1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DU LỊCH GIẢI TRÍ PHỨC HỢP HỒ TRÀM

127 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án Khu Du Lịch Giải Trí Phức Hợp Hồ Tràm
Tác giả Walter Craig Power
Trường học Công Ty Tnhh Dự Án Hồ Tràm
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 9,33 MB

Cấu trúc

  • Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (11)
    • 2. Tên dự án đầu tư (11)
      • 2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư (11)
        • 3.1.2. Quy mô hoạt động (14)
      • 2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (16)
      • 2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (0)
      • 2.4. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) (17)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (18)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (18)
        • 3.1.1. Loại hình hoạt động, quy hoạch kiến trúc (18)
        • 3.1.3. Các hạng mục công trình chính của dự án (19)
        • 3.1.4. Các hạng mục công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật (37)
        • 3.1.5. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường (42)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (42)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (42)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (43)
      • 4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên, vật liệu (43)
      • 4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nguồn cung cấp điện (43)
      • 4.3. Nhu cầu sử dụng hóa chất (44)
      • 4.4. Nhu cầu sử dụng nước, nguồn cung cấp nước (47)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (52)
      • 5.1. Tiến độ thực hiện dự án (52)
      • 5.2. Hiện trạng xây dựng và hoạt động của dự án (53)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (0)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (56)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (55)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (57)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (57)
        • 1.1.1. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa cho toàn bộ dự án (57)
        • 1.1.2. Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu sân Gôn – khu E2 đã được xây dựng và đi vào hoạt động (57)
        • 1.1.3. Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu C đã được xây dựng và đi vào hoạt động (59)
        • 1.1.4. Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu D1 (Ixora) của Khu phức hợp – D, đã được xây dựng xong và chuẩn bị đi vào hoạt động (61)
        • 1.1.5. Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu xử lý kỹ thuật 1 đã được xây dựng và đi vào hoạt động (62)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (65)
        • 1.2.1. Công trình thu gom nước thải (65)
        • 1.2.2. Công trình thoát nước thải (70)
        • 1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý (70)
        • 1.2.4. Sơ đồ minh họa tổng thể hệ thống thu gom và thoát nước thải (70)
      • 1.3. Xử lý nước thải (75)
        • 1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải (75)
        • 1.3.2. Hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và quy trình xử lý nước thải hồ bơi (76)
        • 1.3.2. Quy mô, công suất hệ thống xử lý nước thải tập trung (78)
        • 1.3.3. Công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của hệ thống XLNT (78)
        • 1.3.4. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (83)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (87)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (91)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (98)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (101)
      • 5.1. Nguồn phát sinh và biện pháp giảm thiểu (101)
      • 5.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (103)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (0)
      • 6.1. Phòng ngừa ứng phó sự cố liên quan đến hệ thống XLNT (103)
      • 6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (108)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (112)
      • 7.1. Biện pháp bảo quản và sử dụng an toàn hóa chất BVTV (112)
      • 7.2. Biện pháp quản lý, xử lý dư lượng phân bón và thuốc BVTV (113)
      • 7.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do tồn dư phân bón và thuốc BVTV (113)
      • 7.3. Biện pháp phòng chống sự cố động đất, bão với gió mạnh (114)
    • 8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (0)
    • 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (114)
    • 10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (115)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (57)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (119)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (119)
  • Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (121)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (121)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (0)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (121)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (122)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (0)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (122)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (0)
  • Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (124)

Nội dung

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư .... 54Ch

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

Chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm Địa chỉ văn phòng: ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Walter Craig Power

Chức vụ: Chủ tịch điều hành Điện thoại: 0254 378 8888; E-mail: walt.power@thegrandhotram.com

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3500856718, đăng ký thay đổi lần thứ 15, ngày 18/08/2022 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 6521526480, chứng nhận thay đổi lần thứ 10 ngày 05/06/2020 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp.

Tên dự án đầu tư

Khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm

2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Dự án nằm trên địa bàn xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phân khu số I (giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu):

- Phía Tây Bắc: Giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu

- Phía Đông Bắc: Giáp đất thuộc dự án khu du lịch sinh thái Biển Xanh

- Phía Đông Nam: Giáp đường ven biển

- Phía Tây Nam: Giáp đất thuộc dự án khu du lịch sinh thái Tín Lộc và dự án khu du lịch nghỉ dưỡng biển Phi Lao

Phân khu số II (giáp biển):

- Phía Tây Bắc: giáp đường ven biển

- Phía Đông Bắc: giáp đất thuộc dự án khu du lịch sinh thái Biển Xanh

- Phía Đông Nam: giáp biển Đông

- Phía Tây Nam: giáp đất thuộc dự án khu du lịch nghỉ dưỡng biển Phi Lao

Hình 1.1 Vị trí dự án

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc của dự án

Mốc ranh giới Hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến 107 0 45’, múi chiếu 3 0

Nguồn: Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng

Hình 1.2 Tọa độ mốc ranh giới của dự án

Theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 06/06/2018 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm, tại xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT Quy mô dự án được trình bày như sau:

Quy mô diện tích khu đất: Khoảng 1.639.159 m 2 trong đó phân khu số I có diện tích 943.029 m 2 ; phân khu số II có diện tích 696.130 m 2

Tính chất: Là khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí phức hợp cao cấp

- Khu biểu diễn, trưng bày (Ký hiệu khu A1)

- Khu giải trí phức hợp (Ký hiệu khu A2)

- Khu giải trí phức hợp (Ký hiệu khu B)

- Khu phức hợp trung tâm (Ký hiệu khu TT)

- Khu khách sạn Resort (Ký hiệu khu C)

- Khu công viên nước (Ký hiệu khu E1)

- Khu hội nghị (Ký hiệu khu D)

- Khu sân gôn (Ký hiệu khu E2)

- Khu biệt thự nghỉ dưỡng 1 (Ký hiệu khu K1)

- Khu biệt thự nghỉ dưỡng 2 (Ký hiệu khu K2)

- Khu xử lý kỹ thuật 1 (Ký hiệu khu TXLKT1)

- Khu xử lý kỹ thuật 2 (Ký hiệu khu TXLKT2)

Công suất phục vụ: Số lượng khách phục vụ và nhân viên phục vụ dự kiến sau khi điều chỉnh quy hoạch là 53.580 người (nhân viên + khách) Trong đó:

Chỉ tiêu quy hoạch xây dựng:

- Chiều cao xây dựng tối đa: 206,5m (Theo phương án chấp thuận số 346/TC-QC ngày 31/07/2017 của Cục Tác Chiến về việc chấp thuận cao độ tĩnh không xây dựng công trình)

- Phạm vi bảo vệ an toàn bờ biển của dự án xác định cụ thể như sau: Khoảng lùi mép công trình so với vị trí ranh đất là: 50m

2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

Quyết định 2174/QĐ-UBND ngày 25/04/2006 của UBND tỉnh BR-VT, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bẳng sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan TL 1/2000 Khu du lịch sinh thái giải trí phức hợp Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc

Quyết định 1703/UBND ngày 26/05/2008 của UBND tỉnh BR-VT, về việc cho Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm thuê 1.639.159m 2 tại xã Phước Thuận, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc để đầu tư xây dựng dự án Hồ Tràm

Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 05/09/2013 của UBND tỉnh, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm tại xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Văn bản số 4271/UBND-VP ngày 14/06/2016 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm tại xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc

Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT

Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 06/06/2018 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm, tại xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT

Văn bản số 3465/SXD-QLXD ngày 29/10/2019 của Sở xây dựng, về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật một số hạng mục thuộc dự án khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm

Văn bản số 530/HĐXD-QLTK ngày 29/09/2020 của Cục quản lý hoạt động xây dựng, về việc thông báo kết quả thẩm định QLKT công trình The Grand Hồ Tràm Strip” Phase A2 (Tower A2) tại xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư

Giấy phép xây dựng số 80/GPXD ngày 27/10/2009 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho công trình khách sạn nghỉ dưỡng khu A2, khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài (Khu A1), Hồ bơi (Khu A3), Bar Hồ bơi (Khu A3)

Giấy phép xây dựng số 91/GPXD ngày 31/10/2011 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho hạng mục hệ thống XLNT, hệ thống xử lý nước cấp)

Giấy phép xây dựng số 05/GPXD ngày 01/02/2013 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho các công trình thuộc khu A1 – khu du lịch sinh thái giải trí phức hợp Hồ Tràm)

Giấy phép xây dựng số 55/GPXD ngày 03/07/2013 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho công trình khách sạn nghỉ dưỡng (B4) thuộc dự án khu A1- hiện nay là khu C)

Giấy phép xây dựng số 20/GPXD-SXD ngày 14/02/2015 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho công trình nhà câu lạc bộ gôn thuộc dự án khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm)

Giấy phép xây dựng số 01/GPXD ngày 03/01/2020 do Sở Xây dựng cấp (Cấp cho một số hạng mục công trình tại khu D1 nằm trong khu hội nghị (Khu D)) và Phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng số 01/GPXD ngày 06/10/2022

Giấy phép xây dựng số 09/GPXD ngày 25/02/2021 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho công trình Bảng quảng cáo ngoài trời thuộc Khu khách sạn resort (C))

Giấy phép xây dựng số 22/GPXD ngày 05/12/2022 do Sở Xây dựng cấp (cấp cho các công trình thuộc Khu D1)

2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

3.1.1 Loại hình hoạt động, quy hoạch kiến trúc

- Xung quanh khu bảo tồn không bố trí xây dựng công trình có quy mô lớn, mà tổ chức không gian xanh phục vụ du lịch để tôn tạo khu bảo tồn

- Tổ chức trục đường nội bộ song hành để tiếp cận với các công trình không ảnh hường đến giao thông chung trên TL44A (đường ven biển)

- Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhất là rừng phòng hộ, đồi cát, bãi biển Hạn chế các tác động có hại đến môi trường sinh thái, cảnh quan

- Tạo công trình điểm nhấn ấn tượng để thu hút tầm nhìn từ ngoài biển vào và trên trục đường ven biển, đồng thời để tạo ra sự khác biệt cho khu quy hoạch

- Các công trình cao tầng có khoảng lùi lớn so với trục đường và bờ biển

- Phân đợt xây dựng hợp lý để tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kỹ thuật trong toàn khu

- Mật độ xây dựng thấp, nhằm đảm bảo không gian kiến trúc hài hòa với thiên nhiên

- Là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp

- Là khu vui chơi giải trí, trưng bày phức hợp

* Các loại hình du lịch chính:

- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng rừng, biển: Khách sạn, khách sạn resort, căn hộ du lịch, bungalow, biệt thự, dịch vụ tắm ven biển, hồ bơi, chăm sóc sức khỏe, khiêu vũ, ẩm thực

- Vui chơi giải trí phức hợp, chơi gôn, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thể thao, chiếu phim, bảo tàng, thư viện

- Dịch vụ mua sắm, tổ chức hội nghị, hội thảo, ẩm thực rừng và biển

3.1.3 Các hạng mục công trình chính của dự án

Quy hoạch sử dụng đất phù hợp với công năng của từng khu nhằm khai thác tối đa các nội dung bố trí bên trong Bố trí cân đối công trình xây dựng giữa các khu chức năng sao cho mật độ xây dựng chung trên toàn khu nhỏ hơn 25% đảm bảo nhu cầu hoạt động du lịch, giữ vững hình ảnh một khu du lịch sinh thái biển Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.2 Chỉ tiêu quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 06/06/2018

Quy mô diện tích khu đất (ha)

Mật độ xây dựng tối đa (%)

Tầng cao tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất

Quy mô diện tích sàn (m 2 )

Quy mô người sử dụng (nhân viên + khách) Đất khu biểu diễn, trưng bày A1 7,06 4,3 40 32 28.240 1,63 115.078 11.200 Đất khu giải trí phức hợp A2 8,13 5,0 34 32 27.760 1,39 113.122 5.600 Đất khu giải trí phức hợp B 11,32 6,9 31 32 34.960 1,21 137.218 7.200 Đất khu phức hợp trung tâm TT 8,78 5,4 40

35.120 1,89 166.192 10.000 Đất khu khách sạn Resort C 22,87 14,0 31 25 70.897 1,27 289.941 8.600 Đất khu công viên nước E1 2,98 1,8 10 04 32.700 1,25 163.500 3.360 Đất khu hội nghị D 13,08 8,0 25 32 2.980 0,40 11.920 6.000 Đất khu sân gôn E2 74,80 45,6 1,1 04 7.930 0,016 11.895 1.200

Quy mô diện tích khu đất (ha)

Mật độ xây dựng tối đa (%)

Tầng cao tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất

Quy mô diện tích sàn (m 2 )

Quy mô người sử dụng (nhân viên + khách) Đất khu biệt thự nghỉ dưỡng

K1 5,51 3,4 25 04 13.925 0,47 26.179 210 Đất khu biệt thự nghỉ dưỡng

K2 1,73 1,1 25 04 4.325 0,47 8.131 210 Đất khu xử lý kỹ thuật 1 TXLKT1 6,67 4,1 40 04 26.680 0,50 33.350 - Đất khu xử lý kỹ thuật 2 TXLKT2 0,98 0,6 40 04 3.920 1,26 12.348 -

Nguồn: Theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 06/06/2018 và bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Hình 1.3 Sơ đồ tổng thể mặt bằng phân khu chức năng của dự án

Tổ chức không gian chủ đạo trong toàn khu được quy hoạch theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 06/06/2018 của UBND tỉnh BR-VT Trong đó, khu đất được tuyến đường ven biển chia ra làm 2 khu vực: Phân khu số I từ đường tỉnh lộ 44A cho đến ranh đất phía Bắc, Phân khu số II từ đường tỉnh lộ 44A ra đến biển

Phân khu số I: tiếp giáp với khu bảo tồn, địa hình phần lớn là đồi cát, cây xanh đã triển khai xây dựng khu sân gôn, tận dụng địa hình, cảnh quan tự nhiên bố trí thêm khu biệt thự nghỉ dưỡng, vừa tôn tạo cảnh quan, vừa là nét đặc biệt cho nơi này Từ vị trí này người ta có thể vừa đánh gôn vừa đi bộ thư giãn ngắm nhìn biển xa xa và các công trình du lịch bên dưới, mở rộng tầm mắt vào bên trong khu bảo tồn với rừng già rậm rạp xanh rì, trải dài đến tận chân trời

Phân khu số II: khu vực dọc theo triền biển và tỉnh lộ 44A rất thuận lợi để bố trí các công trình du lịch Để không ảnh hưởng đến giao thông chung, giải pháp quy hoạch là bố trí một trục giao thông song hành để tiếp cận trực tiếp với các công trình Khu vực này cách xa khu bảo tồn do đó việc bố trí các công trình khách sạn cao tầng sẽ không gây ảnh hưởng đến cảnh quan chung, đồng thời với tầng cao này có thể tạo các điểm nhìn độc đáo để du khách có thể tận hưởng phía trước là biển cả bao la, phía sau là không gian rừng cây nguyên sơ mang lại cảm giác là khu nghỉ dưỡng rừng kết hợp biển

Các công trình bố trí trải dài không tập trung co cụm để tránh cảm giác xây dựng dày đặc, đồng thời tạo các khoảng không cho cây xanh cho nắng và gió len lỏi vào tận từng khách sạn, căn hộ du lịch, villa, bungalow, nhà hàng

- Định hướng về kiến trúc cảnh quan: Đối với khu vực sân gôn giữ tối đa các địa hình đồi cát để tạo cảnh quan, giữ nguyên dải cây xanh tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên, làm khoảng đệm cho khu du lịch Đối với khu vực xây dựng các công trình du lịch kéo dài theo trục tỉnh lộ 44A, được thiết kế với kiến trúc tổ hợp các hình khối trong từng khu chức năng để tạo góc nhìn đẹp và hài hoà với cảnh quan trên tuyến đường này Đối với các công trình trải dài theo mặt biển đầu tư các công trình kiến trúc có hình khối sinh động, hiện đại, mang tính đặc trưng cao, tạo một tổ hợp du lịch đẹp dọc theo bờ biển Hồ Tràm

Kiến trúc các công trình khách sạn, khu phức hợp, hội nghị, biễu diễn là kiến trúc hiện đại, nhưng trong nghiên cứu thiết kế phải mang tính đặc trưng Việt Nam để có thể phân biệt với các khu du lịch của các nước trong khu vực

Dọc theo trục tỉnh lộ 44A được thiết kế cây xanh, công viên, vườn hoa, thảm cỏ, các vỉa hè đi bộ, chỗ nghỉ chân, đèn trang trí để tạo cảnh quan chung cho toàn khu du lịch

Khu du lịch gồm tổ hợp các khối nhà cao tầng do đó việc nghiên cứu hình khối cần hài hoà với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, tránh các hình khối nặng nề, khô cứng, đồng thời các đường nét kiến trúc phải gắn liền với biển, cảnh quan rừng, đồi cát

Các bãi đậu xe ngoài trời được trồng các loại cây xanh thích hợp để tránh tạo các mảng sân đường quá lớn, che nắng, đồng thời tăng thêm mảng xanh cho khu du lịch

Quy hoạch chi tiết các hạng mục công trình chính của dự án và phân kỳ đầu tư xây dựng theo trình tự như sau:

- Thứ 1: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm xây dựng được giao thông, cấp nước, thoát nước, hệ thống liên lạc để kết nối đồng bộ với khu vực hiện hữu đang hoạt động Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng chia theo phân kỳ đầu tư các hạng mục công trình

- Thứ 2: Xây dựng các hạng mục công trình theo phân kỳ đầu tư a Khu biểu diễn, trưng bày – khu A1

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên, vật liệu

Loại hình kinh doanh của dự án ở giai đoạn hoạt động là cung cấp dịch vụ nên nguyên, vật liệu sử dụng là lương thực, thực phẩm, vật dụng sinh hoạt do đó nhiên liệu sử dụng tại dự án là gas (chế biến thức ăn) và dầu diesel (chạy máy phát điện)

Bảng 1.15 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu phục vụ cho dự án

Nhiên liệu, năng lượng Đơn vị Số lượng Mục đích sử dụng

Phục vụ cho việc nấu ăn cho khu nhà hàng, khách sạn, khu dịch vụ thương mại du lịch Dầu diesel Lít/năm 10.000 Sử dụng cho máy phát điện khi mất điện

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nguồn cung cấp điện

Nguồn điện chính cấp cho công trình được lấy từ lưới điện 22kV của khu vực Dự án trang bị 06 máy phát điện (MPĐ) dự phòng loại 2.000KVA

Nhu cầu sử dụng điện theo thực tế hiện nay:

Nhu cầu sử dụng điện thực tế của dự án khoảng 2.868.600 kWh/tháng Việc sử dụng điện phục vụ cho mục đích thắp sáng và hoạt động khác (Hóa đơn đính kèm ở phần phụ lục)

Bảng 1.16 Điện năng sử dụng theo thực tế

Thời gian Đơn vị Chỉ số tiêu thụ điện (kwh/tháng)

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

Nhu cầu tiêu thụ điện của khu xử lý kỹ thuật 1:

Bảng 1.17 Nhu cầu tiêu thụ điện của Khu xử lý kỹ thuật 1 theo thực tế

Thời gian Đơn vị Chỉ số tiêu thụ điện (kwh/tháng)

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

Nhận xét: Nhu cầu tiêu thụ điện trung bình của khu xử lý kỹ thuật 1 khoảng 17.684 kwh/tháng

4.3 Nhu cầu sử dụng hóa chất a Nhu cầu sử dụng hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải; hệ thống xử lý nước cấp và hồ bơi

Bảng 1.18 Hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải tại HT XLNT

Tên hóa chất Mục đích sử dụng

NaOCl Dùng để khử trùng nước thải

Polymer Dùng cho quá trình xử lý bùn

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm Bảng 1.19 Hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước cấp tại HT XLNC

Tên hóa chất Mục đích sử dụng

NaOCl Dùng để khử trùng nước cấp sau xử lý

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

Hóa chất sodium hypochlorite (dung dịch 12,5%):

+ Công thức: NaOCl Chất oxy hóa mạnh, phản ứng mãnh liệt với dung dịch ammoni hoạc các hóa chất hữa cơ và vô cơ khác

+ Mùi: Chất tẩy rửa gốc chlorine

+ Khả năng hòa tan trong nước: Hòa tan hoàn toàn

+ Khả năng cháy, nổ: Không

+ Đóng gói: 25 kg/bao nhựa

+ Polymer Cation là chất hỗ trợ đông tụ dùng trong xử lý bùn

+ Hoạt động trong môi trường acid cũng như bazơ, không làm thay đổi giá trị pH + Loại bỏ hoặc giảm bớt việc xử dụng muối vô cơ

+ Hiệu quả trong việc loại bỏ chất rắn

+ Dễ hoà tan trong nước

Nhu cầu sử dụng hóa chất theo thực tế hiện nay:

Bảng 1.20 Hóa chất sử dụng cho hệ thống XLNT và nước cấp hiện hữu

Hóa chất sử dụng cho HT xử lý nước thải

Hóa chất sử dụng cho

HT xử lý nước cấp Chlorine Polymer Chlorine

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm Bảng 1.21 Hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý hồ bơi

Tên hóa chất Số lượng Tần suất sử dụng

Ca(ClO)2 10 kg Hằng ngày

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm b Nhu cầu sử dụng hóa chất cho việc chăm sóc cỏ và chăm sóc cây xanh b 1 Phân bón

Loại phân bón được sử dụng: Phân bón được sử dụng chủ yếu trong Dự án là NPK và Ure Thành phần chính của loại phân này như sau:

- NPK bao gồm 2 loại: NPK 30-5-10: Chứa 30% N, 5% P2O5 và 10% K2O (chiếm 70% khối lượng phân bón sử dụng hàng năm) NPK 15-15-15: Chứa 15% N, 15% P2O5 và 15%

K2O (chiếm 30% khối lượng phân bón sử dụng hành năm)

- Ure có công thức hóa học là CO(NH2); chứa 46% N

Theo số liệu chủ dự án cung cấp liều lượng sử dụng phân bón sử dụng cho loại đất khu vực Ure 40 kg/ha, NPK là 90 kg/ha

Tổng diện tích cần bón phân bao gồm đất sân tập Gôn, sân Gôn 18 hố là 73,98ha

Bảng 1.22 Tổng lượng phân bón của dự án

Nguyên liệu Tần suất Liều lượng

Lượng sử dụng trong năm (kg)

Liều lượng sử dụng trong tháng

Liều lượng sử dụng ngày (kg)

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

- Sử dụng phương pháp hòa tan trong nước và phun lên cỏ đối với phân Ure

- Sử dụng phương pháp rắc đều trên cỏ và sau đó tưới làm ướt để hòa tan phân đối với NPK (kết hợp 2 loại NPK 30-5-10 và NPK 15-15-15 trong quá trình bón phân)

- Cách thức bón phân: sử dụng xe chuyên dụng hoặc sử dụng phương pháp thủ công b 2 Thuốc bảo vệ thực vật

Dự án sử dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp nhằm ngăn chặn và tiêu diệt sâu bệnh cho cỏ và cây trồng

Dự án sử dụng loại thuốc BVTV có tính độc nhẹ, không bền trong môi trường và có độ phân hủy cao Ngoài ra các loại thuốc BVTV này nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam theo đúng thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

- Loại thuốc sử dụng: Thiamethoxam

- Công dụng: diệt trừ sâu đất

- Liều lượng sử dụng 25 – 80g/ha

- Loại thuốc sử dụng: Azoxystrobin, Metalaxyl M

- Công dụng: diệt đốm nâu, đốm xám, héo rũ tàn lụi

- Liều lượng sử dụng Azoxystrobin 0,3 – 0,4 g/ha

- Liều lượng sử dụng Metalaxyl M 30 – 45 g/ha

- Loại thuốc sử dụng: Trifloxysulfuron sodium (min 89%)

- Liều lượng sử dụng 25 g/ha

Bảng 1.23 Liều lượng và tần suất sử dụng hóa chất BVTV trong sân Gôn

Loại thuốc Tần suất Liều lượng

Khối lượng (kg/năm) Khối lượng

(Chỉ diệt cỏ dại) 2 tháng/lần 25 g/ha/lần 11,187 0,93225 0,031075 Thuốc trừ sâu 2 tháng/lần 25 – 80 g/ha/lần 18,57042 1,547535 0,051585 Thuốc bệnh

(đốm nâu) 1 tháng/lần 0,3 – 0,4 g/ha/lần 0,313236 0,026103 0,00087 Thuốc bệnh

(héo rũ, tàn lụi) 1 tháng/lần 30 – 45 g/ha/lần 33,561 2,79675 0,093225

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

Ghi chú: (*) Tổng diện tích cần phun thuốc BVTV là 73,98ha (bao gồm đất sân tập gôn, sân gôn 18 hố)

Phương pháp phun thuốc BVTV:

- Xác định đúng loại bệnh

- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì

- Không phun thuốc vào ngày mưa, gió to

- Trước khi phun và pha chế thuốc cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như mũ, kính, khẩu trang, bao tay, ủng

- Sau khi phun thuốc: Quần áo, dụng cụ lao động, bình phun thuốc phải được rửa sạch sẽ và cất trong kho cùng với nơi lưu chứa thuốc BVTV

4.4 Nhu cầu sử dụng nước, nguồn cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước: Hiện tại nguồn nước sử dụng cho dự án được cấp từ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch và nhân viên Nguồn nước sử dụng cho tưới cây rửa đường một phần được lấy từ bể chứa nước thải đã qua hệ thống xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A

- Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt biệt thự, khách sạn, resort : 250 lít/người ngày

- Tiêu chuẩn dùng nước khách vãng lai: 25 lít/người/ngày

- Tiêu chuẩn dùng nước cho nhân viên phục vụ: 20 lít/người/ngày

- Tiêu chuẩn dùng nước tưới cây, rửa đường: 1,5 lít/m²/ngày

- Tiêu chuẩn dùng nước tưới thảm cỏ sân gôn: 5 lít/m²/ngày

- Hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngày= 1,2

- Nước dùng cho các nhu cầu khác được tính theo tỷ lệ % của nước cấp sinh hoạt theo QCXDVN 01:2008/BXD

Bảng 1.24 Nhu cầu sử dụng nước của toàn bộ dự án

STT Hạng mục cấp nước Ký hiệu Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước Lưu lượng

I Đất khu đa chức năng biểu diễn, trưng bày, khách sạn - A1 (11.200 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 2.000 người 250 lít/người/ngày 500

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - 7.000 người 25 lít/người/ngày 175

3 Lượng nước nhân viên - 2.200 người 20 lít/người/ngày 44

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 863

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20%Qsh 173

7 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 4,24 ha 5,00 lít/m 2 212

8 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 125

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 1.373

II Đất khu giải trí phức hợp - A2 (5.600 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 4.000 người 250 lít/người/ngày 1.000

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - - 25 lít/người/ngày 0

3 Lượng nước nhân viên - 1.600 người 20 lít/người/ngày 32

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 1.238

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20%Qsh 248

7 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 5,37 ha 5,00 lít/m 2 268

8 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 175

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 1.930

III Đất khu giải trí phức hợp – B (7.200 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 3.000 người 250 lít/người/ngày 750

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - 2.000 người 25 lít/người/ngày 63

3 Lượng nước nhân viên - 2.200 người 20 lít/người/ngày 44

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 1.028

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20 %Qsh 206

STT Hạng mục cấp nước Ký hiệu Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước Lưu lượng

7 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 7,81 ha 1,50 lít/m 2 117

8 Nước rò rỉ , thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 135

Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 1.486

IV Đất khu giải trí phức hợp trung tâm - TT (10.000 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 5.000 người 250 lít/người/ngày 1.250

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - 2.500 người 25 lít/người/ngày 63

3 Lượng nước nhân viên - 2.500 người 20 lít/người/ngày 50

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 1.635

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20 %Qsh 327

7 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 5,62 ha 1,50 lít/m 2 84

8 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 205

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 2.251

V Đất khu đa chức năng, giải trí, khách sạn - C (8.600 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 4.000 người 250 lít/người/ngày 1.000

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - 2.500 người 25 lít/người/ngày 63

3 Lượng nước nhân viên - 2.100 người 20 lít/người/ngày 42

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 1.325

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20%Qsh 265

7 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 17,15 ha 1,50 lít/m 2 257

8 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp 10% (Qsh+Qdv+Qt) 185

Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 2.033

VI Đất khu hội nghị - D (3.360 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 2.400 người 250 lít/người/ngày 600

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - - 25 lít/người/ngày 0

3 Lượng nước nhân viên - 960 người 20 lít/người/ngày 19

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

STT Hạng mục cấp nước Ký hiệu Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước Lưu lượng

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 743

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20 %Qsh 149

7 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 9,81 ha 1,50 lít/m 2 147

8 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 104

Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 1.143

VII Đất công viên nước - E1 (6.000 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - - 250 lít/người/ngày 0

2 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - 5.000 người 25 lít/người/ngày 125

3 Lượng nước nhân viên - 1.000 người 20 lít/người/ngày 20

4 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

5 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 174

6 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 20%Qsh 35

7 Nước cho các công trình hồ bơi, giải trí Qgt - - 3.000

8 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 2,68 ha 1,50 lít/m 2 40

9 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp 10%(Qsh+Qdv+Qgt+Qt) 325

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 3.574

VIII Đất sân gôn - E2 (1.200 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách tham quan) - 1.000 người 25 lít/người/ngày 25

2 Lượng nước nhân viên - 200 người 20 lít/người/ngày 4

3 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

4 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 35

5 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 30%Qsh 10

6 Nước tưới cây, thảm cỏ sân gôn Qt 73,98 ha 5,00 lít/m 2 3.699

7 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp 10%(Qsh+Qdv+Qt) 374

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 4.119

IX Đất khu biệt thự nghỉ dưỡng - K1 (210 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 150 người 250 lít/người/ngày 38

2 Lượng nước nhân viên - 60 người 20 lít/người/ngày 1

STT Hạng mục cấp nước Ký hiệu Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước Lưu lượng

3 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

4 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 46

5 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 30%Qsh 14

6 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 4,13 ha 1,5 lít/m 2 62

7 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 12

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 135

X Đất khu biệt thự nghỉ dưỡng - K2 (210 người)

1 Lượng nước sinh hoạt (khách lưu trú) - 150 người 250 lít/người/ngày 38

2 Lượng nước nhân viên - 60 người 20 lít/người/ngày 1

3 Hệ số không điều hòa ngày Kng - 1,2 -

4 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt Qsh - - 46

5 Công trình công cộng, dịch vụ Qdv - 30%Qsh 14

6 Nước tưới cây, sân đường nội bộ Qt 1,30 ha 1,50 lít/m 2 19

7 Nước rò rỉ, thất thoát, dự phòng Qrr+dp - 10%(Qsh+Qdv+Qt) 8

- Tổng cộng (Qsh+Qdv+Qt+Qrr+dp) 88

XI Khu xử lý kỹ thuật 1 - TXLKT1

1 Lượng nước nhân viên - 30 người 20 lít/người/ngày 0,6

2 Lượng nước cho các công trình kỹ thuật - 6,67 ha 2 lít/m 2 sàn 133,4

XII Khu xử lý kỹ thuật 2 - TXLKT2

1 Lượng nước nhân viên - 20 người 20 lít/người/ngày 0,4

2 Lượng nước cho các công trình kỹ thuật - 0,98 ha 2 lít/m 2 sàn 19,6

Nguồn: Tổng hợp tính toán theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

+ Nhu cầu sử dụng nước theo thực tế hiện nay:

Căn cứ trên hóa đơn tiền nước, nhu cầu sử dụng nước thực tế của dự án được trình bày cụ thể tại bảng sau:

Bảng 1.25 Thống kê lượng nước sử dụng hiện nay

Thời gian Đơn vị Lượng nước sử dụng

Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nhận xét: Nhu cầu sử dụng nước trung bình của dự án khoảng 57.435,75 m 3 /tháng tương đương khoảng 1.914,5 m 3 /ngày.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Tiến độ thực hiện dự án

Bảng 1.26 Tiến độ thực hiện dự án

Stt Theo ĐTM được duyệt năm 2019 Theo hiện tại (06/2023)

1 Khu Sân Gôn E2, và khu biệt thự K1, K2

Khu sân gôn hoạt động từ năm 2014

Khu biệt thự K1 đang chờ cấp phép xây dựng dự kiến hoàn thành quý 4 năm 2027

Khu biệt thự K2 dự kiến hoàn thành quý 4 năm 2027

2 Khu Hội nghị, nghỉ dưỡng Khu D

2.1 Khu D1 Đã hoàn thiện vào tháng 6/2023 và dự kiến đưa vào hoạt động vào quý 4 năm 2023 2.2 Khu D2 Đang chuẩn bị triển khai Dự định khởi công trong quý 4 năm 2023, hoàn thành quý 2 năm

Chưa triển khai (TXLKT1 hiện tại vẫn đảm bảo công suất hoạt động cho các công trình hiện hữu)

4 Khu C Khu C đã đi vào hoạt động từ năm 2013

5 Khu TXLKT1 Đã xây dựng và đi vào hoạt động từ năm

1 Khu giải trí phức hợp A2, B Đang được quy hoạch

Dự định khởi công quý 2 năm 2023, hoàn thành quý 4 năm 2025

2 Khu Công viên nước E1 Đang được quy hoạch

Dự định khởi công quý 4 năm 2023, hoàn thành quý 4 năm 2025

3 Khu biểu diễn trưng bài A1 Đang được quy hoạch

Dự định khởi công quý 2 năm 2023, hoàn thành quý 4 năm 2025

4 Khu giải trí phức hợp trung tâm TT Đang được quy hoạch

Stt Theo ĐTM được duyệt năm 2019 Theo hiện tại (06/2023)

Dự định khởi công quý 2 năm 2025, hoàn thành quý 4 năm 2027

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

5.2 Hiện trạng xây dựng và hoạt động của dự án

Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm có địa chỉ tại ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; hoạt động theo Giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV mã số 3500856718 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp lần đầu 12/3/2008 và được thay đổi lần thứ 15 ngày 18/08/2022

Khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm là dự án do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư, bắt đầu hoạt động từ năm 2013 Dự án Hồ Tràm được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 6521526480 lần đầu ngày 12/3/2008; thay đổi lần 10 ngày 05/06/2020 Loại hình hoạt động chính của Công ty là kinh doanh Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp và casino

Tổng diện tích khu đất hoạt động là 1.639.159 m 2 được Sở Tài nguyên và Môi trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: BX 920 672; BX 920 673; BX 920 674; BX

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt năm 2008 theo Quyết định phê duyệt ĐTM số 350/QĐ-STNMT ngày 06/11/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường và theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt năm 2019 theo quyết định số Quyết định số 1629/QĐ-BTNMT ngày 27/6/2019 Dự án được quy hoạch thành 02 phân khu: Phân khu số I (giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu) và phân khu số II (giáp biển) Trong đó phân khu số I bao gồm: Khu E2, khu biệt thự K1, khu biệt thự K2, khu xử lý kỹ thuật 1 và khu xử lý kỹ thuật 2 Phân khu số II bao gồm: khu A1, khu A2, khu B, khu TT, khu C, khu E1 và khu D

Hiện tại, Phân khu số I đã đi vào hoạt động khu E2 (sân gôn) và khu xử lý kỹ thuật 1 Phân khu số II đã hoàn thành và đi vào hoạt động khu C từ năm 2013 và khu D1 đã hoàn thành xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động từ quý 4 năm 2023 Các khu còn lại đang được quy hoạch và chuẩn bị đầu tư theo tiến độ dự án

Năm 2022, khu du lịch thu hút khoảng 150.250 lượt khách, quý 1 năm 2023 đón khoảng 30.000 lượt khách đến vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng, chiếm khoảng 20% công suất hoạt động tính đến thời điểm hoạt động

Bảng 1.27 Hiện trạng xây dựng của dự án tính đến tháng 6/2023

Loại đất Ký hiệu Hiện trạng xây dựng tính đến thời điểm hiện tại Căn cứ pháp lý Đất khu biểu diễn, trưng bày A1 Chưa xây dựng - Đất khu giải trí phức hợp A2 Chưa xây dựng - Đất khu giải trí phức hợp B Chưa xây dựng - Đất khu phức hợp trung tâm TT Chưa xây dựng - Đất khu khách sạn Resort C Đã hoàn thành xây dựng một số hạng mục công trình và đưa vào sử dụng năm 2013

Giấy phép xây dựng số 05/GPXD ngày 01/02/2013 và Giấy phép xây dựng số 09/GPXD ngày

Loại đất Ký hiệu Hiện trạng xây dựng tính đến thời điểm hiện tại Căn cứ pháp lý

25/02/2021; Giấy phép xây dựng số 55/GPXD ngày 03/07/2013 Đất khu công viên nước E1 Chưa xây dựng - Đất khu hội nghị D

Khu D1 đã hoàn thành xây dựng vào tháng 06/2023 chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng vào quý 4 năm 2023

Giấy phép xây dựng số 01/GPXD ngày 03/01/2020 và Phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng số 01/GPXD ngày 06/10/2022; Giấy phép xây dựng số 22/GPXD ngày 05/12/2022; Văn bản số

29/10/2019 Đất khu sân gôn E2 Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014 Giấy phép xây dựng số 20/GPXD-

SXD ngày 14/02/2015 Đất khu biệt thự nghỉ dưỡng 1 K1 Chưa xây dựng - Đất khu biệt thự nghỉ dưỡng 2 K2 Chưa xây dựng - Đất khu xử lý kỹ thuật 1 TXLKT1 Đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2013 - Đất khu xử lý kỹ thuật 2 TXLKT2 Chưa xây dựng -

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm./.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Xuất phát từ tiềm năng du lịch vốn có và thị trường khách du lịch đa dạng, khu du lịch sinh thái giải trí phức hợp Hồ Tràm được xây dựng thành một tổ hợp các công trình dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí cao cấp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của khách du lịch trong mối liên hệ về không gian du lịch trên toàn địa bàn tỉnh BR-VT, góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh, cụ thể:

- Khách tham quan trong ngày: đáp ứng nhu cầu tham quan vui chơi giải trí, chơi gôn, xem trình diễn, du khách từ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, đối tượng này chiếm tỷ lệ rất lớn

- Khách đến từ suối nước nóng Bình Châu có nhu cầu nghỉ dưỡng tại khu du lịch

Quy hoạch xây dựng một khu du lịch sinh thái cao cấp, mang tính đặc trưng riêng, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh gồm rừng nhiệt đới, đồi cát và biển trong xanh Sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm nằm trong tổng thể các khu du lịch ven biển BR-VT

Kết hợp hài hòa giữa các khu vực nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, không gian liên hoan, độc đáo gắn liền với thiên nhiên mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách, đặc biệt là khách có thu nhập cao Đáp ứng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp, trưng bày biểu diễn, tổ chức hội nghị chơi gôn

Các hoạt động du lịch khai thác triệt để cảnh quan rừng, mặt nước và bãi biển, các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng để tạo các điển nhấn cho toàn khu du lịch Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Dự án không nằm trong vùng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia Phù hợp với quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu của Thủ tướng chính phủ theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/04/2022 của Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Đối với quy hoạch của tỉnh:

- Hồ Tràm là một khu du lịch rất gần TP.HCM, với đường bờ biển trải dài đem lại nhiều lợi thế trong kinh doanh cho các dự án Resort, khách sạn, khu vui chơi giải trí Căn cứ trên chủ trương quy hoạch phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như nhu cầu đầu tư kinh doanh, Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm đã đầu tư Khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm với mục tiêu xây dựng khu nghỉ dưỡng chất lượng cao cấp 5 sao, khu vui chơi giải trí tích hợp, việc lựa chọn, bố trí xây dựng các loại hình nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch và hạ tầng kỹ thuật được kết hợp với nhau hài hòa, mang lại nhiều lợi nhuận và không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh Dự án được đầu tư phù hợp với Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 11/09/2018 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

- Dự án đã được UBND tỉnh BR-VT phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm tại xã Phước Thuận và xã Bông Trang, huyện

Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 05/09/2013 và Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 06/06/2018

- Khu đất thực hiện dự án được quy hoạch là đất thương mại, dịch vụ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: BX 920 672; BX 920 673; BX 920 674; BX 920 675; BX

920 677, BX 920 678 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp với tổng diện tích là 1.639.159 m 2

- Kết luận: Với những căn cứ trên, việc đầu tư dự án là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phân vùng của địa phương

Quy hoạch phân vùng môi trường:

- Dự án không nằm trong vùng bảo vệ nghiệm ngặt và vùng hạn chế phát thải được quy định tại nghị định 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ

- Đối với quy hoạch phân vùng môi trường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Dự án hoàn toàn phù hợp với quyết định 08/2022/QĐ-UBND ngày 21/04/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban hành quy định phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

1.1.1 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa cho toàn bộ dự án

Phân khu số 1 (Khu tiếp giáp phía khu bảo tồn): Nước mưa trên sân gôn một phần được thu về hồ điều hòa trong khu vực sân gôn; 1 phần chảy ra và đấu nối vào hệ thống thoát nước chung đường ven biển Cụ thể hệ thống thoát nước mưa khu sân gôn E2 một phần tự thấm dưới nền sân gôn và đồi cát, các công trình xây dựng như nhà câu lạc bộ sân gôn được thu gom bằng hệ thống thu gom và thoát ra hồ điều hòa Nước mưa khu K1 và K2 được thu gom bằng hệ thống cống BTCT và đấu nối vào hệ thống thoát nước chung trên đường ven biển Nước mưa khu xử lý kỹ thuật 1 và 2 được thu gom bằng hệ thống cống BTCT và thoát ra hồ điều hòa

Phân khu số 2 (Khu giáp với phía biển): Nước mưa được thu gom bằng hệ thống cống BTCT và HPDE, toàn bộ được thoát ra biển thông qua các cửa xả có hệ thống lọc, không làm ô nhiễm nước biển Cụ thể, đối với khu A1, A2, B, TT, C, D, E1 thiết kế hệ thống thu gom nước mưa riêng thu gom từng nhánh riêng sau đó cho đấu nối vào nhánh thu gom nước chung cống tròn bằng BTCT nằm dưới đường kết nối giữa các khu với nhau Nước mưa được thoát ra các cửa xả có hệ thống lọc ngược, không làm ô nhiễm nguồn nước biển

1.1.2 Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu sân Gôn – khu E2 đã được xây dựng và đi vào hoạt động a Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa riêng của các công trình sân Gôn được xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa dọc theo sân đường nội bộ Nước mưa được dẫn qua đường ống có kích thước D114 – D168, chảy vào hố ga lắng cặn và thoát vào hồ điều hòa trong khu vực dự án Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom nước mưa các công trình sân gôn nhằm tránh tình trạng tắt nghẽn; định kỳ nạo vét hệ thống cống thoát nước mưa và hố ga trong khu vực dự án Tần suất 2 tháng/lần, lượng bùn nạo vét được tận dụng để bón cây trong khu vực

Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt tại hồ điều hòa trong khu vực có thể bố trí thêm:

Sử dụng các loài thực vật thủy sinh: bèo tây, thủy trúc, mai nước, rau dừa nước trồng ven hồ, cỏ gai ấu thả vào các ô cố định; cỏ Vertiver cố định vào các phao rồi thả trên mặt nước vừa ít tốn kém lại tăng tính thẩm mỹ tại hồ điều hòa trong khu vực Đây là giải pháp có tính khả thi cao

Rau dừa nước Cỏ Vertiver

Cỏ gai ấu Thủy trúc

Hình 3.2 Một số loại cây được trồng tại hồ điều hòa Bảng 3.1 Khối lượng hạng mục công trình thu gom và thoát nước mủa của khu E2

Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Ống PVC D168 m 330,5 Ống PVC D114 m 4

Rãnh thu nước mưa Cái 5

Nguồn: Bản vẽ hoàn công mặt bằng thoát nước mưa khu E2 b Điểm xả nước mưa

Nguồn tiếp nhận nước mưa: hồ điều hòa của dự án

Tọa độ vị trí điểm xả nước mưa vào hồ điều hòa: X (m) = 1159 507; Y (m) = 466 971

(Hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến 107 0 45’ múi chiếu 3 0 ) c Sơ đồ thu gom và đấu nối nước mưa

Hình 3.3 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước mưa của Khu E2

1.1.3 Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu C đã được xây dựng và đi vào hoạt động a Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Nước mưa tòa tháp khách sạn “The InteContinental Grand Hồ Tràm”, tòa tháp khách sạn “Holiday Inn Resort Hồ Tràm Beach” và các công trình phụ trợ, đường giao thông nội bộ được thu gom bằng hệ thống cống BTCT và xả trực tiếp ra biển bằng hệ thống cống ngầm

Nước mưa khu vực khu thấp tầng tòa nhà trung tâm và các đường giao thông nội bộ được thu gom bằng hệ thống cống BTCT và xả trực tiếp ra biển bằng hệ thống cống ngầm Nước mưa chảy tràn trên mặt đất chủ yếu tự thấm dưới nền công viên cây xanh

Phương thức chảy: Tự chảy

Bảng 3.2 Khối lượng hệ thống thoát nước mưa khu C

Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Ống HDPE D100, i=0,5% m 45 Ống HDPE D150, i= 0,5% m 110 Ống HDPE D150, i=0,7% Ống HDPE D200, i=0,49% m 152 Ống HDPE D200, i=0,5% Ống HDPE D200, i=0,52% Ống HDPE D200, i=0,66% Ống HDPE D200, i=0,9%

Nước mưa mái nhà Nước mưa chảy tràn trên đường GT nội bộ

Hố ga thoát nước mưa

Chảy tràn trên bãi đất trống, thảm cỏ, cây xanh

Hệ thống đường ống thu gom

Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Ống HDPE D200, i=1,0% Ống HDPE D250, i=0,52% m 76 Ống HDPE D250, i=0,65% Ống HDPE D250, i=0,91% Ống HDPE D300, i=0,38% m 69 Ống HDPE D300, i=0,85% Ống HDPE D350, i=0,80% m 50 Ống HDPE D400, i=0,22% m 56 Ống HDPE D400, i=0,42% Ống HDPE D450, i=0,22% m 75 Ống HDPE D450, i=0,42% Ống HDPE D500, i=0,28% m 84

Cửa xả ra biển Cái 2

Nguồn: Bản vẽ hoàn công mặt bằng thoát nước mưa khu C b Điểm xả nước mưa

Nguồn tiếp nhận nước mưa: Biển

Vị trí điểm xả nước mưa: 02 vị trí tại 02 cửa xả ra biển tại khu C

Tọa độ vị trí điểm xả nước mưa:

- Vị trí xả nước mưa ra biển số 1: X (m) = 1159 268; Y (m) = 467 602

- Vị trí xả nước mưa ra biển số 2: X (m) = 1159 481; Y (m) = 467 750

(Hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến 107 0 45’ múi chiếu 3 0 ) c Sơ đồ thu gom và đấu nối nước mưa

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước mưa khu C

1.1.4 Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu D1 (Ixora) của Khu phức hợp –

D, đã được xây dựng xong và chuẩn bị đi vào hoạt động a Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Nước mưa của khu D1 được thu gom bằng đường ống HPDE và BTCT và xả trực tiếp ra biển

Phương thức chảy: Tự chảy

Bảng 3.3 Khối lượng hạng mục công trình thu gom và thoát nước mủa của khu D1 (khu

Tên vật tư Đơn vị Khối lượng

Mương thoát nước cảnh quan Cái 1

Nguồn: Bản vẽ hoàn công mặt bằng thoát nước mưa khu D1 b Điểm xả nước mưa

Nguồn tiếp nhận nước mưa: Biển

Nước mưa mái nhà Nước mưa chảy tràn trên đường giao thông

Hố ga thoát nước mưa

Chảy tràn trên bãi đất trống, thảm cỏ, cây xanh

Hệ thống đường ống thu gom và hệ thống lọc ngược

Vị trí điểm xả nước mưa: 01 vị trí tại 01 cửa xả ra biển tại khu D1

Tọa độ vị trí điểm xả nước mưa: X (m) = 1159 490; Y (m) = 468 045

(Hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến 107 0 45’ múi chiếu 3 0 ) c Sơ đồ thu gom và đấu nối nước mưa

Hình 3.5 Sơ đồ thu gom nước mưa khu D1 (khu Ixora)

1.1.5 Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa khu xử lý kỹ thuật 1 đã được xây dựng và đi vào hoạt động a Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Khu xử lý kỹ thuật 1: bao gồm các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, nhà bảo vệ, nhà nghỉ cho tài xế, kho chứa chất thải rắn tập trung, nhà tắm cho nhân viên, trạm điện, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, bãi đỗ và trạm xe buýt, bãi xe nhân viên, bãi xe điện

Nhánh 1: Nước mưa bãi đỗ và trạm xe buýt, bãi xe nhân viên, bãi xe điện được thu gom và thoát vào hồ điều hòa

Nhánh 2: Nước mưa khu vực hạ tầng kỹ thuật, nhà bảo vệ, nhà nghỉ cho tài xế, kho chứa chất thải rắn tập trung, nhà tắm cho nhân viên, trạm điện, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được thu gom và thoát vào hồ điều hòa

Hồ điều hòa nằm gần khu xử lý kỹ thuật và giáp với khu sân gôn về phía Đông Bắc

Nước mưa mái nhà Nước mưa chảy tràn trên mặt đất

Hố ga thoát nước mưa

Chảy tràn trên bãi đất trống, thảm cỏ

Hệ thống đường ống thu gom và hệ thống lọc ngược

Phương thức chảy: Tự chảy

Bảng 3.4 Khối lượng hệ thống thoát nước mưa khu xử lý kỹ thuật 1

Tên vật tư Đơn vị Khối lượng

Nguồn: Bản vẽ hoàn công tổng thể mặt bằng hệ thống thu gom và thoát nước mưa b Điểm xả nước mưa

Nguồn tiếp nhận nước mưa: Hồ điều hòa của dự án

Vị trí điểm xả nước mưa: 02 cửa xả nước mưa vào hồ điều hòa của khu xử lý kỹ thuật

Tọa độ vị trí điểm xả nước mưa ra hồ điều hòa: X (m) = 1160 019; Y (m) = 467 448

(Hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến 107 0 45’ múi chiếu 3 0 ) c Sơ đồ thu gom và đấu nối nước mưa

Hình 3.6 Sơ đồ thu gom nước mưa khu xử lý kỹ thuật

Nước mưa mái nhà Nước mưa chảy tràn trên mặt đất

Hố ga thoát nước mưa

Chảy tràn trên bãi đất trống, thảm cỏ, cây xanh

Hệ thống đường ống thu gom

02 cửa xả ra hồ điều hòa

Hình 3.7 Vị trí các cửa xả nước mưa hiện hữu của dự án

1.2 Thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Công trình thu gom nước thải a Mạng lưới thu gom nước thải của toàn bộ dự án

Nước thải phát sinh từ dự án, bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt từ khu A1, khu A2, khu B, khu C, khu D, khu E1, khu E2, khu K1 và K2; Khu xử lý kỹ thuật 1 và 2

- Nước rỉ rác và nước thải vệ sinh thùng rác từ khu xử lý kỹ thuật 1 và khu xử lý kỹ thuật

- Nước rửa lọc hồ bơi định kỳ từ khu C, khu E1

- Nước thải sinh hoạt và nước rửa lọc hồ bơi định kỳ từ khu E2; khu C; khu D; khu K1; khu K2 và khu xử lý kỹ thuật 1; nước rỉ rác và vệ sinh thùng rác từ khu xử lý kỹ thuật 1 được thu gom về hệ thống xử lý nước thải có công suất thiết kế 3.800 m 3 /ngày để xử lý

- Nước thải sinh hoạt và nước rửa lọc hồ bơi định kỳ từ khu A1; khu A2; khu B; khu E1 và khu xử lý kỹ thuật 2; nước rỉ rác và vệ sinh thùng rác từ khu xử lý kỹ thuật 2 được thu gom về hệ thống xử lý nước thải có công suất thiết kế 6.000 m 3 /ngày để xử lý

Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom thoát nước mưa Mạng lưới thu gom nước thải được trình bày như sau:

- Nước thải từng phân khu được thoát theo hai hệ thống riêng biệt: hệ thống thoát nước vệ sinh tay chân, tắm giặt, nấu ăn, vệ sinh các thiết bị khác và hệ thống thoát nước phân cho các khu nhà vệ sinh sau đó được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn theo quy định

- Nước thải nấu ăn được thu gom bằng các đường ống ngang và các trục ống đứng thu gom về các bể tách dầu, sau đó được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn theo quy định

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải a Nguồn pháp sinh

Mùi hôi tại hệ thống xử lý nước thải tập trung thường phát sinh chủ yếu từ quá trình phân hủy kỵ khí như trạm bơm nước thải tập trung, bể hiếm khí, bể hiếu khí, bể MBR với các dạng khí chính như NH3, H2S, SO2 b Biện pháp xử lý

Hệ thống xử lý nước thải được đặt tại khu xử lý kỹ thuật 1 cách xa khu vực hoạt động của dự án nằm cuối hướng gió, vì vậy đối với vấn đề khí thải phát sinh làm ảnh hưởng đến du khách là không có

Khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải được trồng nhiều dải cây xanh cách ly nhằm giảm thiểu khí thải phát sinh

Hệ thống xử lý nước thải được vận hành theo đúng kỹ thuật đảm bảo quá trình xử lý vận hành hiệu quả vì vậy hạn chế mùi hôi, khí thải phát sinh Đối với các trạm bơm nước thải được xây kín, có mái che, tường bằng bê tông, một phần âm dưới nền đất, xung quanh được trồng nhiều loại cây xanh có chức năng lọc không khí vì vậy sẽ hạn chế việc phát sinh mùi hôi, khí thải ảnh hưởng đến nhân viên và du khách Ngoài ra, trạm bơm được nạo vét, hút bùn, và bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ 3 tháng/lần để hạn chế những sự cố gây ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nước thải nói riêng và hoạt động vui chơi giải trí của du khách nói riêng Đối với nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải được trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay để giảm thiểu ảnh hưởng của khí thải mùi hôi

Ngoài việc trồng các dải cây xanh cách ly cao tối thiểu 5m, rộng tối thiểu 10m, xung quanh hệ thống xử lý nước thải trồng nhiều các loại cây xanh có chức năng lọc không khí để hạn chế và giảm thiểu đối đa khí thải phát sinh

Các bể tự hoại được xây dựng âm dưới đất, định kỳ được nạo vét và thu gom bùn thải 3 tháng/lần

Hố ga được xây dựng âm dưới đất và có bố trí nắp đậy, định kỳ được nạo vét thu gom bùn thải 3 tháng/lần

2.2 Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ máy phát điện

Thành phần khí thải máy phát điện: Bụi, NOx, CO2, CO

Dự án sử dụng 06 máy phát điện loại 2.000 KVA

Máy phát điện dự phòng trong trường hợp mất điện Vì là nguồn thải không thường xuyên, chỉ hoạt động khi mất điện và chủ dầu tư chọn sử dụng nhiên liệu dầu DO (Hàm lượng

S là 0,05%) nên các chất ô nhiễm không vượt quá tiêu chuẩn cho phép Do tính chất gián đoạn của nguồn thải nên giải pháp xử lý khí thải cho máy phát điện không khả thi về kinh tế và vận hành

Máy phát điện đặt tầng mái khu kỹ thuật của khu C, Chủ đầu tư chọn giải pháp phát tán khí thải máy phát điện bằng cách đặt ống khói máy phát điện ở khu vực thoáng đãng, cuối hướng gió, ống khói có chiều cao khoảng 15 mét so với mặt đất, đường kính ống khói máy phát điện D300, nhằm để các chất khí này được pha loãng trong không khí

Trồng nhiều cây xanh xung quanh khu vực phòng máy phát điện để giảm thiểu ô nhiễm khí thải Định kỳ bảo dưỡng máy phát điện 6 tháng/lần

(Biên bản nghiệm thu bàn giao và các chứng chỉ CO, CQ hồ sơ kiểm định của 06 máy phát điện đính kèm phụ lục báo cáo)

Hình 3.19 Khu vực đặt 06 máy phát điện

Hình 3.20 Ống khói máy phát điện số 6

2.3 Biện pháp giảm thiểu khí thải và mùi từ khu vực nấu ăn

Khí, mùi phát sinh từ khu vực nấu ăn tại khu vực nhà hàng được thu gom bằng hệ thống phễu chụp hút (miệng phễu có kích thước 1,5x0,7m), xử lý bằng hệ thống tách hơi dầu mỡ (khi khí thải đi qua lưới lọc mỡ của phễu chụp hút, dầu mỡ được lắng đọng lại trong khay chứa bên trong phễu) sau đó dẫn theo đường ống D200 thải ra môi trường Lượng dầu mỡ lắng đọng trong khay được định kỳ thu gom 1 lần/ngày và mang đi xử lý theo quy định Đã bố trí lắp đặt hệ thống thông gió tại khu vực nấu ăn hợp lý kết hợp giữa thông gió tự nhiên và cưỡng bức

2.4 Biện pháp giảm thiểu bụi khí thải khác a Cải thiện điều kiện vi khí hậu

Thực hiện chống nóng bằng các vật liệu cách nhiệt ngay từ khi xây dựng Đảm bảo các điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào

Thực hiện các biện pháp trồng cây xanh và tạo diện tích đất trống để cải thiện môi trường không khí trong khu vực

Việc bố trí các khu chức năng sẽ tính tới hướng gió, khả năng thông gió tổng thể mà vẫn không làm mất đi vẻ mỹ quan chung của toàn khu

Khu vực đường nội bộ sẽ được thường xuyên được làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi, vừa làm giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường

Cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục cũng là một giải pháp nhằm gián tiếp làm giảm ô nhiễm môi trường

Các khu đất trống, thảm cỏ sẽ luôn được dọn dẹp Rác sẽ được chứa trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi phát triển và mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh Rác thải sẽ được Công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom hàng ngày và đưa đi xử lý bằng xe chuyên dùng đến nơi xử lý theo đúng quy định b Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ kho chứa rác

Kho chứa rác thải: Kho chứa rác thải được nhân viên vệ sinh lau chùi hàng ngày, rác thải sẽ thực hiện thu gom và vận chuyển rác từ 2 lần/ngày, đảm bảo không lưu giữ tồn đọng rác qua ngày c Cải thiện môi trường không khí chung

Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm:

- Vệ sinh đường nội bộ sạch nhằm giảm bụi

- Sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng

- Toàn bộ các phương tiện ô tô, xe máy, của khách đều phải gửi lại các bãi giữ xe tại bãi đậu xe trước khi vào khu du lịch, đặt biển báo cấm xe tải, xe khách vào trong khuôn viên Khu du lịch

- Các phương tiện giao thông phục vụ cho hoạt động của dự án phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm bảo kỹ thuật

- Sử dụng chất đốt sạch như gas, điện thay thế cho các loại chất đốt rẻ tiền gây ô nhiễm

- Máy móc thiết bị phải được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, nếu hỏng phải được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời

- Bổ sung men vi vinh xử lý môi trường vào bể tự hoại để phân huỷ các chất hữu cơ giảm mùi hôi thối tại bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung

Hệ thống xử lý nước thải: Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải định kỳ 6 tháng/lần được thu gom và xử lý theo quy định.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Nguồn phát sinh: Hoạt động sinh hoạt của công nhân viên và khách lưu trú, quá trình chế biến thức ăn, các hoạt động của khu dịch vụ tiện ích kết hợp

Thành phần chất thải sinh hoạt phát sinh thường xuyên: Bao bì, nilon, thức ăn dư thừa, giấy, thùng carton, hộp xốp, chai nhựa, giấy, bao bì bằng giấy, kim loại

Khối lượng: Theo mức tính trung bình (QCVN 01:2021/BXD) lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người khu vực dự án là 0,5 kg/ngày/người Lượng rác sinh hoạt của dự án khoảng 53.580 người trong 01 ngày là: 53.580 người x 0,5 kg/người/ngày = 26.790 kg/ngày tương đươg khoảng 26,79 tấn/ngày

Bảng 3.17 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Thành phần Đơn vị tính Khối lượng

Chất thải thực phẩm (Thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ trái cây) Tấn/ngày 20

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (Chai nhựa, vỏ lon thức uống, thùng carton, kim loại, giấy, bao bì bằng giấy) Tấn/ngày 5

Chất thải rắn sinh hoạt khác (Túi nilon, bao bì nhựa, hộp xốp) Tấn/ngày 1,79

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm Đánh giá: Chất thải rắn sinh hoạt chứa hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học cao Đây là môi trường thuận lợi để côn trùng và mầm bệnh sinh sản, phát triển như: ruồi, muỗi, chuột, gián Các sinh vật này tồn tại và phát triển gây ra các dịch bệnh Đồng thời, quá trình phân hủy rác sẽ gây ra mùi hôi thối Do đó, chủ dự án có biện pháp thu gom, xử lý phù hợp b Biện pháp lưu trữ và xử lý

+ Chương trình quản lý chất thải rắn:

Bố trí cán bộ quản lý môi trường toàn bộ khu vực khu du lịch

Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ quản lý chất thải rắn cho cán bộ và nhân viên của dự án

Xác định rõ thành phần và khối lượng chất thải rắn thải ra hàng ngày của toàn khu du lịch

Lắp đặt các biển báo bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở hoặc có hình thức xử lý kịp thời đối với cán bộ, nhân viên hoặc khách du lịch bỏ rác không đúng nơi quy định

Lắp đặt các thùng chứa rác tại tất cả các khu vực thường xuyên phát sinh rác thải và dọc theo tuyến đường nội bộ trong khu du lịch

Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn sau đó được nhân viên quét rọn thu gom vận chuyển đến kho lưu trữ chất thải tập trung (mỗi loại rác được lưu giữ riêng biệt) trước khi chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định Giảm thiểu: Mua sản phẩm đúng nhu cầu, tránh lãng phí

Tái sử dụng: Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại, và dùng các túi đựng đồ giặt bằng vải

Tái chế: Cung cấp các thùng chứa các chất thải có thể tái chế trong các phòng khách và các thùng phân huỷ rác hữu cơ ở các khu vực bếp Ở những nơi có sử dụng các sản phẩm tái chế, cần phải tái chế các vật liệu như giấy, kim loại và nhựa Cho phân huỷ vi sinh các chất thải hữu cơ như các thức ăn thừa, lá cây và các phần cắt rời của cây

+ Biện pháp quản lý chất thải rắn tại từng phân khu: Để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan khu du lịch, dự án đưa ra biện pháp như sau:

Tại từng phân khu chất thải được phân loại thành 02 loại: chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ Cụ thể:

- Chất thải hữu cơ: Chất thải thực phẩm (Thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ trái cây)

- Chất thải vô vơ: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (Chai nhựa, vỏ lon thức uống, thùng carton, kim loại, giấy, bao bì bằng giấy) và chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (Chai nhựa, vỏ lon thức uống, thùng carton, kim loại, giấy, bao bì bằng giấy)

Bố trí các thùng rác tại khu A1, A2, B, TT, C, D, E1, E2, K1, K2, TXLKT 1, TXLKT 2 và dọc đường nội bộ Thùng rác được bố trí cụ thể như sau:

- Tại phân khu A1: Bố trí thùng rác loại 2 ngăn trong phòng khách sạn 5 sao, bố trí thùng rác đôi tại khu vực thương mại, vui chơi giải trí có dung tích 40 lít Bố trí thùng rác loại 2 ngăn (một ngăn đựng rác hữu cơ, 01 ngăn đựng rác vô cơ) tại kho tập trung của phân khu, dung tích 120 lít, có bánh xe

- Tại phân khu A2; B: Bố trí thùng rác loại 2 ngăn trong phòng khách sạn 5 sao, khu căn hộ khách sạn, bố trí thùng rác tại khu vực trưng bày biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí, khu vực nhà hàng có dung tích 40 lít Bố trí thùng rác loại 2 ngăn (một ngăn đựng rác hữu cơ, 01 ngăn đựng rác vô cơ) tại kho tập trung của phân khu, dung tích 120 lít, có bánh xe

- Tại phân khu C: Bố trí thùng rác loại 2 ngăn trong phòng khách sạn 5 sao, bố trí thùng rác tại khu vực thương mại, vui chơi giải trí có dung tích 40 lít Bố trí thùng rác loại 2 ngăn (một ngăn đựng rác hữu cơ, 01 ngăn đựng rác vô cơ) tại kho tập trung của phân khu, dung tích 120 lít, có bánh xe

- Tại phân khu D: Bố trí thùng rác 2 ngăn trong từng căn Villa, mỗi căn khoảng 4 thùng, bố trí thùng rác trong các phòng nghỉ của khách sạn 12 tầng có dung tích 40 lít, khu vui chơi giải trí Bố trí thùng rác loại 2 ngăn (01 ngăn đựng rác hữu cơ, 01 ngăn đựng rác vô cơ) tại kho tập trung của từng phân khu, dung tích 120 lít, có bánh xe

- Tại phân khu TT; E1: Bố trí thùng rác loại 2 ngăn trong phòng khu căn hộ khách sạn, bố trí thùng rác tại khu vực trưng bày biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí, khu vực nhà hàng, khu công viên nước có dung tích 40 lít Bố trí thùng rác loại 2 ngăn (01 ngăn đựng rác hữu cơ, 01 ngăn đựng rác vô cơ) tại kho tập trung của từng phân khu, dung tích 120 lít, có bánh xe

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Nguồn phát sinh: Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc kỹ thuật (giẻ lau dính dầu mỡ), từ hoạt động chăm sóc cỏ sân gôn

Thành phần: Bóng đèn quỳnh quang, giẻ lau dầu nhớt, bao bì vỏ bình xịt côn trùng, Pin, ắc quy thải, chất thải có dư lượng hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt nấm, hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì chứa hóa chất, dầu nhớt thải, sơn thải, mực in thải bỏ

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên của dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.18 Thống kê chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

Stt Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Khối lượng (kg/năm) Mã CTNH

Chất hấp phụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

3 Bao bì nhựa cứng thải (Vỏ chai hóa chất) Rắn 600 18 01 03

4 Pin ắc quy thải Rắn 200 16 01 12

5 Bóng đèn quỳnh quang và các loại thủy tinh thải Rắn 1.000 16 01 06

6 Sơn, mực thải Rắn/Lỏng 200 16 01 09

Bao bì cứng thải bằng kim loại: Vỏ thùng sơn, thùng phuy dầu, bình xịt chống gỉ

8 Chất thải có dư lượng hóa chất trừ sâu Rắn/Lỏng/Bùn 200 14 01 01

9 Chất thải có dư lượng hóa chất trừ cỏ Rắn/Lỏng/Bùn 200 14 02 02

10 Chất thải có dư lượng hóa chất diệt nấm Rắn/Lỏng/Bùn 200 14 01 03

Hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng không có gốc halogen hữu cơ

12 Bao bì mềm thải Rắn 100 14 01 05

13 Bao bì cứng thải Rắn 100 14 01 06

14 Bao bì (cứng, mềm) thải chứa hóa chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ Rắn 300 14 01 08

15 Dầu động cơ, hợp số và bôi trơn tổng hợp thải Lỏng 1.000 17 02 03

16 Hộp mực in thải Rắn 30 08 02 04

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế của dự án trong năm 2022:

Bảng 3.19 Thống kê chất thải nguy hại phát sinh thực tế năm 2022

Stt Tên chất thải Mã CTNH Trạng thái tồn tại

1 Hộp mực in thải 08 02 04 Lỏng 24,5

3 Bao bì nhựa cứng thải (Các chai lọ hóa chất) 18 01 03 Rắn 455

4 Bao bì mềm thải 14 01 05 Rắn 608

6 Bóng đèn huỳnh quang 16 01 06 Rắn 771

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (Vật liệu dính sơn dính, hóa chất)

Nguồn: Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm

Biện pháp: Chất thải rắn nguy hại được các nhân viên thu gom và phân loại, lưu trữ tại kho lưu trữ chất thải nguy Dự án bố trí các kho lưu trữ chất thải nguy hại, cụ thể:

Các loại CTNH phát sinh được phân loại theo đúng quy định về quản lý CTNH, thu gom, lưu giữ trong các thùng chuyên dụng riêng, can nhựa, bao bì PE, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, có nhãn dán rõ ràng theo quy định, sau đó được tập kết tại kho chứa CTNH Cụ thể:

- Đối với vỏ bao bì trong quá trình bón phân: lượng bao bì này được nhân viên chăm sóc cây xanh của dự án thu gom lại sau quá trình bón phân và tập kết tại kho chứa CTNH

- Vỏ thuốc BVTV được thu gom vào thùng chứa có nắp đậy kín và dán mác phân loại

- Đối với thuốc BVTV hoặc phân bón hết hạn hoặc bị lỗi nhà cung cấp sẽ thu hồi và vận chuyển về để xử lý

- Đối với thiết bị sử dụng thuốc BVTV hỏng được thu gom vào kho chứa chất thải nguy hại và được nhà cung cấp đến lấy và vận chuyển về để xử lý

- Đối với các chất thải còn lại được phân loại theo mã chất thải và để riêng biệt, bên ngoài có dán mác phân loại

- Đối với hộp mực in định kỳ sẽ được nhà cung cấp đến thay và thu hồi để xử lý hoặc lữu trữ tại kho chất thải và giao cho đơn vị có chức năng để xử lý

- Đối với các chất thải dạng rắn được lưu chứa trong thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy, có bánh xe để dễ di chuyển

- Đối với chất thải dạng lỏng như dầu nhớt, được lưu chứa bằng các can nhựa loại 20 lít, có nắp đậy kín

Kho chứa chất thải nguy hại tập trung được bố trí trong khu XLKT 1 và 2, được xây bằng tường gạch, chát xi măng và được gia cố bằng bê tông, thiết kế ô thoáng khí, có biển báo khu vực lưu chứa CTNH theo đúng quy định

Sàn đổ bê tông, không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trợt và không có khe nứt, có rãnh thu gom nước rò rỉ, tràn đổ kích thước 10x10cm bao quanh tường

Hố ga thu tại rãnh thoát: kích thước 40x40x40cm

Gờ cao 10cm tránh để CTNH tràn ra ngoài trong trường hợp rò rì, tràn, đổ

Kho được ngăn thành ô để phân loại chất thải nguy hại

(Vị trí kho chứa CTNH tập trung được thể hiện trên bản vẽ tổng mặt bằng quy hoạch của dự án)

Tại các kho lưu trữ bố trí các loại thùng chứa, có nắp đậy, dung tích 120L, màu cam để lưu giữ chất thải nguy hại dạng rắn Chất thải nguy hại dạng lỏng bố trí các can nhựa có nắp đậy loại 30 lít để lưu trữ

Chất thải nguy hại được phân loại tương ứng theo mã chất thải nguy hại Trên mỗi thùng của mỗi loại chất thải được gắn nhãn chất thải (đề - can) có chữ tương ứng với mã, tên của từng loại chất thải nguy hại ở hai bên thành thùng

Kho chứa chất thải được xây bằng tường gạch, tráng vữa, sàn được tráng bê tông và có rãnh chống tràn khi có sự cố, có mái che toàn bộ kho chứa bằng tôn, có máy lạnh, thiết kế cửa kéo tự động

Kho chứa chất thải nguy hại hiện hữu có diện tích 78 m 2 và 38 m 2 , đặt tại kho chứa chất thải rắn tập trung của khu xử lý kỹ thuật 1.

Trong tương lai sẽ đầu tư 1 kho chứa chất thải rắn tập trung tại khu xử lý kỹ thuật 2 để thu gom và lưu trữ chất thải, trong đó có chất thải nguy hại

Hợp đồng với đơn vị thu gom có chức năng thu gom và xử lý theo quy định Hiện tại đơn vị quản lý dự án là công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Hà Lộc theo hợp đồng số HTP/OPERATING/28/04/2014 bản sửa đổi số 10 ngày 27/03/2023 để thu gom và xử lý theo đúng quy định

Chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý theo đúng các quy định trong Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Hình 3.24 Hình ảnh thực tế kho chứa chất thải nguy hại

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

5.1 Nguồn phát sinh và biện pháp giảm thiểu a Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông Đối với tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông, do đây là nguồn ồn không kéo dài và phân tán, hơn nữa chỉ phát sinh khi có phương tiện giao thông ra vào khu vực Vì vậy, hạn chế bằng cách không cho xe nổ máy trong khu vực quy định các xe ra vào không bóp kèn gây ồn ào ảnh hưởng đến người dân xung quanh

Mức ồn liên quan đến số lượng du khách đến khu du lịch, khoảng cách bố trí cơ sở hạ tầng các dịch vụ của khu du lịch, các hoạt động giao thông, thương mại

Việc gia tăng thêm số lượng khách du lịch sẽ góp phần tăng thêm lượng tiếng ồn trong khu du lịch nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ, đặc biệt là vào các ngày cao điểm của mùa du lịch trong năm Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội tại một số khu du lịch mức ồn dao động từ 40 – 68 dBA tùy vị trí, mức ồn cao nhất tại khu nhà hàng, vui chơi giải trí, thấp nhất tại các khu khách sạn, nhìn chung mức ồn đạt tiêu chuẩn cho phép Đối với khu du lịch Biển Sáng, việc điều chỉnh quy hoạch sẽ làm giảm diện tích xây dựng và tăng thêm mảng xanh, tạo không gian thoáng đãng do đó sẽ góp phần giảm bớt lượng tiếng ồn, do đó tác động do tiếng ồn ảnh hưởng đến dự án là không đáng kể c Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn từ máy phát điện

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy phát điện, chủ dự án đã áp dụng các biện pháp sau:

Máy phát điện được lựa chọn loại tốt từ nhà sản xuất uy tín, thường xuyên bảo trì bảo dưỡng Máy phát điện dự phòng đặt trong phòng riêng và cách âm với môi trường xung quanh bằng cách trang bị các họng tiêu âm cho miệng cấp và hút gió, tiêu âm cho khu vực phòng máy Máy phát điện được đặt trong phòng, phòng máy phát điện được trang bị quạt thông gió, cửa sổ thông gió Vật liệu cách âm chuyên dụng có cấu trúc rỗng như tổ ong, giúp tiêu âm tốt cho máy phát điện

Ngoài ra, máy phát điện được lắp đệm chống rung từ đó cũng giảm ồn khi va chạm Sáu máy phát điện được đầu tư có công suất 2.000KVA là máy hoàn toàn mới và có công nghệ sản xuất hiện đại, do đó các vấn đề ồn, rung, nhiệt được hạn chế tối đa, trong đó chủ đầu tư đã tính toán và yêu cầu nhà cung cấp xử lý triệt để tiếng ồn, độ rung, nhiệt do máy phát điện gây ra khi hoạt động, nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn vể môi trường đối với các yếu tố này, tránh gây ảnh hưởng đến người dân, nhân viên và du khách Độ rung: Máy phát điện được đặt trên một bệ đỡ với 4 chân đế được gắn lò xo giảm sóc nhằm giảm chấn động phát sinh Phần cuối của chân đế được gắn với nền bằng lớp đệm cao su dày 5cm Nền nhà chứa có kết cấu bê tông xi măng rắn chắc Ống khói máy phát điện được gắn pô giảm âm, ống thoát khói có đường kính D300 dày 3mm, bọc cách nhiệt dày 50mm ốp ngoài Inox 304 dày 0,4mm Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện: chủ đầu tư đầu tư loại máy phát điện có vỏ cách âm bằng thép, có độ dày 3mm, được sơn tĩnh điện ở cả hai mặt trong và ngoài Máy phát điện được đặt ở khu vực riêng biệt Tại họng xả khói của máy phát điện, cũng được gắn họng tiêu âm để giảm độ ồn, trước khi đấu nối vào ống khói đường ống được gắn ống nhún để giảm lan truyền rung cũng như giảm được độ ồn từ nguồn rung động này

Sơ đồ cách âm, giảm rung cho máy phát điện:

Hình 3.25 Sơ đồ lắp đặt cách âm, giảm rung máy phát điện

(Biên bản nghiệm thu bàn giao và các chứng chỉ CO, CQ hồ sơ kiểm định của 06 máy phát điện đính kèm phụ lục báo cáo)

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

Trong quá trình hoạt động của máy phát điện và máy lạnh trung tâm phát sinh một lượng nhiệt thừa gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh Đối với máy phát điện thì được thông thoáng cưỡng bức bằng quạt và bố trí các miệng cấp và hút gió ở những vị trí thích hợp để vừa thỏa mãn không gây ồn cũng như không gây ô nhiễm nhiệt cho những khu vực lân cận Đối với máy lạnh, cửa cấp khí cho dàn nóng của máy lạnh cần bố trí ở những vị trí thích hợp để vừa đảm bảo không gây ồn cũng như ô nhiễm nhiệt đối với những khu vục lân cận

Các ống dẫn khí nóng được bao bọc bằng vật liệu cách nhiệt để không tỏa nhiệt thừa dọc theo đường ống dẫn Các đường ống dẫn khí lạnh được phủ lớp bảo ồn để không gây ra tổn thất nhiệt lạnh gây lãng phí năng lượng, điều này sẽ làm giảm lượng phát thải của các chất ô nhiễm phát sinh trong các quá trình này e Giảm thiểu tiếng ồn và trồng cây xanh

Bố trí trồng cây tại hầu hết các khu đất trống trong khu vực dự án, giữa các khu vực chức năng (nhà hàng, nhà khách sạn, khu dịch vụ)

Các loại cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan đã được chủ đầu tư quan tâm phát triển đối với những phân khu đã được đầu tư Quy hoạch khu vui chơi, giải trí và dịch vụ thích hợp để giảm tiếng ồn và giảm tác động đến các khu nghỉ dưỡng cần yên tĩnh của khu du lịch Đối với khu du lịch, ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn được giảm thiểu nhờ các dải cây xanh được quy hoạch trong toàn bộ khuôn viên của dự án Khả năng lọc bụi của cây xanh phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (nhám dễ bắt bụi), diện tích mặt lá, kiểu tán lá và phụ thuộc vào thời tiết (có mưa đều đặn để rửa sạch lá) Nhìn chung cây xanh có thể làm giảm 20 – 65% lượng bụi và giảm 10 – 35% lượng khí độc trong không khí

5.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Bảng 3.20 Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Thông số ô nhiễm Đơn vị

Giới hạn cho phép (Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Ghi chú

26:2010/BTNMT Khu vực thông thường Độ rung dB 70 60 QCVN

QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

6.1 Phòng ngừa ứng phó sự cố liên quan đến hệ thống XLNT a Đánh giá

Sự cố về rò rỉ hoặc vỡ đường ống thoát nước thải: sự cố trên xảy ra thì xem như toàn bộ các chất ô nhiễm và vi sinh vật trong nước thải phát thải toàn bộ vào môi trường với nồng độ chưa đạt quy chuẩn quy định gây ô nhiễm môi trường

Sự cố về bể tự hoại: các sự cố có thể xảy ra như:

- Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn dẫn đến phân, nước tiểu không tiêu thoát được

- Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc có thể gây nổ hầm cầu

Sự cố về HTXLNT cục bộ: trong quá trình vận hành HTXLNT có khả năng xảy ra sự cố như: cúp điện không vận hành được hệ thống xử lý hoặc hư hỏng các thiết bị (như: bơm nước thải, máy thổi khí, bị nghẹt đường ống…), vận hành không đúng quy định… Nếu sự cố xảy ra thì hiệu quả xử lý nước thải của dự án sẽ không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến nhà máy XLNT tập trung của Khu du lịch b Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường liên quan đến hệ thống XLNT

+ Đối với bể tự hoại:

Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn dẫn đến phân, nước tiểu không tiêu thoát được Do đó, phải thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát phân và nước tiểu

Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc có thể gây nổ hầm cầu Trường hợp này phải tiến hành thông ống dẫn khí nhằm hạn chế mùi hôi cũng như đảm bảo an toàn cho nhà vệ sinh

Bể tự hoại đầy phải tiến hành hút hầm cầu

+ Các trường hợp sự cố có thể xảy ra tại hệ thống xử lý nước thải và biện pháp phòng chống sự cố tương ứng:

Tính toán và thiết kế công suất hệ thống xử lý cao nhất;

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý;

Thường xuyên theo dõi hoạt động của các máy móc xử lý, tình trạng hoạt động của các bể xử lý để có biện pháp khắc phục kịp thời Chuẩn bị một số thiết bị dự phòng đối với một số máy móc dễ hư hỏng như: bơm nước, máy thổi khí, bơm bùn, các phụ tùng khác; Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn;

Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp;

Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các công trình đơn vị để theo dõi sự ổn định của hệ thống, đồng thời cũng tạo ra cơ sở để phát hiện sự cố một cách sớm nhất;

Lấy mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước sau xử lý nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý;

Báo ngay cho nhà cung cấp, hoặc các cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời

+ Những người vận hành hệ thống xử lý nước phải được đào tạo các kiến thức về:

Lý thuyết các quá trình xử lý nước cơ bản đang được ứng dụng tại hệ thống xử lý nước thải

Hướng dẫn lý thuyết vận hành hệ thống xử lý nước thải

+ Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thiết bị:

Hướng dẫn cách xử lý các sự cố đơn giản;

Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

Hướng dẫn an toàn vận hành hệ thống xử lý: trong giai đoạn này, những người tham dự khóa huấn luyện sẽ được đào tạo các kiến thức về an toàn khi vận hành hệ thống xử lý nước Đây là một trong những bài học quan trọng không thể thiếu đối với người trực tiếp vận hành hệ thống xử lý nước

+ Hướng dẫn thực hành vận hành hệ thống:

Thực hành các thao tác vận hành hệ thống xử lý nước;

Thực hành xử lý các tình huống sự cố

+ Yêu cầu đối với cán bộ vận hành trong trường hợp sự cố thường gặp:

Phải lập tức báo cáo cấp trên khi có các sự cố xảy ra và tiến hành giải quyết các sự cố Nếu sự cố không tự khắc phục được tại chỗ thì tìm cách báo cáo cho cấp trên để nhận sự chỉ đạo trực tiếp;

Viết báo cáo sự cố và lưu hồ sơ

+ Các sự cố và biện pháp khắc phục các sự cố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của HTXLNT

Các bể xử lý nước thải được xây ngầm nhưng không xây kín, mỗi bể xử lý đều được lắp đặt các nắp đậy bằng composite dễ thao tác để kiểm tra máy móc thiết bị trong bể, cũng như kiểm tra các chỉ số, chỉ tiêu trong nước thải Việc kiểm tra nồng độ oxi hòa tan được kiểm tra hàng giờ bởi nhân viên vận hành, Mỗi trạm XLNT đều được trang bị máy đo DO dạng cầm tay để kiểm tra nồng độ Oxi hòa tan trong các bể

Bảng 3.21 Biện pháp khắc phục sự cố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của HTXLNT

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

1 Bùn nổi trên bề mặt lắng

Vi sinh vật dạng sợi (Filamentous) chiếm số lượng lớn trong bùn (1a)

Nếu SVI

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN