1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Nhà máy xử lý nước thải thành phố Từ Sơn công suất 33.000 m3ngày đêm

148 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy xử lý nước thải thành phố Từ Sơn công suất 33.000 m3/ngày đêm
Tác giả Công Ty Cp Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại Phú Điền
Thể loại Báo cáo đề xuất
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 7,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (12)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (12)
    • 1.2. Tên cơ sở (12)
      • 1.2.1. Tên cơ sở và địa điểm thực hiện của cơ sở (12)
      • 1.2.2. Cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường của cơ sở (12)
      • 1.2.3. Quy mô của cơ sở (14)
      • 1.2.4. Thông tin chung về cơ sở (15)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (18)
      • 1.3.1. Công suất của cơ sở (18)
      • 1.3.2. Công nghệ và sản phẩm của cơ sở (18)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (22)
      • 1.4.1. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện năng sử dụng của cơ sở (22)
      • 1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước và nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở (23)
        • 1.4.2.1. Nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng điện của cơ sở (23)
        • 1.4.2.2. Nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước của cơ sở (24)
    • 1.5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (26)
    • 1.6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có) (26)
  • CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (28)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có) (28)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) (28)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (30)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (30)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (30)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (32)
        • 3.1.2.1. Công trình thu gom nước thải (32)
        • 3.1.2.2. Công trình thoát nước thải (43)
        • 3.1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý (43)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (45)
        • 3.1.3.1. Xử lý nước thải sơ bộ (45)
        • 3.1.3.2. Hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn (45)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (86)
      • 3.2.1. Hệ thống xử lý mùi của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn (86)
      • 3.2.2. Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khác tại Nhà máy (91)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (92)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (97)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có) (100)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (101)
      • 3.6.1. Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong công tác quản lý và vận hành hệ thống thu gom nước thải (101)
      • 3.6.2. Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động tại Nhà máy (106)
      • 3.6.3. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (108)
      • 3.6.4. Kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố môi trường (112)
      • 3.6.5. Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường (113)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) (123)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (124)
    • 3.9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này) (125)
    • 3.10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) (125)
  • CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (126)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (126)
      • 4.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải (126)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (126)
      • 4.1.3. Dòng nước thải (126)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (126)
      • 4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải (128)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (128)
      • 4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải (128)
      • 4.2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa (129)
      • 4.2.3. Dòng khí thải (129)
      • 4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải . 118 4.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải vào nguồn tiếp nhận (129)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có) (130)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (130)
      • 4.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (130)
      • 4.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (130)
    • 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) (131)
    • 4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) (131)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (132)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (132)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (133)
    • 5.3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định) (134)
  • CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 131 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (142)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục, định kỳ) theo quy định của pháp luật (142)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (142)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (142)
      • 6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (145)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (145)

Nội dung

Trang 1 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ ĐIỀN BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Nhà máy xử lý nước thải thành phố Từ Sơn công suất 33.000 m3/ngày đêm Dự án: “Đầu tư đi

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Chủ cơ sở là liên danh bao gồm 03 công ty:

+ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền – Đại diện liên danh ;

+ Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam - Thành viên liên danh;

+ Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia – Thành viên liên danh

- Thông tin chung về Đại diện liên danh: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền:

+ Địa chỉ trụ sở chính: 31 Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Mạnh Hùng Chức vụ: Giám đốc + Điện thoại: 08.38456231 Fax: 08.33915695

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp:

0302801990, đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 12 năm 2002, đăng ký thay đổi lần thứ 21 ngày 16 tháng 11 năm 2021

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh số: 21.1.2.1.000 169 Chứng nhận lần đầu ngày 08 tháng 02 năm 2010; Chứng nhận thay đổi lần thứ 01 ngày 17 tháng 05 năm 2018.

Tên cơ sở

1.2.1 Tên cơ sở và địa điểm thực hiện của cơ sở

- Tên cơ sở: Nhà máy xử lý nước thải thành phố Từ Sơn (Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn), công suất 33.000 m 3 /ngày đêm (giai đoạn 1)

- Địa điểm cơ sở: phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Dự án “Đầu tư điều chỉnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn (giai đoạn 1)” bao gồm 02 hợp phần Cụ thể như sau:

+ Hợp phần 1: Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn công suất 33.000 m 3 /ngày đêm tại phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

+ Hợp phần 2: Hệ thống thu gom nước thải thành phố Từ Sơn với tổng chiều dài

42 km đường ống và 15 trạm bơm nước thải

1.2.2 Cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường của cơ sở

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ sở:

+ Văn bản số 161/TĐ-SXD ngày 11/4/2017 của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh về việc thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải thị xã Từ Sơn – Hợp phần 1: Nhà máy XLNT + Văn bản số 241/QĐ-SXD ngày 04 tháng 09 năm 2019 của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công công trình: Khu xử lý bùn thải, hệ thống

2 mái bao che và xử lý mùi thuộc Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã

Từ Sơn – Hợp phần 1: Nhà máy xử lý nước thải theo hình thức hợp đồng BT

- Văn bản pháp lý liên quan đến đất đai của cơ sở:

+ Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 08 tháng 09 năm 2010 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc thu hồi đất và bàn giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Từ Sơn tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn

+ Biên bản bàn giao đất trên thực địa (đợt 1) ngày 05 tháng 06 năm 2013 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, Chủ cơ sở và các bên liên quan

+ Biên bản bàn giao đất trên thực địa (đợt 2) ngày 22 tháng 10 năm 2013 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, Chủ cơ sở và các bên liên quan

+ Biên bản bàn giao đất trên thực địa (đợt 3) ngày 02 tháng 08 năm 2018 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, Chủ cơ sở và các bên liên quan

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở:

+ Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư điều chỉnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn (giai đoạn 1)”

- Các hồ sơ pháp lý khác liên quan của cơ sở:

+ Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2010 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã

Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Hợp phần 1: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn

+ Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2010 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Hợp phần 2: Hệ thống thu gom nước thải thị xã Từ Sơn + Văn bản số 1161/TTg-KTN ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Dự án nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

+ Quyết định số 213/QĐ-SXD ngày 03 tháng 08 năm 2009 của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

+ Văn bản số 926/KHĐT-KTĐN ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh về báo cáo thẩm định điều chỉnh, bổ sung Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn – Giai đoạn 1, Hợp phần 1: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)

+ Biên bản số 01-CT/NTHT – TS ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền về việc nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng của Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn + Quyết định số 1769/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án đầu tư xây dựng hệ thống

3 xử lý nước thải thị xã Từ Sơn – Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt (hợp phần 1), theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)

+ Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi số 445/GP-TCTL-PCTTr ngày

22 tháng 09 năm 2020 của Tổng Cục Thủy lợi; lưu lượng xả nước thải lớn nhất là 33.000 m 3 /ngày đêm (gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép số 784/GP-TCTL-QLCT ngày 20/10/2015 của Tổng cục Thủy lợi)

+ Văn bản thỏa thuận giữa Công ty TNHH - MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Phú Điền về việc xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải của Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn vào Kênh tiêu trạm bơm Trịnh Xá

- Căn cứ xác định nhóm dự án:

+ Căn cứ theo Luật Đầu tư công năm 2019, Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

+ Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: dự án không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

+ Căn cứ Mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

Như vậy, theo các căn cứ đã nêu trên Dự án thuộc dự án nhóm II theo tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư

- Thẩm quyền cấp GPMT của cơ sở:

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất của cơ sở

Căn cứ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công suất của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn là 33.000 m 3 /ngày đêm Với công suất này, Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đảm bảo đáp ứng xử lý toàn bộ lượng nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt cho 07 phường thuộc thành phố Từ Sơn bao gồm: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng và Châu Khê

1.3.2 Công nghệ và sản phẩm của cơ sở a Công nghệ của cơ sở

Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn sử dụng công nghệ xử lý sinh học SBR cải tiến (C- TECH) dạng mẻ liên tục, giúp xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong thành phần nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy như sau: Nước thải đầu vào → Bể phân phối nước thải đầu vào → Máy tách rác → Bể lắng cát → Bể Selector

→ Bể SBR cải tiến (C-TECH) → Bể khử trùng bằng tia UV → Mương quan trắc → Nguồn tiếp nhận (Kênh tiêu Trịnh Xá) Thông tin chi tiết về quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy Từ Sơn với công suất 33.000 m 3 /ngày đêm được trình bày chi tiết tại Mục 3.1.3.2 Chương 3 của Báo cáo b Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của Dự án đầu tư xây dựng hệ thống XLNT thành phố Từ Sơn (giai đoạn

1) bao gồm Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn công suất 33.000 m 3 /ngày đêm và hệ thống thu gom dẫn nước thải phát sinh từ 07 phường của thành phố Từ Sơn về Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn để xử lý trước khi thải ra Kênh tiêu trạm bơm Trịnh Xá Cụ thể như sau:

Hệ thống thu gom nước thải sẽ thu gom nước thải từ 07 phường thuộc thành phố

Từ Sơn bao gồm: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng và Châu Khê Tổng diện tích thu gom nước thải là 2.150 ha với tổng chiều dài đường ống thu gom là 42km và 15 trạm bơm bằng BTCT Thông tin chi tiết về mạng lưới đường ống thu gom này sẽ được trình bày chi tiết tại Mục 3.1.2.1 Chương 3 của Báo cáo

Ngoài các sản phẩm trên, sản phẩm của Dự án đầu tư còn bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình phục vụ cho quá trình xử lý nước thải và bùn thải tại Nhà máy Thông tin về hiện trạng các hạng mục công trình tại Nhà máy trên tổng diện tích 2,92 ha được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Các hạng mục công trình đã được xây dựng tại Nhà máy

TT Tên hạng mục Diện tích

I Đất xây dựng nhà máy XLNT giai đoạn 1 8.020,0

1 Nhà điều hành 114,67 2 tầng Đã hoàn thiện

2 Nhà để xe 204,43 1 tầng Đã hoàn thiện

TT Tên hạng mục Diện tích

3 Nhà bảo vệ 13,59 1 tầng Đã hoàn thiện

Khu vực hạng mục xử lý nước thải công suất 33.000 m 3 / ngày đêm (giai đoạn 1)

4.1 Bể gom nước thải 11 - Đã hoàn thiện

4.2 Ngăn tiếp nhận, tách rác +

Ngăn lắng cát, tách dầu mỡ 303,4 - Đã hoàn thiện

4.3 Cụm bể xử lý sinh học SBR cải tiến 2.393,17 - Đã hoàn thiện

4.4 Bể khử trùng 5,38 Đã hoàn thiện

4.5 Bể nén bùn sinh học 132,67 - Đã hoàn thiện

4.6 Cầu rửa xe 40,53 - Đã hoàn thiện

4.7 Ngăn tiếp nhận bùn bể phốt 17,33 - Đã hoàn thiện

4.8 Bể chứa nước bể phốt sau khi tách cặn 12,3 - Đã hoàn thiện

4.9 Bể chứa bùn bể phốt 7,2 - Đã hoàn thiện

4.10 Nhà kho xưởng 54 1 tầng Đã hoàn thiện

4.11 Nhà để máy ép bùn 64,4 2 tầng Đã hoàn thiện

4.12 Nhà đặt máy phát điện dự phóng và máy thổi khí 156 1 tầng Đã hoàn thiện

5 Đất giao thông và sân vườn nội bộ 1.902,0 - Đã hoàn thiện

6 Đất cây xanh 1.745,0 - Đã hoàn thiện

Khu xử lý bùn thải tại diện tích đất mở rộng cạnh Trạm

1 Trạm rửa xe 80 - Đã hoàn thiện

2 Trạm cân xe 24 - Đã hoàn thiện

3 Khu tiếp nhận và phân loại bùn thải

3.1 Ngăn tiếp nhận 20,7 - Đã hoàn thiện

3.2 Ngăn đặt thiết bị phân loại sỏi, rác thô >5mm - - Đã hoàn thiện

3.3 Ngăn đặt thiết bị rửa + tách cát - - Đã hoàn thiện

3.4 Bể bơm nước thải 84,28 - Đã hoàn thiện

TT Tên hạng mục Diện tích

3.5 Bể phân hủy bùn và cô đặc bùn 242,7 - Đã hoàn thiện

3.6 Nhà hóa chất và ép bùn 86 2 tầng Đã hoàn thiện

4 Khu xử lý bùn tăng cường

4.1 Khu nhà kính tăng cường làm khô và ổn định bùn rắn hữu cơ 900 1 tầng Đã hoàn thiện

4.2 Nhà ủ bùn 900 1 tầng Đã hoàn thiện

4.3 Nhà kho thành phẩm 720 1 tầng Đã hoàn thiện

4.4 Khu tập kết để chôn lấp hợp vệ sinh - - Đã hoàn thiện

4.5 Nhà quản lý 126,48 1 tầng Đã hoàn thiện

III Đất xây dựng nhà máy XLNT giai đoạn 2 3.397,0 - Chưa xây dựng

IV Đất hành lang an toàn vệ sinh môi trường 10.146,0 - Đã hoàn thiện

Một số hình ảnh thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải thành phố Từ Sơn:

Nhà điều hành Nhà bảo vệ

Sân đường nội bộ Khuôn viên cây xanh

Khu vực xử lý sơ bộ nước thải Nhà ép bùn

Khu nhà kho và xưởng cơ khí Khu vực bể SBR cải tiến

Hình ảnh khu xử lý bùn thải tại diện tích đất mở rộng:

Khu vực tách rác, sỏi Nhà hóa chất và ép bùn

Nhà ủ bùn Nhà kho thành phẩm

Hình 1.3: Một số hình ảnh thực tế tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

* Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp GPMT:

Phạm vi cấp phép của báo cáo đề xuất cấp GPMT là nguồn nước thải thu gom từ

07 phường thuộc thành phố Từ Sơn bao gồm: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Châu Khê và toàn bộ các nguồn thải phát sinh trong quá trình hoạt động tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn công suất 33.000 m 3 /ngày đêm (giai đoạn 1).

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện năng sử dụng của cơ sở

Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hóa chất của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn chủ yếu là hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải, bùn thải tại hệ thống xử lý nước thải và hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý mùi phát sinh từ quá trình xử lý nước thải Nhu cầu sử dụng hóa chất trong quá trình hoạt động của Nhà máy được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng hóa chất tại Nhà máy theo định mức thiết kế

TT Tên loại nguyên liệu, hóa chất ĐVT Khối lượng Mục đích sử dụng

I Hệ thống xử lý nước thải

II Hệ thống xử lý mùi phát sinh từ quá trình xử lý nước thải

1 Dung dịch NaOH 25% Lít/ngày 1,95 Hấp thụ mùi phát sinh

2 Dung dịch NaClO 10% Lít/ngày 23,55 Hấp thụ mùi phát sinh

Nguồn: Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước và nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở

1.4.2.1 Nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng điện của cơ sở

Tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn sử dụng 02 nguồn điện để cung cấp điện cho hoạt động của Nhà máy bao gồm:

- Nguồn 01: Công ty Điện lực Bắc Ninh - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

- Nguồn 02: Hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt tại Nhà máy

❖ Thông tin chung về hệ thống điện năng lượng mặt trời đã lắp đặt tại Nhà máy:

Ngoài sử dụng nguồn điện do Công ty Điện lực Bắc Ninh - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cung cấp, Chủ cơ sở đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, đồng thời các pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại vị trí các bể SBR cải tiến của hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống pin năng lượng mặt trời có thành phần chính trong pin mặt trời là silic tinh khiết – có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng Dòng điện một chiều sau đó được chạy qua bộ biến tần Inverter có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều Nguồn điện một chiều DC của pin mặt trời sang điện xoay chiều AC để sử dụng cho các thiết bị điện Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đã giúp chủ cơ sở tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo phục vụ mục đích vận hành Nhà máy Dòng điện xoay chiều này có cùng công suất và cùng tần số với điện hòa lưới

Việc sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đã giúp tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện hàng tháng, đồng thời giúp nâng cao tính thẩm mỹ của công trình và hỗ trợ giảm tải cho mạng lưới điện quốc gia

Hình 1.4: Các pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại vị trí các bể SBR cải tiến của hệ thống xử lý nước thải

Nhu cầu sử dụng điện trung bình tháng của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn trong năm 2022 là khoảng 49.775 KW/tháng

1.4.2.2 Nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển An Việt là đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

Nước cấp cho Nhà máy phục vụ cho các mục đích sau: Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, pha hóa chất, phòng thí nghiệm, tưới cây rửa đường, phòng cháy chữa cháy…

Thống kê nhu cầu sử dụng nước sạch thực tế của cơ sở từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.4: Thống kê nhu cầu sử dụng nước sạch từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023

STT Thời gian Đơn vị tính Khối lượng

STT Thời gian Đơn vị tính Khối lượng

Khối lượng trung bình m 3 /tháng 51,4 m 3 /ngày đêm 1,71

Như vậy, nhu cầu cấp nước trung bình tháng là khoảng: 51,4 m 3 / tháng, tương đương 1,71 m 3 /ngày đêm

Bên cạnh đó, Chủ cơ sở đã tận dụng nguồn nước đã xử lý tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn (đảm bảo xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A) để vệ sinh thiết bị, máy móc, xe vận chuyển chất thải trong khuôn viên Nhà máy Tất cả các nguồn nước sau khi được tái sử dụng với mục đích nêu trên đều được thu gom và đưa về bể gom nước thải đầu vào để quay vòng xử lý (không xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường)

Sơ đồ mạng lưới cấp thoát nước tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn được thể hiện trong hình dưới đây

Nước cấp từ Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển An Việt

Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy

Pha hóa chất trong quá trình xử lý nước thải

Nước tưới cây, rửa đường

Hệ thống xử lý nước thải

Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt từ

07 phường thuộc Thành phố Từ Sơn

Vệ sinh thiết bị, máy móc, xe vận chuyển trong khuôn viên Nhà máy

Hình 1.5: Sơ đồ mạng lưới cấp thoát nước của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

Lưu lượng xả nước thải sau xử lý của cơ sở được thống kê theo đồng hồ đo lưu lượng xả thải đầu ra thực tế của hệ thống XLNT tập trung tại Nhà máy được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 1.5: Thống kê lưu lượng xả thải của cơ sở từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023

STT Thời gian Đơn vị tính Lưu lượng xả thải trung bình

STT Thời gian Đơn vị tính Lưu lượng xả thải trung bình

Như vậy, theo lưu lượng đồng hồ đo lưu lượng đầu ra, lưu lượng xả nước thải trung bình từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023 khoảng 12.450 m 3 /ngày đêm.

Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Cơ sở không sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có)

❖ Tóm tắt quá trình hoạt động của cơ sở:

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường lần đầu theo Quyết định số 57/QĐ-TNMT ngày 12/08/2010 Trong đó, dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn bao gồm 02 hợp phần:

+ Hợp phần 1: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn giai đoạn 1 công suất 20.000 m 3 /ngày đêm;

+ Hợp phần 2: Hệ thống đường ống thu gom nước thải thị xã Từ Sơn đưa về Nhà máy để xử lý bao gồm 33km tuyến ống thu gom tự chảy bằng BTCT với 09 trạm bơm nước thải bằng BTCT

Sau khi được phê duyệt ĐTM, dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10/2015

Cơ sở đã được Tổng cục Thủy lợi cấp Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi số 784/GP-TCTL-QLCT ngày 20 tháng 10 năm 2015 Lưu lượng xả nước thải lớn nhất được cấp phép là 30.000 m 3 /ngày đêm

Trong quá trình hoạt động của cơ sở, do hiện trạng đã có nhiều thay đổi phức tạp và chủ cơ sở cần phải cập nhật lại các điều chỉnh và lập Dự án đầu tư điều chỉnh cần thiết Các nội dung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế bao gồm: nâng công suất của nhà máy xử lý nước thải; bổ sung các hạng mục xử lý mùi; bổ sung các hạng mục khu xử lý bùn thải; thay thế máy móc thiết bị hiện đại và điều chỉnh hệ thống thu gom để đáp ứng yêu cầu về công suất bao gồm bổ sung thêm tuyến ống và các trạm bơm nâng

Ngày 08/05/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư điều chỉnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn (giai đoạn 1) tại Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT; trong đó bao gồm 02 hợp phần:

+ Hợp phần 1: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn giai đoạn 1 công suất 33.000 m 3 /ngày đêm;

+ Hợp phần 2: Hệ thống thu gom nước thải Từ Sơn với 42km đường ống thu gom và 15 trạm bơm nước thải

Ngày 22 tháng 09 năm 2020, Tổng Cục Thủy lợi cấp Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi số 445/GP-TCTL-PCTTr với lưu lượng xả nước thải lớn nhất là 33.000 m 3 /ngày đêm, thời hạn của giấy phép là 03 năm Kể từ đó đến nay, cơ sở vẫn đảm bảo vận hành thường xuyên, liên tục, thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Chủ cơ sở tiến hành lập Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép trước khi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hết hạn theo quy định

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư điều chỉnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn (giai đoạn 1)” được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2017

Cơ sở cũng đã được Tổng cục Thủy lợi cấp Giấy phép xả nước thải số 445/GP- TCTL-PCTTr ngày 22/9/2020

Các quy hoạch về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, phân vùng môi trường không thay đổi so với thời điểm báo cáo ĐTM của dự án được phê duyệt Đối với nội dung “Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường” đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không thay đổi Việc xây dựng và vận hành Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn hoàn toàn phù hợp với phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1560/QĐ-TTg ngày 10/9/2015

Do vậy, Chủ cơ sở không thực hiện đánh giá lại.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)

Trong quá trình thực hiện và triển khai dự án, nội dung về sự phù hợp dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2017 và quá trình lập Báo cáo xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được cấp phép tại Giấy phép xả nước thải số 445/GP-TCTL-PCTTr ngày 22/9/2020

Cơ sở không có sự thay đổi vị trí xả nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Do đó, theo quy định, chủ cơ sở không thực hiện đánh giá lại nội dung về sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường tại chương 2 của báo cáo

Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của Nhà máy là Kênh tiêu Trịnh Xá, nước thải sau đó được bơm thoát ra sông Ngũ Huyện Khê qua trạm bơm Trịnh Xá Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý thuộc hệ thống thủy nông Bắc Đuống

Kênh tiêu Trịnh Xá có vai trò tiêu thoát nước nông nghiệp cho lưu vực gồm một phần Thành phố Từ Sơn, phường Tiên Du Kênh có chiều dài khoảng 14 km, rộng 15-

30 m tùy đoạn kênh Kênh tiêu nước ra sông Ngũ Huyện Khê qua trạm bơm Trịnh Xá

Ngũ Huyện Khê là một nhánh của sông Đuống, bắt đầu từ địa phận huyện Đông Anh (Hà Nội) và chảy vào tỉnh Bắc Ninh tại thành phố Từ Sơn, qua huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh Cuối cùng, sông Ngũ Huyện Khê đổ vào sông Cầu tại xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh Bắc Ninh khoảng 24 km và chảy qua khu vực các xã Đồn Quang, Châu Khê, Phù Khê, Hương Mạc Sông có vai trò chính trong việc tiêu thoát nước trong mùa mưa và lấy nước phục

18 vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô cho năm đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh và Hà Nội Lòng sông rộng từ 30-70 m tùy đoạn, có đoạn rộng từ 150-200 m Cao độ đáy từ 1 đến 2m, cao độ bờ từ 7 đến 7,5m

Hình 2.1: Kênh tiêu Trịnh Xá tại vị trí cửa xả nước thải của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

Hình 2.2: Vị trí nước chảy từ kênh tiêu Trịnh Xá ra trạm bơm Trịnh Xá

Nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq = 0,9 và Kf = 0,9 hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa a Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa trong phạm vi khuôn viên Nhà máy XLNT được xây dựng tách biệt với hệ thống thoát nước thải

Hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa được xây dựng bằng rãnh thoát nước mặt B300 Hướng thoát nước mưa được thiết kế và xây dựng theo độ dốc san nền, theo hướng chảy từ Bắc xuống Nam ra mương thoát nước phía Tây và ra kênh tiêu Trịnh Xá, sau đó thoát ra sông Ngũ Huyện Khê Trên hệ thống đường ống thu gom và tiêu thoát nước mưa bố trí các hố ga thu nước với khoảng cách 20m - 30m/1 hố ga

Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa tại cơ sở như sau:

Mương thoát nước phía Tây nhà máy

Nước mưa chảy tràn trên khuôn viên Nhà máy

Hình 3.1: Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy

XLNT thành phố Từ Sơn

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa được phân chia thành 2 lưu vực, cụ thể như sau:

- Lưu vực 01: Thu gom thoát nước mưa tại khu vực xây dựng hệ thống XLNT của

Nhà máy bao gồm: khu đất phía Bắc và phía Đông của Nhà máy Lưu vực này sẽ thu gom nước mưa từ nhà bảo vệ, khu nhà điều hành, hệ thống các bể xử lý nước thải, nhà đặt máy ép bùn, máy khổi khí và máy phát điện dự phòng, nhà kho xưởng cơ khí, nhà rửa xe tự động, bãi để xe và khu xử lý bùn bể phốt và 1 phần phía đông bắc của khu xử lý bùn mở rộng Hệ thống đường ống thu gom thoát nước mưa tại lưu vực 01 sử dụng rãnh thoát nước BTCT B300 thu gom nước mưa trước khi thoát ra kênh thoát nước phía Tây của Nhà máy, sau đó thoát ra sông Ngũ Huyện Khê

- Lưu vực 02: Thu gom thoát nước mưa tại phía Tây Nam của khu xử lý bùn tại phần diện tích đất mở rộng của Nhà máy Lưu vực này sẽ thu gom nước mưa từ khu xử lý bùn bao gồm: khu xử lý bùn tăng cường và nhà kho thành phẩm Hệ thống đường ống thu gom thoát nước mưa tại lưu vực 02 sử dụng rãnh thoát nước BTCT B300 thu gom nước mưa trước khi thoát ra Kênh tiêu Trịnh Xá, sau đó thoát ra sông Ngũ Huyện Khê b Thống kê khối lượng đường ống thu gom, thoát nước mưa đã xây dựng Đã xây dựng hoàn thiện 100% đường ống thu gom thoát nước mưa của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn – giai đoạn 1 Thống kê khối lượng hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở

STT Vật liệu Đơn vị Khối lượng

A Khu vực Trạm XLNT giai đoạn 1

B Khu vực xử lý bùn phần diện tích mở rộng

3 Hố ga Hố 19 c Điểm xả thải nước mưa

Nước mưa được thu gom và thoát ra hệ thông thoát nước chung của khu vực qua

Tọa độ vị trí 02 điểm xả nước mưa như sau:

((Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 o ) Điểm xả nước mưa Điểm xả 01 Điểm xả 02

Hình 3.2: Vị trí các điểm xả nước mưa tại cơ sở

Sơ đồ mạng lưới thu gom và thoát nước mưa của Nhà máy được thể hiện chi tiết và được đính kèm tại phần phụ lục bản vẽ của Báo cáo

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

3.1.2.1 Công trình thu gom nước thải

A Mạng lưới thu gom nước thải từ các phường thuộc Thành phố Từ Sơn dẫn về Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn để xử lý

Mạng lưới thu gom nước thải từ các phường thuộc thành phố Từ Sơn dẫn về Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn để xử lý là hệ thống thu gom chung, thu gom nước thải của 07 phường của Thành phố Từ Sơn bao gồm: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng và Châu Khê Hệ thống thu gom nước thải của 07 phường này đã được xây dựng hoàn thiện với tổng chiều dài 42km đường ống thu gom và 15 trạm bơm chuyển bậc bằng BTCT

Sơ đồ minh họa tổng thể hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải tại các phường thuộc thành phố Từ Sơn thu gom về Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn để xử lý được thể hiện trong hình dưới đây:

Khu dân cư và làng nghề Giếng tách Kênh, sông

Hệ thống thu gom nước thải

Nhà máy XLNT Từ Sơn

Nước thải, nước mưa Nước mưa

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải của khu vực

Nhiệm vụ của giếng tách là thu gom nước thải trong mùa khô và tách hỗn hợp nước thải, nước mưa đợt đầu trong mùa mưa vào tuyến cống bao, đồng thời cho nước mưa xả vào nguồn tiếp nhận Phương án thu gom nước thải từ các giếng tách khi có mưa cụ thể như sau:

- Khi có mưa với lượng nhỏ, nước thải sẽ được tách khỏi nước mưa thông qua các giếng tách lượng nước mưa chảy tràn trong cống sẽ theo các cửa xả (cửa xả là các cửa phai vận hành thủ công) xả ra ngoài môi trường Sau khi tạnh mưa, lượng nước thải trong các giếng tách sẽ được bơm cưỡng bức về nhà máy XLNT thông qua các trạm bơm nâng

- Trường hợp khi có mưa lớn, nước mưa lẫn nước thải đợt đầu vẫn được đưa về nhà máy XLNT thông qua các trạm bơm nâng Tuy nhiên, khi lưu lượng đưa về vượt quá công suất thiết kế của Nhà máy thì nước mưa hòa trộn với nước thải sẽ được xả ra ngoài môi trường

❖ Thông tin chi tiết về hệ thống thu gom nước thải từ 07 phường thuộc Thành phố

Từ Sơn bao gồm 42km đường ống và 15 trạm bơm nâng:

Mạng lưới đường ống được chia làm 03 lưu vực thu gom nước thải và dẫn về Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường Cụ thể như sau:

- Lưu vực 1: Lưu vực này có tổng cộng 10 trạm bơm nâng bao gồm: trạm bơm nâng SPS1, SPS2, SPS3, SPS3A, SPS4, SPS4A, SPS5, SPS7, SPS8 và SPS6 Phạm vi lưu vực 1 sẽ thu gom nước thải từ các phường: Đồng Kỵ, Đình Bảng, Đông Ngàn, Tân Hồng, Đồng Nguyên và Trang Hạ Toàn bộ nước thải thu gom sẽ được dẫn qua các trạm bơm chuyển bậc trước khi dẫn về trạm bơm nâng SPS6 có công suất 2.416 m 3 /h Nước thải từ trạm bơm nâng SPS6 được bơm về bể phân phối nước đầu vào của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn bằng hệ thống đường ống HDPE DN710

- Lưu vực 2: Lưu vực này có tổng cộng 4 trạm bơm nâng bao gồm: trạm bơm nâng

SPS21, SPS26, SPS27 và SPS10 Phạm vi lưu vực 2 sẽ thu gom nước thải từ các phường Đình Bảng và phường Châu Khê Toàn bộ nước thải thu gom sẽ được dẫn qua các trạm bơm chuyển bậc (SPS21, SPS26, SPS27) trước khi dẫn về trạm bơm nâng SPS10 có công suất 328 m 3 /h Nước thải từ trạm bơm nâng SPS10 được bơm về bể phân phối nước đầu vào của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn bằng hệ thống đường ống HDPE DN315

- Lưu vực 3: Phạm vi lưu vực 3 sẽ thu gom một phần nước thải từ khu vực phường

Châu Khê Toàn bộ nước thải thu gom sẽ được dẫn về trạm bơm nâng SPS11 có công suất 410 m 3 /h Nước thải từ trạm bơm nâng SPS11 được bơm về bể phân phối nước đầu vào của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn bằng hệ thống đường ống HDPE DN355

Sơ đồ minh họa mạng lưới thu gom nước thải của 3 lưu vực từ 07 phường thuộc thành phố Từ Sơn dẫn về Nhà máy được thể hiện trong hình dưới đây:

09 Trạm bơm nâng: SPS1, SPS2, SPS3, SPS3A, SPS4, SPS4A, SPS5, SPS7, SPS8

03 Trạm bơm nâng: SPS21, SPS26,

Trạm bơm nâng SPS6 công suất 2.416 m 3 /h

Trạm bơm nâng SPS10 công suất

Trạm bơm nâng SPS11 công suất

Bể phân phối nước đầu vào của Nhà máy XLNT

HDPE DN355 Đường ống thu gom Đường ống thu gom Đường ống thu gom Đường ống thu gom Đường ống thu gom

Hình 3.4: Sơ đồ minh họa mạng lưới thu gom nước thải dẫn về Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

Hệ thống thu gom nước thải lưu vực trạm bơm PS1 – phường Đình Bảng:

Khu dân cư phía nam làng cổ Đình Bảng có hướng thoát nước ra phía sông Tiêu Tương sẽ được thu gom nước thải về Trạm bơm PS1 Vị trí trạm bơm PS1 đặt tại bờ ao (nhánh sông Tiêu Tương) Nước thải từ SP1 sẽ được bơm đưa về tuyến cống thu gom nước thải trên đường Trần Phú thuộc lưu vực trạm bơm PS5

Hệ thống thu gom nước thải lưu vực trạm bơm PS2 – phường Đình Bảng:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.2.1 Hệ thống xử lý mùi của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

Chủ cơ sở đã xây dựng hoàn thiện và vận hành ổn định 03 hệ thống xử lý mùi phát sinh từ các khu vực trong Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn Sơ đồ minh họa mạng

76 lưới thu gom mùi phát sinh được thể hiện chi tiết trong Hình 3.22 dưới đây

Hệ thống XL mùi số 01 Khí thải sau xử lý

Hệ thống XL mùi số 02 (lọc sinh học) sau xử lý Khí thải

Khu tiếp nhận và phân loại bùn thải Nhà ép bùn

Bể phân hủy và cô đặc bùn

Khí thải sau xử lý

Khu xử lý bùn thải tại khu đất mở rộng

Hệ thống XL mùi số 03

Hình 3.22: Sơ đồ minh họa mạng lưới thu gom mùi phát sinh tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

Thông tin chi tiết về quy trình công nghệ của từng hệ thống xử lý mùi tại Nhà máy được trình bày cụ thể trong các mục dưới đây: a) Hệ thống xử lý mùi số 01

- Số tháp khử mùi: 02 tháp

- Phương pháp sử dụng: Phương pháp hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ

- Phạm vi thu gom: Thu gom mùi phát sinh từ bể tách rác và bể nén bùn sinh học

- Khí thải phát sinh chủ yếu: H2S, NH3

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 01 công suất quạt hút 3.000 m 3 /h như sau:

Khí, mùi phát sinh từ bể tách rác và bể nén bùn sinh học

02 Tháp hấp phụ Ống khói

Khí thải sau xử lý

Hệ thống XLNT Nước thải phát sinh

Chất thải rắn, cáu cặn phát sinh Định kỳ đem xử lý theo hình thức CTNH

Hình 3.23: Sơ đồ minh họa quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 01

❖ Thuyết minh quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 01

Mùi hôi phát sinh từ bể tách rác và bể nén bùn của hệ thống XLNT được thu gom bằng đường ống PVC D300 dẫn về 02 tháp xử lý mùi thông qua quạt hút công suất 3.000 m 3 /giờ Khí mùi sau quạt được đẩy vào 02 tháp hấp thụ dạng đệm Tại đây, xảy ra quá trình hấp thụ do tác nhân mùi đi theo dòng khí từ dưới lên tiếp xúc và phản ứng với dung dịch hấp thụ đi theo chiều từ trên xuống Bổ sung đệm nhằm tăng hiệu quả xử lý mùi do sự gia tăng diện tích tiếp xúc giữa tác nhân mùi và dung dịch hấp thụ NaOH làm gia tăng thời gian phản ứng Khí sau xử lý tại tháp hấp thụ đã loại bỏ mùi gây ô nhiễm và là khí không mùi được phép xả thải ra ngoài môi trường

Dung dịch hấp thụ sẽ được tuần hoàn và được đem thải bỏ định kỳ Định kỳ 6 tháng thay thế vật liệu đệm và dung dịch hấp thụ Đối với cáu cặn do quá trình phản ứng axit – bazơ gây ra được thu gom và xử lý theo đúng quy định

02 tháp xử lý mùi Quạt hút mùi

Hình 3.24: Hình ảnh hệ thống xử lý mùi số 01

78 b) Hệ thống xử lý mùi số 02 (hệ thống xử lý mùi sinh học)

- Phương pháp sử dụng: Phương pháp lọc sinh học

- Nguyên liệu lọc: chủ yếu là xơ dừa và mùn cưa

- Phạm vi thu gom: Thu gom mùi phát sinh từ bể Selector và bể SBR cải tiến

- Khí thải phát sinh chủ yếu: H2S, NH3

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 02 công suất quạt hút 21.000 m 3 /h như sau:

Mùi phát sinh Hệ thống lọc sinh học Bơm nước gia ẩm

Nước Khí sau xử lý bay lên

Hình 3.25: Sơ đồ minh họa quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 02

❖ Thuyết minh quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi bằng phương pháp lọc sinh học

Mùi hôi phát sinh từ bể Selector và bể SBR cải tiến của hệ thống XLNT được thu gom bằng đường ống inox kích thước 400mm dẫn về hệ thống lọc sinh học thông qua quạt hút công suất 21.000 m 3 /giờ

Nguyên tắc chính của hệ thống lọc sinh học là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học Cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm, biến chúng thành các sản phẩm cuối cùng là nước, CO2 và các loại muối Độ ẩm của luồng khí thải cần phải xử lý luôn luôn được giữ độ ẩm cần thiết cho các màng sinh học Do đó, luồng khí thải sẽ được bơm qua một hệ thống làm ẩm trước khi bơm vào hệ thống lọc sinh học để đảm bảo ẩm độ của luồng khí thải đi vào hệ thống lọc sinh học luôn lớn hơn 95% Bên cạnh thiết bị làm ẩm khí thải, hệ thống được lắp đặt thiết bị phun nước cho các lớp nguyên liệu lọc Độ ẩm của các nguyên liệu lọc sẽ luôn được duy trì ở mức 30 – 60% để cho quần thể các vi sinh vật phát triển Đối với các nguyên liệu lọc như xơ dừa, than… sau khi sử dụng một thời gian sẽ cần được thay thế để đảm bảo đạt hiệu quả xử lý khí thải Nguyên liệu lọc này sau khi thay thế sẽ được thu gom và xử lý theo đúng quy định

Hệ thống lọc sinh học

Hình 3.26: Hình ảnh hệ thống xử lý mùi bằng phương pháp lọc sinh học c) Hệ thống xử lý mùi số 03

- Số tháp khử mùi: 01 tháp

- Phương pháp sử dụng: Phương pháp hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ

- Phạm vi thu gom: Thu gom mùi phát sinh từ khu tiếp nhận và phân loại bùn thải, nhà ép bùn và bể phân hủy và cô đặc bùn

- Khí thải phát sinh chủ yếu: H2S, NH3

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 03 công suất quạt hút 3.200 m 3 /h như sau:

Khí, mùi phát sinh từ khu tiếp nhận và phân loại bùn thải; nhà ép bùn; bể phân hủy và cô đặc bùn

Tháp hấp phụ Ống khói

Khí thải sau xử lý

Chất thải rắn, cáu cặn phát sinh Định kỳ đem xử lý theo hình thức CTNH

Hình 3.27: Sơ đồ minh họa quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 03

❖ Thuyết minh quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi số 03

Tại khu xử lý bùn của khu đất mở rộng, mùi hôi phát sinh từ khu tiếp nhận và phân loại bùn thải và nhà ép bùn được thu gom bằng đường ống uPVC D250 dẫn về tháp xử lý mùi số 03 để xử lý Mùi hôi phát sinh từ bể phân hủy và cô đặc bùn được dẫn về tháp xử lý mùi số 03 thông qua đường ống uPVC D160 Khí mùi được đẩy vào tháp hấp thụ dạng đệm bằng quạt hút công suất 3.200 m 3 /h Tại hệ thống xảy ra quá trình hấp thụ do tác nhân mùi đi theo dòng khí từ dưới lên tiếp xúc và phản ứng với dung dịch hấp thụ đi theo chiều từ trên xuống Bổ sung đệm nhằm tăng hiệu quả xử lý mùi do sự gia tăng diện tích tiếp xúc giữa tác nhân mùi và dung dịch hấp thụ NaOH làm gia tăng thời gian phản ứng Khí sau xử lý tại tháp hấp thụ đã loại bỏ mùi gây ô nhiễm và là khí không mùi được phép xả thải ra ngoài môi trường

Dung dịch hấp thụ sẽ được tuần hoàn và được đem thải bỏ định kỳ Định kỳ 6 tháng thay thế vật liệu đệm và dung dịch hấp thụ Đối với cáu cặn do quá trình phản ứng axit – bazơ gây ra sẽ được thu gom và xử lý theo đúng quy định

Hình 3.28: Hình ảnh hệ thống xử lý mùi số 3

3.2.2 Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khác tại Nhà máy

Ngoài hệ thống xử lý mùi hôi phát sinh từ các bể xử lý của hệ thống XLNT và khu vực xử lý bùn tại Nhà máy, Chủ cơ sở đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân gây bụi, mùi, khí thải khác trong quá trình hoạt động của Nhà máy như sau:

- Đường giao thông được xây dựng rộng, thoáng, đổ bê tông và trồng cây xanh dọc tuyến đường giao thông nội bộ và tại khu vực các bể xử lý nước thải để tạo cảnh quan và điều hòa vi khí hậu

- Thường xuyên quét dọn và phun rửa sân đường nội bộ tại Nhà máy nhằm giảm lượng bụi phát sinh

- Các bể xử lý có nguy cơ phát sinh mùi đều được xây dựng kín như bể gom nước thải đầu vào, khu vực tách rác và bể lắng cát, bể SBR và có đường ống dẫn mùi về các hệ thống xử lý mùi của Nhà máy, từ đó hạn chế tối đa mùi phát sinh tới môi trường xung quanh

- Đối với máy phát điện: Để hạn chế tối đa lượng khí mùi phát sinh từ máy phát điện dự phòng, Chủ cơ sở đã sử dụng máy phát điện hiện đại và máy mới hoàn toàn Tại thân máy phát điện đã được lắp đặt hệ thống lọc các khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường Ngoài ra khi chạy máy phát điện, Chủ cơ sở sẽ lựa chọn nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện có thành phần lưu huỳnh (S) 0,05% để giảm thành phần khí

SO2 phát sinh Tuy nhiên, máy phát điện của Nhà máy gần như sẽ không sử dụng đến do nguồn điện của khu vực thành phố Từ Sơn khá ổn định và đồng thời tại Nhà máy có sử dụng thêm nguồn điện từ năng lượng mặt trời

Hình 3.29: Cây xanh được trồng xung quanh khu vực xử lý nước thải sơ bộ

Hình 3.30: Máy phát điện dự phòng tại

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn thông thường phát sinh tại Nhà máy bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom chất thải rắn thông thường tại Nhà máy như sau:

Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt khác

Cặn rác từ máy tách rác

Bùn thải sau khi ép của hệ thống XLNT

Khu tập kết rác thải tạm thời diện tích 20m 2

Nhà kho xưởng diện tích

Xử lý theo đúng quy định

Nhà kho thành phẩm diện tích 720 m 2

Khu xử lý bùn tăng cường

Tái sử dụng hoặc chôn lấp theo đúng quy định

Hình 3.31: Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường phát sinh tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn

A Chất thải rắn sinh hoạt

❖ Khối lượng và chủng loại:

Chất thải rắn sinh hoạt tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ và công nhân trong khuôn viên Nhà máy và không chứa các thành phần nguy hại bao gồm: đồ ăn thừa từ khu vực nhà ăn, giấy, thùng carton, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ chai chựa, lon nước ngọt, quần áo cũ thải bỏ…

Cán bộ công nhân viên vận hành hiện tại trong nhà máy khoảng 70 người và chia thành 03 ca Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy rất ít do không có công nhân ở lại sinh hoạt Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế tại Nhà máy khoảng 2-5kg/ngày Đối với tất cả chất thải rắn sinh hoạt này sẽ được phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý đảm bảo tuân thủ đúng theo Điều 75 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 về phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành 03 loại: chất thải thực phẩm, chất thải tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác và được thu gom trong các thiết bị lưu chứa

- Khu vực nhà điều hành và nhà quản lý:

+ Chất thải thực phẩm: bao gồm các đồ ăn thừa từ khu vực nhà ăn, thức ăn bị thối hỏng, thực phẩm thải bỏ sẽ được thu gom vào các thùng nhựa chứa màu xanh có nắp đậy kín có dung tích 20 lít và 60 lít đặt tại khu vực hành lang, khu nhà ăn, văn phòng làm việc, nhà vệ sinh

+ Chất thải tái chế: bao gồm giấy, vỏ thùng carton, vỏ chai nhựa, lon nước ngọt…được thu gom vào các thùng chứa dung tích 120 lít và đặt tại khu vực nhà kho xưởng có diện tích khoảng 54 m 2 nằm phía Đông của Nhà máy

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác: chất thải không phải chất thải thực phẩm và chất thải tái chế sẽ được thu gom vào các thùng chứa màu xanh có dung tích khoảng 60 lít

Hàng ngày, công nhân phụ trách vệ sinh môi trường sẽ thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt ra điểm tập kết rác thải ngoài trời có diện tích khoảng 20 m 2 gần khu vực bể gom nước thải đầu vào của Nhà máy trước khi giao cho đơn vị thu gom rác địa phương để vận chuyển đến bãi rác theo đúng quy định

Thùng rác đặt tại nhà vệ sinh Thùng rác đặt tại hành lang

Hình 3.32: Thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy

❖ Khu lưu chứa rác thải tập trung tạm thời: Đã bố trí khu lưu chứa rác thải tạm thời là khu chứa ngoài trời, có diện tích khoảng

20 m 2 Chất thải sinh hoạt thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác sẽ được thu gom và vận chuyển tới khu vực lưu chứa rác thải tập trung tạm thời tại gần khu vực xử lý nước thải sơ bộ của Nhà máy Tại khu lưu chứa rác thải có bố trí các xe đẩy rác bằng tay, chất liệu inox, dung tích 400 lít để lưu chứa các chất thải sinh hoạt trên

Hình 3.33: Khu lưu chứa rác thải tạm thời tại Nhà máy

B Chất thải rắn công nghiệp thông thường

❖ Khối lượng và chủng loại:

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động tại Nhà máy chủ yếu bao gồm bùn thải phát sinh từ hệ thống XLNT, bùn thu gom từ mạng lưới thoát nước của thành phố Từ Sơn (gồm bùn khô và bùn lỏng) Thông tin chi tiết về nguồn phát sinh, phương pháp xử lý đối với từng loại bùn này đã được trình bày cụ thể tại Mục 3.1.3.2 Chương 3 của Báo cáo Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại Nhà máy trung bình khoảng 1.160 tấn/năm, bao gồm:

+ Khối lượng bùn thải phát sinh từ quá trình XLNT của Nhà máy: khối lượng bùn thành phẩm sau quá trình sấy tự nhiên phát sinh khoảng: 860 tấn/năm

+ Khối lượng bùn thu gom từ mạng lưới thoát nước của thành phố Từ Sơn: bùn thoát nước sau khi đi qua các công đoạn xử lý, khối lượng bùn thành phẩm sau sấy tự nhiên khoảng: 200-300 tấn/năm

Ghi chú: Bùn thải phát sinh từ quá trình XLNT tại Nhà máy đã được lấy mẫu và phân tích định kỳ 03 tháng/ lần; kết quả phân tích cho thấy bùn thải không chứa các thành phần nguy hại và được thu gom xử lý theo quy định đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường

❖ Thiết bị lưu chứa và khu vực lưu chứa:

- Đối với rác, cặn, cát thải phát sinh từ các thiết bị tách rác, cát tại nhà máy: Bố trí các xe đẩy rác bằng tay vật liệu inox có dung tích 400 lít

- Đối với bùn thải sau ép từ các máy ép bùn ly tâm: Bố trí các xe đẩy rác bằng tay vật liệu inox có dung tích 400 lít

Ngoài các thiết bị xe đẩy rác bằng tay, tại nhà máy đã bố trí các xe chở chuyên dụng để vận chuyển bùn từ khu xử lý bùn tăng cường sang kho chứa bùn thành phẩm và từ kho chứa bùn thành phẩm vận chuyển đi chôn lấp hoặc tái sử dụng theo đúng quy định

Thiết bị lưu chứa rác từ thiết bị tách rác, cặn

Xe vận chuyển chuyên dụng

Thiết bị lưu chứa cặn rác từ bùn lỏng Thiết bị lưu chứa rác từ máy tách rác

Hình 3.34: Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại

Bùn thải sau xử lý từ các máy ép bùn ly tâm được chứa đựng trong các xe đẩy rác bằng tay dung tích 400 lít, sau đó vận chuyển đến khu vực xử lý bùn khô (sấy bằng năng lượng mặt trời) để tiếp tục xử lý trước khi vận chuyển đến nhà kho thành phẩm diện tích

720 m 2 để lưu chứa tạm thời

Hình 3.35: Nhà kho thành phẩm chứa bùn sau xử lý

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

❖ Chủng loại và khối lượng

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn bao gồm: bóng đèn huỳnh quang; giẻ lau dính CTNH; bao bì cứng thải bằng nhựa; dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải; bao bì mềm thải; hộp mực in thải; pin, ắc quy thải; bao bì cứng bằng kim loại; bao bì cứng thải bằng vật liệu khác (thùng bao thủy tinh thải từ phòng thí nghiệm nhiễm TPNH; hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có TPNH; cặn, bùn phát sinh từ hệ thống xử lý mùi; các thiết bị, linh kiện điện tử thải (đèn UV khử trùng và pin năng lượng mặt trời thải bỏ) Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh trên sẽ được thu gom, phân loại và lưu chứa tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại của Nhà máy Khối lượng CTNH phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy trong năm 2022 là khoảng 183 kg/năm

Danh mục chất thải nguy hại và khối lượng CTNH đề xuất cấp phép của cơ sở được thể hiện chi tiết qua bảng sau:

Bảng 3.9: Danh sách chất thải nguy hại và khối lượng đề xuất cấp phép của cơ sở

STT Tên chất thải Mã CTNH

Khối lượng phát sinh năm

Khối lượng đề xuất cấp phép (kg/năm) Đơn vị thu gom và xử lý

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp

3 Bao bì cứng thải bằng nhựa 18 01 03 0 100

Dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải

STT Tên chất thải Mã CTNH

Khối lượng phát sinh năm

Khối lượng đề xuất cấp phép (kg/năm) Đơn vị thu gom và xử lý

7 Bao bì cứng bằng kim loại 18 01 02 0 50

Bao bì cứng thải bằng vật liệu khác

(thùng bao thủy tinh thải từ phòng thí nghiệm nhiễm

Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có

❖ Phương án thu gom, lưu giữ CTNH

Quá trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời tại Nhà máy và quá trình vận chuyển, xử lý các chất thải nguy hại được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường về quản lý chất thải nguy hại Sơ đồ minh họa phương án thu gom, lưu giữ và xử lý CTNH tại Nhà máy được thể hiện trong hình dưới đây:

CTNH từ các khu vực phát sinh

Bố trí các thùng nhựa PP dung tích 120 lít và

500 lít, có nắp đậy kín, gắn dấu hiệu cảnh báo, mã CTNH

Kho chứa CTNH diện tích 24 m 3 tại khu vực Kho nhà xưởng của Nhà máy

Hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam đến thu gom và đem đi xử lý theo đúng quy định

Hình 3.36: Sơ đồ minh họa phương án thu gom, lưu giữ và xử lý CTNH tại Nhà máy

❖ Thiết bị lưu chứa và kho chứa CTNH

Công ty đã xây dựng kho chứa CTNH diện tích khoảng 24 m 2 (dài x rộng x cao 6m x 4m x 4m) tại khu vực nhà kho, xưởng phía Đông của Nhà máy Kho chứa có tường bao xây gạch, trát vữa xi măng M75, nền đổ bê tông M100 dày 100 mm đảm bảo mặt sàn kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào Trong kho xây dựng gờ chắn chất lỏng chảy tràn cao khoảng 25cm và bố trí các tấm pallet gỗ để đặt các thiết bị lưu chứa CTNH

Tại kho bố trí các thùng nhựa PP có dung tích 120 lít và 500 lít, có nắp đậy kín bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, bay hơi hoặc phát tán ra môi trường Thiết bị lưu chứa có dán nhãn mã chất thải nguy hại, biển cảnh báo và đặt trên các tấm pallet gỗ đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật theo quy định Ngay tại cửa ra vào kho đã bố trí bình phòng cháy chữa cháy đáp ứng đúng theo yêu cầu về phòng chống cháy nổ và vật liệu hấp thụ cát trong trường hợp gặp sự cố Đơn vị quản lý vận hành Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam tại hợp đồng số 0806-2/2022/HĐXL/OMC-MTVN ngày 08 tháng 06 năm 2022 để thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH phát sinh trong toàn bộ Nhà máy theo đúng quy định của pháp luật

Tần suất vận chuyển: theo khối lượng thực tế phát sinh

Kho chứa CTNH diện tích 24 m 2 Thiết bị lưu chứa trong kho

Hình 3.37: Kho chứa CTNH tại cơ sở

Hình 3.38: Hình ảnh các thiết bị lưu chứa trong kho

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung tại Nhà máy chủ yếu từ hoạt động từ máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải và hoạt động của máy phát điện dự phòng Để giảm thiểu tác động từ tiếng ồn, độ rung, chủ cơ sở đã áp dụng các biện pháp sau:

- Đối với tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy phát điện dự phòng:

+ Máy phát điện lắp đặt có công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ Italia với những tính năng vượt trội Cụ thể, trong quá trình vận hành máy hoạt động êm, giảm giật, hệ thống khung bệ dày, có khả năng chịu lực tốt Toàn bộ các góc máy có bố trí cao su kỹ thuật giảm co giật tối đa

+ Vỏ chống ồn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về giảm thanh

+ Thực hiện vận hành tuân thủ đúng theo quy trình vận hành của máy phát điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo thiết bị vận hành tốt nhằm hạn chế khí thải phát sinh

+ Bố trí nhà đặt máy phát điện dự phòng và máy thổi khí tại nhà riêng biệt tại phía Đông của Nhà máy và vị trí này cách xa khu nhà điều hành, nhà quản lý, khu dân cư đảm bảo độ khuếch tán ra môi trường cao

- Đối với tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy thổi khí:

+ Máy thổi khí được lắp đặt tại cùng phòng đặt máy phát điện dự phòng và đặt tại khu vực nhà phía Đông của Nhà máy, vị trí này xa khu dân cư và đảm bảo độ khuếch tán ra môi trường cao

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng (tra dầu mỡ, linh kiện…), duy trì các thiết bị máy móc của máy thổi khí hoạt động ổn định.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.1 Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong công tác quản lý và vận hành hệ thống thu gom nước thải

3.6.1.1 Các vấn đề thường gặp trong công tác quản lý, vận hành hệ thống thu gom nước thải và cách khắc phục

Bảng 3.10: Các vấn đề thường gặp trong công tác quản lý, vận hành hệ thống thu gom nước thải và cách khắc phục

TT Các sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục Báo cáo cấp trên

1 Tắc đường ống nước thải tự chảy

- Do rác nhiều tại giếng tách

- Nạo vét thường xuyên vị trí giếng tách có lượng rác lớn

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

- Mỡ thải ra từ các nhà hàng ăn uống, khách sạn

- Nạo vét thường xuyên tuyến có lượng mỡ cô động nhiều

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

- Hở mối nối cống - Đào tìm vịt rí mối nối hở và xử lý khắc phục

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

- Vỡ ống cống - Đào tìm vị trí cống bị vỡ, đào khắc phục như thay thế ống cống mới và các biện pháp khắc phục khác

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

2 Tác động từ bên ngoài

- Do có sự tác động của công trình thi công cắt ngang gây

- Thường xuyên tuần hành kiểm tra ngày đêm trên mạng lưới thu

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc

TT Các sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục Báo cáo cấp trên ảnh hưởng như vỡ cống, vỡ mối nối gom nước thải, 2h đến 3h một lần tuần tra, nếu có đơn vị nào thi công ảnh hưởng đến mạng lưới có biện pháp cảnh báo nhà máy để phối kết hợp giải quyết

- Do thi công công trình thi công mới song song, vị trí quá gần với tuyến thu gom hoặc cao độ thi công công trình lân cận sâu hơn cao độ của ống thu gom gây sạt lở hoặc làm chuyển vị đường ống gây vỡ ống, rò rỉ mối nối ống

- Cảnh báo cho đơn vị thi công các sự cố có thể gây ra

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy để phối kết hợp giải quyết

3 Giếng tách, giếng chuyển bậc bố trí phai lật không đóng mở theo quy trình nên không thu gom nước thải được hoặc làm úng ngập cục bộ trên lưu vực thu gom

- Do kẹt rác, vật cản như gỗ có kích thước lớn làm ảnh hưởng đến sự đóng mở của phai lật

- Do các vật cản lớn bất thường như thanh gỗ… làm cho phai lật không mở được trong khi mưa

- Thường xuyên kiểm tra tại vị trí giếng tách, giếng chuyển bậc có vị trí phải cánh lật

- Thường xuyên kiểm tra tại vị trí giếng tách, giếng chuyển bậc có vị trí phải cánh lật khi có mưa vừa và mưa lớn

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

BTCT, tấm ga gang của ga thăm, giếng tách, giếng chuyển bậc

- Do tác động của bên ngoài như xe tải trọng lớn qua lại và một số nguyên nhân khác

- Thường xuyên tuần tra kiểm tra khi phát hiện hư hỏng có biện pháp che chắn, cảnh báo ngay

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

5 Đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom một cách bất thường

- Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu đấu nối nước thải tự đấu nối vào hệ thống thu gom khi chưa có sự

- Thường xuyên tuần hành kiểm tra ngày đêm trên mạng lưới thu gom nước thải, 2h đến 3h một lần

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

TT Các sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục Báo cáo cấp trên đồng ý của lãnh đạo Công ty tuần tra, nếu có sự xâm hại bất thường

6 Sụt lún bất thường trong phạm vi hố ga thăm, giếng tách, giếng chuyển bậc và trên phạm vi đường ống

- Vỡ sụt đường ống - Thường xuyên tuần hành kiểm tra nếu có sụt lún bất thường thì phải che chắn, đặt cảnh báo khu vực sụt lún gây mất an toàn

- Báo cáo quản lý vận hành trực tiếp, báo cáo giám đốc nhà máy

- Hở, vỡ mối nối ống cống

- Đào tìm vị trí vỡ ống, vỡ hoặc hở mối nối để có thể thay thế ống cống, xử lý mối nối

Bảng 3.11: Quy trình kiểm tra, giám sát mạng lưới thu gom nước thải

TT Hạng mục kiểm tra Kiểm tra hàng này Kiểm tra hàng tuần

1 Đối với cống thu tuyến cống gom tự chảy

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt tuyến ống kiểm tra

4 lần/ ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng xâm phạm từ bên ngoài (như có đơn vị thi công cắt ngang đường ống hoặc sát với vị trí đường ống) Sụt lún bề mặt đường, hè vị trí tuyến ống do hiện tượng vỡ ống cống, mối nối

- Theo dõi thường xuyên tại nhà máy về lưu lượng nước về hằng ngày xem có bất thường không

- Kiểm tra đánh giá lượng bùn trong cống

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt như tấm đan, nắp ga gang hố ga kiểm tra 4 lần/ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng sau: Hiện tượng vỡ, sứt mẻ gì không

- 1 tuần kiểm tra 2 lần: rác, que củi, gỗ, váng mỡ trong hố ga

TT Hạng mục kiểm tra Kiểm tra hàng này Kiểm tra hàng tuần

3 Đối với giếng tách, ga chuyển bậc

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt như tấm đan, nắp ga gang giếng tách, ga chuyển bậc kiểm tra 4 lần/ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng sau: Hiện tượng vỡ, sứt mẻ gì không

+ Kiểm tra trong giếng tách, ga chuyển bậc: Rác que củi, gỗ, váng mỡ

+ Kiểm tra cửa phai của lạt:

Trong khi mưa và sau khi mưa (kiểm tra phai cửa lật có đóng mở theo quy trình không, có bị kẹt rác, que củ, gỗ làm ảnh hưởng đến đóng mở của của phai cửa lật)

4 Đối với cống áp lực

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt tuyến ống kiểm tra

4 lần/ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng xâm phạm từ bên ngoài như có đơn vị thi công cắt ngang đường ống hoặc sát với vị trí đường ống Sụt lún, nước bị thối lên bề mặt đường, hè vị trí tuyến ống do hiện tượng vỡ ống cống, mối nối

1 Đối với cống thu tuyến cống gom tự chảy

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt tuyến ống kiểm tra

4 lần/ ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng sau:

Sự xâm phạm từ bên ngoài như có đơn vị thi công cắt ngang đường ống hoặc sát với vị trí đường ống Sụt

- Kiểm tra lượng bùn trong cống

TT Hạng mục kiểm tra Kiểm tra hàng này Kiểm tra hàng tuần

Kiểm tra hàng tháng lún bề mặt đường, hè vị trí tuyến ống do hiện tượng vỡ ống cống, mối nối

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt như tấm đan, nắp ga gang hố ga kiểm tra 4 lần/ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng sau: Hiện tượng vỡ, sứt mẻ gì không

- 1 tuần một lần kiểm tra hố ga:

Rác, que củi, gỗ, váng mỡ trong hố ga

3 Đối với giếng tách, ga chuyển bậc

- Tuần hành kiểm tra trên bề mặt như tấm đan, nắp ga gang giếng tách, ga chuyển bậc kiểm tra 4 lần/ ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng sau: Hiện tượng vỡ, sứt mẻ gì không

+ Kiểm tra trong giếng tách, ga chuyển bậc: Rác que củi, gỗ, vách mỡ

+ Kiểm tra cửa phải cửa lật:

Trong khi mưa và sau khi mưa (kiểm tra phai cửa lật có đóng mở theo quy trình không, có bị kẹt rác, que củ, gỗ làm ảnh hưởng đến đóng mở của của phai cửa lật)

4 Đối với cống áp lực

- Tuần hành kiểm tra trên bể mặt tuyến ống kiểm tra

4 lần/ngày khi kiểm tra chú ý các hiện tượng sau:

Sự xâm phạm từ bên ngoài như có đơn vị thi công cắt ngang đường ống hoặc sát với vị trí đường ống Sụt lún, nước bị thổi lên bề mặt đường, hè vị trí tuyến ống do hiện tượng vở ống cống, mối nối

- Kiểm tra lượng bùn trong cống

3.6.2 Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động tại Nhà máy XLNT Thành phố Từ Sơn

Tính đến thời điểm hiện tại, trong quá trình vận hành Nhà máy XLNT thành phố

Từ Sơn chưa xảy ra bất kỳ sự cố nào do nhân viên vận hành luôn theo dõi giám sát quá trình vận hành 24/24h Tuy nhiên, trong quá trình vận hành hệ thống XLNT tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn có thể phát sinh một số rủi ro, sự cố bao gồm: sự cố tại các hạng mục thiết bị trong hệ thống XLNT; sự cố quá tải nồng độ chất ô nhiễm, các chất độc hại trong nước thải đầu vào; sự cố về cháy nổ; sự cố do thiên tai (bão, lũ lụt)… Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra tại Nhà máy được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.12: Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra

STT Rủi ro, sự cố môi trường Khu vực/thiết bị Tình huống Nguyên nhân

Sự cố tại các hạng mục thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy XLNT tạm ngừng hoạt động

Máy móc thiết bị của hệ thống xử lý bị sự cố hư hỏng phải ngưng hoạt động

Hệ thống cấp điện của nhà máy bị sự cố

Sự cố quá tải nồng độ chất ô nhiễm, các chất độc hại trong nước thải đầu vào

Hệ thống xử lý nước thải

Nồng độ chất ô nhiễm vượt yêu cầu, hoặc xuất hiện các chất độc hại trong nước thải đầu vào

Chất lượng nước thải đầu vào bất thường (các thông số ô nhiễm vượt quá giới hạn tiếp nhận vào)

3 Sự cố về cháy, nổ Nhà máy xử lý nước thải Cháy nổ xảy ra tại Nhà máy xử lý nước thải

Máy móc thiết bị hoạt động quá công suất dẫn đến hoạt động quá tải gây chập cháy

Do nhân viên bất cẩn trong sử dụng ngọn lửa trần

4 Sự cố do thiên tai (bão, lũ lụt) Nhà máy xử lý nước thải

Bão, lũ gây ngập lụt, hư hỏng thiết bị trong nhà máy XLNT

Bão, lũ gây ra ngập lụt tại các lưu vực thu gom của nhà máy

Tác động của mưa bão, lũ lụt làm hư hỏng thiết bị, công trình của nhà máy XLNT

3.6.2.1 Sự cố từ hoạt động của Nhà máy xử lý nước thải a) Sự cố tại các hạng mục thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải

Sự cố có thể xảy ra do các máy móc thiết bị của hệ thống như máy bơm nước, máy thổi khí… ngưng hoạt động (vì bị sự cố hoặc mất điện) Nguyên nhân khác là do sơ suất trong quá trình vận hành thiết bị của nhân viên vận hành phải tạm ngừng hoạt động để phục hồi lại

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)

Ngoài các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu tại các mục trên, Chủ cơ sở đã áp dụng một số biện pháp bảo vệ môi trường khác Cụ thể như sau:

- Trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên Nhà máy xử lý nước thải;

- Bố trí xe phun nước, rửa các tuyến đường nội bộ trong nhà máy;

- Các phương tiện vận chuyển ra vào Nhà máy phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Trong trường hợp rơi vãi chất thải (bùn thải, rác thải) trong quá trình vận chuyển trên các tuyến đường nội bộ của Nhà máy, cần nhanh chóng thu gom các chất thải này đúng nơi quy định, tránh tình trạng phát tán hoặc bị cuốn theo các phương tiện vận chuyển khác;

- Đảm bảo các phương tiện sau khi vận chuyển bùn thải đều được rửa xe sạch sẽ tại khu vực nhà rửa xe tự động, tránh phát sinh mùi gây ảnh hưởng đến các đối tượng xung quanh;

- Chủ cơ sở đã xây dựng Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường tối thiểu 30 mét theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng Khoảng cách gần nhất của Nhà máy XLNT thành phố

Từ Sơn đến khu dân cư hiện tại là 70 mét

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư điều chỉnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn (giai đoạn 1)” theo Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2017 Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở đã có một số nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt ĐTM nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường Thông tin chi tiết một số nội dung thay đổi tại cơ sở được thể hiện trong bảng dưới đây:

- Lắp đặt bổ sung thông số Amoni tại Trạm quan trắc online;

- Bổ sung thêm quy chuẩn so sánh chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy

Bảng 3.15: Một số nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt ĐTM của cơ sở

STT Nội dung thay đổi Nội dung theo ĐTM Nội dung đã điều chỉnh

Không lắp đặt thông số Amoni tại Trạm quan trắc online

Lắp đặt bổ sung thông số Amoni tại Trạm quan trắc online

Quy chuẩn so sánh chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A với K=1 a) Lắp đặt bổ sung thông số Amoni tại Trạm quan trắc online

- Hiện tại, Trạm quan trắc online của nhà máy đã lắp đặt các thông số quan trắc bao gồm: lưu lượng đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, TSS, COD và Amoni So với quyết định phê duyệt ĐTM năm 2017, Chủ cơ sở đã lắp đặt bổ sung thêm thông số quan trắc Amoni để giám sát chất lượng nước thải sau xử lý và truyền trực tiếp các số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh

- Việc lắp đặt quan trắc bổ sung thông số Amoni tại Trạm quan trắc online của Nhà máy đã giúp gia tăng hiệu quả giám sát chất lượng nước thải sau xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường; đồng thời giúp phát hiện ra sự cố trong trường hợp thông số Amoni chưa đạt quy chuẩn để có phương án khắc phục sự cố kịp thời Ngoài ra, Chủ cơ sở lắp đặt quan trắc bổ sung thông số Amoni đã tuân thủ đúng theo quy định về thông số quan trắc chính của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục được quy định tại Phụ lục số XXVIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường b) Bổ sung thêm quy chuẩn so sánh chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy

Theo Quyết định số 1014/QĐ-BTNMT ngày 08/05/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phê duyệt ĐTM của dự án, chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy XLNT Thành phố Từ Sơn phải đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Tính chất nước thải phát sinh từ các phường trong phạm vi thu gom của Thành phố

Từ Sơn về Nhà máy XLNT Thành phố Từ Sơn bao gồm: nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phát sinh từ các khu làng nghề Trong đó, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các phường của Thành phố Từ Sơn là chủ yếu Do đó, chủ cơ sở đề xuất quy chuẩn so sánh chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy XLNT Thành phố Từ Sơn sẽ áp dụng 02 quy chuẩn bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A với K=1

Việc áp dụng bổ sung quy chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cho chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy sẽ đảm bảo giám sát tất cả các thông số ô nhiễm có trong nước thải được xử lý triệt để trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Chất lượng nước thải sau xử lý sẽ đạt chất lượng tốt nhất và nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A với K=1 Do đó, Chủ cơ sở đề xuất bổ sung quy chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt là hoàn toàn phù hợp và đồng thời góp phần bảo vệ chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải sau xử lý của Nhà máy

Các thay đổi được trình bày tại Bảng 3.15 trên của Nhà máy so với quyết định phê duyệt ĐTM thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ Môi trường Do đó, Chủ cơ sở sẽ tự đánh giá tác động môi trường, xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những thay đổi nêu trên Chủ cơ sở đã tích hợp nêu trong báo cáo này để được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường của cơ sở.

Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)

Cơ cở chưa được cấp giấy phép môi trường nên không có các nội dung thay đổi.

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)

Cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.1.1 Các nguồn phát sinh nước thải

Hiện tại, tổng số nguồn nước thải phát sinh đưa về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn bao gồm 11 nguồn Cụ thể như sau: a Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động của Nhà máy XLNT Từ Sơn

+ Nguồn 01: Nước thải từ các bệ xí, tiểu trong WC;

+ Nguồn 02: Nước thải từ các bồn rửa, chậu rửa tay và thoát sàn;

+ Nguồn 03: Nước thải từ khu vực nhà ăn, bếp ăn;

+ Nguồn 04: Nước thải từ các bồn rửa trong phòng thí nghiệm;

+ Nguồn 05: Nước thải từ quá trình vệ sinh, máy móc thiết bị, xe vận chuyển; + Nguồn 06: Nước thải từ quá trình xử lý phân bùn bể phốt;

+ Nguồn 07: Nước thải từ máy ép bùn phát sinh từ quá trình XLNT;

+ Nguồn 08: Nước thải từ quá trình xử lý bùn tại khu xử lý bùn mở rộng; b Nguồn phát sinh nước thải bên ngoài Nhà máy XLNT Từ Sơn

+ Nguồn 09: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của các phường: Đồng

Kỵ, Đình Bảng, Đông Ngàn, Tân Hồng, Đồng Nguyên và Trang Hạ thu gom đưa về trạm bơm nâng SPS6;

+ Nguồn 10: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của 02 phường Châu Khê và Đình Bảng thu gom đưa về trạm bơm nâng SPS10;

+ Nguồn 11: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của phường Châu Khê thu gom đưa về trạm bơm nâng SPS11

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa:

Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép: 33.000 m 3 /ngày đêm

Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép: 01 dòng nước thải sau xử lý chảy ra kênh tiêu Trịnh Xá, sau đó tiếp tục chảy ra sông Ngũ Huyện Khê

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Nước thải sau xử lý tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A với K=1 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Bảng 4.1: Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm có trong nước thải sau xử lý của Nhà máy

XLNT thành phố Từ Sơn

STT Thông số Đơn vị

QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9

Tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra

6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 40,5 50 40,5

7 Tổng chất rắn hòa tan mg/l - 500 500

9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l - 10 10

10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l - 5 5

25 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 4,05 -

STT Thông số Đơn vị

QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9

Tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,0405 - 0,0405

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,243 - 0,243

37 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 0,1 - 0,1

38 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 1,0 - 1,0

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí: Tại phường Châu Khê, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Tọa độ vị trí xả nước thải: (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 o ): X = 2336353, Y = 545017

- Phương thức xả thải: Nước thải sau xử lý được xả thải theo chế độ tự chảy, xả mặt, ven bờ

- Lưu lượng xả thải lớn nhất: 33.000 m 3 /ngày đêm

- Chế độ xả thải: 24 giờ/ngày đêm, thời gian xả liên tục trong năm

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau xử lý chảy ra kênh tiêu Trịnh Xá, sau đó tiếp tục chảy ra sông Ngũ Huyện Khê.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải

Nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép trong quá trình hoạt động của Nhà máy bao gồm:

- Nguồn số 01: Từ tháp xử lý mùi số 01 của hệ thống xử lý mùi 01 của Nhà máy

- Nguồn số 02: Từ tháp xử lý mùi số 02 của hệ thống xử lý mùi 01 của Nhà máy XLNT Từ Sơn

- Nguồn số 03: Từ của hệ thống xử lý mùi số 02 bằng phương pháp lọc sinh học của Nhà máy XLNT Từ Sơn

- Nguồn số 04: Từ tháp xử lý mùi của hệ thống xử lý mùi 03 của Nhà máy XLNT

- Nguồn số 05: Từ máy phát điện dự phòng của Nhà máy XLNT Từ Sơn

4.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa

- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 01: 1.500 m 3 /giờ

- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 02: 1.500 m 3 /giờ

- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 03: 21.000 m 3 /giờ

- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 04: 3.200 m 3 /giờ

- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 05: Không xác định

- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 01 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất

- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 02 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất

- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 03 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất

- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 04 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất

- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 05 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất

4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

Các chất ô nhiễm chính phát sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý mùi và từ máy phát điện dự phòng khi vận hành của Nhà máy chủ yếu là các khí như:

H2S, NH3…Hiện tại đối với giới hạn các chất ô nhiễm này chưa có quy chuẩn kỹ thuật so sánh về mùi

4.2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải vào nguồn tiếp nhận

+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 o ): X1 = 2336490, Y1 = 544998

+ Phương thức xả: Dùng quạt hút để đẩy khí ra qua ống thoát khí

+ Chế độ xả thải: Liên tục

+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 o ): X2= 2336492; Y2= 544997

+ Phương thức xả: Dùng quạt hút để đẩy khí ra qua ống thoát khí

+ Chế độ xả thải: Liên tục

+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 o ): X3 = 2336467; Y3 = 545022

+ Phương thức xả: Dùng quạt hút để đẩy khí ra qua ống thoát khí

+ Chế độ xả thải: Liên tục

+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 o ): X4 = 2336439; Y4 = 544945

+ Phương thức xả: Khí thải sau xử lý từ hệ thống lọc sinh học sẽ tự bay lên và thoát ra ngoài môi trường

+ Chế độ xả thải: Liên tục

+ Vị trí điểm xả khí thải của nguồn không thường xuyên của máy phát điện dự phòng: (Tọa độ vị trí xả khí thải theo VN2000, kinh tuyến trục 105 o 30’, múi chiếu 3 0 ):

+ Phương thức xả thải: Xả gián đoạn trong khi sử dụng máy phát điện dự phòng.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Từ các máy thổi khí, máy bơm được lắp đặt tại Khu nhà đặt máy thổi khí và máy phát điện dự phòng

- Nguồn số 02: (không thường xuyên): Từ máy phát điện dự phòng đặt tại Khu nhà đặt máy thổi khí và máy phát điện dự phòng

4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Tọa độ nguồn số 01: X1= 2336498; Y1= 545002 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến

- Tọa độ nguồn số 02 (không thường xuyên): X2= 2336496; Y2= 545002 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 o 30’ múi chiếu 3 o )

4.3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Giá trị giới hạn của tiếng ồn, độ rung tại Nhà máy đảm bảo tuân thủ đúng theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; áp dụng đối với khu vực thông thường, cụ thể như sau: a Tiếng ồn

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

1 70 55 Khu vực thông thường b Độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)

Cơ sở không thuộc đối tượng đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)

Cơ sở không thuộc đối tượng nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở đã thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động của cơ sở theo đúng quy định của pháp luật Trong đó, Chủ đầu tư đã tiến hành quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý với tần suất 03 tháng/lần Thông tin chi tiết về chương trình quan trắc và kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý như sau:

Chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn Thông tin cụ thể như sau:

- Vị trí: tại cửa xả nước thải ra kênh tiêu Trịnh Xá (nước thải đã xử lý sau bể khử trùng)

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, Độ màu, pH, BOD5, COD, TSS, Asen, Thủy ngân, Chì, Cadimi, Cr (VI), Cr (III), Đồng, Kẽm, Niken, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Amoni (NH4 +), Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Clorua, Coliform, NO3 -_N, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, PO4 3-_P, Clo dư, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β

- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9

Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải định kỳ từ Quý 1 năm 2021 đến Quý 1 năm

2023 được thể hiện chi tiết trong Bảng 5.2 và Bảng 5.3 dưới đây

Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp quan trắc chất lượng nước thải định kỳ từ Quý 1 năm 2021 đến Quý 1 năm 2023 cho thấy: Các thông số ô nhiễm trong nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 Điều này chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đang hoạt động ổn định và hiệu quả

❖ Quan trắc bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải

Ngoài quan trắc nước thải sau xử lý để kiểm soát chất lượng nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường, Chủ cơ sở đã tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải với tần suất 03 tháng/lần; nhằm phân định bùn thải để có phương án lưu chứa và xử lý theo đúng quy định

Chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng bùn thải sau máy ép bùn ly tâm (bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải) tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn Thông tin cụ thể như sau:

- Vị trí: bùn thải sau máy ép bùn

- Thông số giám sát: pH, Ag, Ba, As, Ni, Cu, Cd, Hg, Pb, Se, Zn, Co, Cr 6+ , CN-, Tổng dầu, Benzen, Phenol

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

Tổng hợp kết quả quan trắc bùn thải định kỳ từ Quý 1 năm 2021 đến Quý 1 năm

2023 được thể hiện chi tiết trong Bảng 5.4 và Bảng 5.5 dưới đây

Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp quan trắc chất lượng bùn thải định kỳ từ Quý 1 năm 2021 đến Quý 1 năm 2023 cho thấy: tất cả các thông số quan trắc trong bùn thải phát sinh tại Nhà máy đều không vượt ngưỡng nguy hại được quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước Do đó, bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải tại Nhà máy sau khi được ép tại máy ép bùn ly tâm sẽ được vận chuyển đến khu xử lý bùn thải tăng cường để tiếp tục sấy khô trước khi đem đi chôn lấp hoặc tái sử dụng theo quy định Trong quá trình hoạt động của Nhà máy, Chủ cơ sở vẫn sẽ tiếp tục thực hiện quan trắc định kỳ đối với bùn thải phát sinh để giám sát chất lượng bùn thải Trong trường hợp kết quả quan trắc bùn thải có thông số vượt ngưỡng nguy hại, bùn thải sẽ được thu gom, lưu chứa, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải nguy hại

❖ Quan trắc nước thải qua hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục

Tổng hợp số liệu quan trắc nước thải sau xử lý được trích xuất qua hệ thống quan trắc tự động liên tục và được truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 5.1: Kết quả quan trắc online nước thải sau xử lý từ Quý 1/2022 đến Quý 3/2023

Nhiệt độ ( o C) pH COD (mg/l) TSS (mg/l) Amoni (mg/l)

Nhận xét: Qua tổng hợp kết quả trích xuất số liệu quan trắc nước thải sau xử lý của hệ thống quan trắc tự động liên tục tại Nhà máy từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023 cho thấy: tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 Điều này chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT thành phố Từ Sơn đang hoạt động ổn định và hiệu quả.

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải

Cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ bụi, khí thải

Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định)

cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định)

Cơ sở đã thực hiện quan trắc chất thải định kỳ theo quy định kể từ khi hoạt động đến nay Do vậy, Cơ sở không thực hiện quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo

TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI ĐỊNH KỲ Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải định kỳ năm 2022

TT Thông số Đơn vị Quý 1/2021 Quý 2/2021 Quý 3/2021 Quý 4/2021 Quy chuẩn cho phép

4 Chất rắn lơ lửng mg/l 24,0 22,0 19,0 17,0 40,5

6 Tổng Xianua mg/l KPH KPH KPH KPH 0,0567

7 Sunfua (tính theo H2S) mg/l KPH KPH KPH KPH 0,162

13 Clo dư mg/l KPH KPH KPH KPH 0,81

TT Thông số Đơn vị Quý 1/2021 Quý 2/2021 Quý 3/2021 Quý 4/2021 Quy chuẩn cho phép

27 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 0,7 0,9 0,6 0,6 4.05

29 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l KPH KPH KPH KPH 0,0405

30 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ mg/l KPH KPH KPH KPH 0,243

31 Tổng PCBs mg/l KPH KPH KPH KPH 0,00243

33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l KPH

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w