1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Của dự án ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án Điều Chỉnh Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Viên Đại Dương Hạ Long
Trường học Công Ty TNHH Mặt Trời Hạ Long
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hạ Long
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 6,55 MB

Nội dung

Trang 1 CÔNG TY TNHH MẶT TRỜI HẠ LONG  BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNGCủa dự án ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG Địa điểm: Phường Bãi Cháy, Hồ

Trang 1

CÔNG TY TNHH MẶT TRỜI HẠ LONG



BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Của dự án ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG

Địa điểm: Phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần

Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Hạ Long, tháng năm 2023

Trang 2

CÔNG TY TNHH MẶT TRỜI HẠ LONG



BÁO CÁO ĐỀ XUẤT

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

của dự án

ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG

Địa điểm: Phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần

Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Hạ Long, tháng năm 2023

Trang 3

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

MỤC LỤC

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5

1 Tên chủ dự án đầu tư: 5

2 Tên dự án đầu tư: Công viên Đại Dương Hạ Long 5

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án: 6

3.1 Công suất, quy mô của dự án 6

Tổng diện tích của dự án: 3.590.310 m2 (359,03 ha) và được bố trí thành 02 khu lớn, trong đó chia thành 07 phân khu nhỏ 6

3.2 Công nghệ của dự án 17

3.3 Sản phẩm của dự án: 18

- Cung cấp các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí: Với quy mô đón khách du lịch khoảng 10 triệu lượt/năm, trung bình 27.400 lượt khách/ngày và khả năng đáp ứng lớn nhất khoảng 40.000 lượt khách/ngày 18

- Cung cấp các khu vực nghỉ dưỡng và nhà ở thương mại 18

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho dự án: 18

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu: 18

4.2 Nhiên liệu phục vụ vận hành dự án: 19

4.3 Nhu cầu thực phẩm: 19

4.4 Nhu cầu sử dụng các loại hóa chất phục vụ vận hành dự án: 19

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 21

KHẢ NĂNGCHỊUTẢICỦAMÔITRƯỜNG 21

Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 23

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 23

1.3 Xử lý nước thải 27

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 46

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 48

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có) 50

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 50

7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có); 51

8 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): 51

9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): 51

10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): 51

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 52

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 52

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có): 57

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): 57

4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 58

5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 58

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 59

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 59

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 59

b Đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 60

1.3 Đơn vị thực hiện quan trắc môi trường 60

2 Chương trình quan trắc chất thải 61

Trang 4

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 61

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 61

2.3 Quan trắc môi trường định kỳ, đối với bùn thải 62

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 62

Chương VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 63

Trang 5

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long

- Địa chỉ văn phòng: Số 9, đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn Quý, Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 02033.618 111

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số: 5701723020 đăng ký lần đầu ngày 21/8/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 07/09/2020 Nơi cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

- Giấy chứng nhận đầu tư số 22121000468 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp, chứng nhận lần đầu ngày 10 tháng 9 năm 2014, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 31 tháng 3 năm 2015

2 Tên dự án đầu tư: Công viên Đại Dương Hạ Long

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Cơ quan thẩm định cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Các Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Quyết định số 776/QĐ/BTNMT ngày 06/4/2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng "Công viên Đại Dương

Hạ Long", tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long; Quyết định số 123/QĐ-BTNMT ngày 25/1/2017 phê duyệt Báo cáo ĐTM dư án "Điều chỉnh, mở rộng công viên Đại Dương Hạ Long" của Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long; Quyết định số1890/QĐ-BTNMT ngày 14/6/2018 phê duyệt Báo cáo ĐTM dự án "Điều chỉnh, mở rộng Công viên Đại Dương Hạ Long" tại các phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 1055/QĐ-BTNMT ngày 07/5/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM dự án "Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long" tại các phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, thành phố

Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

+ Các giấy phép xây dựng, giấy phép thi công từng hạng mục công trình và hạ tầng thành phần của dự án Công viên đại dương

+ Các giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC của từng hạng mục công trình và hạ tầng thành phần của dự án Công viên đại dương

Trang 6

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu

tư công): Dự án đầu tư xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long thuộc nhóm A (Theo

quy định tại khoản 5, điều 8, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam)

- Phạm vi cấp giấy phép môi trường:

+ Hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải của Dự án; + 05 trạm xử lý nước thải đã hoàn thiện của Dự án: Trạm XLNT tại Ba Đèo công suất 100 m3/ngày.đêm; Trạm XLNT tại phân khu A công suất 420 và 1300 m3/ngày.đêm; Trạm XLNT tại phân khu B công suất 1000 m3/ngày.đêm; Trạm XLNT tại phân khu D công suất 800 m3/ngày.đêm tập trung

+ Các hạng công trình lưu giữ chất thải của Dự án

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án:

3.1 Công suất, quy mô của dự án

■ Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch số 7666/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBND thành phố Hạ Long V/v phê duyệt "Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực Công viên Đại Dương Hạ Long tại các phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long Dự án có diện tích và được phân chia thành các khu như sau:

Tổng diện tích của dự án: 3.590.310 m2 (359,03 ha) và được bố trí thành 02 khu lớn, trong đó chia thành 07 phân khu nhỏ

Trang 7

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 1 Sơ đồ phân khu chức năng Dự án

Trang 8

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

- Khu lớn - Khu vực 1 tại phường Bãi Cháy, bao gồm các phân khu sau:

+ Phân khu A (khu biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự song lập, nhà phố thương mại): ++) Diện tích 465.344 m2, được xác định là khu ở, nghỉ dưỡng cao cấp gồm các sản phẩm như nhà ở phố House cung cấp các dịch vụ nhà hàng, hồ bơi, nghỉ dưỡng vui chơi giải trí Đan xen giữa các khu chức năng là các khu vườn cảnh quanh, nhà hàng, công trình thể thao, bãi đỗ xe, cây xanh cảnh quan

++) Bố trí các nhóm nhà ở liên kề và các dãy nhà shophouse có tầng cao tối đa là 5,5 tầng (5 tầng + tum)

Hình 2 Các nhóm nhà thương mại gần đường Hạ Long tại phân khu A

Trang 9

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 3 Các nhóm nhà thương mại gần đường bao biển tại phân khu A

+ Phân khu B (Khu nhà ở phố thương mại, nhà thương mại dịch vụ thấp tầng, nhà thương mại dịch vụ cao tầng):

++) Diện tích 573.103 m2, bao gồm các công trình với chức năng là chính là nhà

ở thương mại, nhà thương mại dịch vụ thấp tầng, nhà thương mại dịch vụ cao tầng với công năng khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp Đan xen giữa các khu chức năng là các khu cảnh quan phố đi bộ dọc dãy nhà shophouse, bãi đỗ xe, cây xanh, cảnh quan Khu cao tầng bố trí gần đường bao biển và quảng trường để tạo điểm nhấn cho toàn khu

++) Bố trí các nhóm nhà ở liên kề và các dãy nhà shophouse có tầng cao tối đa là 5,5 tầng (5 tầng + tum)

++) Khu vực tiếp giáp tuyến đường bao biển bố trí các công trình hỗn hợp cao tầng có chiều cao từ 25 ÷ 50 tầng (≤ 200m)

Trang 10

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 4 Hình ảnh khu vực phố đi bộ tại phân khu B

+ Phân khu C (Khu quảng trường, cây xanh và bãi đỗ xe, trung tâm thương mại): ++) Diện tích 157.315 m2, với chức năng chính khu quảng trường công cộng phục

vụ các lễ hội, chương trình, sự kiện văn hóa biểu diễn kết hợp bãi đỗ xe bên dưới Tại đây có sân khấu biểu diễn tạo điểm nhấn cho toàn khu, sẽ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của địa phương Khu trung tâm thương mại và bãi đỗ xe tiếp giáp với đường bao biển thuận tiện cho các hoạt động vui chơi, mua sắm của du khách

++) Khu vực tiếp giáp tuyến đường bao biển bố trí các công trình hỗn hợp cao tầng có chiều cao từ 25 ÷ 50 tầng (≤ 200m)

Hình 5 Hình ảnh khu vực quảng trường tại phân khu C

+ Phân Khu D (Khu công viên, cây xanh, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, nhà

Trang 11

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

phố thương mại, dịch vụ cao tầng):

++) Diện tích 760.893m2, bao gồm các công trình chính là khu công viên nước, công viên mạo hiểm với quy mô lớn kết hợp bãi đỗ xe cao tầng và cây xanh

++) Khu vực tiếp giáp tuyến đường Hạ Long bố trí các nhóm nhà ở liên kề và các dãy nhà shophouse có tầng cao tối đa là 5,5 tầng (5 tầng + tum)

++) Khu vực tiếp giáp tuyến đường bao biển bố trí các công trình hỗn hợp cao tầng có chiều cao từ 25 ÷ 50 tầng (≤ 200m)

Hình 6 Hình ảnh công viên Đại Dương Hạ Long tại phân khu D

Hình 7 Hình ảnh công viên Đại Dương Hạ Long tại phân khu D

Trang 12

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 8 Hình ảnh công viên nước tại phân khu D

+ Phân khu E (Khu nhà ga cầu cảng, cây xanh, bãi đỗ xe cao tầng, trung tâm thương mại, nhà thương mại dịch vụ cao tầng, resort cao cấp):

++) Diện tích 295.420 m2, bao gồm các công trình với chức năng chính là khu thương mại dịch vụ cao tầng hỗn hợp với công năng khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp Các công trình thấp tầng như nhà ga cầu cảng giúp kết nối tới dự án cảng tàu khách với chức năng đón tiếp các tàu khách quốc tế kết nối với công viên; các công trình thương mại, dịch vụ thấp tầng và khu resort cao cấp Các khu bãi đỗ xe và cây xanh bố trí rải rác toàn khu

++) Khu vực tiếp giáp tuyến đường Hạ Long bố trí các nhóm nhà ở liên kề và các dãy nhà shophouse có tầng cao tối đa là 5,5 tầng (5 tầng + tum)

++) Khu vực tiếp giáp tuyến đường bao biển bố trí các công trình hỗn hợp cao tầng có chiều cao từ 25 ÷ 50 tầng (≤ 200m)

Trang 13

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 9 Hình ảnh các khu nhà ga cầu cảng của phân khu E

Hình 10 Hình ảnh các khu nhà dịch vụ cao tầng sát biển của phân khu E

+ Phân khu F (Khu dịch vụ vui chơi bãi biển):

++) Diện tích 946.049 m2, với chức năng chính là khu dịch vụ vui chơi bãi biển, gồm bãi tắm công cộng, tuyến đường bao biển đẹp nhất Việt Nam, hệ thống cây xanh trồng dọc tuyến đường tạo thành lớp đệm xanh Bố trí một số cụm công trình thương mại dịch vụ với các tiện ích, phụ trợ bãi biển như nhà tắm tráng, thay đồ, bãi đỗ xe, bể bơi phụ trợ nhân dân Phát triển các loại hình du lịch về đên như bar bãi biển, show ánh

Trang 14

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

áng, âm nhạc, ẩm thực đường phố

++)Hệ thống giao thông ven biển (Đường ven biển): Quy mô mặt cắt đường bao biển rộng 27,5m trong đó bề rộng mặt đường 10,5m, vỉa hè 5m phía công viên, vỉa hè 12m phía biển Hiện trạng công trình được UBND thành phố quản lý

Hình 11 Hình ảnh khu vực đường ven biển tại phân khu F

Hình 12 Hình ảnh khu vực bãi tắm tại phân khu F

- Khu lớn - Khu vực 2 (trên Đồi Ba Đèo tại phường Hòn Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và phường Trần Hưng Đạo), là phân khu G có diện tích 392.186 m2 bao gồm: Khu Đồi Ba Đèo với diện tích 387.442m2 và trụ cáp treo T2 với diện tích 4.744m2 Các công

Trang 15

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

trình tại phân khu G như sau:

+ Khu ga đến cáp treo Nữ hoàng;

Hình 13 Hình ảnh cáp treo nữ hoàng tại phân khu G

+ Công trình du lịch kiến trúc Nhật Bản: bao gồm khu trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí với diện tích 50.217,62m2; khu di tích lịch sử diện tích 2.991,09m2; quần thể Bảo Hải Linh Thông tự với diện tích 16.282,92m2 và các khu hạ tầng kỹ thuật, giao thông khác

+ Trụ cáp T2 với diện tích 4.743,8m2

Hình 14 Hình ảnh khu vui chơi tại đồi Ba Đèo ở phân khu G

Trang 16

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 15 Hình ảnh vòng quay mặt trời tại đồi Ba Đèo ở phân khu G

Hình 16 Hình ảnh khu vực chùa Bảo Hải Linh Thông Tự trên đồi Ba Đèo

■ Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch số 6826/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND thành phố Hạ Long V/v phê duyệt "Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực công viên Đại Dương Hạ Long tại các phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, thì dự án được điều chỉnh một số nội dung như sau:

- Điều chỉnh cục bộ về cơ cấu sử dụng đất và phương án xây dựng các hạng mục công trình của dự án để đáp ứng thay đổi định hướng phát triển của Công ty và nhu cầu

sử dụng thực tế của Dự án, quy mô và công nghệ vận hành không làm thay đổi dẫn tới lập lại ĐTM, cụ thể như sau:

Trang 17

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

+ Quy mô dân số khu vực nhà ở thương mại và khách du lịch lưu trú dài hạn: 53.272 người (giữ nguyên quy mô so với ĐTM được duyệt);

+ Quy mô khách dịch vụ du lịch trong ngày được giữ nguyên theo số liệu dự báo khoảng 10 triệu lượt/năm và đáp ứng tối đa khoảng 40.000 lượt/ngày (giữ nguyên quy

mô so với ĐTM được duyệt);

+ Cán bộ, công nhân viên lao động dịch vụ: 2.800 người (giữ nguyên quy mô so với ĐTM được duyệt)

- Về diện tích của dự án: không thay đổi, giữ nguyên quy mô so với ĐTM được duyệt

3.2 Công nghệ của dự án

Chủ dự án trực tiếp quản lý vận hành các hạng mục của dự án Các hạng mục công trình của dự án được đưa vào kinh doanh, khai thác và vận hành theo đúng công năng

sử dụng của các hạng mục công trình, như được trình bày ở trên, trong đó thực hiện đầy

đủ vai trò và quy mô công suất khai thác của Dự án

Do đặc thù của dự án, trong suốt quá trình của dự án được thực hiện quá trình cung ứng các dịch vụ du lịch cho khách du lịch theo chức năng của từng khu và phân khu dịch vụ của dự án, bao gồm:

a) Đối với các khu chức năng hoạt động du lịch:

Cung cấp các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại Khu Bãi Cháy gồm:

- Khu trung tâm Đại Dương (gồm các hạng mục: Quảng trường Đại Dương; Khu trưng bày, khách sạn; khu biểu diễn ngoài trời; nhà hàng;…): có chức năng chính là khu đón tiếp, giới thiệu các sản phẩm du lịch của dự án nói riêng và khu vực nói chung

- Khu vực công viên vui chơi giải trí: Cung cấp trò chơi mạo hiểm tại khu công viên vui chơi mạo hiểm (Theme park); công viên nước (Water park) và các dịch vụ khác: + Khu công viên mạo hiểm (Theme Park): Dự kiến có 34 trò chơi chính được bố trí thành các khu vui chơi trong nhà, ngoài trời có các loại hình giải trí đa dạng, thích họp nhiều lứa tuổi và cho mọi giới tham gia

+ Khu công viên nước (Water Park): Bố trí 28 hạng mục chính như biển nhân tạo, dòng sông lười, trượt máng mạo hiểm bể bơi bốn mùa, khu dịch vụ, …

- Khu vực cáp treo nữ hoàng và khu Ba Đèo: Cung cấp các dịch vụ cáp treo, dịch

vụ vòng quay mặt trời, ngắm cảnh và du lịch tâm linh, …

- Khu vực bãi tắm công cộng được quản lý chung hoặc bàn giao cho địa phương quản lý cùng tuyến đường bao biển để cung cấp dịch vụ bãi tắm công cộng không thu tiền phục vụ khách du lịch và người dân địa phương xung quanh khu vực dự án, … + Quy mô vận hành các khu dịch vụ du lịch được xác định theo quy mô khách du lịch đến với dự án để vui chơi giải trí, tận hưởng các sản phẩm du lịch của dự án dự kiến khoảng 10 triệu lượt/năm, trung bình 27.400 lượt khách/ngày và khả năng đáp ứng lớn nhất khoảng 40.000 lượt khách/ngày

Trang 18

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

b) Đối với khu vực nghỉ dưỡng và nhà ở thương mại:

- Đối với các khu dịch vụ nghỉ dưỡng: Dự án trực tiếp tổ chức các hoạt động dịch

vụ nhà ở thương mại và nghỉ dưỡng theo quy định đối với các khu dịch vụ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, các khu dịch vụ spa, khu nghỉ dưỡng cao cấp, …

- Đối với khu nhà ở thương mại và hỗn hợp: Được bán cho các đối tượng tổ chức,

cá nhân mua ở hoặc kinh doanh, trong đó tập trung chủ yếu tại khu nhà ở dịch vụ thấp tầng và các công trình hỗn hợp cao tầng thuộc Bãi Cháy

c) Quản lí vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Dự án thực hiện nghiêm túc các công tác kinh doanh, khai thác và vận hành theo đúng công năng sử dụng của các hạng mục công trình, trong đó thực hiện đầy đủ vai trò và quy mô công suất khai thác của Công viên Đại dương Hạ Long tỉnh Quảng Ninh Tổ chức vận hành toàn bộ dự án, chức năng chính gồm các khu vực đường giao thông, công viên, khu làng biển và các khu vực công cộng khác,… do chủ dự án quản lí vận hành

- Các hạng mục công trình công cộng phục vụ cộng đồng được chủ dự án bàn giao và phối hợp cùng chính quyền địa phương và thực hiện biện pháp liên kết quản lí, bao gồm: Khu quảng trường Đại Dương, khu Công viên, khu bãi tắm công cộng, hệ thống giao thông kết nối các khu vực,… trong đó:

+ Đối với khu vực giao thông, bãi đỗ xe công cộng: Chủ dự án trực tiếp quản lí vận hành các hạng mục công trình này với chức năng chính phục vụ khách du lịch dịch

vụ trong ngày với quy mô đáp ứng quy mô bãi đỗ xe tại dự án được xác định với tổng

số lượng xe con tối đa đáp ứng cho giai đoạn vận hành của dự án, với khoảng xe khách

150 chỗ; 1.500 xe con và 4000 xe máy, tương đương với số chỗ đỗ xe con khoảng 2.500

xe

+ Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ: Chủ dự án trực tiếp quản lí vận hành

hệ thống cấp điện, cấp nước; hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường; …

- Việc duy trì hoạt động và bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện nhằm đảm bảo vận hành của dự án và duy trì các dịch vụ du lịch của dự án ở mức tốt nhất, đồng thời tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác

3.3 Sản phẩm của dự án:

- Cung cấp các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí: Với quy mô đón khách du lịch khoảng 10 triệu lượt/năm, trung bình 27.400 lượt khách/ngày và khả năng đáp ứng lớn nhất khoảng 40.000 lượt khách/ngày

- Cung cấp các khu vực nghỉ dưỡng và nhà ở thương mại.

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho dự án:

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:

- Trong giai đoạn vận hành dự án, các loại vật liệu chủ yếu được cung cấp để phục vụ các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng và duy tu các hạng mục công trình kiến trúc

và hạ tầng kỹ thuật của dự án

- Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu này được định kỳ sử dụng theo chu kỳ bảo dưỡng nên hiện nay không có số liệu dự báo

Trang 19

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

4.2 Nhiên liệu phục vụ vận hành dự án:

- Nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu của Dự án trong năm vận hành ổn định được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1 Nhu cầu điện, nước, nhiên liệu của Dự án

Stt Nhu cầu Đơn vị

Nhu cầu sử dụng

Ghi chú:

Hoàn thành 100% các hạng mục và vận hành 100% công suất

Giai đoạn hiện tại

1 Điện năng KWh 344.076 77.477 Hoạt động của dự án

2 Nước sạch m 3 /ngày 25.181 5.352 Hoạt động của dự án

3 Dầu mỡ bôi trơn Kg/tháng 3.165 1.105 Bảo dưỡng máy móc, thiết bị

4 Dầu DO Kg/tháng 10.050 3.450 Phục vụ máy phát điện dự phòng, bơm nước PCCC

4.3 Nhu cầu thực phẩm:

- Đối với vận hành dự án, nhu cầu thực phẩm chủ yếu cấp cho khu chế biến thức

ăn của các khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và khu dịch vụ du lịch trong ngày thuộc quản

lý của dự án Khối lượng các loại thực phẩm tính theo nhu cầu cấp cho khu chế biến và các khu dịch vụ giai đoạn hiện tại trung bình ngày khoảng từ 40.000 ÷ 50.000 suất/ngày, tương ứng khoảng từ 30 ÷ 40 tấn/ngày gồm các loại thực phẩm, rau củ quả

- Các loại thực phẩm chủ yếu được nhập về dự án sau khi qua kiểm tra chất lương

an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành trước khi đưa vào chế biến

4.4 Nhu cầu sử dụng các loại hóa chất phục vụ vận hành dự án:

Bảng 2 Nhu cầu sử dụng các loại phân bón, hóa chất trồng và chăm sóc cây

xanh cảnh quan khu xây dựng

Diện tích cây xanh (ha)

Định mức

sử dụng (kg/ha/năm)

Nhu cầu sử dụng (kg/năm)

Phương án cung cấp: Do nhu cầu sử dụng phân bón hóa chất không thường xuyên

và hạn chế nguy cơ hư hỏng, quá hạn sử dụng và đảm bảo an toàn trong sử dụng nên Dự

Trang 20

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

án không bố trí kho chứa và lưu chứa với khối lớn phân bón tại dự án mà lựa chọn nhà thầu cung cấp theo chu kì trồng, chăm sóc cây xanh Toàn bộ khối lượng phân bón, hóa chất của dự án được mua từ các đại lý trong nước theo mùa và nhu cầu sử dụng

4.5 Nhu cầu sử dụng các loại hóa chất gia dụng phục vụ vận hành của dự án

- Các hạng mục sử dụng hóa chất trong quá trình vận hành dự án bao gồm: + Các loại xà phòng, dầu gội, nước làm mềm vải, … tính trung bình theo nhu cầu dịch vụ đối với người sử dụng khoảng 0,015 kg/người/ngày.đêm

+ Chất tẩy rửa, vệ sinh: Sử dụng để vệ sinh sàn nhà, bồn cầu, cửa kính, khu nhà bếp, tính tổng định mức theo diện tích sàn xây dựng khoảng 0,002 kg/m2 sàn/tháng (theo nhu cầu sử dụng thực tế và khuyến cáo của các nhà sản xuất)

+ Thuốc diệt côn trùng, muỗi: Phun định kỳ 2 lần/năm, với định mức trung bình lượng thuốc sử dụng 0,0025 kg/m2 sàn/lần (tính theo khuyến cáo của nhà sản xuất loại thuốc diệt muỗi phổ biến hiện nay là Aqua Resigen 10,4EW)

+ Hóa chất khử trùng cho hệ thống xử lý nước thải tính theo Clorua vôi Ca(ClO)2

trung bình từ ≤ 0,01kg/lm3 nước thải

- Căn cứ theo quy mô khối lượng thiết kế của dự án như trình bày nêu trên kết quả tính toán nhu cầu sử dụng các loại hóa chất cơ bản được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng các loại hóa chất thông dụng đối với khu dịch

vụ và hạ tầng kỹ thuật thuộc quản lý của dự án

Stt Loại hóa chất

Khối lượng sử dụng Mtb

(kg/th)

M (kg/năm)

1 Dung dịch xà phòng, dầu gội, nước xả vải, … 39.240 470.880

3 Chất khử trùng nước thải sau xử lý (tính theo NaClO) 4.875 58.500

TỔNG CỘNG 136.671 1.640.061

- Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng các loại hóa chất phục vụ vận hành khu dịch

vụ và hạ tầng kỹ thuật của dự án tối đa khoảng 136.671 kg/tháng Toàn bộ khối lượng hóa chất này được cung cấp định kỳ theo đơn hàng trên cơ sở nhu cầu sử dụng thực tế của dự án

Trang 21

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

+ Dự án Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long tại các phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của công ty TNHH Mặt trời Hạ Long được thực hiện trên quỹ đất khai thác có diện tích 3.590.310 m2; phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và cả nước nói chung, bao gồm:

- Dự án được phát triển phù hợp với "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 và “Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 với định hướng và mục tiêu phát triển bao gồm:

○ Phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, đưa Quảng Ninh trở thành cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế nhất là với Trung Quốc, là một trong những đầu tàu kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh phía Bắc và cả nước Phát triển

du lịch một cách toàn diện, có trọng tâm trọng điểm, trên cơ sở các tài sản vốn có như các di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới, văn hóa riêng của tỉnh; bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa của Quảng Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt

là tại Vịnh Hạ Long; khu di tích danh thắng tại Yên Tử

○ Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tận dụng thế mạnh hiện có của tỉnh, tạo ra tác động tích cực tới hoạt động sản xuất và cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho xã hội; có

sự tham gia của nhiều ngành kinh tế để các ngành phát huy và bổ trợ lẫn nhau; phát triển theo định hướng đô thị hóa bằng cách nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường và củng cố hệ thống phúc lợi xã hội tổng thể

- Dự án phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đô thị thành phố Hạ Long theo “Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 với mục tiêu chung là nhằm nâng cao vai trò, vị thế của TP Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong khu vực và quốc tế, trong đó:

○ Về mục tiêu: Nâng cao vai trò, vị thế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong khu vực và quốc tế Xây dựng thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện; là trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết

Trang 22

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

○ Về tính chất: Xây dựng TP Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu Xây dựng và phát triển

TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ -

du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long Đô thị dịch vụ - du lịch quốc gia, có tầm quốc tế, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long" và "Thành phố phát triển theo mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu", …

- Ngoài ra, Dự án phù hợp với các quy hoạch phát triển chung của khu vực như:

"Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" được phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh; “Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh; "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ 2016 ÷ 2020 tỉnh Quảng Ninh đã được thông qua theo nghị Quyết 63/ND-HĐND, ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh và "Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030" được phê duyệt tại Quyết định 3594/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Dự án Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long tại các phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Yết Kiêu, Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt Quyết định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1055/QĐ-BTNMT ngày 07/5/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong

đó có các nội dung đánh giá về tác động đối với việc xả thải chất thải ra môi trường cũng như khả năng chịu tải của nơi tiếp nhận, hiện tại do không có nội dung thay đổi về quy

mô công suất, vị trí, phương thức xả thải nên không có sự thay đổi về khả năng chịu tải của môi trường

Trang 23

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Khu vực Công viên Đại Dương nằm ven biển và do đặc điểm địa hình một bên

là núi, một bên là biển, có độ dốc lớn về phía biển nên khi có mưa, mưa nước mưa từ trên núi sẽ chảy qua khu vực dự án để ra biển Nước mưa chảy tràn khu vực núi phía taluy dương đường Hạ Long được thoát vào các cống hộp hiện trạng hướng ra biển theo các cống ngang hiện trạng: 02 cống BTCT D1,5m, 01 cống hộp BTCT BxH = 3,2 x 2,0m, 01 cống hộp BTCT BxH = 4,0 x 2,0m; Xây dựng mới 01 cống hộp BTCT BxH = 2,4 x 1,2m ngay đường Hạ Long đấu nối vào cống hộp BTCT BxH = 2,4 x 1,2m

- Phân khu A: Phía gần Đường Hạ Long vẫn thoát vào cống hộp BxH=2,0x1,5m dài 560m hiện có chạy song song với Đường Hạ Long và đổ ra biển tại cửa xả CX1 ở giữa mốc ranh giới M18 và M19 Phía gần đường bao biển vẫn thoát vào các cống thoát nước mặt lưu vực hiện có D600, dài 2.492m; D400, dài 1.360m; D800 dài 1.447,5m; D1000 dài 290,5m; D1200 dài 213m, chảy theo hướng vuông góc với Đường Hạ Long

ra biển

- Phân khu B: Nước mưa chảy tràn được thu gom về các cống hộp 2x(BxH) = 2x(2,5x2,0)m hiện hữu, và được đổ chung vào cống hộp tại khu A và tuyến cống hộp 2x(BxH) = 2x(2,5x2,0)m, dài 1.266m xây tại khu B chảy về CX2

- Phân khu C: Nước mưa tại khu Quảng trường đang được gom bởi 2 tuyến cống lưu vực chạy dọc theo đường ranh giới giữa Khu B với Khu C, kích thước D1000 dài 600m; D1200 dài 110m và Khu C với Khu D có kích thước D0,4m đến D1,2m Tuy nhiên, đoạn cống D0,8m đến D1,2m thu gom nước mưa của hai tuyến cống này đang chạy qua sân khấu của Quảng trường nên tuyến cống gom này sẽ được bỏ đi và 2 tuyến cống dọc giáp ranh với Khu B và Khu D sẽ được nối dài chảy xả thẳng vào cống bao biển BxH = 1,5x1,5m

- Phân khu D và phân khu E: Các khu nhà cao tầng và nhà thương mại chạy dọc gần đường bao biển được xây mới tuyến cống thu gom và xả vào cống bao biển BxH = 1,5x1,5m Nước mưa chảy tràn từ các bãi đậu xe nằm cuối khu D phía gần cầu Bãi Cháy được thu gom vào 2 cống hộp hiện hữu 2x(BxH)=2x(2,5x2,0)m và 2x(BxH) = 2x(2,0x2,0)m dài 1.293m xả ra cửa xả CX4 Xây dựng một tuyến cống hộp BxH = 2,0x2,0m dài 154m nằm giữa đường bao biển chạy song song với cống BxH = 1,5x1,5m, bắt đầu từ đầu khu C và xả chung ra cửa xả CX3

- Phân khu F (nằm phía dưới và thấp hơn đường bao biển với phần lớn diện tích

là bãi cỏ và bãi cát): Nước mưa chảy tràn phần lớn tự thấm, phần nhỏ còn lại chảy tràn trên bề mặt và xả ra biển

Trang 24

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

- Phân khu G: Hệ thống thoát nước mưa toàn bộ khu Vòng quay mặt trời gồm các mương thoát nước kích thước từ B300 dài 429m đến B400 dài 353m được thu gom và

đổ về cửa xả CX1 gần góc phía Tây Nam của Vòng quay mặt trời Xung quanh khu Vườn Nhật được thu gom bởi các rãnh kích thước từ B300 đến B600 dài 99m đổ về cửa

xả CX2 nằm ở phía Nam của Cầu Coi

Tọa độ các điểm xả của Dự án:

- Khu Công viên Đại dương:

Trang 25

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 17 Hình ảnh tuyến thu gom nước mưa tại các phân khu

1.2 Thu gom, thoát nước thải

- Mô tả quy trình thu gom nước thải của dự án:

+ Thu gom và xử lý sơ bộ nước thải chứa dầu mỡ từ các khu vực bếp:

++) Nước thải chứa dầu mỡ động thực vật phát sinh từ nhà bếp của các khu vực nhà ở, khu dịch vụ thương mại và du lịch, nhà hàng thuộc phạm vi dự án được thiết

kế xử lí dầu mỡ bằng hố ga thu tách dầu mỡ trước khi chảy vào đường ống thu gom nước thải sinh hoạt cùng nước thải từ các khu nhà vệ sinh Hố ga thu nước và tách dầu

mỡ được thiết kế, lắp riêng cho từng khu vực chức năng của dự án Tại đây, dầu mỡ động thực vật trong nước thải nhà bếp được tách loại bằng bẫy dầu hoặc màng hấp phụ, tách dầu mỡ khỏi nước thải Toàn bộ dầu mỡ tách ra được thu gom, xử lí định kỳ cùng

Trang 26

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

bể tự hoại trước khi dẫn về 05 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với tổng công suất thiết kế 3.620 m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý bằng công nghệ xử lý sinh học thiếu khí, hiếu khí kết hợp giá thể vi sinh lưu động (MBBR và FBR) đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A với hệ số

K = 1,0 trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận Chi tiết phân bố lưu vực thu gom như sau:

++) Lưu vực 1: Thu gom một phần nước thải phát sinh từ khu nhà thương mại gần đường Hạ Long thuộc Phân khu A có lưu lượng khoảng 416 m3/ngày.đêm bằng hệ thống cống ngầm D200, dài 215,14m và hệ thống ống HDPE D110, dài 207m dẫn về Trạm xử lý nước thải số 1 có công suất 420 m3/ngày.đêm

++) Lưu vực 2: Thu gom nước thải của các khu nhà khu vực phía Tây Khu A chạy dọc tuyến đường bao biển và sát về phía mốc ranh giới M19 đến M25 có lưu lượng thu gom khoảng 1.197m3/ngày.đêm bằng hệ thống cống ngầm D250 dài 343,45m; hệ thống cống ngầm D200 dài 1.983,7m và hệ thống ống HDPE D110 dài 314m, dẫn về Trạm xử lý nước thải số 2 có công suất 1.300m3/ngày.đêm

++) Lưu vực 3: Thu gom một phần nước thải phát sinh từ phân khu A (khoảng 630m3/ngày.đêm); một phần nước thải phát sinh từ phân khu F (khoảng 164m3/ngày.đêm) theo hệ thống cống D200 dài 2.775,2m; D250 dài 358,55m về Trạm

xử lý nước thải số 3 có công suất modul giai đoạn hiện tại 1.000m3/ngày.đêm (công suất khi hoạt động full công suất của trạm XLNT số 3 là 16.000m3/ngày.đêm, hiện tại Chủ đầu tư đã lắp đặt 01 mô đun số 1 công suất 10.000 m3/ngày.đêm do một số tiểu dự án tại phân khu F chưa xây dựng và chưa phát sinh nước thải)

++) Lưu vực 4: Thu gom một phần nước thải phát sinh từ phân khu C (theo hệ thống cống D250 dài 294m; hệ thống cống D300 dài 1.924m, hệ thống cống D400 dài 390m); một phần nước thải phân khu E (theo hệ thống cống D200 dài 1.687,9m; hệ thống cống D300 dài 403m, hệ thống cống D400 dài 214m; hệ thống cống D500 dài 233m); một phần nước thải từ phân khu F (theo hệ thống ống đẩy HDPE D75 dài 1.161m; hệ thống cống D200 dài 192m) với tổng lưu lượng phát sinh hiện tại khoảng

750 m3/ngày.đêm; theo hệ thống ống đẩy áp lực HDPE D280 dài 396m về Trạm XLNT

số 4 có công suất modul giai đoạn hiện tại 800m3/ngày.đêm (công suất khi hoạt động full công suất của trạm XLNT số 4 là 16.000m3/ngày.đêm, hiện tại Chủ đầu tư đã lắp đặt 01 mô đun số 1 công suất 800 m3/ngày.đêm do hiện tại có một số tiểu dự án tại phân khu C; phân khu E và một phần phân khu F chưa được xây dựng tuy và chưa phát sinh nước thải)

++) Lưu vực 5: Thu gom toàn bộ nước thải phát sinh từ Ba Đèo (phân khu G) với

Trang 27

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

lưu lượng phát sinh khoảng 80m3/ngày.đêm theo hệ thống cống ngấm D200 dài 313 m phía Tây phân khu; hệ thống cống ngầm D140 dài 151m phía Tây phân khu; hệ thống D200 dài 105m, hệ thống cống D110 dài 320m phía Đông phân khu về Trạm XLNT số

5 có công suất 100m3/ngày.đêm

1.3 Xử lý nước thải

- Xử lý sơ bộ nước thải từ nguồn phát sinh được áp dụng như sau:

+ Nước thải sinh hoạt từ các khu nhà vệ sinh được xử lí sơ bộ theo hình thức phân tán bằng bể tự hoại cải tiến 4 ngăn trước khi chảy vào cống thoát nước, trạm bơm nước thải và từ đây được bơm về các trạm xử lí tập trung theo từng lưu vực như trình bày ở trên

+ Nước thải từ nhà bếp của các căn hộ thuộc khu nhà ở thương mại và các khu dịch vụ, nhà hàng… được thu gom theo đường ống riêng với nước thải từ nhà vệ sinh Nước thải này được đưa qua hố ga thu hoặc bể tách dầu mỡ trước khi chảy vào tuyến ống thu gom và trạm bơm nước thải để đưa về các trạm xử lí nước thải tập trung

- Xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước thải tập trung:

+ Số lượng trạm XLNT: Hiện tại đã xây dựng 05 trạm, phân bố cụ thể như sau:

Hình 18 Sơ đồ vị trí các trạm XLNT tại các phân khu

Trang 28

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

++) Tại phân khu A: Đã xây dựng 01 trạm xử lý nước thải số 1 công suất 420

m3/ngày.đêm, để thu gom một phần nước thải phát sinh từ khu nhà thương mại gần Đường Hạ Long thuộc phân khu A (lưu lượng nước thải cần xử lý khoảng 416

m3/ngày.đêm)

Hình 19 Hình ảnh trạm XLNT số 1 công suất 420m 3 /ngày đêm

++) Tại phân khu A: Đã xây dựng 01 trạm xử lý nước thải số 2 công suất 1.300

m3/ngày.đêm tại vị trí tiếp giáp giữa khu A và khu B về phía đường bao biển để thu gom,

xử lý nước thải sinh hoạt của các khu nhà phía Tây Khu A chạy dọc tuyến đường bao biển và sát về phía mốc ranh giới M19 đến M25 (khoảng 1.197m3/ngày.đêm)

Trang 29

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 20 Hình ảnh trạm XLNT số 2 công suất 1300m 3 /ngày đêm

++) Tại phân khu B: Đã xây dựng 01 Trạm XLNT số 3 với 01 mô đun công suất 1.000m3/ngày.đêm để xử lý lượng nước thải phát sinh tại Phân khu B (Chủ đầu tư sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng thêm Mô đun khi các Tiểu dự án được xây mới và lấp đầy)

Trang 30

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 21 Hình ảnh trạm XLNT số 3 công suất 1000m 3 /ngày đêm

++) Tại phân khu D: Đã xây dựng 01 Trạm XLNT số 4 công suất 800m3/ngày.đêm để xử lý toàn bộ nước thải của Phân khu D (Chủ đầu tư sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng thêm 7 Mô đun khi các Tiểu dự án được xây mới và lấp đầy)

Trang 31

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư

xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long

Hình 22 Hình ảnh trạm XLNT số 4 công suất 800m 3 /ngày đêm

++) Tại phân khu G (khu Ba Đèo): Đã xây dựng 01 Trạm XLNT số 5 công suất

100 m3/ngày.đêm để xử lý toàn bộ nước thải của Phân khu G

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN