1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nghiên cứu động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

5 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 394,09 KB

Nội dung

Bài viết Nghiên cứu động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế xem xét các nhân tố này trên đối tượng là sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Các dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng mẫu bảng câu hỏi của MEPU, được phát triển bởi Byrne và Flood (2005).

Trang 1

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 113

NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ, SỰ KỲ VỌNG VÀ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ

HỌC ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

MOTIVES, EXPECTATIONS AND PREPAREDNESS: A STUDY OF STUDENTS OF ACCOUNTING AND AUDITING AT COLLEGE OF ECONOMICS, HUE UNIVERSITY

Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; songhuongkttc@gmail.com

Tóm tắt - Trong bối cảnh các nhà giáo dục tìm cách xây dựng một

môi trường phát huy cao nhất kết quả học tập và giảng dạy, thì

việc hiểu rõ về động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị học đại học

của sinh viên là rất quan trọng Bài viết xem xét các nhân tố này

trên đối tượng là sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trường

Đại học Kinh tế, Đại học Huế Các dữ liệu được thu thập bằng cách

sử dụng mẫu bảng câu hỏi của MEPU, được phát triển bởi Byrne

và Flood (2005) Kết quả phân tích cho thấy trong quá trình học tập

sinh viên được thúc đẩy bởi một sự kết hợp giữa động cơ bên

trong và động cơ bên ngoài cũng như sự kỳ vọng cao, nhưng

chuẩn bị chưa tốt cho khóa học đại học Từ đó, một số giải pháp

cải thiện động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị của sinh viên cũng

như nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế, Đại

học Huế được đề xuất

Abstract - Deep understanding of Motives, Expectations and

Preparedness of students has been very important, especially when educators are trying to find ways to build educational environment which can enhance academic performance This paper examines Motives, Expectations and Preparedness of students whose majors are Accounting and Auditing at College of Economics, Hue University The data are collected by using the MEPU questionnaire which was developed by Byrne and Flood (2005) The finding shows that the learning process of students is reinforced by the combination of intrinsic motivations, extrinsic motivations and high expectations but the preparedness is not good From this, some solutions are suggested to improve the motivation, expectations, preparedness and quality of training at College of Economics, Hue University

Từ khóa - động cơ bên trong; động cơ bên ngoài; sự kỳ vọng; sự

chuẩn bị học đại học; sinh viên ngành kế toán – kiểm toán Key words - intrinsic motivations; extrinsic motivations; expectations; preparedness; students of accounting – auditing

1 Đặt vấn đề

Trường Đại học Kinh tế là một trong 8 cơ sở giáo dục

đại học Trong hơn 40 năm qua, Trường Đại học Kinh tế

đã có những bước phát triển nhanh chóng, quy mô đào tạo

ngày càng tăng, trong đó sinh viên ngành Kế toán, Kiểm

toán luôn chiếm tỷ lệ cao trong toàn trường Cùng với việc

gia tăng về quy mô đào tạo, nhà trường luôn quan tâm đến

việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Tuy nhiên,

sự gia tăng về số lượng sinh viên làm cho đối tượng người

học trở nên ngày càng đa dạng, cùng với đó là sự khác biệt

về động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị sẵn sàng học tập

Do vậy, việc tìm hiểu động cơ của sinh viên ngành Kế toán

và Kiểm toán cũng như sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị của

họ cho việc học ngành này sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục

và giảng viên có thể xây dựng và triển khai chương trình

học hiệu quả, phù hợp với nhu cầu người học hơn

Theo Liu (2010), sự lựa chọn học đại học của người học

chủ yếu là do sự kết hợp của yếu tố nội tại và nguyện vọng

nghề nghiệp, trong đó động cơ bên trong là lớn hơn Trong

khi đó các động cơ bên ngoài ít có tác động đến sự lựa chọn

học đại học của sinh viên Bên cạnh đó, các kết quả về sự

chuẩn bị sẵn sàng của sinh viên cho thấy sinh viên có nhận

thức tương đối thấp về sự chuẩn bị, đặc biệt là về kiến thức

và kỹ năng liên quan đến chuyên ngành Mặc dù vậy,

nghiên cứu cho thấy sinh viên có kỳ vọng cao vào khóa

học, chẳng hạn họ kỳ vọng chương trình học có sự cân bằng

giữa lý thuyết và thực tế hơn

Bên cạnh đó, theo Jose L.Arquero, Marren Byrne,

Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez (2009), cả động cơ

bên trong và động cơ bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định

học đại học của sinh viên Cơ hội nghề nghiệp trong tương

lai cũng như mức thu nhập sau khi ra trường là những động

cơ bên ngoài thúc đẩy sinh viên lớn nhất Liên quan đến sự chuẩn bị học đại học, nghiên cứu này cho thấy sinh viên tự tin với khả năng học thuật, có trách nhiệm với công việc nghiên cứu và có khả năng tự tổ chức cuộc sống sinh viên nói chung

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá, đo lường động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo của nhà trường và kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi sau:

1 Sinh viên có động cơ như thế nào trong việc lựa chọn học ngành Kế toán và Kiểm toán?

2 Sinh viên kỳ vọng như thế nào về việc học ngành Kế toán và Kiểm toán?

3 Mức độ chuẩn bị sẵn sàng của sinh viên đối với việc học đại học ngành Kế toán và Kiểm toán như thế nào?

2 Giải quyết vấn đề

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng đối với sinh viên năm nhất ngành Kế toán, Kiểm toán khóa 47 Trong đó, nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách điều tra theo bảng hỏi được xác lập theo bước nghiên cứu định tính

Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết

Trang 2

114 Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh

về động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học

(Motives, Expectations and Preparedness for University

questionnaire – MEPU) được phát triển bởi Byrne và Flood

vào năm 2005 Do có sự khác biệt nhau về đặc điểm xã hội,

văn hóa và cơ sở hạ tầng giáo dục đại học, nên có thể các

thang đo cần được điều chỉnh và bổ sung khi áp dụng

Trước khi khảo sát chính thức, cuộc khảo sát thử với

một mẫu nhỏ gồm 30 sinh viên đã được thực hiện nhằm

phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi Sau khi

khảo sát thử, bảng câu hỏi được chỉnh sửa và sẵn sàng cho

cuộc khảo sát chính thức Nghiên cứu chính thức bao gồm

270 sinh viên khóa 47 chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán

Số liệu được xử lý chủ yếu trên phần mềm SPSS 22.0

2.2 Kết quả nghiên cứu và bình luận

2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Số lượng bảng hỏi phát ra là 270, trong đó có 226 bảng

hỏi đạt yêu cầu để tiến hành xử lý Với câu hỏi về giới tính

có 225 người trả lời, bao gồm 39 nam và 186 nữ với tỷ lệ

tương ứng là 17% và 83% Tỷ lệ sinh viên điều tra phân bổ

đều cho cả hai ngành Kế toán, Kiểm toán

Ngoài ra, khi tìm hiểu về thành tích học tập ở trường

cấp 3, kết quả cho thấy có hơn 95% học sinh đạt danh hiệu

từ học sinh Khá trở lên trúng tuyển vào Khoa Kế toán –

Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Tỷ lệ học sinh Trung

bình trở xuống chỉ chiếm khoảng 5% Điều này phản ánh

nền tảng học tập của sinh viên trong khoa là khá tốt từ

những cấp học trước

Từ thực trạng nhu cầu nghề nghiệp của những năm gần

đây có thể thấy nghề Kế toán – Kiểm toán là nghề nghiệp

chuyên môn có nhu cầu cao trong xã hội Hầu hết sinh viên

chọn học bởi sự yêu thích và quan tâm đối với ngành học và

đa phần sinh viên đã có sự định hướng khi học ngành Kế toán,

Kiểm toán

2.2.2 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố

khám phá EFA

Kết quả phân tích EFA thể hiện ở Bảng 1 cho thấy hệ

số KMO đạt 0,816 > 0,5 và các biến không có tương quan

với nhau trong tổng thể (Sig = 0,000 < 0,05), thỏa mãn các

điều kiện của phân tích nhân tố

Bảng 1 Chỉ số KMO và kiểm định Barlett

KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin đo lường độ phù hợp của dữ liệu 0,816

Kiểm định Bartlett

Approx Chi-Square 2674,114

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Phương pháp phân tích nhân tố đối với các thành phần

của động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học

của sinh viên Kế toán, Kiểm toán trường Đại học Kinh tế

cho ra 6 nhân tố có giá trị riêng (Eligenvalue), tổng phương

sai trích (tổng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) là

54,920% (>50%) thỏa mãn các điều kiện của phân tích

nhân tố EFA

Bảng 2 Kết quả EFA của động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị

Biến

% biến động giải thích được Cronbac h's Alpha

Hệ số tải

1 Sự kỳ vọng về kiến thức 14,803 0,855

Tiếp cận được với kinh nghiệm thực tế 0,747

Có thể vượt qua các kỳ thi trong lần đầu 0,694

Trải nghiệm sự phát triển kiến thức chuyên ngành 0,671

Có khả năng nắm bắt tài liệu học tập 0,666

Được tiếp cận với sự thay đổi tích cực trong phương pháp giảng dạy 0,666

Có được quãng thời gian đẹp ở trường đại học 0,628

2 Khả năng chuẩn bị cho việc học 25,301 0,767

Khả năng tự lên kế hoạch học tập 0,753 Khả năng sắp xếp thời gian học hiệu quả 0,702 Khả năng tự chịu trách nhiệm về việc tự học 0,650

Khả năng tự đánh giá kết quả học tập 0,552

3 Động cơ bên ngoài 34,195 0,731

Muốn trở thành người được giáo dục tốt 0,733 Học đại học giúp đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp 0,651 Muốn nhận được tấm bằng khi ra trường 0,635 Học đại học giúp phát triển kiến thức và kỹ năng hữu ích 0,534 Học đại học mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai 0,534

4 Động cơ bên trong 41,641 0,620

Tôi bị thu hút bởi cuộc sống chủ động 0,617 Học đại học để hiểu rõ hơn con người của chính mình 0,589 Tôi muốn mở rộng kiến thức và đối mặt thách thức 0,551 Học đại học cho tôi cơ hội tăng sự tự tin 0,528

5 Sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên 48,299 0,949

Khả năng sắp xếp cuộc sống sinh viên nói chung 0,953

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học 0,949

6 Sự kỳ vọng về môi trường và phương

Tôi muốn gặp gỡ và kết bạn với nhiều người 0,541

Tôi yêu thích tham gia các hoạt động thể thao và xã hôi 0,528

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Như vậy, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng tốt các điều kiện để tiến hành phân tích Sáu nhân tố được xác định đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và được mô tả như sau:

Nhân tố “Sự kỳ vọng về kiến thức” bao gồm 9 biến quan sát Các biến quan sát đánh giá kỳ vọng về việc phát triển kiến thức chuyên ngành, tiếp cận với tài liệu và phương pháp giảng dạy có sự thay đổi tích cực, đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi

Nhân tố “Khả năng chuẩn bị cho việc học” gồm 6 biến quan sát chủ yếu đề cập đến khả năng lên kế hoạch học tập,

sử dụng thời gian học có hiệu quả, khả năng tự học và đánh

Trang 3

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 115

giá kết quả học tập bản thân

Nhân tố “Động cơ bên ngoài” gồm 5 biến quan sát đề

cập đến động lực muốn trở thành người được giáo dục tốt

Ngành Kế toán – Kiểm toán đáp ứng được nhu cầu nghề

nghiệp hiện nay, đồng thời có thể phát triển kiến thức và

kỹ năng hữu ích và mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai

Nhân tố “Động cơ bên trong” bao gồm 4 biến quan sát,

thể hiện ở động cơ phát triển tri thức, chủ động trong cuộc

sống, gia tăng sự tự tin và thật sự hiểu được bản thân mình

muốn gì khi học đại học

Nhân tố “Sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên”, sau khi

tiến hành rút trích, bao gồm 2 biến quan sát, thể hiện khả

năng sắp xếp cuộc sống sinh viên và khả năng ứng dụng

công nghệ thông tin vào việc học

Nhân số “Sự kỳ vọng về môi trường và phương pháp

học tập” bao gồm 5 biến quan sát, biểu hiện sự kỳ vọng của

sinh viên về những yếu tố có liên quan đến môi trường và

phương pháp học tập như khả năng làm việc nhóm, khả

năng sử dụng máy vi tính, gặp gỡ và kết bạn, tham gia vào

các hoạt động thể thao và xã hội

2.2.3 Đánh giá kết quả phân tích mô tả thống kê

Theo Bảng 3, trước hết, kết quả thống kê mô tả cho

thấy, sinh viên chịu tác động rất cao bởi động cơ bên ngoài

(4,204), trong đó muốn trở thành người được giáo dục tốt

là nhân tố thúc đẩy sinh viên Kế toán và Kiểm toán lớn nhất

(4,300) Ngoài ra, muốn nhận tấm bằng đại học (4,252) và

có cơ hội mới trong tương lai (4,216) cũng là 2 động cơ

bên ngoài tác động cao đến sinh viên ngành này Ngược

lại, sự thúc đẩy sinh viên Kế toán, Kiểm toán bởi động cơ

bên trong (3,774) là không lớn bằng, dù động bên trong vẫn

có ảnh hưởng đến người học ngành này Trong các nhân tố

cấu thành động cơ bên trong, nhân tố học đại học giúp tăng

sự tự tin được sinh viên đồng tình cao nhất (4,062), trong

khi nhân tố sinh viên bị thu hút bởi cuộc sống chủ động là

động cơ bên trong ít tác động nhất (3,544)

Bảng 3 Giá trị trung bình các nhóm nhân tố

và từng nhân tố trong nhóm

Deviation

1 Sự kỳ vọng về kiến thức 4,168 2,78 5 0,467

Tiếp cận được với kinh nghiệm

Có thể vượt qua các kỳ thi trong lần

Trải nghiệm sự phát triển kiến thức

Có khả năng nắm bắt tài liệu học

Được tiếp cận với sự thay đổi tích

cực trong phương pháp giảng dạy 4,168 2 5 0,710

Học hỏi những ý tưởng mới 4,168 2 5 0,678

Phát triển những kỹ năng mới 4,066 2 5 0,611

Có được quãng thời gian đẹp ở

Tăng thêm sự tự tin 4,288 2 5 0,648

2 Khả năng chuẩn bị cho việc

4,3

3 0,448 Khả năng tự lên kế hoạch học tập 3,407 2 5 0,641

Khả năng sắp xếp thời gian học

Khả năng tự chịu trách nhiệm về

Khả năng đọc tài liệu hiệu quả 3,275 1 5 0,608 Khả năng học độc lập 2,955 1 5 0,644 Khả năng tự đánh giá kết quả học

3 Động cơ bên ngoài 4,204 2,8 5 0,432 Muốn trở thành người được giáo

Học đại học giúp đáp ứng nhu cầu

Muốn nhận được tấm bằng khi ra

Học đại học giúp phát triển kiến thức và kỹ năng hữu ích 4,182 2 5 0,595 Học đại học mở ra nhiều cơ hội

mới trong tương lai 4,216 1 5 0,640

4 Động cơ bên trong 3,774 2 5 0,488

Tôi bị thu hút bởi cuộc sống chủ

Học đại học để hiểu rõ hơn con người của chính mình 3,659 1 5 0,762 Tôi muốn mở rộng kiến thức và đối

Học đại học cho tôi cơ hội tăng sự

5 Sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh

Khả năng sắp xếp cuộc sống sinh

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học 3,278 1 5 0,767

6 Sự kỳ vọng về môi trường và phương pháp học tập 3,614 2,2 5 0,485

Khả năng sử dụng máy vi tính 3,380 1 5 0,763 Khả năng làm việc nhóm 3,488 1 5 0,726 Gặp gỡ nhiều người mới 3,836 2 5 0,708 Tôi muốn gặp gỡ và kết bạn với

Tôi yêu thích tham gia các hoạt động thể thao và xã hôi 3,340 1 5 0,807

Thứ hai, kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy sinh viên

Kế toán, Kiểm toán có kỳ vọng cao (4,168) về kiến thức từ khóa học Trong đó, điểm đáng chú ý là sinh viên đặc biệt quan tâm và kỳ vọng vào kiến thức thực tế thể hiện qua nhân tố tiếp cận kinh nghiệm thực tế (4,355) Sinh viên còn kỳ vọng vào nhiều khía cạnh trong nhóm nhân tố về kiến thức như được trải nghiệm sự phát triển kiến thức chuyên ngành (4,190), có thể vượt qua kỳ thi trong lần đầu (4,177), tiếp cận các phương pháp giảng dạy mới (4,168) Ngoài ra, người học còn khá kỳ vọng vào môi trường và phương pháp học tập (3,614) Cụ thể, họ kỳ vọng cao vào việc học đại học ngành

Kế toán, Kiểm toán có thể gặp gỡ và kết bạn với nhiều người (4,026), gặp được nhiều người mới (3,836) Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy sinh viên ít kỳ vọng vào khả năng sử dụng máy vi tính (3,380), khả năng làm việc nhóm (3,488)

và tham gia các hoạt động thể thao và xã hội (3,340)

Thứ ba, sinh viên có sự chuẩn bị chưa tốt cho việc học đại học thể hiện qua 2 nhóm nhân tố: khả năng chuẩn bị cho việc học (3,330) và sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh

Trang 4

116 Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh

viên (3,413) Cụ thể, sự chuẩn bị của sinh viên chỉ ở mức

bình thường về khả năng lên kế hoạch học tập (3,407), khả

năng sắp xếp thời gian học hiệu quả (3,345), khả năng tự

chịu trách nhiệm về việc tự học (3,596) và một số nhân tố

khác Riêng nhân tố khả năng học độc lập (2,955) chỉ ở

mức thấp Bên cạnh đó, cả 2 nhân tố trong nhóm sự chuẩn

bị cho cuộc sống sinh viên cũng cho kết quả tương tự, khi

mà sinh viên nhận thức về việc chuẩn bị cuộc sống ở mức

bình thường (3,413), cụ thể khả năng sắp xếp cuộc sống

sinh viên nói chung (3,551) và kỹ năng ứng dụng công

nghệ thông tin vào việc học (3,278)

2.2.4 Bình luận

Để cung cấp cho sinh viên đại học ngành Kế toán và

Kiểm toán những trải nghiệm giáo dục bổ ích và để nâng

cao vị trí đào tạo ngành này trong thị trường giáo dục đại

học khu vực miền Trung và cả nước, lãnh đạo trường Đại

học Kinh tế nói riêng và các nhà giáo dục nói chung cần

mở rộng sự hiểu biết về các đặc điểm của người học Vì

vậy, nghiên cứu này đã cố gắng cung cấp một sự hiểu biết

sâu hơn về động cơ, sự chuẩn bị của sinh viên và kỳ vọng

của họ khi theo học ngành này

Kết quả phân tích cho thấy sinh viên có kỳ vọng rất cao

về kiến thức thu được trong khóa học Họ kỳ vọng nhiều

nhất sẽ tiếp cận được kiến thức thực tế, nhưng cũng mong

muốn vượt qua các kỳ thi trong lần đầu Điều này cho thấy

sinh viên Kế toán và Kiểm toán nhận thức rõ sự quan trọng

của kiến thức thực tế, muốn học thực chất và gần gũi với

thực tiễn nghề nghiệp Đồng thời họ cũng muốn vượt qua

các kỳ thi trong lần đầu Ngoài ra, phát triển được kiến thức

chuyên ngành và có khả năng nắm bắt tài liệu học tập cũng

là những kỳ vọng khá cao của sinh viên Kế toán và Kiểm

toán Điều này cho thấy sinh viên coi trọng kiến thức

chuyên ngành và mong muốn nắm bắt các tài liệu học tập

Ngoài các nhân tố trên, phát triển kỹ năng mới, có được

quãng thời gian đẹp ở trường đại học và tăng thêm sự tự tin

là những nhân tố ít được kỳ vọng hơn Bên cạnh đó, người

học còn khá kỳ vọng về môi trường và phương pháp học

tập tại trường đại học Khả năng sử dụng máy vi tính và

khả năng làm việc nhóm cũng được sinh viên mong muốn

tiếp cận, song ở mức độ bình thường Điểm đáng chú ý là

nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mong muốn được giao

tiếp kết bạn khá cao

Một kết quả thú vị của sự phân tích khác biệt giữa sinh viên

nam và sinh viên nữ cho thấy, mức độ kỳ vọng về kiến thức và

kết quả học tập của sinh viên nữ cao hơn nam sinh viên

Kết quả dựa trên nghiên cứu sự chuẩn bị của sinh viên

cho thấy, sinh viên có sự nhận thức tương đối thấp về sự

chuẩn bị học đại học Cụ thể, người học có sự chuẩn bị

chưa tốt về khả năng tự đọc tài liệu, tự lên kế hoạch học

tập, sắp xếp thời gian học hiệu quả và tự đánh giá kết quả

học tập của mình Nghiên cứu còn chỉ ra khả năng học độc

lập của sinh viên Kế toán và Kiểm toán là không tốt Đây

là một kết quả có giá trị đối với giảng viên và các nhà giáo

dục để có thể xây dựng một chương trình học đề cao tính

chủ động học tập của sinh viên Ngoài ra, khả năng sắp xếp

cuộc sống nói chung và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông

tin vào việc học là hai kỹ năng quan trọng nhưng sinh viên

Kế toán và Kiểm toán lại chuẩn bị chưa tốt Điều này gần

như đồng nhất với nghiên cứu cho rằng sinh viên có sự

chuẩn bị tương đối kém cho việc học đại học, đặc biệt là về

kỹ năng và kiến thức (Liu, 2010)

Kết quả phân tích về động cơ của sinh viên cho thấy rằng sự lựa chọn học đại học ngành Kế toán và Kiểm toán của người học là do sự kết hợp của cả yếu tố nội tại và động cơ bên ngoài Phân tích sâu hơn nghiên cứu cho thấy sinh viên chịu tác động của động cơ bên ngoài nhiều hơn động cơ bên trong Điều này cho thấy một sự tương đồng với kết quả của một nghiên cứu trước đây (Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez, 2009) Cụ thể, sinh viên được thúc đẩy chủ yếu bởi họ muốn trở thành người được giáo dục tốt, đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp trong

xã hội Đồng thời yếu tố bằng cấp cũng có tác động khá lớn đến động cơ học tập của sinh viên Trong khi đó, kỹ năng và kiến thức, học đại học mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai là những động cơ bên ngoài ít thúc đẩy sinh viên hơn

Phân tích động cơ bên trong cho thấy, sinh viên ngành

Kế toán, Kiểm toán bị thu hút bởi cuộc sống chủ động và bị thúc đẩy bởi muốn hiểu rõ chính mình hơn thông qua quá trình học đại học Đây là hai nhân tố tác động mạnh nhất đến động cơ bên trong của sinh viên Ngoài ra, người học còn bị thúc đẩy bởi kiến thức được mở rộng và tăng sự tự tin khi học đại học

3 Kết luận

Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá và đo lường động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, xây dựng và đánh giá thang đo các nhân tố này Thang đo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu định tính và định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo gồm có 6 thành phần cụ thể dựa trên số liệu điều tra (n=226), Cronbach alpha của 6 thành phần

đo lường động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học tương ứng là 0,855; 0,767; 0,731; 0,620; 0,949; 0,665 đồng thời cho thấy độ tin cậy của thang đo là khá cao Căn cứ vào tác động của các yếu tố đến động cơ, sự kỳ vọng và mức độ sẵn sàng chuẩn bị học đại học của sinh viên Kế toán, Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế cho thấy rằng sinh viên có động cơ khá rõ ràng, sự kỳ vọng cao vào kiến thức và vào kết quả học tập trong khi sự chuẩn bị học đại học còn nhiều hạn chế

Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy rằng một sự tổ chức lại các chính sách, chương trình giảng dạy và các hoạt động

hỗ trợ đào tạo khác là cần thiết để phù hợp với những đặc điểm thay đổi của sinh viên Kế toán và Kiểm toán hiện nay

Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp: (1) Thúc đẩy động cơ học tập bằng cách đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và tiếp tục củng cố và phát triển mô hình các câu lạc bộ, mở rộng tầm ảnh hưởng của câu lạc bộ Kế toán trẻ trong nhà trường đồng thời rà soát lại khung chương trình đào tạo hướng đến nội dung kế toán kiểm toán chuyên sâu, nhưng gần gũi thực tế hơn; (2) Cải thiện kỹ năng, kiến thức để sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho việc học đại học thông qua việc tăng cường quảng bá chương trình học trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các sinh viên tiềm năng biết trước những học phần sẽ học trong tương lai và tăng cường tổ chức các chương trình ngoại khóa về kỹ năng cần thiết như làm việc

Trang 5

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 117

nhóm, thuyết trình, quản lý thời gian; (3) Đáp ứng sự kỳ

vọng của sinh viên thông qua việc tổ chức các buổi chia sẻ

kinh nghiệm thực tế giữa các chuyên gia Kế toán, Kiểm

toán với sinh viên, dần dần thay đổi cách giảng dạy lý

thuyết kết hợp vận dụng và định hướng thành lập Trung

tâm Tư vấn Kế toán, Tài chính, Thuế nhằm tạo nơi làm

quen thực tế cho giảng viên và sinh viên

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tiến hành đối với sinh viên

chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán tại Trường Đại học

Kinh tế Do vậy, có thể mở rộng khảo sát đối với toàn thể

sinh viên Trường Đại học Kinh tế và các trường đại học khác

thuộc Đại học Huế để có thể so sánh sự khác biệt giữa sinh

viên của những chuyên ngành khác nhau (Hassall và cộng

sự, 2012) Hơn thế nữa, việc sử dụng các mô hình hồi quy

để đánh giá tác động của các nhân tố động cơ, sự kỳ vọng và

sự chuẩn bị học đại học đến kết quả học tập của sinh viên

cũng là những chủ đề cho các nghiên cứu tiếp theo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez, "Motives, Expectation, Preparedness and Academic Performance: A study of students of accouting at a Spanish

university", Spanish Accounting review, Vol 12, No 2, Revista de

Contabilidad, 2009, page 279 - 300

[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008

[3] Jie Liu, "The changing body of students: A study of the motives, expectations and preparedness of postgraduate marketing students",

Marketing Intelligence & Planning, Vol 28, No 7, Emerald Group

Publishing Limited, 2010, page 821 - 830

[4] Trevor Hassall, John Joyce, Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez, Tourna-Germanou, "Motivations, expectations and preparedness for higher education: A study of accounting students in Ireland, the UK, Spain and Greece",

Accounting Forum, Vol 36, Elsevier Ltd, 2012, page 134 - 144 (BBT nhận bài: 04/02/2015, phản biện xong: 12/04/2015)

Ngày đăng: 23/11/2022, 03:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w