1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, Rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

115 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Môi Trường của Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, Rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Tác giả Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Tân An
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 14,95 MB

Nội dung

Trang 1 CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TÂN AN---o0o--- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, Rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Địa điểm: Xã Ngọc

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TÂN AN

-o0o -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, Rong sụn công nghiệp

đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Địa điểm: Xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh, tháng … năm 2023

Trang 3

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC HÌNH 5

MỞ ĐẦU 10

1 Xuất xứ của dự án 10

1.1 Thông tin chung về dự án 10

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 11

1.3 Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác 11

1.4 Trường hợp dự án nằm trong Khu công nghiệp 13

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 13

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan 13

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến Dự án 16

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập 17

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 17

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 19

4.1 Các phương pháp ĐTM 19

4.2 Các phương pháp khác 20

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 21

5.1 Thông tin về dự án 21

Chương 1 – THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 23

1.1 Thông tin về dự án 23

1.1.1 Tên dự án 23

1.1.2 Chủ dự án 23

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 23

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng mặt nước của dự án 42

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 44

1.1.6 Mục tiêu, loại hình của dự án 46

1.1.7 Quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 46

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 48

1.2.1 Khu vực nuôi Hàu Thái Bình Dương 48

1.2.2 Khu vực nuôi Rong sụn 48

1.2.3 Khu quản lý điều hành và khu sơ chế sản phẩm 48

Trang 4

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 2

1.2.4 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động

của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 49

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 50

1.3.1 Nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công lắp đặt giàn nuôi 50 1.3.2 Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành dự án 52

1.3.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước 53

1.3.4 Sản phẩm của dự án 54

1.4 Công nghệ nuôi trồng được áp dụng 54

1.4.1 Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương trên biển bằng giàn treo 54

1.4.2 Quy trình sản xuất Rong sụn 59

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 62

1.5.1 Công tác chuẩn bị kỹ thuật 62

1.5.2 Biện pháp thi công công tác chính 63

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 63

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 63

1.6.2 Tổng mức đầu tư dự án 64

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 64

Chương 2 – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 66

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 66

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 66

2.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội 71

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 73

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 73

2.2.2 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học 77

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 79

2.3.1 Đối tượng bị tác động 79

2.3.2 Yếu tố nhạy cảm về môi trường 79

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 79

Chương 3 – ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 81

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng dự án 81

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 81

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 88

Trang 5

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 3

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 92

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 92

3.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 101

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 104

3.3.1 Danh mục các công trình, biện pháp giảm thiểu môi trường 104

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 104

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 104

Chương 4 – CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 106 4.1 Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 106

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của Chủ dự án 108

4.2.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử dự án 108

Chương 5 – KẾT QUẢ THAM VẤN 109

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 109

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 109

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 110

II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC 111

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 112

1 Kết luận 112

2 Kiến nghị 112

3 Cam kết của Chủ dự án đầu tư 113

PHỤ LỤC I 114

PHỤ LỤC II 115

PHỤ LỤC III 115

Trang 6

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Danh sách các cá nhân tham gia thực hiện báo cáo ĐTM 19

Bảng 1.1: Tọa độ mốc giới của dự án 24

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu sử dụng mặt nước biển 46

Bảng 1.3: Quy định về đặc tính của phao nổi, vật liệu làm phao nổi 50

Bảng 1.4: Bảng so sánh các loại vật liệu làm giàn bè nuôi trồng thủy sản 51

Bảng 1.5: Số lượng giống hàu trên vật bám theo kích cỡ 53

Bảng 1.6: Nhân sự dự kiến khi dự án đi vào hoạt động 65

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm giai đoạn 2020 – 2022 67

Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình giai đoạn 2020 – 2022 68

Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tháng và năm giai đoạn 2020 - 2022 69

Bảng 2.4: Số giờ nắng trung bình giai đoạn 2020-2022 69

Bảng 2.5: Tốc độ gió trung bình tháng tại Quảng Ninh năm 2021 70

Bảng 2.6: Vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh 73

Bảng 2.7: Kết quả đo đạc phân tích chất lượng môi trường KKXQ 76

Bảng 2.10: Vị trí quan trắc chất lượng nước biển 76

Bảng 2.11: Kết quả phân tích nước biển tại khu vực dự án 77

Bảng 3.1: Hệ số phát thải của tàu chạy bằng động cơ diezel 82

Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển đường thủy 82

Bảng 3.3: Nguồn và đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của Dự án 93

Bảng 3.4: Hệ số phát thải của tàu chạy bằng động cơ diezel 94

Bảng 3.5: Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển đường thủy 94

Bảng 3.6: Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính 95

Bảng 3.7: Hệ số tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 96

Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các CON trong nước thải sinh hoạt 97

Bảng 3.9: Tổ chức nhân sự quản lý, vận hành các công trình BVMT 104

Bảng 4.1: Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành thương mại 108

Bảng 5.1: Các ý kiến tham vấn và giải trình việc tiếp thu của Chủ dự án 110

Trang 7

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Ranh giới Khu vực thực hiện dự án 41

Hình 1.2: Bản đồ phân vùng không gian biển 43

Hình 1.3: Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh 45

Hình 1.4: Hệ thống giàn treo nuôi hàu thương phẩm 56

Hình 1.5: Hệ thống giàn bè ương nuôi hàu bố mẹ 57

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động của Dự án 65

Hình 2.1: Bản đồ tổng thể xã Ngọc vừng, huyện Vân Đồn 66

Hình 2.2: Vị trí quan trắc môi trường nền 75

Trang 8

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 10

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Sở hữu vùng biển khoảng 1.600 km2 với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, huyện Vân Đồn

có lợi thế rất lớn về nuôi trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là sản phẩm hàu Thái Bình Dương Với khoảng 4.000ha nuôi hàu, Vân Đồn được đánh giá là địa bàn lớn nhất cả nước về sản lượng và quy mô nuôi hàu

Hàu là một trong những sản phẩm thủy sản nổi tiếng nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và là một trong những thương hiệu phát triển mũi nhọn của huyện Vân Đồn trong những năm gần đây Không chỉ được tiêu thụ nội địa, hàu còn là sản phẩm thường xuyên được xuất khẩu với số lượng lớn Tuy nhiên, do tình trạng nhiều nơi người dân tự ý khoanh nuôi tại các vùng chưa được quy hoạch hoặc tận dụng tối đa diện tích

để nuôi thủy sản trên mặt nuôi hàu, cộng với mật độ nuôi quá dày đã khiến cho chất lượng sản phẩm hàu của Vân Đồn đang có xu hướng giảm, kích thước nhỏ và giá thành thấp Đồng thời kéo theo những thách thức về suy thoái và ô nhiễm môi trường nước các vùng nuôi hàu tập trung

Hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi hàu bền vững, hài hòa lợi ích giữa phát triển nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường biển, việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp nuôi trồng mới có tính bền vững là rất cấp thiết Một trong số đó là việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nuôi IMTA Xu hướng IMTA (Nuôi đa tầng/nuôi đa loài

tích hợp) là một mô hình tiên tiến trong nuôi biển công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản

Hiện nay trên thế giới đã áp dụng mô hình này để tăng sản lượng, chất lượng và quy mô vùng nuôi Nuôi đa tầng là việc tận dụng các tầng, các mặt nước để phân chia nuôi các loài với nhau Nó tạo một vòng tuần hoàn về thức ăn, dinh dưỡng cho các loài Nuôi hàu với rong biển là một ví dụ Rong biển tạo ra dinh dưỡng giúp hàu có môi trường sinh trưởng tốt hơn Cả 2 loài đều có giá trị kinh tế cao Tiềm năng về doanh thu là vô cùng lớn

Rong sụn là loài rong biển nhiệt đới, có nguồn gốc tự nhiên ở vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương, chúng đã được nhập về và nuôi tại miền Trung, Nam Bộ cách đây 20 năm Rong sụn sống và phát triển mạnh mẽ ở khu vực nước mặn, vùng nước ven biển, ven vịnh, đảo Rong sống nhờ dinh dưỡng của môi trường nước, từ tảo rêu và các vi chất

có lợi trong nước Rong sụn là loài có khả năng làm sạch vùng nước, vùng biển nuôi Khi tích hợp nuôi rong với các loài khác chúng phát huy tác dụng làm sạch môi trường sống, làm sạch nguồn thức ăn Điều này làm cho chất lượng nuôi trồng thủy sản được cải thiện, đầu ra chất lượng tốt hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Rong sụn là một loài được kỳ vọng lớn đóng góp vào chuỗi giá trị nuôi

Trang 9

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 11

biển xanh không chỉ riêng Quảng Ninh mà còn tại Việt Nam Chúng vừa giải quyết vấn

đề biến đổi khí hậu, vừa tăng thu nhập cho nông dân, vừa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho sức khỏe

Dự án nuôi hàu Thái Bình Dương và nuôi rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Công ty cổ phần Thủy sản Tân An đề xuất thực hiện tại khu vực biển có diện tích 166ha, phía Tây đảo Ngọc Vừng thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Khu vực biển đề nghị thực hiện dự án hiện chưa giao cho cá nhân hay tổ chức nào, hiện trạng khu vực không có hoạt động nuôi trồng thủy sản, không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và phù hợp với định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của

xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn và phù hợp với định hướng phát triển chung của Khu kinh tế Vân Đồn

Căn cứ Luật bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; tiểu mục 9, mục III, Phụ lục III của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường Dự án nuôi hàu Thái Bình Dương, rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, là dự án có sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường, là dự án mới thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Phạm vi của báo cáo ĐTM bao gồm các hoạt động nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch

và tiêu thụ sản phẩm

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được thực hiện và phê duyệt bởi Công ty cổ phần Thủy sản Tân An theo quy định của Luật Đầu tư

1.3 Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác

a Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Việc thực hiện Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là phù hợp với quy hoạch phát triển đã được các Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

- Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Theo đó phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển (nuôi biển) công nghệ cao, hiệu

Trang 10

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 12

quả và bền vững; khuyến khích nuôi các đối tượng làm dược liệu biển và thực phẩm dinh dưỡng từ sản phẩm biển

- Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2045 Theo đó Quảng Ninh được chọn trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn; trọng tâm phát triển nuôi biển gắn với bảo tồn biển và du lịch quốc gia Xây dựng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung, đáp ứng nhu cầu giống nhuyễn thể cho khu vực vả cả nước

- Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, theo đó việc “Tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản trên Vịnh phù hợp với định hướng phát triển không gian Khu kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái khu vực”

- Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/8/2021 của Ban Thưởng vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh Theo đó “Dịch chuyển và giảm diện tích, mật độ nuôi ở vùng biển từ 03 hải lý trở vào;

mở rộng diện tích nuôi thủy sản biển phù hợp với sức tải môi trường trong giới hạn từ 3 đến 6 hải lý; khuyến khích đầu tư nuôi biển ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là ở các địa phương Vân Đồn, Cô Tô, Cảm Phả, Đầm Hà, Hải Hà”;

- Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/8/2021 của Ban Thưởng vụ Tỉnh uỷ, theo đó phát triển vùng nuôi theo phương thức công nghiệp phù hợp với sức tải môi trường trong phạm vi

từ 3 đến 6 hải lý và thu hút đầu tư nuôi công nghiệp, công nghệ cao ngoài 6 hải lý tại Vân Đồn, Cô Tô …

b Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật

có liên quan

Khu vực thực hiện dự án có vị trí thuộc vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích Quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long Theo Phụ lục XXII về phương án phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và

đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, ban hành kèm theo Quyết định

số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Khu vực thực hiện dự án nằm

trong tiểu vùng H1 (Tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử - văn hóa

- danh lam thắng cảnh, khu di sản thiên nhiên, khu vực khác không phải khu dân cư tập trung ở đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III) của vùng hạn chế phát thải

Trang 11

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 13

1.4 Trường hợp dự án nằm trong Khu công nghiệp

Dự án không nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nào

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan

v Về lĩnh vực môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10;

- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ quy định phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải;

v Về lĩnh vực thủy sản

- Luật Thủy sản số 28/2017/QHH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017;

- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ban hành ngày 08/03/2019 quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Thủ tưởng Chỉnh phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT, ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Trang 12

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 14

- Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 1408/QĐ-TTG ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thuỷ sản giai đoạn 2021-2030;

- Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 27-Ctr/TU ngày 27/3/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 27/3/2019 của Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

- Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh

- Kế hoạch số 06 ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025

- Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 18/01/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 01/11/2021 về thực hiện Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh

v Về lĩnh vực tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực ngày 01/01/2013;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và

xử lý nước thải;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Trang 13

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 15

v Về Khí tượng thủy văn

- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2015;

- Văn bản hợp nhất Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng

7 năm 2020;

- Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;

- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn

v Về lĩnh vực sức khỏe

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Nghi định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động

về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

- Thông tư 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Thông tư 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

v Về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/06/2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Nghi định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy

và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

v Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Trang 14

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 16

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 31/VBHN-VPQH của Văn phòng Quốc hội quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành

và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/03/2023 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh;

- Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/08/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, măn tại Quảng Ninh

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 10:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCĐP 08:2020/QN – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, măn tại Quảng Ninh

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến Dự án

- Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển số 01/2023/22/GP-NTTS do Tổng Cục thủy sản cấp ngày 12/01/2023;

- Biên bản làm việc ngày 03/06/2022 giữa đại diện Uỷ ban Nhân dân xã Ngọc Vừng và Công ty cổ phần Thủy sản Tân An, về việc khảo sát, thống nhất lựa chọn địa điểm nghiên cứu thực hiện dự án Nuôi trồng thủy sản biển công nghiệp;

- Công văn số 6047/SNNPTNT-CCTS ngày 20/12/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh về việc tham gia ý kiến cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển;

Trang 15

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 17

- Công văn số 7487/TNMT-BHĐ ngày 26/12/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh về việc tham gia ý kiến cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển tại khu vực xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn cho Công ty cổ phần Thủy sản Tân An;

- Công văn số 1584/TCBHĐVN-QLKTB ngày 29/12/2022 của Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam về việc ý kiến về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển;

- Công văn số 9779/BCH-TM ngày 30/12/2022 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh về việc tham gia ý kiến về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển;

- Công văn số 64/2022/CV-VSA ngày 26/12/2022 của Hiệp Hội Nuôi biển Việt Nam về việc ý kiến về Dự án nuôi trồng thủy sản trên biển của Công ty Tân An;

- Công văn số 152/HNC-PTTSBV ngày 31/12/2022 của Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam về việc góp ý Dự án Nuôi hàu và rong sụn tại xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

- Thuyết minh dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương và Rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do Công ty cổ phần Thủy sản Tân An lập 03/2023;

- Sơ đồ địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết dự án;

- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương và Rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do Công ty cổ phần Thủy sản Tân An lập 03/2023

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do Chủ đầu tư chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Máy và TBCN Hóa chất - Môi trường MECIE Báo cáo được thực hiện theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

Báo cáo ĐTM Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được thực hiện với trình tự các bước như sau:

- Thu thập các tài liệu, số liệu, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thuyết minh dự

án đầu tư, công nghệ nuôi biển được áp dụng, các văn bản pháp luật liên quan đến dự án;

- Điều tra, khảo sát hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn gồm: đo đạc, lấy và phân tích mẫu các loại (môi trường nền);

Trang 16

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 18

- Thực hiện chi tiết đánh giá tác động của dự án đến các yếu tố môi trường và KTXH Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý nhằm giảm thiểu các tác động môi trường do dự án gây ra;

- Hoàn thiện báo cáo ĐTM chi tiết của dự án;

- Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ TNMT; tham vấn cộng đồng (Uỷ ban Nhân dân/Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc xã Ngọc Vừng, cộng đồng dân cư), tham vấn ý kiến của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Ban quản lý Khu Kinh tế Vân Đồn về các nội dung của Báo cáo;

- Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo các ý kiến tham vấn;

- Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM theo quy định

Tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện ĐTM:

3.1 Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Người đại diện: Ông Ngô Hùng Dũng Chức danh: Chủ tich Hội đồng quản trị Địa chỉ: Khu Thống Nhất 2, phương Tân An, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 033 3873720

3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và TBCN Hóa chất - Môi trường MECIE Người đại diện: Ông Lê Quốc Khanh Chức danh: Giám đốc

Địa chỉ: Số 405 - Trương Định - Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại: 024 85872464/36617912 Fax: 024.36617912

Email: mecie.vn@gmail.com Website: www.mecie.vn

3.3 Cơ quan quan trắc hiện trường

Đơn vị quan trắc: Trung tâm Kiểm định Thiết bị môi trường Hóa chất

Người đại diện: Ông Bùi Thanh Tùng Chức danh: Giám đốc

Địa chỉ: 29-F, ô đất A10, KĐT Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 098 431 0321 Email: lienhe.cece@gmail.com Giấy chứng nhận hoạt động Quan trắc môi trường: VIMCERTS 296

Danh sách các chuyên gia, cán bộ tham gia thực hiện báo cáo ĐTM Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu:

Trang 17

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 19

Bảng 1: Danh sách các cá nhân tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

Chủ đầu tư - Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

1 Ngô Hùng Dũng Chủ tich Hội đồng

quản trị

Xem xét và ký báo cáo trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

2 Nguyễn Việt Hùng Phó giám đốc

Chịu trách nhiệm phần kỹ thuật/công nghệ liên quan đến dự

Cơ quan tư vấn – Công ty TNHH Máy và TBCN Hóa chất Môi trường MECIE

4 Lê Quốc Khanh Giám đốc

Xem xét và ký báo cáo trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

5 Lưu Thị Minh Hòa Thạc sĩ Môi trường Chủ trì thực hiện báo

9 Phan Ngọc Mai Kỹ sư Môi trường

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp ĐTM

Phương pháp nhận dạng tác động

 Phương pháp danh mục kiểm tra (check list)

Trang 18

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 20

Phương pháp này được áp dụng tại chương 3 của báo cáo để nhận diện các nguồn gây tác động và đặc tính của tác động trong giai đoạn triển khai và vận hành của dự án Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn thi công lắp đặt thiết bị nuôi, vận hành Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong các quá trình hoạt động của Dự án Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động được thể hiện tại Chương 3 của báo cáo

v Phương pháp lập bảng

Phương pháp này được sử dụng để thống kê tất cả các tác động và các đánh giá trước đó Khi sắp xếp các tác động theo từng hạng mục cụ thể vào một bảng để người đọc nhìn rõ được tổng quan mức độ tác động đến môi trường của từng nội dung trong

dự án Phương pháp được áp dụng tại Chương 1 và Chương 4 của báo cáo

Phương pháp đánh giá/dự báo tác động

v Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan tổ chức và chương trình có uy tín lớn trong nước và trên thế giới như tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Cơ quan môi trường Châu Âu (EEA) Phương pháp này có hiệu quả cao trong việc xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm trong quá trình thi công dự án, từ đó có thể dự báo khả năng tác động của chất ô nhiễm Phương pháp này áp dụng tại chương 3 của báo cáo Trong báo cáo sử dụng hệ số phát thải của phương tiện giao thông do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị và sản phẩm

4.2 Các phương pháp khác

v Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích bao gồm việc khảo sát, xác định các vị trí điểm đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường (hiện trạng chất lượng không khí, nước biển), phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực

dự án, từ đó làm cơ sở đánh giá tác động môi trường Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie tiến hành khảo sát hiện trạng dự án và ký hợp đồng với Trung tâm Kiểm định Thiết bị môi trường Hóa chất lấy các mẫu khí, nước và tiến hành phân tích Trung tâm Kiểm định Thiết bị môi trường Hóa chất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động vụ quan trắc môi trường, mã số Vimcert số 296 Phương pháp này được áp dụng tại Chương 2 của báo cáo

Trang 19

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 21

v Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường của Việt Nam Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2 và Chương 3 của báo cáo để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo các hoạt động có thể diễn ra trong tương lai của Dự án

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

- Chủ dự án: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

- Quy mô, công suất: Đầu tư trang trại nuôi trồng thủy sản trên biển công nghiệp, hiện đại theo tiêu chuẩn xuất khẩu, tập trung 2 đối tượng nuôi chính là Hàu Thái Bình Dương thương phẩm với sản lượng 3.000 tấn/năm và Rong sụn thương phẩm với sản lượng đạt 2.000 tấn/năm

- Công nghệ nuôi: Dự án áp dụng công nghệ nuôi giàn dây treo là công nghệ nuôi biển công nghiệp, quy mô lớn, tích hợp quy trình nuôi hiện đại Hình thức nuôi này cả Hàu và Rong đều có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, dễ quản lý, chăm sóc và thu hoạch Hàu giống bám trên các giá thể (vỏ nhuyễn thể ) được đục lỗ và treo trên các dây Rong giống cũng được buộc thành từng bụi, nhiều bụi trên 1 dây treo và được buộc vào dây chủ có phao nổi Hình thức nuôi này cá thể giống được treo lơ lửng trong môi trường nước, tạo điều kiện cho hàu có thời gian lọc thức ăn tối đa, rong hấp thu được ánh sáng và thực hiện quá trình quang hợp tự nhiên Việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch hàu và rong cũng dễ dàng hơn và tận dụng được diện tích mặt nước và năng suất sinh học vùng nuôi cao nhất

- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

Trang 20

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 22

Các hạng mục công trình chính: Đầu tư 40 giàn dây treo nuôi thương phẩm (30

giàn nuôi hàu Thái Bình Dương và 10 giàn rong sụn) và 25 giàn bè ương nuôi giống (20 giàn nuôi hàu giống và 5 giàn nuôi rong giống)

Các hạng mục công trình phụ trợ: Nhà quản lý và điều hành (nhà 5 gian liền kề,

mỗi gian với diện tích 25m 2), cụm nhà kho và khu sơ chế (2 khu liền kề, trong đó nhà kho có diện tích 100 m2, bên cạnh bố trí nhà sơ chế với diện tích khoảng 200 m2) Ngoài

ra là diện tích phục vụ giao thông nội vùng

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: bao gồm hệ thống thu gom thoát

nước thải sinh hoạt, hệ thống các bể tự hoại, khu chứa chất thải với các thùng chứa có nắp đậy (CTRSH, CTRTT khác và CTNH)

- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có): dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường do nằm trên khu vực biển phía Tây đảo Ngọc Vừng, thuộc vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích Quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long

Trang 21

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 23

Chương 1 – THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

Dự án Nuôi hàu Thái Bình Dương, Rong sụn công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

1.1.2 Chủ dự án

- Tên Chủ dự án: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

- Địa chỉ: Khu Thống Nhất 2, phường Tân An, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh

- Người đại diện: Ông Ngô Hùng Dũng Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Qúy III/2023 – qúy I/2024: hoàn thiện hồ sơ pháp lý của dự án;

+ Qúy II/2024 – quý IV/2024: Chuẩn bị đầu tư và đầu tư nuôi Hàu thương phẩm, Rong sụn khoảng 30 ha chiếm 18% tổng diện tích; sản lượng dự kiến 500 tấn, trong đó hàu thương phẩm đạt 300 tấn, rong sụn thương phẩm 200 tấn;

+ Qúy I/2025 – quý IV/2025: Đầu tư hoàn thiện, tổ chức nuôi 166,0 ha bằng 100% tổng diện tích; sản lượng dự kiến 5.000 tấn, trong đó hàu thương phẩm đạt 3.000 tấn, rong sụn đạt 2.000 tấn;

+ Sau năm 2025: Mở rộng, liên kết vùng nuôi đảm bảo sản lượng tiêu thụ và chất lượng sản phẩm đến thị trường Nhật Bản và Châu Âu…

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Địa điểm thực hiện dự án tại khu vực biển phía Tây đảo Ngọc Vừng thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Phạm vi ranh giới khu vực dự án nằm ngoài khu vực 6 hải lý, tiếp giáp với khu vực xung quanh như sau:

- Phía Đông giáp dãy núi Tu La thuộc đảo Ngọc Vừng;

- Phía Tây giáp hòn vụng, hòn 102 và hòn 325;

- Phía Nam Hòn Xám;

- Phía Bắc giáp khu vực cảng Cống Yên

Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu vực thực hiện Dự án theo hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 107o45’, múi chiếu 3o được đưa trong bảng sau:

Trang 22

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 24

Bảng 1.1: Tọa độ mốc giới của dự án

STT Ký hiệu điểm mốc Toạ độ VN2000

Trang 23

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Hình 1.1: Ranh giới Khu vực thực hiện dự án

Trang 24

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 42

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng mặt nước của dự án

Khu vực thực hiện dự án có vị trí thuộc vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, là khu vực giáp ranh giữa 2 vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long nhưng nằm rất xa vườn Quốc gia Bái Tử Long Vị trí dự án theo bản đồ phân vùng không gian biển, ban hành kèm theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến

2050 được thể hiện dưới hình sau (trang sau)

Toàn bộ hiện trạng khu vực thực hiện dự án là khu vực biển phía Tây đảo Ngọc Vừng, nằm ngoài khu vực 6 hải lý, không có hoạt động nuôi trồng thủy sản Một số đặc điểm về hiện trạng khu vực dự án:

- Là khu vực biển mở, biệt lập, cách xa khu vực dân cư nên các hoạt động kinh tế

xã hội, giao thông vận tải, văn hoá, du lịch không ảnh hưởng đến hoạt động của dự án

- Đặc điểm địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng; chất đáy chủ yếu là cát bột, sỏi sạn, một phần vụn vỏ sinh vật và bùn cát Độ sâu trung bình từ 15 - 20 m rất thuận lợi cho nghề khai thác thuỷ sản phát triển

- Chế độ thuỷ triều: Vùng biển có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày đêm chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống

- Chất lượng môi trường nước: Chất lượng nước khu vực vùng nuôi đảm bảo trong sạch, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp cũng như sinh hoạt

- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước khá ôn hoà và có tính đồng nhất cao Số liệu nhiệt

độ nước thu được đều nằm trong giới hạn cho phép (~ 30°C) theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường (QCVN 10:2015/BTNMT) đối với mục đích nuôi trồng thuỷ sản

- Độ pH: Qua kết quả nghiên cứu độ pH nước biển tầng mặt từ 7,5 - 8,5 ở ngưỡng tốt theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường đối với mục đích nuôi trồng thuỷ sản

- Độ mặn S ‰: Độ muối trung bình là 25 ppt, đảm bảo tiêu chuẩn nuôi thủy sản biển

- Tốc dộ dòng chảy: Qua khảo sát sơ bộ tốc độ dòng chảy khu vực vào mùa khô

và mùa mưa cho thấy trung bình khoảng 0,5 m/giây; có khả năng lưu chuyển dòng chảy tốt

Trang 25

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Hình 1.2: Bản đồ phân vùng không gian biển

(Vị trí dự án )

Trang 26

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 44

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Địa điểm thực hiện dự án tại khu vực biển phía Tây đảo Ngọc Vừng, thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Vị trí dự án thuộc vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích Quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long Ranh giới khu vực dự án nằm ngoài ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long

Toàn bộ ranh giới phía Đông khu vực dự án tiếp giáp với phía Tây đảo Ngọc Vừng,

là diện tích đất rừng (đất có rừng sản xuất là rừng trồng, đất có rừng trồng phòng hộ và đất có rừng tự nhiên và rừng phòng hộ) Tại khu vực trung tâm của đảo có Khu lưu niệm Bác Hồ, là nơi ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm đảo Ngọc Vừng ngày 12//11/1962 Khu lưu niệm cách khu vực thực hiện dự án khoảng 1.300m Uỷ ban Nhân dân xã Ngọc Vừng cách dự án khoảng 1.500m về phía Đông Nam

Khu vực dự án không gần khu dân cư tập trung, toàn xã hiện có 229 hộ với 839 nhân khẩu, sinh sống tại 3 thôn (Ngọc Nam, Bình Minh, Bình Hải), đời sống của người dân phụ thuộc vào trồng trọt, nuôi trồng, dịch vụ Với thế mạnh từ biển, xã có 68% số

hộ tham gia khai thác và nuôi trồng thủy sản

Trang 27

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Hình 1.3: Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh

Trang 28

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 46

1.1.6 Mục tiêu, loại hình của dự án

a Mục tiêu của dự án

- Tận dụng tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên tại khu vực biển phía Tây đảo Ngọc Vừng để phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng tinh thần tại Nghị Quyết số 13-NQ/TU ngày 06/05/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/08/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh và Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021

- Xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản biển theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiến tiến, hiện đại với hạ tầng nuôi biển đồng bộ; Phát triển công nghệ nuôi, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu, hướng tới xuất khẩu thủy sản vào các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ …

- Tạo sinh kế, công ăn việc làm, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của người dân

- Sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên biển hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái biển

b Loại hình dự án

Loại hình dự án: dự án đầu tư mới

1.1.7 Quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a Quy mô, công suất của dự án

Đầu tư trang trại nuôi trồng thủy sản trên biển công nghiệp, hiện đại theo tiêu chuẩn xuất khẩu tập trung 2 đối tượng nuôi chính là Hàu Thái Bình Dương và Rong sụn, trong đó:

- Sản lượng hàu Thái Bình Dương thương phẩm hàng năm đạt 3.000 tấn/năm, sản

lượng Rong sụn thương phẩm đạt 2.000 tấn/năm

b Quy hoạch sử dụng mặt nước

Nhu cầu diện tích sử dụng mặt nước: tổng diện tích 166ha mặt nước

Quy hoạch chi tiết sử dụng mặt nước biển của dự án như sau:

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu sử dụng mặt nước biển

1

Khu nuôi hàu Thái Bình Dương 841.000 50,7

Trang 29

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 47

Diện tích khu vực biển để nuôi trồng thủy sản khoảng 166,0 ha tại vùng biển xa

bờ xã Ngọc Vừng được chia thành 03 khu vực, cụ thể như sau:

- Khu vực 1 là khu vực sản xuất với diện tích: 112,7ha được chia thành 2 khu nuôi, chiếm 67,9%

+ Khu nuôi hàu Thái Bình Dương với diện tích khoảng 841.000 m2, được thiết kế thành 2 trại (trại 1 nuôi hàu thương phẩm 800.000 m2 và trại 2 ương nuôi hàu giống là 41.000 m2);

+ Khu nuôi rong biển có diện tích 286.000 m2 được thế kế thành 2 trại nuôi (trại 1 nuôi rong thương phẩm theo 2 phương pháp nuôi (50% diện tích nuôi dây treo và 50% diện tích cụm bè nuôi), trại 2 nuôi giống dưỡng rong giống

- Khu vực 2 có diện tích 33.000 m2, chiếm 2% là khu quản lý điều hành và khu sơ chế sản phẩm sau thu hoạch

- Khu vực 3 là giao thông nội vùng diện tích khoảng 500.000 m2, chiếm 30,1%

và thực hiện quá trình quang hợp tự nhiên Việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch hàu và rong cũng dễ dàng hơn và tận dụng được diện tích mặt nước và năng suất sinh học vùng nuôi cao nhất

Nuôi hàu với rong biển kết hợp là điển hình của công nghệ nuôi đa tầng, nuôi đa loài IMTA Xu hướng nuôi IMTA là một mô hình tiên tiến trong nuôi biển công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản Hiện nay trên thế giới đã áp dụng mô hình này để tăng sản lượng, chất lượng và quy mô vùng nuôi Nuôi đa tầng là việc tận dụng các tầng, các mặt nước để phân chia nuôi các loài với nhau Nó tạo một vòng tuần hoàn về thức ăn, dinh

Trang 30

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 48

dưỡng cho các loài Rong biển tạo ra dinh dưỡng giúp hàu có môi trường sinh trưởng tốt hơn Cả 2 loài đều có giá trị kinh tế cao Tiềm năng về doanh thu là vô cùng lớn

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án được mô tả cụ thể như sau:

1.2.1 Khu vực nuôi Hàu Thái Bình Dương

Khu vực nuôi Hàu Thái Bình Dương với diện tích là 84,1ha, chiếm khoảng 50,6% tổng diện tích dự án Trong đó khu nuôi Hàu Thái Bình Dương thương phẩm là 80ha và khu ương nuôi hàu giống là 4,1ha Các hạng mục đầu tư nuôi trồng:

- Đầu tư 30 giàn dây treo nuôi hàu thương phẩm và 20 giàn bè ương nuôi hàu giống Kết cấu của các giàn nuôi:

+ Giàn dây treo nuôi hàu thương phẩm: 1 giàn treo bao gồm 26 dây treo chính, có chiều dài 300m/dây, khoảng cách giữa 2 dây là 3m Dây treo chính sử dụng vật liệu PP

có đường kính F16 Để tạo độ nổi của dây treo chính, tại mỗi đầu của dây treo bố trí phao nổi có hình bầu dục có trọng lượng 3,1-3,2kg, kích thước 310 x 600 mm và neo rùa bằng bê tông có trọng lượng 1.000 kg – 1.200 kg nhằm ổn định 2 đầu dây và định hướng độ nổi của dây treo chính Các phao nhỏ hình bầu dục được bố trí dọc dây, khoảng cách giữa 2 phao là 2,5 m để giữ ổn định độ nổi của dây treo chính Các dây treo hàu buộc vào giàn dây treo chính sử dụng dây cước, đường kính F16, khoảng cách giữa 2 dây treo hàu là 3,0 m

+ Giàn bè ương nuôi hàu giống: bè nuôi bằng vật liệu HDPE, kích thước 100

m2/giàn … Các dây treo hàu giống buộc vào giàn bè sử dụng dây cước, đường kính F16, khoảng cách mỗi dây giống hàu là 30 cm để đảm bảo hàu phát triển tối ưu

1.2.2 Khu vực nuôi Rong sụn

Khu nuôi Rong sụn với diện tích là 28,6ha, chiếm 17,2% tổng diện tích Trong đó khu nuôi Rong thương phẩm là 26ha và khu ương dưỡng giống Rong là 2,6ha Đầu tư

15 giàn nuôi rong sụn biển trong đó 10 giàn dây treo nuôi rong sụn thương phẩm và 5 giàn bè ương nuôi rong giống Khu nuôi Rong cũng được bố trí tương tự như bố trí giàn nuôi hàu

1.2.3 Khu quản lý điều hành và khu sơ chế sản phẩm

+ Nhà quản lý điều hành: Bố trí khu nhà 5 gian liền kề, mỗi gian với diện tích 25m2, trong đó có 1 gian thiết kế phòng khách, 4 gian làm phòng nghỉ ngơi cho công nhân và chuyên gia phục vụ sản xuất Bố trí hệ thống ống HDPE có đường kính 750 mm làm hệ nổi, kết hợp với các phuy nhựa loại phuy 250 lít; mặt sàn được bố trí các loại ván ghép được thiết kế từ vật liệu composite; khung nhà được bố trí khung nhựa lõi thép,

Trang 31

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 49

vách nhà bố trí các tấm vật liệu nhựa, phía trên mái nhà sử dụng tôn lạnh và thiết kế hệ thống hệ thống năng lượng mặt trời để lấy nguồn điện phục vụ dự án

+ Cụm nhà kho và khu sơ chế sản phẩm: Bố trí thành 2 khu liền kề, trong đó nhà kho có diện tích 100 m2, bên cạnh bố trí nhà sơ chế với diện tích khoảng 200 m2 Bố trí

hệ thống ống HDPE có đường kính 750 mm làm giàn nổi, kết hợp với phuy nhựa loại phuy 250 lít; mặt sàn được bố trí các loại ván ghép được thiết kế từ vật liệu composite; khung nhà được bố trí khung nhựa lõi thép, vách nhà bố trí các tấm vật liệu nhựa, phía trên mái nhà sử dụng tôn lạnh; và thiết kế hệ thống hệ thống năng lượng mặt trời để lấy nguồn điện phục vụ dự án

1.2.4 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của

dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

a Hiện trạng công nghệ nuôi trồng thủy sản tại địa phương và đánh giá việc lực chọn công nghệ của dự án

Đối với nuôi cá lồng: Các hộ, doanh nghiệp nuôi cá trên vùng biển Vân Đồn chủ yếu sử dụng bè khung gỗ có kích thước ô lồng 3mx4mx3m, 4mx4mx3m Lồng nuôi dạng hình hộp vuông được cố định vào khung bè, lưới lồng nuôi dùng lưới nylon sợi thô, lưới được cố định vào khung lồng bởi dây giềng tại các góc Nhà làm việc và trông coi được đặt cố định trên bè nuôi, kết cấu gỗ, bao che bằng ván gỗ, mái nhà lợp tôn che mưa, che nắng Phao nổi các hộ sử dụng xốp có bọc lylon (60-65%), phuy nhựa (35-40%) Các loại lồng nuôi theo công nghệ mới, mới được ứng dụng tại cơ sở nuôi tại đảo Phất Cờ sử dụng các lồng nuôi chữ nhật, lồng hình tròn được sản xuất bằng chất liệu nhựa chịu lực HDPE có thể tích mỗi lồng nuôi 600 - 120m3, kết nối với nhau và với neo giàn, mỗi neo nặng 3 - 4 tấn, chịu được bão gió cấp 12

Đối với nuôi hàu Thái Bình Dương trong 3 hải lý và một phần từ 5 hải lý trở vào: Chủ yếu sử dụng phao xốp là chính, nguyên nhân do đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh và không kén khu nuôi nên phong trào nuôi hàu trong hai năm qua phát triển rất mạnh Hàu được nuôi tràn lan trên biển, nuôi hàu dây với phao xốp không được bọc nylon ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biển Các hộ nuôi tràn lan ngoài vùng quy hoạch, ảnh hưởng luồng lạch giao thông và không kiểm soát được

Dự án của Công ty cổ phần Thủy sản Tân An được thực hiện nuôi ngoài khu vực biển 6 hải lý, sử dụng công nghệ, vật liệu thân thiện với môi trường, các giải pháp nuôi, thu hoạch đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu Quy trình công nghệ sản xuất, nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương, Rong sụn là những công nghệ đã được

sử dụng phổ biến tại Nhật Bản, với vật liệu thân thiện với môi trường (HDPE, Nhựa…)

để làm phao nổi nâng, đỡ giàn, bè nuôi… những vật liệu có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng hiệu quả nghề nuôi, đóng

Trang 32

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 50

góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế nông thôn Thành công của dự án là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, tài nguyên, môi trường

b Các tác động đến môi trường khi thực hiện dự án

Hàu Thái Bình Dương và Rong sụn là hai loài có giá trị kinh tế cao và rất tốt cho sức khỏe con người Công nghệ nuôi hàu không cần cung cấp ăn, thức ăn của hàu chủ yếu là các loại sinh vật phù du như tảo Vì vậy người nuôi chỉ cần kiểm tra và vệ sinh

để hạn chế bị các sinh vật, đất bùn bám vào làm hàu chết hoặc chậm phát triển Khi tích hợp nuôi rong với hàu, cây rong sẽ phát huy tác dụng làm sạch môi trường sống, làm sạch nguồn thức ăn Điều này làm cho chất lượng hàu được cải thiện, hàu khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nuôi cấy rong biển cũng giúp bẫy lọc, hấp thụ và chuyển hoá các chất dinh dưỡng thừa trong môi trường biển vào mô sống Cả hai đối tượng nuôi của dự án là các loài thủy sản đang được nuôi đại trà tại Vân Đồn và là những đối tượng được khuyến khích phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước do hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường nói chung, cũng như làm cho môi trường biển của Vịnh Hạ Long được trong sạch hơn

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công lắp đặt giàn nuôi

Nguyên vật liệu sử dụng của dự án đảm bảo đáp ứng quy chuẩn QCĐP 08:2020/QN – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh, ban hành kèm theo Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/08/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Các chỉ tiêu về đặc tính của các loại phao nổi, vật liệu làm phao nổi cần đáp ứng như sau:

Bảng 1.3: Quy định về đặc tính của phao nổi, vật liệu làm phao nổi

Độ bền kéo tại điểm đàn hồi, MPa ≥ 2,69

Độ bền kéo tại điểm tới hạn, MPa ≥ 7,6

Độ bền nén tại điểm đàn hồi, MPa ≥ 4,0

Độ bền uốn tại điểm đàn hồi, MPa ≥ 13,8

Trang 33

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 51

Độ bền thời tiết

Tổng năng lượng mặt trời ≥ 3,5GJ/m2 (tương ứng với việc phơi hàng năm dưới ánh nắng mặt trời gần

vĩ tuyến 50 độ)

Ghi chú: Các tiêu chí về độ bền của phao nổi, vật liệu làm phao nổi được tổng hợp trên

cơ sở độ bền của nhựa HDPE theo Hướng dẫn của FAO, 2015 về Vận hành nuôi trồng thủy sản đối với các lồng nhựa HDPE

Những ưu điểm của vật liệu HDPE:

- Nhựa HDPE có tính mềm dẻo, độ uốn dẻo rất cao, do đó, các giàn bè từ ống HDPE dễ dàng phù hợp với nhiều loại địa hình, địa vật khác nhau Ống HDPE có thể chịu được các uốn cong từ sức nước biển mà không bị giòn, bị gãy

- Nhựa HDPE không thấm nước, khi sử dụng làm giàn bè giữ được tính ổn định, nổi trên bề mặt nước rất an toàn

- Ống HDPE có khả năng chống ăn mòn, kháng tia nắng mặt trời và chống oxy hóa cực tốt, phù hợp với việc sử dụng ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời mà vẫn lâu bền

- Ống HDPE có trọng lượng thấp nên quá trình lắp đặt đơn gian hơn so với một số loại vật liệu truyền thống như cốt thép …

- Với nhu cầu thị trường đa dạng về kích thước và cách lắp đặt bè, ống HDPE cũng

có nhiều đường kính khác nhau, dễ dàng đáp ứng

- Ống HDPE có tuổi thọ cực cao, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được các chi phí thay thế, sửa chữa trong suốt quá trình vận hành dự án

Các phương pháp nuôi trồng thủy sản truyền thống gồm có làm bè bằng gỗ, làm từ cốt thép… So sánh chi tiết các loại vật liệu làm giàn bè truyền thống với vật liệu làm

bè từ HDPE như sau:

Bảng 1.4: Bảng so sánh các loại vật liệu làm giàn bè nuôi trồng thủy sản

Chất liệu chính Ống nhựa HDPE Thanh gỗ/tre Ống tuýp sắt

Độ bền Lên tới 50 năm 3 – 5 năm 3 – 5 năm

Kỹ thuật lắp đặt Cao Truyền thống Truyền thống

Sản lượng nuôi Cao Trung bình/Thấp Trung bình/Thấp Quy mô Các loại quy mô Quy mô vừa&nhỏ Quy mô vừa&nhỏ

Trang 34

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 52

1.3.2 Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành dự án

1.3.2.1 Khả năng cung ứng giống phục vụ dự án

+ Đối với hàu Thái Bình Dương: trong những năm đầu Công ty sẽ mua giống ngoài thị trường từ các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình và Nam Định, khoảng 6 triệu con Những năm tiếp theo Công ty có kế hoạch tự sản xuất và cung ứng nguồn giống đảm bảo 100% giống hàu nuôi của dự án, trong đó sẽ ưu tiên nhập khẩu giống hàu bố mẹ thuần chủng

từ Úc là nguồn bố mẹ để ương dưỡng và sản xuất

+ Đối với rong giống: Nguồn giống năm đầu tiên Công ty thu mua của Tập đoàn Trường Phát, hiện đang sản xuất và cung ứng rong sụn giống tại khu vực biển đảo Phất

Cờ, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn Từ năm thứ 2 Công ty sẽ tự tổ chức sản xuất và cung ứng giống rong sụn tại chỗ phục vụ mục tiêu nuôi của Công ty

1.3.2.2 Lựa chọn giống hàu

Lựa chọn con giống: Để chọn được giống hàu Thái Bình Dương có chất lượng cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ của hàu giống và cách lựa chọn dựa vào các yếu tố như uy tín của cơ sở sản suất, nguồn gốc giống hàu Cách lựa chọn con giống hàu TBD thông qua các tiêu chuẩn như sau:

- Màu sắc: hàu giống có màu xám đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc, không

bị rong rêu bám vào

- Vỏ hàu: Không bị vỡ, dập vỡ, các gờ tăng trưởng phân bố đều đặn, gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ, giống phân bố đều trên hai mặt vỏ

Điểm quan trọng nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3 - 5mm là có thể nuôi thả Mật độ nuôi thả cần xác định phù hợp để tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nâng cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, nâng cao năng suất nuôi hàu thương phẩm

Số lượng giống/vật bám phụ thuộc vào kích cỡ hàu thả giống Thông thường với kích cỡ giống hàu 3 - 5mm và 5 - 7 mm, có thể chọn mật độ từ 25 - 30 con hoặc từ 30 -

40 con/vật bám Không nên chọn vật bám có số lượng quá dày trên 50 con/vật bám hay

số lượng quá thưa dưới 20 con/vật bám Trường hợp có một số vật bám nhỏ hơn 20 con/vật bám có thể ghép đôi vật bám tại một vị trí dây treo Với giống kích cỡ lớn hơn, yêu cầu số lượng giống trên vật bám cũng thưa hơn Số lượng giống hàu trên vật bám theo kích cỡ được lựa chọn như sau:

Trang 35

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 53

Bảng 1.5: Số lượng giống hàu trên vật bám theo kích cỡ

Khoảng chấp nhận

Khoảng không chấp nhận

1 3-5; 5-7 25-40 40-50 và 20-25 > 50 và <20

2 7-10; 10-15 25-35 35-45 và 15-25 > 45 và <15

3 15-20 20-30 30-40 và 10-20 > 40 và <10

4 20-30 15-25 25-35 và 10-15 > 35 và <10

1.3.2.3 Lựa chọn rong giống

Cách lựa chọn rong sụn giống:

- Chọn giống rong to, khỏe, nhiều nhánh sum suê, đặc biệt là không được trầy xước, không có dấu hiệu của bệnh tật

- Cần vận chuyển, bảo quản rong giống trong thùng xốp, để lạnh trong nhiệt độ <

22 độ Nếu để > 22 độ thì 5 – 7 tiếng rong sẽ chết Đặc biệt rong sụn giống cần tránh ánh nắng trực tiếp, giữ độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên

- Sau khi chuyển rong tới nơi nuôi trồng, cần có khâu giữ giống, thả giống Để tránh nắng làm héo rong thì dùng gai lưới / lồng lưới thả giống rong xuống nước để giữ

độ ẩm, tránh nắng, đảm bảo độ tươi, tránh bị sốc nhiệt

Với các bước quy trình chặt chẽ, lần đầu tiên tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản đã sản xuất thành công giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô Theo Viện,

tỷ lệ mẫu hình thành mô sẹo đạt trên 70%, trong đó mô sẹo tốt chiếm 40 - 60%, và có thể tái sinh thành tán rong giống Rong sụn giống nuôi cấy mô có tốc độ tăng trưởng cao hơn rong sụn giống thường từ 7,4 - 11,3% nhưng vẫn giữ được chất lượng và hàm lượng carrageenan chiếm từ 45,75 - 46,75% trọng lượng rong khô sạch với sức đông của carrageenan từ 690 - 712 gr/cm2 và độ nhớt từ 130 - 135cPs, tương đương với rong giống thường và đạt tiêu chuẩn làm rong nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến Hiện nay rong sụn giống đang Viện Nghiên cứu Hải sản Hải phòng chuyển giao cho Tập đoàn Trường Phát đang ương dưỡng tại vùng biển Phất Cờ xã Hạ Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, có thể cung ứng, đáp ứng được nhu cầu nuôi trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

1.3.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước

1.3.3.1 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt của dự án là 2-3kW/người/ngày Với lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án tối đa là 60 người, hay nhu cầu dùng điện của dự án

Trang 36

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 54

là 3kW/người/ngày x 60 người = 180 kW/ngày Dự án dự kiến sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời hoặc máy phát điện

1.3.3.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt: cán bộ công nhân viên chỉ làm việc tại dự án trong ngày (không ăn nghỉ cả ngày tại khu vực thực hiện dự án) Vì vậy chỉ tiêu cấp

nước sạch dùng cho sinh hoạt lấy theo mức thấp nhất là 80 lít/người/ngày (QCVN

01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) Với lượng cán bộ

công nhân viên làm việc tại dự án tối đa là 60 người, hay nhu cầu dùng nước của dự án

là 80 lít/người/ngày x 60 người = 4800 lít/ngày, tương đương 4,8 m3/ngày

Nguồn cấp nước sạch được thiết kế dẫn ống từ hệ thống nước ngọt mà người dân

xã Ngọc Vừng hiện đang sử dụng Khoảng cách từ trạm cung cấp nước ngọt gần nhất đến khu vực thực hiện dự án khoảng 1,5km Dự án sử dụng ống HDPE để dẫn nước từ nơi cung cấp đến dự án Tại khu vực nhà quản lý và điều hành sử dụng hệ thống téc inox

để chứa nước dùng cho sinh hoạt

1.3.4 Sản phẩm của dự án

Sản lượng dự kiến sau khi đã đầu tư hoàn thiện, tổ chức nuôi 166ha bằng 100% diện tích, đạt 3.000 tấn/năm hàu thương phẩm, trồng rong thương phẩm đạt 2.000 tấn/năm

1.4 Công nghệ nuôi trồng được áp dụng

Áp dụng quy trình kỹ thuật nuồi trồng thủy sản cho 17 vùng sản xuất tập trung do UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Chú trọng đến việc sử dụng vật liệu nổi đảm bảo theo đúng quy định của QCĐP 08:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu

sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Quảng Ninh; ban hành kèm theo Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/08/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh; được sửa đổi, bổ sung lộ trình thực hiện theo Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND ngày 21/05/2021 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

1.4.1 Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương trên biển bằng giàn treo

1.4.1.1 Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương và địa điểm lựa chọn nuôi

- Hàu Thái Bình Dương thường phân bố ở vùng cửa sông, eo vịnh, đầm phá nơi nước lưu thông, ít sóng gió

- Điều kiện môi trường sống: Hàu Thái Bình Dương là loài rộng muối và rộng nhiệt, thích ứng với độ mặn: 5 - 30‰, nhiệt độ: 7 - 350C, pH: 7,5 - 8,5

- Chất đáy: Hàu có thể phân bố ở nơi đáy cứng là rạn đá hay đáy mềm là cát bùn, cát bùn pha lẫn vỏ san hô

Trang 37

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 55

- Phương thức sống: Khi bắt đầu chuyển sang sống bò lê, nếu gặp được vật bám phù hợp hàu sẽ tiết ra tơ chân để bám và sau đó nó sẽ tiết ra chất keo dính để cố định vỏ trên vật bám Giai đoạn này thường kéo dài 1-2 ngày Nếu trong thời gian này mà không gặp được vật bám thì ấu trùng hàu vẫn tiết ra tơ chân và chất keo dính Vì vậy mà sau này hàu sẽ không bám được vào vật bám nữa

- Thức ăn: Hàu Thái Bình Dương cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác có quá trình phát triển trải qua giai đoạn biến thái, vì vậy thức ăn của hàu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phương thức sống của từng giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi, thức ăn là các loại thực vật phù du kích thước nhỏ; giai đoạn trưởng thành, thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, thực vật phù du, động vật phù du

1.4.1.2 Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương

a Lựa chọn địa điểm nuôi

Địa điểm nuôi thuộc khu vực biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có diệc tích mặt biển là 166,0 ha, thuộc phạm vi ranh giới ngoài khu vực 6 hải lý Hàu Thái Bình Dương sau giai đoạn ấu trùng bò cần giá thể để bám, bắt mồi bằng phương thức lọc bị động và thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ Mùa

vụ sinh sản của hàu Thái Bình Dương với mùa chính là tháng 3 - 5 và mùa phụ là tháng

8 - 10

Nguồn nước tại khu vực biển xã Ngọc Vừng có độ mặn từ 25 - 35‰; nhiệt độ: 7 -

350C; pH nước từ 7,5 - 8,5; dòng chảy từ 0,2 - 0,5m/s; biên độ thủy triều dao động từ 0,5 - 3m; độ trong từ > 40cm; Oxy hoà tan 4 mg/l

Vị trí nuôi hàu tại khu vực biển xã Ngọc Vừng là khu vực khuất gió, sóng gió nhẹ, rất thuận lợi cho việc tổ chức thi công, sản xuất, thu hoạch sản phẩm an toàn, đặc biệt

là mùa mưa bão không ảnh hưởng quá nhiều đến sản xuất

Nguồn nước tại khu vực biển xa bờ khá trong sạch, không bị nhiểm bẩn, bờ rất xa các khu công nghiệp, bến cảng

b Chuẩn bị công trình nuôi

Hình thức nuôi được lựa chọn là nuôi giàn dây treo Hình thức nuôi này Hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, dễ quản lý, chăm sóc và thu hoạch Hàu giống bám trên các giá thể (vỏ nhuyễn thể ) được đục lỗ và treo trên các dây Hình thức nuôi

Trang 38

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 56

này cá thể giống được treo lơ lửng trong môi trường nước, tạo điều kiện cho hàu có thời gian lọc thức ăn tối đa, việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch hàu dễ dàng hơn và tận dụng được diện tích mặt nước và năng suất sinh học vùng nuôi cao nhất

b.1 Giàn dây treo nuôi hàu thương phẩm

Thiết kế giàn nuôi hàu Thái Bình Dương bằng hệ thống dây treo: 1 giàn treo bao gồm 26 dây treo chính, có chiều dài 300m/dây, khoảng cách giữa 2 dây là 3m Dây treo chính sử dụng vật liệu PP có đường kính F16 Để tạo độ nổi của dây treo chính, tại mỗi đầu của dây treo bố trí phao nổi có hình bầu dục có trọng lượng 2,0-3,3kg, kích thước

310 x 600 mm và neo rùa bằng bê tông có trọng lượng 1.000 kg – 1.200 kg nhằm ổn định 2 đầu dây và định hướng độ nổi của dây treo chính Các phao nhỏ hình bầu dục được bố trí dọc dây, khoảng cách giữa 2 phao là 2,5m để giữ ổn định độ nổi của dây treo chính Các dây treo hàu buộc vào giàn dây treo chính sử dụng dây cước, đường kính F16, khoảng cách giữa 2 dây treo hàu là 3,0 m

Hình ảnh hệ thống giàn dây treo nuôi hàu thương phẩm như hình dưới đây:

Hình 1.4: Hệ thống giàn treo nuôi hàu thương phẩm

Các thông số kỹ thuật vật liệu phao HDPE nuôi hàu:

- Chất liệu: HDPE

- Hình khối: Bầu dục

- Kích thước: Φ 310 – 600 mm

- Bề mặt: Gồm 05 gân nổi và 02 gân chìm

- Tải trọng treo: Lên tới 80kg

- Trọng lượng phao: 2,0 – 3,3 kg

- Màu sắc: Màu đen

Trang 39

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 57

- Ứng dụng: Nuôi nhuyễn thể (hàu)

b.2 Giàn bè ương nuôi giống hàu bố mẹ

Thiết kế giàn nuôi hàu giống bằng hệ thống giàn bè nổi: bè nuôi bằng vật liệu HDPE, kích thước 100 m2/giàn … Các dây treo hàu giống buộc vào giàn bè sử dụng dây cước, đường kính F16, khoảng cách mỗi dây giống hàu là 30 cm để đảm bảo hàu phát triển tối ưu

Hình ảnh hệ thống giàn bè ương nuôi giống hàu bố mẹ:

Hình 1.5: Hệ thống giàn bè ương nuôi hàu bố mẹ

Các thông số kỹ thuật vật liệu giàn nổi HDPE nuôi hàu bố mẹ:

- Chất liệu: nhựa HDPE

- Giàn ống HDPE: kích thước 9x9m

- Màu sắc: Ống nhựa màu đen chỉ xanh

- Cấu trúc: Ống nhựa HDPE, phụ kiện nhựa HDPE

- Ứng dụng sản phẩm phù hợp: Nuôi nhuyễn thể (nuôi hàu)

c Chọn giống và thả giống

c.1 Chọn giống hàu Thái Bình Dương

Lựa chọn con giống: Để chọn được giống hàu Thái Bình Dương có chất lượng nên tìm hiểu nguồn kỹ về gốc xuất xứ của hàu giống và cách lựa chọn dựa vào các yếu tố như uy tín của cơ sở sản suất, nguồn gốc giống hàu Đối với hàu Thái Bình Dương gồm

2 nguồn: Từ nguồn sản xuất tại chỗ do Công ty Cổ phần Thuỷ sản Tân An thực hiện sản xuất giống hàu Thái Bình Dương đảm bảo 50% giống hàu năm thứ nhất khoảng 3 triệu con, còn 50% mua ngoài thị trường từ các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình và Nam Định, khoảng 3 triệu con; năm thứ 2 sẽ tự sản xuất và cung ứng đảm bảo 100% giống hàu nuôi

Trang 40

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thủy sản Tân An

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie 58

của dự án, trong đó sẽ ưu tiên nhập khẩu giống hàu bố mẹ thuần chủng từ Úc là nguồn

bố mẹ để ương dưỡng và sản xuất

Lựa chọn con giống hàu Thái Bình Dương thông qua các tiêu chuẩn: Màu sắc hàu giống có màu xám đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc, không bị rong rêu bám vào

Vỏ hàu nguyên vẹn, không bị vỡ, dập vỏ, các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn, gai

vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ, vỏ giống phân bố đều trên hai mặt vỏ Kích

cỡ phải đồng đều, kích thước tốt nhất đạt từ 5 - 7, 7 - 10mm đều có thể thả tốt

c.2 Mùa vụ thả giống và mật độ thả giống

+ Về mùa vụ: Tại miền Bắc nói chung và Vân Đồn Quảng Ninh nói riêng hàu Thái Bình Dương được nuôi thành 02 vụ vào tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10 hàng năm, tốt nhất

là vào tháng 3 – 5 Lưu ý không nên thả giống vào mùa mưa bởi sự phát triển mạnh của các đối tượng cạnh tranh như vẹm, hà… làm giảm tỉ lệ sống của hàu Thái Bình Dương + Xác định mật độ nuôi: Mật độ thả phù hợp tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, nâng cao năng suất nuôi hàu thương phẩm Số lượng giống/vật bám phụ thuộc vào kích cỡ hàu thả giống Thông thường hàu

có kích thước tối thiểu 3 – 5 mm là có thể nuôi thả Nên chọn con giống có vỏ giống phân bố đều trên hai mặt vỏ là tốt nhất Tránh mua con giống trên cùng vỏ có kích cỡ chênh lệnh nhau quá lớn (2 – 3 mm) Với kích cỡ giống hàu 5 - 7 mm, nên chọn mật độ

từ 25 - 30 con hoặc từ 30 - 40 con/vật bám để đảm bảo hàu phát triển tốt nhất

+ Cách vận chuyển giống: Trước khi lấy giống lên cần phải làm sạch cát bùn trên

vỏ hàu Nếu thời gian vận chuyển trong khoảng 24 tiếng, thì trước khi vận chuyển ngâm hàu trong nước biển sạch là có thể chuyển an toàn Nếu thời gian vận chuyển quá 24 tiếng thì cứ cách khoảng 4 - 5 tiếng phải phun nước biển một lần để tránh làm hàu chết

do thiếu nước Khi vận chuyển chú ý xiên miếng giá thể không để bị chèn đè, tránh trường hợp hàu thiếu dưỡng khí và bị đè vỡ

+ Thả giống: Sau khi lựa chọn giống đưa ra bè để dưỡng giống từ 10 - 15 ngày

(mật độ khi dưỡng giống 80 - 100 vỏ/dây) Sau khoảng thời gian này cỡ giống đạt trên 1cm thì tiến hành san tách giống để nuôi thương phẩm Tách các vỏ vật bám ra từ 6 - 8

vỏ trên dây dài từ 1,5 - 1,8 m, khoảng cách các vỏ vật bám 15 - 17 cm Sau khi tách cho dây giống vào dây cước tiến hành thả giống Lượng giống thả nuôi thương phẩm từ 900

- 1000 dây/dây treo (dây có chiều dài 300m)

d Chăm sóc và quản lý

- Quá trính chăm sóc hàu TBD: Định kỳ kiểm tra, gia cố hệ thống giàn nuôi, đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão Khoảng 15- 20 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát triển của Hàu cũng như vệ sinh dây nuôi Hàu, loại bỏ những vật bám, rong, rêu Chủ động phải san thưa dây Hàu (nếu cần) để đảm bảo điều kiện thức ăn cho sinh trưởng

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w