1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ KHE HỘC, BẢN HUỒI PỦNG, XÃ HỮU KHUÔNG, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG

217 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khu tái định cư Khe Học, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương
Tác giả Công Ty Tnhh Một Thành Viên Kỹ Thuật Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 21,61 MB

Nội dung

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khá

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ KHE HỘC, BẢN HUỒI PỦNG,

XÃ HỮU KHUÔNG, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG

Nghệ An, tháng 10 năm 2023

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ KHE HỘC, BẢN HUỒI PỦNG,

XÃ HỮU KHUÔNG, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG

CÔNG TY TNHH 1TV KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ x

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của dự án 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 3

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 6

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 7

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 7

3.1 Chủ dự án 7

3.2 Đơn vị tư vấn 7

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 10

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 14

5.1 Thông tin về dự án 14

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 18

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 18

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 20

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 25

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 27

1.1 Thông tin về dự án 27

Trang 4

1.1.1 Tên dự án 27

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 27

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 27

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 29

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 29

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 29

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 30

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 30

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 38

1.2.3 Các hoạt động của dự án 38

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 39

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 42

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 42

1.3.2 Danh mục máy móc, thiết bị thi công 47

1.3.3 Nguồn cung cấp điện, nước 48

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 49

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 49

1.5.1 Thực hiện giải phóng mặt bằng 49

1.5.2 Trình tự thi công các hạng mục công trình 50

1.5.2 Biện pháp thi công 50

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 53

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 53

1.6.2 Tổng mức đầu tư 53

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 53

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 54

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 54

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 54

2.1.2 Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải 62

2.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội 62

2.1.4 Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 63 2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 63

Trang 5

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 63

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 73

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 76

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 76

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 77

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 77

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 77

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 100

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 110

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 110

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 122

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 130

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 130

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 131

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 132

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 133

Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 136

Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 137

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 137

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 144

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng 144

5.2.2 Giai đoạn vận hành 144

Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 145

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 145

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 145

6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 145

6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 145

Trang 6

6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 145

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 145

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 146

1 Kết luận 146

2 Kiến nghị 146

3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC BÁO CÁO 151

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A

B

C

E

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0.1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án 8

Bảng 1.1 Bảng tọa độ vị trí góc của dự án 27

Bảng 1.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án 29

Bảng 1.3 Tổng hợp khối lượng thi công 42

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu thi công các hạng mục của dự án 46

Bảng 1.5 Máy móc, thiết bị thi công 47

Bảng 2.1 Biến trình nhiệt độ không khí qua các năm tại khu vực dự án 56

Bảng 2.2 Độ ẩm không khí khu vực dự án 57

Bảng 2.3 Lượng mưa, bốc hơi đo được qua các năm tại khu vực dự án 58

Bảng 2.4 Kết quả tính toán thủy văn 60

Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả tính lưu lượng theo phương pháp hình thái tại điểm đầu khu vực dự án 60

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả tính lưu lượng theo phương pháp hình thái tại điểm giữa khu vực dự án 61

Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả tính lưu lượng theo phương pháp hình thái tại điểm cuối khu vực dự án 61

Bảng 2.8 Vị trí lấy mẫu hiện trạng các thành phần môi trường 65

Bảng 2.9 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại vị trí 1 68

Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại vị trí 2 69

Bảng 2.11 Kết quả đo đạc tiếng ồn 70

Bảng 2.12 Kết quả đo đạc độ rung 71

Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất 72

Bảng 2.14 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 72

Bảng 3.1 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 77

Bảng 3.2 Nồng độ các chất ô nhiễm điển hình trong nước thải thi công 79

Bảng 3.3 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 80

Bảng 3.4 Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển 82

Bảng 3.5 Hệ số của các loại mặt đường, mặt đất 82

Bảng 3.6 Kích thước bụi 83

Bảng 3.7 Tổng tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển 84

Bảng 3.8 Dự báo phát tán bụi và khí độc từ hoạt động vận chuyển trên đường 84

Bảng 3.9 Các thông số tính toán và nồng độ ô nhiễm cực đại tại mặt đất 86

Bảng 3.10 Phân loại khí quyển theo phương pháp Pasquill 87

Bảng 3.11 Hệ số khuếch tán ô nhiễm 87

Trang 11

Bảng 3.12 Kết quả tính toán nồng độ bụi 87

Bảng 3.13 Hệ số phát sinh khí thải của động cơ diesel 88

Bảng 3.14 Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện thi công của dự án 88

Bảng 3.15 Nồng độ khí thải của các máy móc, thiết bị thi công 89

Bảng 3.16 Sinh khối của 1,0 ha loại thảm thực vật 91

Bảng 3.17 Tổng hợp điều phối đất trong phạm vi dự án 92

Bảng 3.18 Thành phần và khối lượng chất thải phát sinh dự kiến 93

Bảng 3.19 Thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng 93

Bảng 3.20 Mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị cơ giới 95

Bảng 3.21 Mức rung của một số phương tiện, máy móc thi công điển hình theo khoảng cách 96

Bảng 3.22 Nồng đô các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng 112

Bảng 3.23 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông 113

Bảng 3.24 Dự báo tải lưọng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông 113

Bảng 3.25 Lượng nhiên liệu sử dụng của các phương tiện thi công cơ giới 114

Bảng 3.26 Tải lượng ô nhiễm do phương tiện thi công cơ giới 114

Bảng 3.27 Thành phần rác thải phát sinh 115

Bảng 3.28 Mức ồn của các loại xe cơ giới 117

Bảng 3.29 Mức ồn từ các phương tiện phục vụ hoạt động thi công xây dựng 117

Bảng 3.30 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án 130

Bảng 3.31 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường của dự án 131

Bảng 3.32 Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 134

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 137

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Vị trí khu vực dự án 28

Hình 1.2 Trắc dọc thiết kế tuyến D1 30

Hình 1.3 Trắc dọc thiết kế tuyến D2 30

Hình 1.4 Trắc dọc thiết kế tuyến D3 31

Hình 1.5 Trắc dọc thiết kế tuyến D4 31

Hình 1.6 Trắc dọc thiết kế tuyến N1 31

Hình 1.7 Trắc dọc thiết kế tuyến N2 32

Hình 1.8 Trắc dọc thiết kế tuyến N2 32

Hình 1.9 Mặt cắt ngang điển hình tuyến N1, N2, D2, D3 32

Hình 1.10 Mặt cắt ngang điển hình tuyến D1 33

Hình 1.11 Mặt cắt ngang điển hình tuyến D4 33

Hình 1.12 Mặt cắt ngang điển hình tuyến N3 33

Hình 1.13 Mặt bằng nhà văn hóa 34

Hình 1.14 Mặt bằng trường mầm non 36

Hình 1.15 Bình đổ tổng thể đập dâng 37

Hình 1.16 Mặt bằng đập dâng cấp nước sinh hoạt 37

Hình 1.17 Mặt bằng chi tiết bể nước 38

Hình 1.18 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải 40

Hình 1.19 Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 53

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tương Dương 54

Hình 2.2 Hình ảnh lấy mẫu hiện trạng các thành phần môi trường 66

Hình 2.3 Sơ đồ lấy mẫu hiện trạng các thành phần môi trường 67

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi phụ thuộc vào khoảng cách 88

Hình 3.2 Nhà vệ sinh di động (minh họa) 101

Hình 3.3 Mặt bằng hố lắng xử lý nước thải thi công bằng vật liệu lọc 101

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải 123

Hình 3.5 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải 124

Hình 3.6 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa 126

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương là bản miền núi, vùng cao phía tây tỉnh Nghệ An Do việc xây dựng thủy điện Bản Vẽ nên dân cư trong khu vực lòng hồ phải di dời đến nơi ở mới Trong thời gian đầu, chính quyền địa phương

đã bố trí cho dân bản Huồi Pủng tái định cư ở huyện Thanh Chương, tuy nhiên do chỗ

ở mới thiếu tư liệu sản xuất, phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt khác xa nơi ở cũ nên nhiều hộ dân đã trở về nơi ở cũ Để đảm bảo cuộc sống ổn định dân cư lâu dài, đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực việc xây dựng khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông là cần thiết

Dự án Khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương là Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, thuộc nhóm dự án đầu tư công nhóm C; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 8,7 ha đất

Toàn bộ diện tích xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, đối chiếu với quy định tại Khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và mục 7, Phụ lục III của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Dự án thuộc nhóm I phải lập báo cáo ĐTM, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 5 ha trở lên đối với vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển)

UBND huyện Tương Dương được UBND tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Dự án (sau đây gọi là Chủ dự án) và hợp đồng với đơn vị tư vấn - Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Đơn vị tư vấn) tiến

hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Khu tái định cư Khe Hộc,

bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương” (sau đây gọi là Dự án) theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 - Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Báo cáo này là căn cứ pháp lý cho cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tốt các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai Dự án Đồng thời giúp cho Chủ dự án có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát

ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ công nhân và người dân

* Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

Trang 14

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện lấy ý kiến (Phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và Luật Bảo vệ môi trường 2020) và đang ở bước trình phê duyệt Dự án không chiếm dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu vực Dự án không gần khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

đã được xếp hạng theo pháp luật về di sản văn hóa

- Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch tỉnh Nghệ An được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

+ Tập trung đầu tư, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển; trong đó, phát triển mạnh hạ tầng giao thông chiến lược, tạo sự kết nối, lan tỏa phát triển

+ Phát triển nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, tạo nên các hình thái dân

cư nông thôn theo hướng hiện đại và có kế thừa, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống; hiện đại hóa nông thôn gắn với hiện đại hóa sản xuất, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Sắp xếp, bố trí không gian phát triển nông thôn bảo đảm tiết kiệm quỹ đất, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện vật chất cho người dân; nâng cấp mô hình làng, xã, bản, tạo thuận lợi trong sản xuất và có tính lâu dài, tránh các vùng có nguy cơ sạt lở cao, vùng thường xảy ra lũ ống, lũ quét

+ Dự án nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tuy nhiên dự án chỉ xây dựng các tuyến giao thông, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, không phát sinh các loại chất thải sau khi đi vào vận hành

Trang 15

- Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An: Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020: tổ chức quy hoạch, xây dựng các đô thị trung tâm trên các vùng một cách hợp lý, phù hợp với chương trình phát triển quốc gia giai đoạn

2014 - 2020 và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Đẩy nhanh tốc

độ đô thị hóa trên toàn tỉnh

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Dự án phù hợp với Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12/10/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miến núi giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

dự án thuộc phụ lục II - Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

- Dự án phù hợp với Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch huyện Tương Dương

- Dự án Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương (cách khu vực dự án khoảng 1,0km về phía Tây, đang được triển khai thực hiện) được HĐND tỉnh Nghệ An thông qua tại Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 12/10/2022: được thực hiện trên địa bàn xã Hữu Khuông, dự án sau khi đi vào vận hành sẽ là tuyến đường cho dân cư Khu tái định cư Khe Hộc kết nối với trung tâm

xã Nhôn Mai, Mai Sơn qua xã Hữu Khuông đến trung tâm huyện Tương Dương

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp lý

a Các văn bản liên quan trực tiếp đến lập báo cáo ĐTM

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

b Các văn bản khác có liên quan

* Văn bản luật

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Trang 16

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018;

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy Chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy Chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013

- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi một

số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về thi hành Luật Lâm nghiệp;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Trang 17

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước

vệ môi trường ngành xây dựng;

- Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06/4/2020 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một sốt điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai;

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng

* Quyết định

- Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Nghệ An quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ An

về việc ban hành bộ đơn giá quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Trang 18

- Quyết định số 63/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành bảng giá đất trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024

2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn

- QCVN 14:2008/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2017/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 06:2020/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà

và công trình;

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12/10/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An về

kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/11/2022 của UBND huyện Tương Dương về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công trình: Dự án khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương

- Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND huyện Tương Dương về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công trình: Dự án khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương

Trang 19

- Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 24/7/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, gồm các tài liệu sau: + Tập I: Thuyết minh chung Báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Tập II: Thiết kế cơ sở

+ Tập III: Tổng mức đầu tư của dự án

+ Tập IV: Khối lượng thi công

- Các hồ sơ khảo sát:

+ Khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình

+ Khảo sát địa hình, thủy văn

+ Kết quả khảo sát đo đạc ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm; các thông số môi trường khu vực dự án do Chủ dự án phối hợp với công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện tháng 9/2023

+ Các số liệu điều tra về KT -XH tại khu vực dự án do Chủ dự án phối hợp Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện vào tháng 10/2022

+ Chuỗi số liệu khí tượng của Trạm khí tượng Nghệ An, giai đoạn 2019-2022

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

UBND huyện Tương Dương được UBND tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Dự án và hợp đồng với đơn vị tư vấn - Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án

“Khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương”

theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 - Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

3.1 Chủ dự án

- Chủ dự án: UBND huyện Tương Dương

- Địa chỉ: Khối Hòa Bắc, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ

An

- Điện thoại: 02383.874.115

- Người đại diện: Ông Đinh Hồng Vinh; Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện

3.2 Đơn vị tư vấn

- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

- Địa chỉ: số 236, đường Võ Nguyên Hiến, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Người đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn; Chức vụ: Giám đốc

Trang 20

(3) Bước 3: Tư vấn môi trường làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho Dự án)

(4) Bước 4: Tư vấn Môi trường lập kế hoạch và phối hợp với Chủ dự án tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, hệ thuỷ sinh, ), điều tra kinh tế - xã hội và thực hiện tham vấn cộng đồng các địa phương, tổ chức về báo cáo ĐTM của Dự án

(5) Bước 5: Sau khi có kết quả khảo sát môi trường và lập báo cáo ĐTM, Chủ

dự án gửi văn bản tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự

án

(6) Bước 6: UBND huyện Tương Dương gửi nội dung tham vấn báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tham vấn các đối tượng cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm: cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh trong phạm vi GPMB của dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân trong phạm vi tác động trực tiếp và gián tiếp từ dự án

(7) Bước 7: Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ UBND huyện Tương Dương trình nộp báo cáo ĐTM tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình thẩm định và phê duyệt cho Dự án

Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của Dự án được trình bày trong bảng 0.1

Bảng 0.1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án

Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM

Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM

Trang 21

Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM

Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM

B Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM

Thạc sỹ Kỹ thuật Môi trường, Cử nhân Sinh học

- Chủ trì hạng mục ĐTM

- KCS nội dung báo cáo ĐTM

Kỹ sư Môi trường

- Phụ trách nội dung Chương 1;

- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù xây dựng

Cử nhân Môi trường

- Phụ trách ND Chương

2, Chương 3; ĐG các

TĐ liên quan đến nước thải trong GĐXD, Đề xuất BPGT các TĐ đến

MT nước trong GĐXD, Chương 3

Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm

- Phụ trách Hiện trạng môi trường đất, nước, không khí, Chương 2;

Chương trình giám sát môi trường, Chương 5

Kỹ sư Môi trường

- Phụ trách nội dung Điều kiện Kinh tế, xã hội, Chương 2; Tham vấn cộng đồng, Chương

Kỹ sư Môi trường

- Phụ trách ND Điều kiện Kinh tế, xã hội, Chương 2; Tham vấn cộng đồng, Chương 6

Trang 22

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp ĐTM

a Phương pháp danh mục kiểm tra:

Được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính

Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố KT-XH cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án

Phương pháp này áp dụng cho việc xác định quy mô tác động, nhận dạng tác động (Áp dụng trong nội dung chương 3)

b Phương pháp sơ đồ mạng lưới:

Phương pháp này được vận dụng trong phân tích sinh thái, tiến hành liệt kê theo chiều hướng tác động trực tiếp trước mắt, mạnh mẽ đến gián tiếp lâu dài, mức độ thấp dần tạo thành 1 sơ đồ mạng lưới Từ đó tìm ra nguyên của sự tác động

Phương pháp này áp dụng cho việc nhận dạng tác động đến hệ sinh thái khu vực dự án (Áp dụng trong nội dung chương 3)

c Phương pháp đánh giá nhanh:

Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành (1993), thành phần, lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn

từ hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công và hoạt động dân sinh được xác định

Các thông số đánh giá gồm: cường độ tác động (M); phạm vi tác động (S); thời gian tác động (R) Các thông số được phân loại như sau:

- Cường độ tác động (M):

+ Tác động lớn hoặc nghiêm trọng: Tác động có thể làm thay đổi nghiêm trọng các nhân tố của môi trường hoặc tạo ra biến đổi mạnh mẽ về môi trường Tác động loại này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực

+ Tác động trung bình: Tác động có thể ảnh hưởng rõ rệt một số nhân tố của môi trường Tác động loại này có thể ảnh hưởng không lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực

Trang 23

+ Tác động nhỏ: Tác động có thể ảnh hưởng nhẹ đến môi trường tự nhiên hoặc một bộ phận nhỏ dân số

+ Tác động không đáng kể hay không tác động: Hoạt động của dự án không tạo

ra các tác động tiêu cực rõ rệt

- Phạm vi tác động (S):

+ Không đáng kể: Phạm vi hẹp quanh nguồn tác động

+ Cục bộ: Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi xã/phường)

+ Khu vực: Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi liên xã/phường)

- Thời gian tác động (R):

+ <1 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu dưới 1 năm

+ 1-2 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 1 đến 2 năm

+ 2-5 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 2 đến 5 năm

+ > 5 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ trên 5 năm

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá mức độ tác động trong chương 3

e Phương pháp mô hình toán:

Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian

Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm

Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3, bao gồm:

- Dùng mô hình mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gausse để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO

- Phương pháp dự báo mức ồn suy giảm theo khoảng cách được trích dẫn từ tài liệu "Môi trường không khí" của GS TSKH Phạm Ngọc Đăng - NXB KHKT 2003

PERA cho phép thu thập số liệu một cách toàn diện về hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn từ các nguồn thông tin khác nhau: từ các sự kiện và quá trình

Trang 24

được lưu trữ trong các văn bản, từ cộng đồng địa phương và từ các đặc trưng của hệ sinh thái khu vực PERA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khám phá, xác định, chuẩn đoán các vấn đề môi trường

Sử dụng PERA để áp dụng vào việc phân tích các số liệu thứ cấp đã được thu thập về hệ sinh thái, hệ xã hội Đưa ra các vấn đề nghiên cứu bao gồm:

Phỏng vấn bán chính thức thường khác với phỏng vấn chính thức ở không khí cởi mở, thân mật giữa nhóm đánh giá và người được phỏng vấn, câu hỏi được đặt ra tuỳ thuộc vào câu chuyện, không đưa ra trước câu hỏi để người được phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định trước cách trả lời, bởi vì trong phỏng vấn bán chính thức nhóm đánh giá chỉ liệt kê vấn đề cần đánh giá, còn câu hỏi cụ thể chỉ nảy sinh trong quá trình phỏng vấn

Trong ĐTM đã tiến hành phỏng vấn bán chính thức cán bộ lãnh đạo địa phương Trong những lần đi thực địa (tháng 9/2022), Đơn vị tư vấn đã tiếp xúc, làm quen và sinh hoạt cùng với với các hộ dân, cá nhân nằm trong phạm vi GPMB và chịu tác động trực tiếp bởi các hoạt động thi công của Dự án Tiến hành trò chuyện cởi mở thân tình và đã thu được một số kết quả phục vụ cho công tác đánh giá về các tác động tại chương 3

c Phương pháp tổng hợp, so sánh:

Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đánh giá môi trường Bằng cách phân tích, so sánh ta có thể nhận biết được những hoạt động nào có thể ra tác động gì đến các yếu tố môi trường Mức độ tác động ra sao và khả năng các yếu tố môi trường chịu những tác động tích luỹ của hoạt động do tuyến đường gây nên Mặt khác, khi đánh giá chất lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong thực tế với các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy định của Nhà nước

d Phương pháp tham khảo, kế thừa tài liệu:

Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được

bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định Phương pháp này được áp dụng tại một số đánh giá ở chương 3

e Phương pháp chập bản đồ:

Đây là phương pháp đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch xây dựng,

Trang 25

trong đó dựa trên cơ sở của hệ thống thông tin địa lí (GIS) là công cụ quan trọng, có thể hỗ trợ tốt cho quá trình đánh giá, phân tích môi trường vùng và quy hoạch xây dựng Phương pháp này được áp dụng để xây dựng các bản đồ GPMB, bản đồ hiện trạng,…

f Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước dưới đất, độ

ồn, đất, nước mặt, trầm tích tại khu vực Dự án

- Phương pháp lấy mẫu, đo đạc ngoài hiện trường: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện lấy mẫu, đo đạc ngoài hiện trường các thông số không khí xung quanh, tiếng ồn, nước mặt và chất lượng trầm tích (phòng thí nghiệm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Quyết định mã số VIMCERTS004) Theo đó, các chỉ tiêu được đo đạc và lấy mẫu chất lượng môi trường như sau:

+ Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí:

+ Dùng máy POCKET WEATHER TRACKER 4500, hãng Kestrel (Mỹ) để xác định các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió;

+ Đo đạc các chỉ tiêu ồn;

+ Dùng máy đo ồn tích phân Extech (Nhật Bản) để đo tiếng ồn;

+ Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước mặt:

Lấy mẫu nước bằng dụng cụ lấy mẫu nước của Mỹ Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN6663-14:2000, ISO5667-14:1998;

Sử dụng máy Hanna (Rumani) để xác định các chỉ tiêu không bền như: nhiệt

độ, pH và DO

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các phương pháp phân tích mẫu khí, tiếng ồn, nước mặt và chất lượng trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001 Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu Phân tích, đính kèm trong phần Phụ lục Phòng thí nghiệm đã được cấp mã số VILAS499, VIMCERTS004 (ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-BTNMT ngày 28/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) và được Văn phòng công nhận chất lượng - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng chỉ thực hiện phân tích chất lượng môi trường Phương pháp này được áp dụng tại chương

2 của báo cáo

g Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các xã về tình hình kinh tế xã hội, chất thải và yêu cầu, nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án

Trang 26

h Phương pháp so sánh, đối chứng

Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các GHCP ghi trong các TCVN hoặc của tổ chức quốc tế Phương pháp này được áp dụng trong chương 2, chương 3

i Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư

Quá trình thực hiện dự án sẽ tiến hành tham vấn cộng đồng dân cư bị tác động bởi dự án Phương pháp này được áp dụng trong chương 6

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

a Thông tin chung

- Tên dự án: Khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương

- Địa điểm thực hiện: xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

- Chủ dự án: UBND huyện Tương Dương

b Phạm vi, quy mô, công suất

- Phạm vi: Tổng diện tích dự án 80.755,70 m2

- Quy mô, công suất:

+ Quy mô dân số: 425 người

c2 Đường giao thông nội bộ khu tái định cư: gồm 07 tuyến đường

* Bình đồ và trắc dọc tuyến

- Tuyến đường Dl: Chiều dài tuyến L = 65,25 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam khu tái định cư) cao độ +227,28 m, điểm cuối Km0+65,25 (giao với tuyến N1) cao độ +227,37 m

Trang 27

- Tuyến đường D2: Chiều dài L = 65,25 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam khu tái định cư) cao độ +220,18 m, điểm cuối Km0+65,25 (giao với tuyến N1) cao độ +227,0 m

- Tuyến đường D3: Chiều dài L = 65,25 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam khu tái định cư) cao độ +213,56 m, điểm cuối Km0+65,25 (giao với tuyến N1) cao độ +213,41 m

- Tuyến đường D4: Chiều dài L = 89,77 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam khu tái định cư) cao độ +208,64 m, điểm cuối Km0+89,77 (giao với tuyến N1) cao độ +208,77 m

- Tuyến đường N1: Chiều dài L = 531,24 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam dự án) cao độ +208,73 m, điểm cuối Km0+531,24 (kết thúc tại ranh giới phía Bắc dự án) cao độ +227,37 m

- Tuyến đường N2: Chiều dài L = 538,8 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam dự án) cao độ +208,67 m, điểm cuối Km0+538,8 (kết thúc tại phía Bắc

dự án) cao độ +227,31 m

- Tuyến đường N3 (tuyến đường kết nối từ khu tái định cư và lòng hồ): Chiều dài L = 152,07 m Điểm đầu Km0+0,00 (ranh giới phía Tây Nam dự án) cao độ +201,05 m, điểm cuối Km0+152,07 (kết nối với đường đất hiện trạng xuống bến đậu thuyền) cao độ +208,67 m

* Trắc ngang tuyến:

- Các tuyến D2, D3, Nl, N2 có dốc ngang mặt đường i = 2% về hai phía, dốc ngang lề đường i = 4% Nền đường rộng 8,50 m, mặt đường rộng 5,50 m, phần thoát nước và lề đường rộng 2 x 1,5 m = 3,0 m, Ta luy nền đào 1/1; ta luy nền đắp 1/1,5

- Tuyến D1, D4 có dốc ngang mặt đường i = 2% về hai phía, dốc ngang lề đường i = 4% Nền đường rộng 8,50 m, mặt đường rộng 5,50 m, phần thoát nước và lề đường tiếp giáp các lô đất tái định cư rộng 1,5 m, lề đất phía đối diện rộng l,5m Taluy nền đào 1/1; ta luy nền đắp 1/1,5

- Tuyến N3 có dốc ngang mặt đường i = 2% về hai phía, dốc ngang lề đường i = 4% Nền đường rộng 6,50 m, mặt đường rộng 5,50m, lề đường rộng 2 x 0,5m = l,0 m Taluy nền đào 1/1; ta luy nền đắp 1/1,5

* Thiết kế nền đường: Nền đường đắp đất cấp III đầm chặt K ≥ 0,95

* Kết cấu áo đường: Sử dụng kết cấu mặt đường BTXM trên móng đá dăm tiêu

chuẩn Các lớp kết cấu áo đường theo thứ tự từ trên xuống như sau:

- Bê tông xi măng đá 1x2 dày 20 cm

- Lớp nilon chống mất nước

- Lớp móng dưới đá dăm tiêu chuẩn dày 15 cm

* Hệ thống thoát nước mưa:

- Hệ thống rãnh dọc qua đường ngang: Được thiết kế bằng rãnh hình chữ nhật BTCT có tấm đan, bề rộng B = 1,0 m

Trang 28

- Hệ thống rãnh dọc thu nước mặt đường khu dân cư hai bên tuyến và mái taluy san nền: Thiết kế bằng rãnh hình thang có chiều rộng đáy 0,4 m, cao 0,4 m, gia cố rãnh bằng các tấm đan lắp ghép

c3 Nhà văn hóa cộng đồng (Hạng mục số 01 trong Bản vẽ Quy hoạch)

- Kiến trúc: Nhà cao 01 tầng, diện tích xây dựng 180,8 m2 Chiều cao công trình 7,25 m (chiều cao nền: 0,45 m; chiều cao mái: 2,7 m) Mặt bằng bố trí: 01 phòng hội trường + sân khấu, sảnh và hành lang

- Kết cấu: Nhà có kết cấu khung bê tông cốt thép (BTCT) chịu lực, móng cột bằng móng đơn BTCT, móng tường xây đá hộc VXM Cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối Tường xây gạch VXM Mái lợp tôn, xà gồ thép hộp

- Hoàn thiện: Cột, tường, dầm, trần trát VXM, bả matit, lăn sơn Nền lát gạch

Hệ thống cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhựa lõi thép, hoa sắt cửa sổ bằng thép vuông đặc

- Hệ thống kỹ thuật:

+ Điện: Hệ thống dây điện đi ngầm tường, trần Chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên kết hợp với đèn điện Thông gió bằng tự nhiên kết hợp quạt

+ Hệ thống chống sét: Bằng kim thu sét nối đất qua hệ thống tiếp địa

+ Phòng cháy chữa cháy: Chữa cháy bằng bình chữa cháy

+ Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa từ mái được thu vào máng inox, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung

- Sân, cổng, hàng rào:

+ Sân: Diện tích 350,8 m2; cấu tạo bằng bê tông xi măng

+ Hàng rào: Chiều dài hàng rào 103,5 m, cao 1,8 m Móng trụ hàng rào bằng móng đơn BTCT, móng tường xây đá hộc VXM Trụ hàng rào xây gạch VXM có lõi bằng BTCT, cao 2,0 m Tường rào xây gạch VXM, tường và trụ trát VXM

+ Cổng (2 cổng): Rộng thông thủy 4,06 m, 02 cánh cổng mở quay; kết cấu cánh cổng bằng thép hình liên kết hàn, sơn tĩnh điện Trụ cổng xây gạch VXM, có lõi BTCT, cao 2,8 m, móng trụ bằng BTCT

c4 Trường mầm non (Hạng mục số 02 trong Bản vẽ Quy hoạch)

- Kiến trúc: Nhà cao 01 tầng, diện tích xây dựng 549,5 m2 Chiều cao công trình 6,85 m (chiều cao nền 0,45 m; chiều cao mái 2,5 m) Mặt bằng bố trí: 03 phòng học (có khu vệ sinh khép kín + kho + hiên chơi); 01 phòng hiệu trưởng; 01 phòng giáo viên; 01 phòng hành chính; 01 phòng bếp + ăn; sân rửa, 01 khu vệ sinh chung, 01 phòng tắm, sảnh và hành lang

- Kết cấu: Nhà có kết cấu khung bê tông cốt thép (BTCT) chịu lực, móng cột bằng móng đơn BTCT, móng tường xây đá hộc VXM Cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối Tường xây gạch VXM Mái lợp tôn, xà gồ thép hộp

- Hoàn thiện: Cột, tường, dầm, trần trát VXM, bả matit, lăn sơn Nền lát gạch

Hệ thống cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhựa lõi thép, hoa sắt cửa sổ bằng thép vuông đặc Khu vệ sinh: lát nền bằng gạch ceramic chống trơn, tường ốp gạch ceramic, thiết bị vệ sinh dùng hàng liên doanh

Trang 29

- Hệ thống kỹ thuật:

+ Điện: Hệ thống dây điện đi ngầm tường, trần Chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên kết hợp với đèn điện Thông gió bằng tự nhiên kết hợp quạt;

+ Hệ thống chống sét: Bằng kim thu sét nối đất qua hệ thống tiếp địa;

+ Phòng cháy chữa cháy: Chữa cháy bằng bình chữa cháy

+ Cấp, thoát nước: Nước được lấy từ bể nước ngầm, bơm lên bồn nước trên mái Đường ống cấp nước bằng ống nhựa chịu áp lực, thoát nước bằng ống nhựa PVC Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

+ Bể tự hoại: Kích thước mỗi bể: dài x rộng x cao = (3,10 x 2,2 x 1,5) m, đặt chìm dưới sân Đáy và nắp bể bằng bê tông cốt thép, thành xây gạch VXM Trát thành

bể, láng đáy bể bằng VXM

- Sân, cổng, hàng rào:

+ Sân: Diện tích 644,5 m2; cấu tạo bằng bê tông xi măng

+ Hàng rào: Chiều dài hàng rào 145,0 m, cao 1,8 m Móng trụ hàng rào bằng móng đơn BTCT, móng tường xây đá hộc VXM Trụ hàng rào xây gạch VXM có lõi bằng BTCT, cao 2,0 m Tường rào xây gạch VXM, tường và trụ trát VXM

+ Cổng: Rộng thông thủy 4,06 m, 02 cánh cổng mở quay; kết cấu cánh cổng bằng thép hình liên kết hàn, sơn tĩnh điện Trụ cổng xây gạch VXM, có lõi BTCT, cao 2,8 m, móng trụ bằng BTCT

c5 Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Gồm hệ thống cấp nước dịch vụ và hệ thống

cấp nước chính

* Hệ thống cấp nước dịch vụ: Hệ thống đường ống từ bể nước đến các hộ dân

dùng loại ống HDPE đường kính từ D32 đến D110

* Hệ thống cấp nước chính: Xây dựng mới hệ thống cấp nước (bao gồm: Đập

dâng đầu nguồn, đường ống dẫn nước, bể nước) phục vụ cấp nước cho khu tái định cư

Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông

- Đập dâng:

+ Xây dựng mới đập dâng, hình thức đập tràn đỉnh rộng Cao trình ngưỡng tràn +263,0 m, chiều rộng ngưỡng tràn 5,0 m Kết cấu thân tràn ngoài bọc BTCT, phía trong là bê tông xi măng

+ Xây dựng hộp thu, lọc nước ở thượng lưu, vai phải đập Hộp thu lấy nước theo 3 hướng, kết cấu thành bằng bê tông; tấm nắp kết cấu BTCT Thành hộp thu phía thượng lưu, bên trái và tấm nắp trừ lỗ thu nước mật độ 40 lỗ/1m2

+ Sân trước đập gia cố bê tông, thượng lưu sân trước gia cố rọ đá mạ kẽm kích thước (2,0x1,0x0,5) m Hạ lưu đập bố trí bể tiêu năng kết cấu BTCT, cao trình đáy bể +262,20 m Hạ lưu bể tiêu năng gia cố một hàng rọ đá mạ kẽm kích thước (2,0x1,0x0,5) m

Trang 30

- Tuyến đường ống: Xây dựng mới tuyến đường ống HDPE-PN10 dẫn nước từ đập dâng tới bể chứa nước, chiều dài tuyến 541,6 m Dọc tuyến ống bố trí 03 hố van

xả cặn, 01 hố van xả khí và 01 hố van điều tiết tại các vị trí thích hợp; kết cấu đáy và thành hố van bằng BTCT, trên đậy tấm đan BTCT

- Bể nước: Xây dựng bể chứa nước tập trung kích thước (11,0x4,6x2,3) m; kết cấu thành, đáy, trần, dầm bể bằng BTCT; trong bể bố trí 02 ngăn lắng và lọc, kích thước mỗi ngăn (1,0x2,0) m

d Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Diện tích của dự án là 80.755,7 m2, toàn bộ diện tích của dự án nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động thu dọn thảm thực vật tạo mặt bằng thi công, hoạt động phá dỡ nhà cửa của các hộ dân trong phạm vi giải phóng mặt bằng, hoạt động vận chuyển đổ thải,… phát sinh bụi, chất thải rắn thông thường ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu gây phát sinh bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn thông thường (đất thải, phế thải thi công, ), chất thải nguy hại; ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực, tiềm ẩn nguy

cơ sự cố tai nạn lao động, ngập úng

b Giai đoạn hoạt động

Hoạt động bảo trì, duy tu công trình, hoạt động của các hộ dân, trường mầm non phát sinh nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải nguy hại và nguy cơ xảy ra

sự cố chảy nổ, sụt lún, ngập úng

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân phát sinh nước thải sinh hoạt với khối lượng khoảng 5,0 m3/ngày.đêm Thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật

- Hoạt động xây dựng, vệ sinh phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công phát sinh nước thải với khối lượng tối đa khoảng 5,0 m3/ngày.đêm Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát,…

- Nước mưa chảy tràn trên công trường thi công phát sinh với lưu lượng khoảng 2.595,60 m3/ngày Thành phần chủ yếu là đất, cát, cành lá cây, chất rắn lơ lửng,…

b Giai đoạn vận hành

- Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân, trường mầm non trong khu tái định cư phát sinh nước thải sinh hoạt với khối lượng khoảng 116,775 m3/ngày.đêm Thành

Trang 31

phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật

- Hoạt động thi công xây dựng nhà cửa phát sinh nước thải với khối lượng tối

đa khoảng 10,0 m3/ngày Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát,…

- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án phát sinh với lưu lượng khoảng 7.788,22 m3/ngày Thành phần chủ yếu là đất, cát, cành lá cây, chất rắn lơ lửng,…

5.3.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

Hoạt động thi công các hạng mục công trình, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công, đất đào đắp phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu là COx,

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình hạ tầng trong phạm vi GPMB phục

vụ thi công gây phát sinh phế thải với khối lượng khoảng 437,67 tấn Thành phần chủ yếu là gỗ, xi măng, sắt, thép,…

- Hoạt động dọn dẹp mặt bằng thi công phát sinh khối lượng sinh khối khoảng 637,69 tấn Thành phần chủ yếu gồm: chất thải thực bì, cây cỏ, cành lá

- Hoạt động đào, đắp san nền phát sinh đất đá thải với tổng khối lượng khoảng 5.476,875 m3 Thành phần chủ yếu gồm: đất, đá không thích hợp

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình phát sinh chất thải rắn thông thường với tổng khối lượng khoảng 1,79 tấn/ngày Thành phần chủ yếu là mẩu sắt, thép, xà bần, bao bì,…

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng khoảng 25 kg/ngày Thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa, rau củ, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, giấy báo,…

b Giai đoạn vận hành

- Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân trong khu tái định cư với khối lượng khoảng 425 kg/ngày Thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa, rau củ, bao bì, vỏ chai

lọ, hộp đựng thức ăn, giấy báo,…

- Hoạt động xây dựng nhà cửa phát sinh chất thải rắn thông thường với tổng khối lượng khoảng 300 kg/ngày Thành phần chủ yếu là mẩu sắt, thép, xà bần, bao bì,…

Trang 32

5.3.4 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

a Giai đoạn thi công xây dựng

Hoạt động thi công đường giao thông, hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu đối với phương tiện thi công phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 15 kg/tháng với thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu nhớt, thùng đựng sơn, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy thải,…

b Giai đoạn vận hành

Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân trong khu tái định cư phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 300 kg/năm với thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang,

5.3.5 Tiếng ồn, độ rung

a Giai đoạn thi công, xây dựng

Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải phát sinh tiếng ồn và rung chấn, có khả năng ảnh hưởng tới tổ chức, cá nhân, khu dân cư nằm dọc hai bên tuyến đường vận chuyển

b Giai đoạn vận hành

Hoạt động lưu thông của các phương tiện giao thông trên các tuyến đường nội

bộ, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của khu tái định cư phát sinh tiếng ồn

5.3.6 Các tác động khác

a Giai đoạn thi công xây dựng

Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hoạt động giao thông đường bộ, hoạt động giao thông đường thuỷ và có khả năng xảy ra sự cố ngập úng, cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…

b Giai đoạn vận hành

Hoạt động của khu tái định cư phát sinh nước thải, chất thải ảnh hưởng tới hệ sinh thái khu vực, có khả năng xảy ra sự cố ngập úng, cháy nổ, sự cố hệ thống xử lý nước thải,…

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

a Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

* Giai đoạn thi công xây dựng

- Nước thải sinh hoạt:

+ Lắp đặt tại công trường thi công 02 nhà vệ sinh di động, dung tích mỗi nhà vệ sinh di động khoảng 1.000 lít để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý khi gần đầy bể, không xả thải ra môi trường

Trang 33

+ Quy trình thực hiện: Nước thải sinh hoạt → nhà vệ sinh di động → đơn vị chức năng bơm hút, vận chuyển, xử lý

- Nước thải xây dựng:

+ Xây dựng tại công trường 01 bể lắng cấu tạo 03 ngăn với tổng dung tích khoảng 9 m3, kích thước mỗi ngăn L x B x H = khoảng (2 x 1 x 1,5) m để thu gom, lắng cặn toàn bộ nước thải từ hoạt động xây dựng; nước thải sau khi lắng cặn được tái

sử dụng để tưới ẩm công trường thi công

+ Quy trình xử lý: Nước thải xây dựng → bể lắng 03 ngăn → lắng cặn → tái sử dụng tưới ẩm côn trường thi công

- Nước mưa chảy tràn:

+ Đào hệ thống mương đất kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m và hố lắng (thước 1,0 m x 1,0 m x 1,0 m, khoảng cách 20 - 25 m/hố) xung quanh khu vực công trường thi công để lắng đọng bùn, đất cuốn theo nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn sau khi xử lý được chảy vào Khe Hộc phía Nam khu vực dự án và chảy vào hồ thủy điện Bản Vẽ

+ Quy trình: nước mưa chảy tràn → rãnh thoát nước → hố lắng → nguồn tiếp nhận

* Giai đoạn vận hành

- Nước thải sinh hoạt:

+ Xây dựng hệ thống ống thoát nước thải riêng Nước thải sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại của mỗi hộ được thoát ra đường ống thoát nước thải nội bộ dọc các tuyến đường giao thông sau đó được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 120 m3/ngày.đêm đạt Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, nước thải sau khi xử lý được thoát ra Khe Hộc phía Nam dự

án và chảy vào hồ thủy điện Bản Vẽ

+ Hướng thoát nước: nước thải tự chảy theo độ dốc san nền từ Đông sang Tây,

từ Bắc xuống Nam

+ Hệ thống thu gom nước thải:

++ Tuyến đường D2: hệ thống đường ống cống bê tông B1000 chiều dài 85m, i

Trang 34

- Nước mưa chảy tràn:

+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng Hướng thoát nước theo độ dốc san nền từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam sau đó thoát ra Khe Hộc phía Nam dự án và chảy vào hồ thủy điện Bản Vẽ

+ Hệ thống thu gom nước nước mưa:

++ Tuyến đường D2: hệ thống đường ống cống bê tông B1000 chiều dài 66m, i

++ Tuyến đường N1: hệ thống đường ống cống bê tông B1000 chiều dài 500m,

i = 1,0%; 01 ống cống qua đường B1000 chiều dài 8m

++ Tuyến đường N2: hệ thống đường ống cống bê tông B1000 chiều dài 505m,

i = 1,0%; 03 ống cống qua đường B1000 chiều dài 24m

++ 01 hệ thống mương xây đá hộc hình thang kích thước 0,6m x 0,6m x 1,8m, chiều dài 525m, i = 2%

++ 44 hố gas thu nước; 03 vị trí cửa xả

b Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải

* Giai đoạn thi công xây dựng

Sử dụng các phương tiện, máy móc được đăng kiểm; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải, ; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; phun nước tưới ẩm thường xuyên vào những ngày không mưa với tần suất tối thiếu 02 lần/ngày; thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công, đảm bảo môi trường không khí xung quanh khu vực Dự

án luôn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

* Giai đoạn vận hành

Định kỳ thực hiện thu gom chướng ngại vật và vệ sinh mặt đường trên các tuyến đường giao thông nội bộ; trồng cây xanh trên các tuyến đường; sử dụng máy hút bụi trực tiếp để hút bụi, vệ sinh mặt đường trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng mặt đường

Trang 35

5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

a Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

* Giai đoạn thi công xây dựng

- Chất thải rắn từ hoạt động phá dỡ các công trình: Ưu tiên cho người dân tự

tháo dỡ các công trình để tận dụng các vật liệu có thể sử dụng (cửa, sắt thép hàng rào, cổng, gạch xây tường tận dụng lại cho các công trình khác,…) trước khi bàn giao mặt

bằng cho dự án, vừa tạo điều kiện cho người dân vừa giảm lượng chất thải cần phá dỡ

- Chất thải rắn từ hoạt động phát quang thảm thực vật: Thu gom toàn bộ khối

lượng chất thải thực bì, cây cỏ, xà bần,…, phát sinh từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

- Chất thải rắn từ hoạt động đào, đắp san nền: Khối lượng đất dư thừa khoảng

5.476,874 m3 được vận chuyển đổ thải tại khu vực đã được thỏa thuận với UBND xã, cách khu vực dự án 230m về phía Tây Quá trình đổ thải cần thực hiện đầm chặt, làm

bờ vây để ngăn ngừa nguy cơ tràn đổ đất ra khu vực xung quanh

- Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng:

+ Chất thải rắn xây dựng như bao xi măng, sắt thép,… được thu gom, tập kết để bán phế liệu

+ Chất thải rắn xây dựng như gạch vỡ, đá vỡ, bê tông,… được tận dụng để làm móng, san lấp các hạng mục công trình không đòi hỏi yêu cầu cao của vật liệu

+ Chất thải rắn xây dựng không thể tái chế: thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo đúng quy định

+ Ván, cột gỗ phục vụ xây dựng sau khi hoàn thành công trình được thu gom và bảo quản để sử dụng lại cho các công trình khác

- Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Bố trí 03 thùng rác dung tích 100 lít có nắp đậy, có màu khác nhau để phân loại rác tại nguồn tại công trường thi công, đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên

+ Bố trí 01 kho chứa chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực công trường thi công với diện tích khoảng 5,0 m2 Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và lưu giữ tại kho, định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

* Giai đoạn vận hành

- Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng nhà cửa: thu dọn sạch sẽ công trường, thu gom chất thải rắn và đổ thải theo đúng quy định

- Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Yêu cầu, hướng dẫn các hộ dân phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Khoản

1, Điều 75, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (phân loại thành 03 loại chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác)

Trang 36

+ Chất thải rắn sinh hoạt được đem ra sân tập kết rác (quy định sẵn) tại các điểm thu gom rác vào mỗi buổi chiều tối từ 17h - 19h, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và vận chuyển đi xử lý với tần suất 01 ngày/1 lần

b Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

* Giai đoạn thi công xây dựng

- Trang bị 05 thùng chứa chất thải nguy hại có dung tích 100 lít có nắp đậy để thu gom các loại chất thải nguy hại, dán nhãn mã chất thải theo quy định để lưu giữ và phân loại chất thải

- CTNH được thu gom để trong nhà kho tại công trường thi công với diện tích khoảng 5,0 m2 có gắn dấu hiệu cảnh báo nguy hại, đảm bảo không rò rỉ, bay hơi, rơi vãi, phát tán ra môi trường, định kỳ liên hệ với đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định về quản lý CTNH

* Giai đoạn vận hành

Chất thải nguy hại: yêu cầu, hướng dẫn các hộ dân phân loại chất thải nguy hại

và đem ra sân tập kết (quy định sẵn) tại các điểm thu gom vào mỗi buổi chiều tối từ 17h - 19h, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và vận chuyển đi xử lý với tần suất

01 ngày/1 lần

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

* Giai đoạn thi công xây dựng

Không thi công vào thời gian từ 22h - 6h; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; đền bù mọi thiệt hại nếu hoạt động thi công gây hư hại đến công trình, đảm bảo tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

* Giai đoạn vận hành

Tăng cường trồng cây xanh trong khuôn viên dự án; quy định tốc độ xe chạy khi lưu thông trên tuyến đường nội bộ trong khu vực dự án

5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

* Giai đoạn thi công xây dựng

- Giám sát, đảm bảo công tác thi công được triển khai trong ranh giới, phạm vi cho phép; bố trí cống thoát nước qua đường với kích thước phù hợp theo thỏa thuận với địa phương để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước theo đúng yêu cầu; bảo đảm mọi hoạt động của Dự án không gây ảnh hưởng cảnh quan khu vực Dự án; thực hiện hoàn nguyên môi trường ngay sau khi kết thúc thi công

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố úng ngập cục bộ: thi công hoàn thành các hạng mục đắp đất nền trước mùa mưa; thường xuyên kiểm tra, khơi thông các dòng chảy, thông tắc các cống rãnh thoát nước xung quanh công trường thi công, bảo đảm không để nước đọng, gây ngập úng cục bộ

Trang 37

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố sạt lở, xói lở, bồi lắng: không thi công các hạng mục liên quan đến an toàn vào mùa mưa lũ; không xây dựng công trình nhà

ở, lán trại, không tập kết vật tư, máy móc trong phạm vi bảo vệ đê điều

- Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động: xây dựng các phương án ứng phó đối với các sự cố, tai nạn lao động; tập huấn cho công nhân về thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn lao động; trang bị bảo hộ lao động; tăng cường phổ biến và hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động kỹ năng phòng, tránh, ứng phó sự cố tai nạn lao động

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ: ban hành quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn Xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, trình cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, chấp thuận theo quy định trước khi thi công và tổ chức thực hiện theo phương án được phê duyệt

- Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn giao thông: xây dựng phương

án tổ chức thi công, phân tuyến, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công; bố trí nhân sự phối hợp với cảnh sát giao thông khu vực để hướng dẫn phân luồng tại khu vực thi công trong suốt thời gian thi công; lắp đặt biển cảnh báo, biển chỉ dẫn phân luồng giao thông

* Giai đoạn vận hành

- Thường xuyên kiểm tra theo dõi, bảo dưỡng các tuyến cống thoát dọc, thoát ngang tránh tình trạng tắc nghẽn, bồi lấp làm cản trở dòng chảy, làm tăng tình trạng ngập úng,

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố chảy nổ: Định kỳ và thường xuyên kiểm tra xử lý các sự cố đối với hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cung cấp điện (trạm biến áp, đường dây, tủ điện, ) nếu hỏng cần thiết phải thay thế; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy trong khu vực

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống thu gom nước mưa, nước thải:

Xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng; thường xuyên thu gom rác thải nhằm hạn chế rác bị cuốn theo nước mưa xuống cống rãnh làm tắc nghẽn, gây vỡ đường ống; vệ sinh định kỳ đường ống dẫn nước mưa, nước thải, nạo vét bùn thải để dòng thải được lưu thông, không gây nghẹt ống

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

a Giai đoạn thi công xây dựng

Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại: Thực hiện phân loại các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo

vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan

Trang 38

b Giai đoạn vận hành

- Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại: Thực hiện phân loại các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan

- Giám sát tình trạng ngập úng:

+ Vị trí giám sát: toàn bộ khu vực dự án

+ Tần suất: giám sát thường xuyên trong thời gian bảo hành công trình

Trang 39

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

- Chủ dự án: UBND huyện Tương Dương

- Địa chỉ: Khối Hòa Bắc, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ

An

- Điện thoại: 02383.874.115

- Người đại diện: Ông Đinh Hồng Vinh; Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện

- Tiến độ thực hiện dự án: năm 2023 - 2025

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

- Vị trí xây dựng dự án thuộc bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An với tổng diện tích 80.755,7 m2 Các vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc: giáp đất rừng sản xuất;

+ Phía Nam: giáp Khe Hộc;

+ Phía Đông: giáp đất rừng sản xuất;

+ Phía Tây: giáp đất rừng sản xuất

- Toạ độ các điểm góc của dự án như bảng 1.1 sau:

Trang 40

Hình 1.1 Vị trí khu vực dự án

Vị trí hồ thủy điện Bản Vẽ

(phía Tây)

Khe Hộc (phía Nam)

Vị trí khu vực thực hiện dự án

8,07 ha

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w