Lịch sử hình thành:Là một hệ thống siêu thị bán lẻ của Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.Co.opmart - Thương hiêu hợp tác xã thuần Việt đầu tiê
Giới thiệu tổng quan về mô hình bán lẻ Co.opmart
Lịch sử hình thành
Là một hệ thống siêu thị bán lẻ của Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.
Co.opmart - Thương hiêu hợp tác xã thuần Việt đầu tiên
Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.
1.2 Quá trình phát triển thành hệ thống cửa hàng và quá trình mở rộng thị trường:
Quá trình phát triển thành hệ thống cửa hàng và mở rộng thị trường
Thương hiệu Co.opmart là siêu thị thuần Việt trực thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) được vận hành theo mô hình kinh tế tập thể hợp tác xã.iểm đặc biệt của thương hiệu Co.opmart là hoàn toàn do các xã viên Việt Nam vận hành, theo đuổi chính sách ưu tiên hàng đầu cho hàng hóa sản xuất trong nước, có chất lượng, dịch vụ, giá cả phù hợp, kinh doanh theo hướng tiêu dùng có trách nhiệm và nhanh chóng bắt kịp các xu hướng bán lẻ quốc tế Để trở thành xã viên, khách hàng chỉ cần góp vốn vào HTX với mức tối thiểu là 100.000 đồng, tối đa 6 tỷ đồng/xã viên Trong năm đầu tiên, Saigon Co.op sẽ hỗ trợ 100.000 đồng/xã viên cho những khách hàng đủ điều kiện có mong muốn trở thành xã viên Nếu rút khỏi HTX tiêu dùng, xã viên sẽ được hoàn trả lại số vốn góp ban đầu.
2.1.2 Cung cấp hàng hóa: a Siêu thị:
Với hệ thồng siêu thị trải dài từ Nam chí Bắc:
- Đông Nam Bộ (17 siêu thị).
- Tây Nam Bộ (30 siêu thị).
- TP.HCM (43 siêu thị). b Nhà bán lẻ giảm giá: “Chương trình 4 triệu tin yêu - một lòng tri ân”.
Co.opmart thực hiện chương trình tri ân khách hàng với chủ đề “4 triệu tin yêu – một lòng tri ân”, (từ ngày 27/10 đến 9/11) với hai điểm nhấn chính là luân phiên giảm giá 14 ngày liên tục cho hơn 40.000 sản phẩm nhu yếu; đồng thời mỗi siêu thị sẽ dành tặng 8 xe quà, mỗi xe trị giá 1.000.000 đồng cho khách hàng may mắn Tổng cộng sẽ có hơn 1.000 xe quà được trao tặng cho khách hàng trong thời gian diễn ra chương trình.
Chương trình tri ân năm nay, bên cạnh các mặt hàng nhu yếu phẩm, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ tập trung giảm giá mạnh cho nhóm hàng thực phẩm tươi sống, cũng như nâng chất cho nhóm thực phẩm chế biến nấu chín sẵn hết sức tiện lợi Đồng thời cũng mong muốn khách hàng tiếp tục ủng hộ nhóm hàng đặc trưng, đặc sản của các địa phương và vùng miền đang có tại hệ thống Co.opmart, Co.opXtra trên cả nước.
Cụ thể, chương trình “4 triệu tin yêu – một lòng tri ân” được Saigon Co.op thiết kế thành 14 chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà thực hiện liên tục 14 ngày với tổng cộng hơn40.000 sản phẩm giảm giá mạnh Trong đó, một số sản phẩm giá bán chỉ từ 4.000 đồng, các ngày cuối tuần có siêu ưu đãi mua sản phẩm giảm giá gần 80% kèm điều kiện đơn giản,giảm giá cho nhóm rau củ quả VietGAP - GlobalGAP, giảm giá quà tặng 20/11, tặng xe quà trị giá 4 triệu đồng cho khách hàng may mắn, dùng thử sản phẩm miễn phí, … Đặc biệt khách hàng thành viên nhận được chương trình tặng điểm thưởng mức cao khi mua hàng
Các kênh bán lẻ của Co.opmart
Cửa hàng bán lẻ
Thương hiệu Co.opmart là siêu thị thuần Việt trực thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) được vận hành theo mô hình kinh tế tập thể hợp tác xã.iểm đặc biệt của thương hiệu Co.opmart là hoàn toàn do các xã viên Việt Nam vận hành, theo đuổi chính sách ưu tiên hàng đầu cho hàng hóa sản xuất trong nước, có chất lượng, dịch vụ, giá cả phù hợp, kinh doanh theo hướng tiêu dùng có trách nhiệm và nhanh chóng bắt kịp các xu hướng bán lẻ quốc tế Để trở thành xã viên, khách hàng chỉ cần góp vốn vào HTX với mức tối thiểu là 100.000 đồng, tối đa 6 tỷ đồng/xã viên Trong năm đầu tiên, Saigon Co.op sẽ hỗ trợ 100.000 đồng/xã viên cho những khách hàng đủ điều kiện có mong muốn trở thành xã viên Nếu rút khỏi HTX tiêu dùng, xã viên sẽ được hoàn trả lại số vốn góp ban đầu.
2.1.2 Cung cấp hàng hóa: a Siêu thị:
Với hệ thồng siêu thị trải dài từ Nam chí Bắc:
- Đông Nam Bộ (17 siêu thị).
- Tây Nam Bộ (30 siêu thị).
- TP.HCM (43 siêu thị). b Nhà bán lẻ giảm giá: “Chương trình 4 triệu tin yêu - một lòng tri ân”.
Co.opmart thực hiện chương trình tri ân khách hàng với chủ đề “4 triệu tin yêu – một lòng tri ân”, (từ ngày 27/10 đến 9/11) với hai điểm nhấn chính là luân phiên giảm giá 14 ngày liên tục cho hơn 40.000 sản phẩm nhu yếu; đồng thời mỗi siêu thị sẽ dành tặng 8 xe quà, mỗi xe trị giá 1.000.000 đồng cho khách hàng may mắn Tổng cộng sẽ có hơn 1.000 xe quà được trao tặng cho khách hàng trong thời gian diễn ra chương trình.
Chương trình tri ân năm nay, bên cạnh các mặt hàng nhu yếu phẩm, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ tập trung giảm giá mạnh cho nhóm hàng thực phẩm tươi sống, cũng như nâng chất cho nhóm thực phẩm chế biến nấu chín sẵn hết sức tiện lợi Đồng thời cũng mong muốn khách hàng tiếp tục ủng hộ nhóm hàng đặc trưng, đặc sản của các địa phương và vùng miền đang có tại hệ thống Co.opmart, Co.opXtra trên cả nước.
Cụ thể, chương trình “4 triệu tin yêu – một lòng tri ân” được Saigon Co.op thiết kế thành 14 chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà thực hiện liên tục 14 ngày với tổng cộng hơn40.000 sản phẩm giảm giá mạnh Trong đó, một số sản phẩm giá bán chỉ từ 4.000 đồng, các ngày cuối tuần có siêu ưu đãi mua sản phẩm giảm giá gần 80% kèm điều kiện đơn giản,giảm giá cho nhóm rau củ quả VietGAP - GlobalGAP, giảm giá quà tặng 20/11, tặng xe quà trị giá 4 triệu đồng cho khách hàng may mắn, dùng thử sản phẩm miễn phí, … Đặc biệt khách hàng thành viên nhận được chương trình tặng điểm thưởng mức cao khi mua hàng vào thứ 3 hàng tuần, được hoàn tiền khi mua hàng, đăng ký thành viên mới sẽ được tặng ngay 50 – 100 điểm thưởng với hóa đơn mua hàng từ 300.000 đồng trở lên.
Cùng với đó là chương trình" Quà tri ân dành cho thầy cô" giảm giá sâu hàng loạt sản phẩm hóa mỹ phẩm và thời trang cùng nhiều quà tặng hấp dẫn dành cho quý thầy cô nhân ngàyNhà giáo Việt Nam Đây cũng là một trong chuỗi các hoạt động của chương trình khuyến mãi “4 triệu tin yêu 1 lòng tri ân”.
Không có cửa hàng
Co.opmart thực hiện trên nhiều hình thức, tiếp cận rộng rãi tới người dùng, đem lại trãi nghiệm mua sắm thuận tiện thông qua các hình thức trực tuyến:
- Liên kết bán trên Zalo
- Trực tiếp từ HTV Coop
Retail Format
Cửa hàng bán lẻ Không có cửa hàng
Hình thức sở hữu Cung cấp hàng hóa
App SaiGon Co.op Website: Cooponline.vn Liên kết bán trên Zalo Trực tiếp từ HTV Coop
Hợp tác xã (vốn tối thiểu 100.000 đồng, tối đa 6 tỷ)
Siêu thị: Đông Nam Bộ (17 siêu thị) Miền Bắc (12 siêu thị) Miền Trung
(18 siêu thị) Tây Nam Bộ (30 siêu thị) Tây Nguyên (8 siêu thị) TP
HCM (43 siêu thị) Nhà bán lẻ giảm giá: Chương trình
‘4 triệu tin yêu – 1 lòng tri ân’ ‘Quà tri ân hàng tặng Thầy Cô’
Chiến lược thị trường bán lẻ của Co.opmart
Xây dựng kênh phân phối
3.1.1 Không ngừng phát triển hệ thống:
Co.opmart ngày càng không ngừng phát triển hệ thống, đẩy mạnh liên kết, áp dụng công nghệ mới, từ đó tạo nên đối trọng với các hệ thống bán lẻ nước ngoài Siêu thị đang hướng tới phát triển phục vụ đa kênh, kết hợp bán lẻ truyền thống và bán hàng online, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
3.1.2 Kết hợp doanh nghiệp hàng đầu: Để đẩy mạnh được hoạt động liên kết, Co.opmart đã chính thức kết hợp với 3 doanh nghiệp bán lẻ tầm cỡ là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Tập đoàn Phú Thái (PhuThai Group), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vì nhiều nước trên thế giới đều có những tập đoàn bán lẻ cỡ lớn luôn xâm nhập thị trường mới, bán lẻ chuyên nghiệp để đưa hàng hóa của họ tới tiêu thụ mà không tự mình tìm thị trường xuất khẩu Vì vậy,việc đẩy mạnh một tập đoàn vững mạnh bằng việc liên kết với các tập đoàn bán lẻ khác là điều cần thiết, giúp tập đoàn phát huy được sức mạnh cũng như vị thế của mình.
Sở hữu nhiều mô hình bán lẻ
Khi nhắc tới chiến lược kinh doanh của Co.opmart, không thể không kể tới tốc độ tăng trưởng doanh số của siêu thị này, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay (tới 44%) Co.opmart luôn chủ động được nguồn hàng và cam kết không tăng giá Tới năm
2019, thêm 211 điểm bán được mở, vươn tới con số bán lẻ lên tới 821 điểm trên cả nước.
Đổi mới và sáng tạo
Trong ngành kinh doanh bán lẻ, việc đa dạng hóa các mô hình phân phối và yếu tố mạng lưới chính là mục tiêu hàng đầu, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sở hữu nhiều mô hình bán lẻ nhất và mạng lưới rộng nhất Bởi vậy, việc sáng tạo và đổi mới kinh doanh là yếu tố quan trọng và then chốt để thu hút khách hàng và được Co.opmart khai thác triệt để, đặt lên hàng đầu Siêu thị Co.opmart tập trung vào các thực phẩm tương sống, đồ dùng phong phú, công nghệ đa dạng, hàng may mặc thời trang nhiều mẫu mã cùng nhiều dịch vụ tăng cao Co.opmart cũng đang thực hiện chương trình “Giá tốt mỗi ngày”, kết hợp với những nhà cung cấp, sản xuất khác nhau, đem lại những món hàng có giá tốt nhất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, siêu thị Co.opmart luôn chú tâm tới tâm lý người mua hàng và nhu cầu của họ, là một trong các đơn vị tiên phong mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị, cung cấp những món ăn đã qua chế biến hoặc làm sẵn phong phú, đa dạng, phù hợp với những đối tượng muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng. Đây cũng là siêu thị đầu tiên sử dụng Zalo để tương tác và tiếp cận người tiêu dùng trong thời điểm bùng nổ của mạng xã hội và người dùng điện thoại ngày một tăng Thông qua tin nhắn Zalo, người dùng sẽ nhận được tin nhắn khuyến mãi hằng ngày hoặc theo định kỳ của siêu thị và khi truy cập vào kênh Co.opmart, khách hàng có thể tìm được địa điểm siêu thị Co.opmart gần nhất, liên hệ trao đổi thông tin, tra cứu điểm tích lũy, các thông tin khuyến mại, sản phẩm,
Chiến lược về hệ thống
Chiến lược về hệ thống Co.opmart luôn phát triển, mở rộng các mô hình kinh doanh và bên cạnh những mô hình bán lẻ đang có sẵn như Co.opmart ở chung cư, chợ kết hợp siêu thị, nhân rộng cửa hàng Co.opmart đang có tới 34 cửa hàng và nhiều phương thức nhượng quyền thương mại dành cho những hộ gia đình kinh doanh cá thể
Lập công ty tăng hiệu quả bằng cách chia việc, cần thực hiện nhiều công việc khác nhau như phát triển về quy mô, số lượng, khách hàng, mặt hàng Bên cạnh đó, thành lập các công ty cổ phần để phát huy thế mạnh, khai thác nguồn lực và phân chia công việc dễ dàng.
Ưu tiên hàng Việt
Hệ thống siêu thị Saigon Co.op tiên phong trong cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và đẩy mạnh, kiên trì với mục tiêu “làm cầu nối cho hàng Việt và người tiêu dùng Việt”, thực hiện chiến lược nội địa hóa giúp các sản phẩm phân phối tới người tiêu dùng trong nước Đây chính là một chiến lược kinh doanh của Co.opmart lâu dài, giúp phát huy lợi thế với các doanh nghiệp của nước ngoài Chiến lược này đem tới thành công khi các sản phẩm mà Co.opmart phân phối tới tay người tiêu dùng và được người tiêu dùng ưa chuộng Cho tới nay, tại Co.opmart, hàng Việt đã chiếm tới 90-95% trong các hệ thống bán lẻ, với những hàng hóa bán trực tiếp qua HTV Co.op và các mặt hàng bình ổn giá tại đây chiếm 100% hàng Việt Mỗi năm, Co.opmart luân chuyển tới hàng nghìn chuyển bán hàng lưu động đưa hàng Việt tới cùng sâu, vùng xa cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng khắp mọi nơi đều có thể tiếp cận được các mặt hàng Việt Nam chất lượng với giá cả hợp lý.
Co.opmart đang dần định hướng chú trọng tới việc xây dựng nên một môi trường siêu thị thương hiệu xanh, thân thiện, tập trung khai thác những mặt hàng hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai điều hành, hoàn thành chuỗi cung ứng và đem tới những quy trình kinh doanh mới, giúp chiến lược kinh doanh ngày càng phát triển hiệu quả Để thành công như siêu thị Co.opmart, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ để bán hàng ngày càng hiệu quả, thúc đẩy được nhu cầu mua sắm của khách hàng Một trong những phần mềm miễn phí nhưng chất lượng phải kể tới đó là phần mềm quản lý bán hàng 365, hỗ trợ bạn với những tính năng ưu việt như kiểm soát thu chi, doanh số, mặt hàng, sản phẩm, hàng tồn kho, khách hàng,
Co.opmart ngày càng không ngừng phát triển hệ thống, đẩy mạnh liên kết, áp dụng công nghệ mới, từ đó tạo nên đối trọng với các hệ thống bán lẻ nước ngoài Siêu thị đang hướng tới phát triển phục vụ đa kênh, kết hợp bán lẻ truyền thống và bán hàng online, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Nhận xét và đánh giá:
Co.opmart sử dụng 5 chiến lược chính như đã nhắc đến ở trên:
- Chiến lược kênh phân phối.
- Chiến lược nhân rộng mô hình.
- Chiến lược đổi mới và sáng tạo.
- Chiến lược về hệ thống.
- Chiến lược ưu tiên hàng Việt.
Nhìn vào thành công của nhà bán lẻ Co.opmart ở thời điểm hiện tại, các chiến lược đã được lựa chọn đã cho thấy được tầm nhìn chiến lược và sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, kịp thời của hệ thống Tất cả yếu tố đều rất cần thiết và tạo nên thế trận vững chắc cho hoạt động của nhà bán lẻ.
Trong đó, quan trọng hàng đầu là chiến lược nhân rộng mô hình Đối với một nhà bán lẻ mà nói sự xuất hiện ở khắp mọi nơi của một tên thương hiệu sẽ làm tăng uy tín của nhà bán lẻ đó, đi kèm là chất lượng hàng hóa và dịch vụ luôn được duy trì ở mức tốt nhất làm cho hệ thống luôn phát triển ngày một lớn mạnh hơn và rất khó bị lép vế so với những đối thủ cạnh tranh khác hiện có trên thị trường Để đạt được điều này, Co.opmart phải đặt ra một tiêu chuẩn cho chính hệ thống của mình để giữ vững được hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng
Kế đến là chiến lược đổi mới và sáng tạo Trong thời đại 4.0, nơi mà thị trường chuyển mình liên tục và kinh doanh hệ thống, kinh doanh online luôn được đề cao và đẩy mạnh vì nó đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, thì nhà bán lẻ phải tìm cách đổi mới cho phù hợp với thị trường hoặc ít nhất là phải thích ứng với thị trường Những thay đổi của Co.opmart cho thấy sự hiệu quả trong thay đổi và phát triển thêm hệ thống bán hàng, đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận giỏ hàng của nhà bán lẻ, từ đó đem lại doanh thu cao hơn
Co.opmart đã tạo nên một phong trào có lợi cho nhà bán lẻ của mình, biến nó thành điểm mạnh của mình trên thị trường là khẩu hiệu “Người Việt - dùng hàng Việt” Đây là một nước đi đánh vào tâm lý người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng Việt khác cùng phát triển theo nên rất được ủng hộ Khi khẩu hiệu này xuất hiện ở mọi nơi, nó dần khắc sâu vào tâm lý người dùng và đem lại hiệu quả về cả trước mắt lẫn lâu dài. Đối với một thị trường sính ngoại như Việt Nam, một thương hiệu Việt như Co.opmart,việc xây dựng nên tên tuổi đã khó, mà thương hiệu bán lẻ này còn đạt được nhiều thành tựu đáng nể, đủ để khẳng định uy tín và chất lượng thương hiệu, cùng với đó là những chiến lược mang tầm định hướng lâu dài cho thấy hiệu quả rõ rệt Những yếu tố trên kết hợp mượt mà với nhau cho ra sự thành công của nhà bán lẻ Có thể nói Co.opmart là thương hiệu Việt đi đầu trong ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Vị trí cửa hàng bán lẻ của Co.opmart
Mạng lưới cửa hàng của Co.opmart tại thành phố Hồ Chí Minh
Mạng lưới cửa hàng của Co.opmart tại TP Hồ Chí Minh
Ba cửa hàng tiêu biểu của Co.opmart
Là siêu thị Co.opmart đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và mang tính thử nghiệm, nênCo.opmart Cống Quỳnh có diện tích vỏn vẹn 400m2 Siêu thị tọa lạc ở 189C Cống Quỳnh,phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Co.opmart Quang Trung được xây dựng hiện đại với vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, kết cấu gồm 4 tầng kinh doanh và 2 tầng hầm, diện tích sử dụng hơn 17.000 mét vuông Là siêu thị thứ 30 Co.opmart này ở TPHCM tọa lạc tại số 304A Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp Đây cũng là thành viên thứ 73 của chuỗi siêu thị Co.opmart phân bố rộng khắp cả nước.
Nhận xét của khách hàng về Co.opmart Quang Trung
Nhận xét của khách hàng về Co.opmart Cống Quỳnh
Co.opmart Lý Thường Kiệt
Toạ lạc tại vị trí đắc địa ngay trung tâm Quận 10 với tổng diện tích xây dựng lên đến12.000 m2 gồm 1 tầng hầm và 4 tầng lầu Mặt tiền đường lớn 497 Hoà hảo giáp với LýThường Kiệt, khu dân cư đông đúc, gần sân vận động thống nhất, kế bên là kí túc xá đại học Bách Khoa (phục vụ một số lượng lớn sinh viên) xung quanh có chợ Nhật Tảo, hầu như không có siêu thị nào (đối thủ trực tiếp).
Nhận xét của khách hàng về Co.opmart Lý Thường Kiệt
Định giá trong bán lẻ của Co.opmart
So sánh mức giá 3 sản phẩm của Co.opmart và các đối thủ
Co.opmart Big C Emart Lotte Mart
Sữa tươi TH true MILK có đường
Comfort tinh dầu thơm nồng nàn 3.9kg
ST.IVES muối biển 650ml
Đồ thị so sánh mức giá 3 sản phẩm của Co.opmart và các đối thủ
Qua 3 biểu đồ trên, ta nhận thấy được rằng cùng một sản phẩm như sữa tươi TH true MILK, bột giặt Omo Comfort hay sữa tắm ST.IVES nhưng 4 nhà bán lẻ lại có mức giá bán khác nhau Lí do về sự khác biệt về giá giữa các nhà bán lẻ này là vì:
- Do chiến lược giữa các nhà bán lẻ khác nhau, có một số nhà bán lẻ sẽ tận dụng lợi thế cạnh tranh một số mặt hàng để kéo khách hàng bằng cách hạ giá so với đối thủ cạnh tranh của mình.
- Một số nhà bán lẻ bán giá thấp hơn do họ không phải chịu hay chịu ít chi phí mặt bằng hơn, thuê nhân viên ít, nhập hàng với số lượng lớn để được chiết khấu thấp, chương trình khuyến mãi nhiều hay chấp nhận lợi nhuận thấp để bán được hàng,
- Ngược lại, một số nhà bán lẻ bán với giá cao hơn do yếu tố về thương hiệu tốt, chi phí thuê mặt bằng cao hơn, đội ngũ nhân viên đông, chất lượng dịch vụ tốt hay là nhập hàng trữ kho số lượng ít nên chiết khấu cao,.
Truyền thông bán lẻ của Co.opmart
Các kênh truyền thông
Thời gian: áp dụng ngày 26 - 28/08 và 2 - 4/09/2022.
- Áp dụng với hóa đơn từ 400.000đ, khách hàng được mua 1 sản phẩm với giá ưu đãi.
- Mua tối đa 10 sản phẩm/ hóa đơn.
- Số lượng sản phẩm có hạn, có thể thay tế sản phẩm khác khi hết hang
Trước thực tế này, lãnh đạo Liên hiệp đã có chủ trương và phân cho phòng Marketing của Saigon Co.op có kế hoạch thay đổi giao diện, nội dung website theo tinh thần thương hiệu mới; đồng thời xây dựng Facebook Fanpage và những ứng dụng công nghệ mới nhằm mở rộng các kênh giao tiếp với công dân.
Ngày 27/06, song song với sự kiện thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu, Co.opmart cải tiến website www.Co.opmart.com.vn
Tiếp tục phát triển theo định hướng kết nối với khách hàng 24/24, đầu tháng 11/2012, Co.opmart chính thức “khai trương” Facebook Fanpage tại địa chỉ www.facebook.com/hethongCo.opmartvn Hoạt động trên Fanpage Co.opmart được thiết kế đa dạng nhằm khuyến khích tinh thần “gắn kết và sẻ chia” trong cộng đồng fan Đó là những mẹo vặt nấu nướng, bí quyết chăm sóc sắc đẹp, giữ gìn sức khỏe, chiêu thức tiêu dùng thông minh, những tâm tình chia sẻ chăm sóc con cái hoặc giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nhận xét: Đối với một hệ thống bán lẻ đã tồn tại lâu đời, quá nổi tiếng và xuất hiện ở mọi nơi như Co.opmart, việc quảng cáo về tên tuổi nhãn hàng là không cần thiết nữa, mà nhãn hàng chọn kênh báo chí để đánh bóng uy tín của thương hiệu Cũng chính vì thế, Co.opmart tập trung quảng bá về những ưu đãi hiện có cho khách hàng với mô tuýp quen thuộc: Khuyến mãi trong thời gian có hạn để kích cầu tiêu dùng Đối với quảng bá về ưu đãi – kích cầu thì có 4 kênh hiệu quả:
- Internet (website, mạng xã hội).
- Tạp chí “Cẩm nang tiêu dùng”.
Hiệu quả nhất trong 4 cách thức này là tờ rơi Vì nó đến tận tay người dùng – tệp khách hàng tiềm năng của thương hiệu bán lẻ, thể hiện rõ những khuyến mãi trong chiến dịch mà nhà bán lẻ đưa ra.
Tiếp theo là Tạp chí “cẩm nang tiêu dùng” Tạp chí này thường nằm ở cửa vào siêu thị và được phát miễn phí Nó không khác gì một bản hướng dẫn mua hàng cho người tiêu dùng, hướng dẫn họ nên mua gì trong tùy từng thời điểm, là một phương pháp kích cầu cực mạnh đối với tệp khách hàng tiềm năng đang đi siêu thị để mua sắm.
Hai phương pháp còn lại là kênh hữu hiệu để tiếp cận với khách hàng, tạo thêm khách hàng đến với siêu thị Từ đó đi đến 2 phương pháp phía trên để tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng.
Kênh truyền thông bán lẻ của nhà bán lẻ hiện tại đã được đánh giá là đầy đủ, cập nhật xu hướng và cho ra được hiệu quả 3 hiệu quả rõ rệt nhất là kích cầu, tăng độ phủ sóng và tăng uy tín của thương hiệu Kết quả đem lại là doanh thu ổn định và có xu hướng tăng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn khi chịu tác động tiêu cực từ Covid-19.
Thiết kế cửa hàng bán lẻ của Co.opmart
Cửa hàng tiêu biểu
Cửa hàng được chọn: Co.opmart Bảo Lộc.
Co.opmart Bảo Lộc được thiết kế với diện tích rộng với tổng diện tích khuôn viên là 5000m 2 (ngang 50 mét, dài 100 mét) Từ cổng đi vào, Co.opmart chia thành 3 khu vực chính:
- Khu vực Sân phía trước: 40m ngang, 30m dài.
- Khu vực Bãi đỗ xe: 10m ngang, 30m dài.
- Khu vực Siêu thị: 50m ngang, 70m dài
Khu vực siêu thị có thiết kế quen thuộc, đồng bộ với hệ thống cửa hàng Co.opmart: Gồm có 2 tầng, chia làm nhiều phân khu:
Khu vực kiot siêu thị cho tư nhân thuê lại: Nhiều cửa hàng tư nhân đặt vị trí tại đây như Pizza Company, ghế massage, trà thảo mộc,…
Khu vực mua sắm chính của Co.opmart gồm:
+ Khu vực bán rượu, bia, nước giải khát các loại,
+ Khu vực bán hàng tiêu dùng (dầu gội đầu, sữa tắm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân,…).
+ Khu vực bán thực phẩm chế biến nhanh (mì gói,…).
+ Khu vực bán hàng ăn vặt (snack, bánh kẹo, ).
+ Khu vực bán gia vị.
+ Khu vực bán đồ gia dụng.
+ Khu vực bán thực phẩm tươi sống
+ Khu vực bán trái cây.
+ Khu vực bán đồ đông lạnh.
+ Khu vực bán hàng thời trang (quần áo).
Tất cả các khu vực bán hàng đều được trưng bày trên những kệ hàng xếp song song, có giá niêm yết, giá khuyến mãi kèm mã vạch đầy đủ.
Riêng khu vực bán đồ thực phẩm tươi sống sẽ có nhân viên trực tại quầy cân hàng Khách hàng sau khi lựa chọn thực phẩm, có thể đem lại quầy cân hàng để nhận mã thanh toán theo cân nặng.
Có 12 quầy thanh toán cho khách hàng Sau khi lựa chọn hàng hóa, khách hàng đem lại quầy thanh toán để hoàn tất mua hàng.
Có quầy gửi đồ miễn phí dành cho khách hàng mang theo túi xách hoặc đồ đạc không cần thiết.
Co.opmart phân ra làm nhiều kiot cho tư nhân thuê lại và mở hoạt động kinh doanh tại đây.Điển hình có thể kể đến như nhà sách, khu vui chơi giải trí (chơi trò chơi trả phí bằng thẻ xu), Lotteria, quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ,
Mô tả website
Địa chỉ website chính thức của Co.opmart: http://www.Co.opmart.com.vn/
Website được thiết kế theo giao diện trực quan, đơn giản, dễ nhìn Có logo của Co.opmart kỷ niệm 25 năm được đặt ở đầu trang Bao gồm các danh mục: giới thiệu, tin mới, tuyển dụng, mặt bằng cho thuê, danh sách các điểm bán hàng, khuyến mãi, khách hàng thân thiết, dịch vụ, nhãn hàng riêng và thông tin liên hệ
Phần banner thể hiện rõ các khuyến mãi hiện tại, hoặc chương trình mới của Co.opmart.
Có phần tạo tài khoản và đăng nhập vào hệ thống tài khoản người dùng của siêu thị Co.opmart.
Phía cuối trang mua sắm online cũng có phần thông tin cơ bản của Co.op mart, thông tin liên hệ, chính sách và pháp lý của trang web và nhà bán lẻ Co.op mart.
Website mua hàng trực tuyến chính thức của co-op mart: https://cooponline.vn/
Website mua hàng của Co-op mart được xây dựng đơn giản, không có quảng cáo Từ trang chủ chính ta thấy có thanh tìm kiếm sản phẩm, danh mục sản phẩm, nhóm hàng gợi ý, khuyến mãi, nhãn hiệu(sản phẩm thuộc co-op mart sản xuất), cẩm nang tiêu dùng, quà tặng,
Co-op mart thiết kế giao diện đăng nhập cho người dùng, sản phẩm được thể hiện bằng hình ảnh, tên sản phẩm, giá, chi tiết sản phẩm
Tương tự trang chủ co-op mart, phía cuối trang mua sắm online cũng có phần thông tin cơ bản của Co-op mart, thông tin liên hệ, chính sách và pháp lý của trang web và nhà bán lẻ co-op mart.
Nhận xét
Các mặt hàng được trưng bày ở siêu thị Co.opmart cực kỳ phong phú và đa dạng Có thể nói là gần như có đầy đủ những thứ chúng ta cần mua liên quan đến hàng gia dụng cơ bản và thực phẩm Cửa hàng được thiết kế chuyên nghiệp, giúp khách hàng dễ lựa chọn hàng hóa khi phân ra thành nhiều danh mục, thể hiện giá cả rõ ràng Đặc biệt là khu vực hàng khuyến mãi thường được đặt ở vị trí nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng
Co.opmart thể hiện được tầm nhìn chiến lược của mình khi phân nhỏ khu vực trống của mình ra thành nhiều mặt bằng nhỏ, một mặt là tạo điều kiện cho tư nhân thuê lại và kinh doanh trong siêu thị, từ đó tăng thêm doanh thu từ việc cho thuê mặt bằng, một mặt giúp tăng thêm lượng khách hàng đến với siêu thị để sử dụng những loại hình dịch vụ hoặc mua những mặt hàng mà Co.opmart không có sẵn, sau đó tham quan và mua sắm sản phẩm của siêu thị Co.opmart.
7.3.2 Website: Địa chỉ website chính thức của Co-op Mart http://www.co-opmart.com.vn/
Website được thiết kế trực quan, dễ nhìn, bắt mắt Không cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện được rõ những thông tin về chương trình kích cầu mới được Co.opmart tung ra thị trường Nhìn vào phần website có thể thấy rằng nhà bán lẻ không quá đầu tư vào phần website và điều này là hoàn toàn chấp nhận được vì người tiêu dùng thực tế không mấy khi tìm vào tham khảo website này mà lại có xu hướng đến trực tiếp siêu thị bán lẻ để tham khảo các mặt hàng sản phẩm
Website được tạo ra nhằm 3 mục đích chính:
- Đưa ra những chương trình khuyến mãi để tăng lượng khách hàng đến với siêu thị.
- Để lại thông tin liên hệ tuyển dụng và cơ hội liên kết đối tác (thuê mặt bằng).
- Thể hiện thông tin cơ bản của nhà bán lẻ (giới thiệu, các dịch vụ, địa chỉ hệ thống siêu thị,
Dịch vụ khách hàng của Co.opmart
Ý kiến của khách hàng về dịch vụ khách hàng của Co.opmart
Ý kiến khách hàng về dịch vụ khách hàng của Co.opmart
Nhận xét của nhóm về dịch vụ khách hàng của Co.opmart
Theo như quan sát của nhóm, dịch vụ khách hàng tại Co.opmart thường hay bị đánh giá kém bởi vì Co.opmart hướng đến nhiều phần phân khúc khách hàng với hàng hóa đa dạng theo nhu cầu của người tiêu dùng và qui mô siêu thị lớn nên số lượng khách hàng mua sắm tại đây trong một ngày rất đông dẫn đến sai sót trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Song cũng có nhiều bình luận hài lòng về dịch vụ, vì tùy theo các nhu cầu của khách hàng"
9 người 10 ý" nên chuyện mắc lỗi là không thể tránh phải Tuy nhiên Co.opmart nên nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, sửa những lỗ hỏng như cơ sở vật chất cũ, thái độ nhân viên không tốt… để tối ưu hóa trãi nghiệm của khách hàng, làm cho khách hàng trung thành lâu dài với thương hiệu.
Kinh nghiệm rút ra
Những yếu tố cần thiết, phải nắm bắt
Xây dựng hình tượng thương hiệu
Một thương hiệu tốt luôn là thứ khách hàng để tâm đầu tiên khi lựa chọn một nhà bán lẻ. Một nhà bán lẻ uy tín thường sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn nếu giá cả ngang bằng hoặc chênh lệch nhau không đáng kể Chính vì thế, việc xây dựng tên tuổi thương hiệu tốt sẽ đem lại hiệu ứng tích cực đối với doanh thu trong dài hạn Việc xây dựng thương hiệu cần sự phối hợp song song của 3 yếu tố: truyền thông tốt, sản phẩm tốt và dịch vụ tốt Đứt gãy 1 trong 3 yếu tố này sẽ khó gầy dựng được niềm tin của khách hàng.
Xây dựng chiến lược bán lẻ
Bất kì nhà bán lẻ nào cũng đều cần chiến lược bán lẻ Học hỏi kinh nghiệm từ Co.opmart, ta có thể thấy nhà bán lẻ này phối hợp 5 chiến lược bán lẻ:
- Chiến lược kênh phân phối.
- Chiến lược nhân rộng mô hình.
- Chiến lược Đổi mới và sáng tạo.
- Chiến lược về hệ thống.
- Chiến lược ưu tiên hàng Việt.
Chiến lược rất hay có thể rút ra là “ưu tiên dùng hàng Việt” Khi mà Co.opmart tạo ra một xu hướng, phổ biến được xu hướng đó và đem về lợi nhuận rất cao từ ngắn hạn cho đến dài hạn chỉ từ 1 chiến dịch này Nhà bán lẻ hiện nay có rất nhiều điều kiện để tạo nên xu hướng khi mà mạng xã hội phát triển mạnh Tuy nhiên, một chiến lược chỉ có thể có hiệu quả cao khi hội tụ đầy đủ các yếu tố về nhân lực, vật lực và trí lực.
Xây dựng đội ngũ nhân viên Đôi khi khách hàng quay lại 1 cửa hàng vì người nhân viên tại cửa hàng đó phục vụ rất tốt, tận tâm và chuyên nghiệp Hay ngược lại khách hàng cũng có thể vĩnh viễn từ chối một cửa hàng chỉ vì 1 sai lầm nào đó trong phục vụ hay tư vấn của người nhân viên bán hàng.
Nhân viên bán hàng là bộ phận trực tiếp đón nhận, tư vấn và chăm sóc cho khách hàng, chính vì vậy, ở vai trò là một nhà bán lẻ, ta cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là một đội ngũ được thông qua đào tạo bài bản để có được thái độ tốt nhất đối với khách hàng Người nhân viên cần phải nắm rõ quy trình bán hàng, nắm rõ sản phẩm để tư vấn, và có những tác phong phục vụ tốt nhất đối với khách hàng.
Nếu tạo dựng được một đội ngũ bán hàng có tác phong chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng thật tốt thì tệp khách hàng của cửa hàng bán chỉ có thể ngày càng dày thêm mà thôi.
Bên cạnh đó, bởi lẽ đội ngũ bán hàng là bộ phận trực tiếp tiếp xúc và trò chuyện với khách hàng, nên sẽ dễ dàng thu được ý kiến của khách hàng Nhà bán lẻ hoàn toàn có thể thu thập những ý kiến đóng góp này để cải tiến chiến lược, sản phẩm, dịch vụ mà cửa hàng cung cấp.
Kế đến là nhân viên cấp quản lí cần phải có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý nhanh những sự cố bất ngờ cho khách hàng, kèm theo đó là khả năng thúc đẩy, giữ vững tinh thần làm việc của toàn thể đội ngũ nhân viên trong cửa hàng, từ đó góp phần giữ vững được doanh thu đạt được và tạo thêm con số doanh thu mới.
Tạo dựng sản phẩm chất lượng
Sản phẩm là yếu tố tiên quyết khi nói đến thành công của một nhà bán lẻ Lựa chọn sản phẩm hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường Khi đã chọn được sản phẩm phù hợp rồi thì nhà bán lẻ cần tiếp tục tạo dựng thêm nhu cầu cho thị trường để mở rộng thị trường bán lẻ.Bất kì sản phẩm nào trên thị trường cũng đều có cạnh tranh, nhưng những người đi tiên phong thường là người thành công nổi trội nhất Điển hình như Co.opmart là đơn vị đi tiên phong trong chuỗi hệ thống siêu thị thương hiệu Việt, họ cũng đi tiên phong trong việc luôn chọn những sản phẩm đã qua kiểm định chất lượng và rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ nên luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng Người tiêu dùng ngày nay càng ngày càng trở nên khôn ngoan Dù dịch vụ của bạn có tốt, giá cả có rẻ đến đâu đi chăng nữa nhưng hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng kém cũng sẽ khiến cửa hàng của bạn bị xa lánh Nhiều cửa hàng sụp đổ không phải do hệ thống yếu kém mà do không thu hút được khách hàng vì nguồn cung không đủ để duy trì, hàng hóa kém phong phú, chất lượng sản phẩm dịch vụ không đồng đều. Đặc biệt, khâu luân chuyển hàng hoá giữa các địa điểm là khâu tốn kém và mất nhiều thời gian nhất trong bán lẻ Kiểm soát chất lượng sản phẩm và ổn định giá bán, sản phẩm luôn đầy đủ, phong phú và phải phù hợp với từng địa điểm kinh doanh, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng và chất lượng phục vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số.
Bên cạnh đó, giá cả cũng phải phù hợp với chất lượng sản phẩm và số lượng hàng hóa chia nhỏ cũng cần phải được nghiên cứu kỹ càng trước khi lên kệ để phù hợp với tâm lý mua hàng của người tiêu dùng tùy từng khu vực.
Chọn vị trí cửa hàng và thiết kế cửa hàng phù hợp với đối tượng khách hàng nhắm đến
Người tiêu dùng luôn thích một cửa hàng có thiết kế đẹp, phù hợp với sản phẩm bày bán. Chính vì vậy, trước khi xây dựng cửa hàng bán lẻ, nhà bán lẻ cần có động thái nghiên cứu đối tượng khách hàng (chân dung khách hàng) mà sản phẩm nhắm đến, sau đó xây dựng thiết kế ban đầu của cửa hàng sao cho phù hợp với phần lớn đối tượng khách hàng của mình
Người tiêu dùng cũng muốn một cửa hàng nằm ở một vị trí thuận tiện để tiện lợi trong việc mua hàng, tiết kiệm thời gian Nên việc nghiên cứu đặt vị trí của cửa hàng sao cho thuận tiện đi lại, nằm ở khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng nhất cũng là một điểm sáng cần phải lưu ý.
Cảm nhận đầu tiên hết của chúng ta thường là cảm nhận về thị giác Nếu vị trí thuận lợi, thiết kế cửa hàng phù hợp, nhà bán lẻ sẽ dễ dàng có được thiện cảm ban đầu của khách hàng Dĩ nhiên ta không thể chiều lòng toàn bộ khách hàng, thế nên đối với một cửa hàng bán lẻ, thông thường ngôn ngữ thiết kế tối giản và sự tiện lợi cho khách hàng sẽ luôn được ưu tiên.
Trong kinh doanh bán lẻ quản lý chuỗi cửa hàng, ít người quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng hay các chương trình chăm sóc và tri ân khách hàng – một phần vì thói quen cố hữu từ xưa, phần khác là do các nhà bán lẻ không biết thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào cho hợp lý và dễ dàng Đặc biệt là khi quản lý số lượng khách hàng lớn của cả chuỗi cửa hàng.
Hầu hết các nhà bán lẻ đều cho rằng "khách hàng là thượng đế" Song thượng đế vào cửa hàng của chúng ta rồi về như thế nào, họ hành xử ra sao khi lựa chọn hàng hóa, yếu tố nào quyết định họ lựa chọn cửa hàng của chúng ta chứ không phải cửa hàng bên cạnh thì hầu như các quản lý không nắm rõ hoặc chỉ là phán đoán cá nhân.
Những yếu tố cần tránh và hạn chế
Không xây dựng uy tín thương hiệu
Rất nhiều nhà bán lẻ không lựa chọn xây dựng uy tín thương hiệu của mình mà chỉ chăm chăm vào bán sản phẩm sao cho giá thật rẻ để nhanh chóng có được doanh số mà lại không chú ý đến việc người tiêu dùng họ bỏ tiền ra để mua những sản phẩm đến từ nhà bán lẻ mà họ tin tưởng Cho dù sản phẩm có tốt, giá có rẻ cách mấy nhưng thử một sản phẩm mới từ một thương hiệu mới mẻ với rất nhiều người là một lựa chọn mạo hiểm, đặc biệt là đối với một số ngành hàng đặc thù như mỹ phẩm thì thương hiệu gần như là yếu tố không thể bỏ qua đối với người tiêu dùng.
Không có chiến lược bán lẻ
Rất ít nhà bán lẻ thành công được khi không có chiến lược phù hợp Một số nhà bán lẻ xây dựng được chiến lược phù hợp đều phát triển cực lớn mạnh và trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong thị trường Tình trạng chung là các nhà bán lẻ hiện nay thường kinh doanh tự phát, và sớm phải đóng cửa vì doanh thu không được tốt.
Chọn vị trí cửa hàng và thiết kế cửa hàng không phù hợp
Một nhà bán lẻ thông thái không bao giờ lựa chọn mở một siêu thị ở một cánh đồng hoang chẳng có ai qua lại, và một nhà bán lẻ thành công rất hiếm khi có một cửa hàng nằm ở một vị trí rất khuất, rất khó tìm và đường đi rất khó khăn Trừ khi sản phẩm hoặc dịch vụ của họ quá tốt thì vị trí cửa hàng có thể tạm lược bỏ nhưng thị trường của nhà bán lẻ này chắc chắn sẽ bị giới hạn lại
Thiết kế cửa hàng cũng tương tự Một cửa hàng có thiết kế bất hợp lý chẳng hạn như màu sắc nhạt nhòa hoặc quá lòe loẹt, phong cách trang trí không đẹp mắt hoặc thậm chí là xấu, sản phẩm nằm ở vị trí khó nhìn thấy hoặc không ngăn nắp chắc chắn sẽ không đem lại thiện cảm cho khách hàng Điển hình như việc không ai muốn vào xem và mua quần áo ở một cửa hàng trang trí quá xấu mà sản phẩm sắp xếp lộn xộn.
Không xây dựng đội ngũ nhân viên
Như đã đề cập ở trên, nhân viên bán hàng cư xử không tốt với khách hàng sẽ làm mất đi một khách đáng kể, kèm theo hiệu ứng truyền miệng thì sẽ rất nhanh nhà bán lẻ thu về được một kết quả kinh doanh không tốt Quản lý nhân viên không hiệu quả cũng sẽ làm giảm doanh số của cửa hàng
Bán sản phẩm kém chất lượng Đây là cách nhanh nhất để hủy đi uy tín của một nhà bán lẻ Một thương hiệu bán một sản phẩm kém chất lượng rất có khả năng hàng loạt sản phẩm tốt còn lại cũng sẽ bị người tiêu dùng từ chối Cho dù giá có rất rẻ, mà chất lượng không có thì nhà bán lẻ cũng không thể tồn tại lâu dài được.
Không chú trọng chăm sóc khách hàng
Rất nhiều nhà bán lẻ không chú trọng mảng chăm sóc khách hàng này.
Lấy ví dụ nhỏ: Tại cùng một thời điểm, chẳng hạn như trong tháng 12 năm 2022, một cửa hàng bán lẻ sở hữu tệp khách hàng gồm 50 người, nếu họ không chăm sóc tệp khách hàng cũ mà chỉ lo tập trung tìm khách hàng mới, họ rất vất vả mới tìm thêm được 10 khách hàng mới mà họ lại bỏ quên đi tệp khách cũ và làm mất 20 vị khách cũ Vậy trong thời điểm tiếp theo là vào tháng 1 năm 2023, tệp khách hàng của họ chỉ còn lại 40 người Đến một lúc nào đó họ thậm chí tìm không ra được khách hàng mới, mà khách hàng cũ của họ thì lại mất dần mất mòn Kết quả là họ chỉ còn được vài khách hàng lẻ tẻ và không đủ lợi nhuận để duy trì mô hình bán lẻ của mình. Đây là cách lý giải cho việc nhiều nhà bán lẻ làm việc rất nỗ lực nhưng lượng khách lại không đạt được như mong đợi.
Marketing, truyền thông không có kế hoạch
Hiện tại, có nhiều nhà bán lẻ rót rất nhiều tiền vào quảng cáo mà không có kế hoạch, chiến lược và mục tiêu cụ thể Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần đổ tiền vào quảng cáo thì sẽ tăng được doanh thu Và kết quả thu về đương nhiên là rất ít khi tốt như họ mong đợi
Vì vậy việc lựa chọn hình thức truyền thông rất quan trọng nếu muốn tối đa doanh thu. Cùng với sự phát triển của xã hội, truyền thông đúng chỗ được ví như lựa chọn được một mặt bằng kinh doanh tốt Một mặt bằng phù hợp, đúng vị trí có thể không tốn kém nhiều chi phí thuê mặt bằng nhưng lại đem về doanh thu rất cao cho nhà bán lẻ.
Không linh hoạt khi thị trường thay đổi Đợt dịch Covid-19 vừa rồi là một ví dụ dễ thấy nhất Rất nhiều nhà bán lẻ phải đóng cửa vì không thích nghi được với thị trường bình thường mới sau dịch Khi thấy doanh thu sụt giảm, nhà bán lẻ phải lập tức tìm vấn đề và thay đổi sao cho phù hợp Tốt nhất là nhà bán lẻ nên theo dõi biến động của thị trường để đưa ra đối sách đón đầu thị trường, có như vậy mới đẩy mạnh được tỉ lệ thành công và tồn tại được trên thị trường kinh doanh vô cùng khắc nghiệt hiện nay.
Kinh nghiệm đúc kết là để phục vụ cho mục đích đầu tiên là tồn tại vững trên thị trường.Rất nhiều Startup bán lẻ ra đời và rồi lụi bại nhanh chóng vì không biết cách quản trị bán lẻ hiệu quả Mục tiêu cuối cùng là tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí Nếu một nhà bán lẻ biết cách phân phối tốt chi phí, cùng với đó là quản trị tốt hệ thống bán lẻ của mình, họ sẽ cắt giảm được rất nhiều chi phí, đem về lợi nhuận cao hơn đi kèm với việc rút ngắn thời gian phát triển cửa hàng của mình.