1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại việt nam trung quốc giai đoạn 1995 2022

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Lên Cán Cân Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc Giai Đoạn 1995 - 2022
Tác giả Lê Thị Hoa, Trần Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Phương Mai, Nguyễn Thị Diễm My, Bùi Thị Ngọc Phương, Võ Thị Thanh Thảo, Lưu Thị Thơm, Cù Bích Thủy, Vũ Ngọc Thúy, Hoàng Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phúc Hiền
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế
Thể loại Báo Cáo Giữa Kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 722,79 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do nghiên cứu (5)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (5)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (6)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (6)
    • 1.5. Kết cấu bài báo cáo (7)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (8)
    • 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (8)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (11)
    • 2.3. Thực trạng tỷ giá và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (14)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu (18)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (18)
    • 3.2. Dữ liệu và biến số (19)
    • 3.3. Mô tả thông kê và tương quan biến số (23)
  • 4. Kết quả và thảo luận (25)
    • 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (25)
    • 4.2. Kiểm định đường bao (25)
    • 4.3. Lựa chọn độ trễ của mô hình ARDL (25)
    • 4.4. Kết quả ước lượng mô hình ARDL (26)
    • 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu (28)
    • 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu (32)
  • 5. Kết luận (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

Nếu thực sự đồng Nhân dân tệ được sử dụng trong thanh toán thì các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn khi VND/CNY biến

Lý do nghiên cứu

Lý do lựa chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nền kinh tế trên thế giới tuy có độ mở cửa khác nhau nhưng đều có xu hướng ngày càng mở cửa tham gia thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Nhận thấy được các lợi ích có thể thu được từ các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào quá trình này kể từ sau chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986)

- thể hiện qua việc gia nhập ASEAN (1995), ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (2000), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2006), Trong số những đối tác thương mại của Việt Nam, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 175,57 tỷ USD (theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2022), tiếp sau là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bên cạnh đó, Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có xu hướng ngày càng phát triển Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) đã chính thức được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế (SDR) từ ngày 01/10/2016 nên không ai có thể khẳng định chắc chắn về việc liệu nó có thể soán ngôi USD, trở thành đồng tiền chính thức trong dự trữ ngoại hối và thanh toán quốc tế hay không Trong các hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc hay rất có thể trong quan hệ thương mại, các doanh nghiệp Trung Quốc dùng quyền lực thị trường buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ Nếu thực sự đồng Nhân dân tệ được sử dụng trong thanh toán thì các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn khi VND/CNY biến động mà không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong bối cảnh mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia ngày càng được tăng cường, phát triển

Như vậy, việc nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc là quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, và đặc biệt quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách và những doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn quản trị rủi ro Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài để đánh giá sự tác

2 động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 1995 - 2022.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Việt Nam đồng và Nhân dân tệ đến cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày trở nên sâu rộng trong bối cảnh hàng rào thuế quan và các hạn ngạch hàng hóa với mục đích bảo hộ thương mại dần phải dỡ bỏ Bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời hai câu hỏi:

Thứ nhất, diễn biến tỷ giá VND/CNY và cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1995 - 2022 như thế nào?

Thứ hai, tác động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương đến cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc như thế nào?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của sự thay đổi tỷ giá VND/CNY lên cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Về không gian: Biến động tỷ giá VND/CNY và cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Về thời gian: từ năm 1995 đến năm 2022.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích sự biến động trong tỷ giá hối đoái và tình hình thương mại của Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại Sau đó, cùng với các số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định biên (Bound – Testing) được xây dựng bởi Pesaran (2001) dựa trên mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL)

Số liệu được nhóm nghiên cứu thu thập và tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của nhiều nguồn khác nhau như Tổng cục Thống kê (GSO), Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Fred Economic Data, Trading Economics.

Kết cấu bài báo cáo

Nội dung của bài nghiên cứu bao gồm năm phần chính:

Phần 1: Lý do nghiên cứu Phần 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu Phần 3: Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu Phần 4: Kết quả và thảo luận

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm

Vấn đề về tác động của tỷ giá thực đến cán cân thương mại đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, các học giả, nhà kinh tế học quan tâm và đưa ra những phân tích, lý luận xung quanh nó Đã có rất nhiều nghiên cứu quy mô lớn đã được tiến hành để nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại và có nhiều kết luận khác nhau Đa phần các nhà nghiên cứu thực nghiệm đều đồng thuận rằng biến động tỷ giá có tác động tích cực tới cán cân thương mại trong dài hạn Cụ thể, bằng chứng cho thấy sự mất giá tiền tệ mang tính cạnh tranh dẫn đến cải thiện cán cân thương mại trong.Ogbonna (2016), Dongfack và Ouyang (2019) đều đưa ra cùng kết luận rằng thực tế giảm tỷ giá hối đoái cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn Để điều tra xem liệu thâm hụt thương mại của Việt Nam có thể được giảm bớt bằng cách làm suy yếu đồng tiền hay không, các nghiên cứu quy mô lớn đã tìm hiểu độ nhạy cảm của cán cân thương mại của Việt Nam với sự biến động của đồng VNĐ Các nghiên cứu thực nghiệm nhìn chung đều ghi nhận tác động tích cực đáng kể của VNĐ đến cán cân thương mại của Việt Nam Điều này cho thấy việc đồng VNĐ mất giá thực tế có thể thúc đẩy cán cân thương mại của Việt Nam

Tuy nhiên, nhiều kết quả cho thấy tương quan thuận giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại Shahbaz và cộng sự (2010) đã sử dụng mô hình ARDL để điều tra tác động của việc mất giá tiền tệ lên cán cân thương mại của Pakistan trong giai đoạn 1980 đến 2006 Nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ lâu dài giữa các biến số những tác động của sự mất giá tiền tệ lên cán cân thương mại âm - sự mất giá làm xấu đi cán cân thương mại Họ cũng không tìm thấy mối quan hệ đường cong J cho Pakistan Genemo (2017) đã nghiên cứu trường hợp một số quốc gia châu Phi được lựa chọn sử dụng dữ liệu bảng kỹ thuật đồng tích hợp Ông nhận thấy rằng sự giảm giá của tỷ giá hối đoái thực làm suy giảm cân thương mại trong dài hạn Yazgan và Ozturk (2019) đã xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu quả và dòng chảy thương mại song phương của 33 quốc gia Đối với hầu hết các quốc gia, tỷ giá

5 hối đoái thực khấu hao được cho là có tác dụng cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn Ngoài ra, bằng cách áp dụng kỹ thuật FMOLS cùng với DOLS, Phan và Jeong (2015) cho rằng sự mất giá của VND làm xấu đi cán cân thương mại của Việt Nam My, Sayim và Rahman (2017) cũng đưa ra đồng kết quả, họ xác nhận rằng không có hiệu ứng đường cong J Điều này là do thương mại của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng chính sách tỷ giá không có tác dụng điều chỉnh cán cân thương mại Cụ thể, bằng cách sử dụng SVAR hoặc Structural Vector Autoregressive, Hoàng (2016) đã chỉ ra rằng sự chuyển động của thương mại Việt Nam không thể được giải thích bằng sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực một cách hiệu quả Bài viết này lập luận rằng về lâu dài chỉ có xuất khẩu danh nghĩa bị ảnh hưởng Từ đó, nghiên cứu đưa ra hàm ý chính sách rằng chính sách tỷ giá hối đoái không nên được sử dụng làm kênh chính để cải thiện thương mại Nga (2020) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định cán cân thương mại ở Việt Nam Ông nhận thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại, trong khi tỷ giá hối đoái không có liên quan đáng kể đến cán cân thương mại Ngoài ra, Karunaratne (1988) đã điều tra tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của Australia nhưng không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào Liên quan đến vấn đề này, Bahmani-Oskooee và Pourheydarian (1991) đã lưu ý về sự không đáng kể đó có thể là do nhiều tính cộng tuyến vì việc đưa các điều kiện thương mại vào như một biến giải thích trong mô hình

Như đánh giá này cho thấy rõ ràng, có sự khác biệt giữa các quốc gia về mặt xác định vấn đề cán cân thương mại của họ Ở một số nước, cán cân thương mại có liên quan đáng kể đến tỷ giá hối đoái, trong khi mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê đối với những nước khác

* Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số thể hiện sức khỏe của một nền kinh tế Nó là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một quốc gia trong vòng một năm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo thu nhập quốc dân Phân tích tác động thu nhập tới cán cân thương mại, Harberger

(1950), Meade (1951), Alexander (1952, 1959) cho rằng việc cải thiện cán cân thương

6 mại đòi hỏi phải tăng trong thu nhập quốc dân Trong một quốc gia, sự gia tăng GDP làm tăng nhu cầu tiền trong nước Để tái cân bằng tiền tệ, đất nước phải tăng cường xuất khẩu, vốn có tác động tích cực đến cán cân thương mại (Mundell, 1968) Theo tăng trưởng Solow mô hình, ở giai đoạn đầu, một nước kém phát triển vay nợ nước ngoài đầu tư thường đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Kết quả là, khi nền kinh tế tiến gần đến trạng thái ổn định thì tốc độ tăng trưởng chậm lại xuống Vì vậy, quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao là quốc gia đang ở giai đoạn đầu của phát triển và có xu hướng chấp nhận thâm hụt tài khoản vãng lai (Solow, 1956) Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng biến số GDP cho ra kết quả khá phức tạp Lal & Lowinger

(2002), Duasa (2007), Shao (2008) cho thấy ảnh hưởng tích cực về mặt thống kê của GDP đến cán cân thương mại trong cả ngắn hạn và dài hạn Ngược lại, Falk (2008), Mohammad & Hussain (2010) lại chỉ ra mối quan hệ ngược chiều của thu nhập thực tế trong nước với cán cân thương mại về lâu dài Tuy nhiên, kết quả trong ngắn hạn của Schaling and Kabundi (2014) cho thấy GDP của Nam Phi và Mỹ không có ý nghĩa thống kê

Tầm quan trọng của dầu thô và giá cả của nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như phúc lợi xã hội Theo Sanchez (2011), những thay đổi lớn về tổng thể trong tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, chênh lệch sản lượng, GDP phúc lợi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thâm hụt thương mại đều do giá dầu gây ra Những cú sốc giá dầu vẫn là mối đe dọa liên tục đối với các điều kiện thương mại tổng thể (Ahmed, 2011) Cú sốc giá dầu đã nhận được tầm quan trọng đáng kể trong các tài liệu thực nghiệm Giá dầu tăng có tác động tiêu cực đến tài khoản vãng lai của một quốc gia và đồng thời tác động tiêu cực đến xuất khẩu và do đó chi phí sản xuất tăng lên (Hassan, Syeda Anam

& Zaman, Khalid, 2012) Có nhiều quan điểm trái ngược nhau về tác động của giá dầu tới cán cân thương mại Một số ý kiến cho rằng giá dầu có tác động tích cực đến cán cân thương mại trong khi một số ý kiến ngược lại có tác động tiêu cực hoặc không có tác động (Akpan, 2007) Bao (2014) đã triển khai phương pháp Độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) để phân tích tác động và mối liên hệ nhân quả giữa cú sốc giá dầu và cán cân thương mại của Việt Nam Tương tự, Hassan và Zaman (2012) quan sát

7 thấy sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại, giá dầu và các yếu tố vĩ mô Có bằng chứng cho thấy có mối tương quan nghịch giữa giá dầu và cán cân thương mại, trong đó giá dầu thế giới tăng 1% sẽ khiến cán cân thương mại của Việt Nam giảm đáng kể 0,12% Bash (2015) đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) để xác định tác động của biến động giá dầu đến ngân sách công Jordan Tác giả nhận thấy rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá dầu thô tới thâm hụt công của Jordan Ông ấy đã chứng minh rằng biến động giá dầu có tác động tích cực và đáng kể đến thâm hụt ngân sách công của Jordan, do đó, giá dầu thô tăng sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách công của Jordan tăng lên

Nhìn chung, các nghiên trong nước và nước ngoài đã chỉ ra và đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại trong một quốc gia cũng giữa các quốc gia với nhau Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc Vì vậy, dựa trên cơ sở vận dụng, thừa hưởng những kết quả từ các nghiên cứu đi trước, nhóm xây dựng một đề án nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái lên các cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1995 - 2022.

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Các khái niệm liên quan

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác Trong đó: Đồng tiền yết giá (commodity currency) là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị, đồng tiền định giá (term currency) là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

Cán cân thương mại (Balance of Trade – BOT) có một số tên gọi khác như là xuất khẩu ròng (Net Export - NX), thặng dư thương mại Cán cân thương mại sẽ

8 ghi lại các thông tin về sự thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc gia với thời điểm nhất định Thời gian có thể tính theo quý hoặc năm

Số liệu cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia

Dựa vào định nghĩa cán cân thương mại, có thể dễ dàng xác định công thức tính cán cân thương mại như sau:

Nếu BOT > 0: Cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu)

Nếu BOT < 0: Cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu)

Nếu BOT = 0: Cán cân thương mại cân bằng

2.2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Marshall-Lerner xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại thông qua độ co dãn của tỷ giá với hàng hóa xuất nhập khẩu Độ co dãn phản ánh 1% thay đổi tỷ giá dẫn đến bao nhiêu % thay đổi sản lượng xuất nhập khẩu Cụ thể:

- Khi hệ số co dãn e>1 thì sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu co dãn với tỷ giá Do đó, phá giá sẽ có lợi cho nước xuất khẩu

- Ngược lại, khi hệ số co dãn e

Ngày đăng: 20/03/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN