1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở: Công trình thủy điện Nậm Khóa 3

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở: Công trình thủy điện Nậm Khóa 3
Tác giả Công Ty Cổ Phần Linh Linh 1
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (21)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư (24)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (25)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (27)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (27)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường (0)
  • Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (28)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (28)
      • 3.1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa (28)
      • 3.1.2. Hệ thống thu gom, thoát nước thải (31)
      • 3.1.3. Hệ thống xử lý nước thải (36)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (45)
      • 3.2.1. Các nguồn phát sinh bụi và khí thải (45)
      • 3.2.2. Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải (45)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (46)
      • 3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt (46)
      • 3.3.2. Chất thải rắn sản xuất (47)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (48)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (51)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (52)
  • Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (69)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải (69)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (69)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (69)
      • 4.1.3. Dòng nước thải (69)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị tới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng thải (70)
      • 4.1.5. Phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải (71)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải (71)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (72)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (72)
      • 4.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn và độ rung (72)
      • 4.3.3. Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (72)
  • Chương V. K KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (73)
    • 5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở (0)
      • 5.1.1. Thời gian quan trắc (73)
      • 5.1.2. Tần suất quan trắc… (73)
      • 5.1.3. Vị trí quan trắc (73)
      • 5.1.4. Kết quả quan trắc (73)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với thải (74)
  • Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (75)
    • 6.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (0)
      • 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (75)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải… (76)
      • 6.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phối hợp thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm (76)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (77)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc chất thải… (77)
      • 6.2.2. Chương trình giám sát môi trường khác (77)
  • Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (81)
  • Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CỚ SỞ (82)

Nội dung

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải .... 79 Trang 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP : Cổ phần MNLKT : Mực nước lũ kiểm tra MNLTK : Mực nước lũ thiết kế MNDBT : Mực

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Công suất lắp máy: 28 MW, lưu lượng phát điện lớn nhất qua nhà máy: 9,32m 3 /s, điện lượng trung bình năm: 106,59x10 6 kWh

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1 Phương thức khai thác, sử dụng nước

- Sơ đồ phương án khai thác sử dụng nước của công trình như sau:

Tuyến đập → Cống dẫn nước → Bể điều áp → Đường ống áp lực → nhà máy thủy điện

Công trình thủy điện Nậm Khóa 3 khai thác nguồn nước suối Nậm Khóa (suối Nậm Khóa) (phụ lưu cấp I của Ngòi Nhù) theo kiểu đường dẫn: Tuyến đập xây dựng đập dâng và đập tràn chặn dòng suối Nậm Khóa để tạo thành hồ chứa có dung tích toàn bộ 0,94x10 6 m 3 , dung tích hữu ích 0,68x10 6 m 3 Nước từ đập được dẫn qua cửa lấy nước có cao trình ngưỡng cửa lấy nước 898m, theo cống dẫn nước có chiều dài 1.507m và ống áp lực hiện trạng có chiều dài 1.981,7m, đường ống áp lực mới có chiều dài 1.966,26m về nhà máy thủy điện Nậm Khóa nằm bên bờ trái suối Nậm Khóa để phát điện với công suất lắp máy 28MW, lưu lượng phát điện lớn nhất thiết kế

Qmax=9,32m 3 /s Nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 được xây dựng nằm bên bờ trái suối Nậm Khóa, nước sau phát điện được xả qua kênh xả ra suối Nậm Khóa (phụ lưu cấp I của Ngòi Nhù) Với phương thức khai thác, sử dụng nước của công trình sẽ hình thành các đoạn suối từ đập đến nhà máy bị suy giảm dòng chảy về mùa kiệt có chiều dài khoảng 5km Để đảm bảo duy trì dòng chảy trên sông và đảm bảo duy trì hệ sinh thái thủy sinh theo Điểm b, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 64/2017/TT-BTNMT ngày 22 tháng

12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng Công trình thủy điện Nậm Khóa 3 phải duy trì dòng chảy tối thiểu tại vị trí sau tuyến đập Khu vực hạ lưu tuyến đập đến nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 hiện không có các công trình khai thác, sử dụng nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp Đoạn suối từ đập về nhà máy có chiều dài khoảng 5km, bề rộng khoảng 20-40m Tại đoạn suối này có một số khe suối nhỏ bổ cập vào suối Nậm Khóa như: Nậm Si Tan, Tà Xéo, Chân Chiêu với lưu lượng bổ sung ước tính khoảng 1,25m 3 /s sẽ đảm bảo duy trì dòng chảy trên sông và duy trì hệ sinh thái thủy sinh Thủy điện Nậm Khóa 3 có công suất lắp máy là 28MW, cột nước tính toán nhà máy hiện hữu Htt56,5m , cột nước tính toán

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

20 nhà máy mở rộng Htt58m Do đó công nghệ sử dụng cho phát điện của nhà máy là tuabin Pentol - trục đứng, thường được sử dụng với nơi có cột nước cao (từ 200m đến trên 2.000m) với tính năng thủy lực tốt, cấu trúc đáng tin cậy, hiệu suất cao có thể lên tới 85-90% Tất cả các hoạt động của NMTĐ Nậm Khóa 3 đều được tự động hóa, nhân viên vận hành nhà máy giám sát hoạt động phát điện, xả nước qua tuabin thông qua màn hình máy tính đặt tại Nhà điều hành

3.2.2 Chế độ và lượng nước khai thác, sử dụng nước:

* Chế độ khai thác, sử dụng nước: Công trình thủy điện Nậm Khóa 3 làm việc theo chế độ điều tiết ngày đêm Lượng nước khai thác, sử dụng của công trình thủy điện Nậm Khóa 3 sử dụng cho mục đích phát điện với các thông số chính của nhà máy: công suất lắp máy (Nlm)(MW, công suất đảm bảo (P%) là 2,69 MW, lưu lượng thiết kế (Qpđmax) = 9,32 m 3 /s, lưu lượng phát điện nhỏ nhất qua 1 tổ máy là 0,8 m 3 /s

* Lưu lượng khai thác, sử dụng nước:

Bảng 1.4 Lưu lượng phát điện lớn nhất và nhỏ nhất trong từng tháng

Tháng IX X IX XII I II I IV V VI VII VIII

(Nguồn số liệu: Theo Thuyết minh thiết kế dự án – Giai đoạn TKKT hiệu chỉnh)

Thời gian phát điện trong ngày:

+ Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy: Phát điện 13h

- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ 30 phút);

- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ 30 phút);

- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ)

+ Ngày Chủ nhật: Phát điện 18h

- Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ)

+ Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy: Phát điện 5h

- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);

- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ);

+ Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm

+ Tất cả các ngày trong tuần: Phát điện 6h

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- Từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 (06 giờ) sáng ngày hôm sau

Công trình thủy điện Nậm Khóa 3 hoạt động theo chế độ điều tiết ngày đêm, nhà máy phát điện chủ yếu dựa trên dòng chảy tự nhiên đến tuyến công trình

* Vận hành mùa lũ: Quy định thời kỳ vận hành trong mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 Duy trì mực nước hồ điều tiết ở cao trình MNDBT 912,2m bằng chế độ: Hạn chế độ mở cửa nhận nước; xả nước qua các tổ máy phát điện; tràn qua đập tràn tự do Trong trường hợp bình thường (không có nguy cơ sự cố hoặc đe dọa sự cố đến công trình) lưu lượng xả qua công trình (bao gồm qua các tổ máy phát điện, tràn tự do) không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên đến hồ Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình MNDBT Tùy theo điều kiện thực tế công trình, hạ lưu và dự báo lưu lượng vào hồ, mực nước hồ chứa, tiến hành đóng dần các cửa van đập tràn theo trình tự ngược với trình tự mở cả về thứ tự cửa van và thứ tự độ mở

* Vận hành mùa kiệt: Quy định thời kỳ vận hành trong mùa kiệt từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau Đảm bảo phát điện và duy trì dòng chảy tối thiểu xả về hạ lưu Tích nước trong các giờ thấp điểm để phát điện trong các giờ cao điểm

- Chế độ vận hành phát điện của nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 khi mực nước hồ điều tiết đang ở cao trình MNDBT 912,2m

+ Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế qua nhà máy Thì nhà máy phát điện với lưu lượng lớn nhất có thể qua tua bin Lưu lượng còn lại không phát điện phải xả qua đập tràn

+ Nếu lưu lượng đến hồ nhỏ hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường tua bin Tùy theo nhu cầu thực tế, nhà máy có thể phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng làm việc cho phép làm việc bình thường qua tuabin Lưu lượng thiếu được lấy từ phần dung tích hữu ích của hồ chứa

- Chế độ vận hành phát điện nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 khi mực nước hồ điều tiết nằm trong khoảng từ cao trình mực nước chết 902m đến dưới cao trình MNDBT 912,2m

+ Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế nhà máy Tùy theo thực tế dự báo lưu lượng nước vào hồ để tận dụng tối đa lưu lượng nước đến hồ để tăng khả năng phát điện, giảm xả thừa

+ Nếu lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng thiết kế Tùy theo nhu cầu thực tế, nhà máy phát điện với lưu lượng bằng hoặc nhỏ hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường tuốc bin, lưu lượng thiếu được lấy từ phần dung tích hữu ích của hồ chứa

- Chế độ vận hành phát điện của nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 khi mực nước hồ điều tiết đang ở cao trình MNC 902m

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

+ Nếu lưu lượng đến hồ nhỏ hơn lưu lượng thiết kế nhà máy Nhà máy có thể phát điện với lưu lượng bằng hoặc nhỏ hơn lưu lượng đến, lưu lượng đến còn lại được tích nước vào hồ chứa

+ Nếu lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng nhỏ nhất cho phép của tổ máy, nhà máy tạm ngừng phát điện để tích nước, lưu lượng đến được tích vào hồ chứa

* Vận hành công trình để đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho dự án Đối với nhà máy thủy điện nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng nên nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện là nguồn nước từ hồ chứa thủy điện được tích từ suối Nậm Khóa với dung tích toàn bộ 0,94x10 6 m 3 biến thủy năng thành điện năng, sau khi phát điện nước được xả ra suối Nậm Khóa (phụ lưu cấp I của Ngòi Nhù) Lưu lượng khai thác, sử dụng nước mặt của nhà máy là 9,32m 3 /s

4.2 Nhu cầu sử dụng điện Điện năng sử dụng trung bình của nhà máy là 23.521 kWh/tháng Công ty đã ký hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực Lào Cai Địa điểm đấu nối cấp điện: Đường dây 110kv nối từ nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 vào đường dây 110kV Than Uyên 2x16MVA có chiều dài 8,968km

4.3 Nguồn cung cấp nước của dự án

* Nhu cầu nước cho sinh hoạt:

- Nguồn cung cấp nước sinh hoạt: Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt được lấy từ các khe suối trên cao chảy về hệ thống bể lắng, lọc đặt tại khu vực bể điều áp với công suất 20m 3 /ngày Nước cấp sau xử lý được dẫn về bể chứa và theo đường ống dẫn cấp tới các khu vực có nhu cầu sử dụng

- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy là 30 người Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 100 lít/người/ngày (Nguồn: QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

23 hoạch xây dựng) Như vậy lượng nước sinh hoạt dùng cho CBCNV là:

* Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất:

- Nguồn nước cấp cho sản xuất: lấy từ suối Nậm Khóa

- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất:

+ Lưu lượng phát điện lớn nhất: 9,32m 3 /s;

+ Lưu lượng phát điện nhỏ nhất: 0,8m 3 /s;

+ Lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu: 0,6m 3 /s

* Nhu cầu sử dụng nước cho PCCC:

- Nguồn nước cung cấp cho phòng cháy chữa cháy: lấy từ suối Nậm Khóa

- Nhu cầu sử dụng nước cho PCCC:

+ Lưu lượng nước chữa cháy bên trong nhà máy lấy bằng 5 l/sec; lấy từ 02 họng nước chữa cháy, lưu lượng mỗi họng 2,5 l/sec (Theo điều 10.14 TCVN 2622:1995)

+ Theo điều 10.4 TCVN 2622-1995 hiện hành, khu vực nhà máy chính thuộc hạng mục sản xuất C và Dm có bậc chịu lửa I và II, dựa vào khối tích nhà máy chọn lưu lượng chữa cháy bên ngoài là 15 l/giây; diện tích khu vực nhà máy nhỏ hơn 150 ha nên chọn một đám cháy đồng thời;

+ Tổng lưu lượng nước chữa cháy lớn nhất tính toán được xác định:

Q = 5 + 15 = 20l/s = 72 m 3 /h Lượng nước dự trữ cho hoạt động này ít nhất 216 m 3 , được tính cho 1 đám cháy trong 3 giờ liên tục

4.4 Nhu cầu sử dụng hóa chất

Hóa chất được sử dụng cho bể tự hoại 3 ngăn: Men vi sinh Bio.phot với khối lượng 5,3 kg/3 tháng

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty như sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất của NMTĐ Nậm Khóa 3

Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.5 Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy

STT Bộ phận Số lượng CBCNV

2 Tổ quản lý vận hành, sửa chữa 15

(Nguồn: Công ty Cổ phần Linh Linh) Chế độ làm việc: Chế độ vận hành sản xuất của NMTĐ Nậm Khóa 3 là luân phiên 3 ca/ngày (8h/ca); số ngày sản xuất: 350 ngày/năm, không tính ngày nghỉ lễ, tết

Bộ phận Kỹ thuật Bộ phận

Phòng Kỹ thuật an toàn

Phân xưởng duy tu bảo dưỡng Phân xưởng vận hành

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án thủy điện Nậm Khóa 3 được xây dựng phù hợp quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh tại Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 328/QĐ-BCT ngày 01/02/2021 của Bộ Công thương về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mở rộng năng công suất nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3, tỉnh Lào Cai Tại quy hoạch định hướng khai thác sử dụng nguồn nước phù hợp với đặc điểm, khả năng của nguồn nước, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 06/2023), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh Lào Cai, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó, báo cáo chưa đề cập đến nội dung này

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

Trong giai đoạn vận hành, nước thải sản xuất gồm nước rò rỉ từ gian máy, van tuabin, đường ống, quá trình sửa chữa bảo dưỡng cơ khí tổ máy… sẽ được xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT (Kq= 0,9 và Kf = 1,2) trước khi chảy ra suối Nậm Khóa

Nước thải sinh hoạt của nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 sau khi được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, hệ số K=1,2 được xả vào vào suối Nậm Khóa

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 06/2023), khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nên Chủ Dự án chưa có đủ căn cứ để đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đối với nguồn nước tiếp nhận là suối Nậm Khóa.

Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa Đối với công trình thu gom, thoát nước mưa được xây dựng riêng cho từng khu vực bao gồm: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu nhà máy và khu nhà quản lý vận hành; Hệ thống thu gom, thoát nước mưa tuyến đập; Hệ thống thu gom, thoát nước mưa đường công vụ a/ Thu gom, thoát nước mưa nhà máy, nhà quản lý vận hành

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa của khu nhà máy, khu nhà quản lý vận hành

Hiện nay, CDA đã xây dựng hoàn thành hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong khuôn viên dự án Các hạng mục đã xây dựng cụ thể như sau:

* Tại khu vực nhà máy thủy điện:

Nước mưa trên mái nhà của khu nhà máy được thu gom theo các đường ống PVC đường kính D90 chảy xuống sân nhà máy hòa vào nước mưa chảy tràn xung

Khu vực Nhà máy Khu vực Nhà QLVH

Nước mưa trên mái Ống D90 Ống D90

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

27 quanh sân nhà máy dẫn vào rãnh thoát nước xung quanh nhà máy, có kích thước BxH

= (0,4x0,6)m chảy về các hố thu nước lắng cặn gồm 04 hố với kích thước: LxBxH (1,2x1,2x1,2)m Tại hố ga thu nước không bố trí lưới chắn rác Rãnh thoát nước có độ dốc 3% Hệ thống rãnh thoát nước mưa được xây bằng gạch M75, chát vữa xi măng, đáy bằng bê tông chống thấm

* Tại khu vực nhà quản lý vận hành:

Khu vực nhà quản lý vận hành gồm khu nhà chính, khu bếp - sinh hoạt chung, khu chòi ngắm cảnh Nước mưa trên mái nhà của khu quản lý vận hành được thu gom theo các đường ống PVC đường kính D90 chảy xuống sân khu quản lý vận hành hòa vào nước mưa chảy tràn xung quanh sân khu nhà quản lý vận hành dẫn vào rãnh thoát nước xung quanh khu nhà quản lý vận hành, có kích thước BxH = (0,5x0,5)m về các hố thu nước lắng cặn, gồm 09 hố với kích thước mỗi hố: LxBxH = (0,6x0,6x0,7)m Tại hố ga thu nước không bố trí lưới chắn rác Rãnh thoát nước có độ dốc 3% Hệ thống rãnh thoát nước mưa được xây bằng gạch M75, chát vữa xi măng, đáy bằng bê tông chống thấm

Nước mưa sau khi tách cặn bẩn được dẫn theo rãnh thoát nước tự chảy qua cống BTCT D200 ra suối Nậm Khóa Tọa độ điểm thoát nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy và nhà quản lý vận hành: X = 2 438 317; Y= 421 174 (Theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104 0 45 ’ múi chiếu 3 o ) Định kỳ hàng năm tiến hành khơi thông, nạo vét hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nạo vét hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài b/ Thu gom, thoát nước mưa tuyến đập

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống gom và thoát nước mưa của tuyến đập

Nước mưa chảy tràn xung quanh tuyến đập được thu theo đường rãnh thoát nước có kích thước (0,4x0,4)m, tại rãnh bố trí các 01 hố thu lắng cặn có kích thước (1,0x1,0x1,0)m, độ dốc i= 5%, rãnh thoát nước có chiều dài khoảng 400m

Nước mưa sau khi tách cặn bẩn được dẫn theo rãnh thoát nước tự chảy ra suối Nậm Khóa qua cống BTCT D200 Tọa độ điểm thoát nước mưa chảy tràn khu vực tuyến đập X = 2 439 926; Y= 421 452 (Theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104 0 45 ’ múi chiếu 3 o )

Nước mưa chảy tràn xung quanh đập

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

28 Định kỳ hàng năm tiến hành khơi thông, nạo vét hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nạo vét hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài c/ Thu gom, thoát nước mưa đường công vụ

Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống gom và thoát nước mưa đường công vụ

Nước mưa chảy tràn dọc theo đường công vụ được thu theo đường rãnh thoát nước có kích thước (0,4x0,4)m, độ dốc i= 5%, tại rãnh bố trí các hố thu lắng cặn có kích thước (1,0x1,0x1,0)m Tại hố ga thu nước bố trí lưới chắn rác, nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1cm chảy theo nước mưa Lưới chắn rác có kích thước LxB 0,8x1,0(m) Chất liệu các lưới chắn rác sử dụng thép không rỉ Trên hệ thống thu gom nước mưa có tổng cộng 07 hố ga

Nước mưa sau khi tách cặn bẩn được dẫn theo rãnh thoát nước tự chảy qua cống BTCT D200 ra suối Nậm Khóa Định kỳ hàng năm tiến hành khơi thông, nạo vét hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nạo vét hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài

Bảng 3.1 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của công trình

TT Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật

I Khu nhà máy thủy điện, nhà QLVH

1 Ống thu nước mái nhà - Vật liệu: Nhựa UPVC

Kết cấu: Tường gạch M75, trát trong và ngoài, đáy bê tông M200

Kích thước: BxH = (0,4x0,6) m; (0,5x0,5)m Chiều dài: 500 m

Kết cấu: Tường gạch M50, trát trong và ngoài, đáy bê tông M200

4 Điểm xả nước mưa 01 điểm Tọa độ: X = 2 438 317; Y= 421 714

Phương thức xả: Tự chảy

Nước mưa chảy tràn xung quanh

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

TT Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật

Chế độ xả: Gián đoạn

Kết cấu: Xây gạch, trát trong và ngoài, đáy bê tông M150

Kích thước: BxH = 0,4x0,4 m Chiều dài: L = 400 m

Kết cấu: Xây gạch, trát trong và ngoài, đáy bê tông M200

3 Điểm xả nước mưa 01 điểm

Tọa độ: X = 2 439 926; Y= 421 452 Phương thức xả: Tự chảy

Chế độ xả: Gián đoạn

Kết cấu: Xây gạch, đáy bê tông M150 Kích thước: BxH = (0,4x0,4) m Chiều dài: L = 3.800 m

Kết cấu: Xây gạch, trát trong và ngoài, đáy bê tông M200

3 Điểm xả nước mưa Nhiều điểm

Phương thức xả: Tự chảy Chế độ xả: Gián đoạn

3.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt (nước thải từ khu vệ sinh của công nhân viên, bếp ăn,…) và nước thải sản xuất (nước rò rỉ từ gian máy, van tuabin, đường ống…) Hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất như sau:

3.1.2.1 Hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ cụm đầu mối, khu nhà quản lý vận hành, bếp ăn tập trung, nhà máy phát điện với lưu lượng phát sinh khoảng 3 m 3 /ngày.đêm bao gồm nước thải từ bồn cầu, bồn tiểu; khu vực rửa tay chân, tắm giặt; khu vực bếp ăn tập trung Nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 có khoảng 30 cán bộ làm việc, trong đó:

Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 100 lít/người/ngày (Nguồn: QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng) Như vậy lượng nước sinh hoạt dùng cho 30 CBCNV là:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

Q = 3 x 100 = 3.000 lít/ngày = 3 m 3 /ngày Theo Nghị định số 13/VBHN – BXD ngày 27 tháng 4 năm 2020 về thoát nước và xử lý nước thải của Bộ Xây Dựng thì lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước cấp

Do vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 3m 3 /ngày đêm Hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt được bố trí như sau:

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải sinh hoạt cụm Nhà máy

Hình 3.5 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải sinh hoạt cụm đầu mối

3.1.2.1.1 Công trình thu gom nước thải sinh hoạt

* Khu vực cụm nhà máy:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.2.1 Các nguồn phát sinh bụi và khí thải

- Từ hoạt động của các phương tiện giao thông đi lại tại khu vực dự án

- Từ khí thải, mùi từ khu vực bếp, nhà ăn trong nhà quản lý vận hành

- Từ hoạt động của máy phát điện dự phòng

- Quạt thông gió tại khu vực văn phòng nhà quản lý vận hành và nhà máy phát điện

3.2.2 Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải Để giảm thiểu bụi, khí thải tại các khu vực của công trình, Công ty đã thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với hoạt động giao thông:

+ Khuôn viên của nhà máy hiện hữu đã trồng một số loại cây xanh như thông, lộc vừng, xoài, mít vừa tạo cảnh quan và giảm ô nhiễm môi trường không khí Ngoài ra, xung quanh nhà máy là đồi núi, có nhiều cây xanh nên giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

+ Toàn bộ sân, đường nội bộ được bê tông hóa, hàng ngày nhân viên vệ sinh của nhà máy quét dọn sạch sẽ khuôn viên, chỗ đỗ xe và các đoạn đường giao thông nội bộ trong khu vực công trình

+ Phun tưới đoạn đường giao thông trước cổng ra vào trong những ngày nắng nóng để giảm lượng bụi cuốn lên từ mặt đường

+ Bố trí khu vực để xe riêng biệt, bãi đỗ xe được bố trí thông thoáng

- Đối với khí thải, mùi từ khu vực bếp, nhà ăn:

+ Thực hiện theo các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Tiến hành dọn dẹp nhà ăn, bếp ăn sau mỗi bữa ăn

+ Sử dụng thông gió tự nhiên, ngoài ra bố trí các điều hoà không khí tại khu vực

- Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng:

+ Nhà máy sử dụng 1 máy phát điện dự phòng, model HT5J25, made in France, kích thước DxRxH = 3,60x1,30x2,05 (m), công suất máy phát điện 275 kVA Máy phát điện đặt trong phòng riêng cạnh nhà máy, nhiên liệu sử dụng dầu DO

+ Phòng máy phát điện được thông gió tự nhiên

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi vận hành và bảo trì bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất

Hình 3.14 Hình ảnh máy phát điện dự phòng

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt

*/ Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động ăn ở khu vệ sinh chung, từ bếp ăn tập thể, từ khu nhà máy phát điện

*/ Lượng phát sinh: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 15 kg/ngày tương đương 450 kg/tháng tương đương 5,4 tấn/năm Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như cơm, rau củ quả, thức ăn thừa và có khả năng tái chế như vỏ chai lon nước ngọt, giấy, chai nhựa

*/ Công tác lưu giữ, biện pháp thu gom:

Công ty thực hiện đúng theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Chất thải rắn có thể tái sử dụng: Bao gồm các chai nhựa, bao bì, đồ hộp, hộp

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

45 giấy… Các chất thải rắn này được thu gom vào 02 thùng chứa dung tích 240 lít tại các khu vực văn phòng, nhà bếp và sân đường nội bộ, sau đó được vận chuyển và lưu giữ tại khu lữu trữ CTR, cuối cùng được mang đi bán phế liệu

- Chất thải hữu cơ: Gồm thực phẩm thừa, rau, củ, quả,… được thu gom vào 01 thùng nhựa có nắp dung tích 240 lít bố trí tại khu vực nhà bếp, đem ủ phân, tận dụng bón cây

- Chất thải không thể tái sử dụng: giấy ăn, giấy nhà vệ sinh, lá cây… thu gom vào 03 thùng chứa dụng tích 240l, định kỳ đưa đi đốt

3.3.2 Chất thải rắn sản xuất

*/ Chất thải rắn từ cửa lấy nước

- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sản xuất phát sinh chủ yếu từ thân, cành, rễ cây theo dòng nước trôi dạt về cửa lấy nước

- Lượng phát sinh: Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh khoảng 150kg/tháng Thành phần chủ yếu là từ thân, cành, rễ cây

- Biện pháp thu gom: Tại cửa lấy nước bố trí lưới chắn rác và gầu vớt rác, toàn bộ lượng rác phát sinh sẽ được thu gom về 01 thùng chứa 120 lít bố trí gần khu vực cụm đầu mối và được phơi khô rồi đốt

Bảng 3.9 Công trình lưu giữ CTR sản xuất của Dự án

TT Hạng mục Số lượng Thông số kĩ thuật

1 Thùng chứa CTR sản xuất 01 thùng - Dung tích: 120 lít

*/ Chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ văn phòng như hộp chứa mực in thải (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo)

- Lượng phát sinh: Lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh khoảng 0,5kg/tháng tương đương 6kg/năm

Bảng 3.10 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường

TT Loại chất thải Mã chất thải

1 Hộp chứa mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng,

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- Biện pháp thu gom: Bố trí 01 thùng dung tích 120 lít chứa hộp chứa mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo) thải và lưu giữ chung với kho chứa chất thải rắn nguy hại

- Tần suất thu gom: 6 tháng/lần bán cho cơ sở tái chế Tần suất vận chuyển có thể thay đổi tùy thuộc vào khối lượng phát sinh.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Giai đoạn vận hành công trình thủy điện Nậm Khóa 3 phát sinh CTNH từ quá trình bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa thiết bị và khi gặp sự cố đối với MBA, váng dầu thải từ thiết bị tại bể chứa nước rò rỉ gian máy

- CTNH phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa máy móc gồm: bóng đèn huỳnh quang, ác quy chì thải, thiết bị điện thải, giẻ lau dính dầu, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại cứng, dầu thải

- Dầu từ tuabin phát sinh trong quá trình thay dầu được lọc và tái sử dụng lại Nhà máy bố trí phòng lọc dầu tại nhà máy cạnh kho chứa dầu, máy lọc dầu với công suất lọc 200l/h, áp lực lọc 0,8kg/cm 2 Cặn dầu thải phát sinh trong quá trình lọc thu gom, lưu giữ cùng chất thải nguy hại Cặn dầu thải phát sinh khoảng 20 lít/năm

- CTNH phát sinh từ trạm biến áp (dầu sự cố): Chỉ phát sinh trong trường hợp có sự cố

*/ Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh

Căn cứ vào quá trình vận hành thực tế của nhà máy hiện hữu, dự báo khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành của Dự án như sau:

Bảng 3.11 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh giai đoạn vận hành

TT Loại chất thải nguy hại Mã CTNH

1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 Rắn 8

2 Dầu thủy lực tổng hợp thải 17 01 06 Lỏng 42

3 Dầu truyền nhiệt và cách điện tổng hợp thải 17 03 04 Lỏng 12

4 Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước 17 05 04 Lỏng 24

5 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là chất thải nguy hại) thải 18 01 03 Rắn 2

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

6 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ bị nhiễm thành phần nguy hại

7 Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại)

8 Ắc quy chì thải 19 06 01 Rắn 150

Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong nhà máy thủy điện 250 kg/năm

*/ Phương án, biện pháp thu gom, xử lý

Chủ dự án phân loại, lưu giữ và quản lý CTNH theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

- Dự án đã bố trí 8 thùng chứa CTNH chuyên dụng, bao gồm:

+ 03 thùng phuy dung tích mỗi thùng 220 lít chứa dầu thải;

+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải;

+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là chất thải nguy hại) thải;

+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ bị nhiễm thành phần nguy hại;

+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại);

+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa pin, ắc quy chì thải

- Mỗi thùng đều dán mã CTNH riêng và có dán nhãn dấu hiệu cảnh báo với từng mã CTNH lưu chứa theo đúng quy định

- Toàn bộ CTNH sẽ được thu gom và tập kết tại kho lưu chứa chất thải nguy hại, có diện tích khoảng 47,5 m 2 (LxB = 12,5x3,8 m) Khu lưu giữ CTNH được thiết kế theo đúng quy định khoản 6 Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT: Kho được xây bằng gạch đặc, trát xi măng và được gia cố bằng bê tông; kho chứa có mái che, có biển báo khu vực chứa CTNH; sàn lát gạch đá hoa chống thấm Trong kho bố trí thiết bị PCCC (bình CO2, bình bột chữa cháy), các thiết bị hấp thụ như mùn cưa, cát khô sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn CTNH ra ngoài Bên ngoài kho có gắn biển cảnh báo

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- CTNH phát sinh khi gặp sự cố đối với MBA: căn cứ vào lượng dầu của MBA tại trạm biến áp, Chủ đầu tư đã tính toán tối đa lượng dầu có thể phát sinh khi gặp sự cố Để đảm bảo các yếu tố về môi trường, hạn chế không để xảy ra hiện tượng tràn dầu ra môi trường ngoài nên dự án đã xây dựng 01 bể chứa dầu sự cố tại khu vực trạm biến áp 110kV, dung tích 20,5 m 3 Dầu thải thu gom vào bể dầu sự cố sau đó thuê đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển xử lý theo quy định (Bể chứa dầu sự cố tại khu vực trạm biến áp 110 kV là công trình ứng phó sự cố)

- Các loại CTNH khác nhau sẽ được lưu giữ trong các thùng chứa riêng biệt Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển xử lý chất thải nguy hại với Công ty Cổ phần môi trường Việt Thảo (Hợp đồng số 0512/2022/HĐXL/VT-Linh Linh NK3 ngày 05/12/2022) Định kỳ 1 năm 1 lần sẽ vận chuyển đưa đi xử lý

Bảng 3.12 Thông số công trình thu gom CTNH

TT Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật

- Thùng phuy, có nắp đậy, dán nhãn phân loại theo quy định

- Dung tích: 3 thùng 220 lít, 5 thùng 120 lít

2 Khu lưu giữ CTNH 1 kho

- Kết cấu: tường xây gạch đặc, trát xi măng, mái bổ bê tông

3 Bể dầu sự cố 1 bể

- Kết cấu: đáy BTCT M200, tường xây gạch trát trong và ngoài

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

Hình 3.15 Kho lưu giữ và thùng chứa chất thải nguy hại

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

*/ Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Từ hoạt động của các phương tiện giao thông đi lại tại khu vực dự án

- Hoạt động quay của các turbine, máy nén khí, quạt thông gió sẽ gây tiếng ồn lớn

- Từ hoạt động của máy phát điện dự phòng (tần suất rất ít)

*/ Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung nhà máy đã sử dụng một số biện pháp như sau:

- Lắp đặt các tấm đệm làm bằng cao su hoặc xốp cho các thiết bị nhằm làm giảm chấn động do thiết bị gây nên

- Tổ chức làm việc theo 3 ca để giảm tác động của tiếng ồn đối với CBCNV vận hành nhà máy

- Trang bị thiết bị tránh tiếng ồn cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn (bịt tai chống ồn)

- Trồng cây xanh tại khu vực nhà quản lý vận hành, khu Nhà máy và hành lang

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

50 dọc theo sân đường nội bộ để hạn chế tiếng ồn phát tán, tạo cảnh quan môi trường

Khi nhà máy đi vào vận hành, gian đặt tuabin là bộ phận phát sinh ra tiếng ồn lớn nhất, để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ tuabin, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, tiến hành tra dầu mỡ để tuabin hoạt động ổn định

- Kiểm tra thường xuyên và siết lại các ốc, vít bị lỏng, bảo dưỡng định kỳ tuabin và các thiết bị trong nhà máy

- Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt

- Các quạt, bơm đều nằm ở bệ bê tông riêng biệt dưới tầng trệt, không liên kết vào khung, sàn nhà nên tránh rung động phát ra tiếng ồn

* Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, (khu vực thông thường)

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, (khu vực lao động)

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, (khu vực thông thường)

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc, (thời gian tiếp xúc 480 phút).

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình hoạt động của dự án có thể phát sinh các sự cố do vận hành các bể tự hoại, bể xử lý nước thải sản xuất hoặc sự cố tắc, vỡ đường ống thoát nước mưa, nước thải

Bảng 3.13 Sự cố phát sinh và biện pháp giảm thiểu, ứng phó trong quá trình vận hành các công trình xử lý nước thải

Sự cố Nguyên nhân Giải pháp

Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định

- Lượng vi sinh vật trong bể không đủ

- Lượng bùn trong bể quá tải

- Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh;

- Thường xuyên nạo vét bùn cặn nhằm tăng khả năng lắng của nước thải

Tắc, vỡ đường ống thoát nước mưa, nước thải

- Chất lượng đường ống lắp đặt không đảm bảo

- Bùn, đất, dầu mỡ hoặc các chất rắn khác

- Thường xuyên tổ chức nạo vét hệ thống thoát nước, tránh tắc nghẽn gây hiện tượng ngập úng khi có mưa lớn

- Khi xảy ra sự cố:

+ Cử cán bộ kiểm tra, xác định các vị trí bị

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

Sự cố Nguyên nhân Giải pháp bịt kín các đường ống tắc, vỡ

+ Thông đường ống tắc nghẽn

+ Thay thế đường ống thoát nước bị hỏng

Bảng 3.14 Sự cố phát sinh và biện pháp giảm thiểu, ứng phó trong quá trình vận hành bể xử lý nước thải sản xuất

Sự cố Nguyên nhân Giải pháp

Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định

- Bơm hút dầu thải hoạt động không hiệu quả, hỏng

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm;

- Bố trí tấm lọc dầu thải trong bể chứa nước sau xử lý nếu như hàm lượng dầu xót lại cao

Tắc, vỡ đường ống thu gom, thoát nước thải

- Chất lượng đường ống lắp đặt không đảm bảo

- Dầu thải hoặc các chất rắn khác bịt kín các đường ống

- Lắp đặt đường ống thu gom, thoát nước thải đạt tiêu chuẩn

- Khi xảy ra sự cố:

+ Cử cán bộ tìm kiếm, xác định các vị trí bị tắc, vỡ

+ Thông đường ống tắc nghẽn

+ Thay thế đường ống thoát nước bị hỏng

3.6.2 Giảm thiểu sự cố tai nạn lao động

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh y tế cho 30 CBCNV làm việc tại NMTĐ Nậm Khóa 3, thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho CBCNV

- Tuyệt đối tuân thủ các quy định quy phạm về sử dụng, vận hành, bảo quản các thiết bị điện, thiết bị áp lực

- Đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn lao động Tuyên truyền, giáo dục về an toàn lao động cho CBCNV làm việc trong giai đoạn vận hành NMTĐ Nậm Khóa 3

- Có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho công nhân

- Nghiên cứu chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân

- Đối với sự cố đuối nước:

+ Bố trí biển báo tại khu vực dễ nhìn tại khu vực hồ chứa, cửa xả phía hạ du để cảnh báo nguy hiểm

+ Tập huấn sơ cứu người đuối nước cho CBCNV làm việc trong giai đoạn vận hành NMTĐ Nậm Khóa 3

3.6.3 Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ

Vấn đề phòng cháy chữa cháy trong nhà máy cần được quan tâm Các sự cố cháy nổ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- Cháy do điện: Khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắt mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chập mạch

- Công nhân hút thuốc trong khu vực dễ cháy nổ như khu vực chứa CTNH, khu vực chứa hóa chất, …

- Cháy do sét đánh, tia lửa sét;

- Cháy lan từ các nhà máy lân cận

Các khu vực nhạy cảm, có nguy cơ dễ xảy ra cháy nổ trong dự án được xác định như sau:

- Khu vực trạm biến áp;

- Khu vực lưu trữ CTR và CTNH

Bất kỳ nguồn phát sinh nhiệt nào đều có thể gây cháy, nổ Xác suất xảy ra sự cố chảy nổ thấp Tuy nhiên, một khi xảy ra, sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm môi trường Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nhà máy, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản Do vậy, chủ đầu tư sẽ chú ý đến các công tác PCCC để đảm bảo an toàn trong hoạt động của nhà máy và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra

* Biện pháp phòng ngừa sự cố:

- Xây dựng ban hành nội quy PCCC, đặt biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc niêm yết tại vị trí dễ thấy để mọi người thực hiện

- Tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức chấp hành nội quy PCCC cho công nhân, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành nội quy PCCC đã đề ra

- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh công nghiệp tại các khu vực có nhiều chất dễ cháy, hạn chế đến mức thấp nhất không để phát sinh tia lửa

- Thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật an toàn PCCC kho như sắp xếp hàng hóa trong kho phải theo đúng chủng loại, không chất đống làm ngăn cản lối thoát nạn, không để hàng hóa gần các thiết bị điện, dây dẫn điện, hàng hóa phải cách tường 0,5m

- Trong kho phải sử dụng bóng đèn chiếu sáng loại phòng nổ

- Phải có quy trình thao tác, vận hành máy móc, thiết bị và niêm yết ở những vị trí thuận lợi để mọi người thực hiện

- Trang bị phương tiện PCCC đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng

- Lãnh đạo công ty thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân học tập kiến thức về PCCC

- Phương tiện chữa cháy của cơ sở đã lắp đặt: Tại nhà máy đã lắp đặt hệ thống báo cháy tự động gồm tủ trung tâm báo cháy, các đầu dò báo cháy và báo nhiệt,

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

53 chuông đèn, nút ấn báo cháy Hệ thống báo cháy được kiểm tra thường xuyên và nằm trong tình trạng sẵn sàng hoạt động theo đúng quy định PCCC Đã bố trí họng nước cứu hỏa và các thiết bị chữa cháy tại chỗ như: bình bột, bình CO2 Bố trí biển báo, nội quy, quy định cũng như những hướng dẫn sử dụng cụ thể đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện Hệ thống điện được lắp đặt các rơ le chống sự cố để hạn chế chập điện và những tình huống xấu do sự cố về điện gây ra

* Biện pháp ứng phó sự cố:

- Khi phát hiện sự cố xảy ra, người phát hiện phải bấm còi báo động đồng thời hô hào mọi người xung quanh để cùng dập lửa, dùng bình xịt hoặc hệ thống bơm nước để dập tắt đám cháy;

- Người gần khu vực cầu dao điện nhanh chóng đến ngắt nguồn điện và cho ngừng hoạt động sản xuất;

- Di tản mọi người ra khỏi khu vực cháy;

- Thông báo cho đơn vị cảnh sát chữa cháy, đơn vị y tế gần nhất;

- Nếu có người mắc kẹt phải tổ chức thực hiện giải cứu và đưa người mắc kẹt ra ngoài;

- Người bị kẹt trong khu vực đám cháy phải dùng quần áo bịt kín và thực hiện các thao tác đã huấn luyện để di tản ra khỏi khu vực đám cháy;

- Khi người mắc kẹt được đưa ra khỏi đám cháy mà bị ngất, bộ phận y tế cấp cứu bên ngoài hoặc ai đó thực hiện thao tác sơ cứu hà hơi thổi ngạt như đã được tập huấn và đưa người bị thương đi bệnh viện

3.6.4 Giảm thiểu sự cố cháy rừng

Ngoài thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ như trên, trong quá trình hoạt động NMTĐ Nậm Khóa 3, Chủ đầu tư còn thực hiện một số biện pháp như sau:

- Tuyên truyền nâng cao ý thức CBCNV trong công tác bảo vệ và phát triển rừng

- Phối hợp với BQL rừng phòng hộ huyện Văn Bàn trong công tác tập huấn PCCC rừng

- Trong trường hợp xảy ra sự cố cháy rừng: sử dụng phương án PCCC theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ” giúp chủ động phòng ngừa và ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng

+ Thông báo đến toàn thể CBCNV sơ tán khỏi khu vực cháy

+ Báo ngay cho cơ quan chức năng và đội PCCC địa phương thực hiện chữa cháy Tiến hành cô lập đám cháy

+ Sử dụng thiết bị PCCC hiện có để dập đám cháy

+ Xây dựng kế hoạch phục hồi, trồng rừng tại vị trí cháy

3.6.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố về điện, trên đường dây tải điện và khu vực trạm biến áp 110kV

*/ Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố về điện và đường dây tải điện

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- Tập huấn cho toàn bộ CBCNV, nhất là cán bộ trực tiếp vận hành máy móc

- Bố trí cán bộ giám sát TBA, hệ thống dây dẫn đảm bảo hoạt động bình thường

- Trong trường hợp xảy ra sự cố, Ban quản lý Nhà máy tiến hành cắt điện và bố trí cán bộ kịp thời khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản

*/ Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố dầu thải rò rỉ tại trạm biến áp

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nhà quản lý vận hành (phát sinh nước thải sinh hoạt)

- Nguồn số 02: Nhà ăn tập thể (phát sinh nước thải sinh hoạt)

- Nguồn số 03: Nhà máy phát điện (phát sinh nước thải sinh hoạt)

- Nguồn số 04: Cụm đầu mối (phát sinh nước thải sinh hoạt)

- Nguồn số 05: Khu vực lắp đặt 03 Tổ máy phát điện (phát sinh nước thải sản xuất)

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 5m 3 /ngày (24 giờ), trong đó:

+ Lưu lượng Dòng nước thải số 01 (nước thải sinh hoạt): tối đa 3 m 3 /ngày (24 giờ)

+ Lưu lượng Dòng nước thải số 02 (nước thải sản xuất): tối đa 2 m 3 /ngày (24 giờ)

Chủ dự án đề nghị cấp phép 02 dòng nước thải bao gồm:

* Dòng nước thải số 01: Dòng nước thải sinh hoạt tại nhà quản lý vận hành, nhà ăn tập thể, nhà máy phát điện, cụm đầu mối (tương ứng nguồn thải số 01, 02, 03,

04) được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn, hồ sinh học Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B, hệ số K=1,2), xả vào suối Nậm Khóa thuộc địa bàn xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

- Tọa độ vị trí xả nước thải:

+ Tọa độ vị trí xả nước thải khu nhà máy vào suối Nậm Khóa: X = 2 438 249;

+ Tọa độ vị trí xả nước thải cụm đầu mối vào suối Nậm Khóa: X = 2 440 960;

(theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104 0 45 ’ múi chiếu 3 o )

* Dòng nước thải số 02: Dòng nước thải sản xuất (tương ứng nguồn số 05) được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B, hệ số Kq =0,9, Kf=1,2), xả ra kênh xả chung của nhà máy, sau đó chảy vào suối Nậm Khóa thuộc địa bàn xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- Tọa độ vị trí xả nước thải:

+ Tọa độ vị trí xả nước thải vào suối Nậm Khóa: X = 2 438 292; Y = 421 700

(theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104 0 45 ’ múi chiếu 3 o )

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị tới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng thải

4.1.4.1 Dòng nước thải sinh hoạt

Dòng nước thải số 01: Dòng nước thải sinh hoạt của dự án sau xử lý phải đạt

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B, hệ số K=1,2) Vì vậy, các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải của dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động liên tục

3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 120

4 Chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1200

9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 24

10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 12

4.1.4.2 Dòng nước thải sản xuất

Dòng nước thải số 02: Dòng nước thải sản xuất của dự án sau xử lý phải đạt

QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột

B, hệ số Kq=0,9, Kf=1,2) Vì vậy, các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải của dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm nước thải sản xuất

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ Quan trắc tự động, liên tục

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 108

7 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 10,8

4.1.5 Phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

* Phương thức xả nước thải:

- Dòng nước thải số 01: Tự chảy theo đường ống PVC ra rãnh thoát nước của dự án rồi chảy ra suối Nậm Khóa Điểm xả nước thải sau xử lý vào môi trường tiếp nhận phải có biển báo, thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải

- Dòng nước thải số 02: Bơm cưỡng bức theo đường ống thép ra kênh xả chung của dự án rồi chảy ra suối Nậm Khóa Điểm xả nước thải sau xử lý vào môi trường tiếp nhận phải có biển báo, thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải

- Hình thức xả thải: Xả mặt

* Chế độ xả nước thải:

- Dòng nước thải số 01: Xả liên tục 24 giờ/ngày

- Dòng nước thải số 02: Xả gián đoạn theo ca làm việc.

Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải

Đặc trưng của Dự án là công trình nhà máy thuỷ điện, gần như không phát sinh khí thải cũng như bụi phát tán trong quá trình vận hành Lượng khí thải, bụi phát sinh chủ yếu:

- Khí thải từ máy phát điện dự phòng (lắp đặt tại khu vực riêng biệt) do sử dụng nhiên liệu là dầu DO, thuộc trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải

- Khí thải từ các quạt thông gió, các máy điều hòa tại nhà văn phòng, bảo vệ,

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

70 nhà điều hành do có cùng tính chất, chất lượng không khí tại các khu vực lắp đặt

Do đó, Dự án không thuộc đối tượng phải cấp phép môi trường đối với khí thải.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: 03 Tổ máy phát điện

- Nguồn số 02: Máy phát điện dự phòng

4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn và độ rung

- Nguồn số 01: Tọa độ đại diện: X=2 438 378; Y= 421 646

- Nguồn số 02: Tọa độ đại diện: X=2 438 385; Y= 421 661

(Theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104 0 45 ’ múi chiếu 3 o )

4.3.3 Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn tại Dự án nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- Độ rung tại Dự án nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Bảng 4.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn

Thời gian áp dụng trong ngày và mức ồn cho phép (dBA) Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

Bảng 4.4 Giá trị giới hạn đối với độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

K KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với thải

Tại Quyết định số 1448/QĐ-BTNMT ngày 23/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Công trình thủy điện Nậm Khóa 3, công suất 28MW thuộc địa bàn xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai không quy định giám sát định kỳ đối với khí thải

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

CHƯƠNG TRÌNH TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

6.2.1 Chương trình quan trắc chất thải

- Căn cứ quy định tại mục 2 điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:

Dự án Thủy điện Nậm Khóa 3 không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, lưu lượng xả thải tối đa là 7 m 3 /ngày đêm (nhỏ hơn lưu lượng quy định tại cột 5 Phụ lục XXVIII là 500 đến 1.000 m 3 /ngày) nên Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ

- Căn cứ quy định tại mục 3 điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:

Dự án Thủy điện Nậm Khóa 3 không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, lượng khí thải phát sinh nhỏ (nhỏ hơn lưu lượng quy định tại cột 6 Phụ lục XXIX là 5000 m 3 /giờ) nên Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ

6.2.2 Chương trình giám sát môi trường khác a Giám sát khí tượng, thủy văn

Công ty cổ phần Linh Linh sẽ ký hợp đồng với Đài KTTV khu vực cung cấp số liệu đo mưa, mực nước, lưu lượng tại các trạm khí tượng, thủy văn khu vực công trình, các bản tin dự báo về diễn biến tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình hình dòng chảy về hồ, lượng nước về hồ chứa thủy điện để có kế hoạch triển khai công tác phòng chống lụt bão b Giám sát khai thác, sử dụng nước

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021, công trình thủy điện Nậm Khóa 3 có dung tích hồ chứa (Wtb=0,94x10 6 m 3 ) nhỏ hơn 1 triệu m 3 nên Công ty sẽ phải thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

76 số: Mực nước hồ (tại các tuyến đập), lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy và thực hiện giám sát định kỳ đối với lưu lượng xả qua tràn Đồng thời giám sát bằng camera đối với lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu và lưu lượng xả qua tràn Hiện Công ty đã hoàn thành lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát tự động tại khu vực đập và nhà máy Cụ thể vị trí và thiết bị giám sát như sau:

- Vị trí: + Thượng lưu tuyến đập

- Thiết bị: Lắp đặt thiết bị đo mực nước Radar 0-30m, độ chính xác 2mm, tín hiệu đầu ra 4-20ma, xuất xứ Nhật Bản Số liệu giám sát tự động mực nước thông qua thiết bị kết nối truyền trực tiếp về phòng điều khiển trung tâm, có màn hình hiển thị các thông số quan trắc Ngoài ra, còn có thước đo mực nước bằng sơn trên thân đập để kiểm tra, giám sát

- Tần suất giám sát: không quá 15 phút/01lần

Hình 6.1 Thiết bị đo mực nước tự động tại đập

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

Hình 6.2 Thước đo mực nước thủ công tại đập

*/ Giám sát lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu

- Vị trí: Tại cửa ra của ống xả dòng chảy tối thiểu

- Thiết bị: Lắp đặt thiết bị đo lưu lượng Encoder đo độ mở cửa van, độ phân giải 6000P/R, xuất xứ Hàn Quốc Dữ liệu được truyền trực tiếp đến máy tính của phòng điều khiển trung tâm Ngoài ra, Công ty đã lắp đặt camera giám sát hình ảnh để giám sát xả dòng chảy tối thiểu

- Tần suất giám sát: không quá 15 phút/01lần

*/ Giám sát lưu lượng phát điện

- Thiết bị: Công ty đã lắp đặt thiết bị đo lưu lượng phát điện bằng đồng hồ đo lưu lượng, xuất xứ Đức, bộ chia tín hiệu 4-20mA, sai số 0,1%,, dữ liệu được kết nối về phòng điều khiển trung tâm Các số liệu này được lưu vào máy tính gồm: các giờ phát điện, công suất phát và sản lượng điện, lưu lượng phát điện của nhà máy

- Tần suất giám sát: không quá 15 phút/01lần

*/ Giám sát lưu lượng xả qua tràn

Lưu lượng xả qua tràn sẽ được tính toán thông qua đường quan hệ mực nước lưu lượng và được tính toán trong mùa lũ 6h/lần, vào mùa cạn giám sát 12h/lần Số liệu giám sát được cập nhật 1 lần/ngày trước 10h hàng ngày Đồng thời lắp đặt camera

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

78 giám sát hình ảnh tại hạ lưu các tuyến đập để giám sát xả qua tràn

Toàn bộ các số liệu vận hành gồm: mực nước hồ, lưu lượng xả nước phát điện, lưu lượng dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả tràn, hình ảnh camera giám sát lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu sẽ được kết nối, truyền về Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai theo quy định

Hình 6.3 Thiết bị đo lượng mưa

6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Dự án không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ nên không cần thực hiện nội dung này

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Trong 02 năm gần nhất là năm 2021, 2022, chưa có cơ quan chức năng nào kiểm tra, thanh tra về các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành, xây dựng công trình thủy điện Nậm Khóa 3

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

CAM KẾT CỦA CHỦ CỚ SỞ

Công ty Cổ phần Linh Linh cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như nguồn gốc của thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo

Công ty Cổ phần Linh Linh cam kết thực hiện các yêu cầu sau:

- Tuân thủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường

- Vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải thường xuyên

- Cam kết vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, (K 1,2) trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận (suối Nậm Khóa)

- Cam kết vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải sản xuất đảm bảo toàn bộ nước thải sản xuất được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Kq = 0,9 và Kf 1,2) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (suối Nậm Khóa)

- Cam kết về giá trị giới hạn của các thông số theo QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT

- Cam kết thu gom, phân loại và thuê đơn vị đủ chức năng để xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất thông thường và CTNH phát sinh, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT

- Thực hiện xả thải theo đúng nội dung Giấy phép

- Có các biện pháp khắc phục sự cố kịp thời và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

- Dừng ngay hoạt động xả thải để xử lý, đồng thời có trách nhiệm báo cáo đến cơ quan chức năng ở địa phương để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới chất lượng, số lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải

- Cam kết triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, sự cố dầu mỡ rò rỉ, sự cố về điện, sự cố về các công trình, sự cố vỡ đập,… và hoàn toàn chịu trách nhiệm đền bù, khắc phục thiệt hại do sự cố gây ra

- Cam kết chịu trách nhiệm về công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành Dự án, tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước, UBND tỉnh Lào Cai

- Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, lưu giữ số liệu để các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

- Cam kết thực hiện duy trì dòng chảy tối thiểu thường xuyên, liên tục sau nhà máy là 0,6m 3 /s theo quy định tại Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

- Cam kết đảm bảo nguồn cấp nước cho các hoạt động khai thác, sử dụng nước khu vực hạ du

- Cam kết vận hành công trình theo đúng Quy trình vận hành hồ chứa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 22/03/2023

- Cam kết thực hiện giám sát khai thác, sử dụng nước theo quy định của Thông tư 17/2021/TTBTNMT ngày 14/10/2021

- Cam kết thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của dự án theo quy định tại Điều 119 Luật bảo vệ môi trường 2020 và Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022

- Cam kết thông tin, số liệu và tuân thủ theo quy định pháp luật về môi trường, tài nguyên nước

- Chủ dự án cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật của nhà nước Việt Nam nếu để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước và sự cố môi trường./

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Linh Linh

PHỤ LỤC I CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Linh Linh;

2 Quyết định số 328/QĐ-BCT ngày 01/02/2021 của Bộ Công thương về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mở rộng năng công suất nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3, tỉnh Lào Cai

3 Quyết định số 1944/QĐ-UBND ngày 09/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng dự án thủy điện Nậm Khóa 3, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

4 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 12121000003 do Ủy ban nhân dân tỉnh chứng nhận lần đầu ngày 14/02/2007; Chứng nhận thay đổi lần 9 ngày 28/10/2022

5 Văn bản số 1885/SCT-NL ngày 27/10/2021 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật triển khai sau thiết kế cơ sở dự án mở rộng, nâng công suất thủy điện Nậm Khóa 3, huyện Văn Bàn

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN