Việc phát triển các kỹ năng quan trọng là điều cần thiết để sinh viên có thể đạt đượcthành công trong học tập và sự nghiệp.. Phân tích các kỹ năng quan trọng của sinh viên sẽ giúp giảng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
Mã số sinh viên: 2039230265
Lớp: 010110081013 - Kỹ năng học tập đại học (14DHTQ01)
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Phương Lan
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, em đã gặp phải không ít khó khăn và thử thách nhưng nhờ có bạn bè, giảng viên động viên, hỗ trợ mà em đã đúc kết được nhiều kiến thức mới.
Đầu tiên, em xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường Đại học Công
Thương đã tạo cơ hội cho em được học tập và làm quen với môn Kĩ năng học tập và được học tập trong môi trường đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên TS Nguyễn Phương Lan, người cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành bài tiểu luận cuối kì này Tuy
đã nghiên cứu kĩ lưỡng nhưng chắc chắn em sẽ không tránh khỏi sai sót khi hoàn thành bài tiểu luận Em rất mong cô xem xét, góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Ý nghĩa của đề tài. 6
2 Mục tiêu của nghiên cứu đề tài. 6
3 Đối tượng nghiên cứu. 6
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu. 7
6 Bố cục đề tài. 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN HUIT KHI HỌC ĐẠI HỌC 8
1.1 Một số khái niệm về kỹ năng 8
1.1.1 Khái niệm kỹ năng 8
1.1.2 Phân loại. 8
1.1.3 Một số kỹ năng. 9
1.2 Vai trò, tầm quan trọng của kĩ năng đối với sinh viên. 9
1.2.1 Vai trò của kỹ năng. 9
1.2.2 Tầm quan trọng của kỹ năng. 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN HUIT KHI HỌC ĐẠI HỌC 10
2.1 Thực trạng hiện nay của sinh viên HUIT 10
2.1.1 Nguyên nhân 10
2.2 Một số kỹ năng quan trọng của sinh viên. 11
2.2.1 Kỹ năng quản lí thời gian trong học tập 11
2.2.1.1 Khái niệm 11
2.2.1.2 Ý nghĩa của quản lí thời gian 11
2.2.1.3 Những sai lầm thường quản lí thời gian trong học tập. 12
2.2.1.4 Các bước quản lí thời gian trong học tập. 12
2.2.2 Kỹ năng làm việc nhóm. 13
2.2.2.1 Khái niệm 13
2.2.2.2 Vai trò của làm việc nhóm 13
2.2.2.3 Trách nhiệm của cá nhân làm việc nhóm. 13
2.2.2.4 Một số công cụ quản lý nhóm hiệu quả. 14
2.2.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề. 16
Trang 52.2.3.1 Giải quyết vấn đề là gì? 16
2.2.3.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 16
2.2.3.3 quy trình thực hiện kỹ năng giải quyết vấn đề 16
2.2.4 Kỹ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực cho bản thân 2.2.4.1 Kỹ năng thiết lập mục tiêu là gì? 17
2.2.4.2 Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng mục tiêu cá nhân 17
2.2.4.3 phương pháp SMART. 18
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THAY ĐỔI NHẬN THỨC VÀ NÂNG CAO MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN HUIT TRONG ĐẠI HỌC 19
3.1 Việc thay đổi nhận thức đối với sinh viên. 19
3.2 Nâng cao các kỹ năng 19
3.2.1 Đối với nhà trường 19
3.2.2 Đối với giảng viên 19
3.2.3 Đối với sinh viên 20
PHẦN KẾT LUẬN 20
Tài tiệu tham khảo 21
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa của đề tài.
Việc phát triển các kỹ năng quan trọng là điều cần thiết để sinh viên có thể đạt đượcthành công trong học tập và sự nghiệp Các kỹ năng này giúp sinh viên tự tin hơn trong việc quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả, nghiên cứu và phân tích thông tin,
tự học và làm việc nhóm, cũng như giải quyết vấn đề Việc phân tích và hiểu rõ các
kỹ năng này sẽ giúp sinh viên nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng và áp dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày Đề tài này cũng có ý nghĩa đối với giảng viên và trường đại học Phân tích các kỹ năng quan trọng của sinh viên sẽ giúp giảng viên hiểu rõ hơn về những yếu tố cần được tập trung trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ sinh viên phát triển những kỹ năng này Đồng thời, trường đại học có thể áp dụng kết quả phân tích này để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phù hợp để phát triển kỹ năng cho sinh viên Việc phát triển các kỹ năng quan trọng là điều cần thiết để sinh viên có thể đạt đượcthành công trong học tập và sự nghiệp Các kỹ năng này giúp sinh viên tự tin hơn trong việc quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả, nghiên cứu và phân tích thông tin,
tự học và làm việc nhóm, cũng như giải quyết vấn đề Việc phân tích và hiểu rõ các
kỹ năng này sẽ giúp sinh viên nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển chúng và
áp dụng vào cuộc sống hằng ngày
2 Mục tiêu của nghiên cứu đề tài.
Giúp các bạn sinh viên hiểu rõ và có những nhận thức, trang bị về các kỹ năng quantrọng mà sinh viên cần phát triển để đạt được thành công trong học tập, cuộc sống
và xã hội
3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số kĩ năng của sinh viên HUIT khi học Đại học
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: đề tài phân tích một số kĩ năng của sinh viên HUIT
tại trường Đại học Công Thương
Trang 7Phạm vi về mặt thời gian: đề tài phân tích một số kĩ năng của sinh viên HUIT từ
năm 2016 đến hiện tại
Phạm vi về nội dung: đề tài phân tích một số kĩ năng của sinh viên HUIT gồm các
nội dung như: lập kế hoạch học tập, sử dụng công nghệ trong học tập, làm việc nhóm, kỹ năng đọc viết trong đại học, kỹ năng thuyết trình
5 Phương pháp nghiên cứu
Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau có thể được sử dụng để phân tích một
số kỹ năng quan trọng của sinh viên Dưới đây là một số phương pháp phổ biến có thể được áp dụng trong nghiên cứu này:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Một phương pháp phổ biến là tiến hành khảo sát để thu thập thông tin từ một mẫu đại diện của sinh viên Câu hỏi khảo sát
có thể tập trung vào nhận thức và ý thức của sinh viên về các kỹ năng quan trọng, mức độ phát triển của các kỹ năng này, và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các kỹ năng này Kết quả khảo sát có thể được phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê để tìm ra các xu hướng và mối quan hệ giữa các biến
Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hoạt động của sinh viên có thể cung cấp thông tin quan trọng về mức độ phát triển của các kỹ năng quan trọng Bằng cách quan sát sinh viên trong các tình huống học tập, làm việc nhóm hoặc giải quyết vấn
đề, nghiên cứu có thể đánh giá cách mà sinh viên áp dụng các kỹ năng và đánh giá hiệu quả của chúng Quan sát có thể được ghi lại bằng cách sử dụng video hoặc ghi chú để phân tích và so sánh các hành vi và kỹ năng của sinh viên
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này liên quan đến phân tích các tài liệu như bài viết, báo cáo, để đánh giá mức độ phát triển của các kỹ năng quan trọng Bằng cách đánh giá nội dung, cấu trúc, logic và phong cách viết, nghiên cứu có thể đưa ra nhận xét về mức độ thành thạo của sinh viên trong việc sử dụng các kỹ năng
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN HUIT KHI HỌC ĐẠI HỌC
1.1 Một số khái niệm về kỹ năng
1.1.1 Khái niệm kỹ năng
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy sự khác nhau khi tham gia học tập giữamôi trường phổ thông và môi trường đại học, về cách giảng dạy hay cách học để có thể bắt kịp những kiến thức ở trên lớp Để có thể quen và bắt kịp chúng ta cần phải
có những kĩ năng trong học tập Vậy kĩ năng là gì?
Có vô số khái niệm kỹ năng khác và không có khái niệm cụ thể nên tùy thuộc vào mỗi người sẽ có những định nghĩa và nhận định khác nhau như:
Theo wikipedia ta sẽ có khái niệm:” Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhấtđịnh hoặc cả hai Các kỹ năng thường có thể được chia thành các kỹ năng miền chung và chuyên biệt”. [1]
Theo Từ điển tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [2; tr 520]
Từ những khái niệm riêng ở trên em có thể rút ra được khái niệm chung của kỹ năng như sau: Kỹ năng đề cập đến khả năng và năng lực mà cá nhân sở hữu và sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu Kỹ năng có thểđược phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng sống
1.1.2 Phân loại
Có hai loại kỹ năng: kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Kỹ năng mềm: là những kỹ năng không liên quan đến kiến thức kĩ thuật chuyên môn mà là đó là các cách tương tác, làm việc giữa người này với người kia Bao gồm giao tiếp, làm việc nhóm, quản lí thời gian,… Trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay, các nhà tuyển dụng ngày càng ưu tiên những người có kỹ năng mềm vững chắc, phát triển kĩ năng mềm có thể tạo lập được các mối quan hệ bền chặt và thích nghi được với những môi trường phức tạp
Kỹ năng cứng: bên cạnh kỹ năng mềm, kĩ năng cứng cũng rất quan trọng Kỹ năng cứng là những kiến thức kĩ thuật chuyên môn được đúc kết trong thời gian rất dài thông qua giáo dục chính quy, chương trình đào tạo , được thể hiện qua trình độ họcvấn, bằng cấp, chính chỉ và kinh nghiệm của mỗi người
Trang 9Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy trong khi kỹ năng cứng dù học tốt đến đâu cũng chỉ là một phần nhỏ trong công việc sau này thì kĩ năng mềm lại rất quan trọng
và chiếm phần lớn, được coi là nền tảng của sự thành công
1.1.3 Một số kỹ năng.
1 Kỹ năng lập kế hoạch trong học tập
2 Kỹ năng sử dụng công nghệ trong học tập
3 Kỹ năng làm việc nhóm
4 Kỹ năng giao tiếp
5 Kỹ năng giải quyết vấn đề
6 Kỹ năng thuyết trình
7 Kỹ năng quản lí thời giạn
8 Kỹ năng tư duy và phản biện
9 Kỹ năng đọc
10 Kỹ năng ghi chép
1.2 Vai trò, tầm quan trọng của kĩ năng đối với sinh viên.
1.2.1 Vai trò của kỹ năng.
Mỗi kỹ năng khác nhau sẽ có những vai trò khác nhau, không phải ai cũng có thể giải quyết vấn đề 1 cách dễ dàng, mà đó còn là kỹ năng phải rèn luyện Khi cuộc sống càng ngày càng phát triển thì con người cần càng nhiều kỹ năng để có thể có chỗ đứng Tùy vào bối cảnh sẽ có những kỹ năng riêng Những kỹ năng này giúp ta
có thể thích nghi với hoàn cảnh, môi trường và vận dụng chúng để xử lý vấn đề trong đời sống dễ dàng hơn Khi gặp những tình huống, vấn đề khó khăn, nguời có
kĩ năng sẽ kiểm soát được tâm lí, tránh khỏi hiện tượng run sợ, lo lắng Ví dụ như
Ts Lê Thẩm Dương, để có thể trở thành một giảng viên xuất sắc và đạt được nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực đào tạo của Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân Hàng TP HCM, ông đã phải trau dồi và rèn luyện kĩ năng rất nhiều
1.2.2 Tầm quan trọng của kỹ năng.
Trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay, các nhà tuyển dụng ngày càng tìm kiếm những ứng cử viên sở hữu nhiều kỹ năng đa dạng Không một nhà tuyển dụngnào muốn tuyển một người chỉ có mỗi kiến thức về làm việc cả Xét về thực tế, ta
có thể thấy người thành công là người có 75% có kỹ năng vững chắc
Bằng cách tiếp thu và hoàn thiện những kỹ năng quan trọng, sinh viên có thể nâng cao khả năng làm việc và khả năng thích ứng trong môi trường việc làm đang thay đổi nhanh chóng Ngoài ra, việc sở hữu những kỹ năng vững vàng, đa dạng cũng có thể góp phần vào sự phát triển, nâng cấp bản thân và phù hợp với nhiều nghành nghề, trở thành những người có khả năng đóng góp những thành tựu to lớn có ý nghĩa cho cộng đồng và sự nghiệp Như vậy, việc trau dồi các kỹ năng góp phần to lớn cho thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống cá nhân
Trang 10Kỹ năng còn được thể hiện qua cách giao tiếp, đối nhân xử thế vì thông qua cách bạn giao tiếp, dù bất cứ nơi đầu bạn cũng có thể bị đánh giá Ví dụ như: khi làm bạnbán hàng, cách bạn đối xử với khách hàng có niềm nở, vui vẻ hay không cũng là cơ
sở để người khác đánh giá về kĩ năng giao tiếp của bạn Vì vậy, những kỹ năng mà bạn trang bị chính là 1 chìa khóa tuyệt vời để bạn có thể giúp cho bản thân bước sang một trang mới, được tiếp cận và thử sức với những điều mà người kh có kỹ năng sẽ kh bao giờ được trải nghiệm,
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN HUIT KHI HỌC ĐẠI HỌC
2.1 Thực trạng hiện nay của sinh viên HUIT
Hiện nay nhiều sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng trong học tập cho đến khi ra trường và đi tìm việc làm Nhiều người còn quá coi trọng bằng cấp chuyên môn và nghĩ rằng chỉ cần có bằng cấp loại giỏi là có thể dễ dàng tìm được công việc, trong khi bằng cấp chỉ chiếm phần nhỏ, là bước đệm ban đầu, như đối với các ngành ngôn ngữ, nếu thiếu các kĩ năng, sẽ rất khó xin việc, đặcbiệt là kĩ năng giao tiếp
Nhằm giải quyết vấn đề “thiếu“ kỹ năng mềm của nhiều sinh viên hiện nay, nhiều trường Đại học đã có những biện pháp khắc phục song song trong quá trình học tập tại trường Theo đó, trường Đại học Công Thương Tp.HCM là một trong nhiều trường Đại học đã tổ chức giảng dạy dưới hình thức tạo ra một môi trường giao lưu giữa các sinh viên, tạo sân chơi cho sinh viên tự tin thể hiện bản thân, nhận ra và thay đổi những khuyết điểm của mình Các kỹ năng được xây dựng như một học phần chính khóa, trong đó từng học kỳ, sinh viên được huấn luyện và trải nghiệm từng kỹ năng phù hợp, mục tiêu gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành Thông qua từng hoạt động, môn học, sinh viên vận dụng giải quyết các vấn đề, tình huống gặp phải, từ đó hình thành những kỹ năng, phẩm chất cần có nơi người học.
Thiếu sự liên kết với thực tế: Một số hoạt động đào tạo kỹ năng của sinh viên ít có
sự liên quan thực tế và yêu cầu của thị trường, làm cho sinh viên khó áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế
Trang 112.2 Một số kỹ năng quan trọng của sinh viên.
2.2.1 Kỹ năng quản lí thời gian trong học tập
2.2.1.1 Khái niệm
Là sắp xếp, lập kế hoạch sử dụng thời gian hợp lí trong học tập và các hoạt động, giúp cho sinh viên dễ dàng cân bằng khối lượng học tập và đạt được kết quả học tập tốt hơn
2.2.1.2 Ý nghĩa của quản lí thời gian
Thời gian được ví như là vàng, là bạc, vì khi thời gian trôi quá rất khó có thể lấy lại được Vì vậy để không bị lãng phí thời gian ta phải sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hiệu quả Bằng cách sử dụng thời gian một cách hợp lí, ta có thể tối ưu hóa thời gian và năng suất học tập, việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng và được hoàn thành nhanh chóng và không bị cản trợ bằng bất kì nguyên nhân khách quan khác Giúp ta đạt được mục tiêu một cách hiểu quả và giảm thiểu được stress
Nếu biết quản lí thời gian tốt sẽ có những ý nghĩ như sau: [2]
- Có một ngày làm việc dài hơn
- Làm việc nhiều hơn
- Sử dụng thời gian hợp lí để tạo ra thời gian
- Trám được “cạm bẫy” thời gian
- Chủ động trước các cơ hội
- Tránh xung đột về thời gian
- Giúp chúng ta chủ động trong công việc
- Giúp chúng ta đánh giá được tiến độ thực hiện công việc
Trong quản lí thời gian, có một thứ luôn cản trở gây bế tắc được gọi là “cạm bẫy thời gian” bao gồm:
- Ngày làm việc kéo dài
- Trì hoãn công việc
- Hội chứng bàn làm việc
Vì vậy, để tránh những “cạm bẫy” này, ta cần phải biết sử dụng, quản lí thời gian hợp lí, tạo thói quen sử dụng thời gian tốt hơn
2.2.1.3 Những sai lầm thường quản lí thời gian trong học tập.
Không sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các việc cần làm: Nếu không có những sắp xếp ưu tiên rõ ràng,sinh viên có thể dành nhiều thời gian cho những việc ít quan trọng hơn và không dành đủ thời gian cho việc quan trọng.
Trang 12Bằng cách phân loại các việc cần làm theo mức độ ưu tiên cao, trung bình hoặc thấp, sinh viên có thể tập trung hoàn thành những việc quan trọng nhất trước tiên, đảm bảo đáp ứng việc đúng thời hạn và duy trì kết quả học tập
Không đặt ra mục tiêu cụ thể: Học tập không có mục đích, mục tiêu cụ thể thì việc học sẽ trở lên không hiểu quả, không đạt được kết quả mong muốn
Không kiểm soát những yếu tố gẫy xao lãng: khi học tập ta thường hay
bị phân tâm bởi các thiết bị điện tử như chơi lướt Tiktok, chơi game, chụp ảnh, hoặc bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh như đồ ăn hay soi gương
Ta có thể hạn chế những yếu tố gây xao lãng bằng cách tắt các thiết bị điện tử, để những vật điện thoại, những đồ vật dễ gây mất tập trung ở nơi
xa, tránh xa tầm nhìn, dọn bàn học sạch sẽ, tạo không khí thoải mái dễ chịu.
Thiếu thời gian nghỉ ngơi và thời gian nghỉ ngơi thường xuyên cũng ảnh hưởng đến việc quản lí thời gian vì thiếu thời gian nghỉ ngơi có thể dẫn đến cơ thể bị kiệt sức, não bộ căng thẳng, trống rỗng và giảm sự tập trung đối học việc tiếp cận các bài giảng.
Nghỉ giải lao ngắn giữa các buổi học có thể giúp sinh viên nạp lại năng lượng và duy trì động lực, giúp học tập và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn
2.2.1.4 Các bước quản lí thời gian trong học tập.
Bước 1: biết cách lập kế hoạch khoa học
Bước 2; to do list trong ngày
Bước 3: sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên hợp lý
Bước 4: xác định thời gian cho mỗi công việc cụ thể
Bước 5: tránh xa những “cạm bẫy thời gian”