xã/thành

phố

Tổng số mẫu

Giá trị (%) Số

mẫu giàu

Số mẫu trung

bình

Số mẫu nghèo Giá trị

trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Gia Bình 241 0,13 0,02 0,23 40 195 6

Lương Tài 277 0,10 0,03 0,23 25 233 19

Thuận Thành 304 0,12 0,04 0,24 40 248 16

Yên Phong 221 0,09 0,03 0,24 34 168 19

Bắc Ninh 148 0,09 0,03 0,24 8 123 17

Từ Sơn 128 0,11 0,04 0,22 15 97 16

Tiên Du 212 0,09 0,03 0,22 19 177 16

Quế Võ 401 0,13 0,03 0,26 63 296 42

Toàn tỉnh 1932 0,10 0,02 0,26 204 1577 151 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021)

Kết quả phân tích hàm lượng N tổng số trên đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh khi đối chiếu với chỉ tiêu phân cấp dinh dưỡng N tổng số của thông tư 60/2015/TT- BTNMT có giá trị đạt từ mức nghèo, trung bình đến giàu. Trong đó, kết quả cho thấy phần lớn các mẫu đều có giá trị từ mức trung bình với 1577 mẫu chiếm tới 81,6%

tổng số mẫu được đánh giá, số mẫu giàu N khá lớn đạt 204 mẫu chiếm 10,6% tổng số mẫu được đánh giá, số mẫu nghèo không lớn có 151 mẫu chiếm 7,8% số mẫu được đánh giá.

Hình 2.5. Giá trị hàm lượng N tổng số trung bình trong đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh (Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021)

50

Kết quả trên cho thấy, giá trị hàm lượng N tổng số trong đất trồng lúa trung bình ở tất cả các địa phương trong tỉnh đều ở mức trung bình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các địa phương, Quế Võ và Gia Bình là các địa phương có hàm lượng N tổng số cao nhất với giá trị đạt 0,13%, sau đó đến Thuận Thành 0,12%, các huyện Yên Phong, Tiên Du và TP. Bắc Ninh có hàm lượng thấp nhất 0,09%, nhưng vẫn nằm trong mức trung bình.

Hình 2.6. Cơ cấu phân cấp chỉ tiêu hàm lượng N tổng số trong đất trồng lúa theo số mẫu đất của tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Xử lí từ kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021) Tỉ lệ số mẫu giàu N tổng số cũng có sự khác nhau giữa các địa phương, Gia Bình là địa phương có tỉ lệ số mẫu giàu N nhiều nhất đạt 16,6%, sau đó các địa phương cũng có tỉ lệ số mẫu giàu tương đối lớn là Quế Võ (15,7%), Yên Phong (15,4%), TP. Bắc Ninh là địa phương có tỉ lệ mẫu giàu nhỏ nhất (5,4%).

Tỉ lệ số mẫu nghèo N tổng số cũng có sự khác biệt tương đối lớn, Từ Sơn là địa phương có tỉ lệ mẫu nghèo lớn nhất (12,5%), sau đó đến TP. Bắc Ninh (11,5%), Quế Võ (10,5%), Gia Bình là địa phương có tỉ lệ mẫu nghèo nhỏ nhất (2,5%).

Như vậy, có thể thấy hiện trạng hàm lượng N tổng số trong đất chuyên lúa của tỉnh Bắc Ninh phần lớn ở mức trung bình đến giàu. Các địa phương trong tỉnh có sự khác biệt về hàm lượng, trong đó hàm lượng N tổng số của huyện Gia Bình và thị xã Quế Võ giàu hơn các địa phương còn lại, TP. Bắc Ninh là địa phương có hàm lượng N tổng số nghèo hơn các địa phương khác.

51 b) Hàm lượng Phốt pho tổng số

Về hàm lượng P tổng số, dựa trên kết quả phân tích các địa phương cho thấy thấy hàm lượng P tổng số trên loại đất đất trồng lúa cũng phân bố ở cả 3 mức độ từ nghèo, trung bình đến giàu. Hàm lượng trung bình của các địa phương trong tỉnh như sau: Gia Bình là 0,09%; Lương Tài là 0,08%; Thuận Thành là 0,09%; Yên Phong là 0,08%; Bắc Ninh là 0,08%; Từ Sơn là 0,08%; Tiên Du là 0,09%; Quế Võ là 0,09%.

Hàm lượng P tổng số toàn tỉnh có giá trị dao động từ 0,02 - 0,22%. Hàm lượng cụ thể của các địa phương được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp hàm lượng Phốt pho tổng số trong đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh

Huyện/thị xã/thành

phố

Tổng số mẫu

Giá trị (%)

Số mẫu giàu

Số mẫu trung

bình

Số mẫu nghèo Giá trị

trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Gia Bình 241 0,09 0,04 0,20 64 164 13

Lương Tài 277 0,08 0.04 0,20 37 226 14

Thuận Thành 304 0,09 0,03 0,20 56 235 13

Yên Phong 221 0,08 0,02 0,19 34 172 15

Bắc Ninh 148 0,08 0,03 0,18 24 112 12

Từ Sơn 128 0,08 0,02 0,17 17 97 14

Tiên Du 212 0,09 0,03 0,17 30 167 15

Quế Võ 401 0,09 0,02 0,22 53 325 23

Toàn tỉnh 1932 0,085 0,02 0,22 315 1498 119 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021)

Kết quả phân tích hàm lượng P tổng số trên đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh khi đối chiếu với chỉ tiêu phân cấp dinh dưỡng P tổng số của thông tư 60/2015/TT-BTNMT có giá trị đạt từ mức nghèo, trung bình đến giàu. Trong đó, kết quả cho thấy phần lớn các mẫu có giá trị ở mức trung bình với 1498 mẫu chiếm tới 77,5% tổng số mẫu được đánh giá, số mẫu giàu P khá lớn đạt 315 mẫu chiếm 16,3% tổng số mẫu được đánh giá, số mẫu nghèo không lớn có 119 mẫu chiếm 6,2% số mẫu được đánh giá.

52

Hình 2.7. Giá trị hàm lượng P tổng số trung bình trong đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Xử lí từ kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021) Giá trị hàm lượng P tổng số trong đất trồng lúa trung bình ở tất cả các địa phương trong tỉnh đều ở mức trung bình theo chỉ tiêu phân cấp đánh giá. Tuy có sự khác nhau giữa các địa phương nhưng sự khác biệt không lớn, các địa phương Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ có hàm lượng P tổng số khá cao 0,09% tiệm cận với mức giá trị giàu P tổng số, các địa phương Lương Tài, Yên Phong, TP. Bắc Ninh, TP. Từ Sơn có hàm lượng thấp hơn nhưng cũng đạt giá trị 0,08%.

Hình 2.8. Cơ cấu phân cấp chỉ tiêu hàm lượng P tổng số trong đất trồng lúa theo số mẫu đất của tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Xử lí từ kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021)

53

Tỉ lệ số mẫu giàu P tổng số của các địa phương trong tỉnh tương đối lớn đều trên 13%. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các địa phương, Gia Bình là địa phương có tỉ lệ số mẫu giàu P nhiều nhất đạt 26,6%, sau đó các địa phương cũng có tỉ lệ số mẫu giàu tương đối lớn là Thuận Thành (18,4%), Quế Võ là địa phương có tỉ lệ mẫu giàu nhỏ nhất (13,2%).

Tỉ lệ số mẫu nghèo P tổng số không có sự khác biệt lớn giữa các địa phương, Từ Sơn là địa phương có tỉ lệ mẫu nghèo lớn nhất (10,9%), sau đó đến TP. Bắc Ninh (8,1%), Tiên Du (7,1%), các địa phương còn lại tỉ lệ số mẫu nghèo nhỏ dao động từ 4 đến 6%, trong đó thấp nhất là Thuận Thành (4,3%).

Như vậy, về hiện trạng hàm lượng P tổng số trong đất trồng lúa của tỉnh Bắc Ninh tương đối giàu P tổng số với đa số các mẫu đất ở mức trung bình đến giàu. Các địa phương trong tỉnh có sự khác biệt về hàm lượng tuy nhiên sự khác biệt không lớn, về tổng thể Gia Bình là địa phương giàu hàm lượng P tổng số hơn các địa phương khác trong tỉnh, TP. Từ Sơn là địa phương nghèo hàm lượng P tổng số nhất.

c) Hàm lượng Kali tổng số

Kết quả tổng hợp từ phân tích 1932 mẫu đất trồng lúa cho thấy hàm lượng K tổng số trên loại đất này của tỉnh Bắc Ninh phân bố từ mức nghèo, trung bình đến giàu. Trong đó hàm lượng trung bình của các địa phương trong tỉnh như sau: Gia Bình là 1,5%; Lương Tài là 1,6%; Thuận Thành là 1,3%; Yên Phong là 1,6%; Bắc Ninh là 1,5%; Từ Sơn là 1,3%; Tiên Du là 1,7%; Quế Võ là 1,3%. Hàm lượng K tổng số trong toàn Tỉnh dao động từ 0,3 - 2,8%. Hàm lượng K tổng số của các địa phương trong tỉnh được thể hiện cụ thể trong bảng 2.10.

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp hàm lượng Kali tổng số trong đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh

Huyện/thị xã/thành

phố

Tổng số mẫu

Giá trị (%)

Số mẫu giàu

Số mẫu trung

bình

Số mẫu nghèo Giá trị

trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Gia Bình 241 1,5 0,6 2,6 29 198 14

Lương Tài 277 1,6 0,5 2,8 48 211 18

Thuận Thành 304 1,3 0,4 2,5 34 246 24

Yên Phong 221 1,6 0,4 2,6 33 173 15

54 Huyện/thị

xã/thành phố

Tổng số mẫu

Giá trị (%)

Số mẫu giàu

Số mẫu trung

bình

Số mẫu nghèo Giá trị

trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Bắc Ninh 148 1,5 0,7 2,5 22 115 11

Từ Sơn 128 1,3 0,3 2,6 14 104 10

Tiên Du 212 1,7 0,7 2,6 40 161 11

Quế Võ 401 1,3 0,14 2,8 41 329 31

Toàn tỉnh 1932 1,5 0,3 2,8 257 1541 134

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021) Hàm lượng K tổng số trên đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh khi đối chiếu với chỉ tiêu phân cấp dinh dưỡng K tổng số của thông tư 60/2015/TT-BTNMT có giá trị đạt từ mức nghèo, trung bình đến giàu. Trong đó, kết quả cho thấy phần lớn các mẫu có giá trị ở mức trung bình với 1535 mẫu chiếm tới 79,5% tổng số mẫu được đánh giá, có 257 mẫu có hàm lượng ở mức giàu chiếm 13,3% tổng số mẫu được đánh giá, số mẫu nghèo không lớn có 134 mẫu chiếm 7,0% số mẫu được đánh giá.

Hình 2.9. Giá trị hàm lượng K tổng số trung bình trong đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Xử lí từ kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021) Kết quả phân tích thể hiện, giá trị hàm lượng K tổng số trong đất chuyên lúa trung bình ở tất cả các địa phương trong tỉnh đều ở mức trung bình theo chỉ tiêu phân cấp đánh giá. Tuy nhiên, hàm lượng ở các địa phương trong tỉnh có sự khác nhau, Tiên Du là địa phương có hàm lượng K tổng số cao nhất đạt 1,7% gần tiệm cận với

55

mức giá trị giàu K tổng số, tiếp đến là huyện Lương Tài, huyện Yên Phong có hàm lượng cao thứ 2 đạt 1,6%, thị xã Thuận Thành, TP. Từ Sơn và thị xã Quế Võ là những địa phương có hàm lượng thấp nhất 1,3%, tuy nhiên hàm lượng này vẫn đạt mức trung bình.

Hình 2.10. Cơ cấu phân cấp chỉ tiêu hàm lượng K tổng số trong đất trồng lúa theo số mẫu đất của tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Xử lí từ kết quả phân tích các mẫu đất của Sở TN&MT Bắc Ninh, 2021) Tỉ lệ số mẫu giàu K tổng số của các địa phương trong tỉnh dao động từ 12,0 đến 17,3%. Trong đó, Lương Tài là địa phương có tỉ lệ số mẫu giàu K nhiều nhất đạt 17,3%, Tiên Du cũng là địa phương có tỉ lệ số mẫu giàu tương đối lớn chiếm 17,0%, các địa phương còn lại số mẫu giàu ít hơn, Quế Võ là địa phương có tỉ lệ mẫu giàu nhỏ nhất (10,2%).

Tỉ lệ số mẫu nghèo K tổng số không có sự khác biệt lớn giữa các địa phương, Thuận Thành là địa phương có tỉ lệ mẫu nghèo lớn nhất (7,9%) sau đó đến TP. Từ Sơn (7,8%), Quế Võ (7,7%), tỉ lệ mẫu nghèo ít nhất là của huyện Tiên Du (5,2%).

Về hiện trạng hàm lượng K tổng số trong đất chuyên lúa của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu đạt ở mức trung bình. Các địa phương trong tỉnh có sự khác biệt về hàm lượng, trong đó Tiên Du, Lương Tài là địa phương giàu hàm lượng K tổng số hơn các địa phương khác trong tỉnh, thị xã Thuận Thành và thị xã Quế Võ là 2 phương có hàm lượng K tổng số nghèo hơn các địa phương còn lại.

Nhận xét chung về hiện trạng hàm lượng NPK tổng số trong đất chuyên lúa của tỉnh Bắc Ninh, phần lớn đều ở mức trung bình đến giàu, tỉ lệ mẫu nghèo không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2016 2021 (Trang 57 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)