1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã hòa thành tỉnh tây ninh

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 8,07 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (22)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (23)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (25)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (25)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (25)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (25)
  • 7. Đóng góp của luận văn (26)
  • 8. Kết cấu của luận văn được chia thành 03 chương cụ thể (26)
  • CHƯƠNG 1 (27)
    • 1.1. Các khái niệm có liên quan (27)
      • 1.1.1. Khái niệm tâm linh (27)
      • 1.1.2. Khái niệm du lịch tâm linh (28)
    • 1.2. Sự cần thiết phát triển du lịch tâm linh (30)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh (31)
      • 1.3.1. Thị trường, khách du lịch tâm linh (31)
      • 1.3.2. Tài nguyên du lịch tâm linh (31)
      • 1.3.3 Sản phẩm du lịch tâm linh (32)
      • 1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh (32)
      • 1.3.5. Những dđiểm, tuyến du lịch tâm linh (33)
      • 1.3.6. Nhân lực phục vụ du lịch tâm linh (34)
      • 1.3.7. Hoạt động xúc tiến thương mại du lịch tâm linh (34)
      • 1.3.8. Quản lý hoạt động du lịch tâm linh (38)
    • 1.4. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh ở trong nước và nước ngoài (39)
      • 1.4.1. Tỉnh Ninh Bình (39)
      • 1.4.2. Tỉnh Hà Nam (39)
      • 1.4.3. Tỉnh Quảng Ninh (40)
      • 1.4.4. Ấn Độ (41)
      • 1.4.5. Myanma (41)
      • 1.4.6. Malaysia (42)
  • CHƯƠNG 2 (44)
    • 2.1. Thị xã Hòa Thành (44)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (44)
      • 2.1.2. Điều kiện tự nhiên (45)
      • 2.1.3. Tình hình kinh tế (46)
      • 2.1.4. Tình hình văn hóa – xã hội (47)
      • 2.1.5. Tình hình an ninh quốc phòng (49)
    • 2.2. Các tôn giáo chính gắn với địa điểm du lịch tâm linh ở Hòa Thành (49)
      • 2.2.1. Tôn giáo Cao Đài Tây Ninh (49)
      • 2.2.2. Phật giáo- Chùa Thiền Lâm (Gò Kén) (56)
      • 2.2.3. Các lễ hội đặc trưng của các tôn giáo chính trên địa bàn thị xã Hòa Thành (57)
    • 2.3. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành (65)
      • 2.3.1. Khách du lịch (65)
      • 2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch của thị xã Hòa Thành (68)
      • 2.3.3. Nguồn nhân lực du lịch (69)
      • 2.3.4. Cơ chế chính sách phát triển du lịch tâm linh (70)
    • 2.4. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành (71)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (71)
      • 2.4.2. Những vấn đề tồn tại (71)
      • 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế (71)
  • CHƯƠNG 3 (73)
    • 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (73)
      • 3.1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển và quản lý du lịch tâm linh (73)
      • 3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh (75)
      • 3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hòa Thành giai đoạn (76)
    • 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây (77)
      • 3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch lại và chính sách phát triển du lịch tâm (77)
      • 3.2.2. Giải pháp về xúc tiến du lịch tâm linh (79)
      • 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực (80)
      • 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường, khách du lịch tâm linh (81)
      • 3.2.6. Giải pháp về quản lý du lịch tâm linh (84)
      • 3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch (86)
    • 3.3. Kiến nghị (87)
      • 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (87)
      • 3.3.2. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch tâm linh (88)
      • 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác (89)
      • 3.3.4. Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý du lịch trên địa bàn (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Hồ Chí Minh, tháng 11/2023NGUYỄN MINH PHÚC SKC008391 Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN MINH PHÚC PHÁT TRIỂN DU

Tổng quan nghiên cứu

Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch tâm linh như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001), Nguyễn Văn Tân với Cẩm nang du lịch văn hóa tâm linh Việt Nam (2014)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch tâm linh mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đưa ra lý luận về văn hóa và văn hóa tâm linh của người Việt Nam, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn này Đề cập trực tiếp và chuyên sâu về vấn đề du lịch tâm linh thì ngày càng có nhiều các hội thảo, hội nghị khoa học về phát triển du lịch tâm linh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chủ trì như: Hội thảo Phát triển tuyến du lịch tâm linh Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam năm 2015 được tổ chức thành công tại Ninh Bình Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình ngày 21 - 22/11/2013 Ngày 24/12/2015, Phân viện Nghiên cứu Phật học tại

Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay tại chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh)

Hay các Hội thảo về Phật giáo trong những năm gần đây đều có những tham luận hoằng pháp về các vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh như Thượng tọa Thích Đạt Đạo

(2010), Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh tại Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm

2010 tại Kiên Giang, diễn ra từ ngày 05/5/2010 đến hết ngày 09/5/2010

Trong báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2011 - 2012 với tên đề tài: Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam (2013) đã góp phần giúp khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tăng cường phát triển du lịch tâm linh nói riêng và du lịch văn hóa nói chung phù hợp với định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và đường lối chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Đề cập trực tiếp đến hoạt động du lịch tâm linh từ đề tài luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, có luận văn cao học của Đoàn Thị Thùy Trang trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) đã hệ thống các cơ sở lý luận về du lịch tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa Đề tài Luận văn thạc sĩ du lịch Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn của học viên Trần Thị Bích Hạnh, đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang của sinh viên Trần Cao Sang và còn rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch tâm linh được tiến hành nghiên cứu cho thấy được sự quan tâm nhiều từ phía những nhà nghiên cứu về mảng du lịch tâm linh, các nhà làm du lịch tâm linh, của các cấp lãnh đạo về loại hình du lịch này Đối với riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng đã có một số công trình liên quan nhất định, một là đề tài luận văn thạc sĩ du lịch (2014) của học viên Nguyễn Thị Minh Thư là nghiên cứu về văn hóa tôn giáo với tên đề tài “Phát huy giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh)”, đề tài này chỉ nghiên cứu về văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch mà văn hóa Cao Đài này chỉ là một phần của văn hóa du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh Hai là cuốn sách “Tìm hiểu Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh” (2014) do Hòa thượng Thích Niệm Thới chủ biên và nhà báo, nhà thơ Phan Kỷ Sửu biên soạn, cuốn sách này chủ yếu nói về văn hóa tâm linh của Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian trên vùng đất Tây Ninh mà chưa nói về vấn đề du lịch

Tuy nhiên đối với riêng thị xã Hoà Thành thì đến nay chưa có công trình nào thực hiện, đối tượng cũng như thời gian nghiên cứu tác giả thực hiện cũng không trùng lắp với bất kỳ nghiên cứu nào Tác giả sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó và phát triển thêm, mở rộng thêm nhằm hoàn chỉnh thêm những lý luận về phát triển du lịch tâm linh và mở ra một hướng phát triển mới cho du lịch tâm linh thị xã Hoà Thành nói riêng và ngành du lịch Tây Ninh nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch tâm linh nhằm phân tích đánh giá thực trạng du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh Mục đích đưa ra các kết quả đạt được, những vấn đề tồn tại cùng với các cơ sở đề xuất khác nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực với mục tiêu phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk research): tìm kiếm và tập hợp các số liệu về lịch sử hình thành, phát triển, số liệu thống kê, các báo cáo và tài liệu thứ cấp có liên quan đến du lịch tâm linh

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Từ nguồn thứ cấp: Trong bài nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn tài liệu trên mạng như: Các trang báo điện tử, tạp chí tôn giáo, website, công trình nghiên cứu khoa học, văn bản pháp quy về du lịch, văn bản pháp quy về tín ngưỡng tôn giáo…

Từ nguồn sơ cấp: Đây là phương pháp nghiêng về lý thuyết nhưng tạo cơ sở lý luận vững chắc để khi thâm nhập vào thực tiễn đảm bảo tìm kiếm được những thông tin đầy đủ, chính xác, hiệu quả hơn Các đầu sách về du lịch của các nhà xuất bản lớn có uy tín, tác giả có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về du lịch và về văn hóa tâm linh

Các nguồn sách về khoa học du lịch toàn là những sách mới xuất bản trong một thập niên trở lại nên mang tính tiếp cận cao với khoa học du lịch hiện nay Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế về nguồn sách viết về tâm linh, hầu hết là sách đã được xuất bản lâu nhưng do vấn đề tâm linh hiện nay còn ít đầu sách nên tác giả vẫn sử dụng các đầu sách cũ viết về tâm linh nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia: thảo luận chuyên gia trong quản lý và du lịch tâm linh (chọn 5 chuyên gia trên địa bàn tỉnh và thảo luận các chuyên gia) để phân tích SWOT

- Phương pháp thống kê: sử dụng các dữ liệu thứ cấp, số liệu thống kê phân tích và so sánh giữa các thời điểm, giai đoạn khác nhau.

Đóng góp của luận văn

Phát triển du lịch, giới thiệu quê hương Tây Ninh nói chung và thị xã Hòa Thành nói riêng cần có những giải pháp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn và các công ty du lịch và sự hỗ trợ, áp dụng các chính sách ưu tiên dành cho doanh nghiệp du lịch, tin rằng tương lai không xa, thị xã Hòa Thành sẽ phát triển du lịch dưới hình thức du lịch tâm linh kết hợp du lịch văn hóa miệt vườn.

Kết cấu của luận văn được chia thành 03 chương cụ thể

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch tâm linh, trình bày khái niệm, quan điểm về du lịch, du lịch tâm linh và kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh trong và ngoài nước Việt Nam

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hòa Thành, trình bày khái quát về thị xã Hòa Thành, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại thị xã Hòa Thành; nhận xét đánh giá của từng thị trường khách du lịch đến với Hòa Thành

Chương 3 Giải pháp phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hòa

Thành, dựa trên thực trạng về du lịch tâm linh thị xã Hòa Thành tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành

Các khái niệm có liên quan

“Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái thiêng (linh) trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgic không phân biệt thiện ác” (Nguyễn Duy Hinh, 2007)

“Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” (Nguyễn Đăng Duy, 2001)

“Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh Về mặt cá nhân đã như vậy, về mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung lại không thể thiếu được ở con người Con người sở dĩ trở thành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái linh thiêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó” (Lê Minh, 1994)

Hình thức của tâm linh

Tâm linh trong đời sống cá nhân: Trong đời sống cá nhân của những người theo tôn giáo thì suốt đời chỉ mang niềm tin vào tôn giáo của họ Nhưng trong đời sống cá nhân đời thường thì không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh

Tâm linh trong đời sống gia đình: Mái ấm gia đình, nơi thiêng liêng nhất, nơi con người sinh ra và trưởng thành, con người phấn đấu, lo toan và cũng là chỗ ở cuối cùng nơi con người trở về Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất, lôi cuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị thiêng liêng chuyển giao cho con cháu

Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã: Đó là thần tượng thiêng liêng về các anh hùng có công dựng làng, giữ nước được tôn thờ trong những không gian thiêng liêng Ở những không gian thiêng liêng ấy, hằng năm lễ thần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng ấy được củng cố Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng nhắc xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa, nếp sống cộng đồng hằng ngày, tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau…

Tâm linh với Tổ quốc, giang sơn đất nước: Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc, vào các ngày lễ Thương binh liệt sĩ chúng ta thường đốt nén hương tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ

Tâm linh trong văn học nghệ thuật: Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất

Tâm linh trong tín ngưỡng, tôn giáo: Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trong đời sống tâm linh Đây là yếu tố được nhiều người biết đến nhất và khi nhắc đến hai chữ “tâm linh” thì người ta nghĩ ngay đến các tôn giáo

1.1.2 Khái niệm du lịch tâm linh

Khái niệm du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất

Thượng tọa Thích Đạt Đạo trong đề tài tham luận Hoằng pháp về vấn đề du lịch tâm linh cho rằng: “Du lịch tâm linh là tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống Thăm viếng bằng tâm trí, trái tim Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại, chúng sinh Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ về tâm linh, cụ thể đối với Phật giáo chúng ta là hiểu hơn về chân lý giải thoát, giá trị hiện thực của cuộc sống hiện tại”

“Du lịch tâm linh là loại hình du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn niềm tin tín ngưỡng của khách du lịch, hết hợp với mục đích vãn cảnh nơi diễn ra hoạt động du lịch tâm linh” (Nguyễn Trùng Khánh và cộng sự, 2012)

Trong bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững diễn ra tại Ninh Bình ngày 21 - 22/11/2013, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng: “Xét về nội dung và tính chất du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong đời sống tinh thần Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác”

Từ các khái niệm trên, tác giả xin đưa ra quan niệm của tác giả về du lịch tâm linh: “Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, nó là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh - tín ngưỡng, với mục đích đi để tìm hiểu văn hóa tâm linh, tìm hiểu giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trí, trái tim tại những nơi có công trình tôn giáo tín ngưỡng Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết, hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại, chúng sanh, cầu mong điều gì tốt đẹp, nâng cao được giá trị tâm hồn và một phần nào đó hiểu rõ hơn về tâm linh”

Du lịch tâm linh có những đặc điểm như sau: thamoquan và tìm hiểu o các công trình kiến trúc o tín ngưỡng tôn giáo; tham dự o các sự kiện liên o quan đến các o lễ hội gắn với o việc bày tỏ o niềm tin vào tín o ngưỡng và tôn giáo; du lịch o hành hương; du lịchothiền, du lịch o tâm linh tưởng nhớ các anh hùng dân tộc.Việt Nam là nơi xuất hiện các tín ngưỡng và tôn giáo nội sinh o như: tín o ngưỡng thờ o Hùng Vương, đạo Tứ Ân o Hiếu Nghĩa, Bửu o Sơn Kỳ Hương, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo Đây là điều kiện hình thành các dòng du khách hành hương về với cội nguồn khai đạo Đặc biệt là các dòng du khách Việt Kiều sinh sống tại hải ngoại thường xuyên phát động các phong trào du lịch hành hương kết hợp với từ thiện tại Việt Nam Trên thế giới có rất nhiều loại hình du lịch: Du lịch thiên nhiên, Du lịch văn hóa, Du lịch xã hội, Du lịch hoạt động, Du lịch giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch chuyên đề, Du lịch tôn giáo, Du lịch sức khỏe, Du lịch dân tộc học, Du lịch nông thôn, Du lịch thiền và Du lịch tậm linh cũng là một bộ phận không thể tách rời theo quy luật cung cầu của xã hội.

Sự cần thiết phát triển du lịch tâm linh

Nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ưu tiên phát triển loại hình du lịch này thông qua “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Nhiều hội thảo, hội nghị phát triển du lịch tâm linh, phát triển các tuyến du lịch tâm linh đã tổ chức thành công Nhiều đề tài khoa học của học viên, sinh viên nghiên cứu về du lịch tâm linh ngày càng được nghiên cứu nhiều Điều này cho thấy rằng vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam ngày càng được thực hiện nhiều hơn, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều đề tài phân tích thực trạng vấn đề khai thác du lịch tâm linh theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều dạng khác nhau, theo từng lĩnh vực riêng biệt, theo từng vùng khác nhau

Hiện nay vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch đã đạt được một số thành tựu nhất định, bên cạnh đó còn một số mặt chưa đạt được, chưa thực hiện được, hy vọng trong tương lai, ngành du lịch Việt Nam sẽ khai thác tốt hơn các giá trị của văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch tâm linh của cả nước nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa vừa mang những đặc điểm chung của du lịch, bao gồm những lĩnh vực khác nhau của du lịch như: Thị trường du lịch văn hóa, khách du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa, những điểm tuyến du lịch văn hóa, nhân lực du lịch văn hóa, hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa, quản lý hoạt động du lịch văn hóa (Nguyễn Phạm Hùng, 2016)

Du lịch tâm linh là một phần của du lịch văn hóa Do vậy, khi khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch cũng cần phải nghiên cứu các lĩnh vực như là nghiên cứu về du lịch văn hóa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh

1.3.1 Thị trường, khách du lịch tâm linh

Theo Nguyễn Văn Lưu thì: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” (Nguyễn Văn Lưu, 2009)

Thị trường du lịch tâm linh cũng được xem xét theo khái niệm này, thị trường du lịch tâm linh của tỉnh, của địa phương là một bộ phận của thị trường du lịch, thị trường tâm linh này có cung là các nguồn tài nguyên du lịch tâm linh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh, các nhà cung ứng du lịch, các sản phẩm du lịch tâm linh… còn đối với cầu là thị trường khách du lịch tâm linh hay khách du lịch có mối quan tâm đến các di tích tôn giáo, văn hóa tâm linh của địa phương, các nhà đầu tư…

Theo Luật Du lịch năm 2005, khách du lịch được phân thành: “1 Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; 2 Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; 3 Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”

1.3.2 Tài nguyên du lịch tâm linh

Tài nguyên du lịch văn hóa là gì? Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng thì: “Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể có khả năng và điều kiện tạo thành sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch… Tài nguyên du lịch văn hóa thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân” (Nguyễn Phạm Hùng, 2016)

Tài nguyên du lịch tâm linh là một phần của tài nguyên du lịch văn hóa, là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện để hình thành và phát triển du lịch tâm linh ở địa phương, nó bao gồm tài nguyên du lịch tâm linh vật thể (Đang được khai thác và ở dạng tiềm năng) và phi vật thể (Đang được khai thác và ở dạng tiềm năng) Sự phân chia thành hai dạng tài nguyên du lịch tâm linh này chỉ mang tính chất tương đối bởi đôi khi trong tài nguyên vật thể (Hữu hình) nó lại có chứa đựng cả tài nguyên phi vật thể (Vô hình)

Nhưng không phải tất cả các tài nguyên du lịch tâm linh nào kết hợp với dịch vụ du lịch cũng có thể tạo ra sản phẩm du lịch tâm linh phục vụ cho khách du lịch được, tài nguyên du lịch tâm linh đó phải đảm bảo đủ các điều kiện như: Có giá trị văn hóa tâm linh, giá trị tôn giáo, giá trị tín ngưỡng đặc biệt, độc đáo, hấp dẫn lớn, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch; Có điều kiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở thích hợp; Có sức chứa du lịch đảm bảo về không gian và thời gian; Có khả năng giúp cho việc tạo ra dịch vụ du lịch tâm linh hay kết hợp với dịch vụ du lịch khác; Có khả năng liên kết cao trong nội vùng và liên vùng… (Nguyễn

1.3.3 Sản phẩm du lịch tâm linh

Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng thì: “Sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp tối ưu giữa tài nguyên du lịch văn hóa với dịch vụ du lịch thích hợp” (Nguyễn Phạm Hùng, 2016)

Phát triển trên quan điểm này thì sản phẩm du lịch tâm linh mang những đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hóa, nó là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tâm linh và các dịch vụ liên quan đến tâm linh thích hợp

Sản phẩm du lịch tâm linh ở địa phương được hình thành từ tài nguyên du lịch tâm linh ở tỉnh thành đó và dịch vụ du lịch mà tỉnh có để phục vụ cho du khách

Sự phân chia thành 4 sản phẩm du lịch tâm linh dưới đây chỉ mang tính chất tương đối: Khám phá địa danh tâm linh; Tổ chức các hoạt động hành lễ, tham gia lễ hội tâm linh; Hoạt động trải nghiệm đời sống tâm linh; Du lịch hành hương

1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: Cơ sở vật chất của ngành du lịch (Hệ thống cơ sở ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí…) là các yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách;

Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân khác tham gia phục vụ du lịch (Giao thông, điện, nước, bưu chính, ngân hàng…) Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh thì cũng không khác với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, nhưng nó có những điều kiện phục vụ đặc trưng riêng, với cơ sở phục vụ ăn uống thì phải là những món ăn chay, thanh đạm… với cơ sở lưu trú thì cần trang trí các màu sắc tao nhã, mang nét đặc trưng của văn hóa tâm linh, đối với nhiều tôn giáo khác nhau cần có những cách bố trí phòng đặc biệt… Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những yêu cầu chính như: Mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn…

1.3.5 Những dđiểm, tuyến du lịch tâm linh

Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về điểm du lịch, điểm du lịch văn hóa như:

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh thì: “Điểm du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch hướng đến lưu trú, điểm du lịch có thể là những chỗ không có dân cư, điểm du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa…) và có hoạt động du lịch phát triển” (Trần Đức Thanh, 2005)

Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng: “Điểm du lịch văn hóa là điểm du lịch chủ yếu khai thác tài nguyên văn hóa tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách; Tuyến du lịch văn hóa là sự kết nối hợp lý giữa các điểm du lịch văn hóa nhằm phát huy tối ưu khả năng của con người trong việc khai thác tài nguyên và sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách” (Nguyễn Phạm Hùng, 2016)

Như vậy có thể hiểu điểm, tuyến du lịch tâm linh là sự kết nối các điểm du lịch tâm linh, các điểm di tích tôn giáo… lại với nhau cùng với dịch vụ du lịch tâm linh tạo nên một tuyến du lịch tâm linh Điều kiện để trở thành điểm du lịch tâm linh là phải có sản phẩm du lịch tâm linh đặc sắc, có các dịch vụ thích hợp, có khả năng liên kết nội vùng, liên vùng du lịch…; tuyến du lịch tâm linh là khả năng kết nối các điểm du lịch tâm linh lại với nhau, khả năng khai thác các giá trị văn hóa tâm linh

Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh ở trong nước và nước ngoài

Theo (Lâm Quang Nghĩa, 2013) khai thác hiệu quả tiềm năng khởi động phát triển du lịch tâm linh Ninh Bình có lẽ bắt đầu từ việc triển khai dự án xây dựng khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính năm 2004 Đến nay, về cơ bản, hình hài của một chiến lược phát triển du lịch tâm linh tại cửa ngõ phía nam Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành, đặt ra nhiều vấn đề về những chính sách, cơ chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý danh thắng, đào tạo nghề du lịch, dịch vụ, phát triển tiểu, thủ công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vốn có lịch sử từ hàng nghìn năm của vùng đất cố đô Hoa Lư, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch kinh tế để hướng đến phát triển bền vững.Ninh Bình hiện được coi là một trong những trung tâm của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo nước ta Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà thờ cổ, trong đó nhà thờ bằng đá Phát Diệm đã có tuổi đời hơn 100 năm và gần đây nhất là chùa Bái Đính được đầu tư xây dựng, mở rộng với quy mô lớn trên diện tích 700 ha, là trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam, mang tầm khu vực và quốc tế Về tín ngưỡng dân gian, trên địa bàn tỉnh có 1.023 cơ sở, 242 đình, 380 đền, 209 miếu, 148 phủ nằm rải rác tại tám huyện, thị xã, thành phố ở địa phương Các giá trị văn hóa - lịch sử, tại những công trình thờ tự có từ hàng trăm năm, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, như khu đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, núi chùa Bái Đính (Bái Đính cổ) cùng hàng trăm di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh, khiến Ninh Bình trở thành vùng đất có giá trị văn hóa tâm linh phong phú Du khách đến với Ninh Bình thường tham gia hai loại hình du lịch tại đây là du lịch tâm linh và tham quan danh thắng

Theo (Uyên, 2021) xác định mục tiêu “Xây dựng Hà Nam trở thành trung tâm du lịch trọng điểm về văn hóa tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần quan trọng trong vùng Đồng bằng Bắc bộ và cả nước”, trong suốt hai thập kỷ qua, tỉnh đã tập trung đầu tư, xây dựng các dự án lớn về du lịch văn hóa, khôi phục và bảo tồn các lễ hội truyền thống, tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Hằng năm, chỉ tính riêng Lễ hội Phát lương đền Trần Thương cũng thu hút khoảng 30 vạn du khách đến tham quan, chiêm bái, xin lương đầu năm Đại dịch Covid-19 đã làm lượng khách đến

Hà Nam giảm hẳn so với năm 2019 vì các lễ hội dừng tổ chức Tính chung, lượng khách du lịch cả năm 2020 đến Hà Nam chỉ đạt trên 1,7 triệu lượt, trong đó khách quốc tế hơn 114.000 lượt người Lần đầu tiên, trong khủng hoảng vì dịch bệnh, ngành du lịch Hà Nam đã tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch thông qua việc tổ chức phát động hưởng hứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, Tuần du lịch văn hóa tâm linh đền Lảnh Giang gắn với Lễ hội đền Lảnh Giang Mục đích của các hoạt động này nhằm phục hồi thị trường du lịch và khôi phục nhanh các hoạt động du lịch nội địa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn chưa chấm dứt, tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực đời sống, trong đó có du lịch Hà Nam tiếp tục khẳng định tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Theo (Nguyễn Thị Phương, 2016) từ trước đến nay, nhiều người chỉ biết đến Yên

Tử là nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia, tu hành và sáng lập ra trường phái Trúc Lâm Yên Tử Tuy nhiên, quần thể di tích ghi dấu ấn của vua Trần Nhân Tông còn trải dài từ các huyện Đông Triều đến Uông Bí và Quảng Yên với quá trình kháng chiến chống quân Nguyên Mông, tu hành, nhập niết bàn.Việc hình thành tuyến thăm quan từ Yên Tử ra các điểm di tích xung quanh như bãi cọc Bạch Đằng, am Ngọa Vân sẽ tạo điểm đến mới cho du lịch tỉnh Quảng Ninh, đồng thời giúp nhiều người hiểu rõ hơn về thân thế sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông.Việc liên kết các tuyến điểm là xu hướng tất yếu trong du lịch Trong cuộc hội thảo mới đây do Tổ chức du lịch thế giới và Tổng cục Du lịch tổ chức cũng nhận định, du lịch tâm linh là lợi thế lớn của Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh đang quy hoạch và đầu tư để hình thành tour du lịch liên kết các tuyến, điểm di tích lịch sử gồm: di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, di tích lịch sử bãi cọc Bạch Đằng và khu trung tâm Yên Tử với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn xã hội hóa

1.4.4 Ấn Độ Ở đất nước có người khai sang ra Phật Giáo theo (Nguyễn Minh Hương, 2022) sự đa dạng của nền văn hóa Ấn Độ là một dấu hiệu của ngôn ngữ tâm linh, nơi mà các tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo được khai sinh Những nét đặc sắc đầy thú vị được tạo nên từ sự đạ dạng trong nền văn hóa Ấn Độ bao gồm: Kiến trúc độc đáo, sự đa dạng của nền văn hóa Ấn Độ tạo nên miền đất của hội chợ và lễ hội, đồ ăn nhiều gia vị và người dân ở đây chuộng đồ ngọt, trang phục truyền thống Ấn Độ, văn hóa giao tiếp Do vậy, du lịch tâm linh ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ Lối kiến trúc đặc biệt những công trình nổi tiếng ở Ấn Độ như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal Đây được xem là những điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ với lối kiến trúc đặc biệt, đây là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia Lối kiến trúc đặc biệt này đã tạo nền một nền văn hóa đặc biệt Ấn Độ Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ Văn hóa lễ Hội Ấn Độ là miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ 3 Ăn uống Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch khám phá miền đất nơi đây

Tại đất nước được mệnh danh là “Thánh địa du lịch”, theo (Vietsense Travel,

2018) trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.Ngoài ra còn có lễ hội xuất gia, có lẽ lễ hội này càng khẳng định tinh thần trọng đạo của người dân nơi đây, lễ hội này diễn ra quanh năm, một tháng tại các tu viện có một ngày để làm lễ xuất gia Lễ này là lễ xuất gia cho những đứa trẻ tập làm sư, họ mong muốn những đưa con của họ có thể xuất gia để làm vẻ vang dòng họ và theo họ thì là một người phật tử tốt là trong đời phải ít nhất một lần xuất gia Vì thế mà vào ngày có dịp lễ xuất gia, du khách có thể được ngắm những đứa trẻ trang điểm lỗng lẫy như hoàng tử, công chúa được đón rước linh đình trên các đường phố trước khi đưa vào chùa làm lễ xuất gia Ngoài ra còn vô vàn những lễ hội độc đáo khác như lễ hội nghệ thuật múa rối, Lễ hội Phaung Daw U, Lễ hội nấu cơm nếp (Htamane)

1.4.6 Malaysia Đến với thiên đường nhiệt đới của Châu Á, theo (Hà Thị Thanh Xuân, 2023) Malaysia là đất nước có ngành du lịch phát triển nhất trong khu vực Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế Thông điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành cóđóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.Malaysia đã khai thác ba nét nổi bật nhằm tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn để phát triển du lịch, thu hút du khách Đầu tiên, Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, sự pha trộn nhiều nền văn hóa khác nhau tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng Với hơn 60% dân số theo đạo Hồi, những nét văn hóa đạo Hồi của Malaysia mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững

Du lịch o tâm linh đang o trở thành xu o hướng phổ o biến, gắn o kết các nền văn hóaotrong thế giới tinh o thần Việt Nam o có nhiều tiềm năng o phát triển du lịch o tâm linh bởi nềnovăn hóa đậm đàobản sắc dân tộcovới nhu cầu hướng tớionhững giá trị tinh thần o cao cả, đức o tin, tín ngưỡng o và tôn giáo

Vào các dịp đầu năm hay cuối năm, sau những ngày tháng dài bộn bề với lo toan của cuộc sống, con người thường muốn có một khoảng thời gian tĩnh lặng để nhìn lại mọi thứ đã xảy ra trong cuộc sống của mình suốt một năm vừa qua Trong một năm dài ấy, sẽ có những sự việc tốt, và cũng có những sự việc không tốt xảy đến với mỗi con người Với những điều không tốt, con người thường muốn tìm một nơi để giãi bày, để cầu xin cho những điều đó không xảy ra với bản thân và những người liên quan với mình trong năm mới nữa Đó chính là lý do chính khiến hình thức du lịch tâm linh ra đời Ngoài đi chiêm bái, lễ viếng, du lịch tâm linh còn giúp du khách về với thiên nhiên, được sống trong không khí bình yên, xanh của cây và đất trời Du lịch tâm linh cũng là để cho khách hiểu về lịch sử và văn hóa của các ngôi chùa và thiền viện cũng như các địa phương, được chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật, kiến trúc quý giá Hơn hết, du lịch tâm linh sẽ giúp khách hành hương quay về với cội nguồn tâm linh của mình, giải tỏa bớt những hỉ, nộ, ái, ố và được đắm mình trong tiếng ngân vang của chuông chùa cùng với những tràng kinh Phật từ bi khiến tâm hồn thanh thản hơn Du lịch tâm linh chính là hướng thiện và đưa con người quay trở về với cội nguồn, với những gì nguyên sơ, bản ngã nhất của họ.

Thị xã Hòa Thành

Thị xã Hòa Thành được công nhận là đô thị loại IV (theo Nghị quyết số 865/NQ- UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 01/02/2020), có diện tích là 82,92ha với 04 xã (Trường Đông, Trường Tây, Trường Hòa và Long Thành Nam) và 04 phường (Long Thành Bắc, Long Thành Trung, Hịệp Tân và Long Hoa), có 140.903 nhân khẩu, mật độ dân số 1.781 người/km 2 Ranh giới hành chính được xác định cụ thể như sau:

- Phía Đông và Đông bắc giáp huyện Dương Minh Châu,

- Phía Đông nam giáp huyện Gò Dầu,

- Phía Tây nam và phía Nam giáp huyện Châu Thành,

- Phía Bắc giáp Thành phố Tây Ninh

Ngoài ra, thị xã Hòa Thành là Trung tâm của Cao Đài Tây Ninh (tôn giáo nội sinh) là tổ đình của tôn giáo Cao Đài; hệ thống mạng lưới giao thông đường thủy và đường bộ của thị xã Hòa Thành dày đặc được thiết kế theo dạng ô bàn cờ với gần 500km 2

Từ những vị trí địa lý thuận lợi trên, thị xã Hòa Thành có những ưu điểm trong hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nhất là hệ thống đường giao thông được nâng cấp đảm bảo kết nối với đường Quốc lộ 22B đi qua Mạng lưới giao thông đường bộ tuy chiếm diện tích lớn cần phải đầu tư tuy nhiên được thị xã Hòa Thành quy hoạch theo phân khu đô thị và nông thôn Đa phần người dân sinh sống bằng ngành nghề thương mại dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp là chính do thị xã Hòa Thành có Trung tâm Thương mại Long Hoa, là nơi giao thương hàng hóa trong và ngoài tỉnh Tây Ninh nên các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khá cao, trung bình 11,4%/ năm Tỷ lệ hộ nghèo của thị xã Hòa

Thành thấp nhất trong 09 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Tây Ninh với tỷ lệ 1,24% hộ nghèo

Hình 2.1 Bản đồ thị xã Hòa Thành

2.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình thị xã tương đối bằng phẳng, toàn bộ diện tích nằm trên thềm phù sa cổ khu vực Đông Nam Bộ, địa hình gợn sóng yếu với nhiều gò đồi thấp ở phía đông (chủ yếu canh tác cây cao su) và bưng bàu trũng ở phía tây (trồng lúa nước), độ cao trung bình từ 15m - 35m, có xu hướng nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, thấp tuyệt đối (5m - 10m) tại dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông Đất xám chiếm đến 93% diện tích toàn thị xã, phù hợp trồng cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, mía, khoai mì) và lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu), khí hậu Hoà Thành rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển nhanh, mạnh, đa dạng và phong phú các chủng loại cây rừng và các loài sinh vật khác Rừng tại Hoà Thành có nhiều gỗ quý, thú rừng, do đường giao thông thuận lợi nên việc khai thác rất dễ dàng

Hòa Thành là một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, sau thành phố Tây Ninh Chợ Long Hoa là trung tâm thương mại nằm trên cửa ngõ giao lưu giữa Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh Tòa Thánh Tây Ninh thuộc thị xã Hòa Thành là một địa điểm du lịch, hành hương khá nổi tiếng với lễ Tết Trung thu hằng năm thu hút hơn 150.000 lượt khách tham quan mỗi năm

Thương mại - dịch vụ, lưu trú, ăn uống: hoạt động kinh doanh thương mại duy trì phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ổn định; giá nhiên liệu và một số mặt hàng thiết yếu tăng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kéo theo giá hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu là: 1.897,457 tỷ đồng đạt 48% KII, tăng 7,84% SCK Lực lượng quản lý thị trường thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, việc niêm yết giã, bán đúng giá niêm yết

41 trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Du lịch: tham gia các sự kiện tổ chức quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư phát triển du lịch Tây Ninh nói chung và thị xã Hòa Thành nói riêng, giới thiệu ẩm thực đặc trưng, các ngành nghề truyền thống của Hòa Thành, các điểm du lịch, các lễ hội truyền thống, các danh mục mời gọi đầu tư

2.1.3.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Thương mại - dịch vụ, lưu trú, ăn uống: hoạt động kinh doanh thương mại duy trì phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ổn định; giá nhiên liệu và một số mặt hàng thiết yếu tăng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kéo theo giá hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu là:

1.897,457 tỷ đồng đạt 48% KII, tăng 7,84% SCK Lực lượng quản lý thị trường thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, việc niêm yết giã, bán đúng giá niêm yết

41 trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Nêu rõ các hệ thống cung ứng hang hoá, dịch vụ logistic, chuỗi cung ứng phục vụ cho du lịch

2.1.4 Tình hình văn hóa – xã hội

- Về văn hoá: Tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động lễ hội phục vụ các sự kiện chính trị phù hợp, dầm bao an toàn tiết kiệm Tổ chức chu đáo một số lễ, chương trình phục vụ Tết Nguyên dẫn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

- Về thông tin, tuyên truyền: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động chính trị theo đúng quy định, phát huy được hiệu quả và sức lan toả tuyên truyền đến đông đảo người dân ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm chiến thắng Tua Hai, Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5, Tuyên truyền bằng xe loa 63 buổi, qua dài truyền thanh 94 lượt với 1.180 phút Biên tập chương trình thời sự, với 658 tin, cùng nhiều bài báo, bài sưu tầm, gương người tốt việc tốt phát trên hệ thống truyền thanh Thể dục, thể thao: Triển khai và thực hiện các kế hoạch phát triển phong trào TDTT hàng năm Duy trì sinh hoạt thường xuyên các hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ theo chủ đề Tổ chức các buổi thi đấu giao lưu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông và phong trào tập thể dục buổi sáng tại Công viên Hòa Thành; dạy các lớp năng khiếu thể thao cho thanh thiếu niên; tổ chức các giải thi đấu thể thao Thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, kết quả các cơ sở hoạt động tốt không vi phạm pháp luật, kiểm tra chuyên ngành về hoạt động lễ hội di tích TDTT

Hàng năm chất lượng giáo dục được duy trì và có nhiều chuyển biến tích cực, bậc tiểu học đạt 99,7%; bậc THCS đạt 98,6% tăng 0,2% so năm học trước, thi học sinh giỏi vòng tỉnh đạt nhiều giải thưởng; hàng năm xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt

100% Tham gia Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh hàng năm đạt thành tích cao, Tiếng hát Vành khuyên vòng tỉnh xếp hạng Nhất, hội thi giáo viên giỏi vòng tỉnh xếp Nhất bậc non, THCS Tình hình học sinh bỏ học khối THCS được kéo giảm 0,07% so năm học trước Thực hiện có hiệu quả chương trình thay sách giáo khoa mới lớp 3 và lớp 7 Tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trưởng đạt chuẩn quốc gia được quan tâm theo lộ trình và kế hoạch đề ra, công nhận thêm 03 trường đạt chuẩn quốc gia, lũy kế đến nay trên địa bản có 37/42 trường đạt chuẩn quốc kỳ 85%) riêng bậc tiểu học có 19/19 trường đạt dụng giáo viên các bậc học được 33 giáo viên gia, tỷ chuẩn quốc lệ 88,09%

2.1.4.3 Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 ở nhóm mức độ lây nhiễm cao đạt trên 99,70%, nhóm nguy cơ cao đạt trên 99,90% Công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm như: lao, tay chân miệng, sốt xuất huyết được kiểm soát, không có trường hợp tử vong Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai thực hiện dảm bảo theo tiến độ, chương trình tiêm chủng mở rộng trẻ em dưới 1 tuổi lũy kế đạt 743/1.840, đạt 10,38,, tiêm ngừa vẫn văn phụ nữ có thai được 135/1.840, đạt 7,34% Công tác khám chữa bệnh được quan tâm, Trung tâm Y tế thị xã khám cho 21.068 lượt bệnh nhân, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được 673 lượt

2.1.4.4 Chính sách xã hội, việc làm

Công tác an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng người có công, đối tượng chính sách, xã hội Vận động mạnh thường quân tiếp nhận và phân bố quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá trên 5 tỷ đồng Hàng năm tổ chức tặng quả cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân ngày 01/6, tết trung thu, tiếp sức đến trường với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đối tượng là mẹ VNAH, thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công

Các tôn giáo chính gắn với địa điểm du lịch tâm linh ở Hòa Thành

Tôn giáo Cao Đài Tây Ninh được thành lập năm 1926 tại chùa Thiền Lâm (Gò Kén) có tên đầy đủ là “Đại đạo Tam kỳ phổ độ” với hy vọng kết hợp tinh hoa của các tôn giáo ưu tú trên thế giới hòa chung thành một tôn giáo Tôn giáo Cao Đài Tây Ninh ngày nay được di dời và tọa lạc tại khu phố 4 phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh với diện tích 4km 2 bao gồm: Tòa Thánh, Phật mẫu, Giáo tông đường, các công trình kiến trúc khác như trường học, bệnh viện…nằm trong khuôn viên đó Qua thống kê, hiện nay tín đồ theo tôn giáo Cao Đài Tây Ninh chiếm gần 3 triệu tín đồ, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ 4 ở Việt Nam

Tôn giáo Cao Đài Tây Ninh có rất nhiều nghi thức, nghi lễ; các giáo lý, giáo luật tượng trưng cho hành trình một con người từ khi sinh ra đến khi mất đi ( ví dụ như: nghi thức tắm Thánh, nghi thức Nhập môn, lễ hôn phối, lễ tang tế sự,…)

Trong tôn giáo Cao Đài Tây Ninh có những ngày lễ quan trọng, hàng năm tập trung đông đảo tín đồ tham gia: Đại lễ vía Đức Chí tôn; Đại lễ vía Đức Diêu trì Kim Mẫu; lễ Thượng ngươn, lễ Trung Ngươn, lễ Hạ Ngươn, lễ kỷ niệm ngày hoằng khai đại đạo và một số lễ khác tập trung tín đồ ít hơn như: ngày rằm, ngày mùng 1 âm lịch, ngày vía các chư vị có công khai sáng nền đạo

Tư tưởng giáo lý cơ bản của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh dựa trên tám chữ “Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” là tôn giáo của mọi tôn giáo, không những dung nạp các tinh hoa của các tôn giáo lớn trên thế giới mà còn kết hợp với triết lý Đông – Tây kim cổ tạo nên một nét vừa chung, vừa riêng trong đặc điểm các tôn giáo Thực tế hiện nay, tổ chức hành chính của đạo Cao Đài có một số thay đổi Cấp Trung ương giáo hội tại Toà thánh có cơ quan Thượng hội và Ban Thường trực Hội thánh (hoặc Thường trực, Hội đồng Chưởng quản, Ban Điều hành) cùng cơ quan Cửu viện nam nữ và các cơ quan giúp việc Hội thánh tại Toà thánh Cấp địa phương không còn Trấn đạo và Hương đạo Châu đạo được gọi là Ban Đại diện Hội thánh hoạt động trên địa bàn một tỉnh, thành phố có nhiệm vụ hướng dẫn Ban Cai quản các Họ đạo trên địa bàn phụ trách hoạt động theo Hiến chương, luật đạo của Hội thánh Đứng đầu Ban Đại diện Hội thánh ở tỉnh, thành phố là Trưởng Ban Đại diện Tộc đạo được gọi là Họ đạo hoạt động trong phạm vi Thánh thất có Ban Cai quản phụ trách Đứng đầu Ban Cai quản là Cai quản, có Phó Cai quản và Thư ký hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm hoặc 5 năm Ngoài ra, Họ đạo còn có bộ phận Tứ vụ giúp việc Ban Cai quản và các thành viên Chánh Trị sự, Phó Trị sự, Thông sự cùng Ban Nghi lễ

Hình 2.2 Cổng chánh Môn tôn giáo Cao Đài Tây ninh

Trong tôn giáo Cao Đài Tây Ninh, nhiều quần thể kiến trúc trong khuôn viên được du khác tham quan thường xuyên đến điển hình như:

- Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh: được xây dựng năm 1933 sau khi dời sang địa điểm mới sau ngày thành lập tôn giáo (năm 1926 – tại chùa Thiền Lâm, Gò kén) và được hoàn hành vào năm 1955 Tòa Thánh được xây dựng với diện tích 4 km 2 có hàng rào bao quanh gồm nhiều công trình lớn, nhỏ; khuôn viên Tòa Thánh có 12 cửa, trong đó cửa Chánh Môn là cao nhất, chỉ được mở trong các ngày lễ trọng của tôn giáo hoặc đón tiếp các vị nguyên thủ các quốc gia trong và ngoài nước Việt Nam Tòa Thánh là một công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ, mang tầm của thế giới, được xây dựng mà không có một bản vẽ thiết kế, được chỉ đạo từ các đáng thiêng liêng thông qua cầu cơ chấp bút; công trình được xây dựng là sự kết hợp giữa bê tông và tre già Là nơi thời tự có diện tích lớn nhất trong các quần thể trong khuôn viên tôn giáo Cao Đài Tây Ninh, hàng ngày đều có tín đồ đến để thực hiện các nghi lễ cúng tế và du khác đến tham quan; là tín đồ tôn giáo Cao Đài Tây Ninh niềm tin tín ngưỡng rất quan trọng, ai ai cũng muốn một lần trong đời được đến và chiêm bái Đối với người ngoài tôn giáo Cao Đài Tây Ninh, là du khác tham quan thì Tòa Thánh của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh là một công trình vĩ đại, là sự đóng công, góp sức của triệu triệu tín đồ, là một biểu tượng đặc trưng vốn có của Cao Đài Tây Ninh Giống như các công trình của các tôn giáo lớn trên thế giới, kiến trúc Tòa Thánh của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh chứa đựng những triết lý nhân sinh quan, thế giới quan kết hợp các truyền thuyết ly kỳ tôn giáo để hình thành nên tôn giáo Cao Đài Tây Ninh Theo tín đồ tôn giáo Cao Đài Tây Ninh, Tòa Thánh hay còn gọi là Đền Thánh tượng trưng cho nơi Ngọc hoàng thượng đế ngự trị cõi trên (được gọi là Bạch Ngọc Kinh) còn tại thế tục gọi là Tòa Thánh hay Đền Thánh

Hình 2.3 Tòa Thánh (Đền Thánh) của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh

- Phật mẫu hay còn được gọi là Báo Ân từ, là nơi ở của mẹ liêng thiêng tại thế, Báo Ân Từ là tòa nhà lớn để thờ các bậc tiền bối có đại công với Đạo và các bậc vĩ nhân có đại công giúp nền văn minh của nhân loại tiến hóa lên cao, và để nhân sanh tỏ lòng biết ơn các bậc ấy Hiện nay, Báo Ân Từ được tạm dùng làm Đền Thờ Đức Diêu Trì

Kim Mẫu (tức là Đức Phật Mẫu) Báo Ân từ được xây dựng năm 1932 vách đắp bằng đất, lợp mái ngói; đến cuối năm 1951, Báo Ân từ được xây lại bằng vật liệu nặng cho chắc chắn, do Ban Kiến trúc của tôn giáo Cao Đài xây dựng theo bản vẽ của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (là giáo chủ của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh) Phần trang trí nơi Bửu điện thờ, ở ngay giữa tấm vách ngăn, phía sau làm hậu điện, một khuôn bao thật lớn, đắp các pho tượng thờ theo sự tích HỚN RƯỚC DIÊU TRÌ, tức vua Hớn Võ Đế rước Đức Phật Mẫu, Cửu Vị Tiên Nương và bốn Tiên Đồng Nữ Nhạc, cỡi chim Thanh Loan đi xuống phàm trần, chứng lễ khánh thọ vua Hớn Võ Đế Đức Hộ Pháp trấn thần và an vị cúng Đức Phật Mẫu ngày 04-8 Quý Tỵ (11-9-1953) Lễ Khánh thành vào ngày 09-1 Ất Mùi, nhân địp đại lễ khánh thành Tòa Thánh tổ chức trong 10 ngày, từ ngày mùng 6 đến ngày 16-01 Ất Mùi 1955

Hình 2.4 Báo Ân từ của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh

- Trí Huệ cung: xây dựng vào cuối năm 1947 Nó còn được biết đến với một cái tên khác là Thiên Hỷ Động, thuộc quản lý của Tòa Thánh Tây Ninh Sau hơn 3 năm xây dựng được hoàn tất và đi vào hoạt động Đức Phạm Hộ Pháp chính là người đầu tiên nhập tịch, cầu nguyện cho nhân dân trong suốt ba tháng trước khi xuất tịch Để được vào tu tại Trí Huệ Cung, những nữ nhân thuộc đạo Cao Đài phải có đủ 3 điều đó là: Lập công, lập đức và lập ngôn Do có phương pháp là tu chơn nên những luyện đạo tại Trí Huệ Cung đều có cùng cấp bậc, không có chức sắc, phẩm tước Kiến trúc của tòa nhà chính được xây dựng để thể hiện ý nghĩa “trời tròn đất vuông” Tịnh thất gồm 3 tầng, được thiết kế như một khối lập phương vuông vức, điều này đại diện cho “âm” Trung tâm công trình có một cột trụ 3 tầng cao đến tận mái, đại diện cho “dương”, thể hiện ý nghĩa “nhất trụ xanh thiên” Không gian bên trong Trí Huệ Cung được bày trí vô cùng tinh tế với những công năng sử dụng riêng biệt, 2 tầng trên để chiêm ngưỡng chúng, đây là không gian để thờ Đức Chí Tôn và trưng bày một số kỷ vật của Đức Phạm Hộ Pháp như xe, tủ quần áo, giường ngủ, tranh ảnh, Tầng trệt phía dưới sẽ là nơi dành cho các tín đồ luyện đạo và cầu nguyện Tại Trí Huệ Cung mỗi ngày đều diễn ra lễ cúng tứ thời với đủ các bài kinh Cao Đài nhưng không có nhang, đèn

Hình 2.5 Trí Huệ cung của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh

- Ao Thất bửu: là một ao nước được Pháp xây dựng vào những năm 1951 trước cây cầu tên “Đoạn Trần Kiều” Ao nước này là thể pháp tượng bí pháp rằng con người trước khi bước qua cầu Đoạn Trần Kiều để tiến vào Trí Huệ Cung tu học phải tắm rửa sạch sẽ Do đó, nhiều người dân đạo Cao Đài vẫn thường đến đây để tắm rửa Đến năm

1998, Ao Thất Bửu Tây Ninh bị hư hỏng nặng nên Ban tu sửa ao đã được thành lập và khởi công tái thiết toàn bộ ao Chỉ trong vòng 4 tháng thi công, Ao Thất Bửu Tây Ninh chính thức hoàn thành và làm lễ khánh thành vào ngày 14 tháng 7 âm lịch Theo Phật giáo, Thất Bửu bao gồm vàng, bạc, ngọc lưu ly, ngọc mã não, ngọc san hô, ngọc hổ phách, ngọc xà cừ Đây đều là những vật báu, màu sắc không bị phai theo thời gian, thể chất không bị lem ố, thích hợp để làm đồ trang sức nên thường được bán với giá rất cao

Ao Thất Bửu Tây Ninh là nơi được xây dựng và trang trí bằng 7 thứ quý báu, tốt đẹp ấy Xung quanh Ao Thất Bửu Tây Ninh cũng được trang trí bằng san hô, hổ phách, xà cừ… Trong Ao Thất Bửu Tây Ninh còn chứa một thứ nước rất quý, nước này có đủ 8 công đức Người được ân huệ tắm ao thì sẽ được khai thông trí não

Hình 2.6 Ao Thất bửu của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh 2.2.2 Phật giáo- Chùa Thiền Lâm (Gò Kén) Được xây dựng sớm nhất ở tỉnh Tây Ninh với hơn 100 năm tuổi, chùa đã trở thành trung tâm Phật giáo của tín đồ Phật giáo thị xã Hòa Thành và các nơi lân cận Chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX do hòa thượng Thích Trí Lượng chủ trì trong 12 năm mới hoàn thành (1914 – 1926); chùa được trùng tu lại vào năm 1970 Vào tháng 7/2007, đại đức Thích Thiện Nghĩa (tên tục Chế Phước Vinh) là trụ trì chùa đã xây dựng, tu bổ thêm các công trình phụ tạo nên diện mạo mới Khi nhắc đến chùa Thiền Lâm (Gò Kén) thì người ta lại nhắc đến tôn giáo Cao Đài Tây Ninh – đây là nơi tôn giáo Cao Đài Tây Ninh được hình thành

Chùa Thiền Lâm (Gò Kén), có chiều dài 30m và rộng 15m dựa theo bản thiết kế của công ty Hạc Bình từ nước Pháp (Paris) gửi về Thiets kế của Chùa là sự kết hợp của

02 nền văn hóa Đông – Tây, vừa hiện đại, vừa cổ kính Trước sân chùa nổi bật là tượng

Quán thế âm Bồ tát cao 25m bên trái (từ trong chánh điện nhìn ra) và bên tay phải là tháp Báo ân

Chùa có địa danh Gò Kén do trước đây có nhiều dây kén (họ của một loại thuoocjj thể dây leo, quả chính đỏ khi ăn có vị ngọt ngọt, chua chua) mọc trên phần đất cao khi xây dựng Chùa Mặc dù hiện tại không còn dây kén nữa nhưng tên gọi thân thuộc của nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay

Hình 2.7 Toàn cảnh chùa Thiền Lâm (Gò Kén) 2.2.3 Các lễ hội đặc trưng của các tôn giáo chính trên địa bàn thị xã Hòa Thành

2.2.3.1 Các Lễ hội chính của tôn giáo Cao Đài

- Đại lễ Vía Đức Chí tôn (được tiến hành từ ngày mùng 8 đến 15 tháng giêng âm lịch hàng năm): Đại lễ được diễn ra tại Tòa Thánh Tây Ninh quy tụ đông đảo tín đồ tham gia, là một trong những lễ lớn của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh; việc tổ chức đại lễ nhằm bày tỏ lòng biết ơn của tín đồ tôn giáo đối với người Cha (tức đức Đại từ phụ) trong tôn giáo, ngoài ra cũng là dịp để đồng đạo tập trung tề tựu cầu cho mưa thuận, giớ hòa, quốc thái, dân an và đặc biệt là giúp cho tín đồ tôn giáo này có them sức khỏe, nghị lực trên con đường hoằng dương đại đạo, lập công bồi đức giúp đời; ghi thức của đại lễ gồm có

02 phần là phần lễ và phần hội

Thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành

2.3.1.1 Khách du lịch trong nước

Theo báo cáo của chi cục thống kê thị xã Hòa Thành, tình hình khách du lịch trong nước đến các địa điểm du lịch tâm linh của thị xã Hòa Thành thì 02 địa điểm được yêu thích nhất là Tòa Thánh Tây Ninh và chùa Thiền Lâm (Gò Kén) với 77,8% khách tham quan tại Tòa Thánh Tây Ninh và 17,4% tham quan chùa Thiền Lâm (Gò Kén) Điểm được du khách chọn lựa khi tham quan tại thị xã Hòa Thành là Báo Ân từ (3%), Ao Thất bửu (1,6%), Trí Huệ cung chỉ 0,2%

Bảng 2.1 Khách tham quan địa điểm du lịch ở thị xã Hòa Thành Đơn vị tính: 1.000 lượt

STT Các địa điểm du lịch

Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Thành

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tính lượng khách du lịch tham quan tại các điểm du lịch tâm linh

Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Thành 78%

Tòa Thánh Tây Ninh Chùa Thiền Lâm (Gò Kén) Báo Ân từ

Ao Thất bửuTrí Huệ cung

Biểu đồ 2.2 Khách tham quan du lịch Tòa Thánh Tây Ninh

Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Thành Bên cạnh đó theo báo cáo của chi cục thống kê thị xã Hòa Thành, mức độ hài lòng của du khách trong nước khi đến với thị xã Hòa Thành so sánh năm 2016 và năm 2020 đều giữ mức tăng

Biểu đồ 2.3 Mức độ hài lòng khách du lịch nội địa

Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Thành

Chùa Thiền Lâm (Gò Kén)

Ao Thất bửu Báo Ân từ Trí Huệ cung Khác năm 2016 năm 2020

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Đại lễ Vía Đức Chí tôn Đại lễ Hội yến Diêu trì cung

2.3.1.2 Khách du lịch nước ngoài

Trong các điểm tham quan tại thị xã Hòa Thành thì 02 địa điểm được du khách nước ngoài biết đến cũng là Tòa Thánh Tây Ninh và chùa Thiền Lâm (Gò Kén), các điểm du lịch tâm linh còn lại như: Báo Ân từ, Trí Huệ cung, Ao Thất bửu đa phần du khách quốc tế ít quan tâm Theo chuyên viên Chi cục thống kê thị xã Hòa Thành đồng nhất quan điểm với khách trong nước, khách du lịch nước ngoài cũng cho rằng thị xã Hòa Thành có các điểm đến du lịch tâm linh phong cảnh đẹp, các dịch vụ ăn uống, nhất là thức ăn chay được bày trí bắt mắt, thu hút khách du lịch

2.3.2 Cơ sở hạ tầng du lịch của thị xã Hòa Thành

Các cơ sở lưu trú ở thị xã Hòa Thành được chia làm 02 lại chính: cơ sở lưu trú hạng sao và các cơ sở lưu trú khác (chủ yếu là nhà trọ) Tính đến năm 2020 có 676 cơ sở, trong đó 21 cơ sở đạt chuẩn 1 sao, 08 cơ sở đạt chuẩn 2 sao, 01 cơ sở đạt chuẩn 3 sao và 646 cơ sở lưu trú khác chưa phân loại đạt chuẩn sao

Các cơ sở lưu trú khác chủ yếu theo mô hình nhà nghỉ, nhà trọ kinh doanh theo mùa vụ, các cơ sở này thực chất là nhà ở kết hợp khai thác kinh doanh lưu trú trong các dịp lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ trọ của khách tham quan

2.3.2.2 Hệ thống cung cấp điện và dịch vụ viễn thông

Trạm điện 110 KV Trà phí (Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu vực thị xã Hòa Thành, hiện tại 100% hộ dân sinh sống trên địa bàn đã có điện lưới quốc gia Tình hình cung cấp điện tương đối ổn định, phục vụ các nhu cầu của người dân tương đối tốt

Trong những năm vừa qua, hệ thống thông tin liên lạc đã có những bước tiến vượt bậc, về cvow bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, hiện mạng điện thoại di động đã phủ sóng trên địa bàn toàn thị xã, số người sử dụng điện thoại cho nhu cầu hàng ngày qua thống kê là 105 điện thoại/100 người dân Mạng viễn thông ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt, đặc biệt là tốc độ truy câp Internet bang thông rộng ngày càng hoàn thiện; kịp thời phục vụ cho mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân

- Đường bộ: có diện tích bao phủ 500km 2 trên địa bàn với hệ thống đường được bố trí theo bàn cờ, thuân tiện cho việc đi lại, tham gia giao thông Thị xã Hòa Thành có hơn 10km đường quốc lộ 22B đi qua, một số đường của thị xã Hòa Thành được mở rộng để kết nối với đường quốc lộ 22B, thành phố Tây Ninh, huyện Châu Thành, huyện

Gò Dầu, huyên Dương Minh Châu và huyện Bến Cầu điển hình như: đường Trần Phú, đường Tôn Đức Thắng, đường Nguyễn Huệ, đường Lạc Long Quân…

- Đường sông: thị xã Hòa Thành có hơn 10km đường sông Vàm Cỏ Đông, thuận tiện cho việc giao thông đường thủy với các huyện Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và thành phố Tây Ninh Trong đó, cảng Bến Kéo của thị xã Hòa Thành cũng nằm trên sông Vàm Cỏ Đông, được nâng cấp, mở rộng vào năm 2010 công suất thiết kế từ 300.000 tấn/ năm nhằm phụ vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật liệu xây dựng, đặc biệt là nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy xi măng Fico Tây Ninh

2.3.3 Nguồn nhân lực du lịch

Tại thị xã Hòa Thành, nguồn nhân lực du lịch có 02 nhóm chính là nhóm công chức quản lý nhà nước về du lịch và nhóm các đơn vị kinh doanh du lịch bao gồm: các công ty tổ chức du lịch, các điểm du lịch Trong thời gian qua (giai đoạn 2016 – 2020) thị xã Hòa Thành chưa có điều kiện để tổ chức tập huấn cho nhóm các đơn vị kinh doanh du lịch nên việc các hướng dẫn viên, cộng tác viên du lịch tâm linh còn manh múng, chủ yếu là do tự giác trang bị kiến thức và chưa được đào tạo bài bản để phục vụ khác du lịch

Các cơ sở lưu trú đa phần quản ký theo dạng hộ gia đình nên việc nắm bắt tâm lý khách du lịch và thu hút khác quay lại lần sau gặp nhiều khó khăn Đa phần các công ty du lịch tại địa phương không có hướng dẫn viên chuyên nghiệp nên phải thuê khi có tour phát sinh; do đó thiếu tính cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác ngoài tỉnh

Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch tâm linh trên địa bàn còn thấp, thiếu tính đồng bộ do chưa được đào tạo đúng chuyên môn; thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tâm linh

Bên cạnh đó, nhân sự quả lý nhà nước về du lịch tâm linh đa phần chưa được đào tạo chuyên ngành, còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên việc tham mưu công tác quản lý du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng chưa sâu sát với tình hình thực tế; dẫn đến việc tham mưu quy hoạch định hướng cho du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành có lúc, có nơi chưa khai phá hết tiềm năng phát triển

Bảng 2.2 Thống kê lao động trong du lịch tâm linh thị xã Hòa Thành Đơn vị tính: người

4 Điểm du lịch tâm linh 4 5 5 5 5

5 Chuyên viên quản lý nhà nước về du lịch 6 6 4 4 4

Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Thành

2.3.4 Cơ chế chính sách phát triển du lịch tâm linh

Theo đánh giá của chi cục thống kê thị xã Hòa Thành, nguồn thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 đạt kết quả tốt, tăng vượt bậc cho với giai đoạn 2011-2015; tuy nhiên việc thu ngân sách chưa đảm bảo cân đối chi ngân sách tại địa phương Công tác phân bổ vốn đầu tư riêng cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tâm linh chưa cao, một số dự án hạ tầng thiếu nguồn kinh phí phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm do nhiều người dân chưa đồng ý di dời do giá đền bù chưa thỏa đáng

Tuy đã thu hút thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào phát triển du lịch tâm linh qua việc thành lập một số công ty lữ hành trên địa bàn nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Chưa thu hút được nhà đầu tư lớn đến phát triển du lịch tâm linh ở Hòa Thành để phát triển kinh tế địa phương do công các quy hoạch tổng thể và quy hoạch phân khu hạ tầng, đô thị, giao thông chưa đồng bộ.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành

Du lịch tâm linh ở thị xã Hòa Thành có tiềm năng rất lớn và đang đi theo đúng lộ trình đầu tư và có những nét riêng vượt trội như: các công trình tín ngưỡng tôn giáo mang nhiều nét tâm linh kết hợp nhiều tinh hoa các tôn giáo, đa dạng, phong phú; các lễ hội đa phần tập trung một số lượng lớn tín đồ tham gia, thu hút du lịch trong nước và quốc tế khi đến các điểm du lịch tâm linh ở Hòa Thành

2.4.2 Những vấn đề tồn tại

Chưa khai thác hết các giá trị tâm linh tại các tôn giáo đóng trên địa bàn, thiếu tính đặc trưng và thu hút du khách trong và ngoài nước Chủ yếu xoay quanh việc hành hương, tham quan công trình tôn giáo, tham quan các lễ hội trong năm

Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch tâm linh thiếu hoặc hạn chế về trình độ ngoại ngữ để phục vụ du khách ngoài nước, chưa mang tính chuyên nghiệp về hình thức và nội dung thuyết minh tại các điểm du lịch tâm linhh chưa thu hút, chưa hấp dẫn du khách tham quan

Qua việc phân tích những thực trạng của du lịch tâm linh thị xã Hòa Thành giai đoạn 2016 – 2020 thì nổi lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, đa phần các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính tự phát, thời vụ theo kiểu gia đình nên trình độ nguồn nhân lực cung ứng cho du lịch tâm linh chưa được bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp

Hai là, việc phát triển các sự kiện đồng hành với du lịch tâm linh như: lễ hội ẩm thực chay của thị xã Hòa Thành kết hợp với các dịp đại lễ của tôn giáo Cao Đài Tây

Ninh (Vía Đức Chí tôn, Hội Yến yêu Diêu Trì cung), hoạt động Ngày chia sẻ thiện tâm kết hợp với các đại lễ của Phật giáo được tổ chức tại chùa Thiền Lâm (Gò Kén)

Ba là, các điểm du lịch tâm linh khá gần nhau và thiếu các khu vui chơi, giải trí có quy mô lớn, hiện đại

Bốn là, đa phần du khách trong và ngoài nước đến thị xã Hòa Thành du lịch tâm linh nên các chi phí tương đối thấp (gồm: chi phí lưu trú, ăn uống,…) do đó, việc giữ chân khách du lịch ở lại địa phương dài ngày còn hạn chế, doanh thu du lịch không cao

Do đó, cần liên kết với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh tạo ra các chương trình du lịch khoa học hơn cho du khách

Qua việc trình bày thực trạng du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hòa Thành điểm qua một số kết quả, từ đó để phát huy thêm nữa, thì vẫn còn một số hạn chế, đó là vấn đề chính để làm cơ sở đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong chương sau

Cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch tâm linh được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh nhưng ở mức đáp ứng nhu cầu Để phát triển du lịch tâm linh ở Hòa Thành tỉnh Tây Ninh đòi hỏi phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới, thu hút đầu tư cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao; nguồn nhân lực du lịch tâm linh đặc thù chưa có hoặc rất ít, chủ yếu tự phục vụ Đặc biệt du lịch tâm linh chủ yếu đưa khách tham quan nhiều hơn trải nghiệm Do cơ quan quản lý địa phương hay các tổ chức tôn giáo tự truyền thông để hấp dẫn khách Sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ sung chưa có hoặc rất ít đổi mới, chỉ thu hút khách đến một lần, và cũng khó giới thiệu được người khác Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tâm linh chưa sát với nhu cầu thực tế của địa phương

Xác định thị trường chính của du lịch tâm linh hiện nay là thị trường khách du lịch nội địa hay quốc tế để có chiến lược, chính sách đầu tư hợp lý là một trong những vấn đề cần khắc phục.

Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1 Quan điểm, phương hướng phát triển và quản lý du lịch tâm linh

- Du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, thị xã Hòa Thành đã có chính sách tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, trở thành mũi nhọn trong tương lai Trong đó, trọng tâm phát triển du lịch tâm linh, kết hợp nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp bền vững Đồng thời, xây dựng sản phẩm du lịch mới cho các cụm du lịch mang nét đặc trưng của Hòa Thành, như: Du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái vườn quốc gia, đồng quê, miệt vườn, du lịch làng nghề, du lịch thăm thân, khám, chữa bệnh

- Thực tế, thời gian qua, thị xã Hòa Thành đã mời gọi một số dự án đầu tư quy mô lớn và hiện đang triển khai, đưa vào hoạt động, như: Tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn, Bệnh viện điều trị và nghỉ dưỡng Hồng Hưng đáp ứng cơ bản việc mua sắm, vui chơi cho người dân và khách du lịch Tỉnh đầu tư một số dự án trọng điểm về giao thông, như nâng cấp đường 30-4, mở rộng đường Tôn Đức Thắng, đường Ngô Quyền có vai trò kết nối tỉnh với địa phương lân cận Trong năm 2020, thị xã Hòa Thành đã đón hơn 3 triệu lượt khách trong nước và 124.000 lượt khách nước ngoài du lịch (tăng 10,9% so với cùng kỳ), gần 10.000 lượt khách lữ hành (tăng 1,5% so với cùng kỳ) và tổng doanh thu du lịch đạt 95 tỷ đồng (tăng 12,7% so với cùng kỳ)

- Phát triểnodu lịch tâm o linh trở thành o động lực thu hút o khách du lịch, thúc o đẩy các hoạt o động dịch vụ o du lịch khác, tạo sự o đa dạng và hấp dẫn o cho du lịch Việt Nam o và đóng góp tích o cực vào phát triển o kinh tế-xã hội theo hướng o bền vững; phát triển o du lich tâm linh trở thành o giải pháp hữu hiệu o để phát triển bền vững o thông qua tạo o việc làm, thu nhập o cho cư dân o địa phương, tăng o cường hiểu biết o giao lưu văn hóa, tìm hiểu o thế giới và tạo động lực bảo o tồn giá trị truyền thống, tôn o vinh bản sắc văn hóa o dân tộc “Ở góc độ Hiệp hội, ông Ngô Trần Ngọc Quốc, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Tây Ninh kiến nghị: Để phát triển du lịch, tỉnh cần khai thác, phát huy thế mạnh sẵn có về điều kiện tự nhiên, sản phẩm đã có uy tín như núi, vườn quốc gia và ẩm thực Tỉnh và thị xã Hòa Thành có thể quy hoạch, phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật, văn hóa cộng đồng các dân tộc, làm tốt dịch vụ để thu hút du khách đến với Tây Ninh, lưu trú, mua sắm và luôn có ý niệm sẽ quay lại Tây Ninh và đăc biệt là thị xã Hòa thành phải liên kết sản phẩm du lịch với các địa phương lân cận để trở thành một điểm đến hấp dẫn trong các tuyến du lịch.”

Theo“ông Nguyễn Đức Hảo, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hòa Thành: Địa phương sẽ mời gọi đầu tư và tạo điều kiện phát triển thị xã Hòa Thành thành đô thị du lịch tâm linh và là trung tâm vui chơi, giải trí, mua sắm cho du khách Trong đó, tập trung phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, các trung tâm mua sắm, ẩm thực tập trung với quy mô lớn, chất lượng.”Thị xã cũng đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển sản phẩm “homestay” tìm hiểu những nét độc đáo của tôn giáo Cao Đài, các làng nghề truyền thống, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và “farmstay” gắn với miệt vườn, đồng lúa, sông nước

Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần Nhận định Hòa Thành có đủ tiềm năng để phát triển để trở thành trung tâm du lịch của vùng và đất nước, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam hiến kế: "Tỉnh và thị xã Hòa Thành cần khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới thiết kế các dịch vụ du lịch, lữ hành đáp ứng yêu cầu du khách và cộng đồng, phát triển dịch vụ ẩm thực có nét đặc sắc của địa phương Tất cả sản phẩm du lịch phải sáng tạo, đổi mới linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng Trong đó, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp làm du lịch và các hộ gia đình có tiềm năng làm du lịch Cơ quan chủ quản về du lịch phải đi đầu trong công tác định hướng, xúc tiến du lịch, tạo điều kiện để ngành du lịch trong tỉnh quảng bá hình ảnh và kết nối với địa phương khác"

3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh

Theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 29/12/2014 của Thủ tướng sẽ phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao, trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch văn hóa - tâm linh, kết hợp đầu tư khai thác phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả hệ thống di tích, thắng cảnh và bảo vệ môi trường khu vực

Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa, tâm linh, vui chơi giải trí, thể thao và du lịch sinh thái; cùng với các điểm hấp dẫn du lịch khác của tỉnh Tây Ninh trở thành một điểm đến quan trọng của vùng Đông Nam bộ và cả nước Để đạt được mục tiêu, Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch về văn hóa, tâm linh; tham quan, khám phá; vui chơi giải trí và thể thao; đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm du lịch bổ trợ như: Sinh thái, nghỉ dưỡng, từng bước hình thành các sản phẩm du lịch liên kết trong tỉnh…

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-BVHTTDL ngày 16/5/2014 về Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng” Trong đó, tại mục 4.5 nêu rõ UBND tỉnh Tây Ninh làm Chủ đầu tư 01 tiểu dự án thuộc Cấu phần 2 - Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại khu du lịch gồm: Cải thiện vệ sinh môi trường Khu Di tích Lịch sử văn hóa - Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen là địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia và Cấu phần 3 - Nâng cao năng lực thể chế nhằm thúc đẩy và quản lý tăng trưởng du lịch toàn diện cho 05 tỉnh trong đó có Tây Ninh Dự án này cơ bản là nhằm phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trong đó phần lớn là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du khách tham quan núi Bà Đen, nơi hằng năm đón rất nhiều lượt tham quan, khách hành hương, khách du lịch tâm linh…

3.1.3 Mục tiêu phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hòa Thành giai đoạn 2020 – 2025

- Giáoodục, tuyên truyềnonâng cao nhậnothức về du lịch tâmolinh, đảm bảo thực o hiện đúng các o quan điểm phát o triển du lịch tâm o linh mang lại những o giá trị tinh thần o tiến bộ cho xã hội, gópophần tích cực o vào phát triển o kinh tế xã hội bền o vững; Thực hiệnochương trình nâng caoonhận thức vềodu lịch tâm linh choocác đối tượng từocấp hoạch định chính o sách cho tới phổ o biến kiến thức, kinh nghiệm o cho dân cư trong o việc phát triển duolịch cộng đồng gắn với điểm o du lịch tâm linh; tạo điều o kiện và định hướng o hoạt động cho các o chức sắc tôn giáo, các tín o đồ, tăng ni, phật o tử trong việc tổ o chức hoạt động du o lịch tại các cơ o sở tín ngưỡng, tôn giáo

- Xâyodựng sản phẩm du o lịch tâm linh theo o quy hoạch không o gian phát triển o các khu, điểm o du lịch tâm linh o đạt tới độ tinh tế o đáp ứng đúng o các nhu cầu về o tâm linh của o du khách; kết o nối hình thành o các tuyến du lịch o tâm linh quốc o gia

- Tập trungonguồn lực, tạo o cơ chế huy động o nguồn lực đầu tư vào o các khu, điểm du lịch o tâm linh dựa o trên quy hoạch các o khu, điểm du lịch o tâm linh Đầu tư cho o bảo tồn, phát huyonhững giá trị o văn hóa tâm linh, đặc biệt o về tín ngưỡng, tôn giáo o và những giá trị di sản văn o hóa vật thể và o phi vật thể gắn với o điểm tâm linh trở o thành yếu tố hấp o dẫn đặc sắc Việt Nam o để thu hút khách o du lịch; đầu tư vào hạ o tầng tiếp cận điểm o du lịch linh vàohệ thống cơ sở o dịch vụ đảm bảo o chất lượng, tiện nghi, hài o hòa với không gian o và tính chất khu, điểm o du lịch tâm o linh

- Tổ chứcocung cấp dịch vụ o tại điểm du lịch o tâm linh và tăng cường o quản lý điểm đến du lịch o tâm linh

- Tăng cườngonghiên cứu thị o trường, phát triển o sản phẩm, xúc tiến o quảng bá du lịch tâm linh o trong mối liên kết o phát triển các o loại hình du lịch o khác đi liền o với quản lý điểm đến trở o thành thương hiệu o du lịch nổi bật o như Tòa Thánh Tây o Ninh, chùa Thiền Lâm – Gò Kén

- Thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khác

- Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch tâm linh.

Một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây

3.2.1 Giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch lại và chính sách phát triển du lịch tâm linh

3.2.1.1 Tổ chức quản lý quy hoạch du lịch tâm linh

- Tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch nói chung và bước đột phá du lịch tâm linh ở cơ quan quản lý nhà nước UBND thị xã lên kế hoạch, bố trí quỹ đất công phù hợp, có phương án di dời các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên còn trong khuôn viên của Tòa Thánh Tây Ninh

- Tổ chức phổ biến quy hoạch du lịch tâm linh, từ đó kích cầu người dân làm kinh tế

- Nâng cao năng lực cho bộ phận quản lý quy hoạch, tránh vi phạm những quy định liên quan đến Luật tín ngưỡng tôn giáo

- Quản lýotổng hợp các dự o án đầu tư của o các ngành khác trongoquy hoạch phátotriển du lịch tâm linh

3.2.1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch a Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch

- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ đắc lực nhất đối với phát triển du lịch là hệ thống giao o thông vật tải, hệ o thống thông o tin viễn o thông, hệ thống o cung cấp điện o nước, xử lý rác o thải, bảo vệ môi o trường xanh – sạch – đẹp tạo vẽ mỹ quan tại các nơi du lịch tâm linh (thi công các trục đường chính nối giữa Quốc lộ 22B với tòa thánh Tây Ninh, chùa Thiền Lâm – Gò Kén)

- Phát triển toàn diện hệ thống giaoothông đường bộ có o mối quan hệ chặt o chẽ với các tàionguyên du lịch trên o phạm vi toàn o thị xã

- Hoànothiện mạng lướiođiện tử nguồn cungocấp lưới điện đểođảm bảo mứcobình quân, điện o thương phẩm và tăng o cường các trạm cung o cấp điện, cải tạo nâng o cấp mạng lưới chuyển o tại điện để đáp ứng o các yêu cầu của phát o triển du lịch

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo

- Tăng cường hiện đại hóa các dịch vụ công cộng như ngân hàng, bệnh viện, trung tâm thông tin tại các khu vực trọng điểm Hiện đại hóa các công trình công cộng như bảo tàng, các trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu của du khách b Vềođầu tư để o phát triển sản o phẩm du lịch o tâm linh cóochất lượng

Phối o hợp các đơn o vị kinh doanh o du lịch và o các cơ quan o quản lý tài o nguyên duolịch đầu o tư phát triển o các sản phẩm o du lịch tâm linh theo o hướng phong o phú, đa dạng o về chủng loại o và đảm bảo o chất lượng sản o phẩm du lịch o đáp ứng nhu o cầu ngày cao của o khách du lịch

Cácocơ quan tài o chính cần o tham mưu o cho UBND thị xã thựcohiện đầy đủ o các chính sáchoưu đãi về o thuế cho các o doanh nghiệp o và các nhàođầu tư trong o lĩnh vực o du lịch, nhất là du lịch tâm linh c Về cơochế, chính o sách về khai o thác thị trường o du lịch

Hỗ o trợ từ ngân o sách đối với o các hoạt động o nghiên cứu thị o trường khách du o lịch, đặc biệt là o khách du lịch o tâm linh đểocó căn cứ o cho hoạch định o chính sáchongắn hạn và dài hạn

Tăng o cường hỗ trợ o tài chính và xãohội hóa hoạt động o xúc tiến quảng o bá, thôngoqua chínhosách tài khóaocho hoạt động o này, đặc biệt o chú trọng xây o dựng thương hiệu o du lịch Hòa Thành gắn liền o với tiềm năng o tài nguyênodu lịch nổi o trội trên địa o bàn d Chínhosách xã hội o hóa du lịch

Khuyến o khích các thànhophần kinh tế tham o gia đầu tư vàoohoạt động du o lịch, nhất là du lịchotâm linh dướiocác hình thức o như: Góp vốn cổ phần o với doanh nghiệp o Nhà nước, hình thành o công ty du lịch o dựa trên sở o hữu hỗn hợp giữa o Nhà nước với o tư nhân hoạt o động kinh doanh o theo pháp luật

Khuyến khích thựcohiện xã hội hóaođầu tư, bảoovệ, tôn tạo diotích, thắngocảnh; bảo tồn và phục o dựng các lễ hội, hoạt động o văn hóa dân gian o để phát triển o du lịch

3.2.2 Giải pháp về xúc tiến du lịch tâm linh

Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài:

Xây dựng ấn phẩm cẩm nang du lịch tâm linh Hoà Thành, file mềm giới thiệu đến các trang thông tin điện tử chuyên ngành du lịch, giới thiệu quê hương, đất nước con người Hoà Thành, văn hóa tâm linh của người dân Hoà Thành, điểm du lịch, khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn… Mục đích giới thiệu điểm đến tâm linh Hoà Thành cho du khách

Giới thiệu du lịch Hoà Thành trên kênh truyền hình trung ương và địa phương, sách, báo, chuyên đề về du lịch Hiện nay mạng xã hội rất phát triển, facebook luôn là sự lựa chọn làm kênh quảng cáo nhiều nhất cho tất cả các lĩnh vực và du lịch không là ngoại lệ Do số lượng người dùng rất đông và truy cập thường xuyên nên việc quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Hoà Thành qua các trang mạng xã hội sẽ mang lại hiệu quả cao

Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch:

Tiếp tục in ấn, phát hành nhiều sách, tập gấp, đĩa CD bằng nhiều thứ tiếng với nội dung về các tour du lịch tâm linh thị xã Hoà Thành, các điểm du lịch văn hoá tâm linh, lễ hội của thị xã Hoà Thành để giới thiệu cho khách du lịch nhưng cần phải cập nhật thông tin đổi mới, kiểm tra thông tin đúng với thời điểm in ấn, kiểm tra nội dung của bài viết trong quảng bá du lịch Hoà Thành

Cần triển khai xây dựng và lắp đặt các pano quảng cáo về du lịch văn hoá tâm linh trên các tuyến đường chính tới các điểm tham quan, tuân thủ đúng Luật Quảng cáo mà Quốc hội ban hành

Bên cạnh đó còn phải duy trì và bảo dưỡng các biển quảng cáo tấm lớn đã được làm từ lâu để quảng bá hình ảnh du lịch Hoà Thành tại các khu, điểm du lịch quốc gia, cửa khẩu quốc tế, tại một số sân ga có lưu lượng khách du lịch lớn, các nút giao thông chính

Kiến nghị

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước Để góp phần nâng cao năng lực quản lý du lịch, nhất là du lịch tâm linh trên địa bàn cần o phải tiêu chuẩn o hóa nhân sự o gắn liền với o công việc và nhiệm o vụ thực hiện o của từng chức danh o cán bộ, cụ o thể:

- Xácođịnh chức năng o nhiệm vụ đơn o vị quản lý, dự kiến o nhân sự cho o từng côngoviệc Lựa chọn o trình độ chuyên o môn phù hợpovà tuyển chọn o thi tuyển theo o quy định

- Yêu cầuocán bộ quản o lý có trìnhođộ tối thiểu o là đại học chuyên o ngành theoolĩnh vựcophân công, amohiểu kiến thức tônogiáo và quản lýotôn giáo

- Phốiohợp với các o đơn vị đào tạo o và ngành duolịch tăng cường o bồi dưỡng, tập huấn định o kỳ để nâng cao o trình độ chuyên o ngành và ngoại o ngữ

- Tổ chứcođào tạo và bồiodưỡng các cánobộ công chứcotrong ngànhodu lịch để o nâng cao trìnhođộ năng lực o phẩm chất của các o cán bộ công o chức trong cơ o quan quản lýodu lịch

- Phải cóoquy hoạch cánobộ dài hạn, ngắn o hạn, trên cơ sở o đó có kế hoạch o đào tạo, đào tạo o lại cán bộ, công chức o hàng năm, đồng thời o với chế độ tuyển o dụng công chức o đảm bảo theo o quy định

- Điođôi với đào o tạo là chính sách o sắp xếp, sử dụng o cán bộ hợp lý, phù hợp o năng lực của từng o vị trí, chính sách o đãi ngộ theo o năng lực, chất lượng o công việc đảm o bảo điều kiện sinh hoạt o đời sống cho cán o bộ công chức o để họ yên tâm o công tác tốt, ổn định o đội ngũ cán bộ về o du lịch

3.3.2 Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch tâm linh

Hiện o nay, trình độ o lao động của các o doanh nghiệp du lịch o trên địa bàn o rất thấp, tay nghề không o cao, lao động o phổ thông chiếm o tỷ lệ cao dẫn o đến khó khăn o trong việc xây dựng chất lượng o sản phẩm du lịch o trên địa bàn Vì vậy, nâng o cao năng lực o cho lao động o các doanh nghiệpolà yếu tố o sống còn đối o với chất lượng o sản phẩm du lịch o trong giai đoạn o tới, định hướng o phát triển nguồn o nhân lực du lịch o trong giai đoạn o mới là:

- Cơ quanoquản lý phối o hợp với doanh nghiệp o lựa chọn một o hoặc hai công o ty kinh doanhodu lịch lữ o hành có điềuokiện nhất trên o địa bàn, có khả o năng khai thác o thị trường, thu hútokhách du lịch o tâm linh để tậpotrung, trước o mắt ưu tiên o nhân sự, hỗ trợ o vốn thôngoqua các chương o trình xúc tiến o để vực dậy o hoạt động kinh o doanh lữ hành o thu hút kháchodu lịch để làm o xương sống o cho phát triển o du lịch của o tỉnh; giới thiệu o công ty hoạt o động du lịch tâm linh o tham gia cácohội nghị hội o chợ du lịch trong o nước và quốc tế o bằng nguồn vốn o của Nhà o nước; cùng với o công ty kêu gọi, thu hút o lực lượng lao động o có trình độ về o làm công tác thịotrường du lịch o để xây dựng thị o trường tiềm năng o mang tính bền o vững du lịch

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác

Cần có o chính sách thuohút lao động o có trình độ tay o nghề cao, nghệ nhân o để tạo nên sản phẩm o du lịch mang o tính thương hiệu o cho du lịch o thị xã Hòa Thành nói o riêng và duolịch tỉnh Tâyoninh nói chung Cơ quanoquản lý phối hợpovới các doanhonghiệp đầuotư mở các lớp đào o tạo nghề và o nghiệp vụ nghề o cho các doanhonghiệp để tạo o ra mặt bằng chất o lượng sản phẩm o trên địa bàn Đối o với các đơn o vị kinh doanh o du lịch mới cần o xây dựng tiêu o chuẩn hóa nghiệp o vụ kinh doanh cho o các ngành nghề và thực o hiện tiêu chuẩn o hóa nguồn nhân lực cho các o doanh nghiệp mới

3.3.4 Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý du lịch trên địa bàn

- Xâyodựng 01 trang o web riêng cho ngànhođể phục vụ cho o công tác quảng o bá, xúc tiến giới o thiệu hình ảnh du o lịch Hòa thành; đồng o thời là trang o web chung choocác doanh nghiệp giới o thiệu mua, bán chương o trình du lịch, sản o phẩm và dịch vụ o du lịch tâm linh

- Đẩy mạnhocông tác nghiênocứu khoa học o và chuyển giao o công nghệ, kiến thức o đối với các o lĩnh vực du lịch, tập o trung cho việc o phân tích đánh o giá tài nguyên, thị o trường, sản phẩm, hiệu o quả, các vấn đề o môi trường và biến o đổi khí hậu có o liên quan đến du o lịch để làm cơ sở cho o việc định hướng o phát triển du lịch o trong từng giai o đoạn

Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền thị xã Hòa Thành có những o phương hướng trong o phát triển o du lịch tâm linh và quản lý o nhà nước về o du lịch Những phươngohướng và nhiệmovụ cụ thểođề ra nhằm khắcophục những hạnochế và yếu kémotrong phát triển o du lịch tâm linh o và quản lý nhà o nước về du o lịch ở địa o phương

Trên cơ o sở thực trạng o và dựa vào o những phương hướng o của địa phương, tác giả o đề xuất các o giải pháp nhằm o khắc phục những o hạn chế trong quản o lý nhà nước về duolịch tâm linh trong o thời gian o tới

Thực o hiện các nhóm o giải pháp nêu o trên góp phần o phát huy vai tròocủa quản lýonhà nước đối o với sự phát o triển du lịch o ở tỉnh Tây Ninh nói chung và ở thị xã Hòa Thành nói riêng giai đoạn 2020 – 2025

Du lịch tâm linh được chính quyền tỉnh Tây Ninh nói chung và thị xã Hòa Thành nói riêng xác định là ngành kinh tế mũi nhọn mang bước đột phá liên kết các vùng, miền trongothời gianotới Dựaotrên phươngopháp nghiênocứu, Luận văn “Phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hòa Thành” đã đạt được một số kết quả như sau:

Luậnovăn hệ thốngohóa những vấnođề cơ bản vềodu lịch, du lịch tâm linh vàoQLNN vềodu lịch Trong đóođặc biệt khẳngođịnh vai tròoquan trọng củaodu lịch tâm linhotrong phát triểnokinh tế - xã hội của thị xã Hòa Thành Du lịch đượcoĐảng và Nhàonước ta quan tâm chỉođạo, định hướngophát triển nhằmođáp ứng góp phầnoxây dựng nềnokinh tế Việt Nam Trên cơosở những bàiohọc kinh nghiệmocủa các quốcogia trong khuovực và QLNNovề du lịchotại các tỉnhotrên cả nước, luận vănođã vận dụng để đưaora một số giải phápokhả thi nhất

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w